KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010
24
Bảng 2.1 Năng lực đội tàu VIPCO
26
Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của một số nước và thế giới
Bảng 2.3 Báo cáo sản lượng và doanh thu vận tải
42
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty CP
vận tải xăng dầu VIPCO
20
Biểu đồ 2.1 Trọng tải và tuổi tàu bình quân của VIPCO so với một số công ty
vận tải biển
29
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu đội tàu chở dầu thế giới
32
Biểu đồ 2.3 Dự báo nhu cầu nhập khẩu xăng dầu đến năm 2013
42
Biểu đồ 2.4 Sản lương vận chuyển của đội tàu
44
Biểu đồ 2.5 Doanh thu vận tải của đội tàu
45
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ. Cùng với xu thế đó mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam và các nước ngày càng mở rộng và phát triển. Điều này kéo theo sự phát
triển của ngành vận tải biển và đến lượt nó vận tải biển phát triển sẽ tạo đà
cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, hòa nhập với khu vực và thế giới.
Vận tải hàng hóa đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân. Mối quan hệ giữa ngành vận tải và các ngành kinh tế khác là mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau. Phương tiện chủ yếu dùng trong ngành vận tải là
tàu biển. Vì vậy để ngành vận tải Nước nhà phát triển thì trước hết phải tăng
cường năng lực cạnh tranh của đội tàu biển. Đây là một vấn đề cần giải quyết
cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động đội tàu và biện pháp
bổ sung năng cao năng lực đội tàu biển là đề tài đang được các Công ty kinh
doanh vận tải biển quan tâm. Các Công ty kinh doanh tàu biển tuy có lập các
biện pháp đầu tư phát triển và khai thác đội tàu theo các phương pháp hiện
hành trên thế giới, tuy nhiên chưa phù hợp với điều kiên và môi trường kinh
doanh ở Việt Nam. Vì vậy hiệu quả khai thác chưa cao, việc phát triển đội tàu
chưa phù hợp, nó thể hiện ở những nhược điểm lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh
trong quá trình khai thác kinh doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các phương tiện tàu biển, thực trạng khai thác, các biện pháp bổ sung,
nâng cao năng lực đội tàu của Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, trong
môi trường pháp lý và điền kiện tự do cạnh tranh.
4. Mục đích nghiên cứu.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Để công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO có thể đứng vững và phát triển
ngày một lớn mạnh trên thị trường vận tải trong nước và từng bước mở rộng
ra khu vực thị trường thế giới, việc nghiên cứu và phân tích hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh vận tải của công ty là điều cần thiết. Với nhận thức đó em đã lựa chọn
đề tài: “ Thực trạng hoạt động đội tàu vận tải và các biện pháp nhằm năng cao
năng lực đội tàu VIPCO” để làm khóa luận tốt nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát hoạt động thực tiễn, kế thừa và tham
khảo các đề tài đã nghiên cứu, qua đó phát triển nâng lên thành đề tài
khóa luận.Từ đó, phân tích, đánh giá hoạt động đội tàu Công ty và đề
xuất các biện pháp có lợi nhất để phát triển đội tàu dầu của Vipco.
6. Đóng góp của đề tài khóa luận.
Đề tài góp phần đánh giá một cách tổng quan về hoạt động khai
thác của đội tàu Vipco, qua đó khắc phục được các nhược điểm khi phát
triển đội tàu biển hiện tại ở Công ty, và cũng là bước phát triển tiếp theo
phù hợp với tiến trình mở rộng đội tàu biển quốc gia, tăng sức cạnh
tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình kinh doanh, tận dụng
những cơ hội do nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và quan hệ quốc
tế mang lại.
7. Kết cấu của đề tài.
Chương 1: Tổng quan về đội tàu và hoạt động của đội tàu vận tải biển.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của đội tàu Công ty CP vận tải xăng
dầu VIPCO.
Chương 3: Một số biện pháp năng cao năng lực hoạt động của đội tàu
Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘI TÀU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐỘI TÀU VẬN TẢI BIỂN
1.1. Cơ sơ lý luận về đội tàu và hoat động của đội tàu biển.
1.1.1. Khái niệm.
Tàu biển là một công trình kỹ thuật nổi, có động cơ hoặc không có
động cơ, có thể chuyển dịch trên mặt nước biển hoặc khu vực liên quan đến
biển, theo hướng đã định, với tốc độ cần thiết, dùng để vận chuyển hàng hoá
hay hành khách tuỳ theo đặc tính sử dụng của con tàu. [1,10]
1.1.2. Phân loại, đặc điểm của tàu vận tải biển.
A, Tàu vận chuyển hàng khô.
a. Tàu tổng hợp.
