Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp trung hoà vi rút trên môi trường tế bào BHK 21 trong giám sát huyết thanh sau tiêm phòng vacxin LMLM vô hoạt type o chủng myanma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 88 trang )



1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN QUANG ANH




“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRUNG HÒA VI RÚT TRÊN MÔI
TRƯỜNG TẾ BÀO BHK-21 TRONG GIÁM SÁT HUYẾT THANH SAU TIÊM
PHÒNG VACXIN LMLM VÔ HOẠT TYPE O CHỦNG MYANMA 98/BY/2010”

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP








Hà Nội, 2012



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN QUANG ANH



“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRUNG HÒA VI RÚT TRÊN
MÔI TRƯỜNG TẾ BÀO BHK-21 TRONG GIÁM SÁT HUYẾT THANH SAU
TIÊM PHÒNG VACXIN LMLM VÔ HOẠT TYPE O CHỦNG MYANMA
98/BY/2010”

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.62.50
Chuyên ngành: Thú y
Người hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Hữu Nam







Hà Nội, 2012



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii


Lời cam ñoan
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
của luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

Lời cảm ơn


Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội và quá trình công tác của bản thân tại Cục Thú y trong các năm
qua. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 19 chuyên ngành Thú y, đến Viện
đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đến lãnh đạo
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài
luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS – TS Nguyễn
Hữu Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh
luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp bổ sung của
quý thầy cô cùng các đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

Mụ
c
lục
PHẦN 1


ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

1.3. Mục tiêu của đề tài 2

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Những hiểu biết về bệnh Lở mồm long móng 3

2.1.1. Khái niệm bệnh Lở mồm long móng 3

2.1.2. Lịch sử bệnh Lở mồm long móng 3

2.1.3. Loài vật mắc bệnh 8

2.1.4. Lứa tuổi 8

2.1.5. Khả năng lây lan 9

2.1.6. Tỷ lệ ốm và chết 9

2.1.7. Triệu chứng - bệnh tích 10

2.1.8. Phòng bệnh 14


2.2. Những hiểu biết về vi rút gây bệnh Lở mồm long móng 16

2.2.1. Hình thái, kích thước của vi rút 16

2.2.2. Cấu tạo của vi rút 16

2.2.3. Phân loại vi rút 17

2.2.4. Đặc tính nuôi cấy của vi rút 18

2.2.5. Sức đề kháng của vi rút 19

2.2.6. Chất chứa vi rút 19

2.2.7. Cách sinh bệnh 20



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v
2.2.8. Phân bố serotype vi rút LMLM trên thế giới 20

2.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh 22

2.3.1. Chẩn đoán lâm sàng 22

2.3.2. Chẩn đoán vi rút học 22


2.3.3. Chẩn đoán huyết thanh học 23

2.3.4. Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) 26

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. Đối tượng, máy móc, dụng cụ, hóa chất nghiên cứu 27

3.1.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 27

3.1.2. Máy móc, dụng cụ, hóa chất và nguyên liệu 27

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29

3.2.1. Nội dung nghiên cứu 29

3.3 Phương pháp xử lý số liệu 37

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

4.1. Thiết lập phương pháp trung hòa kháng thể LMLM trên môi trường tế bào BHK-
21……… 38

4.1.1. Nhân giống vi rút type O chủng Myanma 98-like 38

4.1.2. Chuẩn độ 2 giống vi rút type O chủng Myanma 98- like 40


4.1.3. Kết quả thiết lập thực hiện phản ứng trung hòa trên tế bào BHK-21 43

4.2. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kháng thể bảo hộ của tỉnh Nam Định bằng 2 phương pháp
ELISA và trung hòa trên tế bào 47

4.2.1 Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước khi tiêm phòng vacxin 47

4.2.2 Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau khi tiêm phòng vacxin 49



