i
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC HÌNH V
DANH MỤC BẢNG BIỂU IIX
DANH MỤC BIỂU ĐỒ XI
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1. 2. Mục tiêu và nội dung thực hiện 5
1.2.1. Mục tiêu 5
1.2.2. Nội dung thực hiện 6
1.3. Các nguồn vốn đã huy động 6
1.4. Thời gian thực hiện 6
1.5. Hướng tiếp cận của đề tài 7
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 8
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 8
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
2.1.3. Tại Bình Thuận 166
2.2. Rầy nâu, Nilaparvata lugens 17
2.2.1. Đặc điểm phân loại và hình thái học 17
2.2.2. Phân bố 17
2.2.3 Sinh trưởng và tập tính sinh sản 17
2.2.4. Tập quán sinh sống và cách gây hại 19
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của rầy nâu 19
2.2.6. Các biện pháp phòng trừ rầy nâu 21
2.3 Nấm xanh, Metarhizium anisopliae 23
2.3.1. Đặc tính sinh học của nấm xanh và phổ ký chủ 23
ii
2.3.2. Độc tính của nấm xanh 23
2.3.3. Cơ chế tác động của nấm xanh đối với côn trùng gây hại 24
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm của nấm xanh 25
2.3.5 Môi trường sản xuất nấm xanh phòng trừ rầy nâu hại lúa 26
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đối tượng 29
3.1.1. Đối tượng thực hiện 29
3.1.2. Nguyên vật liệu, trang thiết bị, năng lượng 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu 300
3.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 30
3.2.2. Phương pháp khảo sát chọn HTX, xã viên tham gia mô hình 30
3.2.3. Phương pháp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân 31
3.2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
3.2.5. Phương pháp điều tra, theo dõi lấy số liệu (Theo Quy trình do Viện Lúa
ĐBSCL chuyển giao, đính kèm Phụ lục) 33
PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 36
4.1. Đào tạo cho cán bộ của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chế phẩm sinh học
Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất) 36
4.1.1. Đào tạo tại Viện Lúa 36
4.1.2. Viện Lúa ĐBSCL kiểm tra thực tế và hướng dẫn kỹ thuật tại Bình Thuận37
4.1.3. Hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm 37
4.2. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm từ giống cấp 2 tại Trung tâm Thông tin
và Ứng dụng Tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận 37
4.2.1. Kết quả sản xuất chế phẩm từ giống cấp 2 tại Trung tâm 37
4.2.2. Kết quả kiểm tra chất lượng chế phẩm tại Chi cục Tiêu chuẩn – Đo
Lường – Chất Lượng Bình Thuận 38
4.3. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ
rầy nâu hại lúa tại 2 HTX thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình 40
iii
4.3.1. Kết quả khảo sát chọn xã viên tham gia mô hình 40
4.3.2. Tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh
Ometar ở quy mô nông hộ và kỹ thuật sử dụng chế phẩm cho cán bộ địa
phương và xã viên tham gia mô hình 40
4.3.3. Xây dựng mỗi HTX 1 mô hình có đối chứng 46
4.4. Theo dõi, đánh giá mô hình trong 3 vụ lúa 46
4.4.1. Kết quả theo dõi, đánh giá mô hình tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm
Chính 1 trong 3 vụ lúa 47
4.4.2. Kết quả theo dõi, đánh giá mô hình tại HTX Nông nghiệp Bình Liêm
trong 3 vụ lúa 63
4.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng 77
4.5. Hội thảo đầu bờ 80
4.5.1. Hội thảo đầu bờ tại mỗi HTX 80
4.5.2. Hội thảo tổng kết mô hình 81
PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 83
5.1. Những mặt đạt được 83
5.2. Những khó khăn và hạn chế 87
PHẦN 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
6.1 Kết luận 88
6.2 Kiến nghị 89
PHẦN 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Tiếng Việt 91
Tiếng Anh 93
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH 102
PHỤ LỤC 131
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
M.a: Nấm xanh Metarhizium anisopliae
Trung tâm: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ Khoa học công nghệ
Bình Thuận.
KHCN: Khoa học công nghệ.
