Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học báo chí - truyền thông ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.28 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chuỗi các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, đánh
giá ngoài (cấp trường và cấp chương trình) là một khâu quan trọng,
một công cụ hữu hiệu nhằm giúp tổng thể nhà trường hay từng khoa
đào tạo nhìn nhận những vấn đề cịn tồn tại của mình, từ đó tìm ra
hướng ngăn ngừa và khắc phục những tồn tại đó. Ở Việt Nam đánh
giá chất lượng chương trình đào tạo đã được thực hiện ở một số
trường đại học như 02 đại học Quốc gia, đại học Cần Thơ, đại học
Bách khoa, đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với một số
ngành đào tạo nhưng chưa được tiến hành ở ngành báo chí - truyền
thơng khi mà trên thế giới, báo chí - truyền thơng được coi là quyền
lực thứ tư trong các quyền lực của một quốc gia.
Do đặc trưng của báo chí - truyền thơng là cung cấp thông tin và
định hướng dư luận xã hội nên báo chí - truyền thơng đã và đang tiếp
tục khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Rõ ràng,
một chương trình đào tạo báo chí - truyền thơng có chất lượng sẽ là yếu
tố căn bản quyết định đến chất lượng những người làm công tác báo chí
- truyền thơng.
Khác hẳn với các chương trình đào tạo đại học thuộc khối khoa
học xã hội - nhân văn là đào tạo ra những nhà nghiên cứu, những
người làm thầy, đào tạo cử nhân báo chí - truyền thông là đào tạo ra
những người làm thợ (thợ viết, thợ bình luận, thợ truyền thơng…)
với các kỹ năng chun biệt của người làm báo. Do vậy việc xây
dựng bộ bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
riêng đặc thù của ngành báo chí - truyền thơng là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và những định hướng về hoạt động
đào tạo cử nhân báo chí - truyền thơng của Đảng và nhà nước ta giai
đoạn hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo đại học ngành
báo chí - truyền thông ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ ngành Đo


lường và đánh giá trong giáo dục.

1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để hình
thành luận cứ khoa học cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
chương trình đào tạo đại học báo chí - truyền thông ở Việt Nam.
- Xây dựng nên các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo đại học ngành báo chí - truyền thơng ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản
quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến
việc đào tạo cử nhân báo chí - truyền thơng,
- Hệ thống hóa những nội dung, yêu cầu lý thuyết liên quan đến
vấn đề chất lượng chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo nhằm phác hoạ mơ hình đảm bảo chất lượng đào tạo đại
học ngành báo chí - truyền thơng ở Việt Nam hiện nay.
- Tìm hiểu yêu cầu của người sử dụng lao động về nguồn nhận
lực báo chí - truyền thơng trong giai đoạn hiện nay
- Xây dựng nên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho riêng chương
trình đào tạo đại học ngành báo chí-truyền thơng ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu để xây dựng nên các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình đào tạo đại học ngành báo chí - truyền thơng ở
Việt Nam giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng trên địa bàn Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh về thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân báo chí truyền thông ở Việt Nam làm luận cứ thực tiễn xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá chương trình đào tạo ngành báo chí - truyền thơng ở bậc đại
học tại Việt Nam vào cuối năm 2013.
- Khảo sát ý kiến của giảng viên báo chí - truyền thơng ở 02
trường đại học Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Đại học khoa học Huế, Đại học sư phạm Đà
Nẵng về mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn vào giữa năm 2014

2


- Sử dụng một số tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đã đề xuất để thử
đánh giá chất lượng chương trình đào tạo báo chí - truyền thơng bậc
đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào giữa năm 2014
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Yêu cầu về chất lượng cử nhân báo chí - truyền thơng của nhà
sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam?
- Mơ hình đảm bảo chất lượng đào tạo đại học báo chí - truyền
thơng ở Việt Nam gồm những thàng tố gì?
- Nội dung bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo đại học ngành báo chí - truyền thơng ở Việt Nam?
- Các đánh giá, nhận xét về bộ tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá
chương trình đào tạo báo chí - truyền thông ở Việt Nam?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu trong và ngồi nước có liên quan
đến việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá chương trình đào tạo, trưng cầu ý kiến của nhà sử

dụng lao động, giảng viên báo chí - truyền thơng.
- Phỏng vấn sâu đại diện 05 cơ sở báo, đài về hoạt động đào tạo
báo chí - truyền thông ở Việt Nam.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
- Thống kê và phân tích số liệu về yêu cầu và mức độ hài lòng của
nhà sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp đại học báo chí truyền thơng từ 2009 - nay: khảo sát 200 phóng viên, biên tập viên
báo, đài.
- Thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn trong bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học báo chí truyền thơng: khảo sát 50 giảng viên, cán bộ quản lý.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa những nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất
lượng chương trình đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình đào tạo đại học báo chí - truyền thơng.
- Hệ thống hóa các điểm chính trong các quan điểm chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước về đào tạo cư nhân báo chí - truyền thông Việt Nam.

