Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

biện pháp hoàn thiện công tác phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần lisemco 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.7 KB, 69 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường mở như hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích kinh
doanh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn
bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu và cũng là mục đích cuối cùng mà tất cả các
doanh nghiệp đều hướng tới. Chỉ khi nào có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có điều
kiện để tích lũy, để tái sản xuất mở rộng, nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên
thị trường. Vì vậy việc xác định đúng đắn lợi nhuận, thực hiện tốt công tác phân
phối lợi, có biện pháp nâng cao lợi nhuận, nhuận phân phối sử dụng lợi nhuận hợp
lý là một trong những vấn đề thường trực của các doanh nghiệp hiện nay.
Cũng như các doanh nghiệp khác hiện nay hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác nhau nhưng công ty cổ phần Lisem co 2, do mới thành lập không
lâu, có sự thay đổi về cơ chế quản lý công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng
với sự cố gắng quyết tâm của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên, công ty
đã có những bước chuyển đổi phù hợp đẻ dứng vững và phát triển sản phẩm của
mình với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi nhuận,
đặc biệt là công tác phân phối lợi nhuận sao cho hiệu quả, xác định được các nguồn
vốn kinh doanh giúp công ty chủ động tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả
hoạt động và lợi nhuận thu được càng cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đặc biệt là công tác phân phối lợi
nhuận đối với sự phát triển của công ty, với những kiến thức đã được học trong nhà
trường cùng với quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Lisemco 2,
hơn nữa được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo T.s Phạm Thị Thu Hòa và
các anh chị phòng Tài chính - Kế toán, em đã lựa chọn đề tài “ Biện pháp hoàn
thiện công tác phân phối lợi nhuận tại công ty Cổ phần Lisemco 2 ” cho báo cáo tốt
nghiệp của mình.
Nội dung báo cáo tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Lisemco 2
Chương 2: Thực trạng công tác phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần
Lisemco2
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp hoàn thiện công tác phân phối
lợi nhuận tại công ty cổ phần Lisemco 2


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LISEMCO 2
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty Cổ phần Lismco2
1.1.1. Một số thông tin cơ bản
- Tên công ty:
+ Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Lisemco 2
+ Tên viết tắt: Lisemco 2 jsc
+ Tên tiếng Anh: Lisemco 2 joint stock company
- Trụ sở chính: Km 35 quốc lộ 10, Xã Quốc Tuấn, Huyện An Lão, Thành phố Hải
Phòng, Việt Nam.
- Điện thoại:031.3922786 Fax: 031.3922783
- Mã số thuế: 0200786983
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
- QĐ thành lập: Công ty Cổ phần Lisemco 2 được thành lập theo QĐ số
0203003943 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng ngày 01/02/2008 và thay đổi lần
thứ 8 ngày 09 tháng 10 năm 2012.
*Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần Lisemco 2 có Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội cổ đông
thường niên thông qua ngày 01/02/2008. Ngành nghề kinh doanh của công ty bao
gồm:
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất nồi hơi. Sản xuất và chế
tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, sản xuất đường ống chịu áp lực, sản xuất chế tạo máy
nâng chuyển. Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu chi
tiết: Sản xuất đồ dùng bằng kim loại cho nhà bếp, nhà vệ sinh và nhà ăn; sản xuất
cửa an toàn, két, cửa bọc sắt; sản xuất dây cáp kim loại; sản xuất đinh gim, đinh
tán,gim, đinh tán, đinh vít, xích; sản xuất chân vịt tàu và cánh, mỏ neo, chuông,
đường ray tàu hoả, móc gài, khoá bản lề.
- Hoạt động kiến trúc chi tiết: Tư vấn thiết kế nhiệt cho các dự án công nghiệp và
dân dụng; thiết kế thông gió, điều hoà không khí, cấp nhiệt cho các công trình xây
dựng công nghiệp và dân dụng; thiết kế kĩ thuật các công trình dân dụng và công

nghiệp, thiết kế công trình đường bộ; thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình,
thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế nội ngoại thất công trình; Hoạt động thiết kế
chuyên dụng, chi tiết: thiết kế các công trình nổi.
2
- Lắp đăt hệ thống xây dựng khác, chi tiết: lắp đặt thang máy, cầu thang tự động,
lắp đặt các cửa tự động; lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống âm thanh, hệ
thống hút bụi; Lắp đặt máy móc,thiết bị công nghiệp.
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, chi tiết: Bán buôn máy móc,
thiết bị phụ tùng khai khoáng, xây dựng; bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy dệt, may, da giày; bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng ( trừ
máy vi tính, thiết bị ngoại vi); bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy thuỷ.
- Giáo dục khác chưa được phân vào đâu, chi tiết: Đào tạo cơ khí; đào tạo đóng
mới và sửa chữa tàu.
- Thoát nước và xử lý nước thải, chuẩn bị mặt bằng…
*Nhiệm vụ của công ty:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập các báo cáo tài
chính trung thực, chính xác.
- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo
yêu cầu quy định của pháp luật
- Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt
động và tài chính của công ty với cơ quan thẩm quyền và cơ quan đăng ký kinh
doanh, với cổ đông; khi phát hiện các thông tin đã khai báo không chính xác, không
đầy đủ hoặc giả mạo, thì kịp thời đính chính các thông tin đó.
- Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người lao
động theo đúng quy định của pháp luật về lao động, tôn trọng quyền tổ chức công
đoàn theo pháp luật công đoàn.
- Tuân thủ theo quy định pháp luật về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội, trật
tự án toàn xã hội.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.1.2. Qúa trình phát triển của công ty
Công ty cổ phần Lisemco 2 là thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
(LILAMA), được thành lập từ tháng 2 năm 2008, tách ra từ công ty cổ phần
LISEMCO với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng với phần vốn góp, gồm:
- Công ty TNHH 1 TV chế tạo TB và đóng tàu Hải Phòng: 25% vốn điều lệ
- Công ty Cổ phần Matexim Hải Phòng : 3% vốn điều lệ
- Công ty TNHH Công nghiệp Thái Bình Dương : 2% vốn điều lệ
- Các cổ đông chiến lược, cổ đông khác : 70% vốn điều lệ
3
Từ tháng 1 năm 2010 vốn điều lệ của công ty tăng lên 60 tỷ
Vốn điều lệ của công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 là
70 tỷ đồng (Bảy mươi tỷ đồng), tông số cổ phiếu là:7.000.000 cổ phiếu, với mệnh
giá là 10.000 đồng/cổ phiếu, tron đó có:
Cổ đông Số cổ phiếu Số tiền tương
ứng
Tỷ lệ/Vốn
điều lệ
Công ty Cổ phần LISEMCO 2 1.250.000 12.500.000.000 17,86%
Công ty TNHH Công nghiệp
Thái Bình Dương
100.000 1.000.000.000 1,43%
Công ty Cổ phần Matexim Hải
Phòng
150.000 1.500.000.000 2,14%
Công ty Cổ phần Thép Châu
Phong
400.000 4.000.000.000 5,71
Cổ đông khác 5.100.000 51.000.000.000 72,86%
Tổng 7.000.000 70.000.000.000 100%
(nguồn phòng tài chính-kế toán)

