Lời mở đầu
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn liên tiết kiệm có thể phát sinh từ
những chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn
nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư. Vì vậy, cần phải có một cơ chế chuyển vốn từ những nơi có vốn
dư thừa đến những nơi đang cần vốn. Việc đi vay, cho vay và góp vốn này được thực hiện qua các
trung gian tài chính như: ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo
hiểm hay các tổ chức trung gian đầu tư…các trung gian tài chính đều đóng vai trò cầu nối giữa hai bên
đi vay và cho vay, cầu nối giữa công ty và nhà đầu tư. Do đó, chức năng của những tổ chức này rất
quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế. Trong các loại hình tổ chức trung gian tài chính thì Ngân
hang thương mại có hoạt động gần gũi nhất với người dân và thị trường tài chính. Mọi công dân đều
chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang
làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Cũng giống như các tổ
chức tài chính khác, ngân hàng thương mại luôn phải kinh doanh bằng tiền của người khác và chính
điều ấy, ất kỳ một sự sụp đổ nào của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, thông thường nếu không
có những biện pháp xử lí thông minh và khéo léo đều có thể lây lan, mà hậu quả là sự sụp đổ của hàng
loạt ngân hàng gây thiệt hại lớn.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có giới hạn hoạt động rộng lớn và đa dạng (với
chức năng cơ bản liên quan đến), là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đối
với tất cả các chủ thể kinh tế. Với chức năng và dịch vụ trên, ngân hàng trở thành” cửa hàng bách hóa
tổng hợp các hoạt động tài chính”. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải không
ngừng hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao chất lượng quản trị nhằm đạt mục đích
cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận
1
MỤC LỤC
Chương I: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.Khái niệm và bản chất của ngân hàng thương mại
1.Khái niệm……………………………………………………………………………………Tr5.
2.Bản chất………………………………………………………………………………...........Tr5.
II.Phân loại ngân hàng thương mại…………………………………………………………..Tr5.
III.Mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại………………………………….............Tr6.
IV.Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
1.Chức năng……………………………………………………………………………………Tr6.
2.Vai trò………………………………………………………………………………………...Tr7.
V.Các hoạt động của ngân hàng thương mại………………………………………………...Tr8.
Chương II: QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
1.Khái quát thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM ở nước ta hiện nay…………..Tr13.
2.Nhận xét khái quát…………………………………………………………………………..Tr14.
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………..Tr16.
2
Chương I:SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.Khái niệm và bản chất của ngân hàng thương mại:
1.Khái niệm ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh
tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu,
cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
2.Bản chất của ngân hàng thương mạị:
-Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là môt đơn vị kinh tế kinh doanh
trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng.
-Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các ngân
hàng phải có:
+Vốn
+Phải tự chủ về tài chính
+Mục tiêu cuối cùng phải đạt được là lợi nhuận
-Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng
II.Phân loại ngân hàng thương mại:
1. Dựa vào hình thức sở hữu :
-Ngân hàng sở hữu tư nhân: là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của chính họ. Tại Việt Nam
chưa có loại hình này.
-Ngân hàng sở hữu nhà nước: là ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp.
-Ngân hàng cổ phần: là loại hình ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó
các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân cùng góp vốn kinh
doanh.
-Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của hai hay nhiều bên. Ở Việt
Nam, loại hình này thường được thực hiện giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận
dụng các ưu thế của nhau.
2. Dựa vào chiến lược kinh doanh:
-Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng tập
đoàn, công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.
-Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá
nhân.
-Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách
hàng công ty và khách hàng cá nhân. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều thuộc loại hình
ngân hàng này.
3
III.Mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại:
Tùy từng nước, tùy từng thời kỳ, mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại có thể áp dụng khác
nhau. Có 3 mô hình hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại: ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng
kinh doanh tổng hợp, ngân hàng đa năng.
-Ngân hàng chuyên doanh là những ngân hàng chỉ chuyên hoạt động trong một lĩnh vực nhất định
như: ngân hàng công nghiệp, ngân hàng nông thôn, ngân hàng đô thị…
-Ngân hàng kinh doanh tổng hợp là những ngân hàng có thể thực hiện đồng thời nhiều loại nghiệp vụ
truyền thống và trong nhiều lĩnh vực. Thực chất, ngân hàng kinh doanh tổng hợp là ngân hàng làm
nhiệm vụ tổng hợp của nhiều ngân hàng chuyên doanh,
-Ngân hàng đa năng: ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ như ngân hàng kinh doanh tổng hợp, còn
được thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại như:nghiệp vụ kinh doanh và làm các dịch vụ về
chứng khoán, nghiệp vụ bảo hiểm
III.Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại:
1.Chức năng của ngân hành thương:
a.Chức năng trung gian tín dụng:
- Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để
tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó cho vay đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng của các chủ thể khác trong nền kinh tế. Như vậy” ngân hàng vừa mua tiền lại vừa bán
tiền” phần tiền chênh lệch giữa giá “bán” và giá “mua” chính là bộ phận lớn trong lợi nhuận của ngân
hàng thương mại.
-Chức năng này có ý nghĩa giúp điều hòa vốn tiền tệ từ nơi tạo dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt
làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình vận động của vốn
tiền tệ trong xã hội. Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này sẽ là cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển, tạo nguồn vốn để ngân hàng thương mại kinh doanh và tăng thu lợi nhuận, đồng thời là cơ sở để
ngân hàng thương mại tạo “bút tệ”.
-Đối với khách hàng gửi tiền, vừa giúp cho vốn nhàn rỗi tăng khả năng sinh lời lại vừa đảm bảo
an toàn vốn. Đối với khách hàng vay tiền, vừa kịp thời thỏa mãn nhu cầu về vốn tạm thời thiếu hụt
trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng, lại vừa tiết kiệm chi phí, thời gian tìm kiếm nguồn
vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp.
b.Chức năng trung gian thanh toán:
-Trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay, NHTM (ngân hàng thương mại) đã cung cấp các
dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay cho việc thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân có
thể nhờ NHTM thực hiện những công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng, thông
qua việc mang tiền của người phải trả chuyển cho người được hưởng bằng nhiều hình thức khác nhau
với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn giản.
4
- Chức năng này có ý nghĩa với nền kinh tế vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng thanh toán
nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Từ đó, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
-Chức năng trên là tiến đề và cơ sở để các NHTM tạo ra tiền ghi sổ, góp phần tăng quy mô tín dụng
cho nền kinh tế, vừa tiết kiệm tiền mặt lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ. Lại vừa
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát triển. Mặt khác chức năng thanh toán sẽ
làm tăng uy tín của ngân hàng lên thông qua các dịch vụ được khuếch trương.
c.Chức năng tạo tiền:
- Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân
hàng Nhà nước. Bản thân các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện các chức năng của mình
vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong
các giao dịch.
-Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng
thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban
đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này đến lượt nó chịu tác động
bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh
toán của.
- Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là
chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử
dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi
là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức
năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế,
đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ
là tiền giấy do NHTW phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các
ngân hàng thương mại tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu
thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền
của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lương tiền cung ứng.
2.Vai trò của ngân hàng thương mại:
- NHTM giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộ ng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
- Các ngân hàng thương mại một mặt góp phần hình thành, duy trì và phát triển nền kinh tế theo
một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Mặt khác, các NHTM góp phần điều chỉnh ngành, khu
vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu
của thị trường. NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
5