Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển hàng hoá trên thị trường mở ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 33 trang )

Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
2
NỘI DUNG
3
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ
3
I – KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ : 3
1. Chính sách tiền tệ là gỉ ? 3
2. Nghiệp vụ thị trường mở : 4
2.1. Nghiệp vụ thị trường mở là gì 4
2.2 Phương thức giao dịch 4
2.3 Đối tác của NHTW trong NVTTM 5
II - Hàng hoá trên thị trường mở :
6
1. Các loại hàng hoá trên TTM : 6
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hàng hoá trên TTM: 11
2.1. Sự phát của nền kinh tế 11
2.2 Hoạt động trôi chảy của thị trường tiền tệ : 11
2.3 Tác động từ NHTW 12
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG HOÁ
CỦA THỊ TRƯỜNG MỞ
14
I - Thực trạng về hàng hoá trên ttm :
14
1– Kinh nghiệm về sử dụng hàng hoá trong NVTTM của các nước trên
thế giới :
14
1.1 Sử dụng hàng hóa trên TTM của Mỹ và các nước phát triển khác: 15


1.2. Hàng hoá được sử dụng trong NVTTM của một số nước đang phát
triển
15
2 – Tổng Quan về NVTTM tại Việt Nam 16
3.Thực trạng về hàng hoá trên ttm ở việt nam 18
4 . Nguyên nhân xuất phát : 19
II- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NĂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ
DỤNG HÀNG HOÁ TRONG NVTTM VIỆT NAM
25
1. Về phía Ngân hàng Nhà nước : 26
2. Về phía Bộ tài chính , Kho bạc Nhà nước 28
3. Từ phía các tổ chức tín dụng 28
KẾT LUẬN
30
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
31
1
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm cố gắng , đến tháng 7/2000 nghiệp vụ thị trường mở
(NVTTM ) đã chính thức đi vào hoạt động . Vậy là Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã có trong tay một công cụ để hấp thụ , cung ứng vốn cho nền
kinh tế một cách linh hoạt , nhạy bén nhất . Sự xuất hiện của thị trường mở
(TTM) trên thị trường tiền tệ còn non trẻ tại Việt Nam đã ghi nhận những
cố gắng rất lớn của Ngân hàng Nhà nước . Tuy nhiên , sự hoạt động có hiệu
quả hay không của thị trường này lại phảỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố , chứ
không chỉ nhờ vào sự “ ưu ái ” của Ngân hàng Nhà nước là đủ.
Một số những hạn chế bất cập đã bắt đầu nảy sinh trong quá trình
“ khởi động ”nhgiệp vụ này như hiệu quả thực tế không cao, số lượng ,
chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn v.v.v ,đã làm hạn chế sức hấp dẫn của

NVTTM đòi hỏi cần có sự giải quyết kịp thời của nhiều cơ quan chức năng
cùng một lúc .
Tuy biết NVTTM hoạt động theo quan hệ cung cầu về vốn ngắn hạn
trên thị trường tiền tệ , không ai có thể bắt nó hoạt động như mình mong
muốn , song nếu tạo mọi cơ sở vững chắc thì ắt hản thị trường này sẽ dễ
dàng kiểm soát hơn . Với khả năng có thể làm được ,một vấn đề đang được
sự chú ý rất lớn của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là cố gắng tạo sự đa
dạng về danh mục các hàng hoá tham gia vào TTM . Vì vậy , để góp một ý
kiến , quan điểm mang tính chất cá nhân về việc đánh giá các loại hàng hoá
2
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
gia nhập vào TTM, sau một thời gian tìm tòi tài liệu ,cùng với sự giúp đỡ
hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Tiền Tệ – Thị trường Vốn ,đặc biêt
là cô Nguyễn Thị Lợi và cô Lê Hoàng Nga , em xin phép đưa ra tiểu luận
với tiêu đề : “ Thực trạng và giải pháp phát triển hàng hoá trên thị trường
mở ở Việt Nam ”.
Bài viết chủ yếu dựa trên những quan điểm , đánh giá của những tài
liệu nghiên cứu đã có , cùng với vốn kiến thức đã được thầy cô truyền đạt
trên lớp nên vẫn còn nhiều thiếu sót do thời gian nghiên cứu và giới hạn bài
tiểu luận không cho phép , do vậy mong được sự thông cảm nếu có gì sai
sót.
Em xin chân thành cảm ơn các cô đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Nga
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ
I – KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ :
1. Chính sách tiền tệ là gỉ ?
Chính sách tiền tệ (CSTT ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ

mô , mà trong đó ngân hàng trung ương ( NHTW ) thông qua các công cụ
của mình thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được
các mục tiêu về giá cả , việc làm , lạm phát .v.v.v
CSTT suy cho cùng là hướng đến mục tiêu đã định ra của NHTW .
Các NHTW trên thế giới đều hoạt động với 1 mục tiêu giống nhau
trong việc điều tiết nền kinh tế và mức cung ứng tiền tệ . Hệ thống mối
quan hệ giữa các mục tiêu và công cụ để thực hiện các mục tiêu đó được cụ
thể hoá bằng sơ đồ sau :
3
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Công cụ
điều tiết
của
NHTW
Mục
tiêu hoạt
động
Mục
tiêu
trung
gian
Mục tiêu
cuối cùng
-Nghiệp vụ
thị trường
mở
(NVTTM )
-Chính
sách tái
chiết khấu

-Tổng
lượng dự
trữ
- Lãi suất
liên ngân
hàng
- Mức
cung tiền
- Lãi suất
- Sản
lượng
-Giá cả
-Việc làm

Nhưng mục tiêu của chính sách tiền tệ có đạt được hiệu quả hay
không , các kênh truyền dẫn có thực sự nhanh nhạy hay không thì còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tè .
Hiện nay , công cụ NVTTM được coi là có hiệu quả nhất trong các công cụ
gián tiếp và được sử dụng nhiều nhất trong danh mục các công cụ của
NHTW trên thế giới .
2. Nghiệp vụ thị trường mở :
Thị trường mở : còn gọi là thị trường tiền tệ mở rộng . Đây là thị
trường hoạt động rất sôi động , linh hoạt ,với sự đa dạng của hàng hoá và
mở rộng cho tất cả các thành viên có nhu cầu tham gia.
2.1. Nghiệp vụ thị trường mở là gì ?
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm này .
Theo 1 tài liệu của đại học Victoria- newzeland thì : “ Mét NVTTM xảy ra
khi NHTW thay đổi cơ số tiền tệ bằng việc mua hoặc bán các chứng khoán
tài chính trên TTM "
4

Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Như vậy ,có thể nói rằng , NVTTM là nghiệp vụ được thực hiện bởi
NHTW mà nội dung cụ thể của nó là mua hoặc bán các loại chứng khoán
và các chứng khoán này không bị giới hạn về thời hạn .
Theo luật NHNN Việt Nam , tháng 2/1997 thì : NVTTM là nghiệp vụ mà
NHNN thực hiện việc mua hoặc bán tín phiếu kho bạc , chứng chỉ tiền gửi ,
tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
2.2 Phương thức giao dịch:
Tuỳ thuộc vào tình hình dự trữ của các ngân hàng ,đặc biệt là mục tiêu của
CSTT mà NHTW thực hiện một trong hai phương thức giao dịch sau:
a.Các giao dịch không hoàn lại :
Là các nghiệp vụ mua bán chứng khoán của NHTW theo phương thức
mua đứt , bán đoạn trên cơ sở giá thị trường . Đối tượng giao dịch là các
chứng khoán được chuyển hẳn quyền sở hữu. Do đó , ảnh hưởng của của
nó đối với dự trữ của ngân hàng thương mại , tới CSTT là dài hạn .
- Ưu điểm : Có tác dụng rõ ràng , mạnh mẽ trong việc thay đổi CSTT.
- Hạn chế : Đối với những mục tiêu CSTT, chỉ hướng tới điều chỉnh trong
ngắn hạn thì sử dụng phương thức giao dịch này không có hiệu quả.
Chính vì vậy, NHTW có thêm 1 phương thức giao dịch thứ 2 hỗ trợ cho
phương thức 1 là giao dịch hoàn lại .
b. Các giao dịch hoàn lại :
Hợp đồng mua lại ( Repos ) là việc NHTW mua các chứng khoán trên thị
trường từ đối tác – người cam kết sẽ mua lại chứng khoán đó vào 1 ngày
xác định trong tương lai .
- Ưu điểm :
Do giao dịch có kỳ hạn được sử dụng trong 1 thời gian rất ngắn
(thường là qua đêm) , hoặc do thoả thuận của hai bên , nên được sử dụng
chủ yếu trong giao dịch tạm thời.
5

Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Hạn chÕ được độ rủi ro của người nắm giữ chứng khoán vì chỉ phải
nắm giữ chúng trong 1 thời gian rất ngắn so với kỳ hạn . Do đó , NHTW có
thể đa dạng hoá các danh mục chứng khoán bằng cách mua bán thêm các
hàng hoá có độ rủi ro cao hơn so với tín phiếu mà vẫn đảm bảo được độ an
toàn cần thiết.
NHTW có thể sử dụng giao dịch này như 1 “ công cụ thăm dò phản
ứng” của nền kinh tế đối với CSTT của NHTW , từ đó có thể điều chỉnh lại
sao cho phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Chính từ những ưu điểm vượt bậc trên mà hiện nay Repos được sử
dụng chủ yếu và phổ biến hơn so với giao dịch mua bán hẳn . Đây chính là
cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn hàng hoá tham gia TTM.
2.3 Đối tác của NHTW trong NVTTM :
Trong NVTTM, NHTW là người chủ động lựa chọn người tham gia thị
trường . Các đối tác này phải thoả măn các điều kiện sau:
a> Tình hình tài chính lành mạnh
b> Việc giao dịch với các đối tác đó phải mang lại hiệu quả tích
cực đối với NHTW trong việc điều hành CSTT
Căn cứ vào 2 điều kiện trên , mức độ quan trọng của các đối tác được xếp
theo trật tự là:
1> Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
2> Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
3> Các khách hàng lớn.
Phương thức giao dịch , thành viên tham gia, hàng hoá là những yếu
tố cơ bản cấu thành NVTTM . Do đó TTM chỉ hoạt động có hiệu quả khi
và chỉ khi những yếu tố nội tại của nó thực sự hoàn chỉnh.
Với điều kiện có hạn , em chỉ xin phép đi sâu tìm hiểu về hàng hoá của
TTM – một khía cạnh nhỏ nhưng chiếm vị trí quan trọng trong việc hoàn
thiện thị trường .
6

Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Có hàng hoá thì mới có chợ , nếu hàng hoá quá Ýt ỏi thì không thể tạo
thành chợ được.
Vì vậy , chương hai sau đây được dành cho việc xác định lượng hàng hóa
được phép giao dịch trên TTM :
II - HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG MỞ :
1. Các loại hàng hoá trên TTM :
Chứng
khoán
nợ ngắn
hạn
Tên
hàng
hoá
Đặc điểm Ưu , nhược điểm
I.Chứng
khoán
nợ ngắn
hạn
1. Tín
phiếu
kho bạc
( TB )
- Khái niệm: Là giấy nhận nợ
ngắn hạn do chính phủ phát
hành ( kho bạc nhà nước) nhằm
bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà
nước
- TB được phát hành với kỳ
hạn thanh toán 3 tháng, 6 tháng

