Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu khái quát về địa lý du lịch châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 37 trang )

Họ và tên: Hoàng Thùy Dung
Mã SV: 11120653
Lớp: Quản trị du lịch 54 Môn: Địa lý du lịch
Lời mở đầu
Có thể nói rằng Châu Âu chính là thiên đường du lịch cho tất cả mọi người.
Ai cũng muốn được một lần đặt chân đến Pháp tham quan tháp Eiffel và toàn
cảnh kinh đô ánh sáng Paris; đến Italy thưởng thức vẻ cổ kính của đấu trường
La Mã; đến Vương quốc Anh đắm chìm vào vẻ đẹp lung linh lãng mạn của cầu
tháp London bắc qua sông Thames và tháp đồng hồ Big Ben; hay đến với đất
nước Tây Ban Nha - khung trời đầy nắng, với bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn
năm và nhiều lễ hội nổi tiếng đa sắc màu…
Châu Âu cũng là một khu vực rất đa dạng về tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa và xã hội. Chính sự đa dạng này là nguyên nhân của những cuộc xung đột
gay gắt trước đây như hai cuộc chiến tranh thế giới (phạm vi rộng) và cuộc nội
chiến ở Balkan miền đông nam châu Âu trong hai năm 1912 và 1913 (phạm vi
hẹp hơn). Đồng thời, châu Âu cũng phải chịu áp lực kinh tế từ khu vực Bắc Mỹ
và các nước công nghiệp mới ở khu vực Đông Nam Á. Những điều này cũng đã
ảnh hưởng đến ngành du lịch của khu vực thông qua số liệu thống kê về lượt
khách quốc tế, năm 1960 châu Âu ước tính có khoảng 72% nhưng đến năm
2000, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 58%.
Tuy nhiên, những yếu tố này không làm sụt giảm vị trí số một về du lịch của
châu Âu trên thế giới. Theo thống kê năm 2000, châu Âu đã đạt được doanh thu
hơn 400 triệu euro từ 697 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên thế giới, và con
số này chiếm gần 50 % doanh thu của thế giới từ du lịch quốc tế.
Sở dĩ du lịch châu Âu luôn chiếm ưu thế nhất trên thế giới là bởi vì tiềm
năng phát triển du lịch nơi đây rất phong phú. Đầu tiên, xét về điều kiện tự
nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật, động vật,… là
các nhân tố chủ yếu tạo nên phong cảnh. Kế tiếp, châu Âu còn là một bức tranh
muôn hình vạn trạng của ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. Không những vậy, nền
kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến nhu cầu du lịch nội địa và quốc tế.


Cở sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch của châu Âu hoàn thiện
và đạt tiêu chuẩn cao, yếu tố này cũng góp phần giữ vững vị thế của du lịch
châu Âu trên phạm vi toàn thế giới.
1
1. Tiềm năng phát triển du lịch
1.1. Tài nguyên tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Châu Âu là một châu lục thuộc lục địa Á – Âu. Nằm ở giữa các vĩ tuyến 36
o
B
và 71
o
B, châu Âu có ba mặt giáp biển và đại dương, phía Bắc giáp Bắc Băng
Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và Biển
Đen. Phía Đông, ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở
Nga, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông
Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và
Manych hoặc dãy Caucasus, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển
Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Trên thực tế,
biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị,
kinh tế và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của châu
Âu sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa. Hầu hết các nước trong châu Âu là thành
viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus và Tòa Thánh (Thành Vatican).
Khi được coi là một lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ hai trên thế giới
về diện tích, vào khoảng 10 triệu km², và chỉ lớn hơn Úc. Xét về dân số thì nó là
lục địa xếp thứ tư sau châu Á, Châu Mỹ và châu Phi. Dân số của châu Âu vào
năm 2007 ước tính vào khoảng 727 triệu người chiếm vào khoảng một phần
tám dân số thế giới.
Châu Âu có ba dạng địa hình chính là đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng
bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. Núi già nằm ở

