Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn hóa học nói chung và đặc biệt là môn hóa học hữu cơ nói riêng là một
môn học khó, nhưng lại rất quan trọng đối với học sinh bậc THPT. Mục tiêu giảng
dạy bộ môn hóa học trong trường THPT đặc biệt là phần Hóa học hữu cơ nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức hóa học hữu cơ cơ bản và những ứng dụng
hóa học hữu cơ trong sản xuất và trong cuộc sống giúp các em lĩnh hội kiến thức có
hiệu quả và tạo cho các em sự hứng thú học tập phần hóa học hữu cơ, lòng yêu
thích khoa học, tính trung thực khoa học và sẵn sàng áp dụng những kiến thức hóa
học hữu cơ vào thực tế cuộc sống .không những giúp các em hiểu được, giải thích
được nhiều hiện được xảy ra trong cuộc sống hàng ngày xung quanh các em mà
trong các đề thi ĐH và CĐ số lượng về các bài tập hóa hữu cơ cũng tương đối
nhiều.Nhưng trong những năm qua trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học trong
trường THPT tôi thấy các em thật sợ mỗi khi học đến phần hóa học hữu cơ, các em
chỉ tiếp thu bài một cách thụ động. Để môn học không còn đặc thù khó hiểu, tôi
trọn đề tài: “Lồng ghép những kiến thức cơ bản của hóa học hữu cơ để giải
thích hiện tượng và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày vào bài giảng hóa học
hữu cơ”. Với mục đích làm cho mỗi tiết học hóa học hữu cơ sinh động hơn gần gũi
với các em hơn, làm cho các em yêu thích môn học hóa học hữu cơ hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích tôi nghiên cứu đề tài này là tôi muốn cho các em thấy hóa học hữu
cơ rất gần gủi, thiết thực với cuộc sống đời thường. Có những hiện tượng sự vật
bình thường các em đã nhìn thấy thậm chí là thường xuyên sử dụng nó, thậm chí có
những thực phẩm các em dùng để ăn, uống mà các em không biết rằng đó là các
chất hóa học hữu cơ. Xung quanh cuộc sống của các em điều liên quan đến hóa học
trong đó có các chất hóa học hữu cơ. Có những kiến thức hóa học hữu cơ rất đơn
giản mà các em có thể làm được, áp dụng được trong cuộc sống. Vì vậy tôi muốn
1
trong mỗi bài học hóa học hữu cơ, tôi sẽ nêu ra cho các em thấy có những phản ứng
hóa học hữu cơ các em có thể tạo ra được sản phẩm dùng được trong cuộc sống
hoặc các em có thể hiểu được những thứ mình đang dùng, những thứ xung quanh
mình điều liên quan đến hóa học trong đó có hóa học hữu cơ. Đó là mục đích tôi
muốn đưa phương pháp này lồng ghép vào các bài giảng của mình để tạo hứng thú
học tập cho các em trong mỗi tiết học hóa học hữu cơ.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1 – Đối tượng nghiên cứu:
Các bài dạy hóa học hữu cơ lớp 11, 12 cơ bản và nâng cao.
2 – Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh trường trường THPT Lưu Đình Chất
2
Phần 2: NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hóa học hữu cơ trong trường THPT rất quan trọng, trang bị cho các em
những kiến thức hóa học trong đời sống, giúp học sinh hiểu được hóa học có ứng
dụng như thế nào trong cuộc sống con người. Để đạt được kết quả cao trong việc
giảng dạy phần hóa học hữu cơ ở trường phổ thông thì giáo viên bộ môn hóa học là
nhân tố quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về kiến thức hóa học
người giáo viên phải biết truyền thụ thế nào để học sinh có thể lĩnh hội toàn bộ kiến
thức hóa học hữu cơ. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn lồng ghép “ Hóa
học hữu cơ với cuộc sống hàng ngày ” vào các tiết dạy hóa học hữu cơ.Với mục
đích góp phần sao cho học sinh học dễ hiểu, thiết thực, gần gủi với đời sống và lôi
cuốn học sinh khi học.
II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
Mặc dù hóa học hữu cơ rất quan trọng trong cuộc sống và có nhiều trong các
đề thi TN ,CĐ và ĐH nhưng có rất nhiều em thấy khó khăn với phần này, khó hiểu,
khó nhớ dẫn đến chán và sợ môn học.
