Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.09 KB, 63 trang )

Chuyên đÒ tốt nghiệp
Lời mở Đầu
Vốn là một trong những yêu cầu hàng đầu cho việc đầu tư, xây dựng,
nó càng trở nên quan trọng hơn khi đất nước chúng ta đang trên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và nhÊt là trong bối cảnh đất nước
chóng ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhu cầu về vốn
đầu tư là rất lớn, Hiện nay chóng ta đã có tương đối nhiều các tổ chức kinh
tế làm nhiệm vụ huy động vốn, tuy nhiên các ngân hàng thương mại luôn
đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này, là một trong các ngân hàng
thương mại quốc doanh lớn nhất, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam (NHNo&PTNT ) đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Góp phần
đáng kể vào những thành công trong hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT là Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp. Tuy nhiên để đáp
ứng được xu hướng phát triển của tương lai cũng như là mục tiêu phát triển
của NHNo&PTNT thì việc phát huy các mặt đã làm được đồng thời tìm ra
các hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục là vô cùng cần
thiết. Qua một thời gian thực tập tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam.
Em nhận thấy mình cần phải tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động huy động vốn,
một hoạt động quan trọng của ngân hàng.Vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài:
“Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh tại Sở
giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Đây là một đề tài nghiên cứu về vấn đề lớn, bức xúc của ngành mà
không kém phần phức tạp do thực tiễn đề ra. Là một sinh viên, năng lực
nghiên cứu còn có hạn, chắc chắn khoá luận của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ đạo, hướng dẫn của các thầy cô giáo,
ban lãnh đạo Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
1
Chuyên đÒ tốt nghiệp


Chương 1
Những Vấn đề cơ bản về NGHIệP Vụ HUY ĐộNG VốN của ngân
hàng thương mại.
1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại và vai trò của nguồn vốn.
1.1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM)
Khi bàn về nguồn vốn của NHTM, chóng ta có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, có nhiều cách phân chia nguồn vốn NHTM khác nhau. Có thể
phân chia nguồn vốn theo thời gian( ngắn hạn, dài hạn) , phân chia theo loại
tiền ( nội tệ, ngoại tệ) , hoặc theo đặc điểm của nguồn( tiền nợ , tiền vay)
nhưng ta có thẻ tiếp cận theo bảng tổng kết tài sản. Theo bảng tổng kết tài
sản thì nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
Bảng 1 : Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn Tài sản
- Vốn chủ sở hữu
- Tiền gửi
- Tiền vay
- Nguồn khác
- Dự trữ
- Các chứng khoán
- Cho vay
- Tài sản khác
1.1.1.1. Vốn tự có của NHTM.
Còng nh hầu hết các doanh nghiệp khác, để thành lập và đi vào hoạt
động chủ sở hữu ngân hàng phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu và được ghi vào
điều lệ doanh nghiệp ( Vốn điều lệ ). Vốn điều lệ của NHTM phải lớn hơn
hoặc bằng mức tối thiểu mà luật quy định (Vốn pháp định). Vốn điều lệ của
ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quy định.
NHTM thuộc sở hữu của nhà nước (NHTM quốc doanh) có vốn điều lệ do
ngân sách nhà nước cấp, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do
có sự đống góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu, NHTM

liên doanh có vốn điều lệ do các bên tham gia đóng góp.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
2
Chuyên đÒ tốt nghiệp
Vốn điều lệ của ngân hàng không được nhỏ hơn vốn pháp định, ở
Việt Nam mức vốn pháp định do Ngân hàng Nhà Nước quy định, nhưng
mỗi NHTM có số vốn điều lệ khác nhau tuỳ thuộc vào chủ sở hữu ngân
hàng, qui mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng đó. Vốn điều lệ của mỗi
NHTM có thể thay đổi trong quá trình hoạt động, thường là được tăng lên
dưới các hình thức như được Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung đối với
NHTM quốc doanh, huy động thêm vốn từ các cổ đông bằng cách phát hành
thêm cổ phiếu với NHTM cổ phần hay bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc các
quỹ đã được trích lập. Vốn điều lệ của NHTM thuộc sở hữu của ngân hàng
và ngân hàng có toàn quyền sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp
luật. Nguồn vốn này chủ yếu được ngân hàng sử dụng để mua xắm trang
thiết bị, cơ sở vật chất, góp vốn liên doanh, cho vay hoặc cho các hoạt động
khác của ngân hàng.
Ngoài vốn điều lệ, trong quá trình hoạt động và tồn tại, ngân hàng
thương mại còn trích lập các quỹ dự trữ theo luật định như quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt, quỹ đầu tư phát triển, hình thành nên
nguồn vốn tích luỹ của ngân hàng. Vốn điều lệ và phần lợi nhuận chưa chia
đều là nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Nguồn vốn tự có của ngân hàng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, nhưng đây là nguồn vốn quan
trọng vì nó cho thấy được thực lực về tài chính cũng nh quy mô của ngân
hàng. Vốn tự có của NHTM là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố
tài chính quan trọng trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng, vì
vậy quy mô vốn tự có là yếu tố quyết định qui mô huy động vốn và quy mô
tài sản có. Vốn tự có không chỉ được xem như sự bảo đảm khả năng thanh
toán cho người gửi tiền khi ngân hàng phá sản mà góp phần duy trì khả năng