3


- Xây dựng nên mơ hình các thành tố đảm bảo chất lượng đào
tạo đại học báo chí - truyền thông ở Việt Nam.
- Xây dựng nên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình
đào tạo ngành báo chí - truyền thông ở bậc đại học.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận về xây dựng
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nói chung và
chương trình đào tạo ngành báo chí - truyền thơng nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bộ tiêu chuẩn là công cụ dùng để đánh giá chất lượng chương trình

đào tạo đại học báo chí - truyền thông ở Việt Nam, kết quả đánh giá là
căn cứ để cơ sở đào tạo cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực cao trong thời kỳ mới.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình của tác
giả, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận
án được kết cấu làm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo đại học báo chí - truyền thơng ở Việt Nam
Chương 4: Ý kiến đánh giá về bộ tiêu chuẩn đánh giá chương
trình đào tạo đại học báo chí - truyền thơng ở Việt Nam
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Đôi nét về lịch sử đào tạo báo chí-truyền thơng ở trong nƣớc
Đào tạo phóng viên báo chí - truyền thơng chuyên nghiệp ở
Việt Nam hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho 05 trường
đại học và học viện thực hiện: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Báo chí - Truyền thơng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH
QG Hà Nội , Khoa Báo chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ
Chí Minh, Khoa Báo chí - Truyền thơng ĐH Khoa học Huế, Ngành
Báo chí ĐH Sư phạm Đà Nẵng .
4


1.2. Tổng quan các nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
chất lƣợng chƣơng trình đào tạo báo chí - truyền thơng
1.2.1. Nguồn gốc đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo
1.2.2. Các nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất
lƣợng đào tạo

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, bộ chỉ số đánh giá chất
lượng cho từng chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học trong
giáo dục đại học của các tác giả có Cave et al., (1988); Johnes and
Taylor, (1990); Linke (1991); Kells (ed), (1993). Giai đoạn 1995 1998 một số nhà nghiên cứu như Craft (1994), Dill (1995); Linkes
(1995); Davis (1996); Andrews (1998); Banta,T & Borden (1994);
Nguyễn Đức Chính &Nguyễn Phương Nga (2000), Nguyễn Kim
Dung (2005), Nguyễn Hữu Cương (2008), Trịnh Ngọc Thạch
(2010), Phan Xuân Sơn (2012), Nguyễn Quý Thanh (2012).
- Nghiên cứu về các tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo
của các tổ chức, hiệp hội, mạng lưới có: Mạng lưới các trường đại
học Đông Nam Á (AUN), Hội đồng kiểm định ngành kỹ sư và công
nghệ Hoa Kỳ (ABET), Hiệp hội các trường đào tạo ngành quản trị
kinh doanh của Hoa Kỳ (AACSB), Nghiên cứu của Viện công nghệ
MIT - Hoa Kỳ (CDIO).
1.2.3. Các nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào
tạo và chƣơng trình đào tạo ngành báo chí - truyền thơng
1.2.3.1. Nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo
- Nghiên cứu về khái niệm chất lượng: Green (1994), ISO 9000
(2000), Astin & Solomon (1981); Moodie (1988); Miller (1990);
Church (1988); Hatpin (1966); Crosby (1979); Carter (1978); Garvin
(1988); Peters &Waterman (1982); Ball (1985); Reynolds (1986); HMI
(1989); Crawford (1991); Elton (1992); Sallis & Hignley (1991).
- Nghiên cứu về đánh giá chất lượng chương trình đào tạo: John
M.Owen, (1993), Ashworth&Harvey (1994), Anderson, J (1993),
Barnell, R (1994), Forsythe & Stevens D (1995); Gerald H. Gaither
(1998), Phạm Văn Lập (1998), Kirkpatrick (1998), Carter Mc
Namara (1998), Nguyễn Đức Chính (2008), Trần Thị Bích Liễu
(2008),Trần Thị Hồi (2009), Nguyễn Tuyết Hạnh (2012), Nguyễn
Huy Thám (2012),


5


- Nghiên cứu về mơ hình logic trong hướng dẫn đào tạo, đánh giá
Ellen Taylor - Powell & Ellen Henert (2008).
- Nghiên cứu về mơ hình đảm bảo chất lượng chương trình đào
tạo và đối sánh chất lượng các chương trình đào tạo của Việt Nam
với các trường đại học trong khu vực: Nguyễn Quý Thanh (2014).
- Nghiên cứu về xây dựng mơ hình đánh giá chương trình đào
tạo: Nguyễn Chí Hịa (2008); Nguyễn Dỗn Đãi (2008), Tơn Quang
Cường (2012).
- Nghiên cứu về đánh giá chương trình đào tạo theo hướng tiếp
cận phát triển CDIO ở Việt Nam: Lê Đức Ngọc (2010), Trần Hữu
Hoan (2010).
- Nghiên cứu về các cách tiếp cận trong đánh giá có tác giả:
Phạm Xuân Thanh (2005), Ngơ Dỗn Đãi (2005).
1.2.3.2. Các nghiên cứu về đánh giá chƣơng trình đào tạo báo chí truyền thơng
- Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo báo chí truyền thơng có: Guy Berger & Corinne Matras (2007); Hồng Đình
Cúc (2010),
- Nghiên cứu về đánh giá chương trình đào tạo báo chí - truyền
thơng của các tổ chức: Hội đồng kiểm định giáo dục báo chí truyền
thơng ACEJMC - Hoa Kỳ; Tổ chức kiểm định báo chí truyền thông
BJTC - Anh; Hội đồng Quốc gia về đào tạo báo chí truyền thơng
NCTJ - Anh; Tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục liên hợp quốc UNESCO;
Kết luận chƣơng 1
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, với đặc trưng của
báo chí - truyền thơng là cung cấp thông tin và định hướng dư luận
xã hội, người làm báo đóng vai trị quyết định trong chất lượng thơng
tin cung cấp. Mặc dù chương trình đào tạo báo chí - truyền thơng ở
Việt Nam được thực hiện sớm nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên

truyền với lịch sử hơn 50 nay nhưng chúng ta chưa có một nghiên
cứu nào về đánh giá chất lượng chương trình đào tạo này một cách
đầy đủ, toàn diện nhất.

