Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

hoạch định chương trình marketing cho một sản phẩm của công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.49 KB, 50 trang )

Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập nền
kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Để có thể cạnh tranh, không bị mất thị phần trên đất nước mình các doanh
nghiệp cần xây dựng các chính sách để nâng cao lợi thế và năng lực cạnh tranh. Các
doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị kiến thức kỹ năng phù hợp với yêu cầu thị trường
mới và Marketing là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.
Từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể sản xuất được, doanh
nghiệp phải dịch chuyển sự quan tâm của mình ra thị trường. Đơn giản họ muốn khách
hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Và để làm được
điều đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông
tốt hơn về sản phẩm của họ và họ cần xây dựng quan hệ lâu dài giữa thương hiệu với
nhóm khách hàng mục tiêu. Chính vì những lý do trên Marketing ngày càng trở thành
một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp.
Đối với xã hội: Các hoạt động Marketing có vai trò làm cho xã hội phong phú tốt đẹp
hơn với sự đóng góp của mình. Marketing tác động vào thói quen tiêu dùng của các
tầng lớp dân cư để từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ
phù hợp. Marketing đã gián tiếp tạo nên sự phát triển cạnh tranh lành mạnh giữa sản
phẩm của các doanh nghiệp, tác động vào qui mô chung của thị trường theo xu hướng
ngay càng nâng cao dẫn đến xã hội ngày càng phát triển.
Với nhiệm vụ đồ án môn học : Hoạch định chương trình Marketing cho một sản
phẩm của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là:
1.Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
2.Xác định nhu cầu và quy mô của thi trường từ năm 2010 đến năm 2015 cho các sản
phẩm.
3.Hoạch định chiến lược Marketing đối với một sản phẩm.
4.Hoạch định chương trình Marketing đối với một sản phẩm năm
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH


1
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
1.1: LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là nhà máy Nhựa Thiếu niên
Tiền Phong (TNTP) vào ngày 19/05/1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác
Hồ kính yêu đã được khánh thành. Ngày 29/04/1993 Bộ công nghiệp nhẹ ban hành
quyết định số 386/CN/TCLD về việc đổi tên nhà máy Nhựa TNTP thành công ty Nhựa
Thiếu niên Tiền Phong, theo đó công ty Nhựa TNTP trở thành một doanh nghiệp Nhà
nước, thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Nhựa Việt Nam. Ngày
17/08/2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã ban hành quyết định số 80/2004/QD- BCN
về việc chuyển công ty Nhựa TNTP thành công ty cổ phần Nhựa TNTP. Như vậy mặc
dù chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 30/12/2004 nhưng
công ty CP Nhựa TNTP đã có bề dày lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển với vị trí
luôn luôn là một trong những cơ sở kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa trong cả
nước.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và đạt tiêu
chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Với phương châm : “chất lượng là trên hết –
Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” công ty đã và đang đạt được kết
quả kinh doanh khả quan và đạt được nhiều danh hiệu cao quý. Một số thành tích tiêu
biểu mà công ty đã đạt được trong năm 2010 như:
-Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng;
-Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2010 dành cho Top 10 Thương hiệu hàng
đầu.Top 20 đơn vị đạt danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy tín“ và “Công ty cổ
phần hàng đầu Việt Nam” do trung tâm thông tin tín dụng - Ngân hàng nhà nước CIC
và hãng tin quốc tế D&B xếp hạng;
- Giải thưởng “Top 20 doanh nhân tiêu biểu” do Bộ Công Thương trao tặng cho Chủ
tịch HĐQT Công ty;
-Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam do Cục sở hữu trí tuệ bình chọn.

Ngoài ra công ty còn đạt được 127 huy chương vàng tại các kì hội chợ quốc tế và
trong nước hàng công nghiệp; Được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất
lượng cao. Đảng bộ Công ty liên tục nhiều năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch
vững mạnh. Tổ chức công đoàn Công ty được khen thưởng các danh hiệu cao quý
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
2
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
như: Huân chương lao động hạng Ba năm 2005; Bằng khen của Chính phủ năm 2008;
danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh, có phong trào thi đua xuất sắc nhất.
Một số thông tin về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
Tên tiếng Anh: TIEN PHONG PLASTIC JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TIFOPLAST
Trụ sở: số 2 An Đà- phường Lạch Tray_ quận Ngô Quyền_ tp Hải Phòng
Điện thoại : (84-31) 852073 Fax: (84-31) 640133
Địa chỉ emai:
Website: http:www.nhuatienphong-tifoplast.com.vn
Logo:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0203001195 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành
phố Hải Phòng cấp.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
-Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng
-Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng, nông nghiệp,
công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.
Thời hạn hoạt động của công ty: 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
Vốn điều lệ: 216.460.000.000 ( hai trăm mười sáu tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu đồng
chẵn)
1.1.2 CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiện công ty đang sản xuất các loại sản phẩm sau