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất
cần thiết .
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giải pháp thực hiện:
- Để tạo cho các em có hứng thú học tập và yêu thích môn hóa học hữu cơ tôi đã
lồng ghép những câu hỏi hóa học có liên quan đến cuộc sống hàng ngày mà các em
thường gặp, có những câu hỏi mà các em đang thắc mắc nhưng chưa có lời giải đáp vào
các tiết học hóa học hữu cơ. Tùy thuộc vào từng bài mà tôi có thể lồng ghép các câu hỏi
vào nội dung bài học, cũng có thể đặt câu hỏi dẫn dắt các em vào bài mới hoặc tôi đưa câu
hỏi vào khi đã kết thúc bài học.Những câu hỏi tôi đưa ra thường rất gần với các em và
cũng gây tò mò cho các em và các em có thể áp dụng những kiến thức hóa học hữu cơ bản
ngay trong bài học cũng có thể giải thích được, tạo cho các em niềm say mê hóa học nói
3
chung và hóa học hữu cơ nói riêng. Từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức hóa học
hữu cơ vào cuộc sống hàng ngày của các em. Trong quá trình lồng ghép những câu hỏi
xen vào bài học nếu có liên quan đến thí nghiêm, tôi sẽ cho các em làm thí nghiệm ngay
trên lớp, hoặc có thể trình chiếu cho các em xem các phóng sự có liên quan.
2. Tổ chức thực hiện:
– Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương tiện, nhiều cách khác nhau như:
bằng lời giải thích,bằng hình ảnh, đoạn phim….có thể dùng máy chiếu hoặc không
dùng máy chiếu… tuỳ thuộc vào từng nội dung bài dạy hoặc từng cách thức tổ
chức của giáo viên. Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa.
– Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi giảng dạy bài Ankan
- phần gọi tên các ankan tôi lồng vào những câu có vần để học sinh dễ nhớ
như:
Mẹ em phải bán phèn hai hào ông nợ đừng quên.
meta etan propan butan pentan hexan heptan octan nonan đecan
Hoặc: e 2, bu 4, pro 3, pen 5, hex 6, 7 là heptan, thứ 8 là chất octan, nonan thứ 9,
đecan thứ 10.
Với những câu có vần này các em sẽ không thấy cứng nhắc khó nhớ, mà các
em thấy hay và sẽ nhớ được cách gọi tên ngay trên lớp. Từ đó sẽ giúp các em gọi
tên dễ dàng các chất hữu cơ khác mà các em sẽ học.
Ví dụ 2: Khi kết thúc bài ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí.
( lớp 11 )
GV đưa ra một số câu hỏi:
Câu hỏi 1: Vì sao các tàu trở dầu khi bị tai nạn thường gây ra hảm họa cho một
vùng biển rất rộng ?
4
Các tàu trở dầu khi bị tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rất
rộng vì dầu mỏ là hổn hợp của các hidrocacbon không tan trong nước. Nó loang ra
thành từng mảng trên một vùng rộng lớn, thấm qua da và màng tế bào của sinh vật
sống trên biển, gây hủy hoại môi trường biển ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
biển.
Mục đích:
Qua câu trả lời này không những giúp các em dễ nhớ bài học hơn mà còn
giáo dục cho các em hiểu biết thêm về chất gây ô nhiễm môi trường từ đó các em
biết bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Câu hỏi 2: Tại sao không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng, dầu mà phải
dùng cát hoặc bình chứa các chất Cacbonic ?
Khi bị cháy do xăng dầu không nên dùng nước để dập tắt các đám cháy. Vì
xăng, dầu vừa nhẹ hơn lại vừa không hòa tan được trong nước, càng làm cho nó
loang ra tiếp xúc với không khí nhiều hơn nên dễ cháy lớn và cháy rộng hơn.
Mục đích:
- Các em dùng ngay kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
- Các em áp dụng được kiến thức vừa học vào cuộc sống, khi gặp những tình
huống như vậy.
Ví dụ 3: Khi giảng dạy phần phản ứng oxi hóa của ankan ( lớp 11 ) GV đưa
ra câu hỏi:
Câu hỏi 1 : Các em hãy cho biết thành phần chính của Gas, dầu hỏa, xăng ?
Thành phần chính là các Ankan. Các ankan điều bị cháy và tỏa nhiều nhiệt
( phản ứng oxi hóa của ankan).
