Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp hoàn thiện Công ty cổ phần Long Sơn.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.31 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Tại đại hội Đảng Việt Nam lần thứ 6 (12/1986) đã chỉ rõ xoá bỏ nền sản
xuất tập trung quan liêu bao cấp, chuyển kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN có sự quản ly vĩ mô của nhà nước, đồng thời
phát triển nền kinh tế hàng hoá đa dạng theo nhiều thành phần kinh tế khác
nhau Trong sự phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tự do
cạnh tranh trong khuân khổ cho phép của pháp luật nhà nước CHXHCN Việt
Nam. Do đó, để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghịêp phải tự
vận đông sản xuất kinh doanh theo cơ chế: lấy thu bù chi, tự lấy những thu
nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và đảm bảo có lãi.
Để nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và hiểu sâu hơn trong thực tiễn,
trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Long Sơn em đã làm báo cáo tổng
hợp về tình hình hoạt động của công ty.
Báo cáo của em gồm những nội dung sau:
Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty
Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phần III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Để hoàn thành đề tài này em đã dùng phương pháp tiếp cận phỏng vấn
và tham khảo tài liệu kết hợp với những kiến thức đã học trong trường. Vì đây
là báo cáo tổng hợp đầu tiên, thời gian thực tập có hạn, nên bài báo cáo của
em không tránh khỏi nhưng thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cô trong trường cùng toàn thể các bạn cho em củng cố thêm
kiến thức để bài báo cáo của em được tốt hơn.
Em xin trân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Nguyễn
Hoàng Lan và sự giúp đỡ của các cán bộ công ty để em được hoàn thành bài
báo cáo này!
SV: Nguyễn Thị Loan
2
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.


Ngày 9/1/2000, nhà máy giầy Long Sơn được thành lập theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số 0203000024 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải
Phòng cấp. Sau đó đến năm 2003, nhà máy giày Long Sơn đổi tên thành công
ty cổ phần Long Sơn, ngày nay.
Địa chỉ: Công ty cổ phần Long Sơn nằm ở thôn Song Mai, xã An Hưng,
huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Công ty cổ phần Long Sơn có khuôn viên rộng, thoáng mát với đầy đủ
nhà ăn tập thể hệ thống vệ sinh môi trường đảm bảo. Phòng cháy chữa cháy
đảm bảo an toàn đúng quy định. Hệ thống dây chuyền tiên tiến, hiện đại, được
nhập khẩu từ Đài Loan chuyên giành cho ngành giày dép.
Công ty cổ phần Long Sơn là loại hình doanh nghiệp được tổ chức theo
hình thức công ty TNHH.
+ Có tư cách pháp nhân
+ Hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính
+ Sử dụng con dấu riêng
+ Có tài khoản trong ngân hàng
+ Hoạt động theo doanh nghiệp và điều lệ công ty
+ Với sự nhạy bén, năng động của ban lãnh đạo, cùng tinh thần trách
nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong công ty đã không ngừng tìm tòi,
nghiên cứu nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị
trường tăng thị phần. Nhờ đó, chất lượng và số lượng sản phẩm của công ty
ngày một tăng và đã có vị trí trên thị trường, chiếm được sự quan tâm của
khách hàng, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty
ngày càng được nâng cao và ổn định.
Kể từ khi được thành lập (ngày 9/1/2000) đến hết năm 2000, công ty cổ
phần Long Sơn đã đạt được một số chỉ tiêu như sau:
3
- Vốn điều lệ 20 tỷ
- Lao động bình quân 1100 người, trong đó:
+ Cán bộ gián tiếp 230 người.

