Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

thực trạng thanh tra ngân hàng việt nam ở từng bộ phận thực hiện các phương thức thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.84 KB, 27 trang )

Lời mở đầu
Như chóng ta đã biết, cơ chế thị trường có rất nhiều ưu điểm, song nó cũng
tồn tại không Ýt khuyết tật. Trong cơ chế này, các thành phần kinh tế phát triển
đa dạng, phong phú, tự do kinh doanh” làm những gì pháp luật không cấm”.
Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường, với mỗi ngành, Chính phủ nào cũng sử
dụng nhiều công cụ để quản lí, hạn chế hậu quả của các khuyết tật tất yếu của
nền kinh tế. Trong đó, thanh tra là một trong những công cụ thiết yếu, được các
Chính phủ sử dụng rất hiệu quả.
Không nằm ngoài qui luật chung, ngành ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường cũng tồn tại những tiêu cực nhất định. Do đặc điểm là một ngành hoạt
động trong lĩnh vực tiền tệ, những điểm tiêu cực này có đặc thù riêng. Thêm
nữa, ngành ngân hàng có ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế nên các
Chính phủ rất quan tâm đến việc quản lí nó- và tất nhiên, thanh tra là một công
cụ hữu hiệu. Xuất phát từ những đặc điểm riêng và ảnh hưởng của ngành, thanh
tra giám sát ngân hàng cũng có những đặc thù khác thanh tra nói chung và
chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lí.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhất là bước
ngoặt chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1986, ngành ngân hàng ngày
càng phát triển, hoàn thiện; kéo theo sự phát triÓn của thanh tra giám sát ngân
hàng. Tuy nhiên, dù đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, thanh tra giám sát
NHTW tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa theo sát được
những vấn đề mới đặt ra của ngành trong thời đại hiện nay. Với mục đích góp
1
1
một chút công sức vào việc nhìn nhận lại một cách tổng quát thực trạng thanh
tra giám sát NHTW ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
nó hơn nữa; trong tiểu luận này xin được đề cập đến những nội dung chính sau:
- Lí luận cơ bản về thanh tra giám sát NHTW.
- Thực trạng thanh tra giám sát NHTW tại Việt Nam.
- Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thanh tra giám sát NHTW tại
Việt Nam.


Do phạm vi hạn hẹp và sự hạn chế về trình độ bản thân, tiểu luận của em sẽ
không tránh khỏi những lỗi nhất định. Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy cô giáo để nó được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
2
2
Chương I: Lí luận chung về
thanh tra giám sát NHTW
thanh tra giám sát NHTW
Do phạm vi hạn chế, trong chương này, xin được đề cập một cách sơ lược,
tổng quát nhất về thanh tra giám sát NHTW( gọi tắt là thanh tra ngân hàng).
1. Khái niệm, mục đích, đối tượng:
a. Khái niệm:
Theo Luật NHNN Việt Nam, thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên
ngành về ngân hàng, thuộc bộ máy NHNN. Nói cách khác, thanh tra ngân hàng
là tổ chức thực hiện cả hai chức năng: thanh tra chuyên ngành( về ngân hàng)
và thanh tra Nhà nước( cơ quan thanh tra bé).
b. Mục đích:
- Là cơ quan thanh tra bộ nên một mục đích của thanh tra ngân hàng là góp
phần đảm bảo an toàn của toàn bộ hệ thống tín dụng.
- Ngoài ra, do đặc điểm riêng của ngành ngân hàng, thanh tra ngân hàng có
mục đích riêng khác với các thanh tra bộ khác. Đó là:
+ Bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của người gửi tiền.
+ Cùng với các bộ phận khác của NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia.
c. Đối tượng:
Theo thông lệ quốc tế, đối tượng của thanh tra ngân hàng là tất cả các ngân
hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, theo các văn bản luật áp
dụng tại nước ta( ví dụ: Luật NHNN, Luật về các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh
thanh tra, ), đối tượng của thanh tra ngân hàng Việt Nam rộng hơn. Cụ thể là:

