Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại nhno & ptnt hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.75 KB, 78 trang )

Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH
TOÁN QUỐC TẾ.
1.1/ Khái niệm, đặc điểm của thanh toán quốc tế.
1.1.1/ Khái niệm thanh toán quốc tế.
Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thương xuyên
phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực : kinh tế,
chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư…, trong
đó quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ
quốc tế khác.
Trong quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên tất yếu nảy sinh những nhu
cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó
nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước
này, với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế thông qua mối quan hệ giữa các định chế tài chính – ngân hàng có
liên quan.
Xu hướng không ngừng mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế, hoạt
động đầu tư, tài chính quốc tế,… đòi hỏi mối quan hệ thanh toán quốc tế giữa các
quốc gia cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để có hiệu quả hơn. Khác với hoạt
động nội địa, trong quan hệ thanh toán quốc tế không chỉ đòi hỏi cac chủ thể tuân
thủ những qui định pháp lý quốc gia mà còn phải tuân thủ những quy định pháp lý,
các hiệp định, hiệp ước quốc tế, cũng như tập quán và thông lệ ở mỗi nước có
quan hệ đối tác.

1
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
1.1.2/ Đặc điểm của thanh toán quốc tế.
1.1.2.1/ Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế.


Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế,
tránh những bất đồng giữa các bên trong mối quan hệ thanh toán quốc tế các quốc
gia cùng với các tổ chức quốc tế và giữa các quốc gia với nhau đã tiến hành việc
ký kết những hiệp định, thoả ước có liên quan. Đây chính là những văn kiện mang
tính pháp lý quốc tế quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ thanh toán.
 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UNIFORM
CUSTOMS AND PRATICE FOR DOCUMENTARY CREDITS – UCPDC -
GỌI TẮT LÀ UCP ).
Nhằm thực hiện việc chuyển hoá các quy tắc chi phối hoạt động nghiệp vụ
tín dụng chứng từ tới những chủ thể sử dụng phương thức thanh toán này; tổ chức
Phòng thương mại Quốc tế ICC ( International Chamber of Commerce ) đã soạn
thảo một văn kiện rất chi tiết, cụ thể và khá hoàn chỉnh về các quy tắc chuẩn mức,
để thống nhất thực hành về nghiệp vụ tín dụng chứng từ trên phạm vi quóc tế. Văn
bản này mang tên là “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ”
( Uniform Customs and practice for documentary credit – UCPDC - thường
được gọi là UCP ).
Bản quy tắc UCP đầu tiên được soạn thảo năm 1933 và được hội nghị ICC
lần thứ 7 tại Viene thông qua, được ấn hành và có hiệu lực cùng năm 1933. Sau
đó, bản quy tắc đã được chính ICC chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh thêm qua các
thời kỳ 1951, 1962, 1974, 1983 và lần chỉnh sửa gần đây nhất là năm 1993, với số
ấn phẩm UCP No 500 ( có hiệu lực từ 1-1-1994 ).
UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất
quốc tế, được hầu hết các quốc gia ( hơn 165 quốc gia ) công nhận.
UCP phân định rõ ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của tất cả
bên tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. UCP là văn bản mang tính chất quy
phạm tuỳ ý, có nghĩa là khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,
nếu muốn áp dụng nó, thì các bên tham gia phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng.
Một khi ngân hàng phát hành đã nêu rõ trong tín dụng thư được phát hành là : “

2

Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
tham chiếu theo UCP …” ( Subject to UCP …), thì toàn bộ giao dịch tín dụng
chứng từ đó sẽ phải được tuân thủ theo những quy định trong UCP. Đương nhiên,
các bên cũng có thể thoả thuận khác, miễn sao có dẫn chiếu.
 Quy tắc thống nhất về nhờ thu ( UNIFORM RULES FOR
COLLECTIONS – URC ).
Với mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho việc thực hiện thống nhất các
nguyên tắc thực hành nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế trên phạm vi
thế giới, tổ chức Phòng thương mại Quốc tế ICC đã soạn thảo và ấn hành văn bản
mang tên “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu ” ( Uniform Rules for collections –
URC ). Cho đến nay, bản quy tắc này đã được hơn 60 quốc gia trên thế giới tuân
thủ thực hiện trong giao dịch nghiệp vụ nhờ thu. Bản URC đầu tiên ra đời và có
hiệu lực kể từ ngày 1/1/1979, với tên gọi URC 1979 Revision – ICC Publication
No.322.
Do sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế theo hướng mở rộng
đa dạng và đa phương hoá, một số nội dung quy định trong URC No.322 trở nên
không còn phù hợp nữa. Phòng thương mại quốc tế đã tiến hành nghiên cứu, chỉnh
sửa, cập nhật hoá cho phù hợp tình hình thực tiễn. Hiện tại, ấn phẩm của ICC thay
thế cho URC No.322 là văn bản mang tên :
UNIFORM RULES FOR COLLECTION
ICC PUBLICATION No.522
1995 REVISION, IN FORCE ON JAN. 01, 1996
Bản quy tắc URC No.522 thể hiện những nét mới về thủ tục, kỹ thuật
nghiệp vụ nhờ thu, về luật lệ và quy chế của các quốc gia cũng như quốc tế từ
1979. Trên cơ sở đó, gạt bỏ những vấn đề gây trở ngại, hạn chế và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu. Văn bản URC
No.522 quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức và cơ
câu của nhờ thu, về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng vag các bên có
liên quan, về chi phí và chứng từ nhờ thu.
 Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu.