1.Nhóm các sản phẩm ống nhựa u.PVC:
Nhóm sản phẩm ống nhựa u.PVC phục vụ cho cấp thoát nước sinh hoạt, nông nghiệp,
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp … là sản phẩm chủ lực của công ty.
2.Nhóm sản phẩm ống nhựa HDPE
Sản phẩm ống nhựa HDPE được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các
hãng sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới như BOROUGE, DEAHLIM trên các
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
3
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
thiết bị hiện đại nhất của các nước Đức, Italy Ống HDPE được sản xuất theo tiêu
chuẩn ISO 4427:1996 (E).
1.2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.2.1 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu phân tích môi trường bên ngoài để tìm ra cơ hội
cũng như đe dọa với công ty và các sản phẩm của công ty. Từ những tìm hiếu đó,
doanh nghiệp tiến hành phân tích để xây dựng các chính sách có thể tận dụng các cơ
hội, hạn chế các đe dọa nhằm giúp doanh nghiệp ứng phó một cách tốt nhất với những
biến động của môi trường bên ngoài.
1.2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
* Nhân tố khách hàng
Từ năm 2000 đến nay Công ty đã liên tiếp dành được các hợp đồng cung cấp ống
u.PVC và PEHD cho các công trình yêu cầu kỹ thuật cao:
-Khu công nghiệp NOMURA, Sài Đồng, Nguyễn Đức Cảnh, Đồng Văn
-Công trình mở rộng nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
-Chương trình nước sạch của UNICEF.
-Cung cấp ống u.PVC và PEHD cho HAZAMA CORPORATION phục vụ dự án
“phát triển nước ngầm khu vực nông thôn và các tỉnh phía Bắc”.
-Cung cấp ống PEHD cho Dự án Vệ sinh thành phố Đà Nẵng.
-Xuất khẩu sang nước CHDCND Lào.

-Nhiều công trình lớn trọng điểm của quốc gia.
Nhựa Tiền Phong là công ty có doanh số ổn định trong ngành do nhận được nhiều hợp
đồng tiêu thụ lớn, từ nhiều các công trình.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
4
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Các hợp đồng tiêu thụ lớn Công ty đang thực hiện:
TT Tên đơn vị ký kết Số hợp đồng
Thời gian
ký kết
Giá trị hợp
đồng
1
Công ty CP xây lắp công nghiệp
Nam Định
435/HĐKT 19/07/2009 1.499.830.000
2 Công ty lắp máy xây dựng số 10
228/HĐMB - TP
LM
22/8/2009 1.266.400.000
3
Công ty CP xây dựng thuỷ lợi
Quảng Ninh
611/HDDKT 10/10/2010 1.178.313.000
4
Công ty xây dựng & triển khai
công nghệ mới
683/HĐKT-NTP 11/10/2010 1.315.177.200
5 Công ty Thành Đông Cao Bằng 763/HĐKT 19/12/2010 983.860.000

6
Công ty CP sân gôn Ngôi Sao Chí
Linh
781/HĐKT 25/12/2010 476.064.000
7
Công ty cấp thoát nước và môi
trường số 1 Vĩnh Phúc
22/HĐKT 11/01/2010 509.742.600
8 Công ty CP xây dựng Thanh Vân 295/HDDKT 18/05/2010 642.050.600
9 Công ty cấp nước Nam Định 365/HĐKT 21/05/2010 475.450.000
10
Công ty TNHH Tm và xây dựng
Vĩnh Hà
341/HĐKT 06/05/2010 1.118.828.700
11 Công ty cấp nước Nam Định 364/HĐKT 15/02/2011 899.158.000
12 Công ty CP xây dựng số 7 28.07/HĐXL 28/03/2011 1.598.659.000
*Nhân tố nhà cung cấp
Nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là bột nhựa PVC và hạt nhựa các loại. Các
loại hạt nhựa Công ty đang sử dụng bao gồm: PEHD, PVC, PPR, POM Ngoài ra,
Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu phụ khác như: acid Stearic, parafin,
cyclohexanone, dioxid titan, bột màu, Trong quy trình sản xuất, bột nhựa sẽ được
pha trộn với các loại phụ liệu khác như: chất ổn định, bột màu, CaCO
3
, tạo thành hỗn
hợp trước khi đưa vào máy tạo hạt hay máy tạo sản phẩm. Hầu hết các nguyên liệu
phụ trợ được nhập khẩu từ nước ngoài.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản xuất, Công ty luôn thực hiện
đấu thầu lựa chọn cạnh tranh nhằm tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH

5
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Nguồn nguyên liệu của Công ty được nhập từ các công ty cung ứng trong và ngoài
nước trong những năm qua tương đối ổn định. Là một doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa, Công ty luôn lựa chọn các nhà cung cấp
nguyên vật liệu chất lượng tốt, có uy tín, có năng lực đảm bảo cung ứng đầy đủ cho
nhu cầu sản xuất về số lượng và chất lượng với giá cả hợp lý nhất.
Công ty đã làm tốt công tác dự báo thị trường trong thời gian qua: Công ty đã chủ
động lựa chọn số lượng dự trữ bột hạt nhựa (nguyên liệu chính), thời điểm nguyên vật
liệu có giá cả thấp nhất để nhập, do đó kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nên đã
tối ưu hoá lợi nhuận. Có thể nói, chính sách dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo ổn định
nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng
nhất tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ấn tượng cho Công ty trong thời
gian qua.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
6
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty:
I. Nhà cung ứng trong nước:
1 Bột PVC Công ty TNHH Nhựa & Hoá chất TPC Vina Tp.HCM
Công ty Liên doanh và Hoá nhựa Phú Mỹ
2 Hạt PVC Công ty TNHH Tín Mỹ
II. Nhà cung ứng nước ngoài:
1
Bột PVC K58 &
K66
Thai Plastic & Chemicals Public Co, LTD
Mitsui & Co., LTD
Thái Lan

Nhật Bản
2 Hạt PP
CCC Chemical Commerce Co., LTD
Thai Petrochemical Industry Public Co.,
LTD
Thái Lan
Thái Lan
3 Hạt PEHD
Daelim Corporation
Itochu Plastics PTE., LTD
Borouge PTE., LTD
Hàn Quốc
Singapore
Singapore
4 CaCO3 Surint Omya Chemicals Co., LTD Thái Lan
5 Dioxid Titan Linkers PTE., LTD Singapore
* Nhân tố kinh tế
Đặc điểm nổi bật của ngành nhựa Việt Nam là nhập khẩu 80-90% nguyên liệu đầu vào
phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi
phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm lại không
thể tăng tương ứng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa được tạo ra
chủ yếu từ dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến giá của
các nguyên liệu nhựa. Giá dầu thế giới những năm qua tăng mạnh, thị trường dầu mỏ
nhiều biến động, đặc biệt ngành hóa dầu trong nước vẫn chưa phát triển nên ngành
nhựa vẫn phải chịu phụ thuộc vào giá dầu và giá nguyên liệu nhựa trên thế giới. Đây là
một trở ngại lớn đối với ngành nhựa.
Một nhân tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng tới ngành nhựa là lãi suất. Để thực hiện
sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức, các doanh nghiệp đều
phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay vốn của

SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
7
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
ngân hang không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh tế Việt
Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao, Chính phủ áp dụng các chính sách tiền tệ
thắt chặt bằng cách tăng lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn.
Do đó, nhân tố lãi suất có tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói
chung và Nhựa TP nói riêng.
* Nhân tố chính trị, pháp luật
Ngành nhựa Việt Nam được nhiều sự quan tâm và khuyến khích phát triển của Nhà
nước. Như quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/02/2004 về quy hoạch tổng thể
phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát
triển ngành nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Tiếp theo, trong quyết định số
55/2007/QĐ-TTG ngành nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp được
ưu tiên phát triển. Điều này cho thấy ngành nhựa sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Một ưu đãi của Nhà nước đối
với công ty Nhựa Tiền Phong đó là công ty chỉ phải nộp 50% số thuế thu nhập doanh
nghiệp trên tổng số thuế phải nộp cho đến năm 2010.
* Nhân tố công nghệ
Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa và có tác
động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam
những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư, đổi mới công nghệ. Vì thế các sản phẩm
nhựa Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ
đã đáp ứng được yêu cầu thế giới. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ đối với ngành
nhựa hiện nay vẫn là một trở ngại do hầu hết các thiết bị phục vụ cho sản xuất đều
phải nhập khẩu.
Năng lực sản xuất hiện tại của Công ty là trên 30.000 tấn/năm đến 35.000 tấn/năm.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, nhiều kinh nghiệm và nguyên liệu
nhập ngoại, thiết bị hiện đại, các sản phẩm của Công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các đặc tính cơ, lý, hoá, vệ sinh công nghiệp đều đạt và
vượt chỉ tiêu cho phép.
Các sản phẩm của Công ty được kiểm tra thực tế bằng các máy móc thiết bị thử sau:
-Máy thử độ cứng ROCKWELL của Cộng hoà liên bang Đức.
-Máy thử kéo kiểu ZMGI của Cộng hoà liên bang Đức.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
8
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
-Thiết bị đo độ dày sản phẩm của Cộng hoà liên bang Đức.
-Máy thử áp lực trong của Nhật Bản.
-Máy thử áp lực ngoài của Đài Loan.
-Thiết bị thử độ bền va đập.
-Các dụng cụ đo điện tử.
-Ngoài ra 1 năm 2 lần các sản phẩm của Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường
chất lượng kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu đã đăng ký như: chỉ tiêu va đập, chỉ tiêu vệ
sinh
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được Công ty thực hiện một cách nghiêm
ngặt, thống nhất: toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ từ khâu
nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Tất cả cán
bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như
được tạo điều kiện để chủ động tham gia và các hoạt động cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.3 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC
1.Mục đích
Công ty cần tiến hành xem xét các nguồn lực của mình để xác định điểm mạnh, điểm
yếu của doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các
chính sách phát triển, phân bổ nguồn lực doanh nghiệp sao cho hợp lý, đạt hiệu quả
cao nhất.