+ Lao động trực tiếp 870 người
Năm 2006:
Vốn điều lệ: hơn 22 tỷ
Tổng số lao động đã là 1.420 người
Mức thu nhập bình quân: 1.500.000 đồng/1 người/1 tháng.
Vậy với vốn điều lệ và số lao động như vậy có thể cho rằng quy mô của
doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn:
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Long Sơn chuyên sản xuất các loại giầy da, giầy vải,
giày thể thao với đủ các loại kích cỡ từ 22 - 48. Sản phẩm của công ty được
tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu sang các nước EU, Đài Loan.
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quá trình sản xuất giầy vải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như: Quá
trình chặt, may, cán cao su, gò,... Có thể mô hình hóa quá trình này như sau:
4
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình sản xuất giầy vải
5
+ Quá trình bồi vải: Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình bồi vải là vải
bạt, vải lót, visa, mutxốp, cao suflo, keo xăng keo talex có pha thêm PVA,
xút...
+ Quá trình chặt: được thực hiện trên các thiết bị cắt đập thủy lực, máy
lạng, máy cuốn chéo, máy cắt viền,máy kim khâu... và nguyên vật liệu đầu
vào của quá trình này là vải đã được bồi và vải đã tráng keo, pho cao su đã
tráng.
+ Quá trình may mũ giày được thực hiện bởi công nhân qua các thao tác
trên máy may một kim, hai kim, nền trụ đính chỉ... Nguyên vật liệu đầu vào
của quá trình này là các chi tiết của mũ giầy.
+ Quá trình gò: Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình này là mũ giầy đã
bao hoàn chỉnh, mũ đã in...
+ Quá trình lưu hóa giầy (quá trình hấp giầy) giầy sấy đã được treo trên

giá ở xe lưu hóa đầy vào lò lưu hóa sau khi đã được phủ vải.
+ Quá trình đóng gói: Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành sản
phẩm. Sau đó sản phẩm được lưu kho để xuất hàng. Trên đây là quá trình sản
xuất sản phẩm hoàn chỉnh của công ty và chất lượng sản phẩm cuối cùng đem
ra tiêu thụ trên thị trường chịu ảnh hưởng của tất cả các giai đoạn của quá
trình đó.
Ngoài các quá trình này, chất lượng còn phụ thuộc vào các quá trình phụ
khác như quá trình thiết kế, quá trình nghiên cứu thị trường, các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất cung ứng đầu vào, đầu ra...
6
1.4. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Long Sơn
Công ty áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng:
mô hình này người ta kết hợp hai loại cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng
để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai loại này. Với kiểu trực
tuyến thì mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý trực tiếp và nhận mệnh l ệnh từ
một cấp trên nên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh nhưng lại có nhược
điểm là mọi gánh nặng đều tập trung vào nhà quản lý cấp cao, đòi hỏi người
quản lý cấp cao phải có hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực chuyên môn khác
nhau. Còn với kiểu chức năng thì có sự chuyên môn hóa trong quản lý nên
chất lượng mỗi loại quyết định tăng lên nhưng lại có nhược điểm là mỗi
người quản lý cấp dưới phải nhận mệnh lệnh từ nhiều cấp trên nên không có
sự thống nhất giữa các quyết định. Vậy nên người ta kết hợp giữa hai kiểu
trực tuyến chức năng để tận dụng những ưu điểm của hai cơ cấu đó.
Từ giám đốc xuống các phó giám đốc là quản lý theo kiểu trực tuyến và
từ các phó giám đốc xuống các ban là quản lý theo kiểu chức năng.
7
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
(+) Giám đốc: là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Giám
đốc chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, từ việc xây

dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và
lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện.
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau:
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng tổ chức
(+) Phó giám đốc kinh doanh:
Phó giám đốc là người uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám
đốc đi vắng. Trình, báo cáo các phương án hoạt động để giám đốc phê duyệt.
Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau:
+ Phòng tiêu thụ nội địa
+ Phòng kinh doanh
(+) Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo nghiên cứu, giám sát quá
trình sản xuất kinh doanh, các quy trình công nghệ, chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty về hệ thống quản lý chất lượng và công tác kỹ thuật của
toàn công ty xây dựng chương trình kế hoạch với giám đốc để chỉ đạo thực
hiện, phụ trách công tác sản xuất kế hoạch vật tư, an toàn lao động.
(+) Phó giám đốc sản xuất:
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ lệnh sản xuất mẫu, các hoạt
động xuất nhập khẩu, được uỷ nhiệm ký và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về các hợp đồng chứng từ xuất nhập khẩu giầy các loại.
- Phó giám đốc sản xuất trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau:
+ Phòng mẫu
+ Phòng xuất nhập khẩu
(+) Phòng tài chính kế toán:
8
Là phòng quản lý hạch toán kinh doanh và quản lý tài chính, hạch toán
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích hoạt động. Quản lý vốn,
thanh toán các khoản đối với nhà nước, với các công nhan viên và các đơn vị
khác. Thực hiện chế độ kế toán thống kê, báo cáo cho giám đốc.

