Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

báo cáo tổng kết đề tài cơ sở nuôi trồng nấm bào ngư ở huyện krông buk, đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 31 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết triển khai đề tài
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng
trăm năm nay, nấm là một trong những sản phẩm nông nghiệp được đánh giá
cao trên thế giới. Ở nhiều nước, sản xuất và chế biến nấm đã phát triển thành
một nghề có trình độ cao theo phương thức công nghiệp (Phạm Văn Sáng,
2008). Nấm đã được xếp vào một giới riêng có nhiều loài rất đa dạng với
nhiều hình dáng màu sắc và chủng loại. Cho đến nay việc nghiên cứu cũng
như tuyển chọn các loại nấm ăn, nấm dược liệu trong và ngoài nước đã đạt
những thành tựu đáng kể.
Nấm ăn nói chung và nấm bào ngư (pleurotus sp.) nói riêng được xem
là thực phẩm có nhiều đặc tính rất quí, hương vị thơm ngon, gía trị dinh
dưỡng cao, có chứa các acid amin thiết yếu, giàu chất khoáng, vitamin và các
nguyên tố vi lượng. Nấm còn có hàm lượng polysaccarit, hydratcacbon và
một số hoạt tính sinh học mà nhiều loại thực phẩm khác không có như những
chất làm trẻ hóa tế bào, chống béo phì, cao huyết áp, tiểu đường (Lê Hồng
Vinh, 2004)
Ở nước ta nghề nấm cũng đã phát triển từ lâu, sự phát triển của nó cũng
có những lúc thăng trầm. Tuy nhiên, những năm gần đây trồng nấm đã được
xem là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là đã có hàng ngàn
hộ nông dân trồng nấm quy mô trang trại ở nhiều nơi trong nước như: Nghệ
An, Lào Cai, Củ Chi Vùng ĐBSCL cũng đang có vài tỉnh thành đang phát
huy thế mạnh của nghề trồng nấm như: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên
Giang…tuy nhiên một số nơi vẫn còn mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế
chưa cao hạn chế việc khuyến khích mở rộng do năng suất và chất lượng thấp.
Với tình hình trên cho thấy mô hình trồng nấm bào ngư khá thích hợp
để triển khai trồng trong các hộ dân vì nó yêu cầu kỹ thuật chăm sóc khá đơn
1
giản, không sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực, năng suất khá cao (năng
suất trung bình từ 1 tấn nguyên liệu là 700 kg) (Phạm Văn Sáng, 2008), có thể
sản xuất được quanh năm, thị trường tiêu thụ nấm bào ngư hiện cũng đang mở


rộng, được người tiêu dùng ưa chuộng, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Đặc
biệt mô hình không đòi hỏi diện tích lớn, có thể tận dụng gian bếp hoặc ngay
cả những chuồng trại không sử dụng để trồng nấm., vòng xoay đồng vốn
nhanh nên thích hợp với những hộ ít vốn. Ngoài ra, những phế phẩm từ bịch
phôi sau khi thu hoạch hết nấm còn có thể sử dụng để trồng rau mầm, nuôi
trùn quế, chân nấm dùng nuôi cá Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển của
mô hình sản xuất khép kín có hiệu quả cao (Trần Lê Thu Thảo, 2008)
Tại Đắk Lắk, Việc nuôi trồng nấm Bào ngư đã được thực hiện thành
công ở một số nơi trong đó có kết quả của dự án NTMN “Ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ xây dựng mô hình cơ sở nhân giống và SX nấm thương phẩm tỉnh
Đắk Lắk” do Trung tâm ứng dụng KH&CN thực hiện năm 2000 - 2004; Việc
xây dựng mô hình sản xuất nấm tại hộ gia đình vợ chồng anh Nguyễn Quốc
Hùng và chị Đỗ Việt Thông (thôn 1, xã Ea Pil, huyện M’Drak đã xây dựng hệ
thống nhà trồng nấm với diện tích khoảng 200m2 để trồng 3 loại nấm chủ yếu
là nấm tai mèo, nấm bào ngư và nấm rơm đến nay bước đầu mô hình của gia
đình anh chị đã gặt hái được một số thành công nhất định. Hộ gia đình chị
Nguyễn Thị Bích Vân, ở thôn 1 xã Quảng Điền, huyện Krông Ana (Đắk Lắk)
- địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng đã biết vượt qua đói nghèo vươn lên làm
giàu chính đáng bằng mô hình trồng nấm.
Nấm bào ngư khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng lúc
nhàn rổi và nguyên liệu sẵn có để trồng nấm tăng thêm thu nhập cho nông dân
là rất tốt. Hiện tại giá nấm bào ngư khoảng 30000đ - 45000đ/kg.
Do đó việc thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình trồng nấm Bào ngư tại
huyện Krông Búck, tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết vừa tạo ra hướng đi mới cho
các hộ nông dân và tạo ra một sản phẩm Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất
2
đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá
trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh và cũng là nguồn
hàng xuất khẩu có giá trị.