3
3
- Tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng( cả ngân hàng và phi ngân
hàng).
- Hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ
và hoạt động ngân hàng( xuất phát từ chức năng thanh tra chuyên ngành về
ngân hàng của thanh tra ngân hàng Việt Nam).
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động:
a. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Theo thông lệ quốc tế, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, nhiệm vụ và
quyền hạn của thanh tra ngân hàng bao gồm:
1. Cấp giấy phép hoạt động ngân hàng; từ chối, mở rộng, thu hẹp
hoạt động ngân hàng
2. Giám sát từ xa bằng hệ thống máy vi tính, nối mạng đến từng ngân
hàng.
3. Thanh tra tại chỗ( thường chỉ tại trụ sở chính), xếp loại ngân hàng;
chấn chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng,
4. Xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền,
5. Đình chỉ hoạt động, đình chỉ người điều hành, thu hồi giấy phép
hoạt động của tổ chức tín dụng,
6. Cưỡng chế các tổ chức tín dụng thi hành những quyết định đã đưa
ra.
4
4
7. Tham dự các phiên họp Hội đồng ngân hàng quốc gia( Hội đồng
chính sách tiền tệ, Hội đồng tiền tệ, ); được phát biểu ý kiến độc lập và bảo
lưu ý kiến của mình,
8. Qui định các nguyên tắc, chuẩn tắc về tổ chức, hoạt động quản trị
điều hành, an toàn, quản lí rủi ro, các điều nghiêm cấm khác.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, thanh tra ngân hàng chỉ làm có quyền, nhiệm vụ
(2), (3), (4); nhưng lại thực hiện thêm:
- Phục vụ chức năng quản lí Nhà nước về tiền tệ.
- Thanh tra hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.
- Giải quyết khiếu tố.
- Chống tham nhòng.
b. Nguyên tắc hoạt động:
- Tuân thủ pháp luật.
- Đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
- Không chịu sự can thiệp trái pháp luật của bất kì tổ chức và cá nhân nào.
3. Mô hình tổ chức:
Hiện nay, trên thế giới tồn tại 3 mô hình tổ chức thanh tra ngân hàng sau:
- Thanh tra ngân hàng không thuộc NHTW:
+ Thanh tra ngân hàng trực thuộc Chính phủ: các Uỷ ban giám sát ngân
hàng, Cục thanh tra liên bang.
+ Thanh tra ngân hàng trực thuộc Bộ Tài chính: thanh tra ngân hàng là
một bộ phận của thanh tra tài chính.
5
5
- Thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận tồn tại song song: cả trong và
ngoài tổ chức NHTW.
- Thanh tra ngân hàng thuộc bộ máy NHTW.
Tại Việt Nam, chóng ta đang sử dụng mô hình thứ 3: thanh tra ngân hàng
thuộc bộ máy NHNN.
4. Phương thức, nội dung thanh tra ngân hàng:
Về nội dung phương pháp, thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận: giám
sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hai bộ phận này luôn có mối quan hệ rất mật thiết
với nhau, tạo thanh một hệ thống thanh tra hoàn chỉnh, toàn diện.
a. Giám sát từ xa:
Định nghĩa: Giám sát từ xa là phương thức thanh tra sử dụng thông tin

trên các báo cáo để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức tín
dụng, từ đó đề ra các biện pháp xử lí khi cần thiết.
Nói cách khác, giám sát từ xa là phương pháp mà cán bộ thanh tra ngồi tại
trụ sở của mình tiếp nhận các thông tin báo cáo để phân tích, đánh giá đơn vị
được thanh tra một cách thường xuyên và có hệ thống.
Nội dung:
Để thực hiện giám sát từ xa, thanh tra ngân hàng sử dụng công thức
CAMEL. Đây là một hệ thống các chỉ tiêu được đưa ra lần đầu vào khoảng cuối
thế kỉ XVIII, sau này, vào năm 1970 được Uỷ ban Basel hoàn chỉnh, thiết kế
bổ sung, bao gồm 25 chuẩn mực và được áp dụng phổ biến cho đến nay. Hệ
6
6
thống này bao gồm các chỉ tiêu đánh giá toàn bộ hoạt động của tổ chức tín
dụng, tập trung vào 5 yếu tố:
C ( capital) : vốn.
A ( asset quality) : chất lượng tài sản Có.
M ( management) : khả năng quản lí.
E ( earning) : khả năng sinh lời.
L ( liquidity) : khả năng thanh toán.
Qui trình:
Giám sát từ xa là hoạt động diễn ra có tính chất thường xuyên, liên tục và
định kì. Theo phương pháp này, sau mỗi khoảng thời gian nhất định; các tổ
chức chịu sự quản lí của thanh tra ngân hàng phải gửi các báo cáo theo qui định
cho cơ quan thanh tra ngân hàng. Dựa trên cơ sở các báo cáo đó, cơ quan thanh
tra ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, chấm điểm và xếp loại các tổ
chức tín dụng theo hệ thống tiêu chuẩn CAMEL ( đã nhắc tới ở trên).
b. Thanh tra tại chỗ:
Định nghĩa:
Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra trong đó tiến hành thanh tra trực
tiếp tại các tổ chức là đối tượng thanh tra nhằm xác định hiện trạng cụ thể của

đối tượng đó.
Nội dung: thanh tra theo từng bộ phận hoạt động,tập trung vào một số nội
dung nhất định, ví dụ:
- Về cơ cấu tổ chức.
- Về kế toán.
7
7
- Về đánh giá chất lượng tài sản Có, tài sản Nợ.
- Về kết quả tài chính.