C
n
H
2n + 2
+ (
2
13 +n
)O
2
→
nCO
2
+ ( n+ 1)H
2
O
5
t
o
Sau đó trình chiếu một đoạn băng về một số vụ nổ bình gas ở trong nước để
học sinh quan sát. Mục đích giáo dục các em cẩn thận hơn khi sử dụng các chất dể
cháy nổ như Gas, dầu hỏa, xăng.
Câu hỏi 2: Thủ phạm của các vụ cháy nổ mỏ than là chất gì ?
Thủ phạm của vụ cháy mỏ than là khí metan có trong mỏ than.
CH
4
+ 2O
2
→
0t
CO
2
+ 2H
2
O
GV trình chiếu hình ảnh về một số vụ nổ mỏ than.
Mục đích:
Giúp các em giải tỏa được thắc mắc lâu nay, mà có thể giải thích bằng kiến
thức hóa học hữu cơ rất phổ thông, bằng một phương tình rất đơn giản. Tạo cho các
em suy nghĩ hóa học hữu cơ cũng thật đơn giản.
Ví dụ 4: Khi giảng dạy phần điều chế axetilen ( lớp 11 ) GV có thể đưa ra câu
hỏi:
Tại sao cho đất đèn xuống ao lại làm cá chết ?Tại sao đất đèn ủ quả lại
chín ?
Đất đèn có thành phần chính là CaC
2
, khi cho xuống nước , tác dụng với nước, tạo
ra axetilen (C
2
H
2
) .
CaC
2
+ 2 H
2
O
→
Ca(OH)
2
+ C
2
H
2
Axetilen tạo ra tác dụng với nước tạo ra anđêhit axetic các chất này làm ảnh hưởng
đến sự hô hấp của cá nên cá chết.( phương trình hóa học đã học phần tính chất hóa
học).
Axxetilen tạo ra làm cho quả chín. Vì vậy người ta thường dùng đất đen để ủ chín
cà chua, chuối, hồng…( ứng dụng của axetilen).
Mục đích:
Câu hỏi này rất nhiều học sinh đang thắc mắc vì các em đã được chứng kiến
ngay ở địa phương mà không hiểu nguyên nhân vì sao? Bây giờ các em có thể dùng
6
ngay kiến thức phổ thông cũng có thể giải thích được, tạo cho các em sự thích thú
và ham mê môn học hơn.
Ví dụ 5: Khi giảng dạy phần naptalen ( lớp 11 ) GV có thể đưa ra câu hỏi :
Tại sao viên băng phiến chất chống gián lại nhỏ dần ?
Vì băng phiến( naptalen) thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường vì thế nó bị nhỏ dần.
Mục đích:
Gây tính tò mò cho học sinh để bước vào phần tính chất của naptalen.
Ví dụ 6 : Khi kết thúc bài dạy dẫn halogen ( lớp 11 ) GV có thể danh 5 phút để
nói về một hiện tượng hóa học có liên quan đến tầng ozon.
Dẫn xuất halogen và lỗ thủng tầng ozon( tư liệu – trang 178 – sgk cơ bản)
Song GV có thể trình chiếu trên máy hình ảnh thủng tầng ozon và những ảnh
hưởng của trái đất khi tầng ozon bị thủng để học sinh quan sát.
Mục đích:
Từ những tư liệu này có thể gây cho học sinh niềm đam mê nghiên cứu hóa
học hữu cơ với môi trường và các em sẽ biết bảo vệ môi trường là một phần trách
nhiệm của các em.
Ví dụ 7 : khi kết thúc bài ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
( lớp 11 )GV đưa ra câu hỏi:
Câu hỏi 1: Rượu giả tại sao gây chết người ?
Khi làm rượu giả, người không pha thêm nước( làm thế rượu sẽ nhạt ) mà
pha thêm metanol. Vì metanol là chất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng
có thể gây mù lòa , lượng lớn hơn có thể gây tử vong.
7
Mục đích:
Các em hiểu hơn về những tác hại của chất mà các em thường gặp trong cuộc
sống,giúp các em biết cách tránh xa nó, và các em cũng có thể giải thích cho người
thân hoặc những người xung quanh các em về tác hại của rượu giả.
Câu hỏi 2: Tại sao cồn nguyên chất không thể sát trùng ?