phía Bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. Còn núi trẻ
ở phía Nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.
Người ta dựa vào những dãy núi ở vùng trung tâm như Alps mà chia châu
Âu thành hai khu vực lớn là Bắc và Nam Âu.
Đặc điểm nổi bật nhất của khu vực Bắc Âu đó là một vùng đồng bằng rất
rộng lớn vượt qua nhiều sông và kéo dài từ miền Nam nước Anh sang Nga, với
những dấu vết còn lại của sự xói mòn hệ thống núi dọc theo biên giới của nó.
2
Các trung tâm công nghiệp và các thành phố lớn đều nằm trên vùng đồng bằng
này; do đó mà dân cư nơi đây cũng chính là nguồn khách chủ yếu của du lịch
châu Âu.
Mặt khác, khu vực Nam Âu địa hình chủ yếu lại là núi trẻ và cao nguyên.
Các đồng bằng thường nhỏ, hẹp, nằm ven biển hoặc nằm xen giữa núi và cao
nguyên. Tuy nhiên, khu vực này nằm trên một vùng không ổn định của lớp vỏ
Trái Đất nên quá trình tạo núi vẫn đang tiếp diễn: một số vùng núi vẫn được
nâng lên trong khi nhiều vùng biển lại sụt xuống; nhiều núi lửa còn hoạt động,
những trận động đất thường xảy ra, đôi khi kèm theo những đợt sóng thần có
sức phá hoại lớn
Các dãy núi ở châu Âu có ảnh hưởng lớn đến hệ thống thời tiết và khí hậu
của khu vực. Trong quá khứ, chúng là rào cản của hệ thống thông tin liên lạc
còn ngày nay chúng được xem như tài nguyên giải trí và du lịch cho các môn thể
thao mùa đông và cả những kỳ nghỉ hè “Hồ và núi”.
Các dãy núi tiêu biểu ở châu Âu:
Dãy Alps được mệnh danh là con rồng lớn của Châu Âu. Nó là một tập
hợp các dãy núi cao xếp hình vòng cung trải dài từ Đông Nam nước Pháp đến
Áo và Slovenia. Tổng chiều dài là 1.200 km. Thế núi hùng vĩ, chiều ngang dài 120
- 200 km, có nơi 300 km. Độ cao so với mặt nước biển là 3.000 m.
Địa hình dãy Alps
Đoạn giáp biên giới Thuỵ Sĩ và Áo có những ngọn núi cao nhất, là nơi tập
trung khoảng 10 ngọn núi cao chừng 4.000 m, trong đó đỉnh Matterhorn là đỉnh

cao nhất. Đỉnh núi này đứng sừng sững so với các đỉnh núi khác, bốn bề là vách
núi dựng đứng, mỏm núi cao ngất chọc lên trời xanh, được mệnh danh là "Ngọn
núi Chúa". Nằm giữa biên giới Pháp - Italy là ngọn Blanc, một trong những
ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, có độ cao 4.807 m so với mặt nước biển. Nơi
đây, bất kể mùa hè hay mùa đông, đỉnh núi quanh năm tuyết phủ trắng xoá.
3
Matterhorn - "Ngọn núi Chúa" của dãy Alps
Đá móng kết tinh của khối núi cao Mont Blanc
Alps có những hồ nước tuyệt đẹp. Do vài chục nghìn năm trở lại đây, châu
Âu trải qua nhiều lần đóng băng, dãy Alps bị đóng dưới những lớp băng dày.
Nơi đây tạo nên những chiếc hồ băng tuyệt đẹp. Cả dãy Alps có hơn 1.200 dòng
sông băng với tổng diện tích 3.600 km2. Những dòng sông băng lớn khi di
chuyển về vùng hạ lưu mang theo những tảng lớn. Băng tan khiến những vật
thể bị đóng băng chìm xuống, gây tắc nghẽn dòng chảy, tạo nên những chiếc hồ
tự nhiên tuyệt đẹp như hồ Léman, hồ Sulisi.
Hồ Léman (Thụy Sĩ) đẹp như tranh vẽ
Dãy Alps là hệ núi nằm vắt ngang châu Âu theo hướng đông - tây nên gây
trở ngại cho giao thông nam - bắc. Alps có nhiều thung lũng và triền đồi để làm
4
nơi giao thông chủ yếu của bắc và nam, như khe núi Saint Gotthard có độ cao
2.112 m, khe núi Simdon có độ cao 2.009 m
Khe núi Saint Gotthard
Thành phố thung lũng Innsbruck
Dãy Pyrenees là một dãy núi phía tây nam châu Âu tạo thành đường biên
giới tự nhiên giữa Pháp và Tây Ban Nha. Dãy núi này cũng là ranh giới giữa
Pháp với bán đảo Iberia. Nó kéo dài từ phía Đông Vịnh Biscay đến Địa Trung
Hải, khoảng 430 km.
Một phần của dãy Pyrenees
Dãy núi Balkan là dãy núi nằm ở Bán đảo Balkan, kéo dài từ phía tây
của Serbia đến Biển Đen. Phần lớn nhất của nó nằm ở Bulgaria và chia nước