, 12 tháng
- Chúng có tính khả mại cao :
được phát hành dưới dạng
phiếu nợ hoặc ghi sổ
- Là công cụ nợ có tính rủi ro
thấp nhất ( hầu như không có
rủi ro do nhà nước là người
phát hành có uy tín nhất )
- Là công cụ có tần suất xuất
hiện cao nhất trên TTM
- Chủ thể nắm giữ hàng hoá
chủ yếu là các tổ chức tín dụng
• Ưu điểm :
-Tính thanh khản cao nhất ,
rủi ro thấp nhất
- Là tài sản vốn , không
phải chịu thuế thu nhập
• Nhược điểm
Việc xác định giá, lãi suất ,
khối lượng TB vừa phải
thoả mãn nhu cầu vốn ngắn
hạn của chính phủ , vừa
phải thoả mãn mục tiêu
CSTT của NHNN
7
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
vì họ vừa đảm bảo được tính
thanh khoản , vừa thực hiện
được mục đích đầu tư , đây
đồng thời là cơ sở cho họ được

tham gia các giao dịch với
NHTW như NVTTM
2. Tín
phiếu
NHTW
- Là giấy nhận nợ ngắn hạn có
lãi do NHTW phát hành nhằm
tạo ra công cụ để điều hành thị
trường tiền tệ theo mục tiêu
của CSTT trong từng thời kỳ .
- Việc phát hành không
thường xuyên liên tục , mà tuỳ
theo từng thời kỳ tác động của
CSTT
Đặc điểm của tín phiếu NHTW
tương tự như TB , chỉ khác về
chủ thể phát hành
• Ưu điểm :
-Là công cụ chủ động cho
NHTW thực hiện CSTT
- Là kênh truyền tải thông
tin rõ nhất về tác động của
NHTW lên CSTT
• Hạn chế :
- Tính liên tục không cao do
đó không được coi là hàng
hoá giữ vị trí số 1
3-Chứng
chỉ tiền
gửi

(CDs)
- Là công cụ nợ do ngân hàng
bán cho người gửi tiền, được
thanh toán lãi hàng năm theo
lãi suất đã định và khi đáo hạn
sẽ được hoàn trả hết giá mua
ban đầu
- Các ngân hàng phát hành
CDs thường là các ngân hàng
có uy tín , tham gia vào mạng
thanh toán của toàn hệ thống
ngân hàng trong nước
* Ưu điểm :
- Tính chuyển nhượng cao
- Lợi nhuận cao hơn so với
các loại tín phiếu
- Ngân hàng thương mại
chủ động vay vốn với 1khối
lượng lớn , vừa tạo hàng
hoá cho NVTTM
* Nhược điểm :
- Rủi ro của CDs phụ thuộc
vào uy tín của các ngân
8
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
- CDs có kỳ hạn < 1năm và có
lãi suất > lãi suất loại tiền gửi
cùng kỳ hạn
- CDs có tính chuyển nhượng
cao : có khả năng chuyển đổi

thành tiền dưới nhiều hình thức
như đem bán trước hạn ,với
mức giá chiết khấu hoặc làm
đảm bảo cho nghiệp vụ vay nợ
hàng thương mại
4.
Thương
phiếu
( CP )
- Khái niệm : CP là giấy nhận
nợ ngắn hạn do công ty và các
ngân hàng thương mại phát
hành nhằm vay vốn tạm thời
của các đối tác khác nhau trên
thị trường
- Thương phiếu được coi là CP
tốt nếu
1>doanh nghiệp phát hành có
uy tín
2> hoạt động phát sinh ra CP
không hàm chứa nhiều rủi ro
3>doanh nghiệp phát hành ra
CP có mối quan hệ với ngân
hàng thương mại có uy tín ( tức
CP được chiết khấu , thế chấp
tại ngân hàng có uy tín vì thế
CP mới có thể được đánh giá
đúng chất lượng
4> CP đựơc xếp hạng tín
• Ưu điểm:

-Là 1 công cụ nợ ngắn hạn
đem lại lợi nhuận cao
• Nhược điểm :
- CP có rủi ro cao , phụ
thuộc vào những tiêu chuẩn
đánh giá của các tổ chức tín
dụng có uy tín , do đó
không thể nào giảm thiểu
được rủi ro
9
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
nhiệm
_Vì CP là tài sản có đối với
người sở hữu nên việc mua bán
CP sẽ thực sự ảnh hưởng đến
dự trữ của ngân hàng hay tiền
gửi của khách hàng tại ngân
hàng
- CP có kỳ hạn rất ngắn ( thậm
chí là chỉ qua đêm )
- Thị trường CP là thị trường
option rất cao mà chỉ có các
công ty lớn , có độ tín nhiệm
cao mới được tham gia
- CP có tính pháp lý cao : được
pháp luật bảo vệ vì CP còn
được đảm bảo làm hàng hoá
của TTM
5- Chấp
nhận của

ngân
hàng
(BA)
- Khái niệm : Là hối phiếu do
công ty phát hành , có thời hạn
ngắn , ghi rõ 1 ngày sẽ được
thanh toán trong tương lai và
được ngân hàng chấp nhận
bằng cách đóng dấu lên BA
-Điều kiện được ngân hàng
chấp nhận là:
+> Công ty phát hành hối
phiếu phải gửi món tiền bắt
buộc vào tài khoản của họ ở
Ưu điểm :
_ Là hàng hoá có khả năng
thanh toán cao vì luôn có 1
mạng lưới rộng lớn các
ngân hàng và các giao dịch
hoạt động
• Nhược
điểm
uy tín của ngân hàng bảo
lãnh quyết định tính thanh
khoản của hàng hoá
10
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
ngân hàng để đủ bảo đảm khả
năng chi trả cho hối phiếu
+> Chủ yếu BA dùng cho cho

các giao dịch trong nước với
quốc tế
+> Do tính chất được bảo đảm
thanh toán nên về cơ bản các
hối phiếu Ýt có rủi ro
II.
chứng
khoán
nợ dài
hạn
1> Trái
phiếu
chính
phủ
- Khái niệm: Là công cụ nợ cho
chính phủ (chính quyền địa
phương) phát hành hoặc do cơ
quan chính phủ phát hành
- Trái phiếu được đảm bảo có
mệnh giá , kỳ hạn , có lãi , xác
nhận nghĩa vụ của chính phủ
( địa phương) đốivới người sở
hữu chúng
- Thời hạn 1 năm trở lên
- Trái phiếu dài hạn được sử
dụng trong NVTTM thường đi
liền với giao dịch Repos
• Ưu điểm
-Lãi suất cố định và cao hơn
so với các công cụ nợ ngắn