Cồn là chất sát trùng chữa trị trong y học chỉ có 75% là cồn, cồn nguyên chất
thì không có khả năng sát trùng. Vậy nguyên nhân tại sao?. Tên hóa học của cồn là
etanol ( C
2
H
5
OH ), chất này có sức thẩm thấu nhanh, có khả năng chui vào bên
trong vi khuẩn, làm cho protein trong vi khuẩn bị đông , mất sức sống rồi chết. Còn
cồn nguyên chất làm cho protein trong vi khuẩn biến tính mạnh nhanh, protein ở
ngoài vi khuẩn đông cứng và trở thành màng cứng ngăn cồn thâm nhập vào bên
trong vi khuẩn. Đó chính là nguyên nhân cồn nguyên chất không có tính sát trùng.
Vậy chỉ có cồn 75% có tính sát trùng tốt nhất, nếu bé hơn 75% thì tính sát trùng sẽ
kém đi.
Mục đích:
Qua đây các em có thể tự làm bác sĩ cho mình, cho mọi người xung quanh
khi bị sây sát.
Ví dụ 8: Khi giảng dạy bài axit cacboxylic ( lớp 11 ) ngoài phần ứng dụng
trong sgk GV có thể dành thời gian 5 phút để giới thiệu một số công dụng của
giấm ăn nó rất gần gủi trong cuộc sống của các em.( phần ứng dụng).
Thành phần chủ yếu của giấm ăn là axit axetic ( CH
3
COOH).
Ngoài làm gia vị trong các bữa ăn, kích thích ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt.
giấm ăn còn một số công dụng như sau:
- Công dụng lớn nhất của giấm là tính sát khuẩn.
8
- Khi nướng cá hầm thịt cho thêm vào ít giấm vừa làm mất đi mùi tanh vừa
làm mất đi mùi tanh của cá mà còn làm cho thịt chóng nhừ có mùi thơm hấp dẫn lại
vừa giữ được chất canxi trong thực phẩm.
- Uống chút giấm có thể trừ được cả giun đũa trong đường ruột phòng tránh
bệnh truyền nhiễm đường ruột.
- với những vết bẩn khó giặt trên quần áo có thể cho vào đó một ít sẽ làm mờ
vết bẩn.
Với nhiều công dụng như vậy GV có thể hướng dẫn học sinh về nhà tự làm
cho gia đình mình một bình giấm thật ngọn.
Nguyên liệu: rượu tẻ hoặc rươu nếp ( khoảng 9- 10
0
) , ít men giấm
Cách làm : cho rượu và men giấm vào bình thủy tinh để một thời gian sẽ thấy con
giấm nổi lên trên, nếm thấy chua là ăn được.
GV áp dụng giảng dạy phần điều chế axit axetic:
C
2
H
5
OH + O
2
→
CH
3
COOH + H
2
O
Mục đích:
Qua đó học sinh có tích lũy được một số kinh nghiệm trong cuộc sống ,các
em thấy vui khi những kiến thức hóa học hữu cơ trong trường PT có thể áp dụng
được ngay trong cuộc sống hàng ngày, tự tay các em có thể tự tay làm ra sản phẩm
để dùng Vì vậy các em sẽ rất thích thú và đam mê hóa học hữu cơ hơn.
Ví dụ 9 : Khi học phần tính chất hóa học của axit cacboxylic ( lớp 11 ) GV có
thể đưa ra câu hỏi:
Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, bôi vôi lên chổ bị đốt sẽ giảm đau ?
Trong nọc ong và kiến có thành phần của axit focmic ( HCOOH), vôi là Ca(OH)
2
sẽ trung hòa axit trong nọc ong và kiến làm giảm đau.
2HCOOH + Ca(OH)
2
→
(HCOO)
2
Ca + 2 H
2
O
Mục đích:
9
Men giấm
Không những các em dễ tiếp thu bài mà các em còn tích lũy thêm được kinh
nghiệm sống cho mình.
Ví dụ 10 : Khi kết thúc bài giảng : Chất giặt rửa ( lớp 12 ) GV đưa ra câu
hỏi:
Câu hỏi 1: Tại sao xà phòng giặt sạch được quần áo ?
