Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn hướng dẫn học tốt phát âm tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.98 KB, 12 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn
luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức,
kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Nền giáo dục
của nước ta cũng phải tìm ra các biện pháp để đạt được hai mục tiêu trên.
Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách
mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đã tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi
với các nước bằng Ngoại ngữ đang ngày càng được quan tâm hơn. Ngoại ngữ
được hiểu là một loại ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ nằm ngoài đất nước. Ngày
nay, ngoại ngữ đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa
đang diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, mỗi cá nhân không bị bó hẹp vào phạm vi đất
nước mà mở rộng tới toàn thế giới. Do vậy, ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh –
ngôn ngữ quốc tế - chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự giao lưu văn hóa và
kinh tế và là chìa khóa mở ra cánh cửa hội nhập.
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học của tôi tại Trung tâm GDTX
Bỉm Sơn là những học sinh có học lực từ yếu đến trung bình-khá, việc tiếp thu
kiến thức các môn văn hóa nói chung và kiến thức môn tiếng Anh nói riêng còn
hạn chế, và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy
và học. Trong quá trình giảng dạy, áp dụng cả bốn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc –
Viết, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc Đọc. Đọc
được coi là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở giao tiếp.
Nếu quen nói sai, đọc sai - hay nói cách khác chính là phát âm - thì cũng không
thể nghe được, hiểu được. Phát âm chắc chắn là thứ mà người khác đặc biệt chú
ý đến khi một người nói tiếng Anh.
Để giúp các em khắc phục được những sai sót này, tôi chọn đề tài "
Hướng dẫn học tốt phát âm tiếng Anh" nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm
về cách phát âm của từ và đặc biệt biết nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
nhấn dấu trọng âm và ngữ điệu trong tiếng Anh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt


Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục; quốc dân giai đoạn 2008
- 2020”, hiện nay môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu
học và cũng là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu đổi mới
toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai
chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm
đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại
ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020
đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh
của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Nghe – Nói – Đọc – Viết là bốn kỹ năng mà người học cần lưu ý khi học
một ngôn ngữ. Để nói được thì chúng ta cần phải học cách phát âm. Phát âm là
cách một từ hay một ngôn ngữ được nói ra, hay đó là cách thức một người phát
ra âm thanh của một từ. Nếu một từ được nói ra có cách phát âm đúng, thì có
nghĩa là nó liên quan đến cả cách phát âm của từng địa phương (hay Từ địa
phương). Một từ có thể được nói bằng nhiều cách bởi từng cá nhân hay từng
nhóm người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như nơi họ lớn lên, nơi họ đang
sống, dân tộc, tầng lớp xã hội hay do nền giáo dục họ được hưởng. Chính vì vậy
mà phát âm là một mặt rất quan trọng khi học một ngôn ngữ. Sau một thời gian
giảng dạy môn tiếng Anh ở Trung tâm GDTX Bỉm Sơn, tôi nhận ra rằng “ Phát
âm” là một vấn đề giáo viên khi dạy môn tiếng Anh cần phải lưu ý.
Sở dĩ phát âm chính xác rất khó nên học sinh rất lười phát âm, dẫn đến
lười nói. Có một số em nắm được các kiến thức về ngữ pháp mà giáo viên đưa
ra, nhưng khi cho các em sử dụng các cấu trúc đó để thực hành giao tiếp thì các
em hầu như phát âm không chính xác.
Nghiên cứu "Hướng dẫn học tốt phát âm tiếng Anh" nêu bật được vai
trò của việc học, việc dạy cách phát âm cho học sinh. Từ đó giúp phát triển kỹ
năng nói, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các em học sinh khi học môn