3
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Hối phiếu là một loại phương tiện thanh toán rất thông dụng trong hoạt
động thương mại quốc gia và quốc tế. Trong phạm vi quốc gia, mỗi nước đều sử
dụng nguồn luật riêng của mình. Còn trên phạm vi quốc tế, hiện nay một số điều
ước quốc tế và luật quốc gia về hối phiếu quan trọng được ngân hàng và các bên
tham gia hoạt động thương mại quốc tế sử dụng tham chiếu. Cụ thể gồm có :
 Công ước Geneve 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu ( Uniform Law for
Bill of Exchange – ULB).
 Hệ thống luật của các nước thuộc khối Anglo-Saxon, dựa trên cơ sở luật
hối phiếu của Anh quốc ( Bill of Exchange Act 1882 ).
 Công ước liên hợp quốc tế về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế
(International Bill of Exchange and Int ernational Prom issory Note – UN
convention 1980 ).
 Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc.
Séc được coi là phương tiện thanh toán khá phổ biến ở các quốc gia trên thế
giới. Các quốc gia sử dụng séc làm phương tiện thanh toán quốc tế đều áp dụng
những quy định có liên quan tới việc lưu thông séc trong công ước Geneve 1931
(Geneve conventions for check 1931). Công ước này được các nước Tây Âu thoả
thuận và ký kết tại Geneve năm 1931. Nội dung chủ yếu đề cập tới những quy
định thống nhất về : hình thức, nội dung, tính chất, việc phát hành và lưu thông
séc, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan tới séc.
1.1.2.2/ Những văn bản pháp lý có liên quan đến thanh toán quốc tế.
 Các điều kiện thương mại quốc tế( International commercial terms –
INCOTERMS ).
Incoterms là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc thống nhất quốc tế,
dùng để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại
thương. Các điều kiện thương mại áp dụng trong một hợp đồng xuất nhập khẩu
được coi là một trong những nội dung quan trọng, nó phân định rõ ràng quyền hạn

cũng như trách nhiệm các bên mua – bán trong việc phân chia chi phí và rủi ro,
vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, hàng hoá từ người bán sang người mua, cũng như
việc thúc đẩy xuất nhập khẩu.

4
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Incoterms được Phòng thương mại Quốc tế biên soạn và ấn hành lần đầu
tiên vào năm 1936, nhằm đưa ra những quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện
thương mại. Sau đó, bản quy tắc này đã được sửa và bổ sung vào những năm tiếp
theo : 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, và gần đây nhất là năm 2000; nhằm mục đích
làm cho Incoterms ngày càng phù hợp hơn với những điều kiện thực tiễn thương
mại quốc tế hiện đại ngày nay.
Incoterms 2000 - ấn phẩm của ICC No.560 – bao gồm 13 điều kiện thương
mại quốc tế thông dụng hiện nay, được chia thành 4 nhóm căn bản.
Nhóm điều kiện đầu tiên đề cập đến việc người bán chỉ có trách nhiệm giao
hàng cho người mua tại cơ sở của người bán - điều kiện loại “ E ” ( Ex works :
giao hàng tại xưởng ). Nhóm điều kiện thứ hai là điều kiện loại “ F ”, trong đó
người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định; Nhóm
điều kiện “ F ” bao gồm FCA : giao hàng cho người vận tải đầu tiên; FAS : giao
dọc mạn tàu; FOB : giao lên boong tàu. Nhóm thứ ba là nhóm điều kiện “ C ”,
người bán phải hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, nhưng không chịu thêm
rủi ro về tổn thất, mất hàng hoặc các chi phí phụ trội do các sự kiện phát sinh sau
khi giao hàng và khởi hành; Nhóm điều kiện này gồm : CFR : tiền hàng + cước
vận chuyển + phí bảo hiểm. Thứ tư là nhóm điều kiện “ D ”, trong đó người bán
chịu mọi chi phí và rủi ro để chuyển hàng hoá đến địa điểm quy định; Nhóm này
gồm DAF, DES, DDU, DDP.

5
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Bảng tóm tắt cách phân loại các điều kiện giao hàng :

Nhóm Đặc điểm
Nhóm
E
Giao tại nơi khởi hành.
EXW ( Ex Works ): giao tại xưởng ( tên xưởng, nhà máy, … ).
Nhóm F
Người bán không trả chi phí vận chuyển.
FCA ( Free Carrier ) : giao cho người chuyên chở ( tên nơi giao
hàng người chuyên chở ).
FAS ( Free Alongside Ship ) : giao dọc mạn tàu ( tên cảng giao
hàng cho người chuyên chở ).
FOB ( Free On Board ) : giao lên boong tàu (tên cảng giao hàng).
Nhóm
C
Người bán trả chi phí vận chuyển chặng đường chính.
CFR ( Cost and Freight ) = tiền hàng + cước vận chuyển ( tên
cảng đến ).
CIF ( Cost, Insurance and Freight ) = tiền hàng + cước phí vận
chuyển + phí bảo hiểm ( tên cảng đến ).
CPT ( Carriage Paid to ) = tiền hàng + cước trả tới nơi đến quy
định ( tên nơi đến quy định ).
CIP ( Carriage and Insurance Paid to ) = tiền hàng + cước trả tới
nơi đến quy định + phí bảo hiểm ( tên nơi đến quy định ).
Nhóm
D
Người bán giao tại nơi đến quy định.
DAF ( Delivered at Frontier ) : giao tại biên giới ( tên địa điểm
giao hàng ).
DES ( Delivered Exship ) : giao tại tàu ở cảng đến (tên cảng đến).
DEQ ( Delivered Ex Quay ) : giao tại cầu cảng đến (tên cảng đến).