Dùng để vận chuyển các loại hàng bao, kiện, rời. Do sự khác nhau của
các kiện hàng mà dẫn tới hàng chục loại tàu hàng khô tổng hợp. Các loại tàu
này nhằm đảm bảo thuận lợi hàng hoá xác định, bảo quản hàng hoá và đảm
bảo vận chuyển hàng hoá tốt nhất, thuận lợi cho công tác xếp dỡ hàng hoá và
những yêu cầu khai thác khác. Tàu hàng khô tổng hợp có trọng tải rất khác
nhau. Dung tích đơn vị (
ω
t
) nằm trong khoảng 1,6 – 2,0 m
3
/ T có những tàu
có (
ω
t
) lớn hơn nữa. Trọng tải có khi tới 60.000T. Tốc độ từ 12 – 18 hải lý,
có trang bị cần cẩu giằng, có nhiều boong.
b. Tàu nhiều chức năng.
Có phương pháp xếp dỡ theo phương thẳng đứng, phương ngang và kết
hợp. Đặc trưng chủ yếu của tàu nhiều chức năng và sự khác biệt của nó với
tàu khô tổng hợp là sự thuận lợi của nó đối với việc vận chuyển những dạng
hàng hóa riêng như; thùng, thiết bị công nghiệp, thiết bị có bánh xe, hàng
đông lạnh, hàng hóa có giá trị và hàng thực phẩm. Trên những tàu nhiều chức
năng và phương pháp xếp dỡ thẳng đứng người ta chế tạo cửa hầm rộng. Trên
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
những tàu này người ta bố trí những cần trục có nâng trọng lớn. Tàu loại này
có từ 5 – 6 hầm, buồng máy bố trí ở mũi tàu.
c. Tàu xếp dỡ theo phương ngang và phương kết hợp .
Tàu này là tàu Ro – Ro. Tàu này thuận lợi để vận chuyển những mặt
hàng như ô tô, máy kéo, máy xây dựng…Trên những tàu này còn vận chuyển
cả container, thùng, hòm. Những hàng thùng và hòm được xếp dỡ nhờ thiết bị
xếp dỡ của cảng hay bằng thiết bị của tàu. Những container vận chuyển trên
boong hay nắp hầm tàu. Tàu xếp dỡ theo phương này là những tàu nhiều tầng
boong với chiều cao thành tàu lớn, dung tích đơn vị từ 3 đến 4,5 m
3
/T, buồng
máy và thượng tầng được bố trí ở đuôi tàu. Việc sắp xếp hàng hóa trong hầm
tàu và di chuyển giữa các boong nhờ thang máy, băng chuyền hay những thiết
bị xếp dỡ loại khác bố trí trên thành tàu.
d. Tàu chuyên môn hóa hẹp.
Tàu này dùng để vận chuyển hàng hóa phổ thông, đông lạnh và
container vì vậy người ta gọi đó là các tàu đông lạnh và tàu container.
Tàu đông lạnh: tàu này để vận chuyển hàng mau hỏng như thịt, cá, hoa
quả, rau… Hàng hóa vận chuyển trên tàu được ướp lạnh hay bảo quản lạnh
từng hầm tàu. Nhiệt độ trong hầm tàu phụ thuộc từng loại hàng: hoa quả nhiệt
độ trong khoảng từ -5 đến 14
0
C, thịt và cá ướp lạnh nhiệt độ từ -25 đến -12
0
C
…Dung tích tàu là điều kiện kỹ thuật khai thác quan trọng của tàu đông lạnh.
Dung tích đỏn vị của tàu nhỏ hơn so với tàu hàng khô tổng hợp. Tốc độ tàu
cao từ 19 dến 22 H.lý/ h. Cần trục tàu có nâng trọng tàu 1 dến 1,2 T có trường
hợp đến 5 tấn.
Tàu container: Là tàu dùng để vận chuyển container theo tiêu chuẩn
ISO và là công cụ vận tải chủ yếu của hệ thống vận tải container.Tùy theo đặc
điểm của đối tượng chuyên chở, người ta phân tàu container thành hai loại:
- Loại tàu container nửa chuyên dùng (Semi container Ship)
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Loại tàu container chuyên dùng ( Full container ship)
Căn cứ theo cách xếp dỡ, tàu container được phân thành 3 loại:
- Tàu container có cách xếp dỡ nâng qua lan can của tàu (Lift on – Lift
off container Ship)
- Tàu container có cách xếp dỡ theo cầu dẫn (Roll on – Roll off
Container Ship)
- Tàu chở sà lan có cách xếp dỡ trên mặt nước (Lighter Carrrier or
Lighter Aboard Ship).
Tốc độ của các tàu container cao từ 20 đến 25 H.lý/ h.
B,Tàu vận chuyển hàng rời đổ đống và sà lan biển.
a. Tàu vận chuyển hàng rời, đổ đống.
Tàu này thường vận chuyển than, quặng, ngũ cốc rời, tàu có một tầng
boong mạn khô nhỏ, miệng hầm lớn, đáy đôi cao, tàu có trọng tải lớn, tốc độ
từ 14-17 HLý/h, DWt tới 100.000 T.
b. Sà lan biển.
