Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

kiểm tra kinh tế vĩ mô có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.83 KB, 20 trang )


1/ Lạm phát do cung xảy ra khi:
a Giá các yếu tố sản
xuất tăng cao
b Chính phủ tăng trợ cấp
c Đầu tư tăng mạmh
d Tiêu dùng của công
chúng tăng
2/ Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ có thể được
tài trợ bằng cách:
a Vay của ngân hàng
trung ương
b Bán trái phiếu cho
công chúng
c Vay nước ngoài
d Các câu trên đều đúng
3/ Một trong những đặc trưng trong mô hình xác
định sản lượng cân bằng của Keynes là:
a Sản lượng được quyết
định bởi tổng cung
b Tiền lương linh hoạt
c Giá cố định
d Toàn dụng nguồn lực
4/ Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, thâm hụt trong cán
cân thanh toán sẽ làm cho:
1

a Đồng nội tệ giảm giá
b Đồng nội tệ tăng giá
c Lượng cung tiền trong
nước giảm


d Dự trữ ngoại tệ giảm
5/ Trong dài hạn khi ngân hàng trung ương tăng
mức cung tiền thì:
a Lãi suất thực tăng
b Lãi suất danh nghĩa giảm
c Lãi suất thực giảm
d Lãi suất danh nghĩa tăng
6/ Giả sử tiền mặt dân chúng đang nắm giữ là 40
tỷ USD, tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại
là 20 tỷ USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7%, tỷ lệ dự trữ
tuỳ ý là 3%. Lượng cung tiền trong nền kinh tế là:
a 240 tỷ USD
b 200 tỷ USD
c 160 tỷ USD
d 60 tỷ USD
7/ Trong nền kinh tế nhỏ, mở, vốn tự do lưu
chuyển với cơ chế tỷ giá cố định thì:
a Chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh
b Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đều có
tác dụng
2

c Chính sách tài khoá không có tác dụng
d Chính sách tiền tệ không có tác dụng

8/ Khi chính phủ tăng chi tiêu về hàng hoá và dịch
vụ (G) bằng với mức tăng thuế (T) thì sản lượng
( thu nhập) cân bằng sẽ:
a Tăng lên
b Không thay đổi

c Không xác định được
d Giảm xuống
9/ Trong nền kinh tế nhỏ, mở, vốn tự do lưu
chuyển với cơ chế tỷ giá cố định thì:
a Chính sách tiền tệ có tác dụng, còn chính sách
tài khoá không có tác dụng
b Chính sách tài khoá không có tác dụng
c Chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh
d Chính sách tài khoá có tác dụng mạnh
10/ Bộ phận nào sau đây không bao gồm trong
tổng sản phẩm quốc gia:
a Lợi nhuận từ đầu tư ra
nước ngoài
b Thu nhập yếu tố ròng
từ nước ngoài
3

c Viện trợ không hoàn
lại của nước ngoài
d Xuất khẩu ròng

11/ Nhược điểm chính trong mô hình xác định sản
lượng của Keynes là:
a Không giải thích được
suy thoái kinh tế
b Không giải thích được
lạm phát
c Không giải thích được
chu kỳ kinh tế
d Không giải thích được

thất nghiệp
12/ GDP năm 2009 của Việt Nam thay đổi là do:
a Do đầu tư nước ngoài vào VIỆT NAM giảm
b Do lượng kiều hối chuyển về VIỆT NAM giảm
c Xuất khẩu của VIỆT NAM năm 2009 giảm do
nền kinh tế toàn cầu suy thoái
d Các câu trên đều đúng
13/ Trong mô hình tổng cung tổng cầu, chính sách
kích cầu trong dài hạn sẽ làm:
4

a Sản lượng không đổi, mức giá chung không đổi
b Sản lượng giảm, mức giá chung không đổi
c Sản lượng tăng , mức giá chung tăng
d Sản lượng không đổi, mức giá chung tăng

14/ Chỉ tiêu đo lường giá trị bằng tiền của toàn bộ
hàng hoá cuối cùng do công dân một nước tạo ra
trong một năm được gọi là:
a Tổng sản phẩm quốc nội
b Thu nhập quốc gia
c Tổng sản phẩm quốc gia
d Sản phẩm quốc gia ròng