(+) Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh
doanh. Lập danh mục các chủng loại nguyên vật liệu đầu vào trên cơ sở đó
xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm cho công ty.
9
Phần II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
* Nhận xét chung.
Thời gian gần đây, công ty thường xuyên tổ chức công tác chế thử và cải
thiện mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chú trọng việc nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Không
ngừng tìm tòi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, từng bước mở rộng
thị trường, tăng thị phân. Nhờ đó mà công ty đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận.
- Chất lượng và số lượng sản phẩm của công ty ngày một tăng và có vị
trí trên thị trường.
- Thị trường của công ty ngày càng mở rộng ra nhiều nước và nhiều khu
vực trên thế giới.
- Lợi nhuận tăng lên.
- Số lao động tăng lên qua các năm, giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động.
- Thu nhập của người lao động trong công ty tăng lên, đời sống được cải
thiện.
Tuy nhiên, công ty chưa khai thác được thị trường nước ngoài một cách
triệt để. Còn nguyên vật liệu của công ty thì hầu hết nhập ở nước ngoài.
2.1. Tình hình tiêu thụ, sản phẩm và công tác Marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay công ty đã đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm với mẫu mã đa
dạng, phong phú. Các sản phẩm chủ yếu của công ty đã đáp ứng được phần
nào nhu cầu của khách hàng.

10
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của các sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giầy da 7.389 8.172 8.838
Giầy vải 5.713 6.425 7.221
Giầy thể thao 12.852 13.995 15.241
(Đơn vị: triệu đồng)
Sản lượng các mặt hàng đều tăng so với năm trước, năm 2004 sản phẩm
giầy da đem lại doanh thu cho công ty là 7.389 triệu đồng đến năm 2005 con
số này là 8.172 triệu đồng tăng gần 1 tỷ đồng (tăng 10,6%). Sang năm 2006
tăng 666 triệu đồng (tăng 8,1%). Với mặt hàng giầy vải cũng tăng qua các
năm. Năm 2006 là 7.221 triệu đồng tăng 796 triệu đồng (tăng 12,4%) so với
năm 2005. Đặc biệt là giầy thể thao tăng rất nhanh qua các năm. Mỗi năm tăng
bình quân hơn 1 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này chứng tỏ các sản phẩm của công
ty ngày càng được khách hàng chấp nhận .
Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ trong nước của công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
- Doanh thu bán
hàng nội địa
Triệu đồng 5.480 9.421 31.578
- Tỏng sản lượng
tiêu thụ nội địa
Đôi 91.151 325.367 588.020
- Tổng doanh thu Triệu đồng 11.965 25.368 53.272
- DT nội địa/Tổng
doanh thu
% 45,8 37,1 59,2
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ nội địa tăng rất nhanh qua các
năm. Năm 2004, doanh thu nội địa là 5.480 triệu đồng, đến năm 2005, con số
này đã là 9.412 triệu đồng, tăng 3941 triệu đồng. Tỷ lệ doanh thu nội địa/Tổng