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
ATSH: An toàn sinh học
BVTV: Bảo vệ thực vật
VL, LXL: Vàng lùn, lùn xoắn lá
BT/g: Bào tử/gram
THH: Thuốc hóa học
TTR: Thuốc trừ rầy
TTS: Thuốc trừ sâu
NSS: Ngày sau sạ
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời của rầy nâu Nilaparvata lugens 188
Hình 2.2: Nhện ăn mồi (a) và Bọ xít mù xanh (b) 20
Hình 3.1: Phương pháp đếm tế bào trong buồng đếm hồng cầu 355
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Hình 1: Thực hành chuẩn bị môi trường thứ cấp để nhân nhanh nấm xanh
Ometar 102
Hình 2: Thực hành làm tơi môi trường thứ cấp sau khi hấp tiệt trùng 1022
Hình 3: Cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa hướng dẫn thực hành cấy nấm xanh
vào túi môi trường thứ cấp 102
Hình 4: Thực hành cấy nấm xanh vào môi trường thứ cấp 1022
Hình 5: Các túi chế phẩm nấm xanh do cán bộ kỹ thuật của Trung tâm
cấy tại Viện Lúa 1033
Hình 6: Cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa hướng dẫn thực hành
sấy nấm
xanh………………………………………………………………… 1033
Hình 7: Thực hành kiểm tra chất lượng chế phẩm nấm xanh Ometar
bằng kính hiển vi 103
Hình 8: Thực hành lấy chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chế phẩm tại đồng ruộng 103
Hình 9: Thực hành phun xịt chế phẩm nấm xanh tại đồng ruộng 104
Hình 10: Trao đổi với nông dân tham gia mô hình tại huyện Thới Lai 104
Hình 11: TS. Lộc kiểm tra chế phẩm do Trung tâm sản xuất 104
Hình 12: TS. Lộc trao đổi với nông dân và cán bộ Trạm BVTV tại Hàm Thuận
Bắc 105
Hình 13: TS.Lộc cùng nông dân và cán bộ Trạm BVTV Hàm Thuận Bắc kiểm
tra rầy nâu bị nấm kí sinh tại ruộng mô hình 105
Hình 14: TS. Lộc trao đổi với nông dân và cán bộ Trạm BVTV tại Bắc Bình 106
vi
Hình 15: TS.Lộc cùng nông dân và cán bộ Trạm BVTV Bắc Bình kiểm tra rầy
nâu bị nấm kí sinh tại ruộng mô hình 106
Hình 16: Một số nguyên vật liệu như tấm gạo, bông, túi ni lông, giấy báo,… để
sản xuất chế phẩm Ometar 1077
Hình 17: Ống giốngnấmM.a………………………………………………….108
Hình 18: Tủ cấy vô trùng ATSH 108
Hình 19: Nồi hấp tiệt trùng tự động 108
Hình 20: Chuẩn bị môi trường thứ cấp để sản xuất nấm xanh 109
Hình 21: Đưa môi trường thứ cấp vào hấp tiệt trùng ở 121
o
C, trong 30 phút 109
Hình 22: Làm tơi môi trường sau khi hấp tiệt trùng 110
Hình 23: Khử trùng môi trường, dụng cụ cấy,… bằng cồn 70
o
trước khi cấy 110
Hình 24: Cấy nấm xanh vào môi trường thứ cấp trong tủ cấy vô trùng 1111
Hình 25: Các túi môi trường sau khi cấy được nuôi trên kệ cao ráo, thoáng mát
1111
Hình 26: Đảo nấm định kỳ 3-4 ngày/lần để nấm phát triển đều 112
Hình 27: Nấm xanh sau 15 ngày nuôi cấy 112
Hình 28: Bảo quản nấm tươi trong tủ bảo quản mẫu tại Trung tâm 113
Hình 29: Phơi nấm xanh để giảm độ ẩm, chuẩn bị sấy khô 113
Hình 30: Sấy nấm trong tủ sấy tại Trung tâm 114
Hình 31: Chế phẩm nấm khô sau khi được đóng gói thành phẩm 114
Hình 32: Tập huấn kỹ thuật tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 115
Hình 33: Thực hành làm môi trường thứ cấp tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp
Hàm Chính 1 115
Hình 34: Thực hành làm tơi môi trường thứ cấp sau khi hấp tại HTX Dịch vụ
Nông nghiệp Hàm Chính 1 116
Hình 35: Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn nông dân cấy nấm tại HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 116
vii
Hình 36: Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn nông dân cấy nấm vụ 2 tại
HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 117
Hình 37: Các túi môi trường thứ cấp sau khi được cấy nấm tại HTX Dịch vụ
Nông nghiệp Hàm Chính 1 117
Hình 38: Chế phẩm nấm xanh sau 15 ngày nuôi cấy tại HTX Dịch vụ Nông
nghiệp Hàm Chính 1 118
Hình 39: Thực hành làm môi trường thứ cấp tại HTX Nông nghiệp Bình Liêm
118
Hình 40: Nông dân thực hành cấy nấm tại HTX Nông nghiệp Bình Liêm 119
Hình 41: Nông dân thực hành cấy nấm tại HTX Nông nghiệp Bình Liêm 119
Hình 42: Chế phẩm nấm xanh sau 15 ngày nuôi cấy tại HTX Nông nghiệp Bình
Liêm 120
Hình 43: Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn nông dân pha chế phẩm
nấm xanh 120
Hình 44: Nông dân HTX Nông nghiệp Bình Liêm pha chế phẩm nấm xanh và
phun xịt rầy nâu 121
Hình 45: Nông dân HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 pha chế phẩm nấm
xanh và phun xịt rầy nâu 121
Hình 46 : Rầy cám chết sau khi phun chế phẩm nấm xanh 3 ngày tại HTX Dịch
vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 1222
Hình 47: Rầy nâu chết sau khi phun chế phẩm nấm xanh 7- 10 ngày tại HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 1233
Hình 48: Rầy nâu chết sau khi phun chế phẩm nấm xanh 5 -7 ngày tại HTX
Nông nghiệp Bình Liêm 1244
Hình 49 : Rầy nâu chết sau khi phun chế phẩm nấm xanh 7- 10 ngày tại HTX
Nông nghiệp Bình Liêm 1255
Hình 50 : Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm báo cáo kết quả thực hiện mô
hình tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 trong Hội thảo 1255
viii
Hình 51: Cán bộ Trạm BVTV huyện Hàm Thuận Bắc trao đổi trong Hội thảo
1266
Hình 52: Cùng nông dân kiểm tra rầy nâu bị nấm xanh kí sinh tại ruộng mô hình
(Hàm Thuận Bắc) 126
Hình 53: Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm báo cáo kết quả thực hiện mô hình tại
HTX Nông nghiệp Bình Liêm trong Hội thảo 127
Hình 54: Cùng nông dân kiểm tra rầy nâu bị nấm xanh kí sinh tại ruộng mô hình
(Bắc Bình) 127
Hình 55: Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm báo cáo kết quả thực hiện mô hình
trong Hội thảo tổng kết 128