DDU ( Delivered Duty Unpaid ) : giao tại nơi đến quy định nhưng

6
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
chưa trả thuế nhập khẩu ( tên nơi đến quy định ).
DDP ( Delivered Duty Paid ) : giao tại nơi đến và hoàn thành thủ
tục hải quan nhập khẩu ( tên nơi đến quy định ).
 Hợp đồng thương mại quốc tế.
Hợp đồng thương mại quốc tế hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp
đồng ngoại thương, … là một văn bản thoả thuận có hiệu lực pháp lý giữa các bên
mua bán thuộc các quốc gia khác nhau, trong đó quy định bên bán có trách nhiệm
giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá cùng với các chừng từ liên quan
và nhận tiền thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận
hàng. Điều khoản thanh toán trong nội dung hợp đồng xuất nhập khẩu thường
được các bên mua bán thoả thuận trên cơ sở tham chiếu các điều kiện thương mại
quốc tế Incoterms 2000. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu thường
bao gồm những yếu tố sau : tên hàng; số lượng; quy cách - chất lượng; bao bì; bảo
lãnh; bảo hiểm; giá cả; thời hạn, địa điểm giao hàng; phương thức thanh toán; vi
phạm hợp đồng; trọng tài; trường hợp bất khả kháng.
Nguồn luật thông thường chi phối điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu bao
gồm luật lệ, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và luật quốc gia.
 Công ước Lahay 1964 về mua bán quố tế những động sản hữu hình.
 Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế ( Vienna Convention on contracts of International sales of goods – CISG ) được
công bố năm 1990. Hiện nay công ước này được sử dụng như nguồn luật chủ yếu
khá phổ biến.
1.1.2.3/ Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng
ngoại thương.
1.1.2.3.1/ Điều kiện về tiền tệ.
Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền

tệ nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời quy
định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra.

7
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
 Phân biệt loại tiền sử dụng trong hợp đồng.
 Nếu căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ, có thể phân biệt hai dạng :
Tiền mặt : bao gồm tiền giấy và tiền kim loại của từng quốc gia. Trong
thanh toán quốc tế, tiền mặt ít được sử dụng phổ biến.
Tiền ghi sổ hoặc tiền chuyển khoản ( Credit currency ) : có thể coi đây là
một dạng tiền vô hình tồn tại dưới những con số ghi trên các tài khoản, sổ sách kế
toán tại ngân hàng. Dạng tiền này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng khối lượng
thanh toán chung.
 Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệ trong thanh toán, có thể
phân biệt hai loại :
Tiền tệ tính toán ( Account currency ) : là đơn vị tiền tệ dùng để tính toán,
biểu hiện giá cả hàng hoá và tính toán tổng giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu.
Tiền tệ thanh toán ( Payments currency ) : là đơn vị tiền tệ được dùng để
thanh toán công nợ, thanh toán giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu.
 Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ, có thể phân biệt 3 loại tiền
như sau:
Tiền tệ thế giới ( World currency ) : cho đến nay, thuật ngữ này dùng để
chỉ vai trò của vàng tiền tệ. Chưa có một đồng tiền quốc gia nào có thể đóng vai
trò tiền tệ thế giới thay cho vàng.
Tiền tệ quốc tế ( International currency ) : đó là đơn vị tiền tệ được hình
thành trên cơ sở các hiệp định của các khối, các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế
như SDR ( Special Drawing Right - quyền rút vốn đặc biệt ) của Quỹ tiền tệ quốc
tế ( IMF ), EURO (đơn vị tiền tệ của khối cộng đồng kinh tế Châu Âu – EU ).
Tiền tệ quốc gia ( National money ) : đó là đơn vị tiền tệ riêng của mỗi
nước như : VND, USD, GBP, JPY …

 Điều kiện đảm bảo hối đoái.
Nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ từ hợp đồng
ngoại thương, hạn chế tối đa những tổn thất gây ra bởi sự biến động thường xuyên

8
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
của tỷ giá hối đoái trên thị trường, người ta có thể thoả thuận với nhau những điều
kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng.
 Đảm bảo hối đoái theo một đơn vị tiền tệ.
Theo phương pháp này, người ta lựa chọn một đơn vị tiền tệ tương đối ổn
định, từ đó xác định quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của
đơn vị tiền tệ thanh toán. Có thể xảy ra 2 trường hợp :
Trường hợp 1 : trong hợp đồng thoả thuận đồng tiền tính toán và thanh
toán cùng sử dụng chung một đơn vị tiền tệ; đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng
tiền đó với một đồng tiền khác (đồng tiền quốc gia hoặc đồng tiền quốc tế như :
SDR, EURO, …). Khi đến hạn trả tiền, nếu tỷ giá đó có sự thay đổi, thì giá cả
hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng thương mại cũng phải được điều chỉnh một cách
tương ứng.
Trường hợp 2 : trong hợp đồng quy định dùng đồng tiền tính toán và thanh
toán là 2 đơn vị tiền tệ khác nhau. Khi thanh toán tiền, căn cứ vào tỷ giá giữa đồng
tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để xác định số tiền cần phải trả.
 Đảm bảo hối đoái theo một “ rổ tiền tệ ”.
Đảm bảo hối đoái theo một đơn vị tiền tệ, dù là đơn vị tiền tệ của một quốc
gia hay quốc tế, nhìn chung đều có mức độ hạn chế nhất định về tính chính xác
của nó. Để tăng thêm mức độ chính xác của điều kiện đảm bảo hối đoái, người ta
không chỉ dựa vào một đơn vị tiền tệ mà dựa vào một số đơn vị tiền tệ các quốc
gia ( tức là một “ rổ tiền tệ ” ) để tính toán. Khi áp dụng phương pháp này, các bên
phải thoả thuận số lượng và số loại đơn vị tiền tệ được đưa vào “ rổ tiền tệ ” và
phương pháp xác định tỷ giá của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo,
vào lúc ký kết hợp đồng và lúc thanh toán. Từ đó tiến hành điều chỉnh lại tổng giá

trị của hợp đồng thương mại đã ký kết.
Cách 1 : Tổng trị giá hợp đồng thương mại được điều chỉnh căn cứ vào mức
bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “ rổ tiền tệ ”.
Cách 2 : Tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến động
của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “ rổ tiền tệ ” tại thời điểm thanh toán so với
lúc ký kết hợp đồng.