2. Các nguồn lực cần được xem xét
- Tài sản và nguồn vốn của công ty.
- Nguồn nhân lực.
1.3.2 PHÂN TÍCH VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU
NIÊN TIỀN PHONG
1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh
Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty tính đến ngày 31/12/2010
được thể hiện ở bảng 01.
Bảng 01(đơn vị 10
6
đ)
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
9
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2008
Năm
2007
Năm
2006
Năm
2005
Tài sản ngắn hạn khác 952,854 706,040 542,360 416,845 273,870 234,370
Tiền và các khoản tương

đương tiền 64,618 15,438 42,575 21,661 57,955 9,215
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0
Các khoản phải thu ngắn
hạn 518,732 418,316 223,562 241,929 120,085 128,473
Hàng tồn kho 363,945 260,146 271,651 153,255 95,830 96,681
Tài sản ngắn hạn khác 5,559 12,140 4,572 0 0 0
Tài sản dài hạn 285,314 293,815 191,990 126,692 62,541 74,346
Các khoản phải thu dài
hạn 0 0 0 0 0 0
Tài sản cố định 194,693 254,440 106,602 80,528 56,341 67,478
Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 73,335 27,975 59,498 23,798 6,200 4,200
Tài sản dài hạn khác 17,286 11,400 25,890 22,366 0 2,668
Tổng cộng tài sản 1,238,168 999,854 734,349 543,537 336,412 308,716
Qua bảng 01 ta thấy: Tổng tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ 09 chỉ tiêu
trên. Trong đó, chỉ tiêu tài sản lưu động đầu tư ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Năm 2005 chiếm 75.92%, năm 2006 chiếm 70.71%, năm 2007 chiếm
76.69%, năm 2008 chiếm 73.86%, năm 2009 chiếm 70.61% và năm 2010 chiếm
76.96%. Còn chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác của năm 2005, 2006, 2007 bằng 0, năm
2008 chiếm 0.622%, năm 2010 chiếm 0.45% chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Riêng năm
2009, chỉ tiêu tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 1.14%.
Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng số 02
Bảng 02:
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2009

Năm
2008
Năm
2007
Năm
2006
Năm
2005
1.Nợ phải trả 451,465 408,804 324,545 205,429 90,314 138,089
2.Nợ ngắn hạn 444,168 399,696 324,545 205,429 90,314 131,743
3.Nợ dài hạn 7,296 9,108 0 0 0 6,347
4.Vốn chủ sở hữu 786,704 543,911 409,805 338,108 246,097 170,627
5.Nguồn kinh phí và 0 1,681 1,897 -297 -1,771 -13,789
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
10
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
quỹ khác
Tổng cộng nguồn
vốn 1,238,168 999,854 734,349 543,537 336,412 308,716
Qua bảng 02 ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 05 chỉ tiêu trên.
Trong đó chỉ tiêu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm. Cụ thể là năm
2005 chiếm 55.27%, năm 2006 chiếm 73.15%, năm 2007 chiếm 62.21%, năm 2008
chiếm 55.81%, năm 2009 chiếm 54.34%, năm 2101 chiếm 63.54 %. Còn chỉ tiêu
nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất năm 2005, 2006, 2007 chỉ tiêu
nguồn kinh phí và quỹ khác ghi nhận dấu âm, năm 2009 chiếm 0.17%, năm 2010 là
0%. Riêng năm 2008 thì chỉ tiêu nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 0%.
2. Tài sản của công ty
Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03
SV: Nguyễn Thị Liễu