Dùng để vận chuyển các loại hàng trên tuyến ven biển, dung tích lên tới
18.000 m
3
, trọng tải 5000T, tốc độ 12- 15 Hlý/h. Sà lan thường đi với đầu kéo
hoặc đầu đẩy.
C,Tàu hàng lỏng.
Tàu hàng lỏng để vận chuyển dầu mỏ, sản phẩm của dầu mỏ, khí hóa
lỏng, những sản phẩm hàng hóa khác. Tàu này là tàu chuyên môn hóa hẹp,
rộng và kết hợp.
a. Tàu dầu chuyên môn hóa rộng.
Tàu này dùng để vận chuyển dầu thô, dầu mazút, xăng và những sản
phẩm dầu mỏ. Thân tàu chia ra làm nhiều vách ngăn để giảm bớt mặt thoáng.
Ở phía trước thường bố trí một hầm hàng khô có thiết bị xếp dỡ bằng các hệ
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thống bơm năng suất cao. Tốc độ từ 15 -17 Hlý/h. Trọng tải tàu dầu lớn từ50
– 500.000T.
b. Tàu dầu chuyên môn hóa hẹp : tàu này dùng để vận chuyển ga và các
sản phẩm của ga, tốc độ của tàu trên 20 Hlý/h.
D,Tàu vận chuyển hàng không qua chuyển tải.
a. Tàu pha sông biển: Tàu này dùng để chạy cả sông và biển. Tốc độ từ
10 -14 H.Lý/h. Trong tải từ 400T trở lên.
b. Tàu mẹ chở tàu con: tàu này dùng để vận chuyển trên boong và hầm
tàu.Thông thường có ba loại tàu chở sà lan: LASH, SEA BEE và BACAT.
c. Phà biển: Loại này dùng để nận chuyển các toa xe, ô tô và hành khách
qua các eo biển để nối liền các tuyến giao thông sắt, bộ với nhau thông qua
các eo biển.
E,Tàu vận chuyển hành khách.
Tàu có tính chuyên môn hóa cao, yêu cầu tính chống chìm cao, các
trang thiết bị bảo đảm vệ sinh. Tốc độ từ 20 – 24 H.Lý/h. Dung tích cho một
hành khách bảo đảm từ 2 đến 8 M
3
/người. Dung tích từ 250 đến 750 chỗ. Các
buồng khách phải bố trí trên đường nước thiết kế. Tàu khách có vây để chống
lắc.
1.1.3 Đặc trưng khai thác – kỹ thuật của các tàu vận tải biển.
Đó là tất cả các số liệu về thành phần riêng của tàu. Tập hợp các đặc
trưng này được sử dụng khi giải quyết các bài toán về khai thác đội tàu vận tải
biển.
Những đặc trưng khai thác – kỹ thuật của các tàu vận tải biển được chia
thành các nhóm sau: Kích thước, trọng tải, dung tích, tốc độ và sự phù hợp
của tàu với công tác xếp dỡ hàng hóa.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quá tình vận chuyển và những chỉ
tiêu khai thác tàu.
1.1.4.1 Khái niệm.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường diễn ra phức tập, những
hoạt động này đều đựợc thể hiện bằng các giá trị định lượng phản ánh chất
lượng khai thác đội tàu một cách có hệ thống. Các giá trị này được trình bày
theo một thứ tự nhất định được gọi là hệ thống hóa các chỉ tiêu, các chỉ tiêu
này có mối quan hệ lôgíc với nhau phản ánh môt mặt công tác nào đó trong
sản xuất kinh doanh, qua đó tìm ra các biện pháp nâng cao hoặc hạn chế tùy
theo.
1.1.4.2 Chỉ tiêu vận chuyển và công tác vận chuyển
a. Chỉ tiêu về khối lượng vận chuyển.
Là khối lượng hàng hóa mà tàu hoặc đội tàu thực hiện đựợc trong điều
kiện khai thác cụ thể trong một đơn vị thời gian xác định.