5
này thành hai phần bắc nam. Đỉnh núi cao nhất của nó là Botev (2376m). Dãy
Balkan được chia làm ba phần: phần phía tây, phần trung tâm và phần phía
đông.
Rừng đá Belogradchik trải dài trên dãy núi Balkan
Dãy Karpat là một chuỗi các rặng núi kéo dài thành hình vòng cung dài
khoảng 1.500 km từ CH Séc ở phía Tây Bắc, qua Slovakia, Ba Lan, Ukraina và
Romania ở phía Đông, qua khu vực Cổng Sắt trên sông Danub giữa Romania và
Serbia ở phía Nam để kết thúc trong lãnh thổ Serbia như là dãy nui Karpat
Serbia. Rặng núi cao nhất trong dãy Karpat là Tatras nằm ở biên giới Ba Lan và
Slovakia, với các đỉnh núi cao nhất vượt quá 2.600 m, tiếp theo là dãy núi Nam
Karpat tại Romania, trong đó các đỉnh cao nhất vượt quá 2.500 m. Dãy núi
Karpat thường được chia thành ba phần chính: Tây Karpat (CH Séc, Ba Lan,
Slovakia, Hungary), Đông Karpat (Đông Nam Ba Lan, Đông Slovakia, Ukraina,
Romania) và Nam Karpat (Romania, Serbia).
Rặng núi Tatras Cao, Ba Lan
6
Hồ Bucura, Nam Karpat, Romania
Dãy núi Kavkaz là hệ thống núi trong vùng Kavkaz, một đầu ở Sochi bên
bờ biển Đen và đầu kia ở Bakuben bờ biển Caspi. Dãy Kavkaz được tạo nên từ
hai hệ thống núi riêng biệt: rặng Đại Kavkaz và rặng Tiểu Kavkaz. Rặng Đại
Kavkaz bắt đầu từ khu bảo tồn từ nhiên Kavkaz ở gần thành phố Sochi thuộc
Nga ở bờ Đông Bắc của biển Đen, kéo dài theo hướng đông – đông nam tới gần
Baku trên bờ biển Caspi, còn rặng Tiểu Kavkaz chạy song song với rặng Đại
Kavkaz, với khoảng cách trung bình là 100 km về hướng Nam. Rặng Meskheti là
một phần của hệ thống Tiểu Kavkaz. Rặng Đại và Tiểu Kavkaz được nối liền bởi
dãy núi Likhi, tách rời vùng đất thấp Kolkhida với vùng trũng Kura. Ở phía Đông
Nam là dãy núi Talysh. Rặng Tiểu Kavkaz và cao nguyên Armenia tạo nên cao
nguyên liên Kavkaz. Đỉnh cao nhất của dãy núi Kavkaz là đỉnh Elbrust thuộc
rặng Đại Kavkaz, với độ cao 5.642 m so với mực nước biển. Những ngọn núi ở

gần Sochi sẽ là vùng tổ hức Thế vận hội Mùa đông 2014.
Hình chụp dãy Kavkaz từ vệ tinh
7
Đỉnh Aragats cao 2.143 m tại Armenia là đỉnh núi cao nhất tại dãy Tiểu Kavkaz
Dãy núi Kjolen được xem là cột sống của bán đảo Scandinavi. Dãy núi này
tạo thành một biên giới tự nhiên giữa Thụy Điển với Nauy. Điểm cao nhất của
dãy núi này và đồng thời cũng cao nhất Thụy Điển là đỉnh Kebnekaise (2.123 m).
Dãy đồi núi này thoải dần về phía Đông Nam xuống vịnh Bothnia và biển Baltic.
Ngoại trừ vài đỉnh cao nhất, đỉnh núi thường tròn do bị băng hà bào mòn khi
nó rút lui cách đây 8.000 năm. Các mảng băng nạo vét các thung lũng và tạo
nên hàng ngàn hồ băng. Hoạt động của băng hà đã để lại các băng tích (các
đống đá, sỏi, cát và sét) ở nhiều vùng ngang qua lãnh thổ. Người ta vẫn còn
trông thấy một số cánh đồng băng ở miền núi cao.
Đỉnh Kebnekaise
Tóm lại, với những dãy núi đồ sộ, phong cảnh núi non hùng vĩ này, châu Âu
đã thu hút rất nhiều du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng và yêu thích thể thao mạo
hiểm như leo núi, trượt tuyết… đem lại rất nhiều lợi ích để phát triển ngành du
lịch của khu vực.
Không chỉ có duy nhất các dãy núi mà các vùng biển châu Âu cũng là một
nguồn tài nguyên lớn để phát triển du lịch. Bờ biển châu Âu dài 43.000 km, bị
cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền. Các
biển nhỏ trải dài từ đại dương vào bên trong lục địa như Bắc Hải, biển Baltic,
biển Đen, biển Trắng. Nhiều biển có những đường nối nổi tiếng như: Eo
8
Gibraltar nối Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, eo bờ biển Anh nối Đại Tây
Dương với Bắc Hải.
Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vay quanh bởi đất
liền – phía Bắc bởi châu Âu, phía Nam bởi châu Phi và phía Đông bởi châu Á.
Biển này có diện tích khoảng 2,5 triệu km
2