1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng thành công 2 mô hình nuôi trồng nấm Bào ngư tại 2 xã Ea
Ngai và Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk;
- Khẳng định hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng nấm Bào ngư theo
đúng quy trình kỹ thuật cao hơn hẳn so với các loại cây trồng ngắn ngày khác
từ 20-30% trên cùng một đơn vị diện tích.
Phần 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển nấm bào ngư
2.1.1. Trên thế giới
Năm 1990, tổng sản lượng nấm ăn trên toàn thế giới là 3.763.000 tấn.
Đến năm 1994, tổng sản lượng nấm trên thế giới tăng lên 4.909.000 tấn. Các
nước sản xuất chủ yếu như: Trung Quốc, Hoa kỳ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Ý,
Hàn quốc Trong đó Trung Quốc chiếm đến 53,79% tổng sản lượng. Theo
Lê Xuân Thám (2008) hiện tại, Trung Quốc được xem là nước có nghề sản
xuất nấm lâu đời và lớn nhất thế giới (chiếm > 80% tổng sản lượng nấm của
thế giới). Tổng sản lượng nấm của Trung Quốc năm 2003 là 10.386.900 tấn,
trong đó sản lượng nấm bào ngư đạt trên 2 triệu tấn. Hiện Trung quốc có trên
10 viện và cơ sở nghiên cứu phát triển công nghệ nấm cùng với lực lượng
chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực nấm rất hùng hậu ở những vùng trọng
điểm. Tỉnh Phúc Kiến được xem là địa phương điển hình trong công nghệ
trồng nấm ở Trung Quốc, với năng suất và kim ngạch đứng đầu cả nước
chiếm khoảng 30% tổng sản lượng nấm trong nước. Năm 1996 sản xuất nấm
3
ở Phúc Kiến đạt khoảng 320 triệu USD, năm 1997 đạt 400 triệu USD và đến
năm 2000 đạt 500 triệu USD. Hiện nay vẫn tăng ổn định, chiếm tới 60% kim
ngạch xuất khẩu nấm của Trung Quốc. Nghề sản xuất nấm ăn của tỉnh đã
được xem là một trong 9 nghề sản xuất lớn trong nông nghiệp Nghề nấm đã
góp phần tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc nói chung và của tỉnh Phúc
Kiến nói riêng. Tại Phúc Kiến, nghề nấm đã tạo ra trên 3 triệu việc làm,

chiếm 32,7% lao động nông thôn.
2.1.2. Tại Việt Nam
Theo Lê Hồng Vinh (2004), tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm
dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt trên 100.000 tấn/ năm. Kim ngạch xuất
khẩu khoảng 40 triệu USD/năm với các loại nấm phổ biến như:
Nấm rơm tập trung ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ chiếm 90% sản lượng
nấm rơm cả nước
Mộc nhĩ tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm 70% sản lượng
cả nước
Nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc,
sản lượng mỗi năm khoảng 10.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay mô hình trồng
nấm bào ngư đang được nhân rộng khắp các tỉnh phía nam làm sản lượng nấm
bào ngư tăng lên đáng kể.
Nấm dược liệu (linh chi, vân chi, hầu thủ, ) mới được trồng ở một số
tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt )
sản lượng mỗi năm khoảng 100 tấn
Ngoài ra còn một số loại khác như trân châu, kim châm đang được
nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, số lượng chưa đáng kể
Thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn đang ngày càng mở rộng do người
tiêu dùng đã hiểu được giá trị dinh dưỡng của cây nấm đặc biệt trong tình
hình nhiều biến động về giá cả của các loại thực phẩm như cá, thịt, gia cầm
4
cũng như tình hình dịch bệnh xảy ra thì nấm ăn là nguồn thực phẩm được
người tiêu dùng chú trọng. Nhu cầu tiêu thụ trong nước hiện nay còn thiếu rất
nhiều so với thực tế sản xuất, sản lượng của ta chỉ mới đạt trên 100.000
tấn/năm. Với tình hình trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã
đề ra mục tiêu hướng tới sản xuất 1 triệu tấn nấm thực phẩm, trong đó xuất
khẩu 500.000 tấn vào năm 2010, đồng thời khuyến khích các địa phương cả
nước thực hiện chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm làm tăng sản
lượng nấm (Lê Xuân Thám, 2008)

Đặc biệt mô hình trồng nấm bào ngư hiện nay đang phát triển khá phổ
biến nhiều nơi như TP.Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên
Giang vì nó mang lại giá trị kinh tế không nhỏ và hứa hẹn nhiều tiềm năng
kinh tế. Điển hình như Công ty TNHH TM DONA (xã Tân Phú Trung, Củ
Chi) từ 10 trại nấm ban đầu, hiện nay đã tăng lên 46 trại ở củ Chi và mở rộng
nhiều chi nhánh trên cả nước. Nông dân Mai Thanh Nhân (huyện Châu
Thành, Bến Tre) ban đầu trồng thử nghiệm 1000 bịch phôi nấm bào ngư nay
phát triển lên 10.000 bịch và thành lập HTX Thanh tuyền mở rông mô hình
trồng nấm. Hiện nay HTX đã ký hợp đồng xuất khẩu nấm bào ngư sang thị
trường Châu Âu với số lượng 6 tấn/ tháng. Ông Bảy Yết (Phan.V. Yết, xã Tân
Thới Nhì, Hóc Môn, TP.HCM) khởi nghiệp từ trồng nấm bào ngư, hiện nay
đã mở rộng cơ sở với diện tích 6000 m2 cung cấp 20.000 phôi giống/ ngày,
ngoài ra, ông còn có sáng kiến đi lập làng nấm ở các tỉnh Long An, Vĩnh
Long, Đồng Tháp Chị Nguyễn Thị Minh Tấn (xã Long Hòa, huyện Dầu
Tiếng, Bình Dương) làm giàu từ trồng nấm bào ngư, từ 500 bịch phôi nấm,
hiện nay chị đã mở rộng diện tích trồng lên 1 ha thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Tại Tiền Giang, vừa qua Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học
Công nghệ đã triển khai thành công dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và
tiêu thụ các loại nấm (từ khâu giống, trồng và thu mua chế biến tiêu thụ nấm)
tại Tiền Giang”. Dự án cho thấy mô hình trồng nấm bào ngư mang lại hiệu
quả kinh tế cao nên đã được phát triển nhân rộng. Trung tâm đã chuyển giao
5
200.000 bịch phôi nấm bào ngư cho một số tỉnh Nam bộ để triển khai sản
xuất. Hiện nay, ở Tiền Giang đã có hơn 30 hộ trồng nấm bào ngư với diện
tích trên 100 m2/hộ thu nhập từ 10 – 12 triệu đồng/hộ
2.1.3. Tại tỉnh Đắk Lắk
Tại Đắk Lắk, Việc nuôi trồng nấm Bào ngư đã được thực hiện thành
công ở một số nơi trong đó có kết quả của dự án NTMN “Ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ xây dựng mô hình cơ sở nhân giống và SX nấm thương phẩm tỉnh
Đắk Lắk” do Trung tâm ứng dụng KH&CN thực hiện năm 2000 - 2004; Việc