tch
DQ ××=
βα
Hoặc:
∑
=
=
n
i
ch
qiQ
1
Trong đó:
α
: Là hệ số lợi dụng trọng tải
β
: Hệ số thay đổi hàng hóa trong chuyến đi
t
D
: Trọng tải thực chở
qi
: Khối lượng hàng loai hàng i vận chuyển trong chuyến đi
ch
Q
: Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong chuyến đi
=×=
chchn
nQQ
cht
nD ×××
βα
Trong đó: n: Số chuyến đi trong năm
n
Q
:Số lượng hàng hóa vận chuyển trong năm
b. Chỉ tiêu khối lượng luân chuyển
Là kết quả sản xuất của tàu hay đội tàu trong một thời gian nhất định.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
∑
=
n
i
ch
QiliQl
chchn
nQlQl ×=
Trong đó: Ql
i
: lượng luân chuyển hàng hóa thứ i
c. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bình quân
∑
∑
=
=
=
n
i
n
i
l
Qili
Q
1
1
(Tấn)
Trong đó:
∑
l
: Tổng quãng đường tàu chạy trong chuyến đi
d. Hệ số thay đổi hàng hóa
Q
Q
∑
=
β
11 −≤≤ n
β
Trong đó: n: Số cảng mà tàu đi qua
1=
β
: Chuyến đi đơn giản
1−= n
β
:Chuyến đi phức tạp
11 −≤≤ n
β
:Chuyến đi vòng tròn
e. Nhóm chỉ tiêu năng suất
- Năng suất phương tiện ngày tàu chạy
ktc
v
DtTc
Qili
×==
∑
∑
αµ
(T.Hải lý/Tấn.Km)
- Năng suất phương tiện ngày tàu khai thác
vhktch
v
hDtTc
Qili
εαµ
××==
∑
∑
(T.Hải lý/Tấn.Km)
→
Ý nghĩa: Trong một ngày đêm tàu chạy hay khai thác vận chuyển được bao
nhiêu Tân.Hlý hoặc Tấn.Km
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1.4.3 Chỉ tiêu khai thác của tàu vận tải biển.
a. Nhóm chỉ tiêu sử dụng trọng tải và dung tích tàu
• Hệ số tàu lúc khởi hành (
α
)
10 ≤=≤
t
x
D
Q
α
(T/ Tấn tàu)
Trong đó:
Q
x
: Khối lượng hàng xếp xuống tàu.
D
t
: Trọng tải thực chở của tàu (T.
• Hệ số lợi dụng trọng tải bình quân theo quãng đường tàu chạy có hàng (
h
α
)
1
.
0
1
1
≤=≤
∑
∑
=
=
n
i
hi
n
i
hii
h
l
l
α
α
Trong đó:
i : Chỉ số tàu chạy có hàng.
l
hi
: Khoảng cách quãng đường tàu chạy có hàng trên đoạn tàu chạy
có hàng trên đoạn tàu chạy thứ i.
i
α
: Hệ số lợi dụng trọng tải tàu lúc khởi hành.
n : Số quãng đường tàu chạy có hàng.
• Hệ số lợi dụng trọng tải trên toàn bộ quãng đường tàu chạy.
1
.
0
1 1
1
≤
+
=≤
∑ ∑
∑
= =
=
n
i
n
j
khjhi
n
i
hii
ll
l
α
α
Trong đó:
j : Chỉ số đoạn tàu chạy không hàng.
n : Số quãng đường tàu chạy không hàng
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
l
khi
: Khoảng cách tàu chạy không hàng trên đoạn tàu chạy thứ j.
• Hệ số lợi dụng dung tích tàu.
1
.
0 ≤==≤
t
i
t
h
w
W
UiQ
W
W
α
Trong đó:
i
U
: Hệ số chất xếp hàng hóa thứ i.
t
W
: dung tích tàu
- Nếu tính cho cả chuyến đi.
LW
lUQ
t
i
ii
w
.
∑
=
α
b. Nhóm chỉ tiêu thời gian:
• Hệ số vận hành.
- Tính cho một tàu:
∑
∑
=
Tch
Tc
vh
ε
- Tính cho nhiều tàu:
1
.
.
0
<=<
∑
∑
TchDt
TcDt
vh
ε
• Hệ số thời gian tàu đỗ.
110 <−==<
∑
vhđ
Tch
Tđ
εε
c. Nhóm chỉ tiêu năng suất:
• Năng suất phương tiện ngày tàu chạy.
kt
c
v
DtTc
Qili
.
αµ
==
∑
∑
(T.Hlý/Tấn tàu ngày khai thác)
• Năng suất phương tiện ngày tàu khai thác.
vh
kt
kt
v
DtTch
Qili
εαε
==
∑
∑
(T.Hlý/Tấn tàu ngày khai thác)
→Ý nghĩa: Chỉ tiêu năng suất của vác tàu vận tải biển biểu thị sản lượng vận
tải do một tấn tàu làm ra trong một đơn vị thời gian.
1.1.4.4 Những chỉ tiêu kinh tế đơn vị trong khai thác tàu.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đây là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng khai thác tàu. Hệ thống
những chỉ tiêu kinh tế đơn vị khai thác tàu bao gồm: Giá thành vận chuyển,
giá thành luân chuyển, giá thành ngoại tệ, hiệu quả ngoại tệ, năng suất thu lãi
ngoại tệ của một tấn tàu ngày khai thác và một tấn tàu ngày chạy.
a. Giá thành vận chuyển.