Qui trình: nói một cách ngắn gọn, qui trình thanh tra tại chỗ bao gồm các
bước cơ bản sau:
- Chuẩn bị: xác định nội dung công việc, phương pháp sẽ thực hiện,
thành lập và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đoàn thanh tra.
- Thực hiện thanh tra: đến tận địa điểm tổ chức định thanh tra, tiến hành
công việc thanh tra theo dự định với sự giúp đỡ của tổ chức được thanh tra.
- Kết thúc thanh tra: báo cáo công khai kết quả thanh tra, đưa ra các kiến
nghị, biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc( nếu có).
Hai phương thức thanh tra trên, mỗi phương thức đều có những ưu và
nhược điểm riêng nhưng khi được sử dụng kết hợp trong tổ chức thanh tra ngân
hàng, chúng sẽ phát huy tác dụng rất tốt vì giữa hai phương thức này có mối
quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Khi được sử dụng kết hợp, chúng sẽ hỗ
trợ, bổ khuyết lẫn cho nhau. Cụ thể:
- Dựa trên các báo cáo, những thông tin thu nhận được, bộ phận giám sát
từ xa sẽ đánh giá một cách tổng quát về đối tượng thanh tra; từ đó “ chỉ điểm”
cho bộ phận thanh tra tại chỗ những vấn đề, tồn tại cần phải thanh tra, kiểm
soát.Nhờ đó sẽ giảm được khối lượng công việc cho bộ phận thanh tra tại chỗ
và nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận này( do tính tập trung cao hơn).
- Ngược lại, với việc kiểm tra cụ thể các đối tượng thanh tra, bộ phận thanh
tra tại chỗ sẽ kiểm chứng được sự chính xác của những thông tin mà các tổ chức

8
8
báo cáo lên. Thêm nữa, các thông tin do thanh tra tại chỗ cung cấp sẽ là những
dữ liệu quan trọng, có tính xác thực cao cho giám sát từ xa. Từ đó, nó sẽ giúp
đỡ đắc lực cho bộ phận giám sát từ xa trong việc đánh giá, xếp loại các tổ chức
tín dụng.
Nói cách khác, giám sát từ xa định hướng cho thanh tra tại chỗ và thanh tra
tại chỗ kiểm chứng thông tin, cung cấp dữ liệu cơ sở cho giám sát từ xa. Chỉ khi
có cả hai bộ phận này mới có thể hình thành một hệ thống thanh tra ngân hàng
hoàn thiện, kiểm tra giám sát toàn diện các đối tượng thanh tra.
Tóm lại, thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân
hàng; thực hiện việc thanh tra giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống hoạt
động về tín dụng thông qua việc kết hợp hai phương thức: giám sát từ xa và
thanh tra tại chỗ.
9
9
Chương II: Thực trạng thanh tra ngân hàng
tại Việt Nam
Như đã đề cập trong chương I, thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận:
giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; song chúng cùng nằm trong một cơ cấu tổ
chức, có cùng quyền hạn, trách nhiệm chung. Do vậy, trong chương này, thực
trạng thanh tra ngân hàng Việt Nam sẽ được xem xét trên ba góc độ:
- Thực trạng chung của thanh tra ngân hàng Việt Nam.
- Thực trạng giám sát từ xa tại Việt Nam.
- Thực trạng thanh tra tại chỗ tại Việt Nam.

1. Thực trạng chung của thanh tra ngân hàng Việt Nam:
Kể từ khi ra đời vào năm 1951 đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã
phát triển qua hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn ngân hàng một cấp( từ 1951
đến 1987) và giai đoạn ngân hàng hai cấp( từ 1988 đến nay). Kéo theo nó, sự

phát triển của thanh tra ngân hàng cũng chia làm hai giai đoạn khác nhau. Tuy
nhiên, trong giai đoạn ngân hàng một cấp, do đặc điểm cơ chế tập trung, quan
liêu, bao cấp nên thanh tra ngân hàng gần như không tồn tại. Nó chỉ thực sự
xuất hiện, làm việc có hiệu quả trong giai đoạn ngân hàng hai cấp; đặc biệt từ
khi có những văn bản pháp luật qui định cụ thể, chi tiết hơn về thanh tra ngân
hàng như Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh thanh tra, Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính, Pháp lệnh chống tham nhòng, Do đó, trong
10
10
chương này, thực trạng của thanh tra ngân hàng chỉ được xem xét trong giai
đoạn ngân hàng hai cấp( kể từ 1988 đến nay).
Xét một cách toàn diện, thanh tra ngân hàng đã có những bước tiến trên
nhiều mặt nhưng cung vẫn còn một số vấn đề còn vướng mắc. Cụ thể:
Về tổ chức:
Thanh tra ngân hàng là một cơ quan thanh tra bộ, nằm trong tổ chức của
NHNN. Nhờ đó, thanh tra ngân hàng sẽ có được những thuận lợi nhất định
trong hoạt động như: không chịu nhiều áp lực chính trị; dễ dàng trong việc thu
thập, xử lí thông tin do có mối quan hệ, hỗ trợ của các bộ phận khác trong
NHNN; chất lượng công việc cũng khá cao do tận dụng được nguồn lực( cơ sở
vật chất, nhân viên chuyên ngành sẵn có, ). Vả lại, xét cho cùng, NHNN phải
chịu trách nhiệm về việc hoạch định, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - một
nội dung trong quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra ngân hàng.
Tuy nhiên, do nằm trong cơ cấu tổ chức của NHNN nên về bản chất, bộ
phận thanh tra ngân hàng không có sự độc lập thực sự đối với hoạt động của
NHNN. Bằng chứng rõ nhất là thanh tra ngân hàng phải góp phần vào việc thực
hiện chính sách tiền tệ, chống tham nhòng. Trong khi đó, về nguyên tắc, hoạt
động thanh tra ngân hàng phải hoàn toàn độc lập với hoạt động của hệ thống
các tổ chức tín dụng bởi nó chính là tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của
toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, luôn phải đảm bảo sự khách quan, công
minh trong hoạt động của bản thân nó.