Hình 56: Cán bộ kỹ thuật của Trạm BVTV huyện Bắc Bình trao đổi tại Hội thảo
tổng kết 128
Hình 57: Cán bộ kỹ thuật của Trạm BVTV huyện Hàm Thuận Bắc trao đổi tại
Hội thảo tổng kết 129
Hình 58: Nông dân trực tiếp tham gia mô hình của huyện Hàm Thuận Bắc trao
đổi tại Hội thảo tổng kết 129
Hình 59: Nông dân trực tiếp tham gia mô hình của huyện Bắc Bình trao đổi tại
Hội thảo tổng kết 130
Hình 60: Nông dân ngoài mô hình trao đổi ý kiến tại Hội thảo tổng kết 130
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng cây lúa qua các năm trong cơ cấu cây lương
thực có hạt tỉnh Bình Thuận 1
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm của huyện Hàm Thuận
Bắc, Bắc Bình, Đức Linh và Tánh Linh 2
Bảng 1.3: Tình hình dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa từ 2006
đến 2011 3
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra chất lượng chế phẩm nấm xanh từ giống cấp 2 do
Trung tâm sản xuất 399
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp
Hàm Chính 1 422
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra chế phẩm nấm xanh Ometar do HTX Dịch vụ Nông
nghiệp Hàm Chính 1 sản xuất 433
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh tại HTX Nông nghiệp Bình
Liêm 44
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra chế phẩm nấm xanh Ometar do HTX Nông
nghiệpBình Liêm sản xuất 455
Bảng 4.6 : Mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m2) 477
Bảng 4.7: Mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) 533
Bảng 4.8: Mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) 566
Bảng 4.9: Mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) 588
Bảng 4.10 : Mật số bọ rùa trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) 61
Bảng 4.11: Mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) 64
Bảng 4.12 : Mật số sâu cuốn lá trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m2) 68
Bảng 4.13: Mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) 71
Bảng 4.14: Mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối chứng (con/m
2
) . 74
Bảng 4.15: Khấu hao vật tư nông dân sử dụng sản xuất chế phẩm nấm xanh 77
x
Bảng 4.16: Chi phí nông dân tự sản xuất 1 túi chế phẩm nấm xanh (500 gr/túi)
77
Bảng 4.17: Chi phí sử dụng thuốc trừ rầy nâu cho ruộng mô hình và đối chứng
trong 1 lần phun 78
Bảng 4.18: Chi phí sử dụng thuốc trừ rầy nâu cho ruộng mô hình và đối chứng
tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 tính trên 1 ha 79
Bảng 4.19: Chi phí sử dụng thuốc trừ rầy nâu cho ruộng mô hình và đối chứng
tại HTX Nông nghiệp Bình Liêm tính trên 1 ha 79
Bảng 5.20: Tổng hợp các sản phẩm của đề tài 855
Bảng 5.21: Tổng hợp kết quả nhân rộng của đề tài 87
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng (HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 1) 48
Biểu đồ 4.2: Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng (HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - Vụ 2) 49
Biểu đồ 4.3: Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng (HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 3) 51
Biểu đồ 4.4: Biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 1) 533
Biểu đồ 4.5: Biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 2) 54
Biểu đồ 4.6: Biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối
chứng(HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 3) 55
Biểu đồ 4.7: Biến động mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ Hè Thu năm 2012) 56
Biểu đồ 4.8: Biến động mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ Mùa năm 2012) 57
Biểu đồ 4.9: Biến động mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ Đông xuân năm 2012-2013) 57
Biểu đồ 4.10: Biến động mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 1) 59
Biểu đồ 4.11: Biến động mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 2) 59
Biểu đồ 4.12: Biến động mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 3) 60
Biểu đồ 4.13: Biến động mật số bọ rùa trên ruộng mô hình và đối chứng (HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 1) 61
xii
Biểu đồ 4.14: Biến động mật số bọ rùa trên ruộng mô hình và đối chứng (HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 2) 62
Biểu đồ 4.15: Biến động mật số bọ rùa trên ruộng mô hình và đối chứng (HTX
Dịch vụ Nông nghiệp Hàm Chính 1 - vụ 3) 62
Biểu đồ 4.16: Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Nông nghiệp Bình Liêm - vụ 1) 64
Biểu đồ 4.17: Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Nông nghiệp Bình Liêm - vụ 2) 65
Biểu đồ 4.18: Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đối chứng
(HTX Nông nghiệp Bình Liêm - vụ 3) 67
Biểu đồ 4.19: Biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 1) 69
Biểu đồ 4.20: Biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 2) 69
Biểu đồ 4.21: Biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 3) 70
Biểu đồ 4.22: Biến động mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 1) 71
Biểu đồ 4.23: Biến động mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 2) 72
Biểu đồ 4.24: Biến động mật số bọ xít mù xanh trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 3) 73
Biểu đồ 4.25: Biến động mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 1) 75
Biểu đồ 4.26: Biến động mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 2) 75
Biểu đồ 4.27: Biến động mật số nhện thiên địch trên ruộng mô hình và đối
chứng (HTX Nông nghiệp Bình Liêm- vụ 3) 76
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay.
Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng
hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn
lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường
lớn trên thế giới. Trong đó, ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành
sản xuất lương thực vô cùng quan trọng (cả nước có hơn 9 triệu ha đất nông
nghiệp thì đã có trên 4 triệu ha đất trồng lúa) và đạt được những thành tựu đáng
kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Bộ
NN&PTNT khẳng định, mục tiêu sản xuất lúa năm 2011 là giữ ổn định diện tích
cả hai vụ đông xuân và hè thu, tăng diện tích sản xuất lúa thu đông, lúa trên đất
nuôi tôm. Theo đó, tổng diện tích lúa là 4,3 triệu ha.
Riêng tại Bình Thuận, cây lúa cũng giữ một diện tích rất lớn trong quỹ đất
nông nghiệp và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu cây lương thực của
tỉnh:
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng cây lúa qua các năm trong cơ cấu cây lương
thực có hạt tỉnh Bình Thuận
Năm
Diện tích
Sản lượng
Tổng số
Lúa
Tổng số
Lúa
Ha
Tấn
Năm 2009
122.454
103.230
612.813
505.630
Năm 2010
125.925
107.207
645.025
535.411
Năm 2011
128.791
111.330
706.442
602.248
Cơ cấu (Tổng số = 100)%
Năm 2009
100,00
84,30
100,00
82,51
Năm 2010
100,00
85,14
100,00
83,01
Năm 2011
100,00
86,44
100,00
85,25
Nguồn Niên giám thống kê 2011, Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận.
2
Trong đó, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Đức Linh và Tánh Linh là 4 vùng
sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh ta:
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm của huyện Hàm Thuận
Bắc, Bắc Bình, Đức Linh và Tánh Linh
Nguồn Niên giám thống kê 2011, Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận.
Năm
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Diện tích (ha)
Tổng số
103.230
107.207
111.330
Trong đó
Huyện Bắc Bình
21.154
21.541
22.824
Huyện Hàm Thuận Bắc
25.174
28.219
28.840
Huyện Đức Linh
16.815
17.695
18.544
Huyện Tánh Linh
24.365
22.351
23.405
Sản lượng (Tấn)
Tổng số
505.630
535.411
602.248
Trong đó
Huyện Bắc Bình
113.576
113.707
127.195
Huyện Hàm Thuận Bắc
127.466
149.503
161.232
Huyện Đức Linh
77.206
84.030
93.821
Huyện Tánh Linh
112.312
114.445
132.221
Năng suất (Tấn/ha)
Tổng số
48,98
49,94
54,10
Trong đó
Huyện Bắc Bình
53,69
52,79
55,73
Huyện Hàm Thuận Bắc
50,63
52,98
55,91
Huyện Đức Linh
45,91
47,49
50,59
Huyện Tánh Linh
50,25
48,90
57,18
3
Tuy nhiên, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây thiệt hại rất lớn
cho các vùng sản xuất lúa ở các tỉnh Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Thuận nói
riêng.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 2012 [1] về tình hình dịch rầy nâu
và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa từ 2006 đến 2011 ở phía Nam cho thấy
tổng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm rầy nâu là rất lớn và gây thiệt hại cho nông
dân không chỉ do tác hại trực tiếp của chúng mà còn do khả năng truyền bệnh
vàng lùn và lùn xoắn lá (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Tình hình dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa từ 2006
đến 2011
Năm
Tổng diện
tích
nhiễm rầy
nâu (ha)
Tỷ lệ
trên diện
tích gieo
sạ (%)
Diện tích
nhiễm rầy
nâu nặng
(ha)
Tổng diện
tích
nhiễm
VL, LXL
(ha)
Tỷ lệ
trên diện
tích gieo
sạ (%)
Tổng diện
tích nhiễm
VL, LXL
nặng
(ha)
2006
448.305
10,66
29.428
175.764
4,18
99.935
2007
572.419
13,86
63.569
75.248
1,82
19.610
2008
552.006
12,74
87.349
17.516
0,40
8.704
2009
447.402
10,47
63.326
2.498
0,06
757
2010
332.941
8,53
27.390
525
0,01
119
2011
225.179
4,98
15.142
11.784
0,26
672
Trung
bình
429.709
10,21
47.701
47.223
1,12
21.633
Tại Bình Thuận, hầu như vụ lúa nào, rầy nâu cũng gây hại trên ruộng lúa.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Thuận, diện tích lúa Đông
Xuân 2011 – 2012, toàn tỉnh nhiễm rầy khoảng 17.905 lượt ha. Mật số rầy nâu
phổ biến từ 1500 – 2000 con/m
2
tại các vùng lúa huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc
4
Bình, Tánh Linh, Đức Linh,… và liên tục từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn trổ
chín. Cá biệt có vùng mật số rầy lên đến trên 10.000 con/m
2
, đã gây thiệt hại
nặng cho 90 ha ruộng lúa tại Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Tuy
Phong. Vụ Hè Thu 2012, toàn tỉnh nhiễm rầy mức độ nhẹ, khoảng 2777 lượt ha
với mật số phổ biến từ 1000 – 1500 con/m
2
, cá biệt có vùng mật số rầy nâu cao
3000 – 4000 con/m
2
, khoảng 30 ha ruộng lúa bị nhiễm rầy mức độ trung bình.
Vụ Mùa 2012, có khoảng hơn 2000 ha bị nhiễm rầy nâu với mật số 1000 – 2500
con/m
2
, chủ yếu gây hại ở giai đoạn đồng trổ. Vụ Đông Xuân 2012-2013, toàn
tỉnh có khoảng 7000 ha bị nhiễm rầy nâu với mật số từ 1000 – 1500 con/m
2
, tập
trung ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Đức Linh và Tánh Linh. Vụ Hè Thu
2013, rầy nâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh và đồng trổ với diện tích
4811 ha, mật số từ 800 – 1500 con/m
2
, có vùng mật số tăng cao 3000 con /m
2
,
gây nhiễm rầy khoảng 70 ha với mức độ gây hại trung bình, tập trung ở huyện
Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Tánh Linh.