Giá thành vận chuyển một tấn hàng là toàn bộ chi phí mà chủ tàu bỏ ra
để vận chuyển được một tấn hàng trong điều kiện khai thác và trong một
khoảng thời gian nào đó.
• Khi biết tổng doanh thu
Q
R
S
T
∑
=
(VND,USD/T)
Trong đó: R: tổng chi phí trong chuyến đi.
• Khi biết chi phí khai thác theo các thành phần tác nghiệp chạy và đỗ.
∑
++
=
Q
TRTRTR
S
đkđkđlđlcc
T
(VND,USD/T)
b. Giá thành luân chuyển.
Là chi phí mà chủ tàu bỏ ra để vận chuyển được một tấn hàng đi xa
được một hải lý hay có thể hiểu là chi phí mà chủ tàu phải bỏ ra để làm ra một
đơn vị sản phẩm vận tải.
Khi biết tổng doanh thu
∑
∑
=
Qili
R
S
TL
(VND,USD/T.Hlý)
Khi biết chi phí khai thác theo các thành phần tác nghiệp chạy và đỗ
∑
++
=
Qili
TRTRTR
S
đkđkđlđlcc
TL
(VND,USD/T.Hlý)
c. Giá thành ngoại tệ.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Biểu thị rằng: chủ tàu muốn thu được 1 USD lãi thì họ phải bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí quy đổi.
nt
vnd
nt
F
R
S =
(VNĐ/1USD lãi)
nt
usd
nt
F
R
S ='
(USD/1USD lãi)
d. Hiệu quả ngoại tệ.
Chỉ tiêu hiệu quả ngoại tệ là chỉ tiêu ngược của chỉ tiêu giá thành ngoại
tệ. Chỉ tiêu này biểu thị lãi ngoại tệ mà chủ tàu thu được khi đã bỏ ra một
đồng VN, hay 1 USD chi phí quy đổi.
nt
nt
S
H
1
=
(USD lãi/ 1 VNĐ chi phí)
nt
nt
S
H
'
1
' =
(USD lãi/ 1 USD chi phí)
e. Năng suất ngoại tệ của một tấn tàu ngày khai thác.
Chỉ tiêu này biểu thị số lãi ngoại tệ thu được do một tấn trọng tải của
tàu làm ra trong một ngày khai thác.
ktt
nt
kt
TD
F
.
=
µ
(USD/ Tấn tàu ngày khai thác)
1.2. Một số vấn đề về tổ chức và quản lý khai thác đội tàu.
1.2.1. Bản chất, nội dung công tác quản lý và tổ chức.
Bản chất của công tác tổ chức và quản lý vận tải là việc hướng các
phương tiện kỹ thuật trong hệ thống vận tải thành một hệ thống hoạt động
điều hòa giữa các tiểu hệ thống với nhau như cảng, xưởng sửa chữa và đóng
mới, cung ứng dịch vụ… nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đối với nền
kinh tế quốc dân với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nội dung cơ bản của công tác quản lý bao gồm những vấn đề sau:
- Xác định cơ cấu quản lý công tác vận tải và công tác của đội tàu vận tải
biển.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Hoàn thiện các hình thức vận tải tàu chuyến và tàu chợ.
- Xác định các phương pháp định mức kỹ thuật về khai thác đội tàu nói
riêng và hệ thống mức kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác vận tải biển nói
chung.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý.
Công tác tổ chức và quản lý đội tàu vận tải biển tuân theo những
nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc hệ thống: tức phải có kế hoạch hóa.
- Nguyên tắc hiệu quả: tức phải hoạch toán, tự chủ, lấy thu bù chi và phải
có lãi. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc tổ
chức và quản lý đội tàu.
- Nguyên tắc cân đối: tức biết hạch toán.
- Nguyên tắc linh hoạt: cho phép hoạt động tài chính
1.2.3. Chức năng của quản lý.
Công tác tổ chức và quản lý đội tàu vận tải biển có những chức năng cơ
bản sau đây:
- Lập kế hoạch tác nghiệp vận chuyển hàng hóa ( kế hoạch từ dưới quý
trở xuống)
- Lập kế hoạch năm và dài hạn.
- Chỉ đạo tác nghiệp công tác của từng tàu, nhóm tàu và toàn bộ đội tàu:
kiểm tra,hiệu chỉnh,hạch toán, phân tích nghiệp vụ công tác của từng
tàu, nhóm tàu và toàn bộ đội tàu.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức và cơ sở kỹ thuật phục vụ cho quản lý.
