Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
!"#
$%&'()*+
, /0
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ
CÁCH MẠNG (1927 – 1921)
1,234
53678953:3;<;=5>?6@6ABC7>DED;?FG1,-H,IEEC8;,J3;<;
K;/HL,M;>DG1,-H,IE/:9DK;7N
Bài giải chi tiết
* Khâu yếu nhất trong chuỗi các nước đế quốc :
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống, chúng cấu kết với nhau
thành một thế lực chính trị siết chặt nhân dân lao động ở chính quốc và nhân dân thuộc địa.
+ Muốn bứt tung sợi dây đang siết chặt nhân loại đó, trước hết phải tìm nơi nào yếu nhất trong toàn
bộ hệ thống của nó. Và theo Lênin khâu yếu nhất là đế quốc Nga.
* Nga lại là khâu yếu nhất do :
+ Mâu thuẫn nội bộ tại nước Nga rất phức tạp, nhiều mâu thuẫn của chế độ phong kiến chưa được
giải quyết xong (phong kiến với nông dân; phong kiến với tư sản; đế quốc Nga với các dân tộc ).
Những mâu thuẫn mới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (đế quốc với đế quốc); đế quốc với thuộc
địa; tư sản với vô sản). Nước Nga là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn đó và ngày càng trở nên
nặng nề, gay gắt hơn.
+ Sự thành lập Đảng Bôn-sê-vích, cùng với sự lãnh đạo của Lê-nin. Đây là yếu tố quyết định, là
động lực chính chặt đứt khâu yếu nhất (nước Nga) trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
1,23(4
7+OE,PEQ3RS3H;T7<;=5Q1;TE6@E<73F7UV/:WCXEC7EY
;IE>D/Z;/3[=;T-H,;T7Q3RS3H;<;=5U
S+\678373;I];?17;7^=/_;;YL,-0EC8<;=5E<73N
Bài giải chi tiết
7+3RS3H;T7<;=5Q1;TE6@E<73F74
+ Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát
(nay là Xanh-pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố. Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng
chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng
tá, bộ trưởng của Nga hoàng.
+ Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi
nghĩa vũ trang.
+ Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe
cách mạng).
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô
viết)
+ Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập Chính phủ lâm thời.
* Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
* Đặc điểm chủ yếu diễn biến cách mạng :
1
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Từ bãi công biểu tình của công nhân chuyển sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga
hoàng, rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng và sau khi chính phủ Nga hoàng
bị lật đổ, dã diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản. Kết quả hình thành cục
diện hai chính quyền song song tồn tại.
- Cách mạng diễn ra hết sức nhanh chóng : chỉ trong vòng hai ngày 26 và 27/2 công nhân và binh
lính cách mạng đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, lật đổ chính phủ Nga hoàng đang
nắm trong tay lực lượng vũ trang 14 triệu binh lính và mạng lưới cảnh sát, mật vụ khổng lồ.
- Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.
S+\678373;I];?17;7^=/_;;YL,-0EC8<;=5E<73N
- Lúc này, Lê-nin và các lãnh tụ Đảng Bôn-sê-vích đang ở nước ngoài.
- Giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để nắm chính quyền.
- Chính quyền của giai cấp tư sản đang nắm trong tay bộ máy nhà nước.
- Phái Men-sê-vích và Xã hội cách mạng sau khi giành chính quyền đã nhường cho giai cấp tư sản.
1,23`4
\6784
7+a=WK;7;:/H73;,b;;<;=54;<;=5Q1;TE6@E<73>D
;<;=5cdb3;Te7E<O3N
S+VE<(/HE<W%.)3L,-HE/f3D;YL,-0Sg;8/Oh7S\N
Bài giải chi tiết
7Ua=WK;7;:/H73;,b;;<;=54Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười vì có đầy đủ những tiền đề khách quan và chủ quan:
- Sau cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX,
nước Nga đã chuyển lên chủ nghĩa đế quốc. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra
mạnh, hình thành những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời…Chủ nghĩa đế quốc đã tạo
ra những tiền đề kinh tế và chính trị cho cách mạng bùng nổ.
- Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga trở
thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
- Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực của sự
sụp đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp…Nạn đói xảy ra trầm trọng…Chính quyền Nga hoàng thối nát và
bất lực. Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga trở thành
khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng.
- Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có một
đảng cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvich) đứng đầu là Lênin, từng được diễn tập qua cuộc cách
mạng 1905-1907.
- Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận:
+ Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lênin
chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng để
sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lênin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến cách mạng
+ Sau khi cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lênin đã có đường
lối, sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười
- Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước Nga,
là nhân tố khách quan thuận lợi
SU3D;YL,-0Sg;8/Oh7S\4
2
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: Chính
phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
- Lênin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu
hiệu "Tất cả chính quyền về tay các xô viết".
- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân dân,
sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng Bôn-sê-vích hoạt động công khai nên có thể giành chính
quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lênin cũng chủ trương
phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
- Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu tình,
tuần hành gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng, vạch mặt Chính
phủ lâm thời, đòi chính phủ thực hiện: “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm thời
khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết" .
- Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Mensêvích, đưa những người
Bônsêvích lên nắm các Xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường hoà bình,
không đổ máu.
1,23*4
\678<;=5E<73a=F79D;<;=5Q1;TE6@NM3L,7i
3j7;<;=5Q1;TE6@G3[,=K3>K3;<;=5cdb3;Te7EHD8NM3
L,7i/:E[3iF7>D8a=C7678N
Bài giải chi tiết
a) Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản : vì đã thực hiện nhiệm
vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng là giai cấp nông dân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động,
ngoài ra còn có binh lính.
b) Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa :
- Theo lí luận cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lênin giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách
mạng xã hội chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách. Vì mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân
là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là thời kì chuẩn bị để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiến
thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
c) Cụ thể ở Nga :
- Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 thắng lợi, lật đổ nền
quân chủ chuyên chế Nga hoàng nhưng quyền lực lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Trước tình hình đó Lê-nin về nước tháng 4 năm 1917 để lãnh đạo cách mạng. Người đã đọc Luận
cương tháng Tư tại hội nghị Đảng Bôn-sê-vích nêu lên nhiệm vụ : hải chuyển Cách mạng dân chủ tư
sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa và giành lấy “toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”.
- Nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lênin nên Cách mạng tháng Mười
Nga đã diễn ra nhanh chóng và giành được thắng lợi.
1,23k4
lgj6mG3i/dn;>0;,b;<;=5cdb3;Te7E<O37W7';f+
d-3@3EY;>D;o=34
+53678<;=5E<73'+Wp@l?)6.)>Y;;TEC]<EEC3[;<;=5
Sg]]<]8DS\N53678:3/:9D=bEG@aCIEL,qCIE3H=EC89f;
6rN
(+5367867,6mG3iE<a=WG@a]<EEC3[;<;=5Sg]]<]
8DS\G?;hj7Np@l?)6.)>Y;/d;,-[K6<;9_;/I,EC7=bE;<;
6<6,MEEHD8N
Bài giải chi tiết
3
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
1) Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bôn-sê-vích chủ trương phát triển cách mạng bằng
phương pháp hoà bình vì :
- Cục diện nước Nga hình thành hai chính quyền song song tồn tại : Chính quyền tư sản và Chính
quyền Xô viết. Giai cấp tư sản chưa dám sử dụng bạo lực đối với quần chúng.
- Đây là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm có trong lịch sử nước Nga vì :
+ Vũ khí nằm trong tay nhân dân mà nhân dân lại ủng hộ các Xô viết.
+ Đảng Bôn-sê-vích hoạt động công khai hợp pháp, chủ trương dùng phương pháp đấu tranh hoà
bình để giành chính quyền về tay các Xô viết.
2) Sau sự kiện tháng 7 – 1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà bình
không còn nữa vì :
- Tháng 7 – 1917, 50 vạn người biểu tình ở Pê-tơ-rô-grát đòi lật đổ chính phủ đã bị đàn áp đẫm
máu. Chính phủ lâm thời ra lệnh đàn áp Đảng Bôn-sê-vích và lùng bắt Lê-nin.
- Sự kiện tháng 7 – 1917, đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Nga. Do đó, Lê-nin quyết
định chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
* Đảng Bôn-sê-vích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh cách mạng sáng suốt, cụ thể là :
- Thực hiện quá trình Bôn-sê-vích hoá các Xô viết.
- Vạch trần bộ mặt phản bọi của bọn Me-sê-vích và Xã hội cách mạng.
- Tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền : Đại hội Đảng lần IV quyết định
giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang.
1,23s4
+<;=5E<O3748D;@StBWjQ3RS3H;YW>D,
1ED;?U
(+u,7SD3<;=5E<O37/dn;Wd-.,=bE6mG3i;:93.L,7/H
O33iE7=>D:39.qe7;T76mG3i/:U
Bài giải chi tiết
+<;=5E<O37
7+8D;@StB4
Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song :
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
Cục diện này không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng
Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư
sản lâm thời).
- Trước hết, chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng quần chúng đã tin theo Lê-nin
và Đảng Bôn-sê-vích.
- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
S+3RS3H>DGHEL,@;T7;,b;GF3e74
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí
then chốt ở Thủ đô.
+ Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Ngày
25/10 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi.
+ Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn
toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về
tay nhân dân.
;+, 1ED;?4
4
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
+ Đảng Bôn-sê-vích và Lênin đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, động viên giai cấp công
nhân, nông dân và một bộ phận binh lính đứng lên làm cách mạng, tự giải phóng khỏi ách thống trị
và bóc lột của giai cấp tư sản, địa chủ, trở thành người người chủ đất nước, xã hội.
+ Sức mạnh của khối đoàn kết công – nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản đã đưa
đất nước vượt qua cơn thử thách nguy hiểm, đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đập tan sự can thiệp
vũ trang của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong nước.