Thêm nữa, do nằm trong cơ cấu tổ chức NHNN, thanh tra ngân hàng
không có tổ chức theo ngành dọc( tức là không có sự liên hệ trực tiếp giữa bộ
11
11
phận thanh tra ngân hàng các cấp với nhau, phải thông qua NHNN cùng cấp).
Lại một lần nữa, tính độc lập với hệ thống ngân hàng - đối tượng của thanh tra
ngân hàng - lại bị xâm phạm.
Về đối tượng:
So với thông lệ quốc tế, đối tượng của thanh tra ngân hàng Việt Nam rất
rộng; ngoài hoạt động, tổ chức của hệ thống các tổ chức tín dụng vòn có cả hoạt
động ngân hàng, hoạt động liên quan đến tiền tệ của các tổ chức khác. Với
phạm vi này, thanh tra ngân hàng sẽ có điều kiện sâu sát, quản lí chặt chẽ mọi
hoạt động tiền tệ của nền kinh tế; thực hiện tốt mục đích bảo vệ quyền lợi của
người gửi tiền và sự ổn định của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy
nhiên, phạm vi quá rộng trong khi điều kiện pháp lí chưa hoàn chỉnh hẳn; còn
nhiều điểm bất cập, gây khó khăn không Ýt cho hoạt động thanh tra ngân hàng
ở nước ta.
Về quyền hạn, nhiệm vụ:
Như đã trình bày trong chương I( phần 2.a), quyền hạn và nhiệm vụ của
thanh tra ngân hàng Việt Nam vừa thừa vừa thiếu so với quyền hạn, nhiệm vụ
của thanh tra ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Phần thừa là việc thanh tra ngân
hàng Việt Nam tham gia góp phần thực hiện cả công việc chống tham nhũng,
phục vụ chức năng quản lí nhà nước, Việc “ thừa quyền hạn, nhiệm vụ” chủ
yếu xuất phát từ đặc điểm hỗn hợp, vừa là thanh tra chuyên ngành, vừa là thanh
tra bộ của thanh tra ngân hàng Việt Nam. Thực hiện thêm các nhiệm vụ này,
thanh tra ngân hàng sẽ góp phần đắc lực hơn cho việc quản lí Nhà nước hệ
thống ngân hàng nói riêng và hệ thống các tổ chức kinh tế- tài chính nói chung.
12
12
Song nó cũng lại dẫn đến việc phân tán quyền hạn, không tập trung vào mục

đích hoạt động chính của thanh tra ngân hàng.
Phần thiếu của mặt này của thanh tra ngân hàng Việt Nam là ở chỗ: thanh
tra ngân hàng Việt Nam chỉ được phép đưa ra các kiến nghị, yêu cầu giải quyết
các khó khăn, tồn tại đã phát hiện trong quá trình thanh tra; chứ không được
quyết định trực tiếp áp dụng luôn các biện pháp đó( hoặc nếu có cũng chỉ được
phép áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính với mức hình phạt thấp). Ví dụ
như thanh tra ngân hàng Việt Nam chỉ được đề nghị đưa tổ chức tín dụng vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt, chứ không được quyết định buộc tổ chức tín dụng
thực hiện hình thức này.v.v. Thậm chí, trước đây, nếu không có sự đồng ý của
đối tượng thanh tra kết quả thanh tra không được công nhận.
Nói cách khác, về quyền hạn và nhiệm vụ, thanh tra ngân hàng Việt Nam
bị hạn chế rất nhiều, không được độc lập hoàn toàn trong hoạt động.
Tóm lại, nhìn tổng thể, thanh tra ngân hàng Việt Nam có những điểm riêng
biệt so với thông lệ thế giới nên phù hợp hơn với điều kiện của Việt Nam hiện
nay, song cũng tồn tại không Ýt điều bất cập, chưa hoàn thiện về mô hình đối
tượng, tổ chức, cũng như quyền hạn và nhiệm vụ.
2. Thực trạng thanh tra ngân hàng Việt Nam ở từng bộ phận thực hiện các
phương thức thanh tra:
a. Bộ phận giám sát từ xa:
Giám sát từ xa là bộ phận chính của thanh tra ngân hàng. Về bản chất, nó
chính là bộ phận thực hiện công việc cảnh báo sớm, chỉ ra những sai sót hiện tại
13
13
và xu hướng bất ổn trong tương lai của các đối tượng thanh tra. Do tính rủi ro
cao của hoạt động ngân hàng: nhiều rủi ro tiềm Èn tự thân, dễ mắc phải rủi ro
hệ thống nên các kết quả này góp phần giúp cho hoạt động thanh tra có hiệu quả
hơn, thực hiện tốt hơn mục đích bảo đảm an toàn cho hệ thống các tổ chức tín
dụng.
Tại nước ta, công tác giám sát từ xa của nước ta được hình thành từ 1992,
khi cơ chế quản lí của ngành ngân hàng vẫn hcưa hoàn chỉnh. Hơn 10 năm trôi