Việc tổ chức và quản lý quá trình vận chuyển và quá trình công tác của
các tàu vận tải biển được tập trung ở các bộ phận khai thác của các công ty
vận tải biển như: phòng khai thác điều độ, phòng thương vụ…Tùy theo chức
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
năng và nhiệm vụ của các công ty vận tải biển mà mỗi công ty có cơ cấu tổ
chức khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, các công ty vận tải biển đều cố gắng tinh
giản bộ máy quản lý, sử dụng những chuyên gia giỏi, sử dụng những phương
tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý. Cơ sở kỹ thuật phục vụ
cho công tác quản lý của công ty vận tải biển là mạng lưới thông tin quốc gia
và quốc tế, mạng lưới thông tin nội bộ và mạng lưới máy vi tính…
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các thiết bị thông tin ngày
càng được hiện đại, việc trao đổi thông tin ngày càng mang tính chất toàn cầu
hơn. Sự trao đổi thông tin giữa tàu và bờ ngày càng đơn giản và dễ dàng hơn
nhờ sự giúp đỡ của các vệ tinh và các thiết bị thu phát dưới tàu và trên bờ.
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức và quản lý.
A, Cở cấu tổ chức và quản lý tốt.
Trong nền kinh tế thị trường, các công ty vận tải biển đều cố gắng tinh
giản bộ máy quản lý, sử dụng các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực khai thác tàu,
sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác quản lý.
B, Hiệu quả trong công tác công tác tổ chức và quản lý.
Các chuyến đi của tàu thông thường được thực hiện trên cở sở hợp
đồng thuê tàu đã được ký kết giữa chủ tàu (Công ty Vận tải biển) và người
thuê tàu. Nhưng để cho hợp đồng được ký kết thì bộ phận quản lý và khai
thác tàu vận tải phải tiến hành thu thập các yêu cầu của bên thuê tàu và tiến
hành cân đối khả năng, tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của từng yêu cầu thuê
tàu nếu có lãi hay lỗ chấp nhận được thì sẽ tìm cách để cho hợp đồng thuê tàu
được ký kết. Nếu hợp đồng thêu tàu đã được ký kết thì bên chủ tàu phải có
trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Việc chủ động tìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của người quản lý và khai thác tàu vận tải biển. Việc tìm kiếm đó
phụ thuộc vào thị trường thuê tàu trong nước, khu vực và thế giới.
Các chuyên viên trong bộ phận khai thác và quản lý đội tàu cần lập kế
hoạch trình tự tổ chức một chuến đi cho tàu theo các bước:
- Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất phương án bố trí tàu cụ thể.
- Lập sơ đồ luồng tàu và sơ đồ công nghệ chuyến đi.
- Lựa chọn chỉ tiêu hiệu quả và tính chỉ tiêu hiệu quả cho từng phương
án.
- So sánh chỉ tiêu hiệu quả và và lựa chọn phương án có lợi.
- Lập kế hoạch tác nghiệp cho chuyến đi và dự tính kết quả kinh doanh
cho chuyến đi.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TÀU
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO
2.1.1. §Æc ®iÓm chung vÒ c«ng ty.
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO được thành lập
ngày 02/12/2005 và chính thức hoạt động ngày 26/12/2005. Tổng số vốn điều
lệ hiện nay là 600 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước nắm giữ 51%. Ngày
21/12/2006, cổ phiếu của Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO đã chính
thức niêm yết và giao dịch trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
Tên tiếng anh: Viet Nam Petroleum Transport Joint Stock Company.
Tên viết tắt : VIPCO
Địa chỉ: 37 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Tel: 031.3 838 680, Fax: 031.3 838 033.
E-mail:
Website: /> Giấy CNĐKKD: Số 0203001919 đăng ký lần đầu ngày 26/12/2005 thay
đổi lần thứ 8 ngày 25/12/2007 do Sở Kế hoạch và Đầ tư thành phố Hải
Phòng cấp.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO kinh doanh những ngành
nghề chính như sau:
• Vận tải ven biển và viễn dương.
• Đại lý vận tải đường biển, môi giới tàu biển và bốc dỡ hàng hóa
tại cảng biển, khai thuê hải quan.
• Kinh doanh khai thác cầu cảng.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
• Kinh doanh xăng dầu, gas hóa lỏng, các sản phẩm hóa dầu.
• Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng.
• Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
• Hoạt động kho bão và dịch vụ kho ngoại quan.
• Cho thuê nhà, văn phòng.
2.1.3. Đặc điểm mô hình tổ chức của công ty.
Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO là một đơn vị hạch toán kinh
tế độc lập hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Công ty mẹ
hoạt động chủ yếu là: vận tải biển, nghiên cứu đầu tư và định hướng chiến
lược phát triển chung toàn Công ty. Cơ cấu mô hình tổ chức Công ty mẹ gồm:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Hội
đồng quản trị (gồm 07 người), nhiệm kỳ 05 năm là cơ quan có đầy đủ quyền
hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những quyền thuộc
về Đại hội đồng cổ đông. Toàn bộ hoạt động kinh doanh và các công việc của
Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát gồm 03 người do Đại hội đồng cổ đông bầu và bão
nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm .Ban Tổng giám đốc Gồm có một Tổng giám đốc
và ba phó Tổng giám đốc.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
18
§¹i héi ®ång cæ ®«ng
Héi §ång qu¶n trÞ
Ban kiÓm so¸t
Ban tæng gi¸m ®èc
!"