trả nợ bằng cách cung cấp một khoản tài sản dự trữ để ngân hàng khỏi bị đe
doạ bởi sự thua lỗ để có thể tiếp tục hoạt động được. Vốn tự có của NHTM
đóng vai trò là tấm đệm cuối cùng giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
3
Chuyên đÒ tốt nghiệp
Vốn tự có càng lớn, sức chịu đựng của ngân hàng càng lớn khi tình hình
kinh tế - chính trị và tình hình hoạt động của ngân hàng trải qua những giai
đoạn khó khăn. Hơn nữa nó còn tạo điều kiện cho NHTM đa dạng hoá các
hoạt động ngân hàng qua đó có thể phân tán rủi ro và có được lợi nhuận ổn
định. Các nhà quản lý điều hành ngân hàng phải dựa trên cơ sở các quy định
của luật pháp, tình hình kinh tế - chính trị, thực trạng công nghệ ngân hàng
và tình hình hoạt động của ngân hàng để xác định mức vốn tự có để đảm bảo
an toàn trong hoạt động của ngân hàng cũng như đạt được tỷ suất lợi nhận
trên vốn tự có phù hợp.
1.1.1.2 Tiền gửi:
Tiền gửi của ngân hàng tạo ra từ dịch vụ ngân hàng cung cấp, đó là
dịch vụ nhận gửi tiền.
*Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi có thể phát séc (tiền gửi
giao dịch, tiền gửi theo yêu cầu). Tiền gửi thanh toán gửi vào ngân hàng
nhằm sử dụng các tiện Ých do ngân hàng cung cấp như thanh toán hộ, chi
trả hộ, thu hộ. Tiền gửi thanh toán có số dư tại ngân hàng, thời kì đầu có thể
bị thu phí, về sau để khuyến khích khách hàng gửi tiền, ngân hàng không thu
phí cho các số dư. Về sau, các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau,
từ việc thu phí, đến không thu phí, ngân hàng thương mại còn trả lãi cho các
số dư tại ngân hàng. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ở tài khoản này
không nhằm mục đích thu lãi, mà là sử dụng các tiện Ých do các ngân hàng
cung cấp. Ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho số dư từ tài khoản tiền gửi
thanh toán vì vậy chi phí huy động vốn thấp. Đây là ưu điểm của nguồn vốn

này. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất. Nhưng tính ổn định
của nó là thấp nhất, do khách hàng gửi vào đây với mục đích thanh toán nên
họ có thể rót ra để chi trả, thanh toán bất cứ lúc nào, mà ngân hàng không
được phép từ chối. Biến động của tiền gửi thanh toán phụ thuộc vào chu kỳ
sản xuất kinh doanh, thời vụ, hoặc địa bàn hoạt động của ngân hàng. Để đo
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
4
Chuyên đÒ tốt nghiệp
độ biến động phức tạp của nguồn vốn này, ta có thể đo tần suất biến động
hoặc số vòng quay, hoặc dựa vào các con số thống kê trong lịch sử mà ngân
hàng đưa ra kết luận. Sử dụng nguồn vốn tiền gửi thanh toán là ngân hàng
phải thận trọng, nếu không rủi ro chi trả sẽ xảy ra, điều này có thể làm giảm
uy tín của ngân hàng, hoặc phải tốn quá nhiều chi phí để đi vay, thậm chí có
thể là bị phá sản. Để huy động tiền gửi thanh toán , ngân hàng thương mại
cần khuyến khích các cá nhân và tổ chức kinh tế mở tài khoản. Lãi suất đôi
khi cũng không phải là yếu tố quan trọng, mà ngân hàng cần chú ý tới những
tiện Ých và dịch vụ do ngân hàng đem lại cho khách hàng.
*Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn (thường chiếm khoảng 45% tổng số tiền gửi) là
loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi
tiền. Trong khoảng thời gian thỏa thuận đó, ngân hàng tùy ý sử dụng số tiền
do khách hàng ký gửi, khi khách hàng cần rút tiền thì phải báo trước cho
ngân hàng và phải được sự đồng ý của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn do các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tạo ra, từ các quỹ nh quỹ khấu
hao, quỹ đầu tư, từ các nguồn thu nhập của doanh nghiệp.
Việc huy động tiền gửi có kỳ hạn là nguồn có chi phí cao song ổn
đÞnh. Vì vậy, lãi suất cho số dư tiền gửi là rất có ý nghĩa cho việc huy động
vốn ở ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại có thể tăng lượng vốn
bằng cách tăng lãi suất cho số dư ở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
*Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm do dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn
và sinh lợi. Đây là loại tiền gửi có tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi
của ngân hàng. Người gửi tiền nhằm mục đích thu lợi, vì vậy lãi suất là yếu
tố rất được người gửi tiền quan tâm. Lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời
gian gửi tiền sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài hơn.
Để huy động nguồn vốn này, ngân hàng cần chú ý tới nhu cầu tiết
kiệm từ dân cư, lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, vào xu
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
5
Chuyên đÒ tốt nghiệp
hướng tiết kiệm, các đặc tính về dân số - xã hội, tình hình kinh tế xã hội.
Muốn huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm , ngân hàng cần phải chú ý đến các
yếu tố thuộc về khách hàng này và điều chỉnh lãi suất huy động cho phù
hợp.
1.1.1.3 Vốn đi vay:
NHTM chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn nhận tiền gửi, song không
phải lúc nào nguồn vốn đó cũng đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, nhiều khi
thiếu cả tiền thanh toán cho khách hàng, trước tình huống như vậy, ngân
hàng thương mại không thể chờ người đến gửi tiền để sử dụng nguồn vốn
Êy được, bởi nếu ngân hàng không thanh toán kịp thời cho khách hàng thì
ngân hàng sẽ mất uy tín và bị phạt theo luật định hay cơ hội đầu tư, cho vay
sẽ bị bỏ qua. Vốn đi vay bao gồm:
* Vay từ Ngân hàng Trung Ương (NHTW) : Ngân hàng Trung Ương
với ưu điểm là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay sau cùng đối
với các ngân hàng thương mại. Khi NHTW cho phép một ngân hàng thương
mại thành lập, thông thường nó được hưởng quyền vay tiền tại NHTW khi
thiếu hụt dự trữ hay thiếu vốn. Khi NHTM thiếu tiền mặt không đáp ứng
được thanh khoản, NHTW dù áp dụng mức lãi suất cao hay thấp thì cũng
phải cho NHTM vay để tránh những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.
Thông qua nghiệp vụ cho vay chiết khấu này, khi NHTW muốn mở rộng