9
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Ngoài 2 phương pháp trên, người ta cũng có thể sử dụng điều kiện đảm bảo
vàng. Tuy nhiên phương pháp này trong thực tế ngày nay rất ít được sử dụng.
1.1.2.3.2/ Điều kiện về địa điểm thanh toán.
Điều kiện về địa điểm thanh toán có nghĩa là việc quy định nghĩa vụ thanh
toán tiền trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ thực hiện ở đâu ? Về phương diện
lý thuyết, việc thanh toán trị giá hợp đồng có thể diễn ra ở nước người xuất khẩu,
nước người nhập khẩu hoặc một nước thứ 3. Tuy nhiên tròn thực tế việc quy định
địa điểm thanh toán chủ yếu phụ thuộc tương quan “ thế và lực ” giữa 2 bên trong
quan hệ hợo đồng. Chẳng hạn vpí một lô hàng nào đó trên thị trường quốc tế tại
thời điểm đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương, có sự tương quan cung > cầu,
thì điều kiện địa điểm thanh toán rất có thể do bên mua quy định. Đương nhiên
cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố, nhiều mặt quan hệ khác nữa mới có thể khẳng
định được.
1.1.2.3.3/ Điều kiện về thời gian thanh toán.
Điều kiện về thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải trả
tiền cho người xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Điều kiện
về thời gian thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ luân chuyển vốn, tới khả
năng hạn chế rủi ro về các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái,… Vì vậy trong thực
tế đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương vấn đề này cũng là một nội dung
không dễ dàng đi tới sự thống nhất ngày giữa hai bên. Điều kiện về thời gian thanh
toán thường được thoả thuận theo một trong ba cách thức sau đây :

 Trả tiền trước.
Theo quy định này bên nhập khẩu sẽ phải trao cho bên xuất khẩu một phần
hoặc toàn bộ số tiền hàng theo giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng,
hoặc sau khi người xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của người nhập khẩu nhưng
còn chưa trao hàng. Điều kiện trả tiền trước tạo cơ hội cho bên xuất khẩu trên 2
phương diện :
Thứ nhất, thông qua hành vi này bên xuất khẩu đã nhận được một khoản
tín dụng thương mại do bên nhập khẩu cung ứng.

10
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Thứ hai, đây cũng chính là điều kiện ràng buộc người nhập khẩu trong việc
mua hàng, tránh rủi ro cho người xuất khẩu.
Căn cứ để xác định điều kiện trả tiền trước có thể được dựa trên 2 cơ sở :
Một là, xác định một số lượng ngày nhất định kể từ sau ngày ký kết hợp
đồng hoặc ngày hợp đồng có hiệu lực thi hành.
Hai là, xác định một số lượng ngày nhất định trước ngày giao hàng (nếu
giao hàng nhiều đợt thì tính ngày giao hàng đợt đầu ).
 Trả tiền ngay.
Điều kiện này có thể được quy định theo một trong những nội dung cụ thể
sau đây :
Bên mua thanh toán tiền cho bên bán ngay sau khi bên bán đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng ( chưa đưa lên phương tiện vận tải ) tại nơi giao
hàng được chỉ định.
Nơi giao hàng được chỉ định đã được giải thích thống nhất trong Incoterms
2000 của ICC bao gồm :
 Giao hàng tại xưởng (EXW )
 Giao dọc mạn tàu ( FAS )
 Giao tại biên giới ( DAF )
 Giao cho người chuyên chở ( FCA )

Bên mua thanh toán tiền cho bên bán ngay sau khi bên bán đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải nơi giao hàng quy định.
Giao hàng trên phương tiện vận tải được sử dụng phổ biến nhất là “ giao
hàng trên tàu ” ( FOB ) tại cảng bốc hàng được quy định.
Bên mua thanh toán tiền cho bên bán ngay sau khi nhận được bộ chứng
từ thanh toán.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá của mình, bên bán lập
bộ chứng từ thanh toán yêu cầu bên mua thanh toán tiền ngay. Việc chuyển giao

11
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
bộ chứng từ cho bên mua có thể được thực hiện trực tiếp thông qua đường bưu
điện, qua thuyền trưởng hoặc qua hệ thống ngân hàng quốc tế.
Bên mua trả tiền cho bên bán ngay sau khi nhận xong hàng tại nơi quy
định hoặc tại cảng đến. Nơi quy định có thể là một địa điểm cụ thể tại nước
người mua.
 Trả tiền sau.
Điều kiện trả tiền sau có thể được quy định theo một trong những nội dung
cụ thể sau đây :
Bên mua thanh toán tiền cho bên bán sau một số lượng ngày nhất định,
kể từ ngày nhận được thông báo của bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng ( chưa đưa lên phương tiện vận tải ) tại nơi giao hàng được chỉ định.
Bên mua thanh toán tiền cho bên bán sau một số lượng ngày nhất định,
kể từ ngày bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận
tải tại nơi giao hàng quy định.
Bên mua thanh toán tiền cho bên bán sau một số lượng ngày nhất định
kể từ ngày nhận được bộ chứng từ.
Bên mua thanh toán tiền cho bên bán sau một số lượng ngày nhất định,
kể từ ngày nhận xong hàng.
1.1.2.3.4/ Điều kiện về phương thức thanh toán.