này.
2. Thực trạng của vấn đề:
Không giống như các môn học khác, môn tiếng Anh dù được đưa vào
chương trình học của các em từ các năm học phổ thông cơ sở, nhưng vẫn còn
bộc lộ nhiều hạn chế. Học sinh học tại Trung tâm GDTX Bỉm Sơn do điều kiện
và hoàn cảnh gia đình, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn
tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này. Thêm vào đó,
điều kiện phát triển về mọi mặt của các Trung tâm GDTX trong tỉnh nói chung
và Trung tâm GDTX Bỉm Sơn nói riêng còn hạn chế, điều kiện để các em học
sinh được tiếp xúc với các ứng dụng công nghệ thông tin, các chương trình giải
trí sử dụng tiếng Anh còn ít, dẫn đến khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hay nói
cách khác là “khả năng nói, đọc tiếng Anh”của các em còn yếu.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 11A do tôi phụ trách để nghiên cứu và
làm minh chứng. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy phần lớn
các em rất ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều sai sót. Do đọc không được từ
đó nên các em có tâm lý nặng nề không muốn đọc. Là giáo viên phụ trách bộ
môn tôi động viên, khuyến khích tạo không khí thoải mái và đặc biệt tôi dùng
các hình ảnh, dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh ngộ nghĩnh đưa ra từ hoặc câu
tạo cho học sinh thích thú học tập và thích đọc hơn.
Tôi lưu ý học sinh khi học tiếng Anh, hãy dùng từ điển để tra xem cách
phát âm của từ hoặc dùng từ điển có phát âm để nghe từ này. Không nên tự đọc
từ mới mà chưa xem cách phát âm của nó. Vì tiếng Anh có nhiều chữ viết giống
nhau nhưng đọc khác nhau, nếu nhớ sai thì sẽ rất khó sửa về sau này. Các âm
được chia thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có nhiều âm chuẩn. Học
sinh cần luyện cách phát âm của các âm chuẩn này và cách viết các phiên âm
này. Các phiên âm sẽ giúp học sinh khi tra từ điển có phiên âm và sẽ có thể đọc
được đúng âm của từ.
Tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau: Nguyên âm - Phụ âm tiếng Anh,
Trọng âm, Ngữ điệu, Cách đọc khi thêm “s”, “es”.

3.1. Nguyên âm - Phụ âm:
Hướng dẫn cho học sinh nắm vững nguyên âm, phụ âm và một số cách
đọc của một số từ khi đứng trước nguyên âm.
Phụ âm: Âm phát từ thanh quản qua miệng, chỉ khi phối hợp với nguyên
âm mới thành tiếng trong lời nói.
Nguyên âm: Âm phát từ những dao động của thanh quản, tự nó đứng
riêng biệt hay phối hợp với phụ âm thành tiếng trong lời nói, phụ âm có thể ở
trước hay ở sau hoặc cả trước lẫn sau.
Ví dụ: student /'stju:dənt/
Trong từ này: Các phụ âm đọc giống tiếng Việt
/ju:/ đọc giống âm /iu/ trong tiếng Việt
/ə/ đọc giống âm /ơ/ trong tiếng Việt
Hay: hard /ha:d/
Trong từ này: /d/ đọc giống phụ âm /đ/ trong tiếng Việt
/a:/ đọc giống âm /a/ trong tiếng Việt, nhưng khi phát
âm, miệng mở rộng và tròn hơn, đầu lưỡi hơi uốn cong.
3.2. Trọng âm:
Hướng dẫn học sinh cách đọc Trọng âm - tức là âm đó được đọc mạnh
hơn., đồng thời cũng cung cấp Quy tắc trọng âm từ cơ bản trong tiếng Anh.
a. Từ có một âm tiết (One-syllable words)
Những từ có một âm tiết đều có trọng âm trừ những từ ngữ pháp (grammatical
words) như: in, on, at, to, but, so…
Ví dụ: speech / ’spi:t
ʃ
/ , day / ’dei /
school / ’sku:l / , learn / ’lə:n /,
b. Từ có hai âm tiết (Two-syllable words)
- Những từ có hai âm tiết: hầu hết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: happy / ’hæpi / , pretty / ’priti /
Beauty / ’bju:ti / , mostly / ’moustli / , …

- Những từ có hai âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thì trọng
âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: behind / bi’haid / , prolong / prə’long /
unwise /
ʌ
n’waiz /, prepare / pri’peə /, …
- Những động từ (v) có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: design / di’zain / , excuse /iks’kju:z /
parade / pə’reid / , support / sə’po:t / , …
c. Từ có ba âm tiết trở lên (Three-or-more syllable words)
- Những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ phải
sang trái.
Ví dụ: industry / ’indəstri /, intelligent / in’teli
ʤ
ənt /
specialise / ’spe
ʃ
əlaiz /, geography /
ʤ
i’ogrəfi /,…
- Nhưng nếu là từ vay mượn của tiếng Pháp (thông thường tận cùng là -ee hoặc
-eer) thì trọng âm lại rơi vào âm tiết cuối cùng ấy.
Ví dụ: engineer / ,en
ʤ
i’niə /, volunteer / ,volən’tiə /,
employee / ,emploi'i: /, absentee / ,æbsən'ti: / , …
d. Từ có tận cùng là -ION, -IC(S) (Words ended by -ION, -IC(S))
Những từ tận cùng bằng -ion, -ic(s) không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi
vào âm tiết trước nó.
Ví dụ: revision / ri’vi