#
$%
&
'(
)*
+
,%
-
%
,
)*
)
.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Chức năng Ban Tổng hợp Hội đồng quản trị
Tổ chức, làm biên bản, tư vấn về thủ tục các cuộc họp của Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và Đại hội đồng cổ đông. Cung cấp các thông tin tài
chính, bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị và các thông tin khác cho Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Chức năng Phòng Khai thác và thuê tàu
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong những lĩnh vực: Quản lý
và khác thác tàu, công tác thương vụ và thuê tàu vận tải biển, công tác xây
dựng và triển khai kế hoạch sản lượng và doanh thu vận tải, các quy định
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
+ Chức năng Phòng Kỹ thuật Vật tư
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong những lĩnh vực: Công tác
quản lý kỹ thuật, quản lý vật tư phụ tùng và tài sản, công tác bảo quản, bảo
dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận tải, công tác an toàn, an ninh hàng hải.
+ Chức năng Phòng Nhân Chính
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong những lĩnh vực: công tác
tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, quản trị hành chính, bảo vệ, an ninh
chính trị, quân sự, quản lý sức khoẻ của cán bộ công nhân viên. Đồng thời,
tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực đầu tư và ứng dụng công nghệ tin
học trong tổ chức quản lý, điều hành.
+ Chức năng Phòng Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong những lĩnh vực: Công tác
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác đầu tư tài chính, công tác phát triển
doanh nghiệp như xây $ựchiến lược phát triển Công ty, quy hoạch phát
triển đội tàu, hệ thống Cảng và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của Công ty.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Chức năng Phòng An toàn
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong những lĩnh vực: an toàn
và bảo vệ môi trường, bảo hiểm và pháp chế hàng hải. Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống quản lý an toàn, kế hoạch an ninh tàu phù hợp với thực tế của
Công ty, với các quy định của Nhà nước, Bộ Luật quản lý an toàn quốc tế, Bộ
Luật Quốc tế về an ninh tàu và bến cảng, các quy định của Tổ chức hàng hải
Quốc tế.
+ Chức năng Phòng Tài chính Kế Toán
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong những lĩnh vực: tài chính
kế toán và tổ chức hệ thống kế toán toàn công ty. Tham gia xây dựng định
hướng chiến lược phát triển Công ty, các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật, đầu tư tài chính . Xây dựng kế hoạch tổng hợp của toàn Công ty và tổng
hợp kế hoạch toàn hệ thống.
+ Các đơn vị thành viên
Các đơn vị thành viên bao gồm: Chi nhánh VIPCO Móng Cái, Công ty
TNHH một thành viên VIPCO Hạ Long, Công ty TNHH một thành viên
VIPCO Hải Phòng, Công ty TNHH một thành viên Bất động sản VIPCO,
Công ty TNHH một thành viên Thuyền viên VIPCO.
2.1.4 Đánh giá sơ bộ về doanh nghiệp.
VIPCO được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước – Công ty vận tải
Xăng dầu đường thủy I theo quyết định ngày 29/09/2005 của Bộ Thương Mại.
Đến năm 2005, Công ty được cổ phần hóa, trong đó 51% vốn điều lệ thuộc sở
hữu của cổ đông Nhà nước.
Hoạt động chính của công ty là vận tải xăng dầu viễn dương và ven
biển, kinh doanh xăng dầu. Trong đó hoạt động chủ đạo của VIPCO là vận tải
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
xăng dầu và sản phẩm hóa dầu bằng đường biển, chiếm hơn 50% doanh thu
và 90% lợi nhuận hàng năm. Trong hoạt động này nguồn thu chủ yếu đến từ
việc vận chuyển xăng dầu nhập khẩu cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
VIPCO là một trong hai công ty đứng đầu trong hoạt động vận tải xăng
dầu nhập khẩu của cả nước. Với lợi thế là một đơn vị trực thuộc tổng Công ty
xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nên Công ty luôn có được thị trường ổn
định.
Chiến lược phát triển
- Tập trung nguồn lực và phát huy tối đa năng lực cốt lõi để phát triển
đội tàu dầu, cảng biển, địa ốc và nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Tiếp tục mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế đối với những sản phẩm hiện có.
- Nhanh chóng tạo ra những dòng sản phẩm, dịch vụ mới thuộc các lĩnh
vực: địa ốc, đào tạo, cảng biển.
- Không ngừng nâng cao chất lượng quản lý hệ thống và xây dựng
thương hiệu.