qua, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài, cùng với sự tự học
hỏi, rút kinh nghiệm; bộ phận giám sát từ xa của nước ta ngày càng tiến bộ.
Chúng ta đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá vừa theo tiêu chuẩn
quốc tế ( công thức CAMEL), vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam; tạo
nền móng vững chắc cho thanh tra, đánh giá các tổ chức tín dụng. Ví dụ, đối với
chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn( thuộc phần đánh giá chất lượng tài sản Có của tổ chức
tín dụng- chữ A trong công thức CAMEL), thanh tra ngân hàng Việt Nam qui
định mức tối đa là 3%, nhỏ hơn mức tối đa theo qui định của quốc tế( 5%). Giới
hạn này vẫn nằm trong giới hạn của quốc tế, lại phù hợp hơn với điều kiện
nguồn vốn không lớn lắm của ngân hàng Việt Nam; đồng thời khuyến khích
được việc thận trọng, đảm bảo an toàn vốn ở các tổ chức tín dụng.
Một tiến bộ khác không thể không nhắc đến là việc tích cực ứng dụng
công nghệ tin học vào giám sát từ xa. Nhận thấy rõ lợi Ých của việc sử dụng
công nghệ tin học, NHNN Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm suốt 3 năm( từ
1994 đến 1997), trước khi chính thức áp dụng công nghệ tin học một cách phổ
biến trong hoạt động giám sát từ xa( đánh dấu bằng Quyết định 137/QĐ-NH3
14
14
của Thống đốc NHNN Việt Nam tháng 9/1997). Kể từ đó, chất lượng giám sát
từ xa ngày càng được nâng cao; thông tin được thu thập, xử lí bước đầu rất tốt,
thường xuyên; đủ để phục vụ cho việc sử dụng`công thức CAMEL. Kết quả
giám sát từ xa cũng được cung cấp kịp thời cho bộ phận thanh tra tại chỗ và các
bộ phận chuyên môn khác có liên quan.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát từ xa của thanh tra ngân hàng nước ta vẫn
còn nhiều bất cập. Nổi cộm lên là các vấn đÒ sau:
-Thứ nhất: về nội dung giám sát.
Nhìn chung, nội dung giám sát còn nặng về thống kê số liệu; so sánh đơn
thuần các dữ liệu số học được cung cấp. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong
công thức CAMEL còn khá Ýt, nhiều chỉ tiêu mang tính định tính cao, khó
đánh giá; chưa phản ánh được một cách chính xác nhất về tình trạng hoạt động

của đối tượng thanh tra, đặc biệt là mặt hoạt động tài chính của tổ chức tín
dụng.
- Thứ hai: về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giám sát
từ xa.
Mặc dù đã đạt được nhưng tiến bộ kể trên, việc ứng dụng công nghệ thông
tin vẫn còn không Ýt tồn tại. Trước tiên là sự lạc hậu của phần mềm giám sát
mà chúng ta đang sử dụng. Phần mềm này được xây dựng trên hệ quản trị cơ sở
dữ liệu FOXPRO chạy trên nền DOS - hệ quản trị dữ liệu phổ biến trong những
năm 90 của thế kỉ trước - nay không thể đáp ứng được những nhu cầu liên kết
phức tạp. Thêm nữa, phần mềm này được xây dựng từ khi hoạt động giám sát
ngân hàng còn mới, chưa hoàn chỉnh nên sau một thời gian dài páht triển, nó
15
15
phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần để có thể đáp ứng được yêu cầu của từng thời
kì. Thực tế đó dẫn đến tình trạng chắp vá của phần mềm, do đó càng không thể
đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hoạt động giám sát từ xa.
Mặt khác, mặc dù trang bị đầy đủ hệ thống máy tính song các máy lại làm
việc độc lập, không được kết nối thành mạng với nhau. Điều này làm giảm hiệu
quả việc tận dụng, khai thác tài nguyên chung, không đáp ứng được triệt để nhu
cầu liên kết, xử lí dữ liệu giữa hai bộ phận: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
- Thứ ba: về nguồn thông tin và tính kịp thời của thông tin.
Trong giám sát từ xa- thực chất là hệ thống cảnh báo sớm- việc thu thập
được nhiều thông tin và cập nhật thông tin có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy mà
trong thực tế Việt Nam hiện nay, bộ phận giám sát từ xa của thanh tra ngân
hàng chủ yếu chỉ thu được thông tin từ báo cáo do các tổ chức tín dụng cugn
cấp. Đây là những thông tin mang tính một chiều, nghèo nàn, độ tin cậy không
cao. Ngoài ra, do những hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin kể trên,
tính cập nhật của những thông tin này cũng giảm đi nhiều( một số dữ liệu phục
vụ cho việc đánh gía kết quả hoạt động của tháng trước phải đến cuối tháng sau
bộ phận thanh tra mới nhận được). Và bộ phận giám sát từ xa cũng rất khó tiếp