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

4.3. Kết quả kiểm tra tỷ lệ bảo hộ của kháng của tỉnh Lào Cai bằng 2 phương pháp
ELISA và trung hòa trên tế bào 51

4.3.1 Kết quả kiểm tra trước khi tiêm phòng vacxin 51

4.3.2. Kết quả kiểm tra sau khi tiêm phòng vacxin 53

4.4.1. Kết quả kiểm tra trước khi tiêm phòng vacxin 55

4.4.2. Kết quả kiểm tra sau khi tiêm phòng vacxin 56

4.5. So sánh phương pháp trung hòa vi rút với phương pháp ELISA 59


4.5.1. Kiểm tra độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp trung hòa vi rút LMLM trên
tế bào… 59

4.5.2. So sánh kết quả kiểm tra kháng thể của 2 phương pháp trung hòa và ELISA 60

4.5.3. So sánh thời gian xét nghiệm của 2 phương pháp trung hòa và ELISA 63

4.5.4. So sánh hiệu quả kinh tế của 2 phương pháp trung hòa và ELISA 65

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

5.1. Kết luận 67

5.2. Đề nghị 68

PHỤ LỤC 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

Danh mục các chữ viết tắt
BHK 21 Baby Hamster Kidney 21

B-ME B-Mercaptoethanol
BSC Bio Safety Cabinet
CEF Chicken Embryo Fibroblast
CPE Cyto Pathic Effect
CQTY Cơ Quan Thú y
DMSO Dimethylsulfoxide
DNA Dinucleotide Acid
dNTP DeoxyriboNucleotide Triphosphate
EDTA Ethylene Diamine Tetra-acetic Acid
ELISA Emzyme - Linked Immunosorbent Assay
FAO Food and Agriculture Organization
FCS Foetal Cafl Serum
FMD Foot and Mouth Disease
FMDV Foot and Mouth Disease Virus
GSO General Statistics Office
HGKT Hiệu giá kháng thể
KHKT Khoa Học Kỹ Thuật
LMLM Lở Mồm Long Móng
MDBK Madin-Darby Bovine Kidney
MEM Minimum Essential Medium
MHC-II Major Histocompatibility Complex class II
OIE
International Office des Epizootics
(nay là World Organisation for Animal Health)
OPD Ortho- Phenylenediamine
PBS Phosphate Buffer Saline
RNA Ribonucleotide Acid
RT-PCR Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
TTCĐTYTƯ Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ
Vero Verda Reno - tế bào thận khỉ xanh châu Phi

VNT Virus Neutralization Test


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

VP1 Varial Protein 1
WTO World Trade Organization
µ micro
g gram
l lít
M mol
ml millilít
N Đương lượng gram
UI Đơn vị quốc tế (International Unit)
ρ picro


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

Danh mục các bảng
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá hai giống vi rút 39

Bảng 4.2: Kết quả sau 3 lần chuẩn độ trên tế bào BHK-21 41


Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đối chứng chuẩn và huyết thanh bằng phương pháp
trung hòa 45

Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa tại Nam Định 48

Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau tiêm phòng bằng phương pháp
ELISA và trung hòa trên tế bào 50

Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước tiêm phòng bằng 52

Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau tiêm phòng bằng phương pháp
ELISA và trung hòa trên tế bào tại Lào Cai 53

Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Nghệ An 55

Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau tiêm phòng bằng phương pháp
ELISA và trung hòa trên tế bào tại Nghệ An 57

Bảng 4.10: Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp trung hòa tế bào 59

Bảng 4.11: Kết quả so sánh tại 3 tỉnh bằng 2 phương pháp trung hòa trên tế bào
và ELISA 60

Bảng 4.12: Thời gian xét nghiệm mẫu của phương pháp trung hòa 63

Bảng 4.13: Chi phí xét nghiệm 1 mẫu huyết thanh của phương pháp ELISA và
trung hòa trên tế bào 65




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


x
Danh mục các hình
(gồm sơ đồ, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, ảnh)
Hình 2.1 Phân bố các type LMLM tại các huyện có dịch năm 2009 7