xây dựng mô hình sản xuất nấm tại hộ gia đình vợ chồng anh Nguyễn Quốc
Hùng và chị Đỗ Việt Thông (thôn 1, xã Ea Pil, huyện M’Drak đã xây dựng hệ
thống nhà trồng nấm với diện tích khoảng 200m
2
để trồng 3 loại nấm chủ yếu
là nấm tai mèo, nấm bào ngư và nấm rơm đến nay bước đầu mô hình của gia
đình anh chị đã gặt hái được một số thành công nhất định. Hộ gia đình chị
Nguyễn Thị Bích Vân, ở thôn 1 xã Quảng Điền, huyện Krông Ana (Đắk Lắk)
- địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng đã biết vượt qua đói nghèo vươn lên làm
giàu chính đáng bằng mô hình trồng nấm.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Krông Búk
Huyện Krông Búk nằm về phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14; có tổng diện tích tự
nhiên 35.782 ha, với 7 đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở
cạnh Quốc lộ 14 trên địa bàn xã Cư Né và Chư K’Bô; có ranh giới với các
huyện như sau:
- Phía Đông giáp huyện Krông Năng.
- Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar, Ea H’Leo.
- Phía Nam giáp thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M’Gar.
- Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.
6
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, giáp thị xã Buôn Hồ, trên trục Quốc
lộ 14, nối huyện Krông Búk với thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Plây
Ku; giao lưu thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả
nước. Đây chính là điều kiện khá thuận lợi trong quan hệ phát triển kinh tế -
xã hội của huyện. .
Huyện Krông Búk nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
đặc thù của vùng khí hậu cao nguyên, thời tiết phân thành 2 mùa rõ rệt. Điều
kiện tự nhiên, thổ nhưỡng được thiên nhiên ưu đãi, quỹ đất canh tác khá màu
mỡ, rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế

cao như cà phê, cao su, hồ tiêu,…đây là điều kiện thuận lợi và thế mạnh để
huyện phát triển nền nông nghiệp. Hiện nay huyện xác định việc phát triển
nông nghiệp mang tính chất lâu dài, đồng thời cải tạo các vùng đồi núi trọc,
các vùng đất bạc màu nhằm phát triển hệ sinh thái, cải tạo môi trường và tăng
thu nhập cho người dân.
- Dân số toàn huyện 57.002 người;
+ Đồng bào DTTS là 18.521; chiếm 32.5% DS;
+ Đồng bào dân tộc tại chỗ là 17.862; chiếm 31.3% DS.
2.2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Pơng Đrang:
Xã Pơng Drang nằm phía Bắc huyện Krông Búk, cách trung tâm huyện
6km theo quốc lộ 14.
- Vị trí địa lý tiếp giáp với các xã như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Chứ KBô - Huyện Krông Búk - Tỉnh Đăk Lăk.
+ Phía Đông và Nam giáp xã Ea Đê - Huyện Krông Búk - Tỉnh Đăk Lăk.
+ Phía Tây giáp xã Ea Ngai - huyện Krông Búk - Tỉnh Đăk Lăk.
- Xã Pơng Drang, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
khoảng 600m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 3-8
o
, địa hình có xu
7
hướng thấp dần từ Bắc xuống nam. Phần lớn đất đai của xã là đất đỏ bazan có
tầng dày đã được đưa vào khai thác sử dụng.
- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm gió mùa,
chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Tây Nam.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 21,8
o
C.
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất năm: 36,6
o

C.
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm: 8,8
o
C.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 84,6%, độ ẩm thấp nhất 11%.
-Chế độ gió: Thịnh hành theo 2 hướng chính: Gió Đông bắc thổi vào các
tháng mùa khô và gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa. Vận tốc gió trung
bình năm: 2,43 m/s, tốc độ gió trung bình lớn nhất 26m/s (tháng 6/1992).
- Số giờ nắng trung bình năm: 2.484 giờ.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.547,7 mm, nằm trong tiểu vùng có
lương mưa trung bình năm thấp của tỉnh, lượng mưa trung bình cao nhất
235,7mm (tháng 8). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10,
chiếm 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
chiếm 15% lượng mưa cả năm.
- Mang khí hậu nhiệt đới cao nguyên thuận lợi cho việc phát triển các
loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu,…
- Diện tích đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm 99,7% tổng diện tích tự
nhiên, đây là loại đất tốt, có giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
- Người dân được tiếp thu trình độ sản xuất tiên tiến, hiện đại nên khả
năng khai thác tiềm năng đất đai trên địa bàn được đánh giá là có hiệu quả cao.
- Một số thôn đồng bào dân tộc tại chỗ mặc dù có kinh nghiệm sản xuất
nông nghiệp nhưng việc tiếp thu trình độ sản xuất tiên tiến còn nhiều hạn chế.
8
2.2.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Ea Ngai
9
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Bào ngư tại 2 xã Ea
Ngai và Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk;