Để quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá thì phương pháp phòng
trừ chủ yếu là dùng thuốc hóa học với khối lượng thuốc khá lớn, tốn hàng ngàn
tỷ đồng và chi phí vận động phòng trừ, hỗ trợ cho nông dân cũng không nhỏ
nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Đặc biệt, nhiều nơi nông dân đã
lạm dụng thuốc hóa học, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, gây ra hiện tượng
bộc phát rầy nâu. Báo cáo mới đây của Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho
thấy trung bình mỗi năm nước ta sử dụng 15.000 - 25.000 tấn thuốc BVTV. Gần
100% diện tích đất canh tác nông nghiệp đều có sử dụng thuốc BVTV áp dụng
cho tất cả các loại cây trồng. Ước tính hiện có trên 1.000 chủng loại thuốc
BVTV có độc tính cao đang được sử dụng trên đồng ruộng. Việc sử dụng thuốc
hoá học nếu không hợp lí sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường
sống, hệ sinh thái,…
Trong khi đó, chế phẩm Ometar (từ nấm xanh Metarhizium anisopliae) có
tác dụng diệt trừ rầy nâu và duy trì được hiệu quả trong suốt vụ lúa với chỉ một
5
đến hai lần phun và có chi phí thấp. Hơn nữa, chế phẩm này có nguồn gốc sinh
học nên không gây ảnh hưởng tới thiên địch của sâu hại, hệ sinh thái, không gây
hại cho người và môi trường.
Chế phẩm này là kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Lộc – Viện Lúa
Đồng bằng Sông Cửu Long đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
công nhận là tiến bộ kỹ thuật, đoạt giải thưởng hội thi sáng tạo kỹ thuật 2003,
giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam 2002 và đã áp dụng rộng rãi để trừ sâu, rầy
hại lúa tại Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long,…
cho hiệu quả cao. Đặc biệt, với quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh ở
quy mô nông hộ của Viện Lúa ĐBSCL, nông dân có thể tự sản xuất chế phẩm
này để phun xịt trên đồng ruộng của mình.
Do đó, để góp phần hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp mang tính
bền vững và giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân,
Tỉnh ta có thể tự sản xuất chế phẩm để chủ động được nguồn cung cho nông dân,
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận đã thực hiện đề
tài “Tiếp nhận công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm sinh học
Ometar phòng trừ rầy nâu trên lúa tại nông hộ tỉnh Bình Thuận”.
1. 2. Mục tiêu và nội dung thực hiện
1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Tiếp nhận công nghệ sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar và xây dựng
mô hình ứng dụng Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa tại tỉnh Bình Thuận để quản
lý rầy nâu một cách hiệu quả và theo hướng sinh thái bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm và nông dân tham gia đề tài nắm vững
quy trình công nghệ sản xuất nấm xanh.
- Nông dân tham gia đề tài có thể tự sản xuất được chế phẩm nấm xanh
Ometar.
6
- Xây dựng được 2 mô hình ruộng lúa "Ứng dụng chế phẩm nấm xanh
Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa” đạt hiệu quả tại 2 HTX nông nghiệp thuộc 2
huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Mỗi mô hình có diện tích 5 ha.
1.2.2. Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Đào tạo cho cán bộ của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chế
phẩm sinh học Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất).
Nội dung 2: Sản xuất thử nghiệm chế phẩm tại Trung tâm Thông tin và
Ứng dụng Tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận.
Nội dung 3: Tập huấn chuyển giao quy trình “sản xuất nhanh chế phẩm
nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” cho các cán bộ địa phương và xã viên tại 2
HTX thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar
phòng trừ rầy nâu hại lúa tại 2 HTX thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
- Khảo sát chọn xã viên tham gia mô hình.
- Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm cho cán bộ địa phương và xã viên
tham gia mô hình.
- Xây dựng mỗi HTX 1 mô hình có đối chứng. Diện tích mô hình 5
ha/HTX, đối chứng là ruộng của dân.
- Theo dõi, đánh giá mô hình trong 3 vụ lúa.
- Hội thảo đầu bờ
Nội dung 5: Tổng kết, nghiệm thu đề tài.
1.3. Các nguồn vốn đã huy động
Tổng kinh phí: 750,000,000 đồng. Trong đó:
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 540,000,000 đồng
- Dân đóng góp : 210,000,000 đồng.
1.4. Thời gian thực hiện
Theo Hợp đồng số 03/2011/SKHCN-HĐ/ĐT ngày 24 tháng 08 năm 2011
giữa Sở Khoa học & Công nghệ Bình Thuận và Trung tâm Thông tin & Ứng
7
dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận, thời gian thực hiện đề tài là 24
tháng, bắt đầu từ tháng 08/2011 đến tháng 07/2013.
1.5. Hướng tiếp cận của đề tài
Trung tâm tiếp nhận công nghệ sản xuất chế phẩm từ giống cấp 2 (giống
sản xuất), kỹ thuật bảo quản chế phẩm, kỹ thuật sử dụng chế phẩm và phương
pháp đánh giá hiệu quả của chế phẩm từ Viện Lúa ĐBSCL.