Hình 2.2: Triệu chứng và bệnh tích ở miệng lưỡi bò bị bệnh LMLM 11

Hình 2.3: Triệu chứng long móng ở lợn 13

Hình 2.4: Một số hình ảnh của vi rút LMLM 16

Hình 2.5: Sơ đồ cấu trúc gien vi rút LMLM 17

Hình 2.6: Sự phận bổ các type huyết thanh vi rút LMLM trên thế giới 21

Hình 4.1 Chai tế bào để nhân giống virút 40

Hình 4.2: Tế bào BHK-21 bình thường 40

Hình 4.3: Tế bào BHK-21 bị vi rút LMLM phá hủy 40

Hình 4.4: Đĩa tế bào trung hòa trước khi cố định xanh methylene 47

Hình 4.5: Đĩa tế bào trung hòa sau khi cố định xanh methylene 47


Hình 4.6: Phản ứng ELISA xác định hiệu giá kháng thể kháng vi rút LMLM 58


Biểu đồ 4.1: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Nam Định 49

Biểu đồ 4.2: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Nam Định 50

Biểu đồ 4.3: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Lào Cai 52

Biểu đồ 4.4: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Lào Cai 54

Biểu đồ 4.5: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM trước tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Nghệ An 55



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


xi

Biểu đồ 4.6: Kết quả kiểm tra kháng thể LMLM sau tiêm phòng bằng phương
pháp ELISA và trung hòa trên tế bào tại Nghệ An 57

Biểu đồ 4.7: Kết quả so sánh tại 3 tỉnh bằng 2 phương pháp trung hòa trên tế bào
và ELISA 62


Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1
PHẦN 1 ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam là một nước có ngành nông nghiệp chiếm trên 60% tỷ trọng của
nền kinh tế. Trong đó chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia súc đóng góp một
lượng thực phẩm lớn cho nhu cầu thịt của toàn dân. Theo Tổng Cục Thống kê
(GSO), năm 2007, tổng đàn trâu 2,99 triệu con, đàn bò 6,72 triệu con, đàn lợn
26,56 triệu con, đàn gia cầm 226 triệu con, và dê cừu 1,77 triệu con. Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước,
ngành Nông nghiệp nói chung và ngành Chăn nuôi Thú y nói riêng đã có những
bước chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra hết sức phức
tạp, đặc biệt là dịch bệnh Lở Mồm Long Móng (LMLM). Đây là bệnh được tổ
chức Thú y Thế giới (OIE) đưa vào vị trí đầu tiên trong danh mục các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh
hưởng đến thương mại, đặc biệt là việc buôn bán gia súc và sản phẩm từ gia súc.
Ngoài những thiệt hại do việc triển khai chống dịch, bệnh LMLM trực tiếp
gây sảy thai khoảng 25% cái chửa, làm giảm 25% sản phẩm thịt, 50% sản
lượng sữa và 25% sản lượng lông cừu(Nguyễn Vĩnh Phước,1987), (Blancou
J. và Yoshiro O., 1995). Phòng chống dịch bệnh LMLM luôn là chính sách của
mỗi Quốc gia trên Thế giới.
Vi rút gây bệnh LMLM thuộc loại ARNvi rút, họ Picornaviridae, có
hướng thượng bì và được chia thành 7 type huyết thanh là: O; A; C; SAT 1; SAT
2; SAT 3 và Asia 1, trong đó có hơn 70 subtype khác nhau (Tô Long Thành,