6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm cơ sở
2.1.1. Chất lƣợng
Chất lượng là một khái niệm phức tạp, đa chiều. Mỗi người có
thể đưa ra những quan niệm hay định nghĩa khác nhau. Theo Hervey
& Green chúng ta có thể tập hợp thành năm nhóm quan niệm về chất
lượng: Chất lượng là sự vượt trội; chất lượng là sự hoàn hảo; chất
lượng là sự phù hợp với mục tiêu; chất lượng là sự đáng giá về đồng
tiền và chất lượng là giá trị chuyển đổi. Nghiên cứu này chất lượng là
sự phù hợp với mục tiêu đào tạo và người tốt nghiệp đáp ứng được
các tiêu chuẩn đã đề ra của chương trình đào tạo.
2.1.2. Tiêu chí
Là tính chất, dấu hiệu để dựa vào đó mà phân biệt một vật, một
khái niệm để phê phán nhằm đánh giá hay là một cơ sở để đưa ra
phán quyết.
2.1.3. Tiêu chuẩn
Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, q trình, mơi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do
một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học là

mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để
được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tiêu chuẩn và tiêu chí là hai khái niệm được sử dụng rất nhiều
trong hoạt động đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục.
Giữa chúng khơng có một sự phân định rõ ràng nào mà trong bản
thân nội hàm khái niệm có sự giao thoa.
Với luận án này, tác giả sử dụng khái niệm tiêu chuẩn để đánh
giá chương trình đào tạo đại học báo chí - truyền thơng như là mức
độ yêu cầu và điều kiện mà chương trình đào tạo đại học ngành báo
chí - truyền thơng cần đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục.

7


2.1.4. Đánh giá
Là một q trình thu thập thơng tin một cách có hệ thống và
đưa ra những nhận định dựa trên các thông tin thu được.
Đánh giá là việc căn cứ vào các số đo và các tiêu chí để xác
định năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận định, phán
đoán và đề xuất các quyết định nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm.
2.1.5. Chƣơng trình đào tạo
Là nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt
động học thuật của một đơn vị đào tạo (thường là cấp khoa hoặc bộ
môn tuỳ theo cơ cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai để đào
tạo một ngành học trong một bậc học nhất định, thường được ký hiệu
bằng mã ngành”
2.1.6. Đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo
Là một nghiên cứu hệ thống sử dụng các biện pháp đo lường để

đánh giá và phân tích việc thực hiện chương trình đã đạt đực mục tiêu
đề ra ở mức nào. Kết nối nhân quả các hoạt động của chương trình với
kết quả đầu ra và làm rõ các lí do dẫn đến những kết quả này (GAO).
2.1.7. Mục đích của đánh giá chƣơng trình đào tạo
Đánh giá chất lượng chương trình có thể được tiến hành do một
hoặc một số ngun nhân sau: Khai sáng, giải trình, hồn thiện chương
trình, làm sáng tỏ chương trình, phát triển chương trình… Đánh giá
chất lượng chương trình đào tạo trong nghiên cứu này nhằm hồn
thiện chương trình. Kết quả đánh giá cung cấp cho những người có
trách nhiệm những cách tiến hành chương trình hiệu quả hơn. Những
thơng tin dùng cho mục đích này có thể bao gồm những hiểu biết về
tác động hoặc tính hiệu quả , tức là chương trình ảnh hưởng tới
những người tiếp nhận nó như thế nào.
2.1.8. Hình thức đánh giá chƣơng trình giáo dục đào tạo
Là việc xác định, lựa chọn thời điểm đánh giá, mục đích đánh,
trọng tâm, phương pháp đánh giá chương trình đào tạo
2.1.9. Định hƣớng đánh giá chƣơng trình giáo dục đào tạo
Đề cập tới nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tiến hành đánh giá
như: Xác định ảnh hưởng của một chương trình, giám sát một
chương trình, cải tiến một chương trình, mơ tả chính xác một chương
trình đang được triển khai, cung cấp thông tin để cải tiến.
8


2.1.10. Các mơ hình đảm bảo chất lƣợng trong giáo dục đại học
Mơ hình BS 5750; Mơ hình các yếu tố tổ chức - EOM; Mơ
hình quản lý chất lượng tổng thể - TQM; Mơ hình quản lý chất lượng
của Hà Lan - EFQM; Mơ hình đảm bảo chất lượng của mạng lưới
các trường đại học khu vực đông Nam Á - AUN
2.1.11. Chuẩn đầu ra ngành đào tạo

Là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực
hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; cơng việc
mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc
thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.
2.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
2.2.1. Các tổ chức kiểm định nghề nghiệp báo chí - truyền thơng
trên thế giới
- Hội đồng kiểm định giáo dục báo chí - truyền thơng,
ACEJMC - Hoa Kỳ
- Tổ chức kiểm định báo chí - truyền thông BJTC - Anh
- Hội đồng Quốc gia về đào tạo báo chí - truyền thơng NCT-Anh
- Đánh giá chất lượng đào tạo báo chí - truyền thơng ở Châu Phi
2.2.2. Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng trƣờng và chất
lƣợng chƣơng trình đào tạo đại học của Việt Nam
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đạo tạo giáo viên trung
học phổ thơng trình độ đại học.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư
phạm kỹ thuật cơng nghiệp trình độ đại học.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục
ngành giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng.
2.2.3. Chủ trƣơng Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về đào tạo báo chí truyền thơng
- Chỉ thị 22- CT/TƯ “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản”;
Nghị quyết 16-NQ/TƯ khóa IX “Về nhiệm vụ chủ yếu của công
tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”. trong đó nhấn mạnh đến
u cầu “nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tun truyền cổ
động, báo chí - xuất bản, văn hố - văn nghệ, thông tin đối ngoại”;