Phương thức thanh toán hiểu một cách đơn giản là một cách thức nhất
định thông qua đó người mua trả tiền để nhận hàng và người bán nhận tiền,
giao hàng. Tuỳ theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên tham gia trong
quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau cùng sử dụng một
phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi.
Phương thức thanh toán là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng
trong hợp đồng ngoại thương. Lựa chọn phương thức thanh toán nào sao cho thích
hợp với từng thương vụ, với mối quan hệ giữa các bên là một yếu tố góp phần hạn
chế rủi ro trong thanh toán, trong thương mại quốc tế.

12
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Các phương thức thanh toán quốc tế sử dụng trong quan hệ thương mại
quốc tế bao gồm :
Phương thức ghi sổ ( mở tài khoản ).
Phương thức chuyển tiền.
Phương thức nhờ thu.
Phương thức tín dụng chứng từ.
1.1.2.4/ Các chứng từ thông dụng trong ngoại thương.
Thương mại quốc tế là một hoạt động rất phức tạp. Gắn liền với quá trình
thực hiện, trong các giao dịch quan hệ thương mại quốc tế thường xuất hiện nhiều
loại chứng từ khác nhau. Các loại chứng từ này chính là những bằng chứng có giá
trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới quan hệ
thương mại cũng như quan hệ thanh toán quốc tế.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, nội dung và mối quan hệ giữa các bên trong
từng hợp đồng thương mại cụ thể, tuỳ theo phương thức thanh toán mà các bên
trong quan hệ thương mại lựa chọn áp dụng, bộ chứng từ có thể được thành lập với
nội dung, số lượng, số loại khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng của mỗi
loại chứng từ, người ta phân chia các chứng từ trong thương mại quốc tế thành 2
nhóm chính, đó là :

 Các chứng từ thương mại bao gồm :
- Chứng từ hàng hoá.
- Chứng từ vận tải.
- Chứng từ bảo hiểm.
 Các chứng từ tài chính bao gồm :
- Hối phiếu.
- Lệnh phiếu.
- Séc.
 Các chứng từ thương mại.

13
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
 Chứng từ hàng hoá.
- Hoá đơn thương mại ( Commercial invoice ).
Hoá đơn thương mại là chứng từ kế toán do bên bán lập, biểu hiện
lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng cho bên mua và sẽ được bên mua
thanh toán.
Những nội dung chủ yếu trong hoá đơn thương mại bao gồm : bên mua –
bên bán, số hiệu, ngày và nơi lập, mô tả về hàng hoá, đơn giá và tổng giá cả hàng
hoá, điều kiện giao hàng và thanh toán,…
Ngoài hoá đơn thương mại thông thường, trong ngoại thương đôi khi cũng
còn thấy một số dạng đặc thù của hoá đơn như :
- Hoá đơn tạm ( Provisional invoice ) : với nội dung yết giá tạm tính hoặc
giá trị từng phần của giao hàng.
- Hoá đơn chính thức ( Final invoice ) : dùng để yết giá tổng giá trị hàng
hoá phải thanh toán khi hoàn tất hợp đồng.
- Hoá đơn chiếu lệ ( Pro – Forma invoice ) : được dùngnhư thư chào hàng,
không có ghi ký hiệu mã hàng giao.
- Hoá đơn lãnh sự ( Consular invoice ) : do lãnh sự quán của bên mua tại
nước bên bán cấp để chứng nhận bên bán không bán phá giá, hàng hoá

phù hợp quy định luật pháp nước sở tại và làm cơ sở để tính thuế nhập
khẩu.
Hoá đơn thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông
tin chi tiết liên quan đến hàng hoá, điều kiện giao hàng và thanh toán cũng như
tổng trị giá hàng bên bán thực giao. Đồng thời nó cũng chính là căn cứ quan trọng
cho việc kiểm tra, xử lý bộ chứng từ thanh toán trong các phương thức thanh toán
thông dụng. Ngoài ra hóa đơn thương mại cũng là chứng từ làm cơ sở khai báo và
tính thuế hải quan xuất nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin ).

14
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản cung cấp bằng chứng về quốc gia
xuất xứ của hàng hoá, do cơ quan có thẩm quyền ký lập (thông thường do
Phòng thương mại quốc gia lập).
Nội dung chủ yếu bao gồm : bên bán ( người gửi hàng ), bên mua (người
nhận hàng), mô tả hàng hoá, chi tiết về việc giao hàng, chứng nhận quốc gia xuất
xứ, ngày và nơi lập, xác thực của cơ quan có thẩm quyền.
- Phiếu chứng nhận kiểm nghiệm ( Certificate of inspection ).
Phiếu chứng nhận kiểm nghiệm hàng hoá là văn bản cung cấp bằng
chứng về việc kiểm nghiệm tiêu chuẩn hàng hoá và chi tiết kết quả kiểm hoá
đó, do cơ quan có thẩm quyền ký lập. Tuỳ theo yêu cầu của các bên mua –
bán mà hàng hoá sẽ được kiểm nghiệm về chất lượng hoặc số lượng hoặc toàn
diện. Trong thực tế có trường hợp phiếu chứng nhận kiểm nghiệm này được thay
bằng phiếu chứng nhận chất lượng (Certificate of quantity ).
- Phiếu đóng gói ( Packing list ).
Phiếu đóng gói là bảng kê chi tiết những hàng hoá được đóng gói trong một
kiện hàng cùng với thông tin về chất liệu dùng làm bao bì đóng gói. Nội dung chủ
yếu của phiếu này cũng nêu những chi tiết về ký mã hiệu hàng hoá, số lượng,
trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, kích cỡ, số hiệu kiện hàng,…