(+u,7SD3<;=5E<O37/dn;Wd-.,=bE6mG3i;:93.L,7/H
O33iE7=>D:39.qe7;T76mG3i/:U
- Người Việt Nam đó là Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Bác Tôn đã ủng hộ Cách mạng tháng Mười, bảo vệ chính quyền Xô viết Nga bằng hành động
phản chiến, kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp khi chiến hạm này đang tiến đánh nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên.
- Ý nghĩa:
+ Bác Tôn đã góp phần tích cực vào cuộc khởi nghĩa lịch sử đó.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản giữa giai cấp công nhân Nga trong việc chống kẻ thù
chung là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
+ Tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Nga và cách mạng Việt Nam.
1,234
u,7Q3RS3H;T7;,b;GF3e7>vEC7Fw.)E)C?)C<EWd-9D=6<E2>73ECh;T7
%.3>Dp@l?)6.)>Y;7/M3>K3<;=5E<O37'+U
Bài giải chi tiết
- Tuy ở xa quê hương nhưng Lênin bằng thiên tài của mình đã nhận định rằng những điểu kiện cho
cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi đã chín muồi, chủ trương tiến hành khởi nghĩa cũ trang giành
chính quyền và vạch ra một kế hoạch tài tình cho cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát. (Những bức thư
Lênin gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Bôn-sê-vích).
- Việc Lênin quyết định chuyển thời gian khởi nghĩa vào sáng ngày 25-10 sang đêm 24-10 tạo nên
yếu tố bất ngờ đối với kẻ thù, dẫn đến cách mạng nhanh chóng thắng lợi mà không gặp phải tổn thất
nào đáng kể (khống chế hầy khắp thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây chính phủ tư sản trong Cung điện
Mùa Đông).
- Kế hoạch khởi nghĩa tài tình do Lê-nin vạch ra : tập trung ưu thế lực lượng đánh chiếm những vị
trí then chốt như nhà ga, sở bưu điện , tổng đài điện thoại, trụ sở, các cầu bắc qua sông Nê-va.
- Đêm ngày 25-10 : Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tuyên bố nước Nga là nước
Cộng hoà Xô viết của công nhân và nông dân, thành lập chính phủ Xô viết do Lênin đứng đầu, nhanh
chóng tổ chức ổn định tình hình, giải quyết những yêu cầu cấp bách của vô sản Nga, để đối phó
những tình thế mới, khó khăn, phức tạp hơn, bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng tháng Mười.
1,23x4
w1EY;;TEC;T7%.3EC8>3i;;y/58<;=5E<O37EVE<*z
/HE<zU
Bài giải chi tiết
7+8D;@4
Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song :
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
Cục diện này không thể kéo dài.
- Trong đó chính quyền tư sản chiếm ưu thế. Trước tình hình đó Lê-nin từ Thuỵ Sĩ về nước, quyết
định chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa trong bản luận cương tháng
Tư (1917)
S+TEC4
5
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
“Tuyệt đối không ủng hộ chính phủ lâm thời”, thực hiện phương pháp đấu tranh hoà bình với khẩu
hiệu : “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết”, nhằm vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng
ủng hộ cách mạng, vạch mặt bọn tư sản phản động.
;+Pc{E4
- Đây là chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Lênin vì trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khả năng đấu
tranh hoà bình có thể thực hiện được :
+ Quần chúng nhân dân có trong tay chính quyền của mình là các Xô viết.
+ Hơn nữa vũ khí nằm trong tay nhân dân mà nhân dân lại ủng hộ các Xô viết.
+ Đảng Bôn-sê-vích hoạt động công khai trong quần chúng.
+ Thực hiện khả năng đấu tranh hoà bình thì rất quý vì nó đỡ tốn xương máu của nhân dân.
+ Chủ trương trên đúng đắn nên đã phát huy tác dụng qua sự kiện tháng 7 – 1917, với 50 vạn quần
chúng diễu hành hô to khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết!”, “Đả đảo chiến tranh”.
- Điều đó chứng tỏ sự tín nhiêm của quần chúng đối với Đảng và cô lập kẻ thù.
1,234
.,3i=>|>DEY;IE;T7<;=5E<O37U
Bài giải chi tiết
Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính
phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính
uyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất
của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến
tranh đế quốc đến cùng.
7+3i=>|4
Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng Bônsêvích là Lênin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày
3/4/1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát. Thánh 4 - 1917, Lênin đọc một
bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện
nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển
từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lênin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao
chính quyền về tay các Xô Viết : "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai
đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do trình độ
giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng, là giai
đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và cho nông dân.”
S+Y;IE4
Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga là do giai cấp vô sản đứng đầu. Lực lượng tham gia bao
gồm nhiều tầng lớp, giai cấp thế nhưng động lực chủ yếu là công – nông – binh.
Kết quả : Chính quyền Xô Viết giành được thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn, đạp tan ách áp
bức bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động, đưa côngnhân và
nhân dân lên nắm chính quyền, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc Cách mạng tháng Mười tuyệt nhiên không phải do âm mưu hay ý muốn chủ quan thấp hèn
của bất cứ tổ chức, cá nhân có tham vọng chính trị nào ở nước Nga lúc đó cố tình gây ra, những gì
diễn ra trước, trong và sau Cách mạng tháng Mười đã chứng minh thuộc tính khoa học xã hội của
Cách mạng diễn ra phù hợp với lịch sử phát triển không ngừng trong xã hội loài người, bất chấp thời
gian và mọi biến thiên đã xẩy ra sau này có thay đổi đến đâu thì mục đích cao cả của Cách mạng
tháng Mười được thể hiện qua những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết là: Cương quyết
chống chiến tranh tàn bạo, xây dựng nền hoà bình và ruộng đất cho nhân dân lao động luôn luôn là
mục đích muôn đời của xã hội loài người. Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các
cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại. Vì vậy, nó mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
(cách mạng vô sản).
6
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
1,23}4
7+~e79f;6r;T7<;=5E<O37U
S+•F>DSD3n;G33i=;T7;,b;<;=5E<O37/M3>K3<;
=53iE7=EHD8N
Bài giải chi tiết
7+~e79f;6r;T7<;=5E<O374
- Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga.
Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ
mới xã hội chủ nghĩa.
- Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa
tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
- Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.
- Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới
hiện đại.
S+•F>DSD3n;G33i=;T7;,b;<;=5E<O37/M3>K3<;
=53iE7=U
- Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc do hậu quả của đợt khai thác lần II của Pháp
thì cách mạng tháng Mười Nga thành công vang dội có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam
chuyển sang một thời kì mới
- Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương
Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc.
- Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành
lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được hình
thành ở Ma-xkơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. Các Đảng Cộng
sản nối tiếp nhau ra đời (Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 ), càng tạo
thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát trển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác
động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn ƒi Quốc. Năm 1920, sau
khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn ƒi Quốc đã tìm ra
con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản
Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng
hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản nước ta là “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” được sự
huấn luyện và giản dạy trực tiếp của Nguyễn ƒi Quốc đã nâng cao ý thực chính trị cho thanh niên
Việt Nam. Những bài giảng của Nguyễn ƒi Quốc vạch trần tội ác của thực dân Pháp, truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm tổ chức Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua con đường báo chí bí mật,
qua các thanh niên tiến bộ dự lớp huấn luyện của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là là được sự lãnh đạo của Đảng công
nhân xã hội dân chủ Nga, tiền thân của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
(ngày 3 – 2- 1930) lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác : Cách mạng
tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến thắng mùa xuân mùa xuân (1975).
Trong các cuộc cách mạng này, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng học tậo kinh nghiệm từ Cách mạng
tháng Mười Nga là đoàn kết công – nông – binh thành một khối để tạo nên sức mạnh vĩ đại.
1,234
7
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
%P]S@686<<;=5cdb3;Te7E<O37>K3;<;=5E6@>0;<;
=ZE4=|;E3.,W3i=>|W9d/58W/b9m;WEY;IEWGHEL,@>Dqe79f;6rU
Bài giải chi tiết
b3Q,
686<
<;=5E6@ <;=5E<O37'+
Nhiệm vụ
của cách
mạng
- Lật đổ chế độ phong kiến giành chính
quyền về tay tư sản.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.
- Xây dựng chế độ tư bản công nhân
- Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa giành
chính quyền về tay vô sản.
- Tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp
lãnh đạo
Tư sản và quý tộc mới Giai cấp vô sản
Động lực
chính
Tư sản và nông dân Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Tính chất Là cuộc cách mạng tư sản Là cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa
Kết quả và
ý nghĩa lịch
sử
- Xác lập chế chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Giai cấp tư bản có nhiều quyền lợi về kinh
tế và đặc quyền chính trị,
- Quần chúng nhân dân không được hưởng
quyền lợi gì và tiếp tục bị tư sản bóc lột.
- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ.
- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chủ
nghĩa tư bản.
- Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đảng của giai cấp vô sản lên nắm chính
quyền.
- Quần chúng nhân dân được hưởng mọi
quyền lợi về kinh tế, chính trị.
- Đập tan ách áp bước bóc lột của chủ nghĩa
tư bản, đâ công – nông lên nắm chính quyền.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách
mạng thế giới.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ
thống duy nhất trên thế giới.
- Mở ra thời kì lịch sử mới – thời kì hiện đại.