Sau khi được đào tạo, các cán bộ của Trung tâm sẽ tiến hành sản xuất chế
phẩm tại Trung tâm. Khi sản xuất chế phẩm thành công (lấy mẫu để kiểm tra
đánh giá chất lượng), các cán bộ của Trung tâm sẽ tập huấn, hướng dẫn cho các
cán bộ địa phương và nông dân kỹ thuật sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh tại
các HTX tham gia đề tài.
Tại các mô hình, chế phẩm nấm xanh được sử dụng để thay thế thuốc hóa
học trong phòng trừ rầy nâu. Đối với các sâu bệnh hại khác vẫn áp dụng theo tập
quán canh tác của địa phương là sử dụng thuốc hoá học. Mức độ tác động và tần
suất tác động lên 2 đối tượng mô hình và đối chứng là như nhau.
Thông qua việc xây dựng mô hình “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar
phòng trừ rầy nâu hại lúa” tại 2 HTX thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình,
theo dõi, đánh giá mô hình trong 3 vụ lúa (theo dõi mật số rầy nâu, sâu cuốn lá
và các thiên địch như nhện thiên địch, bọ xít mù xanh, bọ rùa và kiến ba khoang)
sẽ đánh giá được hiệu quả của chế phẩm nấm xanh Ometar trong điều kiện khí
hậu và tập quán canh tác tại Bình Thuận.
8
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh lúa cao sản xuất khẩu nhằm
giảm giá thành và tăng phẩm chất lúa gạo là công việc làm thường xuyên của các
nước sản xuất lúa gạo trên thế giới, nhất là ở những nước sản xuất khối lượng
gạo xuất khẩu lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Ở những nước xung quanh
ta như: Trung Quốc, Thái Lan, Myanma, công việc nghiên cứu giữa các viện,
trường trung ương và các cơ sở địa phương được thực hiện rất mạnh và thường
xuyên. Họ luôn nghiên cứu để cải tiến các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa cao
sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, mà lại giữ vững được
mối cân bằng sinh thái, không để tổn hại đến thiên địch diệt sâu hại. Vì vậy bên
cạnh những biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến thì họ cũng đã nghiên cứu và
ứng dụng các biện pháp phòng trừ sinh học để bảo vệ mùa màng.
Nấm xanh (còn gọi là nấm lục cương) được tìm thấy trên hơn 200 loài côn
trùng khác nhau [43]. Nhà khoa học Nga Ilia Mesnhicov là người đầu tiên phát
hiện ra bệnh nấm xanh (gọi là Entomopthora anisopliae), nay đổi là Metarhizium
anisopliae. Đến năm 1908, Mesnhicov và học trò của ông là Crasintxik đã sử
dụng nấm này để chống bọ đầu dài hại củ cải đường. Đến những năm 80, 90 của
thế kỷ này nấm Metarhizium và những chế phẩm sản xuất từ loài nấm này được
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng trừ sâu đục thân ở
Tasmania, chống loài mối, Nasutitermes exitiousus (Hill) ở Đức, các loài mối
thuộc chi Coptotermes ở Úc [2]. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, trên thế giới,
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học từ vi nấm
M. anisopliae mang tên thương mại Metaquino để phòng trừ muỗi sốt rét
Lubilosa, phòng trừ châu chấu, Schistocerra gregaria.
Ấu trùng kiến vương một sừng, Oryctes rhinoceros bị nhiễm tự nhiên bởi
nấm xanh và nấm này được xem là một nhân tố gây chết tự nhiên quan trọng của
9
kiến vương [37]. Nhiều nghiên cứu đã áp dụng bào tử nấm xanh phòng trừ bọ
cánh cứng và sử dụng nấm này trong chương trình IPM cùng với baculovirus
[90]. Nấm xanh có tên thương mại là Bio – Path
được sử dụng để phòng trừ
mối tại Mỹ [56]. Ở Brazil, tỉ lệ mối chết cao (gần 100%) khi quan sát 19 của 20
tổ mối được xử lý với nấm xanh và tổ còn lại có tỉ lệ chết là 70% [25]. Ở Úc, bào
tử nấm xanh được phun trên các gò và tổ mối đã cho tỉ lệ chết đáng kể. Sản
phẩm thương mại của nấm xanh là BioGreen
gần đây được khuyến cáo sử dụng
trừ bọ hung đầu đỏ, Adoryphorus couloni ở Úc [81].
Nấm xanh, Metarhizium anisopliae đã được sử dụng để phòng trừ rầy nâu,
bọ xít đen hại lúa ở Triều Tiên và Phi Luật Tân. Trong những năm qua
Metarhizium anisopliae đã được chú trọng nghiên cứu và sử dụng trong việc
phòng trừ nhiều loại sâu hại, bao gồm các loại sâu hại bông, khoai tây, lúa mì,
đậu và ngô ở Mỹ. Ở châu Á, các công trình nghiên cứu và sử dụng nấm diệt côn
trùng nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Đài Loan [23], [24],
[78]. Trong những năm gần đây, nhiều nước thế giới như Úc, Brazil, Mỹ, Pháp,
Colombia, Venezuela đã sản xuất thành công các sản phẩm sinh học từ nấm
xanh, Metarhizium anisopliae như Biogreen, Metaquino, Bio-Path, Bio-Blast,
Cobican để trừ dịch hại cây trồng [34].