 Chứng từ vận tải.
- Vận đơn hàng hải ( Bill of lading ) : là chứng từ vận tải do các hãng vận
chuyển đường biển cung cấp cho người gửi hàng.
Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận của hãng vận chuyển về việc
người gửi hàng ( chủ hàng ) đã giao hàng. Đây cũng là bằng chứng về một hợp
đồng vận chuyển với người gửi hàng. Đồng thời nó cũng là chứng từ xác nhận
quyền sở hữu của người nắm giữ bản gốc vận đơn đối với hàng hoá vận chuyển.
Nội dung chủ yếu của vận đơn hàng hải bao gồm : hãng tàu vận chuyển, người gửi
hàng, người nhận hàng, người được thông báo về chuyến hàng, tên tàu vận
chuyển, hành trình vận chuyển, mô tả vắn tắt về hàng hoá, ký hiệu mã hàng vận
chuyển, chuyển tải ( được phép/cấm ), ngày hàng giao lên ( khoang ) tàu, chi tiết

15
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
cước phí ( đã trả, chưa trả thu sau … ), số bản gốc vận đơn được lập, tình trạng
hàng hoá vận chuyển, chữ ký hãng vận chuyển hoặc thuyền trưởng.
Mặt sau của vận đơn thường nêu rõ nguồn luật áp dụng cùng các điều khoản
điều kiện của hợp đồng chuyên trở hàng hoá.
- Vận đơn liên hợp ( Combined transport B/L).
Là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở
từ bên bán sang bên mua bằng cách kết hợp nhiều phương thức vận chuyển khác
nhau.
Về mặt chức năng, vận đơn này cũng tương tự như vận đơn hàng hải, khi
hãng vận chuyển hoặc người phụ trách điều phối vận tải liên hợp cam kết lãnh
trách nhiệm từ nơi nhận hàng tới nơi giao cuối cùng. Vận đơn liên hợp sẽ được
cấp chung cho toàn chặng hành trìnhg vận chuyển. Khi áp dụng vận tải liên hợp,
hàng hoá bao giờ cũng mặc nhiên được chuyển tải từ phương tiện vận tải này sang
phương tiện vận tải khác.
- Phiếu vận chuyển ( Consignment note ).
Phiếu vận chuyển là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, bằng

đường sắt, hoặc đường hàng không do hãng vận chuyển và người gửi hàng cùng
ký lập, thường đi kèm với hàng vận chuyển.
Chứng từ này không có chức năng xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá,
do vậy hãng vận chuyển sẽ giao hàng cho người nào đó nếu họ chứng minh được
mình là người nhận hàng mà không không cần phải xuất trình bản gốc vận đơn.
Trong ngoại thương người ta có thể sử dụng phiếu vận chuyển đường bộ, đường
sắt, nhưng phổ biến nhất là phiếu vận chuyển hàng không.
 Chứng từ bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm là một trong những chứng từ quan trọng trong nghiệp vụ
ngoại thương, đặc biệt là khi hai bên mua bán áp dụng điều kiện giao hàng CIF
hoặc CIP.

16
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Với hai điều kiện giao hàng này, để chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng xuất nhập khẩu và đáp ứng yêu cầu về điều kiện thanh
toán, bên bán phải xuất trình chứng từ bảo hiểm phù hợp cho bên mua.
Chứng từ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển chặng chình thường sử dụng trong
ngoại thương bao gồm : hợp đồng bảo hiểm và chứng thư bảo hiểm. Cả hai loại
này cũng có khả năng chuyển nhượng giống như vận đơn hàng hải, theo đó cho
phép bên được bảo hiểm chuyển nhượng cho người khác quyền đòi bồi thường
bảo hiểm bằng cách ký hậu theo lệnh.
- Bảo hiểm đơn cho hàng hoá vận chuyển ( Cargo insurance policy ).
Bảo hiểm đơn là chứng từ bảo hiểm được lập trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là văn bản thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bảo hiểm cam
kết sẽ bồi thường cho bên được bảo hiểm một khoản tiền bảo hiểm nhất định khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm xác định. Đổi lại bên bảo hiểm được hưởng một khoản phí
bảo hiểm về dịch vụ cung cấp.
Nội dung chủ yếu của bảo hiểm đơn :
- Bên bảo hiểm – bên được bảo hiểm.

- Ngày và nơi lập bảo hiểm đơn.
- Số tiền được bảo hiểm.
- Lợi ích ( hàng hoá ) được bảo hiểm.
- Tên tàu – chi tiết chuyến vận chuyển.
- Điều kiện bảo hiểm.
- Nơi trả tiền bồi thường.
- Số bản gốc bảo hiểm đơn được lập.
- Chữ ký của bên bảo hiểm hoặc đại lý.
Trên mặt sau của bảo hiểm đơn thường diễn đạt nội dung các điều kiện bảo
hiểm và luật áp dụng. Bảo hiểm đơn có ý nghĩa quan trọng trong bộ chứng từ
thương mại quốc tế. Nó là bằng chứng về một hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết
với đầy đủ chi tiết về các rủi ro được bảo hiểm, mức bảo hiểm … Nó cũng là

17
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
chứng từ xác nhận quyền sở hữu, theo đó người được bảo hiểm được phép chuyển
nhượng quyền thụ hưởng bồi thường bảo hiểm cho người khác theo thủ tục ký
hậu.
- Chứng từ bảo hiểm ( Cargo insurance certificate ).
Chứng từ bảo hiểm được hãng bảo hiểm lập hoặc bên mua điền vào mẫu in
sẵn, gồm những nội dung tương ứng với mỗi chuyến hàng, chiếu theo hợp đồng
bảo hiểm đã ký kết.
Cũng như hợp đồng bảo hiểm, chứng thư bảo hiểm cho phép bên được bảo
hiểm chuyển nhượng quyền đòi bồi thường bảo hiểm bằng cách ký hậu chuyển
nhượng.
Về hiệu lực pháp lý, chứng the bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng
bảo hiểm vì nó có những hạn chế nhất định trong trường hợp cần phải đưa ra xem
xét trước toà hoặc trọng tài. Vì vậy trong hợp đồng xuất nhập khẩu, theo điều kiện
CIF hoặc CIP có khi bên mua không chấp nhận chứng từ này mà phải là hợp đồng
bảo hiểm.