Xà phòng là muối kali hay natri của axit béo thường là natri stearat
( C
17
H
35
COONa), natri panmitic ( C
15
H
31
COONa ), natri oleat ( C
17
H
33
COONa )
hoặc xà phòng tổng hợp đều có 2 phần. Một là đầu “ Hidro cacbon kị nước còn một
đầu là ion kim loại ưa nước. Đối với các vết bẩn dầu mở bám trên mặt vải thì đầu kị
nước sẽ quay vào trong vết bẩn, đầu ưa nước hướng ra ngoài. Sau đó sẽ tạo thành
mixen là một khối dạng cầu có đầu ưa nước quay ra ngoài tách vết bẩn ra khỏi bề
mặt vải.
Câu hỏi 2: Tại sao có thể dùng bồ kết để gội đầu, quả bồ hoàn để giặt quần áo ?
Có thể dùng bồ kết để gội đầu, quả bồ hoàn để giặt quần áo vì trong đó có
những chất cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực giống như phân
tử xà phòng. Qủa bồ kết được phơi khô, đem nướng qua trên ngọn lửa rồi cho vào
nồi nước đun sôi, khi nước sôi có bọt như xà phòng, ta được nước bồ kết.Gội đầu
thấy sạch gàu, tóc mượt, bóng, thơm, không hại da đầu.
Mục đích:
Các em sử dụng những kiến thức trong bài học để giải thích được những sự
việc xung quanh mình. Làm cho các em thấy được hóa học hữu cơ rất gần gủi với
cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ 11 : Khi giảng dạy bài anđêhit ( lớp 11 ) hoặc glucozo ( lớp 12) giáo viên
có thể đưa ra câu hỏi:
10
Tại sao gương lại soi được? . Câu hỏi này cũng chính là câu hỏi mà các em đang
băn khoăn lâu nay nhưng không hiểu tại sao vì thế các em sẽ tò mò, và sẽ chăm chú
trong giờ học.
Gương soi được là do người ta đã tráng lên một mặt của tấm kính một lố kim
loại bạc, thì ở mặt còn lại sẽ phản chiếu được ánh sáng.
Đây được gọi là phản ứng tráng gương của anđêhit và glucozo.
RCHO + 2AgNO
3
+ H
2
O + 3NH
3
→
0t
RCOONH
4
+ 2NH
4
NO
3
+ 2Ag
CH
2
OH[CHOH]
4
CHO + 2[Ag(NH
3
)
2
]OH
→
0t
CH
2
OH[CHOH]
4
COONH
4
+ 2Ag
+ 3NH
3
+ H
2
O
Hoặc người ta cũng lợi dụng tính chất này để tráng ruột phích.
GV có thể cho học sinh làm thí nghiệm ngay trên lớp.
Mục đích:
Học sinh dễ tiếp thu bài hơn, hiểu được hóa học liên quan đến sản xuất vật
dùng như thế nào.
Ví dụ 12 : Khi giảng dạy phần phản ứng oxi hóa của chất béo ( lớp 12 ) GV có
thể đưa ra câu hỏi:
Vì sao mỡ để lâu ngày bị ôi ?
Qúa trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí tạo thành peoxit
hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không
khí tạo thành xeton, andehit có mùi khó chịu cả axit cacboxylic nữa.
Mục đích:
Các em giải thích được hiện tượng mà các em đã gặp ngay trong cuộc sống
hàng ngày.
Ví dụ 13 : Khi kết thúc bài Lipit ( lớp 12 ) giáo viên dưa ra câu hỏi:
Tại sao không nên dùng dầu ăn đã dán qua một lần?
11
Thành phần hóa học của dầu ăn là axit béo của glixerin ở điều kiện nóng đốt
sẽ sinh ra sự biến đổi hóa học, không những phá hỏng giá trị dinh dưỡng của dầu
mỡ, mà còn có hại đối với cơ thể co người, thậm chí còn độc hại nữa.
Theo nghiên cứu ở 200 – 300
0
C dầu ăn sẽ biến đổi thành những phân tử nhỏ
anđêhit và xeton rất độc .Ngoài ra còn một số chất độc khác nữa.
Mục đích:
Các em có thể áp dụng ngay vào cuộc sống của mình, không dùng lại dầu ăn
đã dán để bảo đảm an toàn thực phẩm cho gia đình và mọi người xung quanh.