. Chiều dài Đông – Tây là 4.000 km và
chiều rộng trung bình là 800 km, nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo
biển Gibraltar) chỉ rộng 13 km và bề rộng tối đa đạt 1.600 km. Nhìn chung biển
Địa Trung Hải nông, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 m, độ sâu tối đa
khoảng 4.900 m tới 5.150 m, tại khu vực phía Nam bờ biển Hy Lạp.
Xung quanh vùng biển Địa Trung Hải không chỉ tập trung rất nhiều các
thành phố công nghiệp lớn mà nơi đây còn thu hút hơn 120 triệu lượt khách du
lịch mỗi mùa hè. Nói cách khác, Địa Trung Hải ước tính chỉ chiếm 0,7% diện tích
biển trên thế giới nhưng nó đã thu hút gần 20% lượng khách du lịch quốc tế
trên thế giới. Có 10 bãi biển đẹp nhất Địa Trung Hải với làn nước xanh trong
như ngọc tuy còn hoang sơ và nằm ẩn mình bên những làng chài là điểm đến
hấp dẫn cho du khách.
Bãi biển Isola dei Conigli, Italy
Bãi biển Calanque d'En Vau, Pháp
9
Vùng biển ở vịnh nhỏ Tsigrado, Hy Lạp
Bãi biển Cala Macarelleta, Tây Ban Nha
Quần đảo Maddalena, Italy
Cabo de Gata, Tây Ban Nha
10
Bãi biển Mali Bok, Croatia
Scala dei Turchi, Italy
Bãi biển Li Cossa, Italy
Cala Luna, Italy
11
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề môi trường đang đe dọa rất nghiêm trọng đến
vùng biển Địa Trung Hải. Hơn 500 con sông đổ về vùng biển kín này, mang theo
mọi vấn đề về ô nhiễm. Chương trình môi trường Liên hiệp quốc ước tính rằng
650 triệu tấn chất thải từ cống, 129 nghìn tấn dầu khoáng, 60 nghìn tấn thủy
ngân, 3.800 tấn chì và 36 nghìn tấn photphat thải vào Địa Trung Hải mỗi năm.

(Thống kê năm 2010). Công ước Barcelona được đưa ra nhằm giảm thiểu ô
nhiễm trên Địa Trung Hải, đồng thời bảo vệ và cải thiện môi trường biển trong
khu vực này, ngoài ra còn góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực. Địa
Trung Hải cũng tồn tại rác biển. Theo một nghiên cứu về đáy biển năm 1994 sử
dụng lưới đánh cá xung quanh các bờ biển của Tây Ban Nha, Pháp và ý cho thấy
rằng rác tập trung với mật độ trung bình là 1.935 loại/km
2
. Rác nhựa chiếm
76%, trong đó túi nhựa chiếm 94%.
Một vấn đề môi trường nữa đang đe dọa vùng biển Địa Trung Hải chính là
mực nước biển dâng. Mực nước biển của Địa Trung Hải có thể dâng từ 3 – 61
cm do ảnh hưởng của biến đổi khí hâu. Điều này có thể ảnh hưởng đến dân cư
sống trong vùng. Các hệ sinh thái ven biển cũng đứng trước nguy hiểm đặc biệt
là các biển kín như biển Baltic và biển Đen. Mực nước biển dâng trong thế kỉ 21
có thể từ 30 cm đến 100 cm và nhiệt độ thay đổi 0,05 – 0,1
o
C ở biển sâu là đủ để
tạo ra các thay đổi đáng kể sự phong phú của các loại và chức năng đa dạng.
Biển Baltic nằm ở Bắc Âu từ 53
o
B đến 66
o
B và 20
o
Đ đến 26
o
Đ, được bao
bọc bởi bán đảo Scandinavia, khu vực Trung và Đông Âu và quần đảo Đan
Mạch. Biển Baltic nối với biển Trắng bởi kênh đào Biển Trắng và với Biển Bắc
bởi kênh đào Kiel. Biển Baltic là một biển nội địa lớn, dài khoảng 1610 km, rộng

trung bình 193 km, sâu trung bình 55 m, sâu nhất ở vùng trung tâm phía Thụy
Điển là 459 m. Diện tích mặt nước là 277 nghìn km
2
. Thể tích khoảng 21 nghìn
km
3
. Đường bờ biển dài 8 nghìn km. Các nước tiếp giáp với biển này là Đan
Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Latvia, Ba Lan, Nga, Thụy Điển.
Vị trí biển Baltic trên bản đồ
12
Có hơn 25 sông suối chảy vào vùng biển này với tổng diện tích lưu vực
khoảng 1,6 triệu km², cung cấp khoảng 660 km³ nước mỗi năm cho biển Baltic.
Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm của biển
Baltic. Cũng giống như Địa Trung Hải, Baltic là một biển kín và có 85 triệu
người dân sống ven biển. Nước thải của các vùng đô thị, hoạt động nông nghiệp
ven biển, ô nhiễm công nghiệp đang tạo ra một lượng nitơ và phốtpho quá cao.
Tảo biển, trong đó có những loại rất độc, đang sinh sôi nảy nở nhiều, biển bị chết
ngạt dần. Các nhà khoa học Thuỵ Điển khẳng định một số vùng ở biển Baltic
đang bị chết dần vĩnh viễn. Hơn nữa, sau Thế chiến II, Liên Xô và quân đồng
minh đã đổ hàng chục ngàn tấn vũ khí hóa học xuống biển Baltic, chủ yếu là đáy
biển vịnh Gotland nằm giữa Thụy Điển và các nước vùng Baltic, theo tuần báo
Uwazam Rze của Ba Lan. Số vũ khí hóa học, gồm cả khí mù tạt, thạch tín, được
thu giữ từ các kho vũ khí của Đức. Đây chính là một quả bom hẹn giờ đe dọa
vùng biển Baltic và người dân sống ven biển.
1.1.2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật
Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục
địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía Bắc vòng cực là có khí hậu hàn đới và phần
phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
Sông ngòi ở châu Âu có lượng nước dồi dào. Các sông đổ ra Bắc Băng
Dương thường đóng bang một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực

các cửa sông. Các sông quan trọng là Danub, Rhine, Vonga. Nhiều sông ở châu
Âu được nối với nhau bởi các kênh đào, tạo thành một hệ thống đường thủy dày
đặc.
Các nước vùng ven biển phía Tây như Anh, Ai-len, Pháp, có khí hậu ôn đới
hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0
o
C.
Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000 mm/năm),
có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu – đông. Đặc biệt nhất chính là nước
Anh được mệnh danh là xứ sở sương mù. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương
và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm và ẩm
hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ. Sông lớn nhất ở khu vực này là sông Rhine,
nhiều nước quanh năm và không đóng bang. Rừng sồi, dẻ trước đây có diện tích
lớn, hiện nay chỉ còn lại trên các sườn núi.
Khu vực phía Đông châu Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía Bắc của khu
vực này, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía Nam, mùa đông
càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền,
mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa. Con sông lớn nhất ở
đây là sông Vonga, nhiều nước vào mùa xuân – hạ và có thời kì đóng băng vào
mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.
13
Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ Bắc xuống
Nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía Nam
lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía
Đông Nam là thảo nguyên. Ven biển Caspi là vùng nửa hoang mạc.
Ở các nước phía Nam châu Âu, ven Địa Trung Hải , vào mùa thu thời tiết
không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng và
khô. Sông ở đây thường ngắn và dốc, mùa hạ ít nước còn mùa thu – đông có
nhiều nước hơn. Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa
hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Dãy núi Alps chính là môi trường núi cao điển hình. Dãy Alps nhận được
nhiều mưa ở các sườn phía Tây. Thảm thực vật thay đổi theo độ cao. Ở chân núi,
rừng đã được con người khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. Từ độ cao
800 m đến khoảng 1.800 m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát
triển. trên 1.800 m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim như
thông, tùng,… Trên 2.200 m là vùng đồng cỏ núi cao. Cuối cùng, trên 3.000 m là
thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà.
Bởi khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động
đối với hoạt động du lịch. Nó có ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và sức
khỏe con người nên nó sẽ ảnh hưởng tới cầu du lịch. Nhìn chung, những nơi có
khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Khách du lịch thường
tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô hay những nơi nhiều
gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Châu Âu hoàn toàn đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch. Điều này cũng đã lý giải được vì sao châu
Âu lại đứng đầu thế giới về du lịch.
1.2. Tài nguyên nhân văn
1.2.1. Các di sản thế giới và di tích lịch sử - văn hóa
Các di sản thế giới và di tích lịch sử - văn hóa được coi là một trong những
tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và
mở rộng hoạt động du lịch. Loại tài nguyên này gắn liền với môi trường xung
quanh, thể hiện sự sinh động của quá khứ đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống
thêm đa dạng, phong phú. Châu Âu cũng có một bề dày lịch sử trải qua rất nhiều
thời đại (thời Cổ đại, thời Trung Cổ, thời kỳ Phục Hưng, Cải cách, Thám hiểm và
chinh phục, …). Qua các thời đại ấy, có rất nhiều công trình đã trở thành di sản
thế giới ngày nay, chúng minh chứng cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn
giáo và xã hội loài người. Việc cần bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những thành
quả ấy của loài người không chỉ là trách nhiệm bảo tồn của nhân loại mà còn
tạo điều kiện để những giá trị vô giá đó có thể được khai thác, trong đó có mục
14
đích du lịch, cho loài người trên thế giới đều được biết đến và chiêm ngưỡng

những công trình lịch sử vĩ đại ấy.
Trong thế giới cổ đại có 7 kỳ quan do bàn tay khối óc của nhiều thế hệ tạo
ra nằm ở những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, trong số đó đã có 2 Di
sản nằm ở Hy Lạp thuộc châu Âu, đó là Tượng khổng lồ Helios trên đảo Rhodes
và Tượng thần Zeus ở đỉnh Olympe.
Tượng khổng lồ Helios, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck
Tượng thần Zeus ở Olympia, tranh khắc gỗ thế kỉ 16
Tuy hai di sản này hiện nay không còn nhưng chúng mãi mãi được nhân
loại biết đến là những minh chứng cho sự sáng tạo vĩ đại của loài người từ thời
xa xưa.
Không chỉ vậy, trong bảy kỳ quan thế giới mới được công bố vào thứ bảy
ngày 7/7/2007 cũng có tên của một kỳ quan thuộc khu vực châu Âu, đó chính là
Đấu trường La Mã (Italia). Đấu trường La Mã hay còn gọi là Colosseum là một
đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000
khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn
công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công
Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế
chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều
chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian. Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do
động đất và nạn cướp đá, Colosseum từ lâu vẫn được xem là biểu tượng của Đế
chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây
15
là điểm tham quan hấp dẫn của Roma và vẫn còn nhiều liên hệ với Nhà thờ Cơ
Đốc. Hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành
cầm đuốc đến Colosseum.
Colosseum
Nếu bạn biết nhiều về châu Âu thì bạn có thể kể ra hàng loạt các di tích lịch
sử - văn hóa ở mỗi quốc gia nơi đây bởi loại tài nguyên này là tài sản vô giá của
mỗi quốc gia cũng như của cả nhân loại. Chúng là bằng chứng trung thành, xác
thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả

những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn
hóa, nghệ thuật. Sau đây là một số di tích nổi bật nhất ở khu vực:
Hẻm núi Cầu Sắt (Anh) là một hẻm núi được tạo ra bởi sông Severn ở
Shropshire, Anh. Hẻm núi này đầu tiên có tên là Severn, nhưng nay đã được đổi
thành "Hẻm núi Cầu sắt" vì cây cầu sắt đầu tiên của thế giới đã được xây tại đây.
Di tích này có thể cho chúng ta thấy được Anh là một nước có cuộc cách mạng
công nghiệp sớm nhất thế giới.
Cung điện Westminster, còn được gọi là Tòa nhà Quốc hội, nằm ở London,
Anh. Lâu đài này ở tại bờ Bắc sông Thames. Phần cổ nhất của tòa cung điện là
Westminster Hall, vẫn còn tồn tại đến hiện nay, có niên đại từ 1097.
16
Các lâu đài và công trình phòng thủ của vua Edward đệ nhất tại Gwynedd
(Anh), bao gồm lâu đài Beaumaris, Caernarfon, Conwy và Harlech được công
nhận là Di sản thế giới. Đây là hình ảnh lâu đài Beaumaris.
Tiếp theo là hình ảnh lâu đài Caernarfon.
Và lâu đài Conwy.
17
Quảng trường Lớn (Bruxelles) là quảng trường ở trung tâm thành phố
Bruxelles, Bỉ. Đây là nơi rất dấp dẫn du khách và là một biểu tượng của thành
phố, sau Atomium và giếng phun nước Manneken Pis. Quảng trường Lớn
Bruxelles đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1998 trong
khóa họp thứ 22.
Quảng trường Bruxelles
Lâu đài Augustusburg và Falkenlust (Đức) đã được UNESCO đưa vào danh
sách Di sản thế giới năm 1984 trong khóa họp thứ 8. Hai lâu đài này nằm trong
một khu đất bên sông Rhine, rất rộng và kết hợp với nhau bằng khu vườn hoa
công viên Schlosspark cũng rất rộng.
Lâu đài Augustusburg
Lâu đài Falkenlust
18

Công viên Schlosspart
1.2.2. Kiến trúc
Châu Âu là một bức tranh đa sắc màu về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Thật vậy, dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm
ngôn ngữ chính: Nhóm Giecman, nhóm Latin và nhóm Xlavơ. Do tính chất đa
dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn
hóa. Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành
và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Sự tương tác của các giai đoạn lịch sử phức tạp giữa các nền văn hóa khác
nhau ở châu Âu kéo dài hơn hai thiên niên kỉ đã để lại một di sản kiến trúc
phong phú và đồ sộ trải rộng khắp châu lục. Chúng ta có thể phân biệt các giai
đoạn của sự phát triển văn hóa qua kiến trúc của các di tích.
Thời tiền sử, đây là khoảng thời gian dài trước khi con người sáng tạo ra
chữ viết. Ở giai đoạn này, con người còn chưa có khái niệm “kiến trúc”, nơi ở
chủ yếu là hang động và vách đá, đồ dùng chủ yếu cũng được làm từ đá và đồng.
Tuy nhiên, chưa có khái niệm kiến trúc không có nghĩa là loại người thời kì này
không có tính sáng tạo. Công trình tiêu biểu thời này đó chính là Stonehenge –
luôn là một biểu tượng bí ẩn của nước Anh, và một số công trình tương tự khác
như Minorca, Brittany và Malta.
Kiến trúc Hy Lạp – La Mã, các di sản của người La Mã chủ yếu bị ảnh
hưởng bởi thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Điều này được thể hiện trong những thành tựu
kỹ thuật mà họ đạt được như những cây cầu và các cống dẫn nước, các công
trình đền thờ, phòng tắm và đấu trường của họ. Những công trình này có thể
được tìm thấy ở khắp đế chế La Mã, trải dài từ Tường biên giới Hadrian (Anh)
đến Palestin và từ sông Rhine và Danub đến rìa sa mạc Sahara ở Bắc Phi.
Kiến trúc Roman, đây là phong cách kiến trúc của vùng Trung và phía Tây
châu Âu vào khoảng thế kỉ 11 và 12. Một thời gian sau khi Đế chế La Mã sụp đổ,
các nhà nước Đông và Tây Âu đã lâm vào một thời kỳ đen tối, các nhà nước
phong kiến được thành lập trong đó có sự ra đời của triều đại Karolinger. Rồi
triều đại này cũng tan rã do bị người Normandes xâm lược (843 – 911). Nền