Xu thế của thế giới hiện nay là tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, nhất là
các loài rau trái, vì vậy song song với các biện pháp quản lý dinh dưỡng tổng
hợp (INM), các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, công nghệ sau thu
hoạch , thì các nhà khoa học luôn nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp phòng
trừ sinh học để dần dần thay thế cho thuốc hóa học, nhằm giảm thiểu tối đa
lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hướng nghiên cứu để sử dụng nấm ký sinh côn trùng trong việc phòng trừ
sâu hại tại Việt Nam được đề cập tới từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng
trong vòng hơn 10 năm trở lại đây mới có nhiều công trình được công bố về lĩnh
10
vực này. Bào tử nấm xanh có LT
50
và LD
50
đối với một số loài sâu bộ cánh vảy
như ấu trùng tằm, sâu xanh da láng, Spodoptera exigua, sâu xanh, Heliothis
armigera là 48 giờ và 10
5
bào tử/ml [2]. Viện Bảo vệ Thực vật đã nghiên cứu và
sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ một số loài sâu hại nông
nghiệp [18], [19], [20]. Nấm xanh, Metarhizium anisopliae đã được nghiên cứu
và ứng dụng để phòng trừ các loài mối hại cây công nghiệp, cây ăn trái và cây
cảnh [3]. Nấm xanh, Metarhizium anisopliae được ứng dụng trong việc quản lý
các loài sâu, rầy hại lúa [6], [7], [13], [14]. Việt Nam cũng đã có sản phẩm Mat
chế từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae trừ bọ cánh cứng hại dừa [20].
Trước năm 1995, các nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng còn rất hạn chế
và chưa được đưa ra ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở các
tỉnh phía Nam. Từ 1995 tới nay, Bộ môn Phòng trừ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL đã
thu thập, phân lập, tạo thuần và nghiên cứu đặc tính sinh học của các loài, chủng
nấm ký sinh côn trùng thu thập được từ các tỉnh ở ĐBSCL nhằm tuyển chọn
những chủng nấm có tiềm năng trừ sâu hại cây trồng, đồng thời nghiên cứu và xây
dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi nấm nhằm giảm thiểu lượng hóa chất BVTV
trong sản xuất nông nghiệp [9].
Tiểu khí hậu trong hệ sinh thái ruộng lúa tại ĐBSCL rất thuận lợi cho
bệnh nấm phát triển, cho nên tiềm năng phòng trừ sinh học của các loài nấm ký
sinh côn trùng trong việc quản lý sâu hại lúa cần được quan tâm. Từ năm 1995
tới 2002, Bộ môn Phòng trừ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL đã thu thập, phân lập và
tuyển chọn được nhiều chủng nấm khác nhau của 2 loài nấm ký sinh
Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana trên côn trùng hại lúa. Qua nhiều
năm nghiên cứu và chọn lọc, Viện Lúa đã chọn ra 5 chủng nấm xanh có hiệu lực
rất cao đối với rầy nâu và bọ xít hại lúa. Trong số này thì chủng nấm xanh M.a
(OM
2
– B) có hoạt lực cao đối với sâu hại lúa, đã được tuyển chọn để sản xuất ra
chế phẩm nấm xanh [9].
11
Các kết quả thí nghiệm trong nhiều vụ ở nhà lưới, ngoài đồng và thực
nghiệm trên diện rộng cho thấy rằng chủng nấm xanh, M.a (OM
2
– B) có hiệu
lực rất cao đối với các loài rầy, bọ xít hại lúa và có hiệu lực tương đối cao đối
với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Sau khi phun bảy ngày, hiệu lực diệt trừ các loài rầy
hại lúa đạt 73,5 - 91,5% và hiệu lực trừ bọ xít hại lúa là 73 - 88% (tùy theo điều
kiện nhiệt, ẩm độ của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng khác nhau).
Nấm xanh, M.a (OM
2
– B) có hiệu lực bền lâu và kéo dài hàng tháng sau khi
phun, nên trong một vụ lúa, nếu bị rầy nâu, bọ xít phá hại thì chỉ cần phun một
trong hai chế phẩm này 1 - 2 lần là đủ. Cả hai loài nấm này không gây ảnh
hưởng xấu tới thiên địch của sâu hại, con người, gia súc và môi trường [8], [9].
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã báo cáo đề tài “Nghiên cứu, sản
xuất và ứng dụng hai chế phẩm sinh học để quản lý các loài sâu hại lúa” tại hội
nghị của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức tại TP Hồ Chí
Minh vào ngày 20 - 21/08/2002, đã được đánh giá là xuất sắc về mặt khoa học
và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận “Quy trình sản xuất hai chế phẩm
sinh học M.a và B.b để quản lý các loài sâu hại lúa của Viện Lúa đồng bằng sông
Cửu Long” là tiến bộ kỹ thuật và cho phép ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp (theo Quyết định số 5310 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 11 năm
2002 của Bộ NN & PTNT).
Qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông
nghiệp, chế phẩm sinh học nấm xanh đã được đưa vào danh mục thuốc bảo vệ
thực vật, với tên thương mại là Ometar (sản xuất từ chủng nấm xanh M.a (OM
2
-
B), mật số bào tử là 1.2 x 10
9
bào tử/gram, được phép sử dụng ở Việt Nam để
phòng trừ bọ xít, rầy hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa theo quyết định số
63/2003/QĐ - BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT (Đính kèm phụ lục).
Chế phẩm sinh học Ometar đã được ứng dụng rộng rãi để trừ rầy nâu hại
lúa tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang,… Kết quả của các mô
12
hình thực hiện trên diện rộng đã khẳng định chế phẩm vi nấm Ometar có hiệu
quả cao đối với rầy nâu, bọ xít hại lúa. Đặc biệt, Ometar không gây ảnh hưởng
tới thiên địch của sâu hại, hệ sinh thái, con người và môi trường [8]. Vì vậy, chế
phẩm vi nấm Ometar rất phù hợp với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây lúa [9], [10], [63].