15/ Ngân hàng trung ương kiểm soát khả năng tạo
tiền của các ngân hàng thương mại thông qua công
cụ:
a Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b Quy định lãi suất chiết khấu
c Mua bán chứng khoán ( nghiệp vụ thị trường

mở)
5

d Quy định lãi suất cơ bản
16/ Hiệu ứng Fisher phản ảnh:
a Khi lạm phát tăng 1% thì lãi suất thực cũng tăng
1%
b Khi lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa ( thị
trường) cũng tăng 1%
c Khi lạm phát giảm 1% thì lãi suất thực tăng 1%
d Khi lạm phát giảm 1% thì lãi suất thực giảm 1%
17/ Khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ sẽ áp
dụng các biện pháp:
a Tăng chi tiêu công
b Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c Mua chứng khoán chính phủ
d Các câu trên đều đúng

18/ Giả sử phương trình IS là: Y= 6000 - 100r và
phương trình LM là: r = -9 + 0,005Y. Nếu hiện thời
sản lượng là 4500 và lãi suất là 15% thì:
a Dư cầu trên thị trường hàng hoá, thị trường tiền
tệ cân bằng
b Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ đều
cân bằng
c Thị trường hàng hoá cân bằng, dư cung trên thị
trường tiền tệ
6

d Dư cung trên thị trường hàng hoá, thị trường tiền

tệ cân bằng

19/ Dựa vào mô hình IS-LM, để khuyến khích tăng
đầu tư mà không gây ra lạm phát, nên áp dụng:
a Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài
khoá mở rộng
b Chính sách tiền tệ mở rộng
c Chính sách tiền tệ thu hẹp và chính sách tài
khoá thu hẹp
d Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài
khoá thu hẹp
20/ Đường IS dịch chuyển sang phải khi:
a Đầu tư giảm
b Ngân hàng trung ương
tăng lượng cung tiền
7

c Chính phủ tăng chi
tiêu
d Chính phủ tăng thuế
21/ Người ta giữ tiền thay vì giữ các tài sản sinh lợi
khác vì:
a Nhằm phân tán rủi ro
b Tiền có thể tham gia các giao dịch hàng ngày dễ
dàng
c Dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến
d Các câu trên đều đúng
22/ Cầu tiền thực tăng khi:
a Ngân hàng trung ương
mua chứng khoán vào

b Mức giá chung tăng
c Lãi suất tăng
d Sản lượng ( thu nhập)
thực tăng
23/ Các ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách:
a Bán trái phiếu cho
ngân hàng trung ương
b Bán trái phiếu cho
công chúng
c Cho khách hàng vay
tiền
8

d Nhận tiền gửi của
khách hàng
24/ Khi đầu tư hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi
suất thì:
a Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đều
không có tác dụng
b Chính sách tài khoá có tác dụng mạnh, chính
sách tiền tệ không có tác dụng
c Chính sách tài khoá có tác dụng mạnh, chính
sách tiền tệ có tác dụng yếu
d Chính sách tài khoá không có tác dụng , chính
sách tiền tệ có tác dụng mạnh

25/ Lượng tiền mạnh ( tiền cơ sở) bao gồm:
a Tiền dự trữ và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng
thương mại
b Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền gửi trong hệ

thống ngân hàng thương mại
c Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền dự trữ trong
hệ thống ngân hàng thương mại
d Các câu trên đều sai
9

26/ Để đánh giá khả năng cạnh tranh của một
quốc gia, người ta quan tâm đến:
a Tỷ giá ngang bằng sức mua
b Tỷ giá hối đoái thực
c Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
d Các câu trên đều sai