_ Công cụ nợ dài hạn cóđộ
an toàn rất cao vì chủ thể
phát hành ra chúng có uy tín
• Hạn chế:
- Không phù hợp với nước
có điều kiện kinh tế – chính
trị không ổn định .
Đây là danh mục hàng hoá được sử dụng trong NVTTM của các
nước phát triển , nhưng tuỳ vào tình hình cụ thể , “ độ mở” của thị trường
mỗi nước mà các hàng hoá này có đủ điều kiện ra đời hay không?
Đặc biệt , NHTW sẽ chọn loại hàng hoá nào tham gia vào TTM còn phải
phụ thuộc khả năng đánh giá mức độ rủi ro của công cụ nợ , để đảm bảo độ
an toàn tối đa cho hoạt động của TTM , từ đó mới có thể thực hiện được
mục tiêu hàng đầu là CSTT.
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hàng hoá trên TTM:
11
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
2.1.Sự phát của nền kinh tế
TTM là một bộ phận của thị trường tài chính( thị trường tiền tệ ) ,do
đó mọi sự vận hành nói chung và sự đa dạng về hàng hoá của TTM nói
riêng đều phải phù hợp hay chi phối bởi thị trường tài chính .
Nhưng một thị trường tài chính chỉ hoạt động có hiệu quả khi nền
kinh tế của quốc gia đó phát triển ở trình độ cao . Khi sản xuất phát triển ,
nhu cầu về vốn cho mục tiêu đầu tư ngày càng tăng , các luồng vốn lớn di
chuyển nhanh ,mạnh . Cùng với sự vận động của các luồng tiền , một loạt
các công cụ nợ cũng được ra đời tỷ lệ thuận . Vì khi nhu cầu vốn tăng, các
chủ thể , pháp nhân muốn vay tiền với khối lượng lớn trong 1 thời gian
ngắn nên họ thường chọn hình thức phát hành các công cụ nợ để có thể
thoả mãn tối đa được nhu cầu về vốn của mình .
2.2 Hoạt động trôi chảy của thị trường tiền tệ :

Đặc trưng nổi bật của NVTTM là NHTW có khả năng chủ động tác
động vào lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên ,
hiệu quả hoạt động của hành vi mua bán công cụ nợ trên TTM của NHTW
phụ thuộc rất nhiều vào mối liên hệ về vốn giữa các tổ chức tín dụng với tư
cách người tham gia TTM. Hay nói cách khác , khả năng phát huy được
hiệu quả NVTTM phụ thuộc vào sự tích cực của thị trường tiền tệ liên ngân
hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung.
Thị trường tiền tệ được coi là thị trường thứ cấp của các công cụ nợ
ngắn hạn .
Chính các ngân hàng thương mại là người tập hợp các công cụ nợ đó , đưa
chúng trở thành hàng hoá trên thị trường tiền tệ nói chung và TTM nói
riêng.Vì vậy, để cho các hàng hoá trên các thị trường thật đa dạng về chủng
loại và đảm bảo về chất lượng thì đòi hỏi :
Các ngân hàng thương mại phải có quy mô đủ lớn , đáp ứng cho mục
tiêu hiện đại hoá hệ thống ngân hàng ( như hiện đại hoá mạng điện tử liên
ngân hàng) , có đủ vốn để mở rộng danh mục đầu tư các công cụ nợ.
12
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
NHTW phải quản lý chính xác được vốn khả dụng của các ngân
hàng thương mại trên thị trường tiền tệ , đồng thời phải tạo mọi điều kiện
cho càng nhiều chủ thể tham gia vào thị trường tiền tệ càng tốt, nhưng vẫn
có thể kiểm soát được.
2.3 Tác động từ phía NHTW:
Tuy được giao dịch trên thị trường tiền tệ nhưng nhiều hàng hoá vẫn
không được phép tham gia NVTTM, nguyên nhân là do đâu?
• Về luật pháp:
Tuỳ điều kiện mỗi nước , NHTW lại có những quy định khác nhau về từng
hàng hoá được tham gia NVTTM: Ví dụ như NHTW Mỹ (Fed) không đưa
ra điều kiện cụ thể về từng hàng hoá được phép giao dịch trên TTM, trong
khi đó , tại các nước đang phát triển như Việt Nam thì buộc hàng hoá đó

phải là ngắn hạn ( Điều 15- Luật NHNN).
Nhưng nhìn chung, các hàng hoá được HNTW lựa chọn phải đảm bảo các
điề kiện sau :
- Phải có độ an toàn cho phép
- Được giao dịch trên thị trường thứ cấp : vì NHTW không sử dụng
TTM để phát hành chứng khoán .
- Hàng hoá có tính chuyển nhượng cao: Vì TTM là thị trường dành
cho tất cả chủ thể đủ khả năng đều có thể tham gia . Do đó hàng hoá có tính
chuyển nhượng không cao , vô hình bị hạn chế tham gia TTM bởi những
hàng hoá đó không được giao dịch thường xuyên trên thị trường tiền tệ .v.v
• Quy định về hình thức giao dịch hàng hoá trên TTM:
Trong trường hợp nào NHTW sử dụng giao dịch mua đứt , bán đoạn
hoặc giao dịch mua bán có kỳ hạn đều ảnh hưởng đến từng loại chứng
khoán được giao dịch .
- Giao dịch mua đứt , bán đoạn :
13
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Như đã đề cập ở phần trên, giao dịch này được NHTW sử dụng với mục
đích tác động nhanh , chính xác vào mục tiêu CSTT và trong 1 thời gian
nhất định .
Do đó , giao dịch này đòi hỏi thời hạn còn lại của chứng khoán là ngắn để
đảm bảo cho chứng khoán này đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp :
Hạn chế việc NHTW cho vay trực tiếp người phát hành chứng khoán.
Thời hạn còn lại của chứng khoán ngắn sẽ không tác động nhiều đến số dư
chứng khoán giao dịch trên thị trường ( có nghĩa là chứng khoán đó đã
được chiết khấu nhiều lần trên thị trường thứ cấp rồi mới đến tay NHTW) .
Chính vì vậy , nó cũng giúp giảm thiểu rủi ro.
- Giao dịch trong hợp đồng mua lại:
Mục đích: Điều chỉnh vốn khả dụng trong 1 thời gian nhất định , sau đó
lượng vốn khả dụng lại được tự động bồi hoàn như cũ khi hợp đồng mua lại