cận được với nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và bộ phận
thanh tra tại chỗ- nguồn thông tin có độ tin cậy, chính xác cao.
Tóm lại, sau hơn 10 năm phát triển, bộ phận giám sát từ xa của thanh tra
ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc song cũng còn tồn tại
khá nhiều khuyết điểm, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời kì hiện
nay.
16
16
b. Bộ phận thanh tra tại chỗ:
Là bộ phận thứ yếu trong thanh tra ngân hàng, song thanh tra tại chỗ vẫn
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, kiểm chứng các dữ liệu cơ sở cho bộ
phận giám sát từ xa.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các đối tượng thanh tra, bộ phận
thanh tra tại chỗ cũng phát triển, theo tương đối sát với hoạt động của các tổ
chức này. Trong mỗi thời kì, ứng với sự biến đổi, mở rộng cơ cấu tổ chức, tăng
lượng nghiệp vụ của các đối tượng thanh tra, bộ phận thanh tra tại chỗ cũng bổ
sung kịp thời các chỉ tiêu đánh giá phù hợp.
Và điểm tiến bộ đáng kể là sự hoàn thiện dần qui trình thanh tra tại chỗ. Từ
lúc qui trình thực hiện còn phức tạp, không theo định hướng thống nhất, không
phân công trách nhiệm rõ ràng, hạn chế quyền hạn của đoàn thanh tra đối với
đối tượng thanh tra; thanh tra ngân hàng nước ta đã đưa ra được qui trình gọn
hơn, phù hợp hơn và nhất là nâng cao quyền hạn cho đoàn thanh tra. Một ví dụ
tiêu biểu là trước năm 1996, kết luận của đoàn thanh tra chỉ có gía trị khi có sự
đồng ý của đối tượng thanh tra. Điều này đã dẫn đến tình trạng thoả hiệp, không
dứt khoát, giảm hiệu quả của công việc thanh tra. Song từ 1997 đến nay, tình
trạng này đã phải chấm dứt: kết luận của đoàn thanh tra vẫn phải công khai với
đối tượng thanh tra, song đoàn thanh tra được quyền bảo lưu ý kiến của mình;
đối tượng thanh tra nếu có phản đối kết luận đó sẽ thực hiện qui trình khiếu nại,
khiếu tố bình thường.
Tuy nhiên, hoạt động thanh tra tại chỗ cũng không tránh khỏi một số

vướng mắc nhất định. Ví như nội dung thanh tra vẫn còn những chỉ tiêu khó xác
17
17
định, các chỉ tiêu thanh tra cũng bị các qui phạm pháp luật khác nhau bó hẹp,
hạn chế. Ngoài ra, trong qui trình thanh tra, theo qui định pháp luật, thành viên
của đoàn thanh tra phải xuất trình Thẻ thanh tra viên, trong khi trên thực tế,
nước ta chỉ có 51% cán bộ thanh tra được cấp Thẻ thanh tra viên. Và nổi bật
nhất là tình trạng thông tin không kịp thời, làm giảm sự gắn bó giữa hai bộ phận
giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ( như đã đề cập ở phần a).
Nhìn chung lại, thanh tra ngân hàng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong
thời kì đổi mới, song vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để có thể đáp ứng
yêu cầu mới của thời đại phát triển, hội nhập hiện nay.
Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA NGÂN HÀNG
TẠI VIỆT NAM.

1. Những vấn đề còn tồn tại của thanh tra ngân hàng Việt Nam:
Nhìn lại chương II, chóng ta có thể thấy, thanh tra ngân hàng Việt Nam
vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cơ bản sau:
- Việc tổ chức thanh tra ngân hàng theo cơ cấu tổ chức của NHNN là
chưa hợp lí; thanh tra ngân hàng chưa được tổ chức thành một ngành dọc, độc
lập thực sự với hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
18
18
- Đối tượng của thanh tra ngân hàng Việt Nam rộng song phạm vi quyền
hạn lại quá hẹp, nên không xử lí được các công việc một cách trọn vẹn, nhất là
khi tồn tại quá nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức có hoạt động tiền tệ như hiện
nay.
- Nội dung thanh tra( bao gồm các chỉ tiêu của cả giám sát từ xa và thanh
tra tại chỗ) vẫn còn một số điểm chưa hợp lí, đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu theo