1.2/ Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế.
1.2.1/ Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange draft).
 Khái niệm.
Hối phiếu là một loại thương phiếu, một loại phương tiện thanh toán chủ
yếu và rất thông dụng trong thương mại quốc tế. Hối phiếu kà một từ mệnh lệnh
đòi tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người
này khi nhìn thấy tờ phiếu hoặc đến một ngày nhất định, hoặc đến một ngày có thể
xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó,
hoặc theo lệnh của người này, trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm
phiếu.
 Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu.
Nhìn chung, các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu bao gồm luật quốc gia, luật
hoặc điều ước quốc tế về thương phiếu :

18
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
- Công ước Geneve 1930, trong đó có ban hành một luật điều chỉnh về hối
phiếu mang tên “ Luật thống nhất về hối phiếu ” ( Uniform Law for Bill of
Exchange – UBL ).
- Công ước Liên Hợp Quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế năm 1980
(Internatioanl Bill of Exchange and International Promissory Note – UN
Convention 1980).
Ngoài ra, còn có hệ thống văn bản luật quốc gia của một số nước như:
+ Luật hối phiếu 1882 của Anh quốc ( Bill of Exchange Act – BEA 1882 ).
Luật thương mại thống nhất 1962 của Hoa Kỳ ( Uniform Commercial
Codes of 1962 – UCC ).
 Các thành phần tham gia.
+ Người ký phát hối phiếu ( Drawer ) : là người thành lập và ký phát hành
hối phiếu.
+ Người trả tiền hối phiếu ( Drawee ) hay là người bị ký phát, người thụ

lệnh : là người có trách nhiệm phải thanh toán số tiền trên hối phiếu cho người
được hưởng lợi khi đến hạn thanh toán.
+ Người thụ hưởng hối phiếu ( Beneficiary ) : là người được nhận số tiền
ghi trên hối phiếu.
 Tính chất của hối phiếu.
Một là, hối phiếu mang tính trừu tượng : tính trừu trượng của hối phiếu
được thể hiện ở chỗ, trong nội dung của hối phiếu, người ta không thể hiện cụ thể
những lý do nào đã làm nảy sinh quan hệ nợ nần giữa các bên có liên quan.
Hai là, hối phiếu mang tính bắt buộc : điều này thể hiện ở chỗ khi đến hạn
thanh toán tiền được ấn định trên hối phiếu, người có nghĩa vụ trả tiền phải thanh
toán cho người thụ hưởng theo đúng những nội dung ghi trên hối phiếu đã được
chấp nhận. Tuyệt đối không được viện lý do gì, dù là chủ quan hay khách quan để
trì hoãn hoặc từ chối nghĩ vụ trả tiền đối với người thụ hưởng.

19
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Ba là, hối phiếu có tính lưu thôn : khả năng lưu thông của hối phiếu thể hiện
ở chỗ trong thời hạn thanh toán, hối phiếu có thể được chuyển nhượng liên tục, từ
người này sang người khác, để làm phương tiện thanh toán, chi trả lẫn nhau giữa
các chủ thể có liên quan.
Sơ đồ quá trình lưu thông hối phiếu.
Người ký phát hối
phiếu ( Drawer )
( 3 )
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
( 4 )
Người được chuyển
nhượng ( thứ 1 )
( 1 ) ( 2 ) ( 5 )

Người trả tiền hối phiếu
( Drawee )
Người được chuyển
nhượng ( thứ 2, 3,…)
( 1 ) Người xuất khẩu ký phát hối phiếu xuất trình cho người thụ lệnh
(người NK ).
( 2 ) Người thụ lệnh ký chấp nhận hối phiếu, trả lại người ký phát.
( 3 ) Người ký phát chuyển giao hối phiếu cho người hưởng lợi.
( 4 ) Người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu cho những người hưởng lợi
tiếp theo.
1.2.2/ Lệnh phiếu ( Promissory note ).
 Khái niệm.
Lệnh phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả
một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người được hưởng lợi được chỉ
định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

20
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Tương tự như hối phiếu khi thành lập lệnh phiếu cũng phải ghi đầy đủ
những nội dung chủ yếu như sau :
+ Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện.
+ Thời hạn trả tiền.
+ Địa điểm trả tiền.
+ Tên họ người thụ hưởng.
+ Địa điểm ngày ký phát lệnh phiếu.
+ Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu.
1.2.3/ Séc ( Cheque, check ).
 Khái niệm.
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của NH ký
phát ra lệnh cho NH trích một số tiền nhất định từ khoản của mình để trả cho

người được chỉ định trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
 Thành phần tham gia thanh toán.
- Người ký séc : đó là người chủ tài khoản tiền gửi thanh toán ở NH.
- Người thụ lệnh : NH ( thực hiện việc trích tài khoản người ký phát séc trả
cho người thụ hưởng ).
- Người thụ hưởng : người được hưởng số tiền trên tờ séc.
 Nội dung bắt buộc ghi trên tờ séc.
- Phải có tiêu đề “ SÉC ”. Nếu không có tiêu đề này, NH sẽ từ chối việc
thực hiện lệnh của người ký phát.
- Số tiền nhất định, phải ghi rõ ràng cụ thể, không được ghi lãi suất bên cạnh
số tiền đó.
- Số tiền phải được diễn đạt cả bằng số và bằng chữ, với số lượng bằng
nhau.
- Ngày tháng, địa điểm ký phát séc.