- Công ty Cổ phần Lisemco 2 chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2008. Thực
hiện việc đầu tư Dự án Xây dựng Nhà máy chế tạo thiết bị đông bộ Lisemco và hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Việc thành lập công ty theo:
Quyết định số 09/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2008 của Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam, Quyết định số 56/QĐ-HĐQT ngày 14/01 năm 2008 của công ty Cổ phần
Matexim Hải Phòng, Quyết định số 03/QĐ-HĐQT của công ty TNHH Công
nghiệp Thái Bình Dương và Biên bản Họp Đại hội đồng cổ đông ngày 01/02/2008,
về việc góp vốn đầu tư công ty Cổ phần Lisemco 2.
Công ty hoạt độngt heo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty Cổ phần số
0200786983, do Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp ngày 01/02/2008 và giấy chứng
nhận đầu tư số 02121000261, do Uỷ ban nhân dân Hải Phòng cấp ngày 26/9/2008.
Công ty Cổ phần Lisêmco 2 là thành viên của Tông công ty lắp máy Việt Nam
(LILAMA), được thành lập từ năm 2008, tách ra từ công ty cổ phần LISEMCO.
Thừa hưởng kinh nghiệm, thương hiệu cơ sở vật chất, thiết bị và lịch sử hơn 50 năm
từ Tổng công ty lắp máy Việt Nam, công ty cổ phần LISEMCO 2 có đội ngũ quản
lý giàu kinh nghiệm , năng động, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật giỏi, chuyên nghiệp, đội
ngũ công nhân đầy nhiệt huyết, yêu nghề, nhiều thợ hàn và các thợ lành nghề khác
đạt chứng chỉ quốc tế và đã từng tham gia nhiều công trình lớn, trọng điểm tại Việt
4
Nam.LISEMCO 2 hiện có 2 cơ sở với 2 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép có
tổng diện tích 250.000 m2 và năng lực chế tạo khoảng 30.000 tấn/năm.
Với sự tham dự của 237 cổ đông (chiếm 83,62% vốn điều lệ), trong đó có các cổ
đông Nhật Bản, Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty CP Lisemco 2
vừa được tổ chức thành công. Mặc dù là năm rất khó khăn với các doanh nghiệp
xây lắp Việt Nam, song với sự nỗ lực của lãnh đạo, công nhân, Lisemco 2 đã thu
được nhiều kết quả khả quan. Doanh thu năm 2012 đạt 285 tỷ đồng (gấp 9 lần ngày
đầu thành lập) và được đánh giá là doanh nghiệp có mức taăng trưởng cao nhất
Lilama.
Mặc dù mới thành lập được hơn 3 năm, với doanh thu năm đầu chỉ hơn 28 tỉ

đồng, song bằng uy tín và chiến lược đúng đắn là đầu tư nhà máy chế tạo cơ khí
nhằm vươn lên làm tổng thầu các dự án năng lượng, xi măng, đường…nên Lisemco
2 đã ký được nhiều hợp đồng và làm ăn có lãi. Mới đây, Công ty đã tăng vốn điều lệ
lên 70 tỷ đồng nhằm tăng vốn đối ứng đầu tư giai đoạn 1 nhà máy chế tạo thiết bị,
công suất 20.000 tấn/năm nằm trong khu đất rộng 18 ha tại TP Hải Phòng. Với tổng
tài sản 400 tỉ đồng, nhà máy chế tạo thiết bị của Lisemco 2 đã sản xuất nhiều thiết
bị cơ khí cho các dự án NM thủy điện Sơn La, xơ sợi Đình Vũ, Xi măng Phúc Sơn,
Ethanol Phú Thọ và nhiều thiết bị xuất khẩu sang Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Nga và
các nước Trung Đông.nh nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất Lilama.
Hiện nay, công ty cổ phần LISEMCO 2 đang đồng hành cùng cả nước phát triển
ngành công nghiệp chế tạo, xây lắp, mục tiêu trở thành nhà thầu chính cho các dự
án lớn. LISEMCO 2 đang tham gia các dự án trọng điểm của quốc gia.
Với đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết, công ty cổ phần LISEMCO 2
có đủ năng lực làm Tổng thầu xây lắp các dự án Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy xi
măng, Nhà máy hóa chất, Tham gia liên doanh với các đối tác trong và ngoài
nước làm Tổng sầu xây lắp các nhà máy và dự án lớn.
1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần Lisemco 2
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Đối với các doanh nghiệp lớn, đi cùng với các điều kiện đủ để tồn tại thì nó
cần được tổ chức một cách hợp lý, bài bản. Hiện tại công ty cổ phần Lisemco 2 có
tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến-chức năng, đứng đầu là Đại hội-
Đồng cổ đông, bên cạnh đó là Ban kiểm soát, tiếp theo là hội đồng quản trị sau đó
là Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị thành viên, giúp việc cho Tổng
giám đốc là các Phó tổng giám đốc bao gồm PTGĐ kinh tế-kĩ thuật, PTGĐ kinh
5
doanh, PTGĐ gia công chế tạo, PTGĐ nội chính, phòng tài chính kế toán, phòng tổ
chức hành chính, phòng vật tư thiết bị, phòng quản lý máy và an toàn lao động,
phòng kinh tế kĩ thuật, phòng quản lý chất lượng, trung tâm tư vấn thiết kế, các ban
dự án. Bộ phận sản xuất của công ty bao gồm nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu
thép, đội làm sạch sơn, đội sửa chữa bảo dưỡng, lắp đặt, đội gia công số 1, đội cơ

giới, đội pha cắt, chi nhánh, xí nghiệp, đội đóng tàu, đội xây dựng
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty:
6
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Lisemco 2:

Ghi chú: Đường trực tuyến
Đường chức năng
(Nguồn phòng tổ chức hành chính)
7
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban tổng giám đốc
Các phòng nghiệp vụ
Trung tâm tư vấn thiết
kế
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng Vật tư-Thiết bị
Phòng Tài chính-Kế
toán
Phòng Kinh tế-Kĩ thuật
Phòng Quản lý-Chất
lượng
Hệ thống các Xưởng và các
Đội
Các đơn vị trực thuộc
- Nhà máy chế tạo thiết bị
và gia công kết cấu thép
- Xí nghiệp đóng tàu
- Xí nghiệp Lisemco 2-1

- Xí nghiệp Lisemco 2-2
- Xí nghiệp Lisemco 2-3
- Xí nghiệp xây dựng
Phòng Quản lý máy và An
toàn
Ban đầu tư-Dự án
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được quy định như sau:
- Đại hội đồng cổ đông:
Gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quanc có thẩm quyền cao
nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và
điều lệ côn ty quy định. Đặc biệt các cổ đong sẽ thông qua các báo cáo tài chính
hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo
- Hội đồng quản trị : gồm chủ tịch hội đồng quản trị (1 người) và thành viên
Hội đồng quản trị (2 người), thư ký hội đồng quản trị (1 người)
+ Ông Nguyễn Anh Tuấn: Chủ tịch Hội đồng quản trị
+ Ông Nguyễn Văn Thọ: thành viên Hội đồng quản trị
+ Ông Đào Trọng Hạp: thành viên Hội đồng quản trị
+ Ông Lê Đình Tư: thư ký Hội đồng quản trị
Tỷ lệ góp vốn của thành viên Hội đồng quản trị tính đến ngày 31/12/2012 là:
6% vốn điều lệ
Là những người có quyền hành cao nhất đối với công ty, trong đó đứng đầu
Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có
quyền và nghĩa vụ như: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản
trị; Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ
cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua
quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết
định của Hội đồng quản trị; Chủ toạ Đại hội đồng cổ đông; Các quyền và nhiệm
vụ khác theo quy định của Luật này và điều lệ công ty.
- Ban kiểm soát: gồm trưởng ban kiểm soát (1 người), thành viên ban kiểm
soát (2 người)

+ Bà Lê Thị Hồng Hạnh: Trưởng ban kiểm soát
+ Ông Bùi Văn Vinh: Uỷ viên ban kiểm soát
+ Ông Vũ Tuấn Dũng: Uỷ viên ban kiểm soát
Là cơ quan trực thuộc Đaih hội đồng cổ đông do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lysm hợp pháp trong điều hành hoạt
động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập
với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Ban giám đốc: Tổng giám đốc (1 người) và Phó tổng giám đốc (4 người)
+ Ông Nguyễn Văn Thọ: Tổng giám đốc
+ Ông Hoàng Văn Sơn: Phó Tổng giám đốc Miễn nhiệm ngày 04/092012
8
+ Ông Nguyễn Đức Độ: Phó Tổng giám đốc
+ Ông Lê Văn Thám: Phó Tổng giám đốc
+ Ông Đỗ Tiến Thành: Phó Tổng giám đốc
Là những người có quyền hạn cao nhất, đứng đầu là Tổng giám đốc. Tổng giám
đốc chịu trách nhiệm về bảo toàn vốn của các cổ đông, nộp thuế cho Nhà nước và
bảo đảm quyền lợi cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Tổng giám đốc cũng là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Là người trực tiếp ký các hợp đồng với các cơ quan, đối tác, khách hàng về
việc cung cấp, mau bán, hỗ trợ, tiếp nhận…là đại diện pháp lý của công ty. Đồng
thời xây dựng hệ thống nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng kinh doanh của
công ty theo từng thời kỳ. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc.
Các Phó Tổng giám đốc giúp việc chính cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực hoạt
động kinh doanh. Được Tổng giám đốc uỷ quyền thay mặt ký kết các hợp đồng
kinh tế, trực tiếp phụ trách các phòng.
- Phòng tài chính kế toán: 6 người (1 trưởng phòng và 5 nhân viên)
+ Chức năng: Cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời, đúng chế độ các quan
hệ kinnh tế phát sinh thông qua các nghiệp vụ kế toán để thực hiện kế hoạch huy
động sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả.
+ Nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các

bộ phận trong doanh nghiệp. Ghi chép và thu thập số liệu trên cơ sở đó giúp Tổng
giám đốc tron công việc phân tích các hoạt động kih tế, tính toán hiệu quả các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo thống kê tình hình thực hiện các chỉ
tiêu tài chính của doanh nghiệp với các cơ quan chức năng.
- Phòng tổ chức- Hành chính: 5 người (1 trưởng phòng và 4 nhân viên)
+ Thực hiện các chế độ, chính sách Nhà nước đối với những cán bộ cùng nhân
viên. Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo bồi dưỡng, quản lý cán bộ cung
nhân viên công ty. Quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của
công ty.
+ Hỗ trợ kiểm tra,kiểm soát các phòng ban trong công việc xây dựng cơ cấu tổ
chức, cơ cấu điều hành cũng như quá trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế
và tuân thủ đúng pháp pháp luật cũng như quy chế chung cảu công ty. Đề xuất lên
ban giám đốc các biện pháp khen thưởng, kỷ luật đối với các phòng ban, cá nhân
không tích cực hỗ trợ, hợp tác khi được yêu cầu hoặc cản trở đến việc thực hiện các
nhiệm vụ của phòng.
9
+ Bộ phận nhân sự là đại diện cho công ty khi tiếp xúc với các ứng viên, là nơi
tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng, liên lạc với ứng viên, đưa ra quy trình tuyển dụng, đề
kiểm tra đầu vào, sắp xếp lịch thi phỏng vấn, thoả thuận lương bổng…Theo dõi và
giúp đỡ những khó khăn, chăm lo đời sống và quản lý nhân viên.
-Phòng Kinh tế-Kĩ thuật:8 người (1 trưởng phòng và 7 nhân viên)
Là phòng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty, tổ
chức điều hành các phân xưởng sản xuất thực hiện sản xuất đảm bảo chất lượng và
hoàn thành đúng kế hoạch. Phòng kinh tế kỹ thuật có chức năng tham mưu, giúp
việc cho lãnh đạo để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra giám sát của Công ty
đối với các đơn vị thành viên về: khoa học công nghệ, kỹ thuật thi công, chất lượng
sản phẩm công trình xây dựng, sáng kiến cải tiến, quy trình quy phạm kỹ thuật của
ngành, của Nhà nước có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công
ty.
-Phòng Vật tư-Thiết bị: 4 người (1 trưởng phòng và 3 nhân viên)