ʤ
n / , television / ’teli,vi
ʤ
n / ,
profession / prə’fe
ʃ
n / , promotion / prə’mou∫n / ,
solution / sə’lu:
ʃ
n / , mechanics / mi’kæniks / ,
economics / ,i:kə’nomiks /, elastic /
ɪ
’læst
ɪ
k / , …
e. Từ có tận cùng là -CY, -TY, -PHY, -GY, -AL) (Words ended by CY, -TY,
-PHY, -GY, -AL))
Những từ tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, -gy, -al không kể có bao nhiêu âm tiết,
trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ phải sang trái.
Ví dụ: democracy / di'mokrəsi /, reliability / ri¸laiə’biliti /,
biology / bai’oləd
ʒ
i /, photography / ’fəutəu grəfi
/,
security / si’kiuərit i/ , political / pə'litikl /,
f. Sự thay đổi trọng âm khi thay đổi từ loại (Stress shift)
– Một từ khi thay đổi từ loại, vị trí trọng âm sẽ thay đổi.
Ví dụ:
Danh từ (n) => động từ (v)
record / ´reko:d / (n) - record /´riko:d / (v)

comment / ’komment / (n) - comment / kə’ment / (v)
present / ’preznt / (n) - present / pri’zent / (v)
Tính từ (adj) => động từ (v)
perfect / ’pə:fikt / (adj) - perfect / pə’fekt /(v)
Ngoại lệ: Thay đổi nghĩa.
Ví dụ: invalid / ’invə¸li:d / (người tàn tật)
invalid / in'vælid / (không còn giá trị nữa).
g. Từ dài trên 4 âm tiết (Words of more than 4 syllables)
Những từ dài thường có 2 trọng âm: trọng âm chính (primery stress) và trọng âm
phụ (secondary stress).
Ví dụ: industrialisation / in,d
ʌ
striəl’izei
ʃ
n /
international / ,intə’næ
ʃ
ənl /
complementary / ,k
ɔ
mpli'mentəri /
h. Từ ghép (Compounds)
– Nếu từ ghép là một danh từ (n) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ nhất.
Ví dụ: penholder / 'pen,houldə /, blackbird / 'blækbə:d /,
greenhouse / 'gri:nhaus /, boyfriend / 'boifrend /,
answerphone / 'a:nsəfoun /…
– Nếu từ ghép là một tính từ (adj) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
Ví dụ: bad-tempered / bæd-tempəd /, old-fashioned / əud-fæ
ʃ
n /,

one-eyed / w
ʌ
n-aid / , homesick / həumsik /,
well-done / 'wel'd
ʌ
n /…
– Nếu từ ghép là một động từ (v) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
Ví dụ: understand / ,
ʌ
ndə'stænd /, overlook / 'ouvə'luk /,
forecast / fo:'ka:st /, maltreat / mæl'tri:t /,
Vì khả năng của học sinh còn yếu nên khi dạy phần Nguyên âm, Phụ âm,
Trọng âm, tôi luôn đề nghị học sinh nên dùng từ điển để tra cứu, gặp từ nào mới
thì tra cách phiên âm, cách đánh trọng âm rồi dùng bút highlight đánh dấu. Sau
này mỗi lần bắt gặp lại từ đó, học sinh sẽ nhớ lâu hơn. Ngoài ra, tôi yêu cầu học
sinh nghe kỹ và nhắc lại chính xác cách đọc các từ mà giáo viên đã hướng dẫn
đọc. Tôi cũng cung cấp cho học sinh một số CD, VCD luyện nghe và phát âm
tiếng Anh để nghe và luyện đọc cùng. Những lúc có bài đọc trên lớp, tôi thường
yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng các từ có trong bài, vừa để em đó có thể nghe rõ
mình phát âm, vừa để các em khác theo dõi và phát hiện lỗi của bạn rồi cùng
nhau sửa. Xen kẽ trong các tiết học, nếu là vào bài giảng kỹ năng Nghe, tôi
thường chọn một số bài hát tiếng Anh ngắn, nhẹ nhàng, bỏ trống một số từ trong
bài và đề nghị các em nghe khoảng 2-3 lần thì nói ra từ còn thiếu, tùy theo mức
độ và thời gian tiếp thu của các em mà độ khó tăng dần, có thể không phải tăng
độ dài, độ khó nghe của bài mà chỉ là tăng số lượng từ bỏ trống để các em phải
cố gắng nghe và xác định từ được nhiều hơn. Nếu các em cố gắng học cách phát
âm như tôi hướng dẫn thì việc này là không khó.