có hiệu lực. Do đó , tính lỏng, độ rủi ro tín dụng sẽ được giảm thiểu .Vì vậy
, trong giao dịch này có thể sử dụng danh mục hàng hoá rộng hơn ( hàng
hoá có tính lỏng thấp hơn, rủi ro cao hơn) như CD, BA, CP .v.v.v
Vì thời hạn của chứng khoán không nhất thiết là ngắn hạn , nên các công cụ
nợ dài hạn như trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương có thể được
giao dịch rộng rãi trên TTM , miễn sao NHTW có thể hoàn thành mục tiêu
của CSTT và tránh khỏi đầu tư trực tiếp cho các chứng khoán dài hạn.
Tóm lại , có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng danh mục
chứng khoán trên TTM , nhưng tựu chung lại, một TTM có hoạt động sôi
động hay không phải luôn phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính
sự quản lý của NHTW trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng
thương mại .Được như vậy , hoạt động của NVTTM mới thực sự có hiệu
quả.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG HOÁ
CỦA THỊ TRƯỜNG MỞ
I - THỰC TRẠNG VỀ HÀNG HOÁ TRÊN TTM :
14
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
1– Kinh nghiệm về sử dụng hàng hoá trong NVTTM của các nước
trên thế giới :
1.1 Sử dụng hàng hóa trên TTM của Mỹ và các nước phát triển khác:
Mỹ được coi là 1 qquốc gia có thị trường tiền tệ phát triển ở trình độ rất cao
. Hệ thống tài chính tiền tệ rÊt phát triển,đã tạo cho Fed có 1 nền tảng
vững chắc để thực hiện CSTT một cách liên tục và hiệu quả .
NVTTM được coi là công cụ có hiệu quả nhất của Fed :
Qua TTM , Fed tác động đến dự trữ liên bang, từ đó tác động đến
cung tiền . Việc thay đổi cung tiền làm tác động đến lãi suất liên ngân hàng
từ đó tác động đến lãi suất thị trường.
Fed không quy định giới hạn các loại chứng khoán giao dịch trong
NVTTM . Tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì Fed thường chọn:

- Chứng khoán có tính thị trường cao làm hàng hoá . Đó là hàng hoá
chủ chốt và được giao dịch với khối lượng lớn.
- Thời hạn của chứng khoán là đa dạng : từ 1 đến 10 năm
Do đó , các chứng khoán có độ tin cậy cao được giao dịch trên TTM không
nhất thiết là loại có thời hạn ngắn . Tuỳ hình thức giao dịch được lựa chọn
mà Fed xác định loại chứng khoán thích hợp nhất.
Cách thức lựa chọn hàng hoá này của Fed cũng được sử dụng rộng rãi ở
các nước phát triển . Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rõ điều này:
Các chứng khoán ( Ck ) được sử dụng trong giao dịch của các NHTW các
nước phát triển
Giaodịch repos*
Nước Ck
chính
phủ
Ck đại

chính
Ck cầm
cố bất
động
Ck của
các
TCTD
Ck của
khu
vực tư
Ck
ngoại
tệ
15

Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
phủ sản nhân
Óc
Canada
Khối EURO
Nhật Bản
Mỹ
Anh
Thuỵ Sỹ
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Giao dịch không
hoàn lại **

Canada
Nhật Bản
Anh
Mỹ
X
X
X
X
X
X
X
X
Chú thích:
*Các NHTW Đan Mạch và NaUy không thực hiện giao dịch Repos
** Chỉ bao gồm các NHTW thực hiện các giao dịch không hoàn lại
( outright ) thường xuyên .
1.2. Hàng hoá được sử dụng trong NVTTM của một số nước đang phát
triển
Do thị trường tài chính còn non trẻ, khả năng kiểm soát cũng như
quản lý độ rủi của các danh mục hàng hoá tham gia vàoTTM không cao ,đã
khiến NHTW ở các nước này rụt rè hơn khi xác định lượng hàng hoá giao
dịch trên TTM .
a. Malaysia sử dụng các chứng khoán chính phủ là chủ yếu trong các
giao dịch của NVTTM như : tín phiếu kho bạc , chứng khoán chính phủ ,
chứng chỉ đầu tư chính phủ .v.v
NHTW nước này cũng sử dụng tín phiếu NHTW trong NVTTM nhưng
không có hiệu quả. Điều này là do việc phát hành tín phiếu NHTW không
16
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
thúc đẩy các giao dịch trên thị trường thứ cấp khi mà các tổ chức tài chính

chỉ cần giữ tín phiếu NHTW như 1 công cụ để dự trữ .
b. Thái Lan là một thị trường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nguồn vốn
đầu tư nước ngoài nên luôn phải đương đầu với nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ
việc can thiệp của NHTW trên TTM với chính sách tỷ giá và chính sách laĩ
suất.
Đối tượng giao dịch trong NVTTM của Thái Lan bao gồm : chứng khoán
chính phủ, trái phiếu NHTW , các chứng khoán của doanh nghiệp quốc
doanh được bộ tài chính bảo lãnh phát hành và gửi tại NHTW.
Nếu so với các nước đang phát triển khác thì phạm vi đối tác cũng như
chủng loại , số lượng hàng hoá của NVTTM ở Thái Lan là tương đối rộng.
Là một nước đang phát triển , Việt Nam những năm gần đây mới thật sự
chú ý đến thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng . Tất
cả mới chỉ là sơ khai, song sự cố gắng của NHNN để cho ra đời 1 TTM là
rất đáng được ghi nhận .
2 – Tổng Quan về NVTTM tại Việt Nam :
Cách đây hơn 2 năm, ngày 12/7 /2000 , NHNN Việt Nam đã chính
thức đưa công cụ NVTTM vào hoạt động . Việc thực hiện nghiệp vụ này đã
đánh dấu 1 sự chuyển biến trong điều hành CSTT của NHNN , từ chỗ chủ
yếu sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp, theo
tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế .
Qua hơn 2 năm thực hiện , NVTTM đã hoạt động ổn định và thu
được thành công bước đầu trong việc đưa 1 công cụ mowis vào điều hành
CSTT , nhằm tác động tới vốn khả dụng của của các tổ chức tín dụng. Từ
đó có thể rót ra một số kết quả đáng ghi nhận như sau
1.Đến nay, đã có 22 tổ chức tín dụng được cấp giấy chứng nhận là
thành viên NVTTM ( tăng thêm 4 thành viên so với khi mới khai trương ) :
Trong đó có 4 NHTM nhà nước,1 ngân hàng liên doanh , 10 ngân hàng
17
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
thương mại cổ phần, 5 chi nhánh nước ngoài,1 công ty tài chính và 1 quỹ