cung tiền sẽ áp dụng mức lãi suất chiết khấu thấp khuyến khích các ngân
hàng thương mại vay để mở rộng cung tiền. Ngược lại khi muốn thắt chặt
cung tiền, NHTW áp dụng mức lãi suất chiết khấu cao làm cho NHTM
không dám mở rộng cho vay mà luôn phải có một lượng dự trữ thích hợp để
tránh phải vay NHTW với lãi suất cao. Hơn nữa để đảm bảo tính điều tiết
của mình, NHTW chỉ cho NHTM vay ngăn hạn và có tài sản đảm bảo vì chỉ
như vậy NHTW mới có phản ứng nhanh nhạy với những biến động của nền
kinh tế cũng như trong hệ thống tiền tệ vốn chịu nhiều nhân tố tác động. ở
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
6
Chuyên đÒ tốt nghiệp
Việt Nam hiện nay, NHTW cho vay các ngân hàng thương mại dưới các
hình thức sau:
- Cho vay chiết khấu và tái chiết khấu trái phiếu kho bạc, khế ước mà
các NHTM đã cho khách hàng vay chưa đáo hạn và các thương phiếu.
- Cho vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng.
- Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn: đây là hình thức tài
trợ vốn theo kế hoạch và chỉ phân phối cho các ngân hàng thương mại Quốc
doanh.
* Vay các tổ chức tài chính, tín dụng (TCTD) trên thị trường tiền tệ
liên ngân hàng : Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường mua bán các
chứng từ có giá ngắn hạn giữa các ngân hàng, các TCTD. Thị trường tiền tệ
liên ngân hàng hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các ngân hàng, bổ sung kịp
thời cho nhu cầu vốn thông qua việc điều hoà các nguồn vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu, qua đó góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã có tại các
ngân hàng.Trên thị trường này, các ngân hàng, các TCTD vay mượn lẫn
nhau thông qua việc mua bán các trái phiếu ngắn hạn. Khi thiếu hụt tiền
mặt, NHTM có thể phát hành phiếu nợ trên thị trường tiền tệ để tìm thêm
nguồn vốn hoạt động. NHTM thường vay nợ trên thị trường tiền tệ liên
ngân hàng dưới các hình thức như phát hành các chứng chỉ tiền gửi (CDs),

phát hành các trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu. Việc vay bằng cách phát hành
các giấy tờ có giá ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn đi vay.
1.1.1.4. Các nguồn vốn khác
*Nguồn ủy thác cho vay.
Đây là nguồn được hình thành do các tổ chức, cá nhân, ủy thác tiền,
tài sản vào ngân hàng, nhờ ngân hàng để cho vay. Nguồn này khá ổn định,
ngân hàng thực hiện hộ khách hàng và thu hoa hồng.
* Nguồn ủy thác đầu tư.
Ngoài các nguồn trên, NHTM còn nhận được các nguồn ủy thác đầu
tư. Nguồn này hình thành trên cơ sở các tổ chức cá nhân, ủy thác tiền bạc,
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
7
Chuyên đÒ tốt nghiệp
tài sản vào ngân hàng. Do ngân hàng có lợi thế về thông tin, công nghệ.
Ngân hàng đầu tư vào các dự án khả thi, ngân hàng thẩm định, thực hiện dự
án, ngân hàng thu hoa hồng từ tiền lãi đầu tư.
Các nguồn này được hình thành từ các nghiệp vụ mua, bán , quản lý
tài sản hộ. Khi NHTM càng phát triển, nghiệp vụ trung gian càng lớn, thì
nguồn này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và quan trọng.
1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đối với NHTM
*Thứ nhất,Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh
doanh phải có vốn. Bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả
năng của doanh nghiệp. Riêng đối với ngân hàng, do tính chất đặc thù kinh
doanh tiền tệ, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Nói cách khác ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh. Bởi đặc trưng của ngân hàng vốn không chỉ là phương tiện
kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Ngân hàng là một tổ
chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ và thị trường
chứng khoán. Những ngân hàng trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh

kinh doanh. Chính vì vậy, có thể nói vốn là điểm đầu trong kinh doanh của
ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng kinh doanh, thu được lợi nhuận, muốn
tăng uy tín thì ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật
định thì ngân hàng phải thường xuyên quan tâm tới việc tăng trưởng vốn
trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.
*Thứ hai, vốn đầu tư của ngân hàng sẽ quy định quy mô hoạt động
tín dụng trung và dài hạn và các hoạt động khác của ngân hàng. Vốn của
ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng.
Thông thường, nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có các
khoản mục đầu tư kém đa dạng hơn, khối lượng và phạm vi tín dụng cũng
nhỏ hơn. Trong các ngân hàng lớn có nhiều vốn đầu tư trung và dài hạn cho
vay được cả thị trường nước và quốc tế, thì ngân hàng nhỏ thiếu vốn nói
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
8
Chuyên đÒ tốt nghiệp
chung và vốn trung dài hạn nói riêng sẽ bị giới hạn cho vay trong phạm vi
hẹp, chủ yếu trong cộng đồng. Thêm vào đó khả năng vốn hạn hẹp nên ngân
hàng nhỏ không phản ứng nhạy với những biến động về lãi suất, gây ảnh
hưởng đến khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư.
*Thứ ba, vốn quyết định năng lực thanh toán của ngân hàng, đảm
bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường từ đó quyết định năng lực
cạnh tranh của ngân hàng đó.
Ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là con nợ. Để đáp ứng nhu cầu chi trả
của ngân hàng cho các khoản vay đến hạn, ngoài dự trữ bắt buộc , ngân
hàng còn phải đảm bảo khả năng thanh toán dưới dạng tiền mặt, tín phiếu
kho bạc, các giấy tờ có giá hoặc các tài sản có tính lỏng hơn.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng phải
giữ được chữ tín. Uy tín thể hiện bằng khả năng chi trả của ngân hàng khi
đáo hạn. Vốn khả dụng càng cao thì khả năng thanh toán càng lớn. Nói một
cách khác, khả năng thanh toán tỷ lệ thuận với nguồn vốn của ngân hàng nói