Có nhiệm vụ thu mua vật tư, cung cấp vật tư, thiết bị cho sản xuất. Tổng hợp và
tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị. Tổ chức mời thầu, làm thủ tục
đấu thầu các dự án đầu tư thiết bị. Làm thủ tục mua sắm và sửa chữa máy móc thiết
bị theo phân cấp quản lý. Quản lý và điều hành các loại máy, thiết bị theo quy định.
Xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa đối với xe
máy thiết bị; hướng dẫn, phổ biến các quy trình sử dụng máy móc thi công.
- Trung tâm tư vấn thiết kế:
Trung tâm tư vấn thiết kế, là một bộ phận của Công ty cổ phần Lisemco 2.
Trung tâm bao gồm tổ: Tổ tư vấn thiết kế, tổ tư vấn giám sát và tổ nghiên cứu khoa
học. Tổng số cán bộ là 30 kỹ sư các ngành nghề chế tạo máy kết cấu xây dựng, điện
để phục vụ cho tất cả các phần việc tư vấn của Công ty CP Lisemco 2. Các ngành
nghề chủ yếu của Trung tâm tư vấn. Khảo sát, thiết kế các công trình công nghiệp
và dân dụng. Tư vấn thiết kế các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, giấy, bột
đá, chế biến lương thực, thực phẩm. Thiết kế tàu thuyền và các phương tiện vận tải
thuỷ đến 1.000 tấn. Thiết kế hệ thống kỹ thuật cho các công trình dân dụng và công
nghiệp như: Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông gió điều hoà không khí, hệ
thống điện
10
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần LISEMCO 2
BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM
2010-2012
STT Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm 2011-2010 Năm 2012-2011
(+/-) (%) (+/-) (%)

1
Năng lực sản xuất (tỷ
tấn) 106 139 290 33 131,132 151 108,63
2 Tổng vốn (tỷ đồng) 280,105 369,503 406,82 89,398 131,916 37,316 110,1
3
Tổng số lao động
(người) 670 869 1020 199 129,701 151 117,38
4 Doanh thu (tỷ đồng) 108,78 182,896 285,69 74,116 168,134 102,793 156,2
5 Chi phí (tỷ đồng) 106,743 181,544 284,37 74,801 170,076 102,827 156,64
6
Lợi nhuận trước thuế
(tỷ đồng) 2,037 1,352 1,318 -0,685 66,3721 -0,034 97,485
7
Nộp ngân sách nhà
nước (tỷ đồng)
miễn
thuế 0,1487 0,135 -0,0137 90,787
8 Lợi nhuận sau thuế 2,037 1,2033 1,183 -0,834 59,0722 -0.0203 98,313
9
Thu nhập bình quân
(triệu đồng/người) 3,216 3,923 4,5 0,707 122 0,577 114,71
( Nguồn phòng tài chính kế toán )
* Nhận xét:
Qua bảng ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng theo
từng năm, tuy nhiên lợi nhuận lại giảm.
- Năng lực sản xuất năm 2011 tăng 31,132%; năm sau cao hơn so với năm trước:
năm 2012 cao hơn năm 2011 là 151 tỷ tấn tương đương 108,63%. Vì những năm
trước năm 2012 sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước,
sang những năm gần đây công ty đã mở rộng thị trường ra nước ngoài, từ đó tăng số
lượng các đơn hàng, để đáp ứng được những đơn hàng đó công ty đã đẩy nhanh quá

trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Do khó khăn chung của nền kinh tế trong nước, mặc dù Hội đồng quản trị cùng
Ban lãnh đạo công ty đã cố gắng, bằng các giải pháp phù hợp chỉ đạo bám sát các
nhiệm vụ, kế hoạch đề ra năm 2010-2012. Nhưng do điều kện khách quan và chủ
quan và nhất là việc thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, nên một số
chỉ tiêu chưa đạt. Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế, hiệu quả kinh doanh năm 2011 và
năm 2012 đã đạt được sự ổn định như sự tăng lên của doanh thu, tổng lượng vốn và
số lượng lao động tăng. Điều này cho thấy quy mô sản xuất của công ty đã có sự
11
phát triển, góp phần quyết định trong việc thực hiện kế hoạch năm 2013. Bước đầu
xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, làm nền tảng phát
triển cho những năm tiếp theo.
- Do nền kinh tế khó khăn chung đã tác động lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Song Ban lãnh đạo công ty cùng CBCNV Công ty đã
nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, có giải pháp phù hợp, kịp thời thực hiện kế
hoạch được giao. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận bị giảm qua từng năm, do các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất: Do khó khăn về vốn như tiền tệ vốn vay ngân hàng thắt chặt và điều
kiện cho vay đòi hỏi cao về thế chấp đảm bảo tiền vay. Vì vậy công ty không có
vốn thi công trong khi yêu cầu tiến độ của dự án phải đảm bảo, nên công ty không
thực hiện ký kết hợp đồng.
Thứ hai: Do lạm phát, giá cả biến động, lãi suất vay dài hạn, ngắn hạn quá cao
đã làm cho chi phí đầu vào tăng, đó là những yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi
nhuận của công ty.
- Có được kết quả hoạt động với các chỉ tiêu như trên vì Công ty LISEMCO 2 có
đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động, đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật giỏi, chuyên
nghiệp, đội ngũ công nhân đầy nhiệt huyết, yêu nghề, nhiều thợ hàn và các thợ lành
nghề khác đạt chứng chỉ quốc tế và đã từng tham gia nhiều công trình lớn, trọng
điểm tại Việt Nam.
1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty

1.4.1. Đặc điểm kinh tế
* Đặc điểm sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngoài những đặc điểm của các
doanh nghiệp sản xuất nói chung còn mang những đặc điểm riêng xuất phát từ
những đặc điểm chủ yếu là lắp máy, tái tạo sản phẩm cố định, gia công chế tạo. Do
đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn mang một số đặc điểm sau:

12
BẢNG 1.2: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM
St
t
Sản phẩm Đặc điểm
1 Sản phẩm xây lắp
- Là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn,
giá trị cao, kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao,
giá trị cao, đơn chiếc, có tính cố định thời gian thi công dài
chủ yếu ở ngoài trời và thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp
lâu dài
- Được sản xuất theo đơn hàng, có tính đơn chiếc, ít và được
tiêu thụ theo dự toán hay thoả thuận nên tính chất hàng hoá
của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.
- Qúa trình sản xuất sản phẩm xây lắp rất phức tạp, không ổn
định, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu sự tác động của
nhiều nhân tố khác nhau như: tư tưởng tổ chức chỉ đạo thi
công, lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, điều kiện thời tiết.
2
Sản phẩm gia
công chế tạo
(Taro, sản phẩm
bằng kim loại, nồi

hơi, sản phẩm gia
công cơ khí)
- Là những sản phẩm có quy mô sản xuất nhỏ, giá trị không
lớn, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao, giá trị thấp.
- Được sản xuất theo đơn hàng, có số lượng nhiều
- Qúa trình sản xuất phức tạp, ổn định, việc hoàn thành kế
hoạch luôn đúng và chính xác về số lượng, thời gian và đảm
bảo chất lượng tốt
( Nguồn phòng Kinh tế-Kĩ thuật)
13
BẢNG 1.3: DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CÔNG TY SẢN XUẤT,KINH
DOANH
ST
T
Tên sản
phẩm
Sản lượng (sản phẩm) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Nồi hơi 28.765 31.867 35.642 10,5 17 29,89 17,99 19,03 18,71
2 Sản phẩm
bằng kim
loại
36.457 37.876 45.895 11,99 24,96 56.8 22,79 22,62 24,09
3 Taro 43.782 45.567 54.548 24,76 40,5 95,73 27,38 27,21 28.63
4 Xây lắp 12.235 13.013 14.312 2,86 6,3 14,93 7,65 7,78 7,51
5 Bán buôn
kim loại
18.346 18.987 19.134 5,14 7,35 16,75 11,47 11,34 10,04
6 Gia công
cơ khí
20.346 20.134 21.011 8,75 11,89 25,9 12,72 12,02 11,02
7 Tổng 159.93
1
167.44
4
190.54
2
64 108 240 100 100 100
(Nguồn phòng tài chính-kế toán)
* Đặc điểm thị trường:
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ các nhà
sản xuất đến người tiêu dùng. Nhờ nó mà khắc phục được những ngăn cách
dài về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuaart với người

tiêu dùng. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra kênh phân phối hiệu quả
nhất cho mình.
Các kênh phân phối được phân loại theo số cấp cấu thành chúng:
Kênh không cấp, kênh một cấp, kênh hai cấp, kênh ba cấp.
Trên thực tế công ty Cổ phầNlisemco 2 thường sử dụng kênh tiêu thụ trực
tiếp. Công ty bán sản phẩm của mình theo các đơn hàng, theo các dự án.
Các thị trường công ty phân phối sản phẩm theo kênh phân phối: Trong nước và
ngoài nước (Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng-Hà Tĩnh, nhiệt điện Nghi Sơn-Thanh
Hoá, Nhà máy mía đường Sơn Dương-Trung Quốc, nhà máy nhiệt điện barh-ẤN
Độ, Nhiệt điện Mông Dương, Núi Phao, Hamon, Hàn Quốc, Singapor,…
BẢNG 1.4: SẢN LƯỢNG
ĐVT: Tỷ đồng
14
STT
Thị
trường
Sản lượng Năm 2011-2010 Năm 2012-2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012 (+/-) (%) (+/-) (%)
1
Trong
nước 115.87 190.437 192.452 74.567 164.35 2.015 101.06
2
Ngoài
nước 23.162 40.063 43.237 16.901 172.97 3.174 107.92
Tổng 139.032 230.5 235.689 91.468 165.79 5.189 102.25

(Nguồn phòng tài chính kế toán)
BẢNG 1.5: DOANH THU
Đơn vị: tỷ đồng
ST
T
Thị
trường
Doanh thu Năm 2011-2010 Năm 2012-2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012 (+/-) (%) (+/-) (%)
1
Trong
nước 85.673 132.875
196.78
1
47.20
2 155.096 63.906 148.09
2
Ngoài
nước 23.107 50.021 88.908
26.91
4 216.476 38.887 177.74
3 Tổng 108.78 182.896
285.68
9
74.11

6 168.134
102.79
3 156.2
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu và sản lượng của công ty năm sau cao hơn
năm trước:
-Sản lượng phục vụ cho nhu cầu trong nước năm 2012 là 192,425 tỷ đồng tăng
so với năm 2011 là 2,015 tỷ đồng tương đương 1,06%. Sản lượng phục vụ nhu cầu
ngoài nước năm 2010 là 23,162 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên 40,063 tỷ đồng,
năm 2012 tăng lên 43,237 tỷ đồng. Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 16,901
tỷ đồng, năm 2012 tăng so với năm 2012 là 3,74 tỷ đồng. Vì trải qua nhiều năm
hoạt động, cùng với những nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động
trong công ty, sản phẩm của công ty dần giành được chỗ đứng của mình trong lòng
người tiêu dùng do đó công ty ngày càng được khách hàng tin tưởng đặt những đơn
hàng có giá trị lớn. Điều này đòi hỏi công ty phải tăng năng suất lao động, mở rộng
quy mô để tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
15
-Cùng với sản lượng tăng qua các năm là việc doanh thu của công ty tăng theo
các năm. Doanh thu từ thị trường trong nước năm 2011 tăng hơn năm 2010 là
55,096%, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoài nước năm 2011 tăng hơn so với
năm 2010 là 116,476 %. Có được kết quả như vậy là nhờ việc áp dụng tưng cường
công tác thu hồi vốn, các công trình hạn mục thi công đến đâu hoàn thiện hồ sơ,
thanh quyết toán đến đấy. Toàn thể công ty, Ban lãnh đạo công ty đều trực tiếp tron
ban thu hồi vốn không để tình trạng nguồn vốn bị ứ đọng tại các hạng mục, công
trình đã hoàn thiện xong.
BẢNG1.6: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
STT Thị trường Đặc điểm
1 Trong nước
- Rộng lớn, khắp từ Bắc vào Nam với các sản