- Nội dung 2: Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào ngư cho nông dân;
- Nội dung 3: Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả rút ra bài học kinh
nghiệm và nhân rộng mô hình nuôi trồng nấm Bào ngư.
3.2. Phương pháp tiến hành, kỹ thuật sử dụng
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nấm Bào ngư (tên khoa học: Pleurotus spp).
1.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện: Tại 02 xã Ea Ngai và Pơng Đrang, huyện Krông
Búk, tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian thực hiện: 06 tháng từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013.
1.3. Quy mô và thiết kế:
- Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào ngư: Tổng số 2 lớp, mỗi xã 1
lớp; Quy mô 40 người/lớp; Thời gian 1 ngày; Nội dung tập huấn: Quy trình
kỹ thuật Nuôi trồng, thu hoạch nấm Bào ngư, hướng dẫn nông dân cách hạch
toán hiệu kinh tế trong quá trình tổ chức sản xuất, cung cấp cho nông dân các
thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Bào ngư: Tổng số 2 mô hình, mỗi
xã 1 mô hình; Qui mô: mỗi mô hình nuôi trồng 4.000 bịch phôi giống nấm
Bào ngư. Các biện pháp kỹ thuật khác như nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch
10
được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch do
Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk soạn thảo.
- Tổ chức hội thảo Tổng số 2 buổi, mỗi xã 1 buổi; Quy mô 40
người/buổi; Nội dung: thăm mô hình, đánh giá các ưu, nhược điểm và tính
thích nghi, triển vọng của việc nuôi trồng nấm Bào ngư tại địa phương , từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm về việc nhân rộng mô hình.
2. Chỉ tiêu và phương pháp tiến hành
2.1. Chỉ tiêu theo dõi
1. Thời gian sinh trưởng:

2. Bệnh hại
3. Năng suất thực tế (Kg)
4. Hiệu quả kinh tế của mô hình
2.2. Phương pháp theo dõi: Kiểm tra, đo đếm số liệu liên tục
1tuần/1lần. Tại các điểm được đánh dấu cố định nằm trên 5 điểm chéo góc.
- Theo dõi thời gian sinh trưởng: Để giảm bớt những công đoạn phức
tạp ta nuôi trồng nấm Bào ngư trên những bịch phôi đã xử lý cấy meo giống
vào hai giai đoạn cuối: Nuôi ủ tơ nấm và tưới đón thu hoạch (quả thể).
- Theo dõi năng suất thực tế: Được tính tổng năng suất nấm thực thu
qua các đợt tại mô hình.
* Thu hái nấm: Nấm bào ngư mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ
lớn cần hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất, chất lượng cao
nhất. Tiêu chuẩn là rìa mũ nấm vẫn co vào trong sắp dàn phẳng, thịt nấm dầy,
chắc, mập và non. Lúc này nấm chuẩn bị phát tán bào tử, là thời điểm hái
nấm. Nếu nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm đó là các bào tử phát
tán (biểu hiện nấm già). Hái nấm không được để sót phần “gốc” trên bịch
nấm, nếu còn sót lại phải cấu sạch để nấm ra đợt tiếp theo tốt hơn.
11
- Mức độ nhiễm một số loại sâu hại và bệnh hại chính:
+ Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm
mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác.
+ Trường hợp ấu trùng ruồi (dòi), chúng chui vào các khe cửa phiến
nấm, cắn phá làm hư hại nấm. Tốc độ sinh sản chúng lại rất nhanh, nên thiệt
hại không phải nhỏ. Nhà trồng vì vậy nên làm lưới chắn, để cho chúng không
lọt vào. Tuy nhiên, vấn đề chính là vệ sinh nhà trại, không để ổ dịch.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ hao hụt;
+ Năng suất của bịch phôi;
+ Thời gian, số lượng nấm qua mỗi đợt thu hoạch;
+ Năng xuất thực tế qua từng đợt;

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình:
+ Tổng thu = Năng suất tại mô hình x giá tại mô hình
+ Tổng chi: giống và các vật tư khác, lao động
+ Lãi thuần = tổng thu – tổng chi
+ Tỷ suất lợi nhuận = tổng thu/ tổng chi
3.2.3. Phương pháp chọn hộ:
a) Lựa chọn địa điểm triển khai đề tài: Địa điểm triển khai thực hiện đề
tài phải đúng với mục tiêu của thuyết minh đã đề ra.
b) Những tổ chức và cá nhân được lựa chọn tham gia mô hình của đề tài
phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có nhu cầu đối với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cần được ứng dụng
chuyển giao;
12
- Có lao động, kinh nghiệm và có trách nhiệm, nhiệt tình khi áp dụng
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
- Vị trí địa lý gần đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển phôi
nấm, đồng thời phải thuận tiện cho việc đi lại triển khai đề tài cũng như phục
vụ nhu cầu tham quan học tập ở địa phương.
- Có khả năng nhân rộng các kết quả mô hình cho các cá nhân, tố chức
khác trong vùng…
- Có khả năng tài chính hoặc điều kiện sẵn có cho việc đầu tư trồng
nấm ngoài khả năng hỗ trợ của dự án (nhà trồng nấm (có thể tận dụng chuồng
gia súc không sử dụng), thiết bị, lao động )
3.2.4. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sẽ ứng
dụng trong đề tài
- Ứng dụng kết quả đề tài khoa học cấp tỉnh: Ứng dụng kết quả Dự án
Nông thôn miền núi: “Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình cơ sở
nhân giống và SX nấm thương phẩm tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm ứng dụng
KH&CN thực hiện năm 2000 - 2004.
3.2.5. Khảo sát, lựa chọn và xây dựng mô hình

- Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành khảo sát, lựa chọn và xây dựng 02
mô hình tại hộ ông Trần Ngọc Phê, địa chỉ thôn 5, xã Ea Ngai và ông Tạ Đình
Tư, thôn 9, xã Pơng Đrang. Quy mô mỗi mô hình là 4.000 bịch phôi giống/
mỗi mô hình.
- 02 hộ nông dân được chọn tham gia thực hiện mô hình trong đề tài: Đã
có kinh nghiệm nuôi trồng nấm ăn, có đủ diện tích để xây dựng trại nuôi trồng
nấm, có lao động tham gia thực hiện mô hình, tích cực, nhiệt tình trong việc
áp dụng TBKT mới, đã có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng năm bào ngư,
nấm mèo
3.2.6. Tiến độ thực hiện đề tài
13
- Tháng 9 /2013: Khảo sát chọn địa điểm;
- Tháng 15/9/2013: Chủ hộ chuẩn nhà làm nấm, dọn mặt bằng, sử lý nền
và vách thưng bằng vôi bột để khử trùng;
- Ngày 01/10/2013: Nhận phôi nấm, thực hiện trồng và chăm sóc;
- Ngày 05/10/2013: Tiến hành xẻ bịch nấm;
- Ngày 20-23/10/2013: Bắt đầu thu hoạch nấm;
- Tháng 11/2013: Tiếp tục chăm sóc, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại để
có biện pháp sử lý và tiếp tục thu hoạch;
- Tháng 12/2013: Tiếp tục chăm sóc, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại để
có biện pháp sử lý và tiếp tục thu hoạch; Tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá tình
hình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng nấm bào ngư tại
huyện Krông Búk.
- Tháng 12/2013: Xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá nghiệm thu;
- Quá trình chuẩn nhà, gieo trồng chăm sóc, BVTV các chủ hộ đều thực
hiện đúng theo quy trình kỹ thuật đã tập huấn.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nội dung 1: Xây dựng mô hình
4.1.1. Xây dựng trại chăm sóc nắm:

- Dây treo làm bằng nilon, mỗi dây treo 13-14 bịch phôi.
- Dây này cách dây kia 23-25cm (mục đích tránh sự va chạm khi nấm
phát triển).
- Dây cách mặt đất 0,3m.
14
- Chừa lối đi khoảng 1m giữa các hàng để thuận lợi cho việc chăm sóc
cũng như thu hái.
- Lót tấm nilon dưới mái nhà trại để ngăn côn trùng, sâu bệnh trên mái
nhà rơi xuống phá hoại nấm. Xung quanh nhà trồng nấm giăng tấm bạt để
tránh gió, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.
4.1.2. Khử trùng trại chăm sóc nắm:
- Do nấm phát triển trong môi trường sạch, nên đã tiến hành khử trùng
trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng 10 ngày.
- Cách khử trùng:
+ Mỗt trại 100gr vôi bột/1m
2
, rải đều trên mặt nền trại nấm.
+ Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8lít
nước, phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói
cho 100m
2

- Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào
chăm sóc.
4.1.2. Thời gian sinh trưởng:
BCN đề tài phối hợp với Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh lựa chọn
đơn vị cung cấp phôi nấm rỏ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng để cung cấp cho
02 mô hình trồng và chăm sóc nấm bào ngư. Ngày 01/10/2013 đã tiến hành
bàn giao các bịch phôi giống cho 02 mô hình trồng, chăm sóc và thu hoạch.
- Sau 05 ngày kể từ ngày nhận giống (05/10/2013), chọn những bịch có

sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành dùng dao lam rạch từ 3 - 4
đường dài khoảng 3 - 4cm trên bịch phôi, sau khi rạch bịch để ngày hôm sau
mới phun tưới nước. Trong thời gian này chỉ tiến hành tưới ở nền và mái để
giữ ẩm, bắt đầu từ ngày 16 sau khi nấm bắt đầu nhú thì tiến hành tưới bằng
bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm
độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 –
15
4lần/ngày, Sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%,
hoặc sờ tay vào bịch phôi thấy mát là được. Nhiệt độ thích hợp 25-32
o
C, nhiệt
độ tối ưu 27-28
o
C.
- Sau 20 ngày tại mô hình ông Trần Ngọc Phê, thôn 5 xã Ea Ngai đã
tiến hành thu hoạch, trong khi đó đến ngày thứ 23 mô hình tại nhà ông Tạ
Đình Tư, thôn 9 xã Pơng Đrang mới tiến hành thu hoạch lứa đầu tiên.
- Kiểm tra thường xuyên, nếu có hiện tượng bịch phôi bị mốc xanh hoặc có
màu lạ, cần phải đem ra ngoài cách ly hoặc tiêu hủy để tránh lây nhiễm.
4.1.3 Tình hình sâu, bệnh hại
Nấm bào ngư có sức sống mạnh, so với những loài nấm khác thì nấm
bào ngư ít bị bệnh nhất.
Tuy nhiên, khi nuôi trồng nấm lại rất nhạy cảm với môi trường, như
nhiệt độ lên xuống đột ngột cũng có thể làm nấm ngừng tăng trưởng, không
mọc được hoặc tàn nhanh. Quá trình tưới nếu giọt nước quá lớn và mạnh sẽ
làm dễ chết nụ nấm non và tai nấm trưởng thành, tai nấm bị dư nước thường
chết nhũn.
Đối với bệnh nhiễm, thì có hai bệnh chủ yếu: Mốc xanh (Trichoderma
sp.) và ấu trùng ruồi.
- Trichoderma phát triển mạnh trên các cơ chất có gỗ, chúng có thể