Để có số lượng lớn chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar phục vụ cho công tác
phòng chống rầy nâu đồng bộ tại ĐBSCL Bộ môn Phòng trừ Sinh học, Viện Lúa
ĐBSCL đã nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện và đề xuất quy trình “Sản xuất nhanh
chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ”. Năm 2009 quy trình “Sản xuất
nhanh chế phẩm Ometar ở quy mô nông hộ” đã được chuyển giao cho bà con
nông dân của 2 huyện Mỹ Xuyên và Kế Sách tỉnh Sóc Trăng và nông dân của 6
xã thuộc 3 huyện Cầu Kè, Châu Thành và Trà Cú tỉnh Trà Vinh đại diện cho 3
tiểu vùng sinh thái: lúa cao sản, lúa - tôm và lúa mùa. Nông dân của 6 xã thuộc 3
huyện nói trên đã tự sản xuất được 1.564 gói chế phẩm nấm xanh Ometar (tỷ lệ
nhiễm tạp trung bình là 5,5%), số chế phẩm nấm xanh Ometar mà nông dân tự sản
xuất đã được sử dụng để phòng trừ rầy nâu cho 205 ha lúa trong các vụ lúa Hè
Thu, lúa mùa 2009 và vụ lúa Đông Xuân 2009-2010. Kết quả thực hiện mô hình ở
3 huyện cho thấy chế phẩm Ometar tươi có hiệu quả cao đối với rầy nâu (hiệu lực
đạt từ 73,2 - 85%). Do sự lây lan của các bào tử nấm nên hiệu lực của chế phẩm
nấm xanh Ometar đối với rầy nâu hại lúa khá bền lâu. Đối với lúa mùa, phun chế
phẩm nấm xanh Ometar có 1 lần trước khi lúa giáp tán để phòng trừ rầy nâu thì
hiệu lực kéo dài tới cuối vụ. Kết quả theo dõi biến động mật số thiên địch của sâu
hại lúa cho thấy rằng chế phẩm nấm xanh Ometar không ảnh hưởng tới mật số của
nhện bắt mồi ăn thịt, cũng như mật số của bọ xít mù xanh. Kết quả so sánh hiệu
quả kinh tế giữa các ruộng thực hiện theo mô hình “ứng dụng chế phẩm trừ sâu
sinh học Ometar tự sản xuất trừ rầy nâu hại lúa” và các ruộng đối chứng phòng
trừ rầy nâu bằng phun thuốc hóa học của nông dân cho thấy chi phí về giống,
phân bón, thuốc trừ cỏ và thuốc trừ bệnh của ruộng mô hình và ruộng đối chứng
13
là như nhau. Nhưng chi phí về thuốc trừ rầy nâu và công phun thuốc thì ruộng
đối chứng cao hơn so với ruộng mô hình, cụ thể là tổng chi trung bình của ruộng
đối chứng cao hơn ruộng mô hình là 354.000 -592.000 đồng/ha. Năng suất trung
bình của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 0,21-0,29 tấn/ha, tổng thu nhập
trung bình của ruộng mô hình đã cao hơn ruộng đối chứng là 1.002.667-1.236.667
đồng/ha. Trung bình lãi thuần (lợi nhuận) của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối
chứng từ 1.464.667-1.610.667 đồng/ha [13].
Vụ Hè Thu năm 2010, quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh
Ometar ở quy mô nông hộ” được chuyển giao mở rộng cho bà con nông dân ở 3
tỉnh khác tại ĐBSCL. Cụ thể là quy trình này đã được chuyển giao tới nông dân
của 11 huyện, thị thuộc tỉnh An Giang, kết quả: nông dân của 11 huyện, thị đã tự
sản xuất được gần 1.685 gói chế phẩm nấm xanh Ometar để phòng trừ rầy nâu
cho 220 ha lúa Hè Thu (phun 2 đợt), kết quả đã quản lý rầy nâu một cách hiệu
quả cho 220 ha lúa Hè Thu tại An Giang. Quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm
nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” cũng đang được chuyển giao cho nông
dân của 3 quận, huyện: Ô Môn, Thới Lai và Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần
Thơ, với tổng số chế phẩm nấm xanh đã được nông dân tự sản xuất là trên 892
gói chế phẩm Ometar và kết quả đã quản lý rầy nâu hiệu quả cho 120 ha, trong
đó có 70 ha lúa chỉ cần phun Ometar 1 lần đã quản lý rầy nâu một cách hiệu quả
và không cần phun lần thứ 2 nữa. Vụ Hè Thu này, quy trình “Sản xuất nhanh chế
phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” cũng đã được chuyển giao tới cán
bộ kỹ thuật và bà con nông dân của xã Nông thôn mới, đó là xã Định Hòa, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Tại Định Hòa đã thành lập được 2 câu lạc bộ tự sản
xuất nấm xanh ở 2 ấp, nông dân đã tự sản xuất được 441 gói chế phẩm Ometar
để phòng trừ rầy nâu cho 44 ha lúa ở 2 ấp. Vụ Hè Thu năm nay áp lực rầy nâu tại
Định Hòa rất cao, nhưng chế phẩm Ometar phun 2 lần đã phòng trừ được rầy
nâu cho 44 ha lúa rất hiệu quả, tất cả diện tích lúa được phun chế phẩm Ometar
thì không có hiện tượng tái bộc phát của rầy nâu, trong khi đó có nhiều ruộng