9



- Thông báo kết luận số 162 - TB/TƯ Bộ Chính trị ra ngày 01 12 - 2004 “Về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí mới”;
- Thơng báo kết luận số 41-TB/TƯ Bộ Chính trị ngày 11/10/ 2006.
“Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ …”;
- Thông báo kết luận số 68 - TB/TƯ ngày 30 - 3 - 2007, Bộ
Chính trị ban hành tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với báo chí.
2.2.4. Chất lƣợng và yêu cầu về chất lƣợng đào tạo cử nhân báo
chí - truyền thơng từ ý kiến của nhà sử dụng lao động
- Các kiến thức, kỹ năng “cứng” của sinh viên tốt nghiệp báo chí
- truyền thông
- Phẩm chất cá nhân của sinh viên tốt nghiệp báo chí - truyền thơng
- Các năng lực “mềm” của sinh viên tốt nghiệp báo chí - truyền thơng

Khung phân tích lý thuyết
Kết luận chƣơng 2
Tồn bộ chương hai tác giả đã giải quyết những vấn đề lý
luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đây chính là khung lý
thuyết cơ bản để xây dựng nên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
chương trình đào tạo báo chí - truyền thơng của Việt Nam.

10


CHƢƠNG 3: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁO CHÍ - TRUYỀN
THƠNG Ở VIỆT NAM
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại
học báo chí - truyền thơng được xây dựng trên cơ sở sau đây:

- Dựa trên một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo
trên thế giới và khả năng áp dụng vào Việt Nam;
- Dựa trên mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo nói
chung (mơ hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo của mạng
lưới các trường đại học Đông Nam Á - AUN);
- Thực tiễn chuẩn đầu ra ngành báo chí - truyền thông của một số
trường đại học trong nước và trên thế giới;
- Mơ hình tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
ngành báo chí - truyền thơng hình thành trên cơ sở mơ hình đảm bảo
chất lượng chương trình đào tạo chung và mơ hình logic của
Taylor&Henert (2008).
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo đại học báo chí truyền thơng được hồn thiện theo từng bước sau đây:
Vòng 1: Tác giả đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 10 tiêu
chuẩn và xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực đo lường đánh giá giáo
dục về mức độ cần thiết của 10 tiêu chuẩn.
Vòng 2: Sau khi có kết quả ý kiến của chuyên gia kết hợp với
phỏng vấn sâu một số đại diện nhà sử dụng lao động bộ tiêu chuẩn
được điều chỉnh còn 08 tiêu chuẩn.
Vòng 3: Xin ý kiến giảng viên báo chí - truyền thơng, những đối
tượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo báo chí - truyền thơng
về mức độ cần thiết của 8 tiêu chuẩn (55 tiêu chí)
Vịng 4: Gửi bộ 8 tiêu chuẩn đến các trường đại học, học viện
đào tạo đại học báo chí - truyền thông ở Việt Nam để các trường tự
chấm điểm chất lượng theo các tiêu chuẩn đó.
Vịng 5: Áp dụng thử một số tiêu chí đánh giá để tự đánh giá
chương trình đào tạo đại học báo chí - truyền thơng ở Học viện báo
chí và Tuyên truyền.

11



3.1. Một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chƣơng trình đào tạo trên thế
giới và khả năng áp dụng vào Việt Nam
3.1.1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chƣơng trình đào tạo của các nƣớc
khu vực châu Á AUN
3.1.2. Bộ tiêu chuẩn ABET
3.1.3. Bộ tiêu chuẩn AACSB
3.2. Mơ hình tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào
tạo giáo viên ở Việt Nam
3.2.1. Bảng so sánh các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng
trình đào tạo giáo viên của Việt Nam
3.2.2. Mơ hình đảm bảo chất lƣợng chƣơng trình giáo dục đại
học
3.3. Chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo báo chí - truyền thơng
3.3.1. Chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo báo chí truyền thơng
của một số trƣờng đại học trên thế giới
3.3.2. Chuẩn đầu ra đại học báo chí - truyền thơng ở Việt Nam
3.4. Mơ hình thành tố đảm bảo chất lƣợng chƣơng trình đào tạo
đại học báo chí - truyền thông ở Việt Nam

12


3.4.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất
lƣợng chƣơng trình đào tạo đại học báo chí - truyền thơng
(1) Đảm bảo tính khoa học; (2) Đảm bảo tính chính xác; (3) Đảm bảo
tính khả thi; (4) Đảm bảo tính tồn diện; (5) Đảm bảo tính dễ sử
dụng; (6) Đảm bảo tính đặc thù của ngành báo chí - truyền thơng.
3.4.2. Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình
đào tạo đại học báo chí - truyền thơng ở Việt Nam

TT
1

TIÊU
CHUẨN
Mục tiêu
và chuẩn
đầu
ra
chƣơng
trình đào
tạo

TIÊU CHÍ
1.1: Mục tiêu của chương trình được trình bày rõ
ràng, hướng tới yêu cầu sử dụng nhân lực báo
chí - truyền thơng: Đào tạo ra những phóng viên,
biên tập viên những người làm trong lĩnh vực
báo chí - truyền thơng hiểu và thực hiện được
các trách nhiệm và quyền báo chí.
1.2: Chuẩn đầu ra của chương trình được trình
bày rõ ràng, nêu rõ các yêu cầu về chuẩn kiến
thức: kiến thức chung về văn hóa xã hội, kiến
thức về báo chí - truyền thông, kỹ năng: phát
hiện đề tài, khai thác thông tin, viết tin bài, biên
tập, phỏng vấn, sản xuất chương trình…, thái
độ: biết và thực hiện trách nhiệm đạo đức nghề
nghiệp nhà báo.
1.3: Chuẩn đầu ra được xây dựng căn cứ vào
yêu cầu sử dụng nhân lực và được sử dụng làm

căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo báo chí
- truyền thơng. Thành phần tham gia xây dựng
chuẩn đầu ra gồm: giảng viên báo chí - truyền
thơng, đại diện các cơ quan báo chí, đài phát
thanh - truyền hình.