2000), (Aftosa F., 2000).Các type huyết thanh này gây bệnh có triệu chứng lâm
sàng giống nhau nhưng lại không tạo đáp ứng miễn dịch chéo cho nhau. Chính vì
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2
vậy việc phòng bệnh bằng vacxin gặp nhiều khó khăn do cấu trúc kháng nguyên
khác nhau.
Xác định mức độ tương đồng giữa chủng vi rút gây bệnh cho gia súc và
chủng vi rút được sử dụng làm vacxin là điều kiện tiên quyết trong chương trình
phòng chống dịch bệnh(Doel T. R., 2003). Điều này không chỉ góp phần làm
tăng tính hiệu quả của việc tiêm phòng mà còn góp phần làm giảm chi phí trong
công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam vẫn còn
gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp trung hòa vi rút trên môi trường tế bào
BHK 21 trong công tác giám sát sau tiêm phòng vaccine LMLM vô hoạt type
O chủng Myanma 98/BY/2010”.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Kết quả đề tài sẽ đóng góp hiểu sâu thêm về bệnh Lở mồm long móng, là
tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, đặc biệt là cán bộ làm
công tác chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
Giúp cho công tác phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng tại Việt
Nam đạt hiểu quả cao hơn.
1.3. Mục tiêu của ñề tài
Ứng dụng phương pháp trung hòa vi rút vào công tác giám sát sau tiêm
phòng bệnh Lở mồm long móng.

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những hiểu biết về bệnh Lở mồm long móng
2.1.1. Khái niệm bệnh Lở mồm long móng
Foot and Mouth Disase hay còn gọi là bệnh lở mồm long móng, là bệnh
truyền nhiễm cấp tính của các loài động vật có móng guốc chẵn bao gồm cả gia
súc và động vật hoang dã như trâu, bò, lợn, dê, cừu, loài linh dương, hươu, nai
Bệnh do một loài vi rút thuộc họ Picornaviridae gây ra. Đây là loài vi rút có tính
hướng thượng bì, thường làm thủy hóa các tế bào thượng bì.Đặc trưng của bệnh
là làm xuất hiện những mụn nước với các kích cỡkhông đồng đều ở niêm mạc
miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vúcon cái và cuống của dạ cỏ. Khi
mụn nước vỡ sẽ tạo ra các vết loét. BệnhLMLM khi xuất hiện thường lây lan rất
nhanh, rất mạnh và thường trên phạmvi rộng, có thể lây lan trong phạm vi một
hoặc nhiều nước, gây ra các ổ dịchlớn trong thời gian ngắn, tỷ lệ mắc bệnh cao,
có thể tới 100%.
2.1.2. Lịch sử bệnh Lở mồm long móng
2.1.2.1.Tình hình bệnh Lở mồm long móng trên thế giới
Lần đầu tiên, bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện và mô tả vàonăm
1514 ở Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiềunước châu
Âu khác. Đến năm 1897, tác nhângây bệnh được hai nhà khoa học người Đức có
tên là Loeffler và Frosch tìmra, tác nhân này được chứng minh là có thể qua
được màng lọc (Đào Trọng Đạt, 2000). Đến những năm đầu thế kỷ 20, nhiều
công trình nghiêncứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện (Andersen, 1980).
Năm1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4
chống vi rút (type O và A), năm 1926 Waldman và Trautwein tìm ra vi rút
typeC, Lawrence cũng phát hiện ra type SAT1, SAT2, SAT3 từ các mẫu
bệnhphẩm gửi đến từ châu Phi, type Asia1 từ Ấn Độ, Miến Điện và Hồng Kông.
Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga, sau đó lây lan
nhanhsang nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung-ga-ri,
Áo,Đan Mạch, Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1987). Từ 1951 đến 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây Đức, sauđó lây
sang nhiều nước như Hà Lan, Bỉ, Luých-xăm-bua, Pháp, Anh, Ý, Áo,Đan Mạch,
Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan. Năm 2000, Hy Lạp xảy ra 14 ổ dịchLMLM type
Asia1, theo kết quả điều tra của Hy Lạp, nguyên nhân gây ra đợtbùng phát dịch
này là do nhập lậu gia súc từ Thổ Nhĩ Kỳ (Văn Đăng Kỳ,2002). Năm 2001 dịch
nổ ra ở vùng Đông Nam nước Anh, sau đó dịchlây lan ra khắp nước Anh, Scốt-
len, xứ Uên, Bắc Ai-len, Cộng hoà Ai-len, HàLan và Pháp.
Ở châu Mỹ: Từ 1870 đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹnhư
New England, Porland, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủyếu là
do nhập khẩu gia súc mang trùng từ nước khác. Năm 1870, bệnh cũngphát ra ở
Canada. Tại Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946-1954, tạiCanada năm
1951-1952 và Argentina năm 1953 (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).
Năm 2000 dịch LMLM xảy ra ở Nam Bra-xin (type O), Áchen-ti-na (type A), U-
ru-guay (type O), Bo-li-via (type O và A), Co-lum-bia (typeO và A), Peru (type
A), Ecuado (type O).
Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và NamPhi
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Năm 2001 dịch LMLM type O xảy ra ởUganda, tại