Ví dụ 14: GV có lồng câu hỏi này khi giảng dạy phần phản ứng thủy phân nhờ
enzim trong bài Tinh bột. ( lớp 12 )
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ thấy ngọt ?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm nhất là nhai kỹ trong tuyến
nước bọt có enzim nên tinh bột bị thủy phân thành đextrin ( C
6
H
10
O
5
)
x
; x < n rồi
thành
Mantozơ, Mantozơ bị thủy phân thành glucozơ nên có vị ngọt.
(C
6
H
10
O
5
)
n
+ n H
2
O
→
enzim
nC
12
H
22
O
11
→
enzim
C
6
H
12
O
6
GV cũng có thể giải thích thêm tại sao con người lại phải ăn cơm? . Qua phần sự
chuyển hóa tinh bột trong cơ thể.
Tinh bột
→
OH 2
Đextrin
→
OH 2
Mantozơ
→
OH 2
Glucozơ
12
α- amilaza β- amilaza
mantaza
[O]
enzim
enzim
CO
2
+ H
2
O
Glicogen
Mục đích:
Dẫn dắt, gây tò mò để các em tiếp thu phần phản ứng thủy phân được tốt
hơn.
Ví dụ 15: Khi kết thúc bài tinh bột ( lớp 12 )giáo viên có thể đưa ra câu hỏi
để học sinh trả lời:
Vì sao gạo nếp lại dẻo :
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong
mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước
còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo
thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có hồ tinh bột. Tong mỗi
hạt tinh bột thông thường, lượng amilopectin chiếm khoảng 80%, amilozơ chiếm
khoảng 20%, nên cơm tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột
trong gạo nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98%, làm cho cơm nếp, ngô
nếp luộc, rất dẻo tới mức dính.
Mục đích:
Thông qua câu hỏi thực tế như vậy các em sẽ tiếp thu tốt hơn , nhớ lâu hơn
cấu trúc của tinh bột.
Ví dụ 16 : GV có thể lồng câu hỏi sau trong quá trình giảng dạy phần tính
bazơ của amin trong bài Amin. ( lớp 12)
Tại sao khi nấu canh cá người ta thường cho chất chua vào ?
Chất chua cho vào thường là axit axetic ( giấm ăn), chất tanh của cá chứa
hổn hợp amin vì vậy chất chua sẽ phản ứng với hổn hợp amin này tạo muối, làm
giảm vị tanh của cá.
Amin trong cá nhiều nhất là: trimetylamin
(CH
3
)
3
N + CH
3
COOH
→
[(CH
3
)
3
NH]
+
CH
3
COO
-
Mục đích:
13
Học sinh lại có thể áp dụng được kiến thức hóa học hữu cơ trong khi chế
biến các món ăn trong gia đình và đây cũng là kinh nghiệm để các em chia sẻ với
bạn bè và người thân nên các em thấy rất vui khi những kiến thức học ở trường lại
hữu ích như vậy, sẽ kích thích các em ngày một yêu môn hóa học hơn nhất là hóa
học hữu cơ.
Ví dụ 17 : GV có thể dùng câu hỏi sau để vào đề khi giảng dạy phần Protein
trong bài Protein và Peptit ( lớp 12)
Tại sao khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua “ nổi lên ?
Trong cua có protein khi đun nóng, protein đông tụ lại, tách ra khỏi dung
dịch. Đó chính là các mảng “riêu cua” gọi đó là sự đông tụ của protein.
Mục đích:
Học sinh có thể hiểu và giải thích được hiện tượng thường gặp trong cuộc
sống .
Ví dụ 1 8 : Khi kết thúc bài giảng Vật liệu Polime ( LỚP 12) GV có thể đưa ra
câu hỏi:
Dùng túi nhựa để gói thực phẩm có tốt không ?
Thông thường túi nhựa dùng để gói thực phẩm không độc vì nó được làm từ
polietilen hoặc nilon không độc. Khi chế tạo polietilen người ta không pha chế các
tạp chất khác. Còn nếu dùng các túi nhựa khác để đựng thực phẩm có độc không ?
Cần phải phân tích cụ thể. Ví dụ như poli( vinylclorua) PVC, poli(phenyletilen) sẽ
độc.
Mục đích:
Học sinh biết được một số polime đã học loại nào là độc loại nào không độc,
gần gủi với thực tế, nhằm làm cho các em không thấy chán khi học.