Tầm nhìn
VIPCO sẽ tập trung mọi nguồn lực cùng với ý chí vươn tới sự hoàn
thiện để phấn đấu trở thành một công ty dẫn đầu về chất lượng và có khả năng
sinh lời tốt nhất trong lĩnh vực: vận tải xăng dầu, cảng biển, địa ốc và đào tạo
nguồn nhân lực chuyên nghiệp.Sự hài lòng của quý khách hàng, quý cổ đông
và người lao động là sự gắn kết lâu dài và thành công của VIPCO.
Sứ mệnh
VIPCO sẽ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước những sản
phẩm và dịch vụ chất lượng cao, ngày một tốt hơn trong các lĩnh vực: vận tải
xăng dầu, cảng biển, địa ốc và lao động chuyên nghiệp. Đảm bảo lợi ích ổn
định lâu dài & tăng trưởng cao cho các cổ đông.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH NĂM 2010
Đơn vị tính: Đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh
(%)
Chênh
lệch
1
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1,213,241,163,299
1,416,401,647,62
0 116.75 3,160,484,321
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 97,665,000 141,630,000 145.02 43,965,000
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
1,213,143,498,299
1,416,259,717,620 116.74 203,116,219,321
4 Giá vốn hàng bán
1,023,624,279,088
1,169,883,069,252 114.29
146,258,790,164
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
189,519,219,211 246,376,648,368 130.00 56,857,429,157
6
Doanh thu về hoạt động tài
chính
13,900,901,846 6,942,697,138 49.94 (6,958,204,708)
7 Chi phí tài chính
86,499,606,659 163,587,766,137 189.12 77,088,159,478
Trong đó: Chi phí lãi vay
59,111,913,999 65,932,065,656 111.54 6,820,151,657
8 Chi phí bán hàng
16,548,122,689 14,527,825,111 87.79 (2,020,297,578)
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
38,832,986,888 43,323,807,249 111.56 4,490,820,361
10
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
61,539,404,821 31,879,947,009 51.80 (29,659,457,812)
11 Thu nhập khác
1,109,870,864 70,612,888,206 6362.26 69,503,017,342
12 Chi phí khác 851,901,217 6,166,060,197 723.80 5,314,158,980
13 Lợi nhuận/ lỗ khác 257,969,647 64,446,828,009 24982.33 64,188,858,362
14
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong
công ty liên kêt, liên doanh
766,362,919 303,901,494
39.66 (462,461,425)
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
62,563,737,387 96,630,676,512 154.45 34,066,939,125
16
Chi phí thuế TNDN hiện hành
2,431,719,912 19,506,119,949 802.15 17,074,400,037
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
8,179,555,123 (8,179,555,123)
18
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
51,952,462,352 77,124,556,563 148.45 25,172,094,211
18.1
Lợi ích của cổ đông thiểu số 405,153,057 162,837,738 40.19 (242,315,319)
18.2
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông
của công ty mẹ
51,547,309,295 76,961,718,825 149.30 25,414,409,530
19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 877 1,287 146.75 410
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2. Phân tích tình hình hoạt động của đội tàu
Bảng 2.1 Năng lực đội tàu VIPCO
TÊN TẦU LOẠI TẦU
QUỐC TỊCH/
TỔ CHỨC
PHÂN CẤP
TRỌNG
TẢI (MT)
CHIỀU
DÀI LỚN
NHẤT
(M)
CHIỀU
RỘNG/
CHIỀU
CAO
MẠN/
CHIỀU
CHÌM
(M)
NĂM
ĐÓNG
TỔNG
DUNG TÍCH
KHOANG
CHỨA HÀNG
(M
3
)
PETROLIMEX 16 Tầu chở dầu sản phẩm
PANAMA/
Đăng kiểm
ABS
46.732
183,02
32,2
18,8
11,0
2004 53.776
PETROLIMEX 15 Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm
ABS
17.961
159,99
26,8
11,5
7,032
1999 25.071,9
PETROLIMEX 10 Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm
ABS
37.256
175,963
31,032
17,2
10,5145
2003 44.442,24
PETROL ]]]IMEX 02
Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm
Nhật Bản
7.088
107,88
17,6
8,4
6,893
1984 7.843,80
PETROLIMEX 03
Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm Na
Uy
27.402
170
25,9
14,8
10,1
1985 32.574,50
PETROLIMEX 06 Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm Na
Uy
35.758
179
30
16,15
10,2
1996 43.454,80
HA LONG 03 Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm Việt
Nam
1.405,2
74,6
9,5
4,4
3,75
1974
1997
1.694,60
HA LONG 04 Tầu chở dầu sản phẩm
Việt Nam/
Đăng kiểm Việt
Nam
2.509
78
12
5,65
5,12
1976 2.873,59
Tổng số tấn trọng tải: 176.111,2 DWT
Nguồn: Bản cáo bạch VIPCO, báo cáo thường niên VIPCO.
2.2.1. Đánh giá chung đội tàu Công ty.
Sinh viên: Vũ Thị Lệ
Lớp: KTVT K8
23