phẩm gia công chế tạo, kết cấu thép, bồn bể,
đường ống, giá đỡ ống, thiết bị, kết cấu ống khói
và lắp đặt các loại thiết bị cho dự án, giá trị cao,
kết cấu phức tạp, yêu cầu kĩ thuật, mỹ thuật cao,
giá trị cao, đơn chiếc, có tính cố định thời gian thi
công dài chủ yếu ở ngoài trời và thời gian sử dụng
sản phẩm xây lắp lâu dài.
2 Ngoài nước
- Nhỏ lẻ, rải rác ở một số nước thuộc khu vực
Châu Á như Singgapo, Đài Loan, Hàn Quốc,
Trung Quốc. Mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm
có kết cấu đơn giản, có tính đơn chiêc, ít và được
tiêu thụ theo giá dự toán hay thoả thuận.
( Nguồn phòng kinh tế kĩ thuật)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngoài những đặc điểm của các
doanh nghiệp sản xuất nói chung còn mang những đặc điểm riêng xuất phát từ
những đặc điểm chủ yếu là lắp máy, tái tạo sản phẩm cố định, gia công chế tạo. Do
đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn mang một số đặc điểm sau:
1.4.2. Đặc điểm kỹ thuật công nghệ
Hiện nay, công ty có các công nghệ áp dụng trong sản xuất cụ thể như:
STT Tên sản phẩm Công nghệ áp dụng
1 Taro Nhật Bản
2 Lắp đặt các nhà máy xi măng, nhà hoá chất… Singapo
3 Lắp đặt lò hơi, bể có dung tich lớn Nhật Bản
16
4 Lắp đặt rôto, máy phát các nhà máy thủy điện Philippin
5 Lắp đặt vận chuyển, cẩu lắp các thiết bị nặng Việt Nam
6 Lắp đặt các trạm biến thế, cáp ngầm, cột điện
thép 500KV
Vệt Nam

7 Lắp đặt nhà m áy lắp ráp ô tô, xe máy Hàn Quốc
8 Chế tạo, lắp ráp kết cấu khung thép Anh
( Nguồn: Phòng kinh tế-kỹ thuật )
Do sự đòi hỏi của quy trình công nghệ khác nhau, nên việc sắp xếp,và quản lý
lao động cho từng bộ phận cũng đòi hỏi khác nhau để phù hợp với công việc,
chuyên ngành đào tạo và quy trình công nghệ.
Công ty Cổ phần Lisemco 2 là công ty cổ phần có quy mô sản xuất lớn, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực công
nghiệp, sản phẩm của công ty là những dụng cụ đa dạng về loại, phong phú về
chủng loại
Công ty Cổ phần LISEMCO 2 là công ty cổ phần có quy mô sản xuất lớn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực
côn nghiệp, sản phẩm của công ty là những dụng cụ đa dạng về loại, phong phú về
chủng loại.
Quy trình công nghệ sản phẩm chính, có giá trị tỷ trọng lớn của công ty Cổ
phần LISEMCO 2: Taro
17
* Công nghệ máy móc để sản xuất Taro
STT
Tên máy
Tải trọng,
công suất Nước sản xuất Năm sản xuất
1 Máy tiện C&C 3 tấn Anh 2007
2 Máy phay vạn năng 75 KVA Nhật Bản 2009
3 Máy phay chuyển
động
2 tấn Hàn Quốc 2010
(Nguồn phòng Kinh tế-Kĩ thuật)
 Quy trình công nghệ sản xuất Taro:


(Nguồn phòng Kinh tế-Kĩ thuật)
 Giải thích quy trình:
Đầu tiên thép được đưa vào máy tiện, tiếp đó được chuyển qua gia công lần
lượt tại máy phay vạn năng, máy chuyển động, lăn số, sau đó được nhiệt luyện, tiếp
theo được tảy rửa, mài lưỡi và cuối cùng sau khi sản phẩm hoàn thành được nhập
kho. Với mỗi giai đoạn yêu cầu kĩ thuật đòi hỏi phải đúng thông số kỹ thuật và thực
hiện chuẩn các thao tác trên máy móc có như vậy Taro mới đúng theo tiêu chuẩn
đòi hỏi kỹ thuật.
- Máy tiện C&C: được nhập khẩu từ Anh, sản xuất năm 2007. Mặc dù được sản
xuất từ những năm trước, nhưng vì sản xuất với công nghệ của Anh quốc nên khi về
nước ta sau bao nhiêu năm vẫn chưa nỗi thời về công nghệ, vẫn đáp ứng được đầy
đủ các tiêu chuẩn để có thể sản xuất ra Taro với chất lượng tốt.
- Máy phay vạn năng và máy chuyển động: Tuy so với một số máy móc hiện
đại được sản xuất những năm gần đây còn thiếu một số tính năng được nâng cấp
hơn, nhưng đối với việc sản xuất Taro tại công ty vẫ đảm bảo đủ tiêu chuẩn để vận
hành tham gia quy trình.
18
THÉP MÁY TIỆN
MÁY PHAY
VẠN NĂNG
MÁY PHAY
CHUYỂN ĐỘNG
LAN SỐ
NHIỆT
LUYỆN
TẨY RỬAMÀI LƯỠI
CẮT
NHẬP
KHO
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh ngày

càng trở nên khốc liệt, để chiến thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp luôn tìm ra
những biện pháp hữu hiệu như tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất,
…một trong nhiều cách đó là áp dụng tiến bộ khoa học kic thuật, sử dụng máy móc
vào trong sản xuất. Thấy rõ được vai trò to lớn của việc này trong chiến thắng các
đối thủ cạnh tranh nên ban quản trị công ty Cổ phần LISEMCO 2 đã thay thế một số
máy móc cũ bằng những loại máy mới được nhập khẩu từ một số nước có trình độ
khoa học công nghệ tiến bộ trên thế giới đưa vào trong sản xuất Taro.
1.4.3. Tình hình lao động và tiền lương
* Tình hình lao động:
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh
nghiệp hay trong bất kỳ một cơ quan tổ chức nào. Do đó việc quản lý, khai thác tốt
nguồn nhân lực phục vụ phát triển doanh nghiệp, vấn đề quan trọng trong quản lý
và phát triển doanh nghiệp hiện đại. Việc quản lý nguồn nhân lực trong công ty Cổ
phần LIÉMCO 2 đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm
rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực
thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm
lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình kiểm soát nhân lực công
ty tạo động lực cho nhân viên. Động lực là tổng hòa của tất cả mọi thứ dể dẫn dắt
con người hoạt động, người có động lực có thể đặt nỗ lực cao hơn để đạt được
thành tích hơn rất nhiều so với những người không có động lực, động lực cũng có
nghĩa là khuyến khích những người khác hành động, ý thức sáng tạo và nâng cao
hiệu quả lao động.
Những yếu tố tạo động lực trong công ty Cổ phần LISEMCO 2 bao gồm:
+ Những yếu tố vật chất như: Lương, thưởng, danh hiệu và các phúc lợi xã hội.
+ Những yếu tố phi vật chất như: khả năng nâng cao kiến thức, tính ổn định, sự
an toàn của công việc, công việc thú vị và đa dạng, mức độ áp lực thấp, có thể cải
thiện và những phát triển cá nhân, mối quan hệ với đồng nghiệp tốt.