tín dụng nhân dân trung ương .
2.Quy mô và doanh số hoạt động của TTM ngày càng tăng, thể hiện
sự tăng trưởng ổn định và bền vững của thị trường đầy tiềm năng này.
trong năm 2002, doanh sè giao dịch đạt được là 5536 tỷ đồng với 61 phiên
giao dịch ( trong đó 24 phiên là đấu thầu lãi suất, 40 phiên đấu thầu khối
lượng ). Đăc biệt với việc cung ứng ra thị trường hơn 5000 tỷ đồng thông
qua TTM đã góp phần thực hiện chủ trương kích cầu .
Như vậy , kể từ khi khai trương đến 5/9/2002 ,NHNN đã tổ chức
được 118 phiên giao dịch TTM với tổng khối lượng trúng thầu là 7671,53
tỷ đồng.
3. Qua hơn 2 năm triển khai , TTM đã tiến hành 73 phiên giao dịch
với tất cả các hình thức giao dịch của TTM như : bán hẳn, bán có kỳ hạn,
mua hẳn, mua có kỳ hạn . NHNN mua giấy tờ có giá là chủ yếu
( chiếm71% trong năm 2000 đã tăng lên 96% trong 6 tháng đầu năm 2002)
4. NHNN đã kết hợp khá thành công nghiệp vụ TTM với các công
cụ khác( tái cấp vốn , tái chiết khấu ) , chủ động tác động vào vốn khả dụng
của các tổ chức tín dụng thông qua việc đưa tiền ra lưu thông và rút tiền từ
lưu thông về ), góp phần ổn định tiền tệ và đảm bảo an toàn hoạt động cho
tổ chức tín dụng.
Bên cạnh những việc đã làm được , NVTTM còn tồn tại những hạn
chế như : Thành viên tham gia TTM chưa sôi động ( mỗi phiên chỉ có từ 1
đến 5 thành viên tham gia và chiếm khoảng 15% số lượng thành viên hiện
có). Tỷ lệ trúng thầu chủ yếu rơi vào các NHTM nhà nước . Do đó kết quả
của NVTTM không cao .Đặc biệt , hàng hoá hàng hoá trên TTM quá khan
hiếm đã góp phần tạo ra sự đơn điệu của NVTTM .
Đây là 1 vấn đề cần phải quan tâm để có thể tìm ra 1 phương án giải
quyết thích hợp , tạo điÒu kiện cho hoạt động của NVTTM ngày càng phát
triển và hiệu quả hơn trong việc thi hành CSTT quốc gia.
18
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương

3.Thực trạng về hàng hoá trên ttm ở việt nam
Theo luật NHNN Việt Nam ( tại điều 15 ) , các loại giấy tờ có giá
được giao dịch thông qua TTM là :
1. Tình hình về hàng hoá trên TTM ở Việt Nam :
1. Tín phiếu kho bạc
2. Tín phiếu NHNN
3. Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống Đốc NHNN quy
định cụ thể trong từng thời kỳ.
Điều 12 trong quy chế NVTTM ban hành kèm theo quyết định số
85/2000 /QD – NHNN 14 ngày 9/3/2000 của Thống Đốc NHNN quy định
cụ thể điều kiện giao dịch thông qua TTM của giấy tờ có giá là:
1. Có thể giao dịch được
2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam
3. Đăng ký tại NHNN theo quy định về việc đăng ký giấy tờ có
ngắn hạn của NHNN Việt Nam .
4. Giấy từ có giá được mua bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối
đa là 90 ngày .
Quy định trên cho thấy , trong từng thời kỳ cụ thể , các loại giấy tờ
có giá được sử dụng trong NVTTM ở nước ta có thể mở rộng trong phạm
vi các công cụ nợ ngắn hạn và có độ rủi ro là thấp nhất.
Trong điều kiện TTM còn quá non trẻ như nước ta hiện nay, danh
mục hàng hoá thực tế được sử dụng trong NVTTM còn quá sơ sài : chỉ có
tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN . trong đó trên 80% hàng hoá trong
các giao dịch của NVTTM là tín phiếu kho bạc , những năm gần đây .Chỉ
riêng trong năm 2000 , do NVTTM mới đi vào hoạt động , tín phiếu kho
bạc không đáp ứng được nhu cầu giao dịch cần thiết nên NHNN đã dự tính
và trứơc đó đã chủ động phát hành tín phiếu NHNN để cung đủ hàng hoá
cho giao dịch . Vì vậy, trong năm 2000 , tín phiếu NHNN được mua bán
19
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương

nhiều nhất với số lượng 1070 tỷ / 1448,500 tỷ đồng . Tín phiếu kho bạc chỉ
đạt 378,500 tỷ đồng theo giá trị khi đến hạn thanh toán .
Trong các giao dịch sử dụng 2 hàng hoá trên , NHNN chủ yếu sử
dụng hình thức mua vào tín phiếu kho bạc và bán ra tín phiếu NHNN ,
bảng số liệu sau cho thấy điều này :
Tổng hợp khối lượng giấy tờ có giá theo giá trị đến hạn thanh toán ta có :
( Từ 12/7/2000 đến 11/7/2001 )
Đơn vị : Triệu đồng
Tên hàng hoá Mua vào Bán ra
Tín phiếu kho bạc 3.292.300 0
Tín phiếu NHNN 0 1.020.000
Hàng hoá khác 0 0
Trong điều kiện TTM còn quá non trẻ , thẩm định độ rủi ro của các
giấy tờ có giá tham gia NVTTM là rất khó khăn. Do đó , việc chỉ sử dụng
hàng hoá là tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN là điều dễ hiểu vì NHNN
không muốn gặp phải bất cứ rủi ro nào cho TTM . Tuy nhiên , nếu cứ để
tình trạng này kéo dài ,tất sẽ ảnh hưởng , thậm chí còn tạo ra rào cản cho sự
phát triển của TTM trong tương lai . Nhiều phiên giao dịch mở ra mà
không có người tham gia ( như liên tiếp 3 đợt : 31,32,33 trong tháng 6/2002
) , liệu có phải do các thành viên quá Ýt ái hay nguyên nhân sâu sa hơn lại
cũng từ lý do lượng hàng hoá cần cho giao dịch là quá thiếu thốn ? Vậy
những nhân tố nào đã gây ra sù khan hiếm về hàng hoá trên TTM ?
4 . Nguyên nhân xuất phát :
Thứ nhất : theo quy định của luật NHNN Việt Nam ( Điều 15 ) , và
trong quy chế NVTTM từng thời kỳ cụ thể thì hàng hoá tham gia thị trường
này bắt buộc là các giấy tờ có giá ngắn hạn. Chính quy định này đã tạo ra
dào cản 1 lượng lớn hàng hoá chất lượng tham gia vào TTM .
20
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Thực tế , các giấy tờ có giá trung và dài hạn có thể tham gia vào

NVTTM của NHNN , bởi vì trong NVTTM có sử dụng phương thức mua
bán có kỳ hạn . Chính phương thức này có thể giúp NHNN chủ động về
thời gian và không lệ thuộc vào thời hạn của chứng khoán.
Bên cạnh đó , lượng trái phiếu kho bạc có thể sử dụng trong các giao
dịch không phải là Ýt . Hiện nay , các tổ chức tín dụng nắm giữ khoảng
18000 tỷ VND là trái phiếu chính phủ ( chiếm khoảng 1% trong tổng tài
sản có sinh lời ) (Theo bảng1 sau). Nếu như Luật NHNN sửa đổi về hàng
hoá được phép giao dịch trên TTM sắp tới ,cho phép giao dịch loại công cụ
nợ dài hạn này thì sẽ cải thiện được Ýt nhiều tình hình khan hiếm về hàng
hoá.
Bảng 1 : Tỷ trọng trái phiếu kho bạc so với tổng tài sản có sinh lời của các
tổ chức tín dụng Việt Nam từ 1995 – 3 /2002
TSCSL : Tổng tài sản có sinh lời
TPCP : Đâù tư trái phiếu chính phủ
Thứ hai : Do một số loại hàng hoá được phép giao dịch trên TTM
chưa được ra đời , mặc dù NHNN đã tạo mọi điều kiện như việc đưa ra
những hướng dẫn cụ thể cho sù ra đời của các loại hàng hoá này :
a. thương phiếu :
21
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Hiện nay, pháp lệnh thương phiếu đã có hiệu lực từ ngày 1/7 2000 .
Cho đến nay, ở Việt Nam, nhiều văn bản pháp quy liên quan đến CP đã
được ban hành , song trải qua hơn 2 năm ,nó vẫn chưa đi vào cuộc sống.
CP ra đời xuất phát từ yêu cầu bản thân của doanh nghiệp. Một khi
doanh nghiệp còn trông chờ vào nguồn vốn của ngân hàng là chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu vốn của mình , một khi doanh nghiệp chưa có ý thức
mạnh trong kinh doanh vốn và khi mà chính sách ưu đãi còn mạnh mẽ thì
CP sẽ khó ra đời tại Việt Nam .
b. chứng chỉ tiền gửi :
Mặc dù điều 46 Luật (10/1998) các tổ chức tín dụng đã ghi: “ Khi

được thống đốc NHNN chấp thuận , tổ chức tín dụng được phát hành
chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn
của các tổ chức , cá nhân trong nước và ngoài nước” Song cho đến nay ,
NHNN vẫn chưa cho phép các NHTM được phát hành CDs , vì một số
nguyên nhân sau :
Do môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt Nam chưa đủ điều kiện
để các ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành CDs :
Để được phát hành CDs, ngân hàng phải chứng minh được khả năng tài
chính của mình đảm bảo chi trả cho người mua CDs khi đến hạn .
Các tổ chức tín dụng Việt Nam quá quen với cách huy động tiền gửi
truyền thống như hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
.v.v . là những hình thức huy động tiền mà ngân hàng bỏ ra Ýt chi phí hơn
so với CDs.
Do chưa có thị trường tiền tệ phát triển thực sự :Chính sự vắng mặt
của các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ đã gây ra “cảnh chợ
chiều” của TTM vì thiếu hàng hoá.
Thứ ba : Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác hiện có trên thị
trường chưa được chuẩn hoá , chưa được đáp ứng đòi hỏi về chất lượng .
22
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
Những hàng hoá được phép tham ra TTM thì lại không được đa dạng hoá
về kỳ hạn , không đáp ứng đủ khối lượng cần thiết .
- Hiện nay , kỳ phiếu ngân hàng đang được các ngân hàng tăng
cường phát hành với khối lượng lớn ,để đáp ứng nhu cầu huy động vốn lớn
trong 1 khoảng thời gian ngắn : Đầu năm 2003, ngân hàng đầu tư và phát
triển vừa phát hành đợt kỳ phiếu cả bằng VND , ngoại tệ , Vietcombank
cũng vừa huy động 1đợt kỳ phiếu có trị giá tối thiểu là 50 triệu đồng .
Người phát hành ra kỳ phiếu đa số là các NHTMQD có uy tín , vậy sao
không sử dụng luôn những hàng hoá này trên thị trường tiền tệ vào
NVTTM ? Một thực tế là việc phát hành kỳ phiếu mang tính chất tự phát ,