1,23(4
m7>D86m3[,S3HE;T77';f+>0<;=5E<O37Wd-9D=C€jq67,
/1-4
7+bE;H/b=K3EC86mE3H:7;T798D3O3U
S+u,<EC\/I,EC7]<EEC3[;T7<;=5E<O3768>K3;Te7ES@
EHD8N53678953;:6mG<;S3iE>P-N
Dàn ý chi tiết
•pZE>I/04
Trong lịch sử nhân loại có những cột mốc lịch sử vĩ đại mà càng đứng lùi càng thấy rõ tầm cao
của chúng. Trong số những cột mốc lịch sử ấy, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cột mốc
đánh dấu bước chuyển của loài người từ kỷ nguyên của chế độ người bóc lột sang kỷ nguyên con
người tự làm chủ vận mệnh của mình, mở ra một chế độ mới trong sự tiến hoà của loài người. Bởi
thế, tầm cao của nó khó có một cột mốc lịch sử nào khác sánh kịp. Theo ý nghĩa đó, nhân loại đã
khẳng định cuộc Cách mạng tháng Mười là một bước ngoặc trong lịch sử thế giới và chắc chắn là
một trong những sự kiện nổi bật nhất trên trái đất này.
•b3Q,EC\SD-4
… Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
Dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ thiên tài - Lênin; được trang bị bằng lý luận sắc bén và sự chỉ đường
của một hệ tư tưởng tiến bộ của thời đại - Chủ nghĩa Mác, với việc nắm chắc quy luật khách quan
8
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
cũng như chớp đúng thời cơ cách mạng, ngày 7 tháng 11 năm 1917, nhân dân lao động Nga dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã làm nên cuộc cách mạng rung chuyển thế giới - Cách mạng Tháng
Mười Nga. Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười là ở chỗ: nó không phải là
cuộc cách mạng thay đổi chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác; mà là cuộc cách mạng “giành
được nước Nga từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột
để giao lại cho những người lao động”; là cuộc cách mạng thủ tiêu chế độ bóc lột, áp bức, bất công
cuối cùng trong lịch sử - chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa nhân dân lao động lên làm chủ, thay đổi căn
bản địa vị của họ trong xã hội; là cuộc cách mạng vạch thời đại, mở đường cho nhân loại đi tới tương
lai xã hội chủ nghĩa.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười
chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất.
Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực, lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp của những người
lao động vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, tự đứng ra tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới.
Mệnh đề “dân là chủ”, sự khát khao của loài người từ bao thế kỷ mới thực sự có ý nghĩa và trở thành
hiện thực từ Cách mạng Tháng Mười. Dân là chủ và người chủ ấy thực hiện quyền làm của mình
ngay từ khi có chính quyền và ngày càng được phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới. Nhân
dân lao động làm chủ không chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội; quyền làm chủ ấy không chỉ thể hiện trong các văn bản hiến pháp, pháp luật, mà ngày
càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày. Đó là bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội
hiện thực.
Trải qua quá trình phát triển từ khi loài người xuất hiện cho tới nay, xã hội loài người đã trải
qua bốn chế độ khác nhau, đó là: Chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ chủ nghĩa tư
bản và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi một chế độ là sự hoàn thiện về xã hội, phục vụ hơn cho đời sống
người dân, đặc biệt là nhân dân lao động, tự do, dân chủ hơn.
Sự thành công nhanh chóng và triệt để của Cách mạng Tháng Mười Nga chứng tỏ quy luật
khách quan của sự vận động phát triển không ngừng. Đó là thế giới sẽ đi từ hình thái xã hội này sang
hình thái xã hội khác tiến bộ hơn. Minh chứng một thực tế là chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn phủ định
về nguyên tắc đối với chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ chân lý và sức sống bền bĩ vĩ đại của Chủ nghĩa
Mác. Có thể nói chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ, hoàn thiện nhất cho tới nay mà thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành, bước tiến hoá đưa loài người
vươn tới một tương lai mới, tự do, bình đẳng,…Đây là lần đầu tiên những người vô sản đã vận dụng
thành công lý luận của Chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở một quốc gia. Đây cũng là lần
đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực chính thức ra đời.
…Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với chủ nghĩa tư bản như
thế nào?
Vai trò của người nhân dân là quan trọng nhất để hình thành một chế độ mới, một chế độ phải
thật sự mang lại quyền làm chủ cho nhân dân. Lịch sử thế giới trước khi Cách mạng Tháng Mười
Nga nổ ra đã từng diễn ra rất nhiều các cuộc cách mạng lớn. Thế nhưng cuối cùng cái mà các cuộc
cách mạng ấy đem lại chỉ là cách chuyển từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác. Ta có
thể thấy, chế độ tự bản chủ nghĩa từ khi ra đời cho tới khi giành thắng lợi cũng phải trải qua quá trình
đấu tranh với chế độ phong kiến lỗi thời, luôn tìm cách ngăn cản sự phát triển của tư bản chủ nghĩa,
thậm chí có lúc chủ nghĩa tư bản thất bại trước thế lực của phong kiến. Nhưng nói chung là chế độ tư
bản chủ nghĩa phần nào chỉ phục vụ cho vai trò thống trị của tầng lớp tư sản, còn đối với người dân
lao động thì phần nào bị hạn chế tuy chủ nghĩa tư bản có phần tự do dân chủ hơn chế độ phong kiến.
Còn chế độ chủ nghĩa xã hội, từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đánh dấu bước tiến mới trong
xã hội loài người, sự ra đời của một chế độ mới mới, chế độ thuộc về nhân dân. Trải qua Công xã
Paris (1871) và phong trào cách mạng Nga (1905 - 1907) mà lực lượng chủ yếu vẫn là nhân dân
(công – nông – binh). Nếu có cách cuộc cách mạng tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời, cách
mạng tư sản dưới hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc, v.v thì cuộc cách mạng chủ nghĩa xã
hội lại làm nhiều hơn là đấu tranh chống phong kiến lẫn tư sản. Điển hình là cuộc Cách mạng Tháng
Mười Nga vĩ đại. Cuộc đấu tranh nào cũng phải trải qua quá trình lâu dài để giành thắng lợi, để
chứng tỏ sức mạnh của chính nó.
Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga khác về bản chất hoàn toàn so với các cuộc cách mạng
trước đó bởi nó xóa bỏ và thủ tiêu tất cả mọi hình thức bóc lột. Mặt khác, Cách mạng Tháng Mười
9
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
Nga là một đột phá đầu tiên, tiến công, lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi
cả nước Nga. Nếu như, Công xã Paris mới chỉ diễn ra ở thủ đô, bị bao vây cô lập bởi chế độ tư bản
khắp nước Pháp, cho nên chỉ tồn tại được 72 ngày, Thì trái lại, Cách mạng Tháng Mười là cuộc tiến
công lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi trên khắp nước Nga. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra
và thắng lợi cho ta một nhận thức quý giá rằng, không phải chế độ tư bản là bất diệt, không phải chủ
nghĩa tư bản là vĩnh hằng. Cách mạng Tháng Mười Nga là kết quả của sự vận dụng phát triển lý luận
tuyệt vời những nguyên lý chủ nghĩa Mác của V.I. Lê-nin. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang
phát triển, chủ nghĩa Mác một mặt khẳng định, tiến bộ lịch sử vĩ đại của nó so với thời đại phong
kiến, nhưng mặt khác đã vạch rõ mâu thuẫn sẽ dẫn chủ nghĩa tư bản đến chỗ tất yếu diệt vong, và
cách mạng vô sản nhất định nổ ra, chủ nghĩa xã hội nhất định thay thế chủ nghĩa tư bản. Ðó là kết
quả tư duy uyên bác của V.I. Lê-nin.
Tuy nhiên, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang độ phát triển, đang tỏ rõ sức sống, C.Mác dự báo
cách mạng vô sản chỉ có thể nổ ra cùng lúc ở hầu hết các nước công nghiệp. Chính V.I. Lê-nin là
người đầu tiên vận dụng thành công trên cơ sở phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác. Trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ 20, V.I. Lê-nin đã chỉ ra rằng: "Sự phát triển không đồng đều về kinh tế
và chính trị là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Do đó, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội có
thể thắng trước hết là trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí chỉ trong một nước tư bản
chủ nghĩa, tách riêng ra mà nói" . Nước Nga vào năm 1917 đã bộc lộ là một khâu yếu trong hệ thống
chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra trên cơ sở hoạt động cách mạng sôi sục của
quần chúng công- nông Nga và trên cơ sở trực tiếp của lý luận đầy sáng tạo của V.I. Lê-nin. Có thể
nói, đột phá tiến công lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi trên cả nước Nga rộng lớn, Cách mạng
Tháng Mười Nga đã thức tỉnh nhân loại, vạch thời đại, chỉ dẫn con đường phát triển trong kỷ nguyên
mới của xã hội loài người.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua những biến
động “rung chuyển thế giới” và “chấn động toàn cầu”. Từ lý luận, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện
thực sinh động; từ một nước trở thành hệ thống và là chỗ dựa, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát
triển của các phong trào cách mạng trên thế giới; rồi từ hệ thống thế giới còn lại những nước tiếp tục
xây dựng, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với diện mạo mới, đầy năng động và sáng tạo.
Sự biến đổi to lớn đó là sự biến đổi của thế giới trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu mà cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười đã mở ra; phản
ánh những bước thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu nhưng tất thắng của chủ nghĩa xã hội trên con
đường đấu tranh khẳng định sự tồn tại hợp quy luật lịch sử của chế độ xã hội mới.
Cách mạng tháng Mười thành công, đó còn là sự ghi nhận sự cùng tồn tại và đấu tranh giữa hai
hệ thống thế giới: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là phạm vi thống trị của
chủ nghĩa tư bản bị thu hẹp lại rất nhiều về không gian, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống
duy nhất toàn cầu; những điều kiện hoạt động của bản thân hệ thống tư bản thế giới căn bản cũng
thay đổi không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng; một thế giới mới đã xuất hiện với hai
cực của nó trên bình diện xã hội và giai cấp.
Tính chất quá độ của thời đại ấy biểu lộ rõ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế thế
giới với những quan hệ kinh tế thế giới, chính trị thế giới với hệ thống quan hệ quốc tế Chủ nghĩa
tư bản ngày nay đứng đầu là đế quốc Mỹ phải đối phó với sức ép của thế giới trên nhiều lĩnh vực:
kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị đối nội.