doanh thu của năm 2004 là 45,8%. Đến năm 2006, con số này là 59,2%. Điều
này chứng tỏ thị trường nội địa đã chiếm phần lớn trong tổng thị phần hàng
hóa của công ty.
Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu của công ty
11
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số lượng xuất khẩu Đôi 303.918 611.553 661.803
Tổng số lượng tiêu thụ Đôi 405.224 955.553 1.272.698
Số lượng xuất khẩu/Tổng
số lượng
% 75 64 52
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ số lượng xuất khẩu/Tổng số lượng hàng
hóa tiêu thụ có chiều hướng suy giảm, điều này là do thị trường tiêu thụ sản
phẩm nội địa của công ty ngày càng cao mà hàng hóa xuất khẩu mang về cho
công ty khoản doanh thu lớn hơn nhiều so với các nguồn thu từ tiêu thụ nội
địa.
2.1.2. Chính sách phân phối của công ty.
Hiện nay công ty cổ phần Long Sơn đáng áp dụng 3 loại kênh phân phối
sau:
Kênh 1:
Việc sử dụng kênh phân phối này giống như hình thức uỷ thác mà công
ty uỷ quyền cho một đơn vị khác xuất khẩu hàng hộ mình. Các công ty nhận
uỷ thác xuất khẩu cho công ty là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, công ty sử
dụng cách này khi việc mở rộng thị trường đối với công ty là khó khăn. Tuy
nhiên công ty phải chi trả một lượng chi phí uỷ thác tương đối lớn và việc tiếp
cận thực tế khó khăn. Đây là những bất lợi của loại kênh này.
Kênh 2:
Với kênh này, công ty ký kết các hợp đồng trực tiếp với các khách hàng
nước ngoài. Đây là kênh được công ty sử dụng nhiều nhất vì nó đem lại cho
12

công ty nhiều lợi ích. Công ty vừa có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các đối tác,
vừa phải đảm bảo về mặt tối đa hóa lợi nhuận do không phải chia sẻ với
người khác. Những ý kiến phản hồi từ khách hàng là những thông tin hữu ích
giúp công ty hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh.
Kênh 3:
Công ty xuất khẩu hàng hóa thông qua hàng buôn xuất khẩu của nước
ngoài dặt tại Việt Nam. Khi giao dịch với các hãng này công ty công ty gặp
thuận lợi giống như việc bán hàng trong nước vì công ty không phải xin giấy
phép xuất khẩu vận chuyển hàng hóa. Mặt khác sử dụng kênh này cũng cung
cấp những thông tin nhanh nhất, ít tốn kém chi phí cho công ty.
2.1.3. Quyết định xúc tiến thương mại
Trong thời gian qua, công ty đã sử dụng các hình thức XTTM sau:
* Quảng cáo: Để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị
trường, công ty tiến hành quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin trong
cũng như ngoài nước.
Nội dung quảng cáo
+ Thông báo cho thị trường về sản phẩm mới hay ứng dụng mới của sản
phẩm.
+ Thông báo sự thay đổi giá
+ Giới thiệu hình ảnh công ty
Các phương tiện quản cáo: Các báo chi, tập san trong và ngoài nước
Lịch, sổ tay có in hình công ty.
* Xúc tiến bán: Công ty sử dụng các hình thức sau:
13
+ Catalog: Được in ấn bằng tiếng nước ngoài. Với những thông tin cần
thiết về sản phẩm như màu sắc, kích cỡ, chất lượng và chủng loại các mặt
hàng.
+ Hàng mẫu: Công ty gửi hàng mẫu đến tận tay các đối tác để họ có
những đánh giá chính xác về sản phẩm của công ty. Các danh mục hàng mẫu
được công ty thiết kể và sản xuất đạt được các thông số, kiểu dáng, chất lượng

tốt nhất. Để gây được phản ứng tích cực của người nhận.
* Xác định chi phí cho xúc tiến thương mại của công ty:
Với khả năng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, nên nguồn kinh phí mà
công ty giành cho hoạt dộng xúc tiến thương mại là rất nhỏ. Thông thường,
công ty xác định chi phí cho xúc tiến thương mại theo phần trăm doanh số
bán của từng năm. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến bán chỉ diễn ra trong
những thời kỳ nhất định khi công ty muốn mở rộng thị trường hoặc muốn
định vị lại hình ảnh của công ty.
2.1.4. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong lĩnh
vực xuất khẩu vốn là thế mạnh của công ty như công ty giầy vải Thượng
Đình, công ty giầy Thuỵ Khê... nhưng hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất
của công ty là các sản phẩm giầy của Trung Quốc vì giá bán rẻ, mẫu mã
phong phú, đa dạng.
* Giá bán sản phẩm của công ty so với số đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược giá đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược cạnh tranh
với các công ty trong nước và trên thế giới.
Giá bán của một số sản phẩm của công ty phần lớn thấp hơn giá của các
công ty cạnh tranh.
Giầy thể thao: Công ty cổ phân Long Sơn: 70.000đồng/đôi
Công ty giầy Thượng Đình: 100.000đồng/đôi
Công ty giầy Thăng Long: 75.000đồng/đôi
14
Giầy da xuất khẩu: Công ty cổ phần Long Sơn: 250.000đồng/đôi
Công ty giầy Thượng Đình: 250.000đồng/đôi
Giầy vải: Công ty cổ phần Long Sơn: 14.000đồng/đôi
Giầy Thăng Long: 15.000đồng/đôi
Giầy Thượng Đình: 17.000đồng/đôi
Đây chính là nguyên nhân chính khiến hàng hóa của công ty tiêu thụ
trong nước mạnh hơn trên thị trường quốc tế.