3.3. Ngữ điệu:
Ngữ điệu trong tiếng Anh thì có rất nhiều, có hàng trăm hàng nghìn ngữ

điệu khác nhau tùy từng trường hợp, nhưng có 5 ngữ điệu chính mà tôi yêu cầu
học sinh cần phải chú ý đó là: xuống – falling, lên thấp – low rising, lên cao –
high rising, xuống-lên – fall-rise, và lên-xuống – rise-fall. Ví dụ, ngữ điệu xuống
là Yes↓… Thực ra nếu trong một câu, không có ngữ điệu thì nó không thành câu
tiếng Anh, cũng giống như tiếng Việt, mỗi 1 từ tiếng Việt phải có 1 thanh điệu
riêng (6 thanh). Một điều mà chúng ta phải chú ý là trong tiếng Anh, thay đổi
ngữ điệu là thay đổi nghĩa của cả câu.
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:
+ Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions:
- Is your book big? ↑
- Do you have pets? ↑
+ Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh và
câu hỏi: WH- question:
- What's your name? ↓
- My name’s Nam. ↓
Trong ph n h c v ng i u câu, h c sinh th ng m c l i là c c câuầ ọ ề ữ đ ệ ọ ườ ắ ỗ đọ ả
v i m t gi ng i u duy nh t, không có nh p i u tr m b ng. ó là do chúng taớ ộ ọ đ ệ ấ ị đ ệ ầ ổ Đ
c ti ng Vi t ã quen, khi h c ti ng Anh l i không chú ý n tr ng âm c a tđọ ế ệ đ ọ ế ạ đế ọ ủ ừ
và nh ng t quan tr ng c n thi t ph i nh n tr ng âm trong câu. Trong nhi u tìnhữ ừ ọ ầ ế ả ấ ọ ề
hu ng, có th gi ng u u s t t h n là ng i u d . ố ể ọ đề đề ẽ ố ơ ữđ ệ ở
Tiếng Anh là một ngôn ngữ có dạng "Timed stress", có nghĩa là trong một
câu, người ta chỉ nhấn ở những thông tin quan trọng, và khoảng cách về thời
gian giữa các điểm nhấn ấy là bằng nhau dù cho khoảng cách về vị trí của các vị
trí ấy khác nhau.
Ví du:
There’s a house in the middle of the valley where we can stay.
Trong câu này có 3 điểm cần nhấn:
- house: Nhấn vào từ house bởi vì đó là cái nhà chứ không phải là cái lều
hay cái gì khác.
- valley: Nhấn vào valley để chuyển tải thông tin đến người nghe về vị trí

của ngôi nhà.
- stay: Nhấn vào stay để thể hiện rằng chúng ta đến đó để nghỉ lại chứ
không phải để chơi.
Ngoài ra, tùy theo mục đích của người nói, ví dụ họ muốn nhấn mạnh
rằng ngôi nhà này rất thú vị vì nó nằm ở giữa của thung lũng thì họ có thể nhấn
vào từ middle
Điều đáng nói ở đây, giữa những từ cần nhấn mạnh sẽ có khoảng cách về
thời gian là như nhau. Cụ thể, người nói sẽ lướt qua rất nhanh những từ không
cần thiết, và tùy theo tốc độ nói, chúng ta có: house(x)valley(x)stay. X ở đây là
khoảng cách về thời gian giữa các điểm nhấn. Dù khoảng cách từ house đến
valley là 5 từ, khoảng cách từ valley đến stay là 3 từ, nhưng khoảng cách về thời
gian phát âm giữa các từ này vẫn bằng nhau. Đó chính là đặc điểm của tiếng
Anh mà học sinh cần chú ý.
3.4. Cách đọc khi thêm "s" và "es"
+ Cách đọc / iz / :
Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì số nhiều thêm es
đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số nhiều thêm s cũng
đọc /iz /.
Ví dụ: finish / 'fini
ʃ
/ , finishes / 'fini
ʃ
iz /
Sentence / sentəns / , sentences / sentənsiz /
+ Cách đọc / s /:
Những từ có chữ tận cùng bằng p, t, k thì đọc s
Ví dụ: a book / buk /, books / buks /
+ Cách đọc / z / :
Những từ có chữ tận cùng bằng a, e, i, o, u, b, v thì đọc là / z /
Ví dụ: please / pli:z /

Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên
cạnh đó luôn khuyến khích các em học bằng cách đọc theo các bài nghe bằng
băng, đĩa ở nhà.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài việc hướng dẫn cách đọc, luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần,
siêng năng khi đọc tiếng Anh, việc học của các em đã tăng đáng kể. Phần lớn
các em đều thích học và đọc tiếng Anh với kết quả như sau:
Lớp 11A SS
Giỏi Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
Trước thực nghiệm 21 03 14.3 07 33.3 08 38.1 03 14.3
Sau thực nghiệm 21 05 23.9 12 27.1 04 19 0 0
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị - Đề xuất
1.1. Đối với giáo viên
Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và phương pháp học của
học sinh, giúp học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương
lai của học sinh để từ đó có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực,
phương pháp học tập có hiệu quả.
Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh những cách học có hiệu quả giúp học
sinh cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (như cách học từ vựng,
vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc,
sắp xếp từ )
Không gây áp lực với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó cần
động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học.
Thiết kế các loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và
phù hợp với từng nhóm học sinh.
Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu
cầu quá thấp đối với học sinh khá, giỏi sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm

chán và không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh
yếu sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm giảm hứng thú học tập của các em.
Khuyến khích học sinh hạn chế sử dụng tiếng Việt để viết và nói trong giờ
học, đặc biệt là những bài thực hành nói.
1.2. Đối với học sinh
Xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phương pháp
học tập phù hợp để nâng cao chất lượng học.
Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè hoặc thầy cô giảng dạy
bộ môn tiếng Anh bằng ngôn ngữ này để tạo phản ứng nhanh nhạy.
Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát. Đây chính là một trong những yếu
tố quyết định sự tự tin của người học.
1.3. Đối với nhà trường
Cần quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi
mới của phương pháp giảng dạy.
Tổ chức những buổi giao lưu, tọa đàm để học sinh không có tâm lý e ngại
khi nói trước nơi đông người.
2. Kết luận
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và
kết quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc kém, đọc chậm trong lớp giờ
đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ
học tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em luyện
giọng rất hay. Và bước đầu tiên vào học môn tiếng Anh đã khởi sắc. Cũng là
yếu tố quan trọng để các em học ở phần các chương trình khác nhau.
Điều quan trọng và đáng mừng hơn cả là các em ngày càng tiến bộ, say
mê hứng thú học tập, xây dựng nền tảng vững chắc để các em tiếp tục lĩnh hội
tri thức một cách dễ dàng và có hiệu quả.
Trong thời gian công tác và học hỏi tôi nghiệm thấy một giáo viên cần
phải thực hiện được các việc sau:
Sáng tạo trong chuyên môn, nhiệt tình quan tâm các đối tượng học sinh.
Luôn luôn học hỏi rút kinh nghiệm từ các anh chị đi trước.

Trong quá trình làm việc phải phối hợp, cộng tác với các đồng nghiệp
khác. Đặc biệt là các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh để các bậc phụ
huynh và các em học sinh không có suy nghĩ lệch lạc là xem môn này quan
trọng, môn kia không quan trọng.
Trên đây là những "Hướng dẫn học tốt phát âm tiếng Anh" mà tôi đã
mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong
các trường phổ thông, đặc biệt là ở các Trung tâm GDTX. Rất mong được sự
đón nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung của các quý thầy, cô để trau dồi
chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy.
Bỉm Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2012.
Người viết sáng kiến
Đỗ Thị Thanh Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tự học phát âm tiếng Anh, Nhà sách Minh Lâm, 2010,
Biên soạn: Thanh Hà.
2. Phát âm và đọc hiểu tiếng Anh, Nhà xuất bản Dân Trí, 2010,
Biên soạn: Lê Tuệ Minh.
3. Phát âm tiếng Anh “Ship or Sheep”, Nhà xuất bản Lao động, 2009,
Biên soạn: Hồng Đức.
4. Luyện phát âm tiếng Anh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008,
Biên soạn: Lê Giang.
5. Luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2010.
Biên soạn: Yến Thu và Đức Tiến.
6. Từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Biên soạn: Xuân Bá.

×