công thức CAMEL của chúng ta vẫn còn nhiều thiếu sót.
- Chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bộ phận giám sát từ xa và
thanh tra tại chỗ , dẫn tới giảm hiệu quả của công tác thanh tra.
- Việc ứng dụng công nghệ tin học vào công việc thanh tra vẫn còn chậm,
chưa theo kịp yêu cầu phát triển nhanh, hiện đại của công nghệ trong thời kì
hiện nay.
Vậy đâu là nguyên nhân của những tồn tại này? Theo ý kiến chủ quan, tình
trạng này của thanh tra ngân hàng Việt Nam có thể do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: môi trường pháp lí chưa thực sự phù hợp, vẫn còn sự chồng
chéo hoặc sai lệch giữa các văn bản pháp lí với nhau. Điều này sẽ dẫn đến sự
lúng túng trong việc áp dụng các qui định pháp luật trong quá trình thanh tra.
Đơn cử như khái niệm về thanh tra ngân hàng trong hai văn bản luật quan trọng
cũng khác nhau: tại điều 50 Luật NHNN qui định: “ Thanh tra ngân hàng là
thanh tra chuyên ngành về ngân hàng.”; nhưng tại điều 1, Nghị định
91/1999/NĐ- CP lại qui định: “ Thanh tra ngân hàng là thanh tra Nhà nước
chuyên ngành về ngân hàng.”.
19
19
Ngoài ra, ở nước ta, thanh tra ngân hàng chịu sự chi phối của quá nhiều
các văn bản pháp luật khác nhau, dẫn đến quyền hạn, trách nhiệm vừa thừa vừa
thiếu, không đồng nhất, chưa thực sự phục vụ triệt để cho mục đích của thanh
tra ngân hàng.
Thứ hai: nội dung thanh tra được xây dựng từ những buổi đầu hoạt động,
còn thiếu so với hệ thống chỉ tiêu chung của quốc tế, đặc biệt trong thanh tra tài
chính- nội dung quan trọng hàng đầu của thanh tra ngân hàng. Vì vậy, các chỉ
tiêu được đưa ra đã không thể theo kịp sự phát triển lớn mạnh của hoạt động
ngân hàng, chưa có tính toàn diện và sâu sát với tình trạng của đối tượng thanh
tra.
Thứ ba: nước ta trải qua một thời kì dài thực hiện cơ chế tập trung, quan
liêu, bao cấp; ngành ngân hàng ra đời cũng khá muộn. Chính vì vậy, công nghệ

ngân hàng của Việt Nam khó lòng bắt kịp công nghệ hiện đại của thế giới, và
tất yếu là thanh tra ngân hàng cũng trong tình trạng tương tự. Cộng với những
khó khăn về tài chính, sự non kém, lạc hậu của hệ thống tổ chức tín dụng và
thanh tra ngân hàng( ví dụ: trang thiết bị kĩ thuật cũ kĩ, phần mềm giám sát chắp
vá, ) ngày càng bộc lộ rõ và trở nên khó khắc phục; nhất là trong thời đại phát
triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng như hiện nay.
Thứ tư: trong công nghệ ngânhàng, ngoài yếu tố kĩ thuật, sự hạn chế về
nguồn nhân lực cũng là một trở ngại rất lớn. Như chúng ta đã biết, nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của tất cả các ngành, các
nghề. Vai trò này càng ngày càng được khẳng định, bừng chứng rõ nhất là sự
phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế tri thức. Thanh tra ngân hàng cũng
20
20
không nằm ngoài qui luật chung đó. Thế nhưng hiện nay, vấn đề con người
trong thanh tra ngân hàng chưa được thực sự quan tâm đúng mức ở nước ta.
Trình độ các thanh tra viên chưa cao( đặc biệt là trong việc sử dụng công nghệ,
kĩ thuật cao), số lượng thanh tra viên có chuyên môn còn Ýt. Vị trí của họ chưa
được xã hội thực sự coi trọng, dễ làm giảm nhiệt huyết làm việc của họ. Thêm
nữa, chính sách đãi ngọ đối với các thanh tra viên của Nhà nước cũng chưa tốt ,
chưa khuyến khÝch được họ thực sự gắn bó, hết mình với công việc được giao.
2. Một số kiến nghị, giải pháp:
Từ việc phân tích về nguyên nhân của những tồn tại hiện nay của thanh tra
ngân hàng Việt Nam, xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm
tháo gỡ các vướng mắc, hoàn thiện hơn nữa hệ thống thanh tra ngân hàng.
Thứ nhất: tìm hiểu, thiết lập một mô hình tổ chức phù hợp nhất cho thanh
tra ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, có lẽ tốt nhất là tổ chức thanh tra ngân
hàng thành một hệ thống ngành dọc, hoạt động độc lập hoàn toàn với hoạt động
của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên vẫn phải duy trì tốt quan hệ trao
đổi thông tin với các bộ phận chức năng khác của NHNN.
Thứ hai: sửa đổi, soạn thảo các văn bản pháp luật sao cho chúng thống