27/ Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi:
a Chính phủ quy định mức lương tối thiểu
b Thông tin bất cân xứng trên thị trường lao động
c Có sự can thiệp của công đoàn
d Nền kinh tế suy thoái
28/ Phát biểu nào sau đây là đúng:
a Đường Phillips ngắn hạn phản ánh mối quan hệ
nghịch biến giữa lạm phát và sản lượng
b Đường Phillips ngắn hạn phản ánh mối quan hệ
đồng biến giữa lạm phát và thất nghiệp
c Đường Phillips dài hạn phản ánh sự đánh đổi
giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn
d Đường Phillips ngắn hạn phản ánh mối quan hệ
nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp
10

29/ Trong mô hình IS-LM, khi chính phủ tăng chi

tiêu bằng nguồn bán trái phiếu thì:
a Sản lượng tăng, lãi
suất không đổi
b Sản lượng tăng, lãi
suất giảm
c Sản lượng giảm, lãi
suất giảm
d Sản lượng tăng, lãi
suất tăng

30/ Bộ phận nào sau đây không bao gồm trong
tổng cầu:
a Đầu tư của khu vực tư
nhân
b Chi xây dựng cơ sở hạ
tầng của chính phủ
c Xuất khẩu ròng
d Chi trợ cấp thất nghiệp
31/ Hai chỉ tiêu GDP và GNP lệch nhau bởi:
a Xuất khẩu ròng
b Thuế gián thu
11

c Thu nhập yếu tố ròng
từ nước ngoài
d Chuyển nhượng ròng
(Net Transfer)
32/ Trong một nền kinh tế có các dữ liệu như sau:
Hàm tiêu dùng C = 1000 + 0,75Yd, hàm đầu tư I =
500 + 0,2Y, hàm thuế ròng T = 80 + 0,2Y, chi tiêu

về hàng hoá và dịch vụ G= 800, xuất khẩu X =
2000, nhập khẩu M = 140 + 0,2Y. Sản lượng cân
bằng là:
a 4.100
b 10.250
c 4.080
d 10.200

33/ Đường LM dịch chuyển sang trái khi:
a Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền
b Chính phủ tăng thuế
c Chính phủ giảm chi tiêu
d Ngân hàng trung ương giảm lượng cung tiền
34/ "Bẫy thanh khoản" (Liquidity trap) là hiện tượng
mà:
12

a Chính phủ tăng chi tiêu làm sản lượng tăng, còn
lãi suất không đổi
b Ngân hàng trung ương tăng cung tiền nhưng lãi
suất và sản lượng đều không đổi
c Ngân hàng trung ương tăng cung tiền làm lãi
suất giảm, còn sản lượng không đổi
d Chính phủ tăng chi tiêu chỉ làm cho lãi suất tăng,
còn sản lượng không đổi
35/ Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang
phải khi:
a Tiến bộ kỹ thuật
b Lực lượng lao động
tăng

c Nguồn vốn của nền
kinh tế tăng
d Các câu trên đều
đúng

13

36/ Cho biết quốc gia A có GDP danh nghĩa năm
2007 là 6000 tỷ và năm 2008 là 7128 tỷ, chỉ số giá
năm 2007 là 150 và năm 2008 là 165. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2008 là:
a 18,8%
b 15%
c 10%
d 8%
37/ Giả sử phương trình IS là: Y= 6000 - 100r và
phương trình LM là: r = -9 + 0,005Y. Sản lượng cân
bằng và lãi suất cân bằng là:
a Y = 4800, r = 15%
b Y = 4600 , r = 14%
c Y = 4800, r = 12%
d Y = 4500, r = 15%
38/ Với vai trò là người cho vay cuối cùng, ngân
hàng trung ương có thể:
a Tránh được sự hoảng loạn tài chính
b Ổn định được số nhân tiền tệ
c Tạo niềm tin cho hệ thống ngân hàng thương
mại
d Các câu trên đều đúng