Trong tình hình hiện nay, “xu hướng ly tâm” vẫn thể hiện trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Cuộc
đấu tranh giữa các giới đế quốc chủ nghĩa vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Nhưng một xu hướng ngược
lại “Xu hướng hướng tâm” cũng đang tác động trong thế giới đó trên cơ sở nhân tố khách quan là sự
giống nhau về lợi ích giai cấp của giai cấp tư sản lũng đoạn ở các nước khác nhau.
Một câu hỏi được đặt ra: “Liệu chủ nghĩa tư bản thế giới đứng đầu là đế quốc Mỹ có chống đỡ
nổi quá trình cách mạng thế giới không?” Một số nhà tư tưởng tư sản, dù là thuộc phái cực hữu hay
phái “tả” cấp tiến lập luận rằng: chủ nghĩa tư bản đã chịu đựng được sự thử thách của thời gian, đã
đứng vững trước những cơn bão táp phong ba cách mạng. Nên chăng lấy “cái tốt” của chủ nghĩa đế
quốc cùng với cái tiến bộ của chủ nghĩa xã hội để tạo ra một thứ nước “giải thoát xã hội hổ lổng” và
cung cấp cho quần chúng.
Lịch sử trong đó có nhân dân ta đã bác bỏ sự bào chữa đó. Trong tình hình hết sức phức tạp hiện
nay, không nên đánh giá quá thấp những hành động tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, trong đó có “âm
mưu diễn biến hòa bình”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới sẽ trở lại khí thế trong thế kỷ XX.
10
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
Hàng loạt chính phủ cánh tả đã ra đời và trở thành chủ thể chính trị ở khu vực Mỹ Latinh. Ấn tượng
của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh không chỉ dừng lại ở thắng lợi của họ trong các cuộc bầu cử mà còn
thể hiện qua việc thực hiện những chính sách kinh tế - xã hội có xu hướng tiến bộ.
Không thoát khỏi quy luật chung của lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn khẳng định vai
trò và sức mạnh của mình trên thế giới thì phải thể hiện tính ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản cả về kinh
tế- hính trị (Liên Xô cũng đã làm được điều này sau Chiến tranh thế giới thứ hai), nhưng cũng mang
một cái gì đó chưa hoàn thiện, chưa đúng đắn trong quá trình lãnh đạo. Hiện nay, còn một số nước
vẫn kiên trì đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Xã hội càng phát triển thì cần phải phục vụ cao hơn
nữa cho chính con người, mà đại đa số là người lao động, phải tạo ra được một xã hội mọi người đều
được tự do và bình đẳng với nhau, không có xã hội mà người bóc lột người. Mà cả xã hội đó chỉ có
trong chế độ chủ nghĩa xã hội mà thôi.
… Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Muốn xác định tính chất của một cuộc cách mạng người ta phải căn cứ vào thời đại nó nổ ra, nhiệm
vụ nó phải làm, mục tiêu cần đạt, vai trò lãnh đạo, động lực tham gia, cuối cùng còn phải căn cứ vào
kết quả nó đạt được trên thực tế. Mặt khác, tính chất của một cuộc cách mạng cũng thể hiện những
điểm khác biệt và điểm chung của nó so với các cuộc cách mạng khác.
Như vậy, sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn
tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm
được chính uyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề
ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo
đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng Bônsêvích là Lênin từ
Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3/4/1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-
rô-grát. Thánh 4 - 1917, Lênin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của
giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi
"Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Lênin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng
cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô Viết : "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là
bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp
tư sản do trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ hai của
cách mạng, là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và cho
nông dân.”
Xét về khía cạnh lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga là do giai cấp vô sản đứng đầu. Lực
lượng tham gia bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp thế nhưng động lực chủ yếu là công – nông – binh.
Kết quả : là cuộc cách mạng thủ tiêu chế độ bóc lột, áp bức, bất công trong chế độ tư bản chủ
nghĩa, Chính quyền Xô Viết giành được thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn, đạp tan ách áp bức
bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động, thay đổi căn bản địa vị
của họ trong xã hội là cuộc cách mạng vạch thời đại, mở đường cho nhân loại đi tới tương lai xã hội
chủ nghĩa.
Cuộc Cách mạng tháng Mười tuyệt nhiên không phải do âm mưu hay ý muốn chủ quan thấp hèn
của bất cứ tổ chức, cá nhân có tham vọng chính trị nào ở nước Nga lúc đó cố tình gây ra, những gì
diễn ra trước, trong và sau Cách mạng tháng Mười đã chứng minh thuộc tính khoa học xã hội của
Cách mạng diễn ra phù hợp với lịch sử phát triển không ngừng trong xã hội loài người, bất chấp thời
gian và mọi biến thiên đã xẩy ra sau này có thay đổi đến đâu thì mục đích cao cả của Cách mạng
tháng Mười được thể hiện qua những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết là: Cương quyết
chống chiến tranh tàn bạo, xây dựng nền hoà bình và ruộng đất cho nhân dân lao động luôn luôn là
mục đích muôn đời của xã hội loài người. Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các
cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại. Vì thế chúng ta có thể nói Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản).
•‚HE9,P4
Lịch sử tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới kể từ sau Cách mạng xã hội chủ
nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 đến nay tuy có những thay đổi và biến động hết sức to lớn và vô
cùng sâu sắc, Liên Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười đã không còn nữa, nhưng bản chất
ưu việt, những cống hiến to lớn của chủ nghĩa xã hội đối với nhân loại là không thể phủ nhận và
11
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
những lý tưởng xã hội chủ nghĩa theo con đường Cách mạng tháng Mười vẫn còn tỏa sáng. Nhân
dân thế giới đang thừa hưởng những lý tưởng của Cách mạng tháng Mười để đấu tranh cho hòa bình
và một trật tự thế giới mới: công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. ƒnh sáng Cách mạng tháng Mười
không bao giờ tắt vì đó là ánh sáng của lương tri, của văn hóa trong thời đại mới. Với tinh thần Cách
mạng tháng Mười vĩ đại, mỗi giai đoạn mới nhất định đánh dấu bằng những cuộc cách mạng mới
ngày càng mạnh mẽ trong tất cả các lực lượng trên trái đất. Hy vọng và ước mơ sẽ trở thành sự thật.
Nói như Lênin: “Ước mơ thúc đẩy sự tiến bộ, ước mơ vĩ đại nhất - Đó là chủ nghĩa xã hội”. Con
đường Cách mạng Tháng Mười vẫn mãi là con đường các dân tộc đi theo để giành lại độc lập tự do
và tiến bộ xã hội. Đối với nhân dân Việt Nam, lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga mãi mãi là
ngọn đuốc soi đường để dân tộc ta vươn tới những ước vọng cao đẹp: hòa bình, độc lập, thống nhất,
phồn vinh và hạnh phúc.
1,23`4
+53K;7?>3HEW;,b;/I,EC7/[S@8>iW;T;M>D3j>j;YL,-0EC8
a=/ƒ,E3.67,E^9_3;T7<;=5E<O3'+/d/_;Em;3i>K3;T
EC;T7p@l?)6.)>Y;EHD8N
(+533iE7=W;,b;/I,EC7/[S@8>i/b;9P]Q1Eb;W;T;M>D3j>j;YL,-0
EC8a=/ƒ,E3.67,E^9_3;T7<;=5E<<='*k+/d/_;Em;3i>K3;T
EC;T7p@b6@3iE7=EHD8N
`+';f+d-c<;/f, 1;,/dQ„/H6mE^9_3EC8;?;,b;/I,
EC7/[S@8>i/b;9P]Q1Eb;>D3j>j;YL,-0;T71Q173K;EC.U
Bài giải chi tiết
+53K;7?>3HEW;,b;/I,EC7/[S@8>iW;T;M>D3j>j;YL,-0EC8a=
/ƒ,E3.67,E^9_3;T7<;=5E<O3a=/d/_;Em;3i>K3 chủ trương
của Đảng Bôn-sê-vích EHD8N
a. Tình hình sau thắng lợi của Cách mạng tháng 10/1917 :
- Nước Nga Xô viết còn non trẻ , nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng và củng cố
chính quyền mới. Khắc phục nền kinh tế hết sức khó khăn do lâm vào cuộc chiến tranh thế giới.
- Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn Bạch vệ trong nước tấn công can thiệp vũ trang vào
nước Nga xô viết trong đó nước Đức là kẻ thù chính.Tình thế hết sức nguy ngập.
b. Những chủ trương để xây dựng chính quyền Xô viết, chống thù trong giặc ngoài:
* Ngay trong đêm 25/10/1917 tuyên bố Nga là nước Cộng Hòa Xô viết của Công – nông, thành lập
Chính phủ Xô Viết do Lênin đứng đầu.
+ Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
* Năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động nhân
lực và của cải cho xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc .
- Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp,
để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
- Ngày 3/3/1918 chính phủ xô viết đã ký với Đức Hòa ước Bơ-rét-li-tốp, đình chiến, chịu những
điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hòa hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hòa
bình xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước .
Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của các
đế quốc và bọn Bạch vệ – Nhà nước xô viết đã được giữ vững và bảo vệ thành quả .
12
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
(+533iE7=W;,b;/I,EC7/[S@8>i/b;9P]Q1Eb;W;T;M>D3j>j;YL,-0
EC8a=/ƒ,E3.67,E^9_3;T7<;=5E<E<=a=*k/d/_;Em;3i>K3
chủ trương của Đảng EHD8N
a. Tình hình sau cách mạng tháng tám :
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ đã phải đối phó với nhiều kẻ thù : phía bắc vĩ tuyến 16,
20 vạn quân Tưởng – phía nam vĩ tuyến 16, quân Anh, Pháp kéo vào. Danh nghĩa là giải giới quân
Nhật nhưng thực chất là tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng.