không dựa trên 1 chuẩn mực nào , trong hoàn cảnh khả năng đánh giá cũng
như kiểm soát độ rủi ro các hàng hoá này của NHNN là rất khó khăn .
Song vấn đề còn ở chỗ người nắm giữ các loại kỳ phiếu này chủ yếu là
người tiết kiệm chứ không phải là thành viên của TTM ,thị trường thứ cấp
của kỳ phiếu hầu như bị bỏ ngỏ do đó các công cụ nợ này không có cơ hội
trở thành hàng hoá của thị trường tiền tệ nói chung và TTM nói riêng .
- Tín phiếu kho bạc , tín phiếu NHNN hiện nay là những hàng hoá
duy nhất được tham gia TTM nhưng cũng chưa trở thành hàng hoá hấp dẫn
. Sự thiếu hấp dẫn của hàng hoá này là do thời hạn của chúng chưa thực sự
linh hoạt ( chủ yếu là các hàng hoá có kỳ hạn 3, 6, 9 tháng ) . Bên cạnh đó ,
lãi suất của các công cụ nợ này thường thấp so với mặt bằng mức lãi suất
trên thị trường , do đó không thu hút được nhiều thành viên tham gia đấu
thầu đặc biệt trong điều kiện hiện nay , các ngân hàng luôn rơi vào tình
trạng thiếu vốn cho mục đích đầu tư , và buộc phải tìm đến những hình
thức huy động vốn có chi phí cao hơn như phát hành kỳ phiếu ngân hàng .
Thứ tư : Các tổ chức tín dụng Việt Nam có quy mô nhỏ hẹp , vốn khả
dụng không dồi dào , do đó danh mục đầu tư vào các giấy tờ có giá là rất
Ýt . Chính vì vậy ,khả năng tham gia vào TTM của họ là không cao ( đặc
23
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ) , hàng hoá lưu thông trên TTM vì thế cũng bị thu hẹp .
Trước năm 2000 , các tổ chức tín dụng Việt Nam chỉ nắm 2 - 4 % giá
trị tài sản sinh lời và bắt đầu tăng lên dưới 10 % từ năm 2000 cùng với sự
ra đời của NVTTM ( bảng 1 – xem xét tình hình biến động của TPCP ) .
Cho đến tháng 9 / 2002 , tổng giá tín phiếu được nắm giữ trong tay các tổ
chức tín dụng ( chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh ) là 7000
tỷ VND, chiếm tỷ trọng khoảng 1,5% tổng giá trị tài sản có của hệ thống
các tổ chức tín dụng. Vì thế, việc chỉ dựa vào tín phiếu kho bạc trong các
hoạt động can thiệp vào dự trữ của hệ thống ngân hàng , khiến cho NHNN

rơi vào thế bị động .
Trong điều kiện hiện nay, các tổ chức tín dụng đang thiếu vốn huy
động (do nhu cầu đầu tư tăng , buộc phải huy động vốn với mức lãi suất
cao ) thì việc đầu tư vào mua tín phiếu kho bạc quả là lãng phí . Do đó chỉ
những tổ chức tín dụng mong muốn được sự ‘ưu ái’ từ NHNN , gióp tăng
vốn khả dụng , thì mới nắm giữ nhiều tín phiếu kho bạc .
Thứ năm : Việt Nam chưa có thị trường tiền tệ phát triển thực sự .
Tình trạng này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông hàng hoá trên
TTM .
Tất cả các bộ phận của thị trường tiền tệ có mối quan hệ với nhau, do
đó chỉ khi thị trường tiền tệ hoạt động trôi chảy thì các bộ phận của nó ( thị
trường tiền tệ liên ngân hàng , thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc , TTM
.v.v ) mới có thể hoạt động hiệu quả được .
- Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc :
Tuy đã xuất hiện rất sớm so với các thị trường khác ( tính đến nay đã
được 10 năm hoạt động ) , được coi như nguồn cung hàng hoá cơ bản nhất
cho TTM , song hoạt động của thị trường vẫn chưa được thay đổi đáng kể :
Thành viên tham gia thị trường này tuy đã tăng lên con sè 44 , song
tham gia chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại quốc doanh ( chiếm đến
24
Tiểu luận Ngân hàng Trung Ương
97,2 % tổng lượng trúng thầu , còn các tổ chức tín dụng khác chiếm 2,65 %
và các công ty bảo hiểm chỉ chiếm 0,2% tổng lượng trúng thầu ) . Do đó ,
lượng tín phiếu kho bạc chủ yếu nằm trong tay một số ngân hàng nhất
định , làm cho giao dịch mua bán hàng hoá trên TTM cũng bị thu hẹp lại .
Mặt khác , do công tác tổ chức , chỉ đạo đấu thầu tín phiếu kho bạc
còn nhiều thiếu sót đã làm giảm lượng tín phiếu kho bạc được phát hành :
Trong năm 2001 ,chỉ có 60% số tín phiếu theo kế hoạch được bán ra, 2
phiên không có kết quả đại lý , 2 phiên chỉ bán được 10 tỷ so với kế hoạch
là 100 tỷ . Chính những sai sót đó đã phần nào làm giảm lượng cung hàng

hoá tín phiÕu kho bạc .
Tính ổn định của thị trường tín phiếu kho bạc không cao , phụ thuộc
rất nhiều vào tình hình biến động về vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng
: Cụ thể cho thấy , vào tháng 7/2001, thị trường thiếu vốn VNĐ, trong 2
phiên đấu thầu tín phiếu liên tiếp đều không có thành viên tham gia. Trong
khi đó , vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, các thành viên có nguồn vốn VNĐ
tạm thời dư thừa , nên thị trường diễn ra khá sôi nổi : luôn có từ 3 đến 5
thành viên tham gia với khối lượng đấu thầu cao hơn nhiều khối lượng dự
kiến phát hành.
- Thị trường tiền tệ liên ngân hàng :
Nếu thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc là nơi cung hàng hoá cho
TTM thì thị trường liên ngân hàng được coi là kênh điều chuyển hàng hoá
nhanh nhạy nhất . Nó hoạt động song song với hoạt động của TTM nhưng
luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Những năm gần đây , NHNN hầu như không thể nào kiểm soát được
thị trường này ,do các tổ chức tín dụng không còn vay vốn của nhau thông
qua trung gian là NHNN nữa mà trực tiếp liên lạc với nhau . Chính vì vậy ,
NHNN đã không thể nào quản lý được vốn khả dụng của các tổ chức tín
dụng, từ đó không thể nào định hình được chính xác sự tác động giữa nhu
cầu về vốn của các ngân hàng với lượng hàng hoá mua bán trên TTM .Do
25

×