13


2

1.4: Mục tiêu và chuẩn đầu ra đều nhằm thúc
đẩy quá trình học tập suốt đời của sinh viên.
2.1: Nhà trường có chương trình chi tiết cho
Chƣơng
trình đào từng chun ngành đào tạo: chuyên ngành báo
tạo
và in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình....
giảng dạy
2.2: Chương trình chi tiết đều hướng đến chuẩn
đầu ra của chương trình và nhằm hỗ trợ sinh
viên đạt được chuẩn đầu ra. Các môn học đều
chuyển tải các nội dung giúp hình thành kiến
thức, kỹ năng, thái độ của người làm báo.
2.3: Chương trình đào tạo báo chí - truyền thơng
gắn với sứ mạng và mục tiêu của nhà trường.
2.4: Chương trình đào tạo có kết cấu hợp lý, cập
nhật, đảm bảo sự cân đối giữa kiến thức nền và
kiến thức ngành báo chí - truyền thơng.
2.5: Chương trình đào tạo có các mơn học cơ

bản: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị,
Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng
CSVN, Tư tưởng Hồ Chí Minh; mơn cơ sở: Xây
dựng Đảng, Pháp luật đại cương, Chính trị học,
Xây dựng Đảng, Cơ sở văn hóa Việt Nam,
Tiếng Việt thực hành, Phương pháp nghiên cứu
khoa học, mơn cơ sở chun ngành: Lịch sử báo
chí, Lý thuyết truyền thơng, Luật báo chí, Đạo
đức nhà báo, Ngơn ngữ báo chí và các mơn
chun ngành.
2.6: Các học phần được sắp xếp hợp lý và
tương hỗ lẫn nhau nhằm đạt được chuẩn đầu ra.
2.7: Chương trình được xây dựng với sự tham
gia của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên,
nhà báo, phóng viên, đại diện lãnh đạo một số

14


3

Hoạt động
dạy, học

kiểm
tra đánh
giá trong
triển khai
chƣơng
trình đào

tạo

cơ quan báo đài.
2.8: Thời lượng thực hành và lý thuyết được
phân bố rõ ràng, hợp lý trong q trình đào tạo.
2.9: Các mơn học được thiết kế nhằm chuyển tải
các kiến thức lý thuyết, kinh nghiệm thực tế
thành kỹ năng của người học để đạt được chuẩn
đầu ra.
3.1: Khoa/ bộ mơn có lịch giảng dạy rõ ràng cho
từng học kỳ, phù hợp với chiến lược nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường.
3.2: Khoa/ bộ mơn có lịch giảng dạy rõ ràng cho
từng học kỳ, phù hợp với chiến lược nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường.
3.3: Quá trình dạy và học lấy sinh viên làm
trung tâm, nhằm giúp sinh viên chủ động chiếm
lĩnh kiến thức nền và kiến thức chuyên ngành.
3.4: Nhà trường, khoa có sự phối hợp với các
tịa soạn báo, tạp chí, đài phát thanh - truyền
hình, đơn vị truyền thông để giảng dạy các môn
chuyên ngành báo chí - truyền thơng, thực hành,
thực tập.
3.5: Nhà trường, khoa chú trọng tổ chức cho
sinh viên thực hành kỹ năng chung của người
làm báo: phát hiện vấn đề, lấy tin, viết bài, biên
tập, sản xuất chương trình…., các kỹ năng
chuyên biệt cho từng chuyên ngành: kỹ năng
làm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo
ảnh, báo mạng điện tử…. đạt hiệu quả cao.

3.6: Công tác thi, kiểm tra, đánh giá được triển
khai nghiêm túc, đúng quy chế.
3.7: Nội dung thi, kiểm tra, đánh giá bám sát

15


4

Hoạt động
nghiên cứu

phát
triển học
thuật

mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung của môn học
và gắn với thực tiễn của hoạt động báo chí truyền thơng.
3.8: Đa dạng hóa các dạng thức thi, kiểm tra,
đánh giá nhằm đánh giá năng lực của người học,
chú trọng đánh giá dựa trên các sản phẩm, tác
phẩm báo chí của người học.
3.9: Kết quả thi, kiểm tra đánh giá được thông
tin kịp thời đến người học; mọi thắc mắc, khiếu
nại của sinh viên được giải quyết kịp thời.
4.1: Các hoạt động nghiên cứu và phát triển học
thuật được tổ chức triển khai thực hiện hài hòa
với các hoạt động giảng dạy của giảng viên và
hoạt động học tập của sinh viên để đạt hiệu quả
hơn trong truyền thông trực tiếp và truyền thông

trung gian qua các dạng thức văn nói, văn viết,
hình ảnh.
4.2: Các sản phẩm nghiên cứu và phát triển học
thuật trong lĩnh vực báo chí - truyền thơng được xã
hội hóa và áp dụng trở lại để cải tiến chất lượng dạy
và học hoặc để phát triển ngành báo chí - truyền
thơng.
4.3: Trường/ khoa có các hoạt động hợp tác với
các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thơng khác
trong nước để triển khai các hoạt động giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
4.4: Trường/ khoa có các hoạt động hợp tác với
các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thơng nước
ngồi trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
4.5: Trường/ khoa có các ấn phẩm nghiên cứu khoa
học của giảng viên, sinh viên và được công bố định
kỳ.