19
kiến trúc thời kỳ này gọi là kiến trúc Roman hay phong cách Roman. Kiến trúc
Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Trung và
phía Tây châu Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha,… khi các thành
phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc vẫn còn nhiều côn trình thô
sơ. Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên
thời kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sai. Thời gian tiếp theo,
phong cách Roman dần dần tiến thêm một số bước mới va có những đặc điểm
như: chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do một
số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây;
kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương; loại hình kiến
trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện, các
công trình nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong
kiến; kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại, phần
nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử
dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ; về kết cấu công trình thì sử dụng nhiều
cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ
thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn
hay chữ thập La tinh; phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều
tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở
phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang; bàn thờ được đặt ở
phía Đông nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới phần
này của kiến trúc.
Bên trong nhà thờ Santiago de Compostela, Tây Ban Nha
Kiến trúc Gothic, ra đời sau thời kì kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200
SCN, dân châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic.
Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung Cổ này là
trong khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn trong khi kiến trúc Gothic lại
theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ
cũng lớn hơn kiến trúc Roman. Kiến trúc này được thể hiện rõ rệt và đẹp nhất

20
trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân
dụng. Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng,
ngày những công trình dân dụng nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì
không có hai công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều
những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa
thế kỉ 18 ở Anh và lan rộng khắp châu Âu trong suốt thế kỉ 19, sau đó vẫn ảnh
hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và trường đại học cho đến tận
thế kỉ 20.
Mặt phía Tây của Nhà thờ chính tòa Wells, khoảng 1260
Kiến trúc Phục Hưng – Baroque, bắt đầu ở Ý vào thế kỉ 15, đã được lấy cảm
hứng từ thiết kế của các đền cổ Hy Lạp và La Mã. Tiếp đó là phong cách
Baroque, kiến trúc này nhấn mạnh màu sắc và trang trí hoa mỹ.
Cung bầu của ở Trier, Đức
Kiến trúc thời kỳ cách mạng công nghiệp, Cách mạng công nghiệp diễn ra
trong thế kỉ 19, thế kỉ dẫn đến việc sử dụng các vật liệu xây dựng mới sản xuất
hàng loạt và điều này là một thành tựu kỹ thuật tuyệt vời, đặc biệt là về giao
thông vận tải.
Kiến trúc hậu công nghiệp, trong thế kỉ 20 và 21, sự phát triển của xã hội
cũng như của công nghệ đã dẫn đến việc thiết kế cá nhân và thử nghiệm vật liệu
mới, thông thường là cho các công trình công cộng và các công trình mang tính
21
chất là biểu tượng du lịch của châu Âu như tác phẩm được ngưỡng mộ nhất của
kiến trúc đương đại – Bảo tàng Guggenheim Bilbao.
Bảo tàng Guggenheim Bilbao (Tây Ban Nha)
1.2.3. Lễ hội
Châu Âu không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thơ mộng mà còn ở
những lễ hội truyền thống độc đáo, tưng bừng nên những ai yêu thích du lịch
đều mong ước được một lần đặt chân đến nơi đây.

Sau tháng 3 là thời điểm châu Âu bước vào mùa xuân với khí hậu ấm áp, dễ
chịu kéo theo các hoạt động lễ hội nhộn nhịp trong suốt năm diễn ra ở khắp các
quốc gia như Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức,…
Du khách yêu thích ngắm hoa có thể đến Keukenhof ở Lisse, một thị trấn
nhỏ nằm ở phía nam thủ đô Amsterdam, Hà Lan trong khoảng thời gian từ
tháng 3 đến tháng 5 để tham dự lễ hội hoa Keukenhof lớn nhất thế giới. Hàng
trăm loài hoa tulip với các sắc màu: đỏ, cam, vàng, đen,… cùng hàng chục tác
phẩm hoa sẽ khiến du khách ngất ngây. Đặc biệt là 7 khu vường được trang trí
bằng hoa theo các chủ đề khác nhau như tạo thành một thành phố hoa tuyệt
đẹp thu nhỏ.
Cũng tại đây, lễ hội Queen’s Day diễn ra vào ngày 30/4 hàng năm tại
Amsterdam được mệnh danh là một trong những lễ hội đường phố lớn nhất thế
giới. Màu da cam là màu của hoàng gia Hà Lan cũng là màu sắc chủ đạo của lễ
hội. Vào ngày này, khắp nơi ở Hà Lan đều diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc biệt
ở hai thành phố lớn Amsterdam và Hague, nơi tọa lạc các trụ sở văn phòng
22
chính phủ, quốc hội cũng như hoàng gia Hà Lan. Bia hơi là nước uống được tiêu
thụ nhiều nhất trong lễ hội này đi cùng các hoạt động chương trình, âm nhạc
giải trí xuyên đêm.
Vào tuần lễ đầu tiên của tháng 6, dân Bulgaria lại nô nức đón mừng ngày
hội Hoa hồng, được tổ chức tại thành phố Kazanluc, nơi được mệnh danh là
“Thung lũng Hoa hồng” với những cánh đồng hoa hồng bát ngát. Trong buổi lễ
chính thức, Nữ hoàng Hoa hồng được các chàng trai rước trên kiệu, mang tới
chỗ các cô gái hái hoa, tượng trưng cho mùa hoa hồng năm nay đồng thời thể
hiện sự mong ước được mùa cho năm sau. Khách thập phương đến tham dự lễ
hội sẽ được tặng vòng đeo cổ và đầu kết bằng các nụ hoa hồng thơm phức, nếm
miếng bánh Kozunac nóng hổi và uống chén rượu vang màu hồng sóng sánh
thơm phức hương hoa hồng.
Tại Tây Ban Nha, lễ hội cà chua La Tomatina là lễ hội ném hoa quả lớn nhất
châu Âu, được tổ chức vào ngày thứ Tư cuối cùng trong tháng 8. Lễ hội thu hút

hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây để tham gia vào một
“cuộc chiến” vô hại và vui vẻ, với hơn một tấn cà chua chín mọng được tung ném
trên các đường phố. Thời gian diễn ra lễ hội, các cửa hàng, toà nhà 2 bên đường
phải căng phông màn để tránh các cơn mưa cà chua. Những người tham gia thì
chọn cho mình bộ đồ thích hợp để sau trận chiến cà chua vui vẻ có thể vứt chúng
vào sọt rác. Ngoài ra, trong một tuần diễn ra lễ hội có rất nhiều chương trình
âm nhạc, diễu hành, nhảy múa, và bắn pháo hoa.
Cũng trong cuối tháng 8, London lại tưng bừng tổ chức lễ hội Notting Hill
Carnival. Hàng trăm ngàn người đã đến London để tham gia lễ hội văn hóa đặc
trưng của vùng Caribbean. Các vũ công trong trang phục màu sắc rực rỡ và các
ban nhạc diễu hành cùng trống, kèn trên tuyến đường dài 5,6km khiến cho
không khí lễ hội càng thêm sôi động. Vũ hội hoá trang, Steelband, Calypso, Soca,
Static Sound Systems, và những vũ điệu Samba hình thành nên nét đặc trưng
của lễ hội. Du khách có thể theo dõi chương trình lễ hội từ quán bar, ban công
và dọc theo những tuyến đường có đoàn diễu hành đi qua.
23
Cứ đến cuối tháng 9, du khác lại kéo về thị trấn Barcelona ở Tây Ban Nha để
chứng kiến Lễ hội xếp tháp người, hay còn gọi là Lễ hội La Merce. Mọi người đều
tập trung tại quảng trường Sant Jaume, vây quanh các nhóm xếp tháp là hàng
nghìn khán giả. Một trong những điểm nổi bật của sự kiện này chính là những
“công trình” xếp tháp người cực kỳ ấn tượng được thực hiện bởi các diễn viên
nhào lộn, còn gọi là “người xây thành trì”. Người cuối cùng leo lên đỉnh tháp phải
giơ tay lên vẫy chào công chúng. Đây chính là điểm nổi bật của sự kiện, vì chỉ sau
đó thành trì mới được công nhận.
Đối với những người yêu thích bia thì Oktoberfest - Lễ hội tháng Mười là một
lễ hội đáng được quan tâm nhất, được tổ chức tại Đức hằng năm với sự tham dự
của trên 6 triệu người. Các chủ lều và những người phục vụ trong sự kiện sẽ diễu
hành vào ngày thứ Bảy đầu tiên của lễ hội, xuyên qua thành phố và tiến về cánh
đồng Therese. Lễ hội chính thức được khai mạc bằng 12 phát sung chào và sau khi
vị Thị trưởng thành phố khui thùng bia đầu tiên vào lúc 12 giờ trong lều

Schottenhamel theo một truyền thống có từ năm 1950. Du khách sẽ được thưởng
thức một loại bia đặc biệt có nồng độ cồn cao hơn do các hãng bia đã gia tăng
thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn khi sản xuất.
1.2.4. Bảo tàng
Di sản văn hóa Châu Âu là tâm điểm của hầu hết mọi cuộc du hành khám
phá của các du khách. Bảo tàng trở thành một phần không thể thiếu của Châu
Âu, nó được coi như một cây cầu nối liền với quá khứ và hiện tại, và là một điểm
để khẳng định danh tiếng và cá tính văn hóa của một quốc gia. Hơn một nửa số
lượng viện bảo tàng trên Châu Âu được thành lập sau chiến tranh Thế giới thứ
hai, thường xuyên được đặt ở các trung tâm đô thị lớn. Hiện nay, khắp Châu Âu
có tới hơn 15.000 viện bảo tàng lớn nhỏ, và được viếng thăm bởi trên 500 triệu
người mỗi năm.
24
Bảo tàng Louvre, Paris
Bảo tàng Orsay, Paris
Bảo tàng Vantican, Rome
Bảo tàng Uffizi, Florence, Ý
2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật
2.1. Cơ sở hạ tầng
2.1.1. Đường bộ
25

×