19

BẢNG 1.7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011-
2010
Năm 2012-
2011
SL
(ng)
Tỷ
trọng
(%)
SL
(ng)
Tỷ
trọng
(%)
SL
(ng)
Tỷ
trọng
(%)
SL
(ng)
Tỷ
trọng
(%)
(+/-) %
Tổng số lao
động
745 100 875 100 987 100 130 17,45 112 12.8
Theo tính

chất lao động
Trực tiếp 686 3,09 805 92 908 92 119 17,35 103 12.79
Gián tiếp 59 70 8 8 79 11 18,64 9 12.86
Theo trình
độ
Trên đại học 23 25 3 25 2.53 2 8,69 0 0
Đại học 345 46,31 365 42 378 38.3 20 5,79 13 3.562
Cao đẳng 257 34,49 243 28 258 26.14 -14 5,45 15 6.173
Trung cấp 120 16,11 242 28 326 33.03 122 101,7 84 34.71
Theo độ tuổi
Từ 20- 35 235 31,54 237 27 237 24,01 2 0,85 0 0
Từ 35- 55 376 50,47 423 48 543 55.02 47 12,5 120 28.37
Trên 55 134 17,99 215 25 207 20,97 81 60,45 -8 3,72
Theo giới
tính
Nam 634 85,10 785 90 787 79.74 151 23,82 2 0.255
Nữ 111 14,89 90 10 200 20.26 -21 -18,92 110 122.2
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
* Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy sự biến động về nguồn nhân lực của công ty qua các
năm không thật sự lớn cũng có thể thấy nhu cầu nhân lực ngày càng lớn, điều này
đồng nghĩa với thị trường của công ty đang được mở rộng làm tăng nhu cầu lao
động. Cơ cấu lao động của công ty thay đổi theo mỗi năm do một số lý do sau:
Ngoài việc thường xuyên hoàn thiện công tác tổ chức sắp xếp và bố trí lao động,
thực hiện tính giảm lao động nhằm tạo ra một đội ngũ lao động tối ưu, có đủ năng
lực, trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty
20
cũng chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên trong công
ty nhằm nâng cao mặt bằng dân trí cũng như trình độ tay nghề trong toàn công ty.
Công tác phục vụ nơi làm việc ngày càng được hoàn thiện, luôn tạo ra một bầu

không khí thoải mái, tâm lý tích cực trong toàn công ty.
Các chỉ tiêu của tình hình lao động của công ty có xu hướng tăng theo từng năm.
Mặc dù biến động không thật sự lớn nhưng cũng cí thể thấy nhu cầu nhân lực của
công ty ngày càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc thị trường của công ty đang
được mở rộng, làm tăng nhu cầu lao động để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Qua bảng cơ cấu lao động của công ty cho thấy nhân viên trong công ty đều là
những người được đào tạo đầy đủ về yêu cầu của công việc.
* Khái quát tình hình sử dụng lao động của công ty:
Trong những năm gần đây, cùng vời sự phát triển của quy mô sẩn xuất và sự đổi
mới thiết bị công nghệ, người lao động làm việc trong công ty đòi hỏi có tay nghề
và trình độ văn hóa ngày càng cao. Đứng trước nhu cầu này, ngoài việc đổi mới
máy móc thiết bị, mỗi năm công ty còn tuyển thêm một số lượng lao động có trình
độ tay nghề cao vào làm việc tại các phòng ban, các đội xây lắp. Đồng thời công ty
thường xuyên tổ chức đào tạo và thi nâng bậc cho công nhân. Vì vậy qua những
năm xây dựng và trưởng thành công ty đã có một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành
nghề có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. Ngoài số lao động dầy dạn
kinh nghiệm của công ty, hàng năm công ty còn tiếp nhận thêm lực lượng lao động
đáng kể làm hợp đồng cũng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tuy nhiên nòng
cốt vẫn là lực lượng lao động trong biên chế của công ty.
Để sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả công ty đã:
- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mạnh về mọi mặt, đủ về số
lượng, với trình độ học vấn và tay nghề cao có năng lực quản lý, sáng tạo, đáp ứng
yêu cầu phát triển cao của công ty.
-Tổ chức đạo tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật tại các công trình, tăng cường
đào tạo tại chỗ cho lực lượng công nhân mới tăng cường quy hoạch cán bộ trẻ có
năng lực, nhiệt tình và tổ chức đào tạo công tác điều hành, quản lý điều động, bố trí
luân chuyển cán bộ, công nhân phù hợp với năng lực công tác.
- Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo tạo và thi nâng bậc cho nhân viên. Qua
những năm gần đây công ty đã có đội ngũ ky sư, công nhân lành nghề có trình độ
khoa học kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, nâng cao năng suất lao động , hiệu quả sản

xuất kinh doanh của công ty.
21
* Tình hình tiền lương của công ty:
Công ty cổ phần Lisemco 2 trả lương theo hình thức trả lương thời gian giản đơn.
Đây là hình thức mà tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc vào thời gian
làm việc thực tế và bậc lương của người lao động hiện giữ. Vì công việc yêu cầu tại
công ty đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác cao nên hình thức trả lương này là
hoàn toàn hợp lý với công ty.
Công thức tính lương: Ltháng = Hi*Lth + Các phụ cấp(nếu có)
Trong đó: Ltháng: lương tháng của người lao động i
Hi: Hệ số lương của người lao động
Lth: mứơ lương tối thiểu ( nếu người lao động đi làm đủ ngày
công theo chế độ thì tiền lương được áp dụng theo công thức trên)
BẢNG 1.8: TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY NĂM 2010-2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm 2011-2010 Năm 2012-2011
(+/-) % (+/-) %
Tổng tiền
lương
3,281 4,503 6,987 1,222 137,24 2,484 155,16
Quỹ lương 3,879 5,891 7,986 2,012 151,87 2,095 135,55
Chênh lệch 0,598 1,388 0,999 0,790 132,06 -0,209 -128,07
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng tiền lương, quỹ lương của công ty luôn tăng