chung và vốn khả dụng nói riêng. Nguồn vốn lớn sẽ giúp ngân hàng mở
rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín và vị thế
trên thị trường.
Tóm lại, vốn đối với nền kinh tế nói riêng, và nguồn vốn đối với ngân
hàng thương mại nói chung là rất quan trọng. Có thể nói, huy động vốn là
việc làm cần thiết hàng đầu của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng
thương mại không chỉ giúp ngân hàng thương mại tồn tại, hoạt động được
mà nó còn cho phép ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạt động,
vươn tới nhiều lĩnh vực mới, giúp ngân hàng có đủ uy tín và sức mạnh để
tồn tại và phát triển được trên thương trường.
1.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
9
Chuyên đÒ tốt nghiệp
1.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTM.
Do có sự ý thức được vai trò quan trọng của công tác huy động vốn
các NHTM đã ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thiện các hình
thức huy động vồn được thể hiện qua:
Nhận tiền gửi:
Là số tiền của khách hàng là các tổ chức các nhân tổ chức tín dụng
khác trong và ngoài nước gửi vào ngân hàng và được ngân hàng cung cấp
cho tài khoản tiền gửi.
- Tiền gửi không kì hạn( hay còn gọi là tiền gửi thanh toán):
- Là loại tiền gửi do khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích
giao dịch thanh toán, chi trả cho các hạot động mua bán hàng hoá, dịch vụ
và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh một cách an toàn và thuận
lợi. Tiền gửi này không có sự thoả thuận về thời gian rút tiền, khách hàng có
thể sử dụng tiền vào bất cứ khi nào có nhu cầu. Tiền gửi không kì hạn có lãi
suất thấp hoặc không có sự trả lãi. đối với ngân hàng, đây là một khoản nợ
mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. tuy

nhiên, trong mỗi ngân hàng, do có sự không khớp nhiẹp giữa xuất và nhập
trên mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán làm cho nhập lớn hơn xuất, tạo nên
tồn khoản mà ngân hàng được phép sử dụng một phần làm vốn kinh doanh.
Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp của ngân hàng. Ở các
nước phát triển, loại tiền gửi này thường không được hưởng lãi, nhưng bù
lại, khách hàng có thể được sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách miễn
phí.
- Tiền gửi có kì hạn:
Đây là lại tiền gửi có sự thoả thuận trước khách hàng và ngân hàng về
thời hạn rút tiền. Khách hàng sử dụng loại tiền gửi có kì hạn để đánh đổi
tính lỏng lấy thu nhập từ tài khoản lấy thu nhập từ tài sản của họ. Có nghĩa
là họ gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chi tiêu cho tương lai. đặc tính
hưởng lãi hoặc chi tiêu cho tương lai. Đặc tính chung của loại tiền gửi này là
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
10
Chuyên đÒ tốt nghiệp
hưởng mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán và mức lãi suất này
là tỉ lệ thuận với thời hạn gửi và người gửi tiền không được phát hành séc
hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng từ tiền gửi này.
Tiền gửi có kì hạn về nguyên tắc được rót ra khi đoá hạn, nhưng thực
tế để cạnh tranh, các ngân hàng thương mại thường chấp nhận việc khách
hàng có nhu cầu rút tiền trước kì hạn bằng cách cho hưởng lãi suất của kì
hạn ngắn hơn hoặc lãi suất của tiền gửi không kì hạn.
Tiền gửi này là nguồn vốn tương đối ổn đinh, ngân hàng có thể sử
dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh, chính vì vậy, các ngân hàng
thương mại luôn tìm cách đa dạng hoá loạ tiền gửi này bằng cách áp dụng
nhiều kì hạn lãi suất khác nhau với mức lãi suất linh hoạt cùng với nhiều
chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm:
Là nguồn vốn mà ngân hàng huy động tạm thời tiền nhàn rỗi trong

các tầng lớp dân cư. Về bản chất đây là thu nhập của các nhân, người lao
động do chưa có nhu cầu sử dụng ngay cho tiêu dùng. Họ gửi tiền vào ngân
hàng với mục đích tích luỹ tiền một chách an toàn và tạo thêm thu nhập từ
số tiền đó. Người gửi tiền tiết kiệm không được sử dụng séc và các dịch vụ
ngân hàng từ số tiền này.
- Trái phiếu ngân hàng:
Trái phiếu ngân hàng là một công cụ nợ dài hạn của ngân hàng, với
cam kết thanh toán gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán lãi vào những thời
gian xác định. Trái phiếu dùng để huy động vốn trung và dài hạn phục vụ
cho những kế hoạch phát triển kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn. trong
khi kì phiếu là được phát hành ở từng chi nhán với khung lãi suất, thời gian
phát hành riêng biệt thì trái phiếu là đựoc phát hành với quy mô lớn, đồng
loạt trong toàn bộ hệ thống mỗi ngân hàng.
Các loại trái phiếu gồm nhiều loại: có ghi tên, không ghi tên, trả lãi
trước, trả lãi sau, có thể chuyển nhượng và thừa kế. Các loại trái phiếu có
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
11
Chuyên đÒ tốt nghiệp
một số đặc trưng là có sự xác định về mệnh giá (tức giá ghi trên trái phiếu),
ngày đáo hạn (tức thời hạn thanh toán gốc) lãi suất công bố khi phát hành.
Nh vậy trái phiếu, kì phiếu ngân hàng là những hình thức huy động
vốn rất tiện lợi, tuỳ theo tính cân đối nguồn vốn và cho vay từng thời kì, với
mức lãi suất đủ sức hấp dẫn. Ngân hang không những chủ động thu gom
một lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu vốn trong một thời gian ngắn mà
còn có thể kiềm chế lạm phát góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường
chứng khoán một cách hữu hiệu nhất.
1.2.2. Các nhân tố tác động đến huy động vốn của ngân hàng
1.2.2.1. Nhân tố khách quan:
- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: động thái của nền kinh tế
chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào ngân

