Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

kinh tế vĩ mô cơ bản câu hỏi và bài tập hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.4 KB, 30 trang )

Châu Văn Thành
1
KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HỆ THỐNG

TỔNG QUAN

1. Kinh tế vĩ mô khác với kinh tế vi mô như thế nào? Những vấn đề chính yếu của kinh
tế vĩ mô là gì? Mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế vĩ mô này như thế nào?

2. Sản lượng được đo lường bởi chỉ tiêu gì? Tại sao sản lượng lại quan trọng? [Gợi ý:
GDP: Sản xuất – Thu nhập – Chi tiêu]

3. Lạm phát là gì? Hãy liệt kê tất cả các chi phí của lạm phát?

4. Thất nghiệp là gì? Các dạng thất nghiệp trong nền kinh tế?

5. Hãy kể ra những giao dịch quốc tế của một quốc gia và phần còn lại của thế giới
thông qua “Cán cân thanh toán BOP”?

6. Chu kỳ kinh tế là gì? Kể tên bốn giai đoạn của một chu kỳ kinh tế?

7. Tăng trưởng kinh tế là gì? Vì sao tăng trưởng kinh tế lại quan trọng?

8. Phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và giai đoạn mở rộng hay phục hồi của chu kỳ kinh
tế?

9. Mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô là gì? Hãy kể tên các chính sách bình ổn
kinh tế vĩ mô quan trọng và các công cụ chính yếu của từng loại chính sách?

10. Trong số những câu hỏi sau, câu nào thích hợp với nghiên cứu kinh tế vĩ mô và câu


nào thích hợp với nghiên cứu kinh tế vi mô?
a. Tiền “típ” của cô Mai sẽ thay đổi như thế nào khi một xí nghiệp sản xuất gần với
nhà hàng nơi cô làm việc bị đóng cửa?
b. Điều gì sẽ xảy ra với chi tiêu của người tiêu dùng khi nền kinh tế xuống dốc?
c. Giá cam sẽ thay đổi như thế nào khi một trận sương mù phá huỷ các vườn cam
lớn nhất ở ĐBSCL?
d. Tiền lương tại một nhà máy sản xuất ở khu công nghiệp Hiệp Phước sẽ thay đổi
như thế nào khi công đoàn được thành lập?
e. Điều gì sẽ xảy đến đối với xuất khẩu của Việt Nam khi VND lên giá so với USD?
f. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát của một nước là gì?
11. Vì sao chúng ta lại xem thời kỳ mở rộng kinh tế trong một chu kỳ kinh tế khác với
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn? Vì sao ta phải quan tâm đến độ lớn của tỷ lệ tăng
trưởng dài hạn của GDP thực so với độ lớn của tỷ lệ tăng trưởng dân số?
Châu Văn Thành
2
12. Có khoảng 100.000 dân sinh sống trên đất nước Macronesia. Trong số 100.000 dân
này, 25.000 người là quá già không thể làm việc và 15.000 người là quá trẻ không thể
làm việc. Trong số 60.000 người còn lại, 10.000 người không làm việc và đã từ bỏ
việc tìm kiếm việc làm, 45.000 có việc làm, và 5.000 người còn lại đang tìm kiếm
việc làm nhưng vẫn chưa có việc làm.
a. Số người nằm trong lực lượng lao động của Macronesia?
b. Tỷ lệ thất nghiệp của Macronesia là bao nhiêu?
c. Số người lao động nản chí hay chán nản của Macronesia là bao nhiêu?
13. Đầu năm 2010 ở nước Macroland, tổng sản lượng là 10 tỷ USD (10.000 triệu USD)
và dân số là 1 triệu người. Trong năm 2010, tổng sản lượng tăng 3,5%, dân số tăng
2,5%, và mức giá chung giữ nguyên.
a. Tổng sản lượng trên đầu người của Macroland vào đầu năm 2010 là bao nhiêu?
b. Tổng sản lượng của Macroland vào cuối năm 2010 là bao nhiêu?
c. Dân số của Macroland vào cuối năm 2010 là bao nhiêu?
d. Tổng sản lượng trên đầu người của Macroland vào cuối năm 2010 là bao nhiêu?

e. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng sản lượng trên đầu người của Macroland
trong năm 2010 là bao nhiêu? Gợi ý: tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 bằng với:
Thay đổi của tổng sản lượng trong năm 2010 x 100
Tổng sản lượng đầu năm 2010

14. Tại Hoa Kỳ, học phí đại học gia tăng đáng kể trong những thập niên gần đây. Từ năm
học 1971-1972 đến năm học 2001-2002, tổng học phí, tiền thuê ký túc xá và tiền ăn
của các sinh viên học toàn thời gian tăng từ 1.357 USD tới 8.022 USD tại các trường
đại học nhà nước và từ 2.917 USD đến 21.413 USD tại các trường tư nhân, tương ứng
với mức tăng bình quân hằng năm 6,1 % tại các trường nhà nước và 6,9% tại các
trường tư nhân. Cũng cùng thời gian đó, thu nhập cá nhân sau thuế bình quân tăng từ
3.860 USD lên đến 26.156 USD mỗi năm, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của
thu nhập cá nhân là 6,6%. Liệu học phí tăng có khiến cho những sinh viên thuộc tầng
lớp trung bình gặp khó khăn trong việc chi trả học phí?

ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1. Vẽ ra vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô và các khu vực trong nền kinh tế?

2. Phân biệt giữa biến lưu lượng (biến kỳ, flow) và biến tích lượng (biến điểm, stock).
Cho ví dụ từng loại.

3. Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là gì? [Lưu ý 4 từ
quan trọng trong định nghĩa này]

4. Giải thích 3 cách khác nhau đo lường thu nhập quốc dân – tổng sản phẩm trong nước
hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP)?

Châu Văn Thành
3

5. Giải thích tầm quan trọng của “giá trị gia tăng” trong việc xác định thu nhập quốc
dân?

6. Phân biệt giữa GDP và GNI (hay GNP trước đây)?

7. Phân biệt giữa GNI và NI?

8. Phân biệt giữa GDP thực và GDP danh nghĩa?

9. Phân biệt giữa 2 chỉ số giá: CPI (chỉ số giá tiêu dùng, Laspeyres) và GDP deflator
(chỉ số giảm phát GDP, chỉ số điều chỉnh lạm phát GDP)?

10. Lạm phát được đo lường như thế nào? Phân biệt giữa lạm phát, giảm phát và giảm
lạm phát?

11. Phân biệt các chỉ tiêu quan trọng qua bảng tóm tắt sau:

Net property
income from
abroad
Net
property
income
from
abroad










GNI at
market
prices
Indirect
taxes
Indirect
taxes





GDP at
market
prices


C
Indirect
taxes




GNI at
factor

cost
Depreciation




GDP at
factor
cost


National
Income
Income
from
employment
Direct
taxes
I
Profits

Disposable
income

G
Income
from self-
employment
NX
Rents



12. Từ số liệu sau đây của ngành công nghiệp xây dựng nhà ở, hãy tính toán đóng góp
của ngành này vào GDP (giả sử sản phẩm của 4 nhà sản xuất cuối cùng được mua bởi
người xây nhà).


Doanh số bán
Mua hàng hoá trung gian
Người xây nhà
5000
1900