Malawi type SAT1, tại Zimbawe type SAT2.
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5
Ở châu Á: Dịch LMLM xảy ra khá trầm trọng. Bệnh phát sinh ở Ấn
Độ(1929, 1952 ), In-đô-nê-xia (1952), Phi-lip-pin (1902), My-an-ma
(1936,1948), Ma-lay-xia (1939), Thái Lan (1952), Cam-pu-chia (1931, 1946,
1952),Trung Quốc (1951) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Nhìn chung có 3
typethường xuyên gây bệnh LMLM ở khu vực các nước Đông Nam Á đó là type
O,A và Asia1 (Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2001).
2.1.2.2. Tình hình bệnh Lở mồm long móng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898tại
Nha Trang và sau đó là vào năm 1920 ở Nam Bộ. Tiếp theo đó, các năm1937-
1940 bệnh được phát hiện ở Quảng Ngãi và năm 1952 bệnh phát ra tạitỉnh Thừa
Thiên Huế, đến năm 1953-1954 bệnh lây lan vào các tỉnh NamTrung bộ, Bắc
Trung bộ (Khu 4), Khu 3, khu tả ngạn, trung và thượng du Bắcbộ, Tây Bắc (Điện
Biên) và Việt Bắc. Tháng 4-1955, bệnh tái phát ở Khu 3 vàlan vào Khu 4 và Khu
tả ngạn Việt Bắc (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958). Năm 1960-70, ở
miền Nam dịch xảy ra lại nghiêm trọng hơn trênđàn trâu khu vực Sài Gòn-Chợ
Lớn, từ đó lây ra các tỉnh lân cận và tấn công 5trại lợn công nghiệp ở Nam bộ
(Hồ Đình Chúc và cộng sự, 1978).
Trong những năm 1954-1975, bệnh LMLM xảy ra tại các tỉnh thànhphố
khu vực phía Nam. Bệnh phát ra nhiều tại các tỉnh giáp biên giới Campu-chia.
Từ năm 1980-1988, dịch phát ra chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ và cáctỉnh
miền Trung. Năm 1993, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 18 huyện thuộc các
tỉnhgồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế

làm32.260 trâu, bò và 1612 lợn bị bệnh (Trần Hữu Cổn, 1996). Năm 1995dịch
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6
LMLM xảy ra ở 107 huyện của 26 tỉnh làm 236.000 trâu, bò và 11.000lợn mắc
bệnh (Lê Minh Chí, 1996).
Theo Trần Hữu Cổn (1996) trong vòng 20 năm từ 1975-1995 dịch liên tục
phát ra trên đàn trâu bò. Năm 1995 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch với 26 tỉnh
thành có dịch làm nhiều gia súc mắc bệnh, tại khu vực phía Nam đã có 10.293
con lợn mắc bệnh. Tính đến cuối năm 1999 có 55 tỉnh thành có gia súc mắc
bệnh, số trâu bò mắc bệnh lên tới 120.989 con và số lợn mắc bệnh là 31.801 con.
Tính đến ngày 10/03/2000, đã có 58 tỉnh có dịch, làm 297.808 trâu, bò và
36.530 lợn bị bệnh. Từ năm 2000 đến năm 2005 liên tục có dịch LMLM.
Năm 2007, Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM,
các tỉnh vùng khống chế và vùng đệm đã triển khai tiêm phòng vacxin đúng
chủng loại vacxin, kết quả đạt tỷ lệ cao, nên từ cuối tháng 08/2007 - đầu tháng
11/2007, cả nước không có dịch LMLM xảy ra.
Năm 2008:Dịch LMLM đã xảy ra tại 122 xã, phường của 43 huyện, quận
của 14 tỉnh thành làm 2.408 con trâu, bò và 67 con lợn mắc bệnh. Tổng số gia
súc chết và tiêu hủy là 218 trâu, bò và 39 lợn.
Dịch xảy ra chủ yếu trên đàn trâu, bò, tuy nhiên mức độ dịch đã giảm rõ
rệt về phạm vi (số tỉnh, huyện, xã) cũng như số lượng gia súc mắc bệnh và giết
hủy so với năm 2007.
Type vi-rút gây bệnh: hầu hết các ổ dịch LMLM năm 2008 xảy ra là do
type O. Tháng 12/2008 vi rút type A đã xuất hiện tại Nghệ An.
Năm 2009:Dịch đã xảy ra ở 229 xã, phường thuộc 87 huyện, quận của 27