- Ngày 23/9/1945 Pháp tấn công Sài Gòn, mở đầu cho sự xâm lược trở lại nước ta lần thứ hai –
Nam bộ kháng chiến bùng nổ.
- Bọn tay sai của chúng như Việt Quốc,Việt Cách nổi dậy chống phá cách mạng.
- Kinh tế Việt Nam kiệt quệ bởi hậu qủa chính sách cai trị của thực dân Pháp và Phát xít Nhật.
Nạn đói, giặc dốt, khó khăn tài chính đang đe dọa và hoành hành .
b. Những chủ trương trước 6/3/1946 :
- Xây dựng nền móng chế độ mới,củng cố chính quyềndâm chủ nhân dân :tiến hành tổng tuyển cử
bầu Quốc hội chung cả nước ngày 6/1/1946 . Thành lập Chính phủ Liên hiệp chính thức. Bầu Hội
đồng nhân dân các cấp ở các địa phương .
- Những biện pháp chống giặc đói , chống giặc dốt , khắc phục khó khăn tài chính
- Chủ trương hòa với Tưởng ở miền bắc từ 2/9/1945 đến 6/3/1946 để tránh cùng một lúc phải đối
phó với nhiều kẻ thù nhằm tập trung lực lượng để đánh Pháp đang xâm lược ở miền Nam
c. Chủ trương từ 6/3/1946 :
Trong tình thế Pháp – Tưởng thỏa hiệp với Hiệp Ước ngày 28/2/1946 cho phép Pháp ra miền bắc
mở rộng xâm lược , Đảng và Chính phủ đã có chủ trương chủ động hòa hõan với Pháp qua việc ký
Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 rồi tiếp đó là bản Tạm Ước 14/9/1946 nhằm đẩy nhanh quân Tưởng
ra khỏi nước và tranh thủ thời gian hòa hõan để chuẩn bị lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu
dài chắc chắn sẽ xảy ra trước âm mưu xâm lược lâu dài của Pháp .
Chính nhờ các chủ trương trên mà quân dân Việt Nam đã có được sự chuẩn bị cơ bản nhất về
chính trị, quân sự, kinh tế để đẩy mạnh cuộc kháng chiến từ khi bùng nổ cho đến khi giành thắng lợi
hoàn toàn như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét:”Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước
nhà,cho nênchúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình. Gần một năm tạm hòa bình đã
cho chúng ta thời gian để xây dựng lực lượng căn bản. Khi Pháp cố ý gây chiến tranh,chúng ta
không thể nhịn được nữa thì cuộc kháng chiến tòan quốc bắt đầu” .
`U, 1;,/dQ„/H6mE^9_3EC8;?;,b;/I,EC7/[S@8>i/b;9P]
Q1Eb;>D3j>j;YL,-0;T71Q1(K;EC.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của công cuộc đấu tranh bảo vệ, xây dựng chính quyền
cách mạng của nhân dân hai nước Việt Nam và nước Nga Xô Viết đó là do sự đòan kết của toàn dân,
của giai cấp Công – Nông chiến đấu dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng Sản Việt
Nam và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
1,23*4
\678;YL,-0?>3HEEm;3i;Y6<;b6@EO3;3HNd-.,b3Q,>Dq
e7;T7;Y6<;b6@EO3;3HU
Bài giải chi tiết
7+\678;YL,-0?>3HEEm;3i;Y6<;b6@EO3;3HN
- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước
mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.
- Để chống thù trong giặc ngoài, đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng
sản thời chiến.
S+b3Q,;T7;Y6<;4
+ Nhà nước độc quyền lúa mì, cấp tư nhân buôn bán lúa mì. Từ tháng 1/1919 ban hành chính sách
Trưng thu thu lương thực thừa của nông dân theo nguyên tắc: “không thu một chút gì của dân nghèo,
thu của trung nông với mức vừa phải và thu nhiều của phú nông”.
13
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân để quản lý,
điều hành sản xuất công nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
+ Tiến hành trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa trên nguyên tắc bình quân.
;+~e74
Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp,
để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
1,23k4
C\SD->73ECh;T7%.)3>Dp@l?)6.)>Y;EC8>3i;;y/58DK;?>3HEc1-
Qm>DS@8>i;YL,-0678<;=5E<O37'xz(}+U
Bài giải chi tiết
7+\\K;767,<;=5E<O3
Sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, khó khăn về
mọi mặt :
- Trong nước : các lực lượng Bạch về, phản động nổi dậy liên kết với các nước đế quốc chống lại
cách mạng.
+ Kinh tế kiệt quệ, suy sụp mọi mặt.
+ Chính quyền cách mạng mới được thành lập còn non trẻ.
+ ¾ lãnh thổ và 60 % dân số rơi vào tay kẻ thù.
- Ngoài nước : Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản trong nước tấn
công tiêu diệt nước Nga.
S+1-QmW;T;M>DS@8>i;YL,-0U
* Xây dựng chính quyền Xô viết
- Đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền:
+ Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
* Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết
- Đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến.
- Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp,
để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
* Kết quả :
- Ngày 3/3/1918 chính phủ xô viết đã ký với Đức Hòa ước Bơ-rét-li-tốp, đình chiến, chịu những
điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hòa hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hòa
bình xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước .
Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của các
đế quốc và bọn Bạch vệ – Nhà nước xô viết đã được giữ vững và bảo vệ thành quả .
* Kết kuận :
- Vai trò Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin rất quan trọng có tính chất quyết định trong việc xây dựng
củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Với biện pháp kiên quyết cứng rắn, linh hoạt đưa đất nước Nga vượt qua hiểm nghèo, thoát khỏi
chiến tranh, giữ vững tổ quốc xã hội chủ nghĩa, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.
14
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Biết vận dụng sức mạnh đoàn kết của toàn dân.
- Thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
1,23s4
73ECh;T7%.3/M3>K3]8ECD8;?17>D<;=57'EV/ƒ,EHG…
/Ha=x+U
Bài giải chi tiết
U73ECh4
7U Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp với chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga, thành lập
Đảng vô sản kiểu mới ở Nga (1903).
SU Đề ra lý luận Cách mạng.
+ Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa Đế quốc
Mác nói:“Chủ nghĩa Đế quốc là đêm trước của Cách mạng vô sản”
Lênin phát triển: “Trong thời đậi của Chủ nghĩa Đế quốc do sự phát triển không đồng đều
của Chủ nghĩa Tư bản - Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước ,thậm
chí là nột nước riêng lẻ của Chủ nghĩa Đế quốc” hay “Cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thành
công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các nước Đế quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga”…
+ Năm 1914, chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - Nga Hoàng tham gia chiến
tranh Đế quốc, nước Nga lâm vào khủng hoảng mọi mặt - Lênin đề ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh
Đế quốc thành nội chiến Cách mạng”
;U Đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn và sáng tạo :
+ Đường lối chiến lược
Trong luận cương cách mạng (4-1905)
- Nhiệm vụ của giai cấp vô sản Nga: Lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản, thực hiện liên minh
công nông, đánh đổ thống trị của Nga Hoàng, sau đó tiến lên Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Đường lối sách lược
- Sau Cách mạng Tháng Hai 1917, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại:
Chính quyền của giai cấp tư sản (chính phủ lâm thời)
Chính quyền của công nhân và binh lính (Chính quyền Xô Viết)
=> Lênin và Đảng Bônsêvích chủ trương chuyển Cách mạng Dân chủ tư sản sang Cách mạng Xã
hội chủ nghĩa chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản
- Từ tháng 2 → 7/1917, khi điều kiện cho phép chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình
để tránh đổ máu cho nhân dân.
- Từ tháng 7→ 10/1917, điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa, nhanh chóng chuyển sang
đấu tranh vũ trang. Giành chính quyền về tay Xô Viết
- Tháng 11/1918, chiến tranh thế giới kết thúc, 14 nước Đế quốc bao vây nước Nga, Lênin đề ra
chính sách “Cộng sản thời chiến”.
QU Chỉ đạo phong trào công nhân và Cách mạng Nga kịp thời, sáng suốt:t
+ Chỉ đạo các hoạt động của quần chúng
- Tháng 2/1917, hướng dẫn phong trào bãi công của công nhân thành tổng bãi công và chuyển sang
khỡi nghĩa vũ trang.
- Tháng 4/1917, khi Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho Đồng minh cam kết sẽ tiếp tục chiến
tranh , lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh đòi:”Hòa bình, ruộng đất, bánh mì…”
- Tháng 7/1917, nghe tin quân Nga liên tiếp thất bại ở ngoài mặt trận quần chúng Pêtơrôgrat phẫn
nộ, lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh với tính chất hòa bình …
- Chớp thời cơ khởi nghĩa 24/10/1917
+ Nắm vững quy luật bạo lực Cách mạng đề ra phương pháp đấu tranh phù hợp.
- Kết hợp đấu tranh chính trị (míttinh, biểu tình, ) với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.
- Giành chính quyền từng bước: giành chính quyền ở thủ đô trước sau đó giành chính quyền trong
cả nước…
15
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
+ Đưa ra khẩu hiệu kịp thời, phù hợp:
- Sau Cách mạng Tháng Hai 1917,“Tất cả chính quyền về tay Xô-Viết”, “Tuyệt đối không ủng hộ
chính phủ lâm thời “
- Tháng 11/1918:chiến tranh thế giới thứ nhất 14 Đế quốc bao vây nước Nga: “Tổ quốc lâm nguy,
tất cả cho tiền tuyến”…
†U Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Pêtơrôgrat
- Tối 24/10/1917, Người đến viện Xmônưi trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ
đô Pêtơrôgrat
(U‚HE9,P4 Lênin có vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với những thắng lợi của
phong trào công nhân và cách mạng Nga đầu thế kỷ XX.