16


5

Đội
ngũ
cán
bộ,
giảng viên,
nhân viên
và các hoạt

động liên
quan

6

Sinh viên
và các hoạt
động
hỗ
trợ
sinh
viên

5.1: Giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên và có
kinh nghiệm để triển khai các nhiệm vụ giảng
dạy và nghiên cứu khoa học.
5.2: Trường/ khoa có đủ số lượng giảng viên, có
chun mơn phù hợp (đặc biệt chun ngành
báo chí - truyền thông hoặc những ngành gần:
ngôn ngữ, tâm lý, xã hội học….) để triển khai
các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
5.3: Giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ và tin
học để nghiên cứu và hỗ trợ giảng dạy.
5.4: Cán bộ, nhân viên có đủ số lượng, có năng
lực đáp ứng cơng việc quản lý, tổ chức đào tạo.
5.5: Cán bộ, giảng viên, nhân viên được đảm
bảo các quyền lợi và nghĩa vụ.
5.6: Cán bộ, giảng viên, nhân viên được tuyển
dụng, bổ nhiệm trên cơ sở năng lực; được khen
thưởng và bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định

của Luật thi đua và khen thưởng.
5.7: Cán bộ, giảng viên, nhân viên được đào tạo,
bồi dưỡng chun mơn hằng năm.
5.8: Trường/ khoa có quy hoạch và chiến lược
phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên tương
ứng với sự phát triển của chương trình và quy
mơ đào tạo.
6.1: Sinh viên được tuyển chọn cơng bằng khách
quan (có năng khiếu báo chí).
6.2: Sinh viên được giải quyết các chế độ, chính
sách kịp thời và theo đúng quy định.
6.3: Sinh viên được cung cấp thơng tin về tồn
bộ chương trình, khố học.
6.4: Sinh viên được tham gia các hoạt động khoa

17


học: Nghiên cứu khoa học, tham luận hội thảo,
tham dự hội thảo khoa học về báo chí - truyền
thơng.
6.5: Sinh viên được khuyến khích sáng tác tác
phẩm báo chí.
6.6: Sinh viên được rèn luyện bồi dưỡng tư
tưởng chính trị, đạo đức người làm báo.
6.7: Sinh viên có mơi trường học tập tốt (môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội).
6.8: Sinh viên được lấy ý kiến phản hồi về: chất
lượng môn học, cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo,
chất lượng phục vụ…).

6.9: Sinh viên được khuyến khích tham gia các
hoạt động đồn thể, xã hội, câu lạc bộ báo chí.
7

Cơ sở vật
chất, trang
thiết bị và
tài chính
thực hiện
chƣơng
trình

7.1: Thư viện đáp ứng u cầu đào tạo của
chương trình. Có đủ sách, tài liệu phục vụ các
môn học cơ sở, cơ bản và chun ngành báo chí
- truyền thơng (có thư viện điện tử).
7.2: Hệ thống phòng lab, studio của khoa
(trường) đáp ứng u cầu thực hành của chương
trình.
7.3: Hệ thống phịng học được trang bị đầy đủ
các thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học (máy
chiếu, màn chiếu máy tính…)
7.4: Trang thiết bị, máy móc phục vụ chương
trình đào tạo được định kỳ sửa chữa, bảo trì,
nâng cấp, bổ sung (máy ảnh, máy quay phim,
thiết bị trường quay, hệ thống ánh sáng, đèn
điện).

18



8

Các hoạt
động đảm
bảo chất
lƣợng,
đánh giá

phản
hồi của các
bên
liên
quan

7.5: Có nguồn tài chính và phân bổ tài chính
đúng quy định cho các hoạt động của chương
trình báo chí - truyền thơng.
8.1: Có các chính sách, quyết định thực hiện
chương trình theo hướng cải tiến chất lượng.
8.2: Có thơng tin phản hồi về chương trình đào
tạo của nhà tuyển dụng (ý kiến phản hồi của cán
bộ quản lý tịa soạn báo, tạp chí, cơng ty truyền
thơng, đài phát thanh - truyền hình…).
8.3: Có thơng tin phản hồi về chương trình đào
tạo báo chí - truyền thơng của sinh viên.
8.4: Có thơng tin phản hồi về chương trình đào
tạo của cựu sinh viên báo chí - truyền thơng.
8.5: Có thơng tin phản hồi về chương trình đào
tạo của giảng viên tham gia giảng dạy chương

trình đào tạo báo chí - truyền thơng.
8.6: Có thơng tin phản hồi về chương trình đào
tạo của cán bộ, nhân viên tham gia chương trình
đào tạo báo chí - truyền thơng.

3.4.3. Hƣớng dẫn tìm minh chứng cho các tiêu chuẩn/tiêu chí
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 tác giả đã xây dựng được mơ hình các thành tố đảm
bảo chất lượng chương trình đào tạo đại học báo chí - truyền thơng
và đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo báo chí truyền thơng ở Việt Nam, sản phẩm chính của nghiên cứu. Thêm vào
nghiên cứu cịn ccos phần hướng dẫn tìm minh chứng cho các chỉ
báo, chỉ số, nội dung này giúp nhà trường dễ dàng hơn khi thực hiện
tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của mình.