tỉnh, thành phố với tổng số 7.861 con trâu, bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy;
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7
trên lợn, dịch xảy ra ở 35 xã, phường thuộc 23 huyện, quận của 16 tỉnh, thành
phố làm 499 con lợn mắc bệnh LMLM, 429 con phải tiêu hủy.
Tháng 09/2009, dịch xảy ra trên quy mô rộng, trong tháng xuất hiện trên
90 ổ dịch, sau đó số ổ dịch giảm dần.

Hình 2.1 Phân bố các type LMLM tại các huyện có dịch năm 2009
(Nguồn: Cục Thú y)
Về type virút gây bệnh: hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra trong năm 2009
là do type O; type A xuất hiện ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang, Kon
Tum và Long An.
Năm 2010: trong 6 tháng đầu năm 2010, dịch xảy ra ở 85 xã, phường
thuộc 32 huyện của 12 tỉnh thành phố làm 4.290 con trâu, 1.171 con bò và 684
lợn mắc bệnh trong đó 67 con trâu bò và 52 con lợn tiêu hủy. Các ổ dịch LMLM
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8
phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc và toàn bộ các ổ dịch đều là type
O. (nguồn Cục Thú y).

Năm 2011, dịch xảy ra ở 1.809 xã, phường thuộc 239 huyện của 35 tỉnh.
Tổng số gia súc mắc bệnh 140.979 con trâu bò lợn, dê. Tổng số gia chết và tiêu
hủy là 39.228 con trong đó 6.217 con trâu, 805 con bò, 31.993 con lợn và 213
con dê(Cục Thú y, 2011). Khu vực xảy ra dịch bệnh chủ yếu ở các tỉnh Bắc
Trung bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc
biệt xảy ra nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đến 10/05/2011 cả nước vẫn còn 7 tỉnh có ổ dịch LMLM
2.1.3. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, tất cả các động vật móng guốc chẵn đều mắc, trong đó
loài trâu, bò mắc nhiều nhất rồi đến lợn, dê, cừu. Động vật non mẫn cảm hơn
động vật trưởng thành. Loài vật một móng như ngựa, gia cầm và chim không
cảm nhiễm với bệnh [5].
Trong thí nghiệm: Tiêm vi rút cho bê mới đẻ chưa bú sữa mẹ sẽ gây bệnh
và có thể làm chết bê trong vòng 38 giờ, phủ tạng bê chứa nhiều vi rút. Ngoài ra
trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng chuột nhắt trắng, chuột xám, thỏ,
chuột lang (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).
2.1.4. Lứa tuổi
Động vật ở các lứa tuổi đều có thể bị bệnh, súc vật non bị mắc bệnh nặng
hơn súc vật trưởng thành (Nguyễn Như Thanh, 2001).
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9
Vi rút LMLM gây bệnh nhẹ ở động vật trưởng thành với tỉ lệ chết trên 5%.
Tuy nhiên ở động vật non gây bệnh rất nặng, tỷ lệ chết lên đến 90% (Riemann
H., 2008).
2.1.5. Khả năng lây lan