tranh ăn với nấm bào ngư làm ảnh hưởng đến năng suất nấm. Nấm bệnh bắt
đầu từ những vết bông xanh, sau đó chúng nhanh chóng chuyển sang đen.
- Trường hợp ấu trùng ruồi hay còn gọi là dòi, chúng chui vào bịch và
bịch bị thâm quầng từng mãng. Vết bệnh có những đường rãnh quằn quyện
như “vẽ bùa”. Đôi khi chúng cũng len vào giữa các khe bên dưới mũ nấm, cắn
phá làm hại nấm.
16
Bảng 4.1. Tỷ lệ và mức độ sâu, bệnh hại chính
Địa điểm
Mốc xanh Ấu trùng ruồi
Ghi
chú
Số bịch
bị hại
Tỉ lệ
(%)
Mức
độ
Số bịch
bị hại
Tỉ lệ
(%)
Mức
độ
Ea Ngai 85 2.12 + - - -
Pơng
Đrang
97 2.42 + 27 0.68 +
Ghi chú: +: nhẹ; ++: trung bình; +++: nặng
Thời gian theo dõi bắt đầu từ khi nhận phôi giống (01/10) đến thời kỳ viết

báo cáo tổng kết (30/12/2013).
Theo kết quả tại bảng 4.1 cho thấy tình hình sâu bệnh hại tại các mô hình
như sau:
- Bệnh mốc xanh có xuất hiện ở mức độ nhẹ, giao động từ 2,12 -
2,42%, chủ yếu xuất hiện ở thời gian cuối của đợt thu hoạch, không ảnh
hưởng nhiêu đến năng xuất của mô hình; Các chủ hộ thường xuyên kiểm tra,
theo dõi, khi phát hiện có dấu hiệu bệnh mốc xanh trên bịch phôi nấm thì cách
ly nguồn bệnh, tập trung thiêu hủy tránh lây lan.
- Về ấu trùng ruồi: Tình hình xuất hiện rất ít trong thời gian nuôi trồng,
chăm sóc và thu hoạch, chỉ xuất hiện ở mô hình Pơng Đrang với tỉ lệ 0,68%.
4.1.4. Tỷ lệ hao hụt
Nấm bào ngư có sức sống mạnh, so với những loài nấm khác. Khi
mang bịch phôi về đã được đem ngay vào trại trồng nấm, không để ngoài
nắng để tránh làm chết tơ nấm.
17
Bảng 4.2. Tỷ lệ hao hụt
Địa điểm Tỷ lệ hao hụt Số bịch nấm thực thu
Số bịch bị sâu
bệnh hại, chết…
Tỉ lệ (%) Số bịch Tỉ lệ (%)
Ea Ngai 105 2,63 3.895 97,70
Pơng Đrang 108 2,70 3.892 97,30
TB 106,5 2,67 3.893,5 97,34
Thời gian theo dõi bắt đầu từ khi nhận phôi giống (01/10) đến thời kỳ viết
báo cáo tổng kết (30/12/2013).
- Sau thời gian chăm sóc nấm phát triển tốt cho thu hoạch sản lượng đạt
cao, tỷ lệ hao hụt rất thấp, lý do các bịch phôi bị nhiễm nấm bệnh, các bịch
phôi không đạt chất lượng, chết chiếm tỷ lệ 2,67%.
4.15 Năng xuất thực thu
Bảng 4.3 Năng xuất thực thu

Địa điểm
Tháng
10
(kg)
Tháng
11
(kg)
Tháng
12
(kg)
Tổng
cộng
(kg)
Bình
quân
(kg/ngày)
Bình
quân
(kg/bịch)
Ea Ngai 122,0 375,0 384,0 881,0 12,6 0,323
Pơng
Đrang
80,5 360,0 375,0 815,5 12,2 0,313
TB 101,3 367,5 379,5 848,3 12,4 0,318
Năng xuất thực thu của mô hình giao động từ 881,0kg – 815,5kg/ một
mô hình trong thời gian thu hoạch là 67 – 70 ngày. Bình quân một ngày mỗi
mô hình thu được 11,13kg.
c) Hiệu quả kinh tế
Bảng 4.4: Chi phí sản xuất nấm bào ngư trên 1 mô hình 4.000 bịch
18

Chi phí chăm sóc, thu
hoạch nấm
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
Giống 4.000 bịch 3.500đ 14.000.000
Làm trại 1 trại 3.000.000/3 vụ 1.000.000
Điện + nước trọn gói 1.000.000đ 1.000.000
Vôi bột 125kg 3.000đ/kg 375.000
Công chăm sóc bảo quản 3 tháng 600.000đ/tháng 1.800.000
Công tưới
(1giờ/ngày x 90 ngày)
90 ngày 20.000đ/giờ 1.800.000
Công thu hoạch
(1/2giờ/ngày x 70 ngày)
70 ngày 10.000đ/30’ 700.000
Tổng cộng 20.675.000
Tổng chi phí cho một mô hình 4.000 bịch phôi giống là
:
20.675.000đ
Năng xuất trung bình nấm bào ngư tại Krông Búk: 848,3kg
Giá bán bình quân: 32,000đ x 848,3 kg = 27.114.000đ
Lợi nhuận thu được là: 6.469.000đ
Nhận xét:
- Năm 2013 là năm phá kỷ lục về bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên
Biển Đông. Đã có đến 14 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới, tổng số cơn bão và áp
thấp năm 2013 lên con số 19. Trong giai đoạn tiến hành xây dựng mô hình
(Tháng 10 - 12/2013) có 3 cơn bão rất mạnh, ảnh hưởng hoặc đổ bộ trực tiếp vào