19


CHƢƠNG 4: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ BỘ TIÊU CHUẨN
4.1. Ý kiến của giảng viên báo chí - truyền thơng về bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lƣợng đào tạo đại học báo chí - truyền thơng
4.1.1. Đối tƣợng thử nghiệm: Mức độ cần thiết của bộ tiêu chuẩn
4.1.2. Phạm vi thử nghiệm: Khảo sát ý kiến của 65 giảng viên báo
chí - truyền thơng tại 05 trường đại học, Học viện đào tạo ngành báo
chí - truyền thơng ở Việt Nam.
4.1.3. Phƣơng pháp thử nghiệm: Sử dụng phiếu hỏi gồm các tiêu
chuẩn, tiêu chí đã xây dựng như ở chương 3 với thang đánh giá về
mức độ cần thiết tăng dần như sau: Ít cần thiết: 01
Rất cần thiết:
05 (tăng dần) và Không cần thiết.
4.1.4. Kết quả khảo sát

- Tất cả các tiêu chuẩn và tiêu chí được đưa ra đều được giảng
viên cho là cần thiết ở các mức độ khác nhau, khơng một tiêu chí hay
tiêu chuẩn nào là không cần thiết.
Mức độ cần thiết tập trung ở mức 4 và mức 5 tức là ở mức cao nhất
(rất cần thiết) và cao thứ hai trong thang đo.
- Các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 01 đến tiêu chuẩn 05 rất ít người
được hỏi cho là mức độ cần thiết đạt ở mức 1 và mức 2 khi hai mức này
có thể hiểu là khơng cần thiết.
- Khi tỉ lệ giảng viên cho rằng các tiêu chí khơng cần thiết càng
ít thì tỉ lệ giảng viên cho là cần thiết và rất cần thiết càng cao.
- Các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 7 và tiêu chuẩn 8 được giảng
viên cho là ít cần thiết có tỉ lệ nhiều nhất.
- Tiêu chí 3.2: Khoa/ bộ mơn có lịch giảng dạy rõ ràng cho từng
học kỳ, phù hợp với chiến lược nâng cao chất lượng dạy và học của nhà
trường là tiêu chí có số giảng viên cho là khơng cần thiết nhiều nhất
7.7%. Như vậy, tiêu chí này có thể bỏ đi hoặc giữ lại đều không ảnh
hưởng đến mức độ cần thiết chung của cả bộ tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 5 khơng có ai chọn ở mức 01, số
người chọn ở mức 4 và mức 5 cũng tương đối ngang bằng tương ứng
với tỉ lệ trên, dưới 40%.
- Tiêu chuẩn 8 của bộ tiêu chuẩn đánh giá có số người chọn
mức cần thiết 3 theo thang đánh giá nhiều nhất chiếm tỉ lệ hơn 20%.

20


4.2. Mức độ phù hợp của bộ tiêu chuẩn đánh giá chƣơng trình
đào tạo đại học báo chí - truyền thơng với mơ hình đã đề xuất
4.2.1. Đối tƣợng thử nghiệm
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại

học báo chí - truyền thơng ở Việt Nam gồm 08 tiêu chuẩn, 55 tiêu
chí và các chỉ báo, chỉ số.
4.2.2. Phạm vi thử nghiệm
05 trường đại học, học viện đào tại đại học báo chí - truyền
thơng: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học xã hội nhân
văn - ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội nhân văn - ĐHQG Thành
phố Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học - Huế , ĐH Sư phạm - ĐH Đà
Nẵng.
4.2.3. Phƣơng pháp thử nghiệm
Gửi công văn đến 05 trường kèm theo bảng nghiệm kê để tự
trường cho điểm 8 tiêu chuẩn, 55 tiêu chí đã đề xuất ở mục 3 chương
2 của luận án. Thang điểm được tính theo thang điểm 05.
- Từ 01 đến cận 03 là KHÔNG ĐẠT
Điểm 1: Nhà trường chưa thực hiện được các yêu cầu của tiêu chí
Điểm 2: Nhà trường đã triển khai thực hiện và gần đạt được các nội
dung yêu cầu của tiêu chí (chưa có minh chứng như hướng dẫn
chương 3).
- Từ 03 đến 05 là ĐẠT trong đó từ 04 đến 05 là ĐẠT XUẤT SẮC
Điểm 3: Nhà trường đã đạt được đầy đủ nội dung của tiêu chí (có
minh chứng nhưng minh chứng chưa đủ như hướng dẫn ở chương 3).
Điểm 4: Nhà trường đã đạt được đầy đủ nội dung của tiêu chí (có
minh chứng đầy đủ và nhiều hơn cả hướng dẫn ở chương 3)
Điểm 5: Nhà trường đã đạt được đầy đủ nội dung của tiêu chí và cịn
đạt được ở mức rất cao (có thể so sánh với các trường đại học ở khu
vực và quốc tê)
4.2.4. Kết quả thử nghiệm
TT
Trường
A
B

C
D
E
1
Tiêu chuẩn 1
3.75
4
3.75
3
3
2
Tiêu chuẩn 2
3.56
4
3.78
3.45
3.45
3
Tiêu chuẩn 3
3.44
4
3.67
3.22
3.22
4
Tiêu chuẩn 4
3.80
3.8
3.6
2.80