Bệnh LMLM là bệnh lây lan rất mạnh rất nhanh, rất rộng trong một thời
gian ngắn. Sự di chuyển vi rút LMLM trong điều kiện thích hợp có thể là 250 km
trong không khí.
Vi rút gây bệnh LMLM có thể lây truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và
con khoẻ khi nhốt chung hoặc chăn thả chung trên đồng cỏ.
Chó, mèo, gà, chim muông, hoang thú, côn trùng không mắc bệnh nhưng
có thể truyền bệnh theo con đường cơ học từ nơi này đến nơi khác. Gió cũng là
một yếu tố quan trọng trong việc làm lây lan bệnh qua không khí.
2.1.6. Tỷ lệ ốm và chết
Tỷ lệ tử vong ở động vật trưởng thành thấp nhưng tỷ lệ tử vong ở động vật
non có thể lên tới 100%, động vật non chết chủ yếu do viêm cơ tim nặng dẫn đến
suy tim và chết (Alexandersen S., 2008), nguyên nhân khác là do gia súc non,
sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm kế phát các bệnh khác khi mắc bệnh LMLM.
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

2.1.7. Triệu chứng - bệnh tích
2.1.7.1. Triệu chứng
a) Triệu chứng ở trâu bò:
Thời gian nung bệnh từ 2-5 ngày, trung bình 3-5 ngày có khi chỉ 16 giờ.
Khi bệnh bắt đầu xuất hiện thì con vật sốt 40 – 41
0
C liên tục 2-3 ngày, ủ rũ, lông
dựng, đầu mũi khô, sản lượng sữa giảm, dáng điệu mệt mỏi, lừ đừ, kém ăn.
- Ở miệng: Lúc sốt thì miệng nóng, niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng

nóng, khô, đỏ ửng lưỡi dày lên và khó cử động, có con không liếm mũi được.
Mụn nước bắt đầu mọc ở mép, ở môi, lợi, lưỡi, phía trong má và chân răng. Ở
những nơi có mụn nước xuất hiện, tổ chức liên kết phồng lên, có màng bọc
mỏng, bên trong có nước, lúc đầu nước trong vàng, về sau nước vẩn đục dần, sờ
vào mụn có cảm giác mềm. Mụn có màu trắng hoặc hơi hồng. Sau một hai ngày
thì mụn vỡ, lớp bọc mụn rách ra xơ xác, để lộ mặt dưới có màu đỏ hoặc mụn
thủng một giếng nhỏ có viền bị rách. Mụn nước vỡ, các màng niêm mạc mất đi
để lại vết lét sâu, rộng, màu hồng trắng, có phủ một lớp chất màu vàng, sau vài
ngày thì bắt đầu hình thành sẹo. Mụn nước vỡ thì lưỡi bị loét đỏ, màng lưỡi tróc
theo mụn nước, lớp niêm mạc có gai tróc ra.
Nước bọt lúc đầu chảy ra ít và trong, khi mụn vỡ thì nước bọt chảy ra
nhiều, mồm hôi, tiếng chép miệng đặc trưng.
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11


Hình 2.2: Triệu chứng và bệnh tích ở miệng lưỡi bò bị bệnh LMLM
- Ở chân: Khi con vật có biểu hiện kém ăn, móng chân bắt đầu nóng, đau,
vành móng hơi sưng, da mỏng có màu trắng hồng, tụ máu phồng lên. Con vật
đứng không yên, bước đi khó khăn, dò dẫm, không dám bước mạnh. Có khi què
nặng, con vật nằm một chỗ, vành móng mưng mủ, phồng lên. Sau 1-2 hôm thì
mụn nước bắt đầu thấy rõ ở kẽ chân, mụn trắng dài lấp cả kẽ chân. Mụn nước vỡ,
làm rách lớp da kẽ chân, phần da sau gót cũng bị loét làm hở móng, có khi long
móng ở những con bị nặng. Mụn vỡ chảy nước mùi hôi thối và để lộ lớp bì bên
trong màu đỏ.

