Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

hệ thống câu hỏi ôn tập pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.94 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
GV BIÊN SOẠN: VÕ PHƯỚC LONG
HỆ THỐNG CÂU HỎI
ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Những nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải
thích tại sao?
1. BÀI - LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC.
- Theo quan điểm của học thuyết Mác –Lênin, nhà nước là sản phẩm
của xã hội có giai cấp.
- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
- Mọi quan điểm đều cho rằng: nhà nước là sản phẩm của xã hội có
sự phân hóa giai gấp.
- Mục đích của các quan điểm phi mácxít giải thích nguồn gốc ra đời
của nhà nước nhằm mục đích che đậy tính giai cấp của nhà nước.
- Kinh tế là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện nhà nước.
- Kinh tế không phải là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện nhà nước.
- Nguyên nhân ra đời của nhà nước ra đời bắt nguồn từ xã hội
nguyên thủy.
- Nhà nước Chiếm hữu nô lệ là nhà nước đầu tiên trong lịch sử.
- Xã hội ra đời thì nhà nước ra đời.
- Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia.
- Theo quan điểm của Mác –Lênin, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội.
- Các kiểu Nhà nước khác nhau thì bản chất cũng khác nhau.
- Tính giai cấp và tính xã hội là những thuộc tính thể hiện bản chất
của nhà nước
- Tính giai cấp và tính xã hội là những thuộc tính thể hiện chức năng
của nhà nước.
1
- Bản chất nhà nước là yếu tố quyết định sự khác biệt giữa các nhà
nước.


- Nhà nước khác nhau thì bản chất của nhà nước cũng khác nhau.
- Chúng ta không thể nhận biết được bản chất của nhà nước.
- Chức năng nhà nước là yếu tố duy nhất thể hiện bản chất của nhà
nước.
- Chỉ có hình thức nhà nước là yếu tố duy nhất thể hiện bản chất của
nhà nước.
- Bản chất nhà nước được thể hiện thông qua kiểu, chức năng và hình
thức của nhà nước.
- Đặc trưng cơ bản của nhà nước là những yếu tố để phân biệt nhà
nước với các tổ chức khác.
- Quyền lực nhà nước là quyền lực của mọi giai cấp trong xã hội.
- Nhà nước là tổ chức quan lý xã hội do xã hội lập ra.
- Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước là nguyên tắc hoạt động của
bộ máy nhà nước.
- Phân quyền là nguyên tắc duy nhất để tổ chức bộ máy nhà nước.
- Tập quyền là nguyên tắc duy nhất để tổ chức bộ máy nhà nước.
- Tập quyền và phân quyền là nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
- Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan thực hiện chức năng của nhà
nước.
- Chức năng của nhà nước do bộ máy nhà nước thực hiện.
- Vai trò của các chức năng nhà nước là quan trọng như nhau.
- Chức năng đối nội của nhà nước quyết định chức năng đối ngoại.
- Mọi Nguyên thủ quốc gia ở các nước trên thế giới đều do Nghị viện
bầu.
- Mọi quốc gia trên thế giới đều tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
theo hình thức chính thể cộng hòa.
- Quyền lực nhà nước luôn tập trung trong một cơ quan được lập ra
bằng con đường bầu cử.
- Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương là như nhau ở các quốc gia khác nhau.

- Phương pháp phi dân chủ là phương pháp duy nhất mà nhà nước
phong kiến sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
2
- Bất cứ nhà nước nào cũng sử dung phương pháp dân chủ và phi dân
chủ để thực hiện quyền lực nhà nước.
- Dân chủ là thuộc tính phổ biến của mọi kiểu nhà nước.
- Quyền làm chủ của nhân dân trong chính thể cộng hòa cao hơn
trong chính thể quân chủ.
- Cách thức tổ chức quyền lực khác nhau thì mực độ tham gia của
nhân dân trong bộ máy nhà nước cũng khác nhau.
- Chính thể quân chủ tuyệt đối là chính thể mà quyền lực nhà nước
tập trung trong một cơ quan là vô hạn.
- Chính thể quân chủ tuyệt đối là chính thể mà quyền lực nhà nước
tập trung trong một cá nhân là vô hạn.
- Hiện nay trên thế giới không còn quốc gia nào tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước theo chính thể quân chủ.
- Thái lan, Cămpuchia, Brunây là những quốc gia tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước theo chính thể quân chủ.
- Tổng thống ở các nước trên thế giới là người duy nhất đứng đầu nhà
nước.
- Tổng thống ở các nước trên thế giới đều do Nghị viện bầu.
- Tổng thống có thể do nhân dân hoặc nghị viện bầu.
- Chỉ có Thủ tướng là người duy nhất đứng đầu chính phủ.
1/ Phân tích mối quan hệ giữa xã hội có giai cấp và nhà nước.
2/
BÀI NHÀ NƯỚC CHXHCN VN
- Bản chất của nhà nước CHXHCN VN không mang tình giai cấp.
- Nhà nước CHXHCN VN
- Quốc hội là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất ở nước ta.
- Ở nước ta Quốc hội là cơ quan duy nhất được lập ra bằng con

đường bầu cử.
- Chính phủ là cơ quan hành chính duy nhất ở nước ta.
-
Chứng minh rằng, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
ở nước ta ?
BÀI PHÁP LUẬT
- Nhà nước và pháp luật có chung nguồn gốc ra đời.
- Nhà nước ra đời trước pháp luật ra đời sau.
3
- Bản chất của nhà nước thư thế nào thì bản chất của pháp luật như
thế ấy.
- Pháp luật là ý chí chung của cả xã hội.
- Pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
- Pháp luật không chỉ là qui phạm duy nhất điều chỉnh quan hệ xã
hội.
- Mọi xã hội đều tồn tại pháp luật.
- Bản chất của nhà nước quyết định bản chất của pháp luật.
-
- Chỉ có pháp luật là qui phạm duy nhất được Nhà nước đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.
- Pháp luật là qui phạm duy nhất điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ
chức.
BÀI QUI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Giả định là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi qui phạm pháp luật.
BÀI VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là văn
bản qui phạm pháp luật.
QUAN HỆ PHÁP LUÂT
- Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền hạn chế năng
lực pháp luật của chủ thể.

- Mọi cá nhân đều có thể tự mình trực tiếp tham gia vào quan hệ
pháp luật.
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VPPL, TNPL.
-Thực hiện pháp luật là luôn luôn là nghĩa vụ của chủ thể pháp luật.
- Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
- Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một trách nhiệm pháp
lý.
4
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT.
5

×