hàng tích trữ vàng, ngoại hối hay đầu tư vào tài sản khác. Trong điều kiện
nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của tiền tệ biến động phức tạp,
lạm phát xảy ra , tiêu cực thì người dân nhằm mục đích an toàn tài sản nên
thường có xu hướng tích trữ vàng, mua ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác
(như bất động sản, các tài sản quý giá ). Ngược lại, nền kinh tế phát triển
ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân có cái nhìn khả quan hơn và
có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng làm cho nguồn vốn trong ngân hàng
thương mại được tăng lên.
- Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế: Thực tế cho thấy người dân có
thu nhập càng cao, lượng tiền để dành càng lớn, đặc biệt khi thu nhập bình
quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không
phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với
một mức tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được
thỏa mãn hoàn toàn và lượng tiền dư sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền
tiết kiệm trong dân cư còn phụ thuộc vào xu hướng tiết kiệm mà nhân tố này
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
12
Chuyên đÒ tốt nghiệp
lại phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của dân cư, do các điều kiện kinh tế xã
hội văn hóa quyết định.
Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư, thì nguồn tiết kiệm từ các tổ
chức kinh tế xã hội cũng rất quan trọng. NHTM có thể huy động nguồn vốn
này thông qua nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá. Do đó, để NHTM
thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính, phục vụ đầu tư phát triển thì
đòi hỏi các tổ chức cá nhân và nhà nước có chính sách thực hiện hợp lý và
coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.
- Chính sách của nhà nước: Để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh
tế xã hội văn hóa của một quốc gia, các chính phủ thường ban hành các
chính sách. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác
huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Bởi vì, khi nhà nước khuyến

khích việc mở rộng nguồn vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn
cụ thể. Từ đó, các ngân hàng thương mại sẽ có các căn cứ pháp lý để thực
hiện các nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi nhà nước
không khuyến khích thì công tác này khó có khả năng tồn tại và phát triển.
- Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý: Tại những địa điểm dân cư đông đúc,
các thành phố lớn, và nền kinh tế phát triển thì ngân hàng thương mại có thể
huy động nhanh và nhiều hơn những nơi kém phát triển Đặc biệt ở những
thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện Ých do nghiệp
vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại đem lại thì ở đó việc mở rộng
và bổ sung nguồn vốn của ngân hàng thương mại sẽ thuận lợi hơn các vùng
nông thôn hay miền núi.
1 1.2.2.2.Nhân tố chủ quan:
- Uy tín của NHTM: Uy tín là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt
động của ngân hàng. Khi gửi tiền vào NHTM, người gửi thường lo sợ trước
sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thường có sự cân nhắc
lựa chọn NHTM mà họ cho là an toàn, thuận lọi nhất hay nói cách khác là
có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Thông thường, người gửi tiền đánh giá
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
13
Chuyên đÒ tốt nghiệp
uy tín của ngân hàng thương mại qua các tiêu thức cơ bản nh: sự hoạt động
lâu năm, quy mô hoạt động, trình độ quản lý, công nghệ, tài sản của ngân
hàng, Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của
mình, từng bước thỏa mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. Khi đã tin
tưởng vào một NHTM nào đó, họ sẽ tạm thời gửi tiền của mình vào NHTM
để hưởng lãi.
- Nhu cầu về vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ, nhu cầu vốn ở
đây không chỉ đơn thuần là nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng,
đầu tư mà còn có thể do nhu cầu điều hoà vốn nội bộ trong hệ thống ngân
hàng.

- Chính sách lãi suất cạnh tranh: Bao gồm các lãi suất huy động và
cho vay. Đây là một chính sách quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải có
sự linh hoạt vừa hấp dẫn người gửi, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh
doanh cho ngân hàng. Thông thường, quy mô tiền gửi vào NHTM biến động
tỷ lệ thuận với lãi suất huy động nhưng cũng có khi lãi suất huy động giảm
mà người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá
thì vốn huy động của NHTM có thể tăng lên. Như vậy lãi suất huy động vốn
có ảnh hưởng đến quy mô của NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Việc
người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh với tỷ lệ trượt
giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của hình thức đầu tư khác như: cổ
phiếu, trái phiếu từ đó dân chúng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào
NHTM hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào?
Đối với các tổ chức kinh tế xã hội thì lãi suất huy động Ýt ảnh hưởng đến
lượng tiền gửi của họ mà họ thường quan tâm tới công nghệ ngân hàng, thái
độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất và tiện Ých còng
nh tính thanh khoản của tín phiếu, trái phiếu ngân hàng cũng được các tổ
chức này đặc biệt quan tâm.
- Sự đa dạng của các loại hình huy động: Trong nền kinh tế thị
trường, việc đưa ra nhiều sản phẩm khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
14
Chuyên đÒ tốt nghiệp
là hết sức cần thiết, bởi vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Các sản
phẩm của ngân hàng là khá đơn điệu, việc đa dạng hóa các hình thức huy
động vốn là rất khó. Tuy nhiên, các NHTM cho ra đời nhiều sản phẩm vừa
mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại nh: tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn, mệnh giá , chủng loại khác nhau. Qua đó
từng bước đã thu hút được nhiều khách hàng hưởng ứng. Một NHTM có sự
đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn thỏa mãn được nhu cầu của người
gửi tiền, một sản phẩm phù hợp sẽ làm cho khách hàng quan tâm và bị thu