là cơn số 10, cơn số 11 và cơn số 14 (siêu bão Haiyan) vừa qua. Trong nhưng
ngày mưa bão, nhiệt độ xuống thấp, ẩm ướt điều này cũng ảnh hưởng đến năng
xuất thực tế của các mô hình nấm bào ngư tại huyện krông Búk.
Qua các mô hình trồng nấm bào ngư tại huyện Krông Búk cho thấy khả
năng sinh trưởng, phát triển của nấm bào ngư tại địa phương.
Hạch toán kinh tế cho một mô hình với diện tích 50 m
2
trồng 4.000
bịch phôi nấm cho sản lượng bình quân đạt từ 815.5 đến 881 kg nấm, khả
năng cho thu hoạch thường xuyên mỗi ngày từ 12,2 - 12,6 kg nấm, kéo dài từ
19
4 đến 5 tháng, đảm bảo cho người nông dân có thu nhập thường xuyên phục
vụ cho tái sản xuất và chi phí sinh hoạt gia đình. Với giá thị trường 32.000
đồng/kg, nông dân đạt tổng doanh thu 27.114.000đ. Sau khi trừ chi phí sản
xuất, mỗi mô hình đã giúp người nông dân thu lãi 6.469.000đ. Thực tế đối với
mô hình tại hộ ông Trần Ngọc Phê, địa chỉ thôn 5, xã Ea Ngai và ông Tạ Đình
Tư, thôn 9, xã Pơng Đrang. Mỗi ngày, từ 4 đến 5 giờ sáng ông cùng với các
thành viên trong gia đình đã thu hoạch nấm, sơ chế, phân loại và định lượng
sau đó mang ra chợ tiêu thụ dể dàng. Hàng ngày, gia đình đều có thu nhập từ
350 đến 400 ngàn đồng. Ngoài hiệu quả cao về mặt kinh tế, mô hình này còn
giúp bà con nông dân được tiếp cận với những tiến bộ KHKT, tận dụng được
nguồn nguyên liệu sẵn có, không gây ô nhiễm môi trường và giải quyết được
việc làm cho các thành viên trong gia đình; Đồng thời có thể mở rộng cho các
lao động nông nghiệp ở các xã trên địa bàn huyện Krông Búk.
4.2. Nội dung 2: Tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
- Đã tổ chức 02 lớp tập huấn (01 lớp tại xã Ea Ngai và 01 lớp tại xã
Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).
- Nội dung: Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào ngư: Tổng số 2 lớp,
mỗi xã 1 lớp; Quy mô 40 người/lớp; Thời gian 1 ngày; Nội dung tập huấn:
Quy trình kỹ thuật Nuôi trồng, thu hoạch nấm Bào ngư, hướng dẫn nông dân

cách hạch toán hiệu kinh tế trong quá trình tổ chức sản xuất, cung cấp cho
nông dân các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Trong buổi tập huấn các hộ nông dân tham gia được phát tài liệu,
nghe hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nuôi trồng, thu hoạch nấm Bào ngư và
một số TBKT mới hiện đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả: Sau đợt tập huấn, các hộ nông dân đã cơ bản nắm vững được
Quy trình kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch nấm Bào ngư và giá trị dinh dưỡng
và lợi ích kinh tế của các mô hình trông nấm bào ngư trên địa bàn tỉnh. Các
20
hộ nông dẫn đi sâu, tìm hiểu kỹ kỹ trình kỹ thuật, học hỏi từng bước để có thể
áp dụng vào cho gia đình mình.
4.3. Nội dung 3: Tổ chức Hội thảo đầu bờ
- Đã tiến hành tổ chức 02 buổi Hội thảo đầu bờ tại các mô hình, để
đánh giá tổng kết quả thực hiện đề tài tại xã Ea Ngai và xã Pơng Đrang,
huyện Krông Búk. Có hơn 80 đại biểu tham gia hội thảo gồm: Nội dung:
Thăm mô hình, đánh giá các ưu, nhược điểm và tính thích nghi, triển vọng
của việc nuôi trồng nấm Bào ngư tại địa phương, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm về việc nhân rộng mô hình
- Tại buổi Hội thảo, nhóm thực hiện đề tài trình bày các kết quả đề tài
đạt được. Phần trình bày về hiệu quả mô hình đã dành được sự quan tâm chú
ý của các hộ nông dân. Các hộ nông dân tham gia đã quan tâm trao đổi, thảo
luận nhiều về kỹ thuật nuôi, trồng, thu hoạch và sơ chế nấm bào ngư;
21
Lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và thu hoạch nấm bào ngư
tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
- Nội dung được đại biểu thảo luận quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế
của các mô hình; chi phí để sản xuất.
- Các mô hình nuôi trồng nấm bào ngư tại các xã Ea Ngai và Pơng
Đrang cho thấy nấm bào ngư sinh trưởng và phát triển tại địa bàn, năng xuất
trung bình 0,32kg/bịch phôi, thu nhập bình quân 350.000đ - 400.000đ/ngày.

