Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một vài dạng bài tập củng cố kiến thức cơ bản,nâng cao và phuơng pháp bồi dưỡng HSG Môn Lịch Sử ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.34 KB, 15 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Dương Văn Phú- năm học: 2008-2009
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ VANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN BẰNG-VINH AN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ
BẢN, NÂNG CAO VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Thực hiện: DƯƠNG VĂN PHÚ
Vinh An, tháng 3 năm 2009
1
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Dương Văn Phú- năm học: 2008-2009
GIỚI THIỆU
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của một quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước bền bỉ, kiên cường, bất khuất của cha anh hơn 4000 năm.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Năm tháng rồi sẽ qua đi, truyền thống đấu tranh dựng Nước và bảo vệ Tổ
Quốc anh hùng của nhân dân ta mãi mãi được ghi vào Lịch sử dân tộc ta; những
sự kiện sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa yêu nước- anh hùng cách mạng
và trí tuệ con người Việt Nam. Và ghi vào Lịch sử nhân loại, một trong những
chiến công vĩ đại.
Lịch sử Việt Nam chúng ta, trong số những anh hùng cứu quốc; thì Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,...là những
nhân vật lỗi lạc nhất. Các nhân vật này, trong quá trình hình thành và phát triển
của dân tộc đã làm nên những sự nghiệp phi thường, làm rạng rỡ đất nước cho
đến muôn đời.


Dạy học Lịch sử và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường trung
học cơ sở là xuất phát từ nội dung, chức năng, đặc trưng bộ môn; từ đặc điểm của
quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức
tổ chức dạy học nhằm phát huy tốt quá trình nhận thức của học sinh một cách tích
cực, tự lực, tự giác. Tăng cường tính hình ảnh, hình tượng, khả năng gây cảm xúc
của thông tin về sự kiện, nhân vật Lịch sử cũng như tiến trình phát triển đi lên của
Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới. Cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện
trực quan (tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình vật thật, công nghệ thông tin, phim
tài liệu). tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, các tài liệu
tham khảo, tăng cường cập nhật thông tin có tính thời sự trong nước, khu vực và
thế giới. Trong quá trình đó, học sinh được bày tỏ ý kiến của mình về các sự kiện
tiêu biểu, thảo luận nhóm cùng rút ra bài học Lịch sử.
Người làm công tác bồi dưỡng phải tăng cường đọc tài liệu, nắm rõ tin tức
thời sự để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phải thông thạo
nghiệp vụ về đổi mới phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”;
phương pháp “thầy- trò cùng làm việc” sẽ phát huy tính chủ động, tích cực học
tập, gây hứng thú; trên cơ sở đó hoàn thành kiến thức cơ bản, nâng cao kiến thức
Lịch sử cho học sinh; hiểu được quy luật phát triển chung của lịch sử thế giới đã
trải qua năm hình thái kinh tế-xã hội: chế độ cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô
lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, và chế độ công sản chủ nghĩa là một xu thế tất
yếu.
Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi từ nội dung sách giáo khoa lớp 6, 7, 8
và 9: cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Và khoa học Lịch sử cũng như các bộ
2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Dương Văn Phú- năm học: 2008-2009
môn khoa học khác; người dạy giúp học sinh hiểu rõ, nhớ sự kiện, nội dung bài
học thông qua việc luyện tập các kiểu loại bài tập khác nhau.
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi xin phép được nêu lên vài dạng bài tập,
cũng như một vài phương pháp cơ bản nhất để giúp học sinh tham gia dự thi học
sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Phần lớn các câu hỏi trong chuyên đề này, học

sinh có thể tìm được lời giải ngay trong sách giáo khoa. Trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử mấy năm học vừa qua, tôi và các em học sinh đã
cố gắng rất nhiều để thầy -trò cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và có được
những thành quả nhất định, học sinh thêm yêu mến bộ môn Lịch sử nhiều hơn.
Tôi không dám nói nói rằng sáng kiến này là không có thiếu sót nào. Chỉ biết
rằng bản thân mình cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa trong những năm tiếp
theo; xin được trình bày sáng kiến: MỘT VÀI DẠNG BÀI TẬP CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CƠ BẢN, NÂNG CAO VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. mong nhận
được thật nhiều ý kiến phê bình xây dựng của quý thầy cô giáo và các em học
sinh.
Phần 1:
Các dạng bài tập sau:
1) Dạng bài tập giúp học sinh củng cố và nhớ chính xác các sự kiện lịch sử.
Thời gian Sự kiện
... ...
... ...
a. (lớp 6)
b. (lớp 7)
c. (lớp 8)
d. (lớp 9)
2) Viết các sự kiện lịch sử vào ô trống sau:
a. Ngày ........(1) nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước
cộng hoà in-đô-nê-xi-a. Ngày............(2) nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành
chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày........(3) nhân dân Lào
tuyên bố Lào là vương quốc độc lập có chủ quyền.
b. Ngày.........(1) Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại........(2), với
sự tham gia của năm nước là..........(3).
3) Viết lại cho đúng các sự kiện lịch sử chưa đúng sau:
a. Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế lớn thứ hai thế

giới(sau Mỹ). Đến năm 1999, số thành viên của EU là 28 nước và đến năm 2004
là 32 nước.
b. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành chính sách
văn hoá -giáo dục tích cực; khuyến khích mở nhiều trường dạy học ở nông thôn
để nâng cao dân trí cho người dân Việt Nam.
3
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Dương Văn Phú- năm học: 2008-2009
4) Dạng bài tập giúp học sinh không lẫn lộn giữa các sự kiện lịch sử:
a. Ghi đúng các địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử:
Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã
họp tại.............(1). Do...............(2) chủ trì.
b. Bài tập so sánh.
So sánh hai xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
5) Dạng bài tập giúp học sinh hệ thống các kiến thức cơ bản.
a. Trình bày ý nghĩa cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại ngày 7-11-1917?
b. Hãy chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một xu thế tất yếu
của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX?
6) Các dạng đề thi
Đề 1
Thời gian: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm:
Câu 1(5 điểm): Trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
Các giai cấp Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
Địa chủ- phong kiến
Tư sản
Tiểu tư sản
Nông dân
Công nhân
Câu 2(4 điểm): Kẻ bảng và điền nội dung đúng với sự kiện và người lãnh đạo:

TT Niên đại Sự kiện người lãnh đạo
1 1858-1884
2 1885-1896
3 1886-1887
4 1883-1892
5 1885-1895
6 1884-1913
7 1905-1909
8 1908
Phần II. Tự luận:
Câu 1(6 điểm): Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Câu 2(5 điểm): Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay có ý nghĩa và tác
động gì đến cuộc sống loài người?
..............................................................................................................
4
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Dương Văn Phú- năm học: 2008-2009
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm:
Câu 1(5 điểm): Trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
Các
giai
cấp
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
Địa
chủ-
phong
kiến
-Đại địa chủ: đối tượng cách mạng
-Tiểu, trung địa chủ: lực lượng cách mạng.


sản
-Mại bản(gắn với đế quốc): đối tượng cách mạng.
-Dân tộc: lực lượng cách mạng, đấu tranh không kiên quyết, ...dễ dàng
thỏa hiệp với đế quốc.
Tiểu
tư sản
Lực lượng quan trọng cách mạng giải phóng dân tộc.
Nông
dân
Động lực chủ yếu cách mạng giải phóng dân tộc.
Công
nhân
Cách mạng triệt để, sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập, thống
nhất trong cả nước; vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.
Câu 2(4 điểm): Kẻ bảng và điền nội dung đúng với sự kiện và người lãnh đạo:
TT Niên đại Sự kiện người lãnh đạo
1 1858-1884 Kháng chiến chống thực dân
Pháp
Nhà Nguyễn
2 1885-1896 Phong trào Cần Vương Các văn thân, sĩ phu, Tôn
Thất Thuyết.
3 1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình Phạm Bành và Đinh Công
Tráng.
4 1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật
5 1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê Phan Đình Phùng
6 1884-1913 Phong trào nông dân Yên Thế Hoàng Hoa Thám
7 1905-1909 Phong trào Đông Du Phan Bội Châu
8 1908 Cuộc vận đông duy tân và
phong trào chống thuế ở Trung


Phan Châu Trinh
Phần II. Tự luận:
Câu 1(6 điểm): Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
*Quá trình thành lập:
-Ngày 25-3-1957, khối “thị trường chung châu Âu” được thành lập với sự tham
gia của 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm –bua.
-Năm 1973, EEC phát triển thành 9 nước(thêm Anh, Ailen, Đan Mạch).
-Năm 1981, EEC phát triển thành 10 nước(thêm Hy lạp).
5
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Dương Văn Phú- năm học: 2008-2009
-Năm 1986, EEC phát triển thành 12 nước(thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha).
-ngày 1-1-1993, EEC được gọi là Liên minh châu Âu(EU).
-Năm 1995, số thành viên của tổ chức này là 15 nước(thêm Áo. Phần Lan, Thụy
Điển).
-Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước(thêm 10 nước Đông Âu).
Ngày 1-1-2007, số thành viên của EU là 27 nước(thêm Bungari, Rumani).
*Mục tiêu kinh tế và chính trị:
-Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị trường
chung. Tổng sản phẩm xã hội vượt quá 5,5 nghìn tỷ USD, vượt qua nước Mĩ. EU
chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trong thế giới tư bản, gần 50% giá trị xuất
khẩu, hơn 50% nguồn dự trữ chất lỏng. Hiện nay EU là một tổ chức hợp tác kinh
tế lớn nhất và chặt chẽ nhất thế giới, điều này cho phép EU và các nước thành
viên có khả năng phát triển nhanh chóng về kinh tế, thực hiện có hiệu quả cuộc
cạnh tranh về kinh tế với Mĩ và Nhật Bản.
-EU còn thống nhất với nhau về chính sách đối nội, đối ngoại, đặc biệt là mục
tiêu chống chủ nghĩa xã hội và chống phong trào công nhân ở châu Âu.
-Vào tháng 12-1991, tại Maxtơ-rích(Hà Lan), hiệp ước về thống nhất châu Âu
được kí kết giữa các nước thành viên, khẳng định đến năm 2000 EU sẽ trở thành
liên bang thống nhất, sử dụng đồng tiền chung, có chính sách đối ngoại và an ninh

chung. Hiệp ước Maxtơ-rích đánh dấu một bước quan trọng của EU trong xu thế
liên kết về chính trị để tiến tới xây dựng một châu Âu không biên giới.
-Tuy nhiên con đường dẫn tới một châu Âu thống nhất còn là một quá trình lâu
dài với hàng loạt những khó khăn cần phải giải quyết.
Câu 2(5 điểm): Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay có ý nghĩa và tác
động gì đến cuộc sống loài người?
-Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc
chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ
phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con
người.
-Cho phép loài người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng
xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với
những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới. Đưa tới những thay đổi to lớn về
cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và
công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên,
nhất là ở các nước phát triển cao.
-Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả
tiêu cực(chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và
phương tiện chiến tranh có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Nạn ô nhiễm môi
trường(ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ,...và những “bãi rác” trong vũ trụ),
việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông,
dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con
người.
6

×