hút về việc gửi tiền vào NHTM hơn là tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác. Vì
vậy đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là một công việc rất cần thiết và nó có
thể coi là “cuộc chạy đua” không có đích cuối cùng của các ngân hàng
thương mại hiện nay.
- Việc thực hiện chính sách khách hàng, chính sách marketing: chính
sách Marketing đóng một vai trò quan trọng đối với tất cả mọi ngành trong
giai đoạn hiện nay trong đó không loại trừ ngành NH. Để tạo được hình ảnh
đẹp trong con mắt khách hàng thì NHTM cần phải thực hiện đồng bộ nhiều
yếu tố. Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như:
quảng cáo trên tạp chí, pano, áp phích, internet mà còn cần phải có sự kết
hợp với các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm
- Ngoài chính sách cơ bản trên, nghiệp vụ huy động vốn còn chịu
nhiều tác động của các dịch vụ NH trong đó có các dịch vụ huy động vốn
như: tư vấn , chiết khấu qua đó nhằm tạo ra những tiện Ých hấp dẫn khách
hàng và có thể tăng sức cạnh tranh trong công tác huy động vốn của NHTM.
Tóm lại, Hoạt động huy động vốn chịu nhiều tác động của các nhân tố
chủ quan và khách quan tuy nhiên yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay và
nhiều năm tới là phải tạo lập và tập trung mọi nguồn lực để phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó nguồn vốn có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển. Với
vai trò là “kênh dẫn vốn” thông qua nghiệp vụ huy động vốn, các NHTM
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
15
Chuyên đÒ tốt nghiệp
phải góp phần quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi từ nền
kinh tế đáp ứng các nhu cầu tín dụng trung và dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
CHƯƠNG 2
thực trạng huy động vốn tại
sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn việt nam
2.1. Khái quát về Së Giao Dịch ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn việt nam.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(NHNo&PTNTVN) được thành lập ngày 26/3/1988 theo nghị định
53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Qua nhiều năm phát triển và trưởng thành, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam
là NHTM Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt nam.
Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết
đinh số 232/QD/HĐQT-02 ra ngày 13/5/1999.Việc thành lập sở giao dịch
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
16
Chuyên đÒ tốt nghiệp
NHNo&PTNT dựa trên sự xắp xếp, tổ chức lại sở giao dịch hối đoái
NHNo&PTNT Việt Nam. Trong cơ cấu bộ máy tổ chức của
NHNo&PTNT, sở giao dịch là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc loại 1. Với
sự cố gắng của lãnh đạo sở giao dịch và tập thể cán bộ công nhân viên, được
sự quan tâm của HĐQT, ban điều hành và các ban nghiệp vụ tại Trung tâm
điều hành, sở giao dịch đã đảm nhiệm được chức năng sở đầu mối của toàn
ngành.
2. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch:
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam thành lập trên cơ sở sắp xếp lại
Sở kinh doanh hối đoái, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đại diện
theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh
theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ

và quyền lợi đối với NHNo&PTNT Việt Nam và chịu trách nhiệm cuối cùng
về các nghĩa vụ do sù cam kết của Sở giao dịch trong phạm vi uỷ quyền. Sở
giao dịch có các nhiệm vụ:
* Quản lý vốn nội, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của NHNo. Cân đối
điều hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống NHNo. Chấp hành quy chế về dự trữ
bắt buộc, trạng thái ngoại tệ của NHNN.
* Là đầu mối thực hiện thanh toán quốc tế, quản lý tài khoản tiền gửi
ngoại tệ của các đơn vị thành viên tại Sở giao dịch và của NHNo tại các
ngân hàng khác.
* Đầu mối kinh doanh trên thị trường liên NH trong và ngoài nước.
* Phát triển và quản lý hệ thống ngân hàng đại lý của NHNo
* Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong
nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
17
Chuyên đÒ tốt nghiệp
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu NH và thực hiện
các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo tiếp nhận các
nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước.
Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của NHNo
* Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ đối với khách hàng.
* Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ NH: Thanh toán quốc tế; bảo
lãnh, tái bảo lãnh; chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ ; mua, bán ngoại tệ;
máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; chiết khấu các loại giấy tờ trị giá
bằng tiền; dịch vụ ngân quỹ như : két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ có
giá, thẻ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.

* Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với
ngân hàng nước ngoài.
* Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần
và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi
được NHNo cho phép.
* Thực hiện thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
* Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ
nghiệp vụ trong phạm vi Sở giao dịch quy định.
* Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và
theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHNo giao.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành
Theo quyết định 235/HĐQT/NHNo-02 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
NHNo&PTNTVN, cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch gồm có: Phòng kinh
doanh, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng kế toán ngân quỹ, phòng SWIFT,
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
18
Chuyờn ề tt nghip
phũng thanh toỏn quc t, phũng hnh chớnh nhõn s,phũng kim tra kim
toỏn ni b ,phũng vi tớnh ,phũng hnh chớnh nhõn s ,phũng giao dch .
S c cu t chc ca S giao dch NHNo&PTNT Vit nam
Chc nng, nhim v ca cỏc phũng nh sau:
- Phũng kinh doanh:
Tip nhn cỏc ngun vn ti tr, vn u thỏc tớn dng ca chớnh ph,
cỏc t chc kinh t, cỏ nhõn trong v ngoi nc. Trin khai, thc hin cỏc
chng trỡnh d ỏn bng ngun vn ch nh, u thỏc ca chớnh ph, t chc
ti chớnh, cỏ nhõn trong v ngoi nc. Trc tip thm nh d ỏn v: Tớn
dng ti tr xut nhp khu; bo lónh L/C tr chm Cho vay ngn, trung
v di hn bng ng Vit Nam v ngoi t. Cho vay chit khu cỏc loi giy

t cú giỏ tr bng tin, cho vay theo chng trỡnh, d ỏn kinh t (ng ti tr)
tu theo tớnh cht v kh nng ngun vn. Tng hp phõn tớch thụng tin kinh
t, qun lý danh mc khỏch hng, phõn loi khỏch hng cú quan h tớn dng.
T chc thc hin thụng tin phũng nga v x lý ri ro v tớn dng.
Chp hnh ch bỏo cỏo thng kờ; kim tra nghip v chuyờn ề theo quy
nh. Thc hin cỏc nhim v khỏc do giỏm c S giao. Nghiờn cu xut
ỏp dng lói xut cho vay, lói sut huy ng vn ti S giao dch theo quy
ịnh. Xõy dng phng ỏn chin lc khỏch hng, chin lc huy ng vn
Khoa: Ngõn Hng Hong Trọng Khiêm - NHE - K6
19
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kinh
doanh
ngoại
tệ
Phòng
Kế
toán-
ngân
quỹ
Phòng
SWIFT
Phòng
Thanh
toán
quốc
tế
Phòng