* Chất lượng sản phẩm: Tuy các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất
được nhập từ Đài Loan, tuy là cường quốc sản xuất giầy dép nhưng công nghệ
còn lạc hậu. Dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thua kém hơn các đối thủ cạnh
tranh.
2.2. Công tác lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của công ty:
Lao động
Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
2004 2005 2006 2004 2005 2006
- Nam 426 470 500 36,8 36,4 35,5
- Nữ 730 820 920 63,2 63,6 64,7
- Trực tiếp 888 1026 1181 76,8 79,5 83,2
- Gián tiếp 153 150 118 13,2 11,6 8,3
- Hành chính 115 114 121 10 8,9 8,5
- Dưới 25 673 814 964 58,2 63,1 67,9
- Từ 25 - 35 297 293 329 25,7 22,7 23,2
- Trên 35 186 183 127 16,1 14,2 8,9
Tổng 1156 1290 1420 100 100 100
Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Long Sơn.
- Về tổng số lao động của công ty tính đến năm 2004 là 1.156 người,
nhưng đến năm 2006 thì tổng số đã là 1.420 người, tăng 264 lao động.
- Xét theo giới tính ta thấy:
+ Lao động nữ: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nữ nhiều hơn
tỷ trọng lao động nam. Điều này dễ hiểu bởi vì công việc của công ty đòi hỏi
sự khéo léo nhanh nhẹn của nữ nhiều hơn. Cụ thể lao động nữ năm 2004 là
15
730 người chiếm tỷ trọng 63,2% trong tổng số lao động. Sang năm 2005 số
lao động nữ là 820 người chiếm 63,6%. So với năm 2004, số lao động nữ tăng
90 người tương ứng 12,3%. Năm 2006, con số này là 920 người, chiếm

64,7% tổng số lao động của công ty.
Lao động nữ tăng đều qua các năm và với tỷ trọng cũng tăng. Như vậy,
công ty rất quan tâm đến khâu tuyển dụng lao động cho phù hợp với công việc.
+ Lao động nam:
Trong những năm qua, số lao động nam chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể năm
2004, số lao động nam là 426 người, chiếm tỷ trọng 36,8% tổng số lao động.
Đến năm 2005, con số này là 470 người, tăng 44 người với tỷ lệ tăng 10,3%
so với năm 2004. Sang năm 2006 số lao động nam là 500 người chiếm 35,5%
trong tổng số lao động của toàn công ty.
- Xét về hình thức tác động vào đối tượng lao động ta thấy:
+ Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục tăng dần, tỷ lệ lao
động gián tiếp giảm dần. Điều này là do công ty có cách quản lý mới, đó là
việc cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết trong quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty. Do đặc tính của mặt hàng giầy vải và giầy thể thao
đòi hỏi một đội ngũ lao động trực tiếp tương đối lớn.
- Xét về độ tuổi lao động của công ty:
Lao động của công ty ở độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng khá cao và
tăng đều qua các năm. Năm 2006 lao động dưới độ tuổi 25 chiếm 67,9%.
Lao động từ 25 - 35 tuổi chiếm thành phần không lớn lắm lao động trên
35 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2006 có 127 người chiếm
8,9% tổng số lao động.
- Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động. Trên
80% tổng số lao động dưới độ tuổi 35. Đây là một lợi thế lớn trong sự phát
triển của công ty trong tương lai. Đây sẽ là đội ngũ lao động có sức khoẻ, có
16

×