, /0(
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1921 - 1941)
1,234
7+K;7?>3HEZ]]@3jG:Ga\>0G3EHW;YECfU
S+†=S@EMG.6@9_=bE6M6@]‡=G3EH;T77'(z(*+4
d-Pc{E>0E\\G3EHK;7a=(68>K3a=`za=]<EEC3[;78
IE;T7K;7EO378DU
Bài giải chi tiết
1) Nước Nga Xô viết sau chiến tranh
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo
loạn ở nhiều nơi.
- Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền kinh tế khiến nhân dân bất bình.
- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
2) Hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Nga năm 1921 so với năm 1913 – năm phát triển cao
nhất của nước Nga thời Nga hoàng.
Nhìn chung nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng sản lượng các ngành nông nghiệp, công nghiệp đều
bị giảm mạnh. Nông nghiệp giảm quá nửa (Sản lượng năm 1913 là 81,6 triệu tấn, năm 1921 còn 37,6
triệu tấn), sản lượng công nghiệm giảm 7 lần so với năm 1913 (Sản lượng thép năm 1913 là 5,2 triệu
tấn còn năm 1921 là 0,2 triệu tấn; gang năm 1913 là 4,8 triệu tấn còn năm 1921 là 0,1 triệu tấn)
1,23x4
\678p@l?6.>3;'7+]@3;,-[EV;Y6<;ˆ;b6@EO3;3Hˆ67;Y
6<;G3EH=K3N<;Q|;T7;Y6<;G3EH=K3/M3>K30G3EH;T7K;7?
>3HENp<3<>73ECh;T7%.3EC8EO3G‰/:N
Bài giải chi tiết
16
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
7+ Sau khi Cách mạng tháng Mười (1917) thành công, nước Nga Xô viết bị các nước đế quốc bao
vây, phong toả, vừa có thù trong, vừa có giặc ngoài, chính phủ xô viết phải thực hiện chính sách cộng
sản thời chiến :
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng
hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non
trẻ.
- Khi nội chiến kết thúc, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, Đảng Bôn-sê-vích
chuyển sang chính sách kinh tế mới. Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính
sách mới do Lê-nin đề xướng.
+Trong nông nghiệp, ban hành thuế nông nghiệp
+ Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20
công nhân, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
S+ Chính sách kinh tế mới thực chất là thực hiện nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước,
công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Chính sách kinh tế mới
lấy khôi phục và phát triển nông nghiệp làm khâu căn bản, từ đó thúc đẩy công nghiệp và các ngành
kinh tế khác phát triển.
Tác dụng của chính sách này đã khuyến khích nông dân sản xuất, củng cố khối liên minh công
nông trên cơ sở mới về kinh tế, thúc đẩy quá trình khôi phục kinh tế nhanh chóng hoàn thành. Cuối
1925 nông nghiệp đạt 87%, công nghiệp đạt 75% so với trước chiến tranh, đời sống nhân dân được
cải thiện.
;+ Vai trò của Lênin : Chính sách kinh tế mới là chính sách đặc trưng cho toàn bộ thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộiở nước Nga. Công lao to lớn của Lênin đóng góp vào kho tàng
lý luận, là lần đầu tiên Người đã chỉ ra và xác định nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế mới của Lênin đã tính đến mọi đặc điểm của nền kinh
tế có nhiều thành phần trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1,23x4
8D;@C7/O3Wb3Q,;T-H,>Dqe7;T7Y6<;‚3EH=K3'Šw+/M3>K3
K;7?>3HEU
†87';f+W/O9M3/B3=K3>0L,7i6@c,IE=Dp53b3E8DL,M;9ƒEo;T7
p@b6@3iE7=/d/0C7;:/3[=\3M>K3‹Y6<;G3EHEH=K3Œ'Šw+N
Bài giải chi tiết
7+8D;@C7/O34
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nước Nga lâm vào cuộc một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính
trị trầm trọng.
- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. Sản lượng nông nghiệp năm 1920 so với trước
chiến tranh chỉ bằng 1/2, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7. Nạn đói và dịch bệnh tràn lan.
- Tình hình chính trị không ổn định. Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền kinh
tế khiến nhân dân bất bình. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở
nhiều nơi.
- Để đưa đất nước thát khỏi khủng hoảng, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, tháng 3 –
1921, Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vích Nga đã quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản
thời chiến sang chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I.Lênin đề ra.
S+b3Q,;T-H,4
+ Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thuế
lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được
toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
17
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí
nghiệp vừa và nhỏ dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga,
Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
+ Trong thương nghiệp và tiền tệ cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, mở các chợ, khôi
phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp
mới.
Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do
nhà nước kiểm soát.
;+~e74
+ Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành
khôi phục kinh tế.
+ Phù hợp với hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng của nhân dân vì vậy nó đã phát huy tác dụng,
hiệu quả.
+ Mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trong
đó có Việt Nam, đã tiếp thu tinh thần cơ bản của Chính sách Kinh tế mới, vận dụng phù hợp vào điều
kiện đất nước.
Q+8S3HE/O9M3/B3=K3>0L,7i6@c,IE=Dp53b3E8DL,M;9ƒEo;T7p@
b6@3iE7=/d/0C7;:/3[=\3M>K3‹Y6<;G3EHEH=K3Œ'Šw+
Những bài học của NEP có ý nghĩa phổ biến đối với các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá
độ, trong đó có Việt Nam. Thực chất của đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đảng ta đề ra ở
Việt Nam năm 1986 cũng giống như thực chất của NEP ở Nga đề ra năm 1921. Thực chất đó là :
chuyển từ nền kinh tế mà nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà
nước, công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau để thúc đẩy kinh tế
phát triển.
1,234
%P]S@686<6mG<;7,3j7;Y6<;‹b6@EO3;3HŒ>D;Y6<;‹‚3
EH=K3ŒUV/:CXEC7Em;;IE;T7;Y6<;‹‚3EH=K3ŒU
Bài giải chi tiết
+3K3E3i,69_;8D;@C7/O3;T7;<;;Y6<;‹b6@EO3;3HŒW‹‚3EH=K3•
- Cuối 1918 để tập trung của cải và nhân lực chống sự tấn công của quân đội 14 nước đế quốc và
nội phân, chính phủ Nga Xô viết buộc lòng phải thực hiện chính sách “cộng sản thời chiến”.
- Năm 1921, để gấp rút khôi phục kinh tế, nâng cap đời sống nhân dân, Đảng cộng sản Nga quyết
định chuyển từ chính sách “Cộng sản thời chiến” sang chính sách “Kinh tới mới”.
(+%P]S@686<4
Y6<;‹b6@EO3;3HŒ Y6<;‹‚3EH=K3Œ
- Trưng thu lương thực thừa. - Thuế lương thực cố định.
- Quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp.
- Trả lại cho tư nhân nhưng xí nghiệp dưới 20
công hân, tư nhân tự do sản xuất, bán sản phẩm.
- Nhà nước độc quyền về kinh tế, quản lý và
phân phối lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng.
- Lao động cưỡng bức và áp dụng kỷ luật
quân sự ở các cơ quan.
- Tự do mua bán, mở lại các chợ
- Cho tư bản nước ngoài thuê xí nghiệp, hầm
mỏ … để thu hút vốn, kỹ thuật của họ.
- Nhà nước nắm các mạch máu về kinh tế:
công nghiệp, ngân hàng, ngoại thương, giao
thông, vận tải…
`+m;;IE;Y6<;‹‚3EH=K3Œ
Chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao
động, trưng thu và cung cấp theo kiểu “Cộng sản thời chiến” sang một nền kinh tế hàng hoá có sự
18
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
điều tiết của nhà nước, công nhận sự cùng tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định của
nhiều thành phần kinh tế khác nhau và sử dụng vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài
nước để thúc đẩy kinh tế phát triển.
1,23(}4
53678;:6mC7/O3;T7%3.S7;bh7cdb3;Te7?>3HE'n3E^E9D%3.?+NŽm
C7/O3;T793.S7'EO337WE.n3WED]ƒ+U
Bài giải chi tiết
+ Sự hợp tác liên minh chặt chẽ hơn nữa về mọi mặt giữa các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa;
+ Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị, văn hóa và trình độ phát triển giữa các nước gây trở
ngại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
+ Ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập
- Tên gọi Liên Xô
- Gồm các dân tộc trong đế quốc Nga cũ. Lúc đầu bao gồm 4 nước cộng hoà. Đến năm 1940, có
thêm 11 nước.
1,23(4
C\SD-G<3L,<E;?;,b;c1-Qm;Te7cdb3F%3.?EVa=(x/Ha=
`U.,jEDEm,>DE3H,6:E;T7:U
Bài giải chi tiết
Tháng 12/1922, Đại hội Xô viết tòan Nga tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Xô viết (Liên Xô). Gồm 4 nước cộng hòa. Năm 1940 có thêm 11 nước.
+jEDEm,>0=n3=ZEEC8;?;,b;c1-Qm;Te7cdb3F%3.?EVa=
((z*U
* Trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô cũng là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế, quân sự
bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa.
- Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
•373/85()(kU
- Liên Xô đã thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3-1921).
- Chính sách kinh tế mới đã làm cho Liên Xô có bước phát triển mới.
- Cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế đặt nền móng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
•373/85(x)`(U
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932)
- Năm 193,2 sản lượng công nghiệp đạt 54,4% đã giải quyết được 3 vấn đề (Vốn; tự sản xuất được
những máy móc trang thiết bị cần thiết; tăng năng suất lao động)
•373/85``)`U
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937)
- Trong công nghiệp : Năm 1937 sản lượng công nghiệp đạt 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
- Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 91 nông hộ với 90% diện tích đất canh
tác vào nền công nghiệp tập thể hóa.
- Văn hóa - giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập
tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở thành phố.
- Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi, xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí
thức xã hội.
- Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba. Sang tháng 6 – 1941, Đức tấn
công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
(+u,7i853378;T7%3.?4
19
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng chấu ƒ, châu Âu.
- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế ngoại giao của các nước đế quốc.
+ Năm 1925: Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước.
+ Năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ.
`+C8L,<EC\c1-Qm;Te7cdb3'(z`+W%3.?/d=^E]@3j673
9ƒ=WE3H,6:ED8N\678953;:j6739ƒ=>DE3H,6:E/:N
* Những hạn chế :
- Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế và hình thành chế độ Nhà nước bao cấp kinh tế.
- Nóng vội, chủ quan trong tập thể hoá nông nghiệp để lại những hậu quả tai hại lâu dài cho nền
nông nghiệp Liên Xô.
- Vi phạm nguyên tắc dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, thay vào đó là nạn sùng bái cá nhân
và quan liêu độc đoán.
* Nguyên nhân của những sai lầm và thiếu sót :
- Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội nên khó tránh khỏi những sai lầm.
- Một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô còn chủ quan, giáo điều chưa nhận thức đúng
đắn, khoa học về nguyên lí xây dựng chủ nghĩa xã hội.
•l•!"
‘’“’•
'x)`+
, /0`
KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
1,23((4
p<3<>008DS\Q8b3f{;)c73/†=953W, 68<3w{;)/3)awM;
'”8;+z, BE9iL,1/b3p•=3F;1,,/d:34‹p1-G?]@39D8D
S\Up1-9D=bE;,b;,;3HEC8(}a=ŒU53678:3>P-N
Bài giải chi tiết
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trật tự thế giới mới, các nước
thắng trận đã triệu tập Hội nghị Véc-xai vào ngày 18-1-1919; với sự tham dự của 27 nước, dưới sự
chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp.
- Tại hội nghị, các hoà ước đã được kí kết, tạo ra hệ thống Hoà ước Vé-cxai, trong đó quan trọng
nhất là Hoà ước Véc-xai được kí với Đức. Ngoài ra còn các hoà ước kí với ƒo, Hung, Thổ Nhĩ Kì
- Hoà bình được lập lại, mang trong lòng nó mầm mống một cuộc chiến tranh mới, vì mâu thuẫn
giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với Mĩ, Anh, Pháp.
- Với Hoà ước Véc-xai, Đức phải chịu tổn thất rất lớn : mất 1/8 đất đai, trong đó trả An-dát, Lo-ren
cho Pháp, cắt đất cho Ba Lan, Bì, Đan Mạch bồi thường chiến phí chiến tranh nặng nề
- Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy”
(Lênin). Các thế lực quân phiệt là giai cấp tư sản Đức coi Hoà ước véc-xai là một “quốc sĩ”, một hoà
ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phải phục thù. Mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại.
- Nhật Bản, Ý là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Véc-xai. Những tham vọng
về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở Trung Hoa; của Ý ở Địa Trung Hải, ở bán đảo Ban-căng
không được thoả mãn. Say khi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất mãn
của Nhật, Ý càng tăng lên.
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Ý, Nhật là những nước bất mãn
với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào con đường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế giới.
20
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3-9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ.
- Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đó là thời kì hưu chiến, đủ
để các nước Đức – Ý – Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào cuộc chiến tranh mới.
1,23(`4
CPEEmEH3K3=K367,3HEC7EH3K3EoIE'*zx+/d/_;E3HE9P]
EHD8N
Bài giải chi tiết
Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là trật tự được hình thành sau
Hoà ước Vécxai – Oasinhtơn.
7Ub3f{;c73U
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trật tự thế giới mới, các nước
thắng trận đã triệu tập tập “Hội nghị hoà bình” ở Vécxai (Pháp) vào ngày 18-1-1919; với sự tham dự
của 27 nước, dưới sự chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp. Thực chất của Hội nghị Véc-xai là sự phân chia
thành quả của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài ra Hội nghị còn mục
đích khác, đó là tập lực lượng để chống lại cách mạng Nga, Hungari và nhiều nước khác. Hội nghị đã
quyết định các vấn đề sau :
+ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu ƒ – Thái Bình Dương.
+Thành lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
+ Ký Hoà ước với các nước bại trận.
- Nội dung của Hội nghị Véc-xai bao gồm một loạt hoà ước ký với Đức và đồng minh của Đức,
nghị quyết thành lập Hội Quốc liên. Hoà ước với Đức là quan trọng nhất, ký vào ngày 26-8-1919, tại
“Phòng Gương” trong cung điện Véc-xai. Pháp được nhận lại hai vùng An-dát, Lo-ren và vùng than
Xarơ. Đức thừa nhận Ba Lan độc lập, trả lại Ba Lan vùng đất bị Phổ chiếm đóng trước đây. Ba Lan
có đường ra biển Ban-Tích. Đức bị tước bỏ các thuộc địa và bồi thường 132 tỷ Mác vàng tiền chiến
phí, luật nghĩa vụ quân sự bị loại bỏ, cấm Đức phát triển tàu ngầm, tuầu chiến, xe tăng và không
quân. Vùng sông Ranh và khu vực rộng 50km bên phải sông Ranh được tuyên bố là vùng phi quân
sự.
- Tuy nhiên, Hoà ước Véc-xai lại không đụng chạm đến cơ sở trọng yếu của chủ nghĩa đế quốc
Đức, công nghiệp quân sự Đức không bị phá huỷ mà chỉ bị hạn chế. Trong khi thảo luận các điều
khoản quân sự của hoà ước, Tổng thống Mỹ Wilton đã tuyên bố lực lượng quân sự cần thiết để “duy
trì trật tự trong nước và đàn áp chủ nghĩa Bôn-sê-vích”. Số quân Đức 100 nghìn được tuyển lựa dựa
trên cơ sở tự nguyện. Như vật các nhà hoạc định Hoà ước Véc-xai đã tạo ra những điều kiện thuận
lợi để phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức nhầm chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
- Có thế thấy, nền hoà bình tuy được lập lại, thế nhưng mang trong lòng nó mầm mống một cuộc
chiến tranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với
Mĩ, Anh, Pháp.
Như vậy, sau Hoà ước Véc-xai, các nước Anh Pháp được quá nhiều quyền lợi. Trong khi đó,
Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy”
(Lênin). Các thế lực quân phiệt là giai cấp tư sản Đức coi Hoà ước véc-xai là một “quốc sĩ”, một hoà
ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phải phục thù. Do đó, sau Hoà ước Véc-xai, mâu thuẫn được hình thành
với các nước Anh, Pháp và Đức. Sự ra đời của Hội Quốc liên là công cụ bảo vệ quyền lợi của các
nước thắng trận.
SUb3f–763E>D;<;3i]K;–763E'(z((+U
- Hội nghị Véc-xai không thoả mãn yêu cần của Mĩ, mong muốn đứng đầu thế giới. Do đó Mỹ kí
hiệp ước riêng với Đức (8 – 1921) và tổ chức hội nghị quốc tế ở thủ đô Oasinhtơn (từ 11 – 1921 đến
2 – 1922) với sự tham gia của các nước : Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản ,
Trung Quốc, Hội nghị đã kí kết các hiệp ước tôn trọng quyền của nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật về
thuộc địa của nhau, hạn chế lực lượng hải quân, Mỹ có quyền phát triển hải quân ngang Anh, cam
kết tôn trọng độc lập chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc “mở của cho các nước.
21
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Hội nghị Oasinhtơn là thắng lợi ngoại giao của Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ đứng đầu thế giới tư
bản và xâm nhập vào Trung Quốc mạnh hơn.
Tóm lại, các Hiệp ước Oasinhtơn cùng với hệ thống Hoà ước Véc-xai hình thành “Hệ thống
Véc-xai – Oasinhtơn”, hoàn thành việc phân chia thế giới mới, thiết lập một trật tự thế giới sau chiến
tranh. Trật tự thế giới nàu hoàn toàn phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị các nước đế quốc và
cũng gây nên mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận và bại trận, nhằm tập hợp lực lượng chống
chủ nghĩa xã hội.
Nhật Bản, Ý là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Véc-xai. Những tham vọng
về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở Trung Hoa; của Ý ở Địa Trung Hải, ở bán đảo Ban-căng
không được thoả mãn. Say khi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất mãn
của Nhật, Ý càng tăng lên.
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Ý, Nhật là những nước bất mãn
với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào con đường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế giới.
Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3-9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ.
Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đó là thời kì hưu chiến, đủ
để các nước Đức – Ý – Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào cuộc chiến tranh mới.
1,23(*4
.,Pc{E>06m]<EEC3[6@c,IE;?3i];T7=bE6MK;ES@;1,,L,76M
93i,;<;a=(}>D(U
(Bảng thống kê sản lượng than và thép của một số nước tư bản châu Âu (1920 – 1939).
Đơn vị : triệu tấn)
Bài giải chi tiết
Qua bảng số liệu về sản lượng sản xuất công nghiệp qua số liệu các năm 1920 và 1929 của một số
nước tư bản châu Âu cho thấy :
+ Sản lượng công nghiệp phát triển mạnh, sản xuất than và thep tăng nhanh.
+ Nền kinh tế công nghiệp của các nước tư bản châu Âu phát triển ổn định.
1,23(k4
%P]S@686<73]8ECD8;<;=54]8ECD8;<;=5xz(`>D]8
ECD8;<;=5(z`>0;<;=ZE48D;@Wb3Q,WEY;IE>DGHEL,@U
Bài giải chi tiết
w8ECD8;<;=5
x)(`
w8ECD8;<;=5
()`
Hoàn
cảnh
- Thế chiến thứ nhất và những hâu quả làm
cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản
thêm gay gắt.
- Sự cổ vũ của thắng lợi Cách mạng tháng
Mười Nga đối với giai cấp công nhân.
- Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và
những hâu quả của nó.
- Sự đe doạ của chủ nghĩa phát xít.
Nội dung
Tính chất
- Chống chủ nghĩa đế quốc.
- Cách mạng dân chủ tư sản (cách mạng
- Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến
tranh.
- Thành lập Mặt trận nhân dân chống
22
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
tháng Mười một ở Đức) phát xít ở các nước.
Kết quả
- Ở Đức : chế độ quân chủ bị lật đổ.
- Ở Hungari : Nước cộng hoà Xô viết được
thành lập chỉ tồn tại trong 133 ngày.
- Thắng lợi ở Pháp (1936).
- Thất bại ở Tây Ban Nha (1939).
1,23(s4
ŽmED9P]>D85E/b;T7u,M;EHb6@'z(`+U
Bài giải chi tiết
7U8D;@C7/O34
Trong cao trào cách mạng (1918 - 1923) các Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước như
Đức, ƒo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan. Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói
riêng cũng như trên thế giới nói chung đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo đường lối
đúng đắn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận
lợi để thực hiện yêu cầu đó.
SU85E/b;T7u,M;EHb6@
Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, tổ chức Quốc tế Cộng sản đã
được thành lập ngày 2/3/1919 tại Mát-xcơ-va.
Trong thời gian tồn tại từ 1919 đến 1943, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 lần đại hội, đế ra đường
lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
+ Đại hội lần II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với
Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do V.I.Lênin
khởi thảo.
+ Đại hội lần VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các
đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống
phát xít, chống chiến tranh.
Năm 1943, nhận thấy sự tồn tại và hoạt động của mình không phù hợp với tình hình mới, Quốc tế
Cộng sản tuyên bố giải tán.
—73ECh;T7u,M;EHb6@ : có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào
cách mạng thế giới.
1,23(4
w1EY;;TEC/30,;y;3H9_;<;=5;T7u,M;EHb6@E53p53b39ƒ
Eo'z`k+>D3@3EY;, 1Q„EK3j;TEC/:N
Bài giải chi tiết
7UTEC/30,;y;3H9_;<;=5;T7u,M;EHb6@E53p53b39ƒEo
'z`k+4
- Trước nguy cơ chiến tranh do bọn phát xít gây nên. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại
Mátxcơva (tháng 7 – 1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông
Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu.
- Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế
quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. "Ngày nay trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa quần chúng
lao động trước mắt phải lựa chọn một cách cụ thể không phải giữa nền chuyên chính vô sản với chế
độ dân chủ tư bản mà là chế độ dân chủ tư sản với chủ nghĩa phát xít". (G.Đimitơrốp: Tuyển tập, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1961, trang 219)
- Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là
đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chủ nghĩa xã hội, mà là chống chủ nghĩa phát xít, chống
chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
- Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải thống nhất
hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh phát xít.
23
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
- Đại hội chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thống nhất chống
đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
- Chủ trương mới do Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vạch ra phù hợp với yêu cầu chống
chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, nguy cơ lớn nhất đối với vận mệnh của các dân tộc lúc bấy giờ.
Nghị quyết của Đại hội giúp cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc phân tích đúng đắn tình
hình mới, từ đó đề ra chủ trương chiến lược và sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.
- Trong thời gian này, các đảng cộng sản đã ra sức phấn đấu lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống
chủ nghĩa phát xít. Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha, Mặt trận thống nhất chống phát xít của nhân dân
Trung Quốc lần lượt được thành lập. Đặc biệt, Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít thành lập từ
tháng 5-1935 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc
tổng tuyển cử năm 1936, đưa đến sự ra đời một chính phủ tiến bộ, Chính phủ Mặt trận nhân dân
Pháp. Thắng lợi đó đã tạo ra không khí chính trị thuận lợi cho cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do,
dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân các nước trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp trong
đó có Đông Dương.
SU, 1;T7j;TEC/:4
- Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 và tình trạng tiêu
điều tiếp theo trong các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ
nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
- Ở một số nước, giai cấp tư sản lũng đoạn không muốn duy trì nền thống trị bằng chế độ dân chủ
tư sản đại nghị như cũ, nên đã âm mưu dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và
ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi, như phát xít Hítle ở Đức, phát xít
Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phát xít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài
phát xít được thiết lập là một nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động
nhất, sôvanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính. Chúng xóa bỏ mọi quyền tự do dân
chủ tư sản cổ truyền, đàn áp tiêu diệt mọi lực lượng và tổ chức chính trị đối lập, thực hành chính sách
xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác.
- Tập đoàn phát xít cầm quyền ở Đức, Ý và Nhật đã liên kết với nhau thành khối "Trục", ráo riết
chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. Chúng nuôi mưu đồ tiêu diệt Liên Xô, thành trì cách mạng
thế giới, hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ trong nước chúng.
- Ở Pháp các thế lực phản động tập hợp trong tổ chức Thập tự lửa (Croix de feu) gồm khoảng
20.000 tên có vũ trang, âm mưu lật đổ chế độ đại nghị dân chủ, thiết lập nền độc tài phát xít. Nguy cơ
chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.
1,23(x4
C.;6FEB;o;u,M;EHb6@'u,M;EH+W7';f+d-4
7+o=36m3@3EH;T7EB;o;D->D8a=*`9D=bEEIE-H,G<;L,7U
S+w1EY;>73ECh9f;6r;T7EB;o;u,M;EH/M3>K3]8ECD8;<;=5EH3K3U
Bài giải chi tiết
7+Žm3@3EH;T7u,M;EHb6@>D8a=*`9D=bEEIE-H,G<;L,74
- Tháng 5 – 1943, Ban chỉ huy lãnh đạo Quốc tế Cộng sản họp phiên cuối cùng và tuyên bố giải thể
tổ chức này, đây là việc làm thích hợp và tất yếu của lịch sử, bởi lẽ :
+ Các Đảng Cộng sản thành viên của Quốc tế III đã trưởng thành, vững mạnh về tổ chức và lực
lượng, tự giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng nước mình.
+ Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, việc liên lạc giữa Quốc tế III và các Đảng Cộng sản
thành viên gặp nhiều khó khăn, trong lúc đó tình hình thế giới chuyển biến rất mau lẹ, đòi hỏi các
Đảng Cộng sản các nước phải giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra đối với cách mạng mỗi
nước, cho nên sự tồn tại của Quốc tế III đã cản trở sự phát triển của cách mạng mỗi nước.
+ Các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ và các nước phát xít đã lợi dụng tổ chức Quốc tế III như là
một cái cơ để chống phá Liên Xô và sự nghiệp đoàn kết quốc tế chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ
chiến tranh.
24
Tổng hợp: Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG lớp 11 – Phần LSTG
Như vậy, cho đến năm 1943, Quốc tế III đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong việc giúp
đỡ và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
S+73ECh9f;6r;T7EB;o;u,M;EHEo/M3>K3]8ECD8;<;=5EH3K3U
* Trong vòng khoảng ¼ thế kỉ thồn tại, Quốc tế III trở thành nhân tối hàng đầu thúc đẩy phong trào
cách mạng thế giới. (khái quát nhắn gọn sự phát triển của cách mạng thế giới).
- Thành lập và Bôn-sê-vích hoá các Đảng Cộng sản các nước tư bản để làm cơ sở thúc đẩy phong
trào cách mạng ở các nước.
- Tạo điều kiện thành lập các Đảng Cộng sản và chỉ đạo sâu sát các Đảng Cộng sản và phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa, làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa và phụ thuộc trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Tập hợp lực lượng cách mạng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới để thành lập mặt trận hùng hậu
bảo vệ Liên Xô, chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời, từ năm 1935, Quốc tế thứ III giữ vai trò là tổ
chức tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình và an ninh trên thế giới.
- Ra sức bảo vệ và phát triển học thuyết Mác. Bên cạnh đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong
Quốc tế Cộng sản, những người lãnh đạo đã ra sức phát triển học thuyết cách mạng cho phù hợp với
hoàn cảnh mới của lịch sử hiện đại : học thuyết về giải phóng dân tộc, về sự liên minh công – nông,
về đoàn kết quốc tế
Như vậy, thành công của phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX có đóng góp to lớn
của Quốc tế III mà Lênin là người có công thành lập và phát triển.
1,23(4
,b;GT8@G3EHEH3K3(z``4
)jP,L,@;T7;,b;GT8@/:/M3>K3;<;K;ES@;Te7U
)P,L,@Z0;T7;,b;GT8@/M3>K33iE7=N
Bài giải chi tiết
Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt được mức tăng trưởng cao
về kinh tế, thế nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa,
cung vượt quá xa cầu. Tháng 10 – 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sang châu Âu rồi bao
trùm cả hệ thống thuộc địa.
—jP,L,@;T7;,b;GT8@/:/M3>K3;<;K;ES@;Te7U
- Về kinh tế :
+ Cuộc khủng hoảng kéo dài gần bốn năm (1929 – 193), trầm trọng nhất là năm 1932.
+ Cuộc khủng hoảng tàn phá nặng nền nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Hàng vạn nhà máy, hàng vạn ngân hàng phải đóng cửa phá sản.
+ Hàn triệu hecta cây trồng bị phá huỷ, hàng triệu gia súc bị giết hại.
Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và
gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
- Về chính trị - xã hội :
+ Cuộc khủng hoảng này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu
công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Những cuộc
đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước diễn ra liên tục
khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Khủng hoảng kinh tế đã đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Các nước Đức, I-
ta-li-a, Nhật Bản… tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các
chế độ độc tài phát xít – nên chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu
chiến nhất.
+ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng có những chuyển biến phức tạp. Sự hình thành
hai khối đế quốc đối lập : một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc
chạy đua vũ trang ráo riết báo hiệu một nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
—P,L,@Z0;T7;,b;GT8@/M3>K33iE7=
25