2.2

21


5
6
7
8

Tiêu chuẩn 5
Tiêu chuẩn 6
Tiêu chuẩn 7
Tiêu chuẩn 8

3.63
3.78
3.20
3.17

4
4.1
4
4

3.5
3.7
3.8
3.7


3.00
3
3
3

3.12
3.56
3.40
2.83

Kết luận từ kết quả thử nghiệm:
Thứ nhất, tất cả 05 trường tự cho điểm đầy đủ 55 tiêu chí trong
bộ tiêu chuẩn đặc biệt khơng một trường nào có thắc mắc về nội
dung của tiêu chí do chưa hiểu mà khơng trả lời được. Như vậy, có
thể khẳng định nội hàm của các tiêu chí rất tường minh, rõ ràng
khơng gây khó hiểu hay nhầm lẫn.
Thứ hai, tuy kết quả tự cho điểm chất lượng chương trình đào tạo
báo chí - truyền thơng của các trường tuy có khác nhau nhưng nhìn
chung đều xoay quanh trục ở mức 3 hoặc mức 4. Điều này chứng tỏ
thang đo có tính ổn định, khả năng hội tụ tốt.
Thứ ba, mức điểm trung bình từng tiêu chuẩn và cả 08 tiêu chuẩn
các trường đạt được nằm trong phổ điểm từ 03 đến 04 tương ứng với
thang đánh giá: Chương trình đào tạo của trường đạt được cao hơn yêu
cầu của tiêu chí nhưng chưa ở diện tốt nhất.
Thứ tư, nếu như xét trên bình diện điểm trung bình của từng
tiêu chuẩn thì chương trình đào tạo ngành báo chí - truyền thơng của
các trường đại học Việt Nam đều đạt yêu cầu nhưng nếu xét cụ thể
từng tiêu chí thì khơng phải cả 55 tiêu chí nhà trường đầu đạt ở mức
Đạt và Xuất sắc, ví dụ tiêu chí 3.2: Tổ chức và quản lý các hoạt động
dạy và học được thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ Học viện

Báo chí và Tuyên truyền chưa triển khai nên không đạt.
4.3. Sử dụng một số tiêu chí thử nghiệm đánh giá tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền
Kết luận chƣơng 4
Chương 04 tập trung hoàn thiện bộ tiêu chuẩn qua việc hỏi ý
kiến của giảng viên báo chí - truyền thơng về mức độ cần thiết của
các tiêu chuẩn, tiêu chí và kết quả tự đánh giá cho điểm của cơ sở
đào tạo theo những tiêu chuẩn tiêu chí đã xây dựng cũng như tự đánh
giá một số tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn tại học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
22


KẾT LUẬN
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học
báo chí - truyền thơng được xây dựng sẽ có vai trị tác động trực tiếp,
sâu sắc, quyết định tới chất lượng cử nhân báo chí - truyền thông Việt
Nam trong tương lai. Hơn thế nữa, bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ
sở nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn nên đảm
bảo về tính khoa học và độ giá trị cao khi thực hiện đánh giá.
Nghiên cứu có 2 đối tượng trực tiếp là tiêu chuẩn đánh giá và
chương trình đào tạo vì vậy nghiên cứu tập trung vào khảo sát các
khách thể là những người xây dựng chương trình đào tạo gồm: giảng
viên báo chí - truyền thơng và người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động nguồn nhân lực nhân báo chí - truyền
thơng khơng ai các chính là các tịa soạn báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình, đơn vị truyền thơng. Hiện nay, yêu cầu đối với sinh viên
tốt nghiệp báo chí - truyền thơng cần có được những kiến thức, kỹ
năng, thái độ căn cốt:
(1) Kiến thức: i, Kiến thức nền nền: Các kiến thức về văn hóa,
kinh tế, chính trị xã hội; ii, Kiến thức chuyên ngành hẹp: Lĩnh vực

được phân công theo dõi;
(2) Kỹ năng: Phát hiện vấn đề, khai thác thông tin, phát hiện đề
tài, khai thác thông tin, viết tin bài, biên tập, phỏng vấn, sản xuất
chương trình…,
(3) Thái độ: biết và thực hiện trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp
nhà báo. Tuy nhiên, kết quả khảo sát chỉ ra rằng nhà sử dụng chưa
thực sự hài lòng về chất lượng đào tạo cử nhân ngành này.
Đối với bộ tiêu chuẩn đề xuất, đề tài nghiên cứu phát hiện ra 100%
giảng viên đều thấy cần thiết và cần thiết ở mức độ rất cao, riêng một số
tiêu chí có một số nhỏ thấy không cần thiết. Trong trường hợp này các

23


tiêu chí đó ta có thể giữ lại hoặc bỏ đi cũng không ảnh hưởng đến chất
lượng của bộ tiêu chuẩn do số lượng rất ít.
Một phát hiện tiếp theo đối với bộ tiêu chuẩn là các cơ sở đào
tạo đều dễ dàng tự cho điểm chương trình đào tạo theo các tiêu chí
với thang điểm và hướng dẫn kèm theo. Cũng từ thử nghiệm này đề
tài phát hiện:
(1) Khối lượng lý thuyết trong chương trình đào tạo báo chí truyền thơng cịn nhiều chưa phù hợp, cân đối (lý thuyết nhiều).
(2) Vẫn có trường chưa thực hiện đào tạo theo tín chỉ và khi đào
tạo theo tín chỉ thì lịch giảng dạy của khoa khơng cịn phù hợp.
(3) Cơ sở đào tạo đại học báo chí - truyền thơng có kết quả tự
đánh giá cho điểm cao nhất là trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn
ĐHQGHN
(4) Kết quả tự đánh giá cho điểm của các trường khá hội tụ xoay
quanh điểm 3 và điểm 4.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu thu được cho thấy bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng được xây dựng hoàn toàn phù hợp với mơ hình

các thành tố đã đề xuất trước đó. Phần tự đánh giá chất lượng một số
tiêu chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền một lần nữa khẳng
định việc đánh giá theo bộ tiêu chuẩn cũng rất dễ dàng khơng có khó
khăn gì. Đề tài nghiên cứu đã trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên
cứu đặt ra. Thiết nghĩ, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo, sản phẩm chính của đề tài nghiên cứu đến nay có thể
áp dụng vào đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học báo
chí - truyền thông ở Việt Nam hiện nay.

24



×