Lớp: QTK49-ĐH
11
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Bảng 03
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2008
Năm
2007
Năm
2006
Năm
2005
1.Tài sản lưu động, đầu
tư ngắn hạn 952,854 706,040 542,360 416,845 273,870 234,370
2.Tiền và các khoản
tương đương tiền 64,618 15,438 42,575 21,661 57,955 9,215
3.Hàng tồn kho 363,945 260,146 271,651 153,255 95,830 96,681
4.Tài sản ngắn hạn
khác 5,559 12,140 4,572 0 0 0
5.Tài sản dài hạn 285,314 293,815 191,990 126,692 62,541 74,346
6.Tài sản cố định 194,693 254,440 106,602 80,528 56,341 67,478
7.Tài sản dài hạn khác 17,286 11,400 25,890 22,366 0 2,668
Tổng cộng tài sản 1,884.278 1.553,419 1,185,640 821,347 546,537 484,758
Qua bảng 03 ta thấy, tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ 07 nguồn. trong đó,
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

1.3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
Tổng số lao động tại thời điểm 31/12/2010 là 1100 người. Cơ cấu lao động của công ty
theo bảng 04 như sau:
Bảng 04 ( đơn vị: người)
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
I. Phân theo trình độ 1100 100%
1. Trình độ Đại học trở lên 187 17.04%
2. Trình độ cao đẳng, trung cấp 93 8.40%
3. Công nhân kỹ thuật 345 31.36%
4. Lao động khác 475 43.20%
II. Phân theo tính chất hợp đồng 1100 100%
1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 733 66.67%
2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 367 33.33%
Tiền lương bình quân một tháng của lao động trong công ty là: 4.700.000 đồng
Trong đó: - mức lương cao nhất là: 20.000.000 đồng
- mức lương thấp nhất là 2.800.000 đồng
Dựa vào bảng cơ cấu lao động có thể thấy tỷ trọng công nhân kỹ thuật và lao động
khác chiếm hơn 70% tổng số lao động, mức thu nhập trung bình của Nhựa Tiền Phong
là cao so với các doanh nghiệp trong ngành và khu vực. Một điểm mạnh của Nhựa
Tiền Phong là có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm và gắn
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
12
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
bó lâu dài với công ty. Đây là yếu tố quan trọng đem lại sự thành công cho công ty
như ngày nay.
1.3.4 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU
NIÊN TIỀN PHONG
SV: Nguyễn Thị Liễu

Lớp: QTK49-ĐH
13
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
1.3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Nhựa Tiền Phong theo kiểu trực tuyến chức năng.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
14
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
1.3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 30/12/2004, cơ cấu tổ chức
và bộ máy của công ty tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động
của công ty, gồm:
1.Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu
quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một
lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết định
các vấn đề sau:
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
- Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty; Báo cáo về tình hình hoạt động
của Công ty; Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị; Báo cáo của Ban Kiểm soát.
- Thông qua định hướng phát triển Công ty.
2.Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn

đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên. Hội đồng quản trị có
nhiệm kỳ 05 năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại.
3.Ban Kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát của Đại hội đồng cổ đông, có quyền kiểm tra, giám
sát mọi mặt hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát có từ 3 thành viên trở lên, trong đó
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
15
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 05 năm;
thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại.
4.Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty gồm: Tổng giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh,
01 phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất, Kế toán trưởng, Ban chỉ đạo ISO.
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, là đại diện theo
pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhận xét:
Công ty áp dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng có ưu điểm là phát huy
được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, nhưng vẫn đảm bảo quyền chỉ
huy thống nhất. Mỗi bộ phận, đơn vị chịu sự chỉ đạo của cấp trên duy nhất do đó
không bị chồng chéo các quyết định dẫn tới thống nhất trong hành động , khi có sự sai
trái thì dễ dàng quy trách nhiệm. Tuy nhiên, cơ cấu theo tổ chức theo kiểu này khiến
bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí trong việc ra các quyết định quản trị rất lớn.
1.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
1.4.1 CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:

- Doanh thu
- Chi phí
- Lợi nhuận
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập / người lao động
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
16
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
1.4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
NHỰA TNTP MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY.
Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa TNTP trong
những năm gần đây, ta lập bảng số liệu 05
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2008
Năm
2007
Năm
2006
Năm
2005
Tổng doanh thu hoạt
động kinh doanh 2,078,108 1,549,426 1,097,379 905,920 717,047 620,647
Các khoản giảm trừ
doanh thu 2,967 2,526 2,897 2,625 586 940

Doanh thu thuần 2,075,141 1,546,900 1,094,482 903,296 716,461 619,707
Giá vốn hàng bán 1,157,543 989,557 794,304 687,848 514,255 464,740
Lợi nhuận gộp 917,598 557,343 300,178 215,448 202,206 154,967
Doanh thu hoạt động
tài chính 11,720 8,408 4,867 3,851 1,168 1,147
Chi phí tài chính 30,173 25,867 37,907 6,119 7,585 9,219
Chi phí bán hàng 210,054 145,661 87,227 66,990 53,212 21,080
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 65,680 45,838 25,874 20,896 23,853 24,437
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 623,411 348,385 154,037 125,293 118,723 101,379
Thu nhập khác 1,503 1,110 406 148 234 432
Chi phí khác 1062 1,302 36 0 11 192
Lợi nhuận khác 441 -192 371 148 223 241
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 623,852 351,333 154,408 125,441 118,946 101,620
Chi phí thuế TNDN 90,963 45,670 0 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 532,889 305,663 154,408 125,441 118,946 101,620
Phân tích kết quả trong năm 2009-2010:
Bảng 06
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Tăng(giảm) so với
2009
Đồng %
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH

17
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Tổng thu từ hoạt động kd 1,549,426 2,078,108 528,682 34.12
Giá vốn hàng bán 989,557 1,157,543 167,986 16.96
Lợi nhuận gộp 557,343 917,598 360,255 64.64
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
351,333 623,852 275,519 78.42
Lợi nhuận sau thuế TNDN 305,663 532,889 227,226 74.34
Với tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2010
tăng 528,682.10
6
đồng tương ứng 34.12% trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2010
tăng so với năm 2009 167,986. 10
6
đồng tương ứng 16.96%. Do vậy lợi nhuận gộp của
công ty đã tăng 360,255/ 10
6
đồng tương ứng 64.64%. Từ kết quả phân tích cho thấy,
yếu tố làm tăng mạnh mẽ trong kết quả kinh doanh của công ty là công ty đã giảm
được tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tỷ trọng doanh thu. Chính vì vậy, lợi nhuận kế
toán trước thuế tăng 275,519.10
6
đồng tương ứng 78.42% và lợi nhuận sau thuế tăng
227,226.10
6
đồng tương ứng 73.34%. Từ kết quả trên cho thấy tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty rất ổn định, đang từng bước phát triển hơn và khẳng định mình.
1.5. KẾT LUẬN
1. Cơ may và rủi ro sau khi phân tích môi trường bên ngoài

a. Cơ may
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn kiến thiết và phát triển, do đó nhu cầu về
ống nhựa các loại còn tiếp tục tăng trưởng. Ngoài ra, thị trường trong nước và nước
ngoài còn rất nhiều tiềm năng nhưng công ty chưa khai thác hết.
- Máy móc thiết bị hiện nay vẫn chưa hoạt động hết công suất. Công ty có thế tận dụng
công suất của máy móc thiết bị này để sản xuất các loại sản phẩm khác phục vụ nhu
cầu thị trường.
- Công ty có nhiều tiềm năng để phát triển hoạt động sản xuất các sản phẩm nhựa phục
vụ cho lĩnh vực công nghệ cao bởi đây là loại sản phẩm có nhu cầu rất lớn nhưng tính
cạnh tranh thấp.
b. Rủi ro
- Nguyên vật liệu nhựa các loại đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần
đây và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, Công ty cần có chính sách dự
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
18
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
trữ, tồn kho hợp lý để đối phó với tình hình này, đảm bảo ổn định được hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như khả năng chi trả cổ tức.
-Tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu và hàng nhái
nhãn hiệu Nhựa vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
- Trong trường hợp giá của nguyên liệu tăng mạnh trong ngắn hạn do biến động của
thị trường thế giới, trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng tương ứng sẽ làm ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước đòi hỏi
doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển đúng đắn, nâng cao hơn nữa hiệu quả và
năng lực cạnh tranh.
2. Điểm mạnh, điểm yếu sau khi phân tích môi trường bên trong
a. Điểm mạnh
- Thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã và đang khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị

trường, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, giá cả, mẫu mã. Các sản
phẩm Nhựa Tiền Phong đều được sản xuất và kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo chất lượng
cao nhất, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.
- Công ty có chiến lược đầu tư đúng đắn, đầu tư có trọng tâm và đảm bảo các thiết bị
máy móc thuộc các thế hệ hiện đại nhất, đồng bộ nhất. Chính vì vậy, các sản phẩm của
Công ty sản xuất ra có chất lượng cao và ổn định, giảm tỷ lệ phế liệu và hao hụt trong
quá trình sản xuất. Đồng thời với năng lực sản xuất hiện tại, Công ty có thể đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu tăng sản lượng trong tương lại.
- Tình hình tài chính lành mạnh, giúp Công ty chủ động hơn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị hiện đại.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống
nhựa các loại và gắn bó lâu dài với Công ty.
b. Điểm yếu
- Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và phần lớn nguyên vật
liệu của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài nên việc biến động giá cả các nguyên
vật liệu trên thị trường thế giới sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của
Công ty.
- Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thị trường trong nước và các nước lân cận.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
19
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
- Hiện tại mặt bằng sản xuất của Công ty chưa đủ lớn nên gây khó khăn cho quá trình
bố trí các công đoạn sản xuất cũng như dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm.
3. Các vấn đề đặt ra
Nói đến Nhựa Tiền Phong là nói đến một thương hiệu nhựa hàng đầu Việt Nam.
Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, cái tên Nhựa Tiền Phong đã đi vào tiềm
thức của người tiêu dùng với một hình ảnh, một thương hiệu của chất lượng sản phẩm,
sự đa dạng về kiểu dáng mẫu mã cũng như các dịch vụ hậu mãi, bảo trì tin cậy. Kể từ
năm 2005, sau khi thực hiện cổ phần hóa, Nhựa Tiền Phong luôn đạt được sự tăng