nhất, không chồng chéo lẫn nhau và phải phù hợp với thực tế công tác thanh tra.
Để làm được điều đó, các nhà làm luật không chỉ tham khảo ý kiến của các nhà
chuyên môn, mà nên công bố rộng rãi dự thảo văn bản luật, tập hợp ý kiến đóng
góp của tất cả mọi đối tượng quan tâm( thực hiện nguyên tắc” dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”). Như vậy, văn bản pháp luật ban hành chắc chắn sẽ phù
hợp với yêu cầu thực tiễn thanh tra ngân hàng hơn rất nhiều, tức là phát huy tốt
21
21
hơn vai trò qui định, quản lí của nó. Đồng thời, thực hiện theo qui trình này thì
khi ban hành, văn bản luật sẽ dễ dàng được các tổ chức, cá nhân tuân thủ hơn;
giảm gánh nặng cho công tác thanh tra giám sát.
Thứ ba: tiến hành khảo sát, tìm hiểu để tiến tới xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thanh tra toàn diện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn thanh tra Việt Nam. Hệ
thống chỉ tiêu này phải tuân thủ,hướng gần đến các tiêu chuẩn quốc tế( đáp ứng
yêu cầu của xu hướng hội nhập trong ngành ngân hàng; đảm bảo công bằng cho
các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Đồng thời, nó cũng phải
phù hợp với tình trạng phát triển chưa cao của các ngân hàng Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng lấy việc giám sát tài chính, giám
sát rủi ro là nội dung chủ yếu trong thanh tra ngân hàng( bao gồm cả giám sát từ
xa và thanh tra tại chỗ). Thêm nữa, còn có một xu hướng khác là mở rộng nội
dung thanh tra, thiết lập các chỉ tiêu bổ sung thêm chữ S( sensibility to market:
sự nhạy cảm rủi ro thị trường) cho công thức CAMEL. Thiết nghĩ, trong quá
trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu thanh tra, chóng ta nên chú ý, quan tâm đến các
xu hướng này để có thể thích ứng với chúng.
Thứ tư: tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa vào hoạt động
thanh tra ngân hàng. Đầu tiên là xây dựng phần mềm thanh tra giám sát hoàn
thiện; sau nữa là tăng cường trang bị hệ thống máy vi tính cho bộ phận thanh
tra. Và một yêu cầu tất yếu là thiết lập các mạng máy vi tính cả trong nội bộ
một đơn vị thanh tra và trong toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao tính cập nhật,
nhanh nhậy của thông tin và tận dụng tốt hơn các tài nguyên chung, tăng hiệu

quả công tác thanh tra.
22
22
Thứ năm: quan tâm nhiều hơn đến nguồn nhân lực. Con người là yếu tố
quan trọng hàng đầu trong hoạt động thanh tra. Vì vậy, chúgn ta phải nâng cao
cả số lượng và chất lượng các thanh tra viên; tổ chức đào tạo thanh tra viên một
cách liên tục, thường xuyên( có thể thực hiện quay vòng đào tạo dể vẫn có thể
bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ thanh tra, vừa tránh được tình trạng
quá nhiều người đi học cùgn lúc trong một đơn vị thanh tra). Trong nội dung
đào tạo cần chú ý việc nâng cao trình độ cán bộ thanh tra về lĩnh vực công nghệ
thông tin, tránh hiện tượng có trang bị kĩ thuật song lại không có người biết
cách sử dụng, vạn hành. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chế độ đãi ngộ tốt hơn
cho các cán bộ thanh tra. Thậm chí, trong xu hướng phát triển hiện nay, liệu
chúng ta có thể mạnh dạn suy nghĩ đến việc thanh tra ngân hàng cũng trở thành
một nghề, được đào tạo chính qui như các ngành nghề khác trong một tương lai
không xa?
Thứ sáu: một kiến nghị nhỏ nữa là thanh tra nước ta nên cải tiến nhiều hơn
nữa qui trình thanh tra trong thanh tra tại chỗ; nâng cao vị thế, quyền hạn thực
tế của các cán bộ thanh tra.
23
23
24
24
Kết luận
Thanh tra ngân hàng là một tổ chức không thể thiếu trong hệ thống quản lí,
hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam cũng vậy, thanh tra ngân hàng
ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của nó, nhất là trong điều kiện phát
triển hiện nay.
Hiện nay, hội nhập đã là một điều tất yếu và đang dần trở thành hiện thực ở
nước ta. Trong vài năm nữa, nước ta sẽ gia nhập chính thức AFTA, thực hiện

Hiệp định thương mại Việt- Mĩ trong lĩnh vực ngân hàng, tiến tới gia nhập
WTO. Ngay từ bây giờ đã bắt đâu xuất hiện một số chi nhánh ngân hang nước
ngoài hoạt động tại nước ta, bản thân các ngân hàng thương mại trong nước
cũng có thêm nhiều nghiệp vụ phức tạp, ứng dụng công nghệ cao như thanh
toán quốc tế, thanh toán không dùng tiền mặt,… Hoạt động ngân hàng lại có
ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ nền kinh tế. Thực tế đó đặt ra nhiều khó
khăn, thách thức hơn cho thanh tra ngân hàng, đòi hỏi chúng ta phải sớm tìm ra,
thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện hoạt động quan trọng này; bởi
thực hiện tốt hoạt động thanh tra ngân hàng cũng tức là góp phần quan trọng
trong việc phát triển một nền kinh tế bền vững
25
25

×