4.4. Nhận xét chung
- Nấm bào ngư, sinh trưởng và phát triển tốt và thích hợp với thời tiết ở
xã Cư Pui, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
- Việc nuôi trồng nấm bào ngư mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao
so với các loại cây ngắn ngày khác, Hạch toán kinh tế cho thấy một mô hình
với diện tích 50 m
2
trồng 4.000 bịch phôi nấm cho sản lượng bình quân đạt từ
815.5 đến 881 kg nấm, khả năng cho thu hoạch thường xuyên mỗi ngày từ
12,2 - 12,6 kg nấm, kéo dài từ 4 đến 5 tháng, đảm bảo cho người nông dân có
thu nhập thường xuyên phục vụ cho tái sản xuất và chi phí sinh hoạt gia đình.
Đạt tổng doanh thu 27.114.000đ. Lãi 6.469.000đ.
22
Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi trồng nấm bào ngư tại
huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
- Về mặt tổng thể, đề tài đã được thực hiện thành công, các nội dung
đều được hoàn thành đảm bảo về mặt chất lượng và tiến độ thời gian.
- Thời điểm kết thúc đề tài, việc tổ chức hội thảo, tham quan mô hình
đã có tác động tích cực đến việc giới thiệu, thông tin kết quả mô hình.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Đã xây dựng thành công 02 mô hình nuôi trồng nấm bào ngư, sinh
trưởng và phát triển tốt tại xã Cư Pui, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh
Đắk Lắk, thích hợp với thời tiết ở địa phương.
- Hạch toán kinh tế cho thấy mỗi một mô hình với diện tích 50 m
2
trồng
4.000 bịch phôi nấm cho sản lượng bình quân đạt từ 815.5 đến 881 kg nấm,
khả năng cho thu hoạch thường xuyên mỗi ngày từ 12,2 - 12,6 kg nấm, kéo

dài từ 4 đến 5 tháng, đảm bảo cho người nông dân có thu nhập thường xuyên
phục vụ cho tái sản xuất và chi phí sinh hoạt gia đình. Tổng doanh thu
27.114.000đ. Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi mô hình đã giúp người nông
dân thu lãi 6.469.000đ. Các gia đình đều có thu nhập từ 350 đến 400 ngàn
đồng/ngày. Ngoài hiệu quả cao về mặt kinh tế, mô hình này còn giúp bà con
nông dân được tiếp cận với những tiến bộ KHKT, tận dụng được nguồn
nguyên liệu sẵn có, không gây ô nhiễm môi trường và giải quyết được việc
làm cho các thành viên trong gia đình; Đồng thời có thể mở rộng cho các lao
động nông nghiệp ở các xã trên địa bàn huyện Krông Búk.
- Đã triển khai tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu
hoạch nấm bào ngư và tổ chức 02 buổi Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả việc
xây dựng mô hình trồng nấm bào ngư tại huyện Krông Búk. Sau đợt tập huấn,
các hộ nông dân đã cơ bản nắm vững được Quy trình kỹ thuật nuôi trồng, thu
hoạch nấm Bào ngư và giá trị dinh dưỡng và lợi ích kinh tế của các mô hình
23
trông nấm bào ngư trên địa bàn tỉnh. Các hộ nông dẫn đi sâu, tìm hiểu kỹ kỹ
trình kỹ thuật, học hỏi từng bước để có thể áp dụng vào cho gia đình mình.
5.2. Kiến nghị
- Nhìn chung với khí hậu ở Đắk Lắk nói chung, huyện krông búk nói
riêng nấm bào ngư có thể trồng quanh năm. Đây là một nghề thích hợp cho bà
con nông dân. Với nguyên liệu trồng nấm bào ngư có thể trồng trên nhiều loại
nguyên liệu như: gỗ khúc, mạc cưa, rơm rạ, bả mía, võ cây đậu, cùi bắp, nói
chung nấm bào ngư có khả năng sử dụng tốt mọi nguồn hydrat carbon, nhất là
cellulose. Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, không gây ô nhiễm môi
trường và giải quyết được việc làm cho các thành viên trong gia đình. Đo đó
cần triển khai việc khai thác kết quả thành công của đề tài, nhằm nhân rộng
việc xây dựng nuôi trồng nấm bào ngư ở các địa bàn khác.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký, ghi họ tên)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ

(Ký, đóng dấu)
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ký, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
1. Lê Hồng Vinh (2004). Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu
thụ các loại nấm (Từ khâu giống, trồng và thu mua chế biến tiêu thụ nấm) tại
tỉnh Tiền Giang”.
2. Lê Xuân Thám (2008). Từ kinh nghiệm phát triển công nghệ nấm ở
Phúc Kiến – Thượng Hải, Vân Nam – Công Minh, Trung Quốc hướng tới xây
dựng trục công nghệ nấm ở Lâm Đồng – Đồng Nai – Tp. Hồ Chí Minh, Việt
Nam. Kỷ yếu hội thảo “Giải Pháp phát triển nghề sản xuất, chế biến nấm ăn
và dược liệu trên địa bàn các huyện /thị xã/ TP. Biên Hòa”
3. Phạm Văn Sáng (2008). Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn và
nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kỷ yếu hội thảo “Giải Pháp phát
triển nghề sản xuất, chế biến nấm ăn và dược liệu trên địa bàn các huyện /thị
xã/ TP. Biên Hòa”
4. Trần Lê Thu Thảo (2008). Một số kinh nghiệm sản xuất và nuôi
trồng các loại nấm của công ty TNHH Dona. Kỷ yếu hội thảo “Giải Pháp
phát triển nghề sản xuất, chế biến nấm ăn và dược liệu trên địa bàn các
huyện /thị xã/ TP. Biên Hòa”.
8. Dự án NTMN “Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình cơ sở
nhân giống và SX nấm thương phẩm tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm ứng dụng
KH&CN thực hiện năm 2000 - 2004
9. Niên giám thống kê năm 2011, năm 2012 của Cục Thống kê tỉnh
Đắk Lắk.
PHỤ LỤC
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
25

×