14

39/ Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ
là do:
a Các tập đoàn tài chính của Mỹ cho vay thế chấp
bất động sản dưới chuẩn, hậu quả là nợ xấu tăng
vọt
b Các ngân hàng nước ngoài đã mua chứng
khoán do ngân hàng Mỹ phát hành từ các khoản
cho vay bất động sản
c Bong bóng thị trường nhà đất ở Mỹ vỡ, khách
hàng vỡ nợ, không thể thanh toán cho ngân hàng
d Các câu trên đều đúng
40/ Khi chính phủ nhận viện trợ không hoàn lại của
nước ngoài sẽ được phản ảnh trong:
a Cán cân thương mại
b Khoản tài trợ chính
thức (tài khoản bù trừ)
c Tài khoản vãng lai
d Tài khoản vốn
41/ Nhà kinh tế học nào sau đây xây dựng
Giả
thuyết thu nhập thường xuyên
(Permanent income
hypothesis):
a John M.Keynes
b Simon Kuznets
c Franco Modigliani
15


d Milton Friedman
42/ Trong nền kinh tế mở, tác động lấn át quốc tế (
international crowding out effect) dùng để chỉ
trường hợp:
a Tăng cung tiền làm giảm dự trữ ngoại tệ
b Tăng tiêu dùng của chính phủ làm giảm xuất
khẩu ròng
c Tăng cung tiền làm giảm giá đồng nội tệ
d Tăng tiêu dùng của chính phủ làm giảm đầu tư
43/ Trong mô hình IS-LM, khi chính phủ tăng chi
tiêu hàng hoá và dịch vụ một lượng ΔG thì sản
lượng sẽ tăng một lượng đúng bằng hiệu ứng số
nhân: ΔY = k.ΔG , khi đó:
a Đường IS lài và đường LM lài
b Đường IS nằm ngang hoặc đường LM thẳng
đứng
c Đường IS lài và đường LM rất dốc
d Đường IS thẳng đứng hoặc đường LM nằm
ngang

16

44/ Trong cơ chế tỷ giá cố định, khi cán cân thanh
toán bị thâm hụt thì:
a Cung tiền trong nước
tăng
b Cung tiền trong nước
giảm
c Dự trữ ngoại hối tăng

d Cung tiền trong nước
không đổi
45/ Trong nền kinh tế mở, với cơ chế tỷ giá thả nổi
hoàn toàn thì trong ngắn hạn:
a Chính sách tài khoá có tác dụng mạnh
b Chính sách tiền tệ không có tác dụng
c Chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh, còn chính
sách tài khoá có tác dụng yếu
d Chính sách tài khoá không có tác dụng
46/ Trong mô hình tổng cung tổng cầu, trong ngắn
hạn khi giá dầu mỏ thế giới tăng cao thì:
a Sản lượng giảm, mức
giá chung tăng
b Sản lượng giảm, mức
giá chung không đổi
c Sản lượng giảm, mức
giá chung giảm
17

d Sản lượng không đổi,
mức giá chung tăng
47/ Khi Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc thì lượng tiền mạnh (tiền cơ sở) sẽ:
a Các câu trên đều sai
b Tăng
c Giảm
d Không đổi
48/ Khi tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỷ lệ lạm
phát dự kiến thì:
a Người đi vay được lợi

b Người cho vay được lợi
c Người đi vay bị thiệt
d Không ai được lợi
49/ Khi áp dụng chính sách phá giá tiền tệ trong
ngắn hạn sẽ làm:
a Dự trữ ngoại tệ sẽ bị giảm xuống
b Vốn chuyển vào trong nước nhiều hơn
c Tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện được cán
cân thương mại
18

d Giảm khả năng cạnh tranh, cán cân thương mại
xấu đi
50/ Trong mô hình của Keynes, dấu hiệu nào sau
đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận thấy có sự
dư thừa hàng hoá trên thị trường:
a Lãi suất tăng
b Giá thấp hơn giá cân bằng
c Hàng tồn kho thực tế thấp hơn mức dự kiến (kế
hoạh)
d Hàng tồn kho thực tế cao hơn mức dự kiến (kế
hoạh)
19

1a 2d
3c 4a 5d
6a 7d 8a
9d 10c 11b
12c 13d 14c
15a 16b

17d 18c
19d 20c
21d 22d
23c 24b
25c 26b 27d
28d 29d 30d
31c 32b 33d
34b 35d 36d
37b 38d 39d
40c 41d 42b
43d 44b 45c
46a 47d 48a
49c 50d
20

×