Ví dụ 1 9 : GV có thể dành 1 tiết nào đó phù hợp để đưa ra vấn đề này cho học
sinh. Có thể dùng máy chiếu để chiếu những hình ảnh về rác thải hữu cơ và vô
cơ để các em có thể phân biệt được từ đó có thể phân loại rác dễ dàng hơn.
14
Rác thải hữu cơ là gì ?
Rác thải hữu cơ gồm có 2 loại: rác thải hữu cơ tự nhiên và rác thải hữu cơ nhân tạo
- Rác thải hữu cơ tự nhiên chứa các nguyên tố C, H, O…và có chứa một số
nguyên tố khác như N, S, P…
Trong cuộc sống rác thải hữu cơ chiếm một tỉ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm trở lại cho
cuộc sống nhất. Vậy rác thải hữu cơ có ở đâu ? có trong sinh hoạt của con người
hàng ngày dù ở bất cứ đâu: tại nhà, tại công sở, trên đường đi hay nơi công cộng.
Rác thải tự nhiên là gì ? Đó là các rác thải từ thực phẩm : thức ăn thừa, rau, củ, quả,
hoa, lá cây… Đây là các loại rác thải dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để đưa
vào việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật.
- Rác thải hữu cơ nhân tạo gồm nhựa PE, PVC ….Đây là loại rác thải khó
phân hủy. Chỉ có những chức năng phù hợp mới tái chế được.
Mục đích.
Qua đây có thể giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Các em
có thể phân loại được rác để có cách xử lí cho phù hợp để không gây ô nhiễm môi
trường.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Trong năm học 2012 – 2013 tôi đã áp dụng đề tài “ Lồng ghép những kiến
thức cơ bản của hóa học hữu cơ để giải thích hiện tượng và ứng dụng trong cuộc
sống hàng ngày vào bài giảng hóa học hữu cơ ” vào giảng dạy.
Tôi đã lấy 2 lớp, với đối tượng học sinh như nhau để kiểm chứng.
Lớp 11C
4
tôi áp dụng đề tài trên còn lớp 11C
5
tôi không áp dụng. Và có kết quả như
sau:
Lớp
Tổng số
HS
Số lượng học sinh
yêu thích học môn
hóa học
Tỷ lệ
(%)
Số lượng học sinh
không yêu thích học
môn hóa học
Tỷ lệ
(%)
11C
4
35 25 71,4% 10 28,6%
11C
5
34 15 44,1% 19 55,9%
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
15
I . KẾT LUẬN:
Thông qua việc lồng ghép những băn khoăn thắc mắc trong cuộc sống hàng
ngày có liên quan đến kiến thức hóa học hữu cơ vào các bài dạy. Tôi nhận thấy học
sinh có hứng thú vào giờ học hơn, vì thế các em đã tiếp thu bài tốt hơn, bài tập làm
đầy đủ hơn. Không những thế các em còn có một vốn kiến thức hóa học hữu cơ có
thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày .
II. ĐỀ XUẤT:
Qua nghiên cứu và áp dụng phương pháp trên cho Trường THPT Lưu Đình
Chất , nơi tôi đang giảng dạy đã có một kết quả nhất định. Nhưng để có phương
pháp cho những giờ dạy tốt hơn, chất lượng học sinh đạt cao hơn. Tôi kính mong
các đồng nghiệp, hội đồng khoa học Trường THPT Lưu Đình Chất và Hội đồng
khoa học sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Thanh Hóa góp ý kiến thêm để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người
khác.
Kí tên
Nguyễn Thị Bạch
MỤC LỤC
16
Phần 1: Đặt vấn đề…………………………………………………………… 1
Phần 2: Nội dung ………………………………………………………………3
I. Cơ sở lí luận………………………………………………………………… .3
II. Thực trạng nghiên cứu……………………………………………………….3
III. Biện pháp tổ chức thực hiện ……………………………………………… 3
Phần 3: Kết luận và đề xuất………………………………………………… 16
I. Kết luận……………………………………………………………………….16
II. Đề xuất……………………………………………………………………….16
Phần 4: Tài liệu tham khảo……………………………………………………18
Phần 4: Tài liệu tham khảo
17
1. Sách giáo khoa 11,12 ( CB, NC) NXB giáo dục
2. Sách giáo viên 11,12 ( CB, NC) NXB giáo dục
3. Bách khoa tri thức www. Bachkhoatrithuc.vn
5. Hóa học và môi trường NXB giáo dục
18