- Ở vú: Bầu vú bị sưng, mụn nước mọc ở đầu núm vú, mụn có thể to bằng
quả mận, da xung quanh mụn màu đỏ và đau, sau 2-6 ngày thì vỡ để lại vết xước
bằng phẳng dưới dạng vảy. Bầu vú bị tổn thương, việc vắt sữa khó khăn, sữa
thay đổi tính chất: lỏng, màu vàng, mùi hôi và sản lượng sữa giảm nhiều.
- Các triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng như mô tả ở trên, có
trường hợp sau khi mụn nước ở miệng, móng vỡ thì con vật đi tháo trong 2-3
(Ngu

n:
/>-
gdnn/Picture20.jpg
)

(Ngu

n:
/>)


Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12

ngày, trong phân có chất nhầy và có khi lẫn máu. Có trường hợp thấy mụn mọc ở
những vùng da mỏng như ở âm hộ, nách, ngực, bụng, trong đùi. Có trường hợp
mầm bệnh nhiễm vào bộ máy tuần hoàn, vào tim gây suy tim hay bộ máy tiêu

hóa, hô hấp gây viêm ruột, viêm phổi.
b) Triệu chứng ở lợn:
Thời gian nung bệnh trung bình từ 2-12 ngày. Lợn sốt cao 40-41
0
C, ủ rũ,
kém ăn, chảy nhiều nước bọt màu trắng. Mụn mọc ở quanh mũi, sống mũi niêm
mạc miệng, lưỡi, đầu vú hay quanh bầu vú, kẽ móng, vành móng. Lợn đi lại khó
khăn, khập khiễng, hoặc không muốn di chuyển, di chuyển bằng đầu gối, hay
nằm. Sau vài ngày mụn vỡ tạo thành các vết loét, kẽ móng nứt, có khi long mất
móng, da đỏ loét. Ở đầu vú lợn nái đang nuôi con cũng có mụn nước. Lợn con
đang bú và lợn con cai sữa có hiện tượng ỉa chảy gầy yếu hoặc chết đột ngột, lợn
choai một số ít có mụn nước còn hiện tượng loét kẽ móng thường xuyên xẩy
ra(Baillree Tindall, 1985).
Triệu chứng lâm sàng bệnh LMLM trên lợn khó phân biệt với các bệnh
mụn nước khác như: viêm miệng mụn nước (VS), ngoại ban có mụn nước (VES)
và bệnh mụn nước ở lợn (SVD).
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Nguyễn Quang Anh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13


(Nguồn:
Hình 2.3: Triệu chứng long móng ở lợn
2.1.7.2. Bệnh tích
- Bệnh tích ở đường tiêu hóa: Niêm mạc miệng, lợi, trong má, lưỡi, họng,
thực quản dạ dày và ruột non có các mụn loét. Có khi có những mảng xuất huyết,

thối nát, tụ máu, bên ngoài thành ruột có mụn nước.
- Ở tim: Màng bao tim xuất huyết từng điểm có khi từng đám, vùng tổn
thương nhỏ, từng ổ xám, kích thước không đều, nó làm cơ tim có sọc vằn (gọi là
tim rằn ri, da hổ) do mắc bệnh nhiều lần. Xét nghiệm vi thể cơ tim bị thoái hoá
và hoại tử cùng với sự xâm nhập lan tràn limphô bào và đôi khi cả bạchcầu trung
tính.
Các bệnh tích cơ tim tương tự ở chuột con đang bú được gây nhiễm thực
nghiệm với vi rút LMLM, nhưng trầm trọng hơn(Andersen, 1980).
- Ở đường hô hấp: Viêm khí quản, phế quản, màng phổi và phổi

×