21
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
- Tên, địa chỉ người trả tiền, người hưởng lợi.
- Tài khoản trích tiền, NH mở tài khoản.
- Chữ ký của người ký phát séc.
 Những điều kiện thành lập séc.
- Người ký phát séc phải có tiền trên tài khoản mở tại NH. Số tiền trên tờ
séc không vượt quá số dư có trên tài khoản tiền gửi tại NH.
- Để thuận tiện trong việc ký phát và thanh toán, séc được in sẵn theo mẫu.
Người ký phát chỉ cần điền vào những chỗ trống theo nội dung thích hợp.
- Thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc.
 Một số loại séc thường dùng.
- Séc vô danh ( cheque to bearer ) : là loại séc không ghi tên người hưởng
lợi, thường ghi “ Pay to the bearer ” ( trả cho người cầm séc ).
- Séc đích danh ( nominal cheque ) : là loại séc chỉ định cụ thể tên người

hưởng lợi, do đó chỉ có người này mới được lĩnh tiền. Loại séc này không chuyển
nhượng được.
- Séc theo lệnh ( Cheque to order ) : là loại séc có ghi “Pay to the other” ( trả
theo lệnh ). Loại séc này có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu.
- Séc gạch chéo ( Crossed cheque ) : là loại séc mà trên mặt trước của nó có
2 gạch chéo song song chạy từ góc này sang goác kia của tờ séc. Có 2 loại séc
gạch chéo :
+ Gạch chéo thông thường ( Cheque Crossed generally ) : giữa 2 gạch chéo
không ghi tên NH thanh toán, do vậy loại séc này NH nào cũng có thể thực hiện
việc thanh toán.
+ Gạch chéo đặc biệt ( Cheque Crossed specially ) : giữa 2 gạch chéo có chỉ
định cụ thể tên của NH nhận thanh toán tiền cho người hưởng lợi.
- Séc chuyển khoản ( Transferable cheque ) : là loại séc chỉ chuyên dùng
làm phương tiện thanh toán bằng chuyển khoản không trả bằng tiền mặt và cũng
không chuyển nhượng được.

22
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
- Séc xác nhận ( Certified cheque ) : là loại séc được NH xác nhận việc trả
tiền. Mục đích của việc xác nhận nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc,
ngăn chặn việc phát hành séc quá số dư trên tài khoản.
- Séc du lịch ( Traveller’s Cheque ) : là loại séc do NH phát hành và được
chi trả tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nào của NH đó trong hay ngoài nước.
Sơ đồ lưu thông séc.
Ngân hàng
bên bán
( 4 )
( 5 )
Ngân hàng
bên mua

( 3 ) ( 6 )
( 5 )
Người bán
Người thụ hưởng
( 1 )
( 2 )
Người mua
Người ký phát
( 1 ) Người bán trao hàng.
( 2 ) Người mua trao séc.
( 3 ) Người bán nộp séc vào NH để nhờ thu hộ tiền trên séc.
( 4 ) NH bên bán thu hộ tiền qua NH bên mua.
( 5 ) NH bên mua đòi tiền người mua.
( 6 ) Thanh toán tiền cho người bán.
1.2.4/ Thẻ thanh toán.
 Khái niệm.
Thẻ thanh toán là phương tiện chi trả hiện đại, mà người sở hữu nó có thể sử
dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ; đồng thời cũng có thể sử dụng để rút tiền
mặt tại các máy, quầy tự động của NH.
 Các loại thẻ thanh toán.

23
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
- Thẻ rút tiền tự động ( ATM )
- Thẻ thanh toán ngay ( Payment card )
- Thẻ thanh toán hoãn hiệu ( Credit card ).
- Thẻ quốc tế ( Master card, American Exprress, …).
1.3/ Các phương thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc tế.
1.3.1/ Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền ( Remittance ).
 Khái niệm.

Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách
hàng ( người có yêu cầu chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển
một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng ) ở một địa điểm nhất
định.
 Các bên tham gia thanh toán.
- Người yêu cầu chuyển tiền ( Remitter ) : là người yêu cầu ngân hàng
thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Thường là người nhập
khẩu, người mắc nợ hoặc người có nhu cầu chuyển vốn.
- Người thụ hưởng ( Beneficiary ) : là người được nhận số tiền chuyển
tới thông qua ngân hàng. Thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói
chung là người được người chuyển tiền chỉ định.
- Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền ( The Remitting Bank ) : là
ngân hàng phục vụ người chuyển tiền.
- Ngân hàng trả tiền ( The Paying Bank ) : là ngân hàng trực tiếp trả tiền
cho người thụ hưởng. Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của
ngân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng.

24
Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ quy trình thanh toán bằng chuyển tiền.
Ngân hàng chuyển
tiền
Remitting Bank
( 3 ) Ngân hàng trả tiền
Paying Bank
( 2 ) ( 4 )
Người yêu cầu chuyển
tiền
Remitter
( 1 ) Người thụ hưởng

Beneficiary
( 1 ) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người
nhập khẩu.
( 2 ) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá ( hoặc bộ chứng từ hàng
hoá ) nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập giấy uỷ nhiệm chuyển
tiền ( lệnh chuyển tiền ) gửi tới ngân hàng phục vụ mình.
( 3 ) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý
(hoặc chi nhánh) – ngân hàng trả tiền.
( 4 ) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
 Nội dung của giấy uỷ nhiệm chuyển tiền.
Để tiến hành phương thức thanh toán này, người yêu cầu chuyển tiền phải
lập giấy uỷ nhiệm chuyển tiền ( Lệnh chuyển tiền ) gửi ngân hàng phục vụ mình.
Lệnh chuyển tiền được coi là văn bản làm cơ sở pháp lý giữa ngân hàng chuyển
tiền và người yêu cầu chuyển tiền, để thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền.
Nội dung chủ yếu của lệnh chuyển tiền gồm các yếu tố sau đây :
- Tên họ, địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền.
- Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản.
- Số tiền yêu cầu chuyển.

25

×