qua các năm và cũng cho thấy quỹ lương luôn cao hơn tổng tiền lương phải trả.
Điều này giúp cho công ty luôn ứng phó kịp thời những biến đồng về tiền lương của
công ty. Năm 2010 tồng tiền lương công ty là 3,281tỷ đồng, quỹ lương là 3,879 tỷ
đồng cao cao hơn tổng mức tiền lương phải chi trả là 0,598 tỷ đồng. Năm 2011 tổng
tiền lương đạt được là 5,891 tỷ đồng cao hơn năm 2010 là 1,222 tỷ đồng tương ứng
tăng 37,24%, quỹ lương tăng 2,012 tỷ đồng tương ứng với tăng 51,87% và quỹ lưng
so với tổng tiền lương cao hơn 1,388 tỷ đồng. Năm 2012 quỹ lương tăng lên 2,095
tỷ đồng tương ứng tăng 35,55%, tông tiền lương tăng 2,484 tỷ đồng tương ứng tăng
55,16% và quỹ lương cao hơn tổng tiền lương 0,999 tỷ đồng.
Với thời gian thực tập tại công ty, có cơ hội tìm hiểu về tình hình tiền lương tại
công ty em thấy trong những năm 2010-2012, quỹ lương của công ty luôn được
tăng lên theo từng năm vì công ty ngày càng phát triển, hướng tới mở rộng thị
trường nên đòi hỏi số lượng lao động lớn. mức chênh lệch giữa quỹ lương và tổng
tiền lương luôn là một khoản tiền trong giới hạn cho phép. Quỹ lương luôn được
22
ban lãnh đạo công ty sử dụng một cách rất hiệu quả, trả lương đúng người, đúng
mức độ, áp lực của công việc.
Ngoài tiền lương hàng tháng, người lao động còn được công ty thưởng vào
những dịp lể hay hoàn thành tiến độ dự án trước thời hạn quy định. Với việc áp
dụng hình thức tiền thưởng như vậy, công ty đã khuyến khích được người lao động
nâng cao năng suất, tự nguyện làm thêm giờ để tạo ra nhiều sản phẩm và hoàn
thành tiến độ dự án nhanh hơn.
1.4.4. Tình hình quản lý chất lượng
Trong xu thế tất yếu của hội nhập và toàn cầu hóa, việc tiêu chuẩn hóa đối với
sản phẩm là điều quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng. Chất lượng sản
phẩm tốt sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, các đối tác, lầ sự công nhận và thừa
nhận giá trị, năng lực, két quả sản xuất sản phẩm của công ty. Để quá trình sản xuất
đạt hiệu quả cũng như việc tạo ra sản phẩm chất lượng tốt không chỉ đòi hỏi cao ở
quá trình đầu vào, sản xuất sản phẩm mà còn phải chú trọng đến việc quản trị chất
lượng sản phẩm, kiểm tra giám sát kỹ chất lượng sản phẩm.

Công ty cổ phần LISEMCO 2 với chính sách chất lượng: “ Chất lượng của
chúng tôi là niềm tin của bạn ”. Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng
tốt nhất, đảm bảo tiến độ, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư và khách hàng. Và để công ty
có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lương tốt thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải thực hiện tốt các quy trình, yêu cầu kỹ thuật cũng như phải xác
định rõ vai trò tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, thực hiện chặt chẽ,
nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn quản trị.
Công ty cũng nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc áp dụng những tiến bộ
khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh. Và công ty cũng đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho công
tác quản lý chất lượng đạt hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đã
tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả quản
lý, để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lương tốt làm hài lòng khách
hàng. Cũng qua công cụ quản lý này mà hầu hết các hoạt động của đơn vị được, làm
rõ gắn với trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, nhờ đó mà việc thực hiện được thông
suốt, trôi chảy, tránh sự chồng chéo, lãng phí…
Việc tạo ra và cung cấp sản phẩm có chất lượng, ổn định làm tăng năng suất, tiết
kiệm chi phí, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm
23
tạo lợi thế cạnh tranh cho đơn vị trên thị trường. Vì thế không dừng ở việc xây
dựng, áp dụng để đánh giá mà công ty cam kết thường xuyên duy trì có hiệu lực và
cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng nhằm tối ưu hóa việc sản xuất kinh
doanh, nâng cao hiệu quả quản lý và quan trọng là đáp ứng sự đòi hỏi về nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng và phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội.
1.4.5. Tình hình tài chính:
BẢNG 1.9: CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM
2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT
Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012 (+/-) (%) (+/-) (%)
1. Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng
tài sản % 41 52 55,6 11 126,8 3,6 106.9
Tài sản dài hạn/Tổng tài
sản % 59 48 44,3 -11 81,36 -3,7 92.29
2. Cơ cấu vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn
vốn % 78 83 82,2 5 106,4 -0,8 99,04
Vốn chủ sở hữu/Tổng
nguồn vốn % 22 17 17,8 -5 77,27 0,8 104,7
Từ bảng số liệu trên cho ta biết được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty tỷ
trọng từng thành phần qua các năm.
Về tài sản thì tài sản ngăn hạn của công ty liên tục tăng trong 3 năm 2010-2012.
Năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 41% trong tổng số tài sản, đến năm 2011 là 52%,
tăng lên 11% so với năm 2010, đến năm 2012 cũng tăng hơn so với năm trước
nhưng chỉ tăng nhẹ lên 3,6% so với năm 2011.
Trong khi tài sản ngắn hạn liên tục tăng thì tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm
dần qua các năm, năm 2010 tài sản dài hạn đạt tỷ trọng 59% trong tổng số tài sản
năm 2010,đến năm 2011 giảm xuống còn 48% và đến năm 2012 chỉ đạt 44,3% ,
trong tổng số tài sản, giảm 3,7% so với năm 2011.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng lên còn VCSH lại giảm
đi, cho thấy trong khoảng thời gian này công ty đã vốn đầu tư của công ty không
cao, có thể ảnh hướng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghệp, làm giảm lợi
24
nhuận đạt được của doanh nghiệp. Năm 2010 nợ phải trả của công ty là 78% đến

năm 2011 là 83%, tăng 5% so với năm 2010, năm 2012 có giảm xuống nhưng thấp,
khoảng 0,8% so với năm 2012. VCSH năm 2010 là 22% trong tổng nguồn vốn,
năm 2011 giảm xuống 5%, đến năm 2012 thì tăng lên khoảng 0,8% so với năm
2011.
25

×