trưởng không ngừng về các chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô sản xuất ngày càng mở
rộng và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm trên toàn quốc và các nước trong khu vực. Sản
phẩm mà công ty đang kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, có tiềm năng và cơ hội phát
triển rất lớn nên công ty quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh các sản phẩm hiện
tại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển thương hiệu, tạo
niềm tin cho người tiêu dùng, Ban Lãnh đạo và toàn thể CBCNV Nhựa Tiền Phong
luôn luôn phấn đấu, nỗ lực không ngừng để Nhựa Tiền Phong luôn là con chim đầu
đàn trong ngành nhựa Việt Nam và dần khẳng định vị trí thương hiệu của mình trên
trường Quốc tế.
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
20
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Chương 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ THỊ TRƯỜNG TỪ NĂM
2011-2015
2.1 XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Để xác định được chiến lược phù hợp và hiệu quả thì các nhà hoạch định Marketing
phải xác định được vị trí của sản phẩm là ở chỗ nào trên thị trường. Phương pháp xác
định vị trí của sản phẩm trên thị trường hiện nay thường được áp dụng là ma trận thị
phần tăng trưởng. Theo phương pháp này, các thông số cần phải xác định là tốc độ
tăng trưởng và thị phần tương đối. Căn cứ vào giá trị của tốc độ tăng trưởng và thị
phần tương đối đối với từng sản phẩm ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần /tăng
trưởng từ đó ta có vị trí của từng sản phẩm trên ma trận, mỗi vị trí trên ma trận ta có
chiến lược tổng quát thích ứng.
2.1.1. TÍNH CÁC THÔNG SỐ
1. Tốc độ tăng trưởng
a. Sản phẩm ống nhựa u.PVC
Bảng số liệu số 07: đơn vị (10
6
đồng)

S
T
T
Công ty
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Nhựa Tiền
Phong
434,455 501,955 634,145 768,175 961,678 1,254,675
2 Nhựa Bình
Minh
272,510 343,350 423,710 585,550 800,095 1,063,640
3 Nhựa Đạt
Hòa
126,175 156,350 209,300 295,605 390,180 495,070
4 Nhựa Minh
Hùng
112,000 145,070 179,595 245,280 315,180 385,000
Gọi tốc độ tăng trưởng của năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước
là G.

Doanh thu năm liền trước là: DT
LT
Doanh thu năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng là: DT
HT
Ta có:
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
21
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
DT
HT
- DT
LT
Ta có: G = * 100 (2-1)
DT
LT
Từ công thức (2-1) ta tính tốc độ tăng trưởng năm 2006 của Nhựa Tiền Phong là:

G
2006
= *100
= 15.54%
Tương tự tính cho các năm đối với sản phẩm ống nhựa uPVC của các công ty. Kết quả
được thể hiện qua bảng sau ( bảng 08)
STT Công ty G
2006
G
2007
G
2008

G
2009
G
2010
1 Nhựa Tiền Phong 15.54 26.34 21.14 25.19 30.47
2 Nhựa Bình Minh 26.00 23.40 38.20 36.64 32.94
3 Nhựa Đạt Hòa 23.92 33.87 41.24 34.02 26.88
4 Nhựa Minh Hùng 29.53 23.80 36.57 28.50 22.15
Biết được tốc độ tăng trưởng hàng năm, ta tính được tốc độ tăng trưởng trung bình của
từng công ty.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của công ty qua các năm dựa vào công thức:
n
n
i
i
G
G

=
=
1
Trong đó:
n:số năm
G
i
:tốc độ tăng trưởng năm thứ i
+ Nhựa Tiền Phong : G
bp
= 23.14
+ Nhựa Bình Minh : G

bp
= 30.87
+ Nhựa Đạt Hòa : G
bq
= 31.03
+ Nhựa Minh Hùng : G
bq
= 27.67
b. Sản phẩm ống nhựa HDPE
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
22
501,955- 434,455
434,455
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
Bảng số liệu số 09 (đơn vi: 10
6
đồng)
S
T
T
Công ty Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm

2009
Năm
2010
1 Nhựa Tiền
Phong
124,130 147,634 211,382 240,055 309,886 415,621
2 Nhựa Bình
Minh
90,837 107,297 132,410 167,300 228,599 303,897
3 Nhựa Đạt
Hòa
39,430 48,860 61,559 76,943 98,759 130,020
4 Nhựa Minh
Hùng
35,000 45,100 51,320 70,327 92,700 113,230
Từ số liệu bảng trên, tính được tốc độ tăng trưởng của các công ty qua các năm như
sau:
Bảng 10 ( đơn vị %)
STT Công ty G
2006
G
2007
G
2008
G
2009
G
2010
1 Nhựa Tiền Phong 18.93 43.18 13.56 34.22 34.12
2 Nhựa Bình Minh 18.12 23.40 26.35 36.64 32.94

3 Nhựa Đạt Hòa 23.92 25.99 25.00 28.35 31.65
4 Nhựa Minh Hùng 28.86 13.79 37.04 31.81 22.15
Tốc độ tăng trưởng bình quân
+ Nhựa Tiền Phong : G
bp
= 26.45
+ Nhựa Bình Minh : G
bp
= 26.67
+ Nhựa Đạt Hòa : G
bq
= 26.85
+ Nhựa Minh Hùng : G
bq
= 25.31
Ngoài 2 sản phẩm chính của công ty là ống nhựa u.PVC và ống nhựa HDPE, công ty
còn cung cấp nhóm các sản phẩm phụ khác. Do các sản phẩm này nhỏ nên ta không
đưa vào xem xét.
2. Tính thị phần tương đối
Hiện nay trên thị trường cùng bán các sản phẩm như công ty là công ty cổ phần Nhựa
Bình Minh, công ty Nhựa Đạt Hòa, công ty Nhựa Minh Hùng. Đây là những công ty
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
23
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
mạnh, ngoài ra còn nhiều công ty khác. Doanh thu từng sản phẩm của từng công ty
được thể hiện ở bảng số 07 và 09.
Doanh thu sản phẩm của công ty
Thị phần tương đối =
Doanh thu sản phẩm cùng loại của ĐTCT mạnh nhất

(2-3)
Theo (2-3) và số liệu về doanh số của công ty cũng như doanh số của đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất ở bảng số 07 và 09, ta tính được thị phần tương đối cho từng sản
phẩm của công ty.
a. Đối với sản phẩm ống nhựa u.PVC
Bảng 11
S
T
T
Công ty Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Nhựa Tiền
Phong
1.59 1.46 1.50 1.31 1.36 1.37
2 Nhựa Bình
Minh
0.63 0.68 0.67 0.76 0.74 0.73
3 Nhựa Đạt
Hòa
0.20 0.31 0.33 0.39 0.36 0.34

4 Nhựa Minh
Hùng
0.26 0.29 0.28 0.32 0.29 0.26
Thị phần tương đối bình quân các năm:
+ Nhựa Tiền Phong : TPTĐ
bq
= 1.43
+ Nhựa Bình Minh : TPTĐ
bq
= 0.70
+ Nhựa Đạt Hòa : TPTĐ
bq
= 0.32
+ Nhựa Minh Hùng : TPTĐ
bq
= 0.28
b. Đối với sản phẩm ống nhựa HDPE
Bảng 12
S
T
T
Công ty Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm

2009
Năm
2010
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
24
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing
1 Nhựa Tiền
Phong
1.37 1.38 1.60 1.43 1.36 1.37
2 Nhựa Bình
Minh
0.73 0.73 0.63 0.69 0.74 0.73
3 Nhựa Đạt
Hòa
0.32 0.33 0.29 0.32 0.32 0.31
4 Nhựa Minh
Hùng
0.28 0.31 0.24 0.29 0.30 0.27
Thị phần tương đối bình quân các năm:
+ Nhựa Tiền Phong : TPTĐ
bq
= 1.42
+ Nhựa Bình Minh : TPTĐ
bq
= 0.71
+ Nhựa Đạt Hòa : TPTĐ
bq
= 0.31
+ Nhựa Minh Hùng : TPTĐ

bq
= 0.28
2.1.2 ĐẶT CÁC SẢN PHẨM LÊN VỊ TRÍ TRÊN MA TRẬN THỊ PHẦN/ TĂNG
TRƯỞNG
Từ số liệu về tốc độ tăng trưởng ở bảng số 08, 10 và số liệu về thị phần tương đối ở
bảng số 11, 12, ta đặt các sản phẩm lên từng vị trí trên ma trận thị phần/ Tăng trưởng.
Ta có bảng tổng kết thị phần/ tăng trưởng của sản phẩm u.PVC và HDPE
Bảng 13
Ống u.PVC Ống HDPE
Tốc độ tăng trưởng 26.45 1.43
Thị phần tương đối 23.14 1.42
SV: Nguyễn Thị Liễu
Lớp: QTK49-ĐH
25
Tốc độ tăng trưởng

×