Kiểm
tra
kiểm
toán
nội bộ
Phòng
Vi tính
Phòng
Hành
chính-
Nhân
sự
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Giao
dịch
Chuyên đÒ tốt nghiệp
của Sở giao dịch. Tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới trong kinh
doanh.
Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích, đánh
giá kết quả kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
- Phòng kinh doanh ngoại tệ:
Thường xuyên theo dõi diễn biến tỷ giá, lãi suất trong thị trường trong
và ngoài nước, tham mưu cho lãnh đạo điều chỉnh họat động kinh doanh của
Sở giao dịch. Lập hệ thống tỷ giá tại Sở giao dịch và trao đổi giúp các chi
nhánh NHNo&PTNTVN xác định tỷ giá cạnh tranh với các ngân hàng
thương mại trên cùng địa bàn. Đại diện NHNo&PTNTVN giao dịch mua
bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ mua

bán ngoại tệ: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền mua bán ngoại tệ Theo
dõi, xử lý trạng thái ngoại hối của hệ thống NHNo&PTNTVN theo quy định
của Ngân hàng nhà nước. Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay vốn nội
ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Quản lý tài khoản tiền gửi nội, ngoại
tệ của NHNo&PTNTVN tại các ngân hàng khác, thực hiện điều chuyển vốn
giữa các tài khoản. Theo dõi, thực hiện dự trữ bắt buộc nội, ngoại tệ của
NHNo&PTNTVN tại ngân hàng nhà nước. Thực hiện mua bán, chiết khấu
các chứng từ có giá ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng theo uỷ quyền
của tổng giám đốc. Thống kê theo quy định và các nhiệm vụ khác được
Giám đốc Sở giao dịch giao.
- Phòng kế toán ngân quỹ.
Tổ chức hạch toán, theo dõi các quỹ vốn tập trung. Thực hiện hạch
toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh
doanh khác. Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thanh toán liên hàng.
Trực tiếp thực hiện các dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ két sắt, nghiệp vụ
nhận, cất giữ các giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, vận
chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho, quỹ. Xây dựng kế hoạch
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
20
Chuyên đÒ tốt nghiệp
tài chính; quyết toán thu chi tài chính. Thực hiện phân tích, đánh giá hoạt
động tài chính. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán. Thực
hiện nộp ngân sách nhà nước theo luật định. Thực hiện các nghiệp vụ khác
do Giám đốc giao.
- Phßng SWIFT
Làm đầu mối quan hệ đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới
SWIFT. Quản trị, cập nhật và vận hành hệ thống SWIFT, Telex, SWIFT in,
SWIFT out. Thiết lập và duy trì hệ thống đại lý song phương với các ngân
hàng trên thế giới. Thiết lập, quản lý, sử dụng mã thanh toán quốc tế. Thực

hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các chi nhánh. Kiểm soát chuyển
ngoại tệ và thanh toán ra ngoài hệ thống theo chỉ định của Tổng giám đốc.
Tham gia công tác đào tạo, đào tạo lại cho các chi nhánh về việc thực hiện
nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo tiêu chuẩn SWIFT. Thực hiện quan hệ đại
lý trong thanh toán quốc tế và quản trị, cập nhật, vận hành hệ thống mạng sử
dụng trong thanh toán quốc tế.
- Phòng thanh toán quốc tế
Mở và theo dõi thư bảo lãnh, thư tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng
từ. Lập các điện tra soát, xác nhận mua bán ngoại tệ, giao dịch tiền gửi, điện
chuyển vốn, chuyển tiền thanh toán qua mạng SWIFT. Tham gia đào tạo, tổ
chức hướng dẫn các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.
- Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị. Thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực hiện tuyên truyền, tiếp thị, lễ tân, tiếp
khách. Giúp Giám đốc quy hoạch cán bộ; sắp xếp, bố trí cán bộ trong Sở,
làm các quyết định về khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ khi đã có quyết
định của hội đồng khen thưởng và kỷ luật cán bộ của cơ quan, thực hiện các
chính sách và chế độ đối với người lao động. Đề xuất việc cử cán bộ đi học
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
21
Chuyên đÒ tốt nghiệp
tập, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Giám đốc giao.
- Phòng kiểm tra kiểm toá nội bộ
Giống như bộ phận chức năng về kiểm toán ,kiểm tra ở bất kỳ một
đơn vị nào khác ,phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHNo thực hiện việc
rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm toán nội bộ ,kiêm tra các
thômg tin do kế toán cung cấp,xem xét việc tính và ghi các chỉ tiêu trên báo

cáo tài chính,kiểm tra tính hiệu lực và hiệu quả trong đơn vị .
- Phòng vi tính
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ứng dụng phát triển công
nghệ thông tin theo định hướng củaNHNo&PTNT Việt Nam và yêu cầu
hoạt động của sở giao dịch và là đầu mối tiếp nhận và triển khai ứng dụng
các chương trình phần mền do NHNo& PTNT Việt Nam và các tổ chức
khác cung cấp.tổng hợp ,thực hiện chế độ báo cáo,cung cấp số liệu ,thông tin
theo qui định gồm; cân đối nội,ngoại tệ ngoại bảng ngày ,tháng, năm ,định
kỳ và gửi file dữ liệu về trung tâm công nghệ thông tin.lưu trữ dữ liệu
,thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh củ sở giao dịch.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam trong 4 năm gần đây (2003-2006).
2.1.3.1. Về huy động vốn:
Bảng 1: Bảng đánh giá về hoạt động huy động vốn
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Tổng nguồn vốn huy động 3.810 6.380 6.488 8.221
Cơ cấu nguồn vốn:
a/ Theo thời gian
- Tiền gửi không kì hạn 1.182 2.231 2.479 3.491
- Tiền gửi có kì hạn 2.628 4.149 4.009 4.730
b/ Theo thành phần kinh tế
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
22
Chuyên đÒ tốt nghiệp
- Tiền gửi dân cư 1.225 1.573 1.823 2.487
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2.585 4.807 4.541 5.734
b/ Theo đồng tiền huy động
- Tiền gửi nội tệ 2.814 5.134 5.236 6.463
- Tiền gửi ngoại tệ 996 1.246 1.252 1.758
Qua bảng ta thấy:

* Tống nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2003 đạt 3.810 tỷ đồng,
tăng 1.120 tỷ đồng (tăng 41,6%) so với 31/12/ 2002; đạt 101% kế hoạch
2003 được giao. Trong đó:
- Về cơ cấu vốn theo thời gian:
-Tiền gửi không kỳ hạn 1.182 tỷ đồng, chiếm 31% trong tổng nguồn
vốn huy động.
- Tiền gửi có kỳ hạn là 2.628 tỷ đồng, chiêm 69% trong tổng nguồn
vốn. Trong đó: tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1.759 tỷ đồng tăng
749 tỷ đồng.
- Về cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
- Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu của dân cư là 1.225 tỷ đồng tăng 119 tỷ
đồng (tăng 4%) so với 31/12/2002 chiếm 32,6% trong tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2.585 tỷ đồng, chiếm 67,4% tổng
nguồn vốn.
- Về cơ cấu vốn theo đồng tiền huy động:
- Tiền gửi nội tệ đạt 2.814 tỷ đồng, chiếm 74% trong tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi ngoại tệ là 61,9triệu USD và 1,4 triệu EUR(tương đương
996 tỷ đồng ) chiếm 26% trong tổng nguồn vốn.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
23
Chuyên đÒ tốt nghiệp
* Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn đạt đến 6.380 tỷ đồng, tăng 2.570
tỷ đồng (tăng 67,454%) so với 31/12.2003, bằng 125,2% chỉ tiêu kế hoạch
huy động vốn năm 2003 được giao.
- Về cơ cấu vốn theo thời gian:
+ Nguồn vốn không kì hạn đạt 2.231 tỷ đồng, tăng 1.049 tỷ đồng
(tăng 88,75%) so với 31/12/2003; chiếm tỷ trọng 35% trong tổng nguồn
vốn.
+ Nguồn vốn có kỳ hạn đạt 4.149 tỷ đồng, tăng 1.521 tỷ đồng so với
năm 2003; chiếm 65% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn có kỳ

hạn 12 tháng trở lên đạt 2.828 tỷ đồng.
- Về cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
+ Nguồn vốn huy động tiền gửi, kì phiếu dân cư đạt 1.573 tỷ đồng,
tăng 348 tỷ đồng (tăng 28,48%) so với 31/12/2003; chiếm 24,65% trong
tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức kinh tế đạt 4.807 tỷ đồng, tăng 742 tỷ
đồng so với năm 31/12/2003; chiếm 75,35% trong tổng nguồn vốn.
- Về cơ cấu vốn theo đồng tiên huy động:
+ Nguồn vốn nội tệ đạt 5.134 tỷ đồng, tăng 2.320 tỷ đồng so với năm
31/12/2003; chiếm 80,47% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn ngoại tệ đạt 74,45 triệu USD va 2,62 triệu EUR (tương
đương 1.246 tỷ VND) tăng 12,55 triệu USD và tăng 1,22 triệu EUR so với
31/12/2003; chiếm 19,53% trong tổng nguồn vốn.
* Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn đạt đến 6.488 tỷ đồng,tăng 108 tỷ
đồng (tăng 1,7%) so với 31/12.2004, bằng 85,4% chỉ tiêu kế hoạch huy động
vốn năm 2004 được giao.
- Về cơ cấu vốn theo thời gian:
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
24
Chuyên đÒ tốt nghiệp
+ Nguồn vốn không kì hạn đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 248 tỷ đồng (tăng
11,1%) so với 31/12/2004; chiếm tỷ trọng 38,2% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn có kỳ hạn đạt 4.009 tỷ đồng, giảm 140 tỷ đồng (giảm
3,4%) so với 31/12/2004; chiếm tỷ trọng 61,8% trong tổng nguồn vốn.
Trong đó, nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 3.444 tỷ đồng, tăng 616
tỷ đồng so với 31/12/2004.
- Về cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
+ Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1.823 tỷ đồng, tăng 250 tỷ
đồng (tăng 16%) so với 31/12/2004; chiếm 28,1% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức kinh tế đạt 4.541 tỷ đồng, tăng 225 tỷ

đồng (tăng 5,2%) so với 31/12/2004; chiếm 70% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức Tín dụng đạt 124 tỷ đồng, giảm 627 tỷ
đồng so với 31/12/2004; chiếm 1,9% trong tổng nguồn vốn.
- Về cơ cấu vốn theo đồng tiên huy động:
+ Nguồn vốn nội tệ đạt 5.236 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng (tăng 1,65%)
so với 31/12/2004; chiếm 80,7% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn ngoại tệ đạt 73,45 triệu USD va 4,12 triệu EUR (tương
đương 1.252 tỷ VND) giảm 1 triệu USD và tăng 1,5 triệu EUR so với
31/12/2004; chiếm 19,3% trong tổng nguồn vốn.
* Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 8.221 tỷ đồng, tăng
1.733 tỷ (tăng 26,7%) so với đầu năm, vượt 621 tỷ đồng ( vượt 8,2%) kế
hoạch đầu năm.
- Về cơ cấu vốn theo thời gian:
+ Nguồn vốn không kì hạn đạt 3.491 tỷ đồng, tăng 1.012 tỷ đồng
(tăng 40,8%) so với 31/12/2005; chiếm tỷ trọng 42,5% trong tổng nguồn
vốn.
Khoa: Ngân Hàng Hoàng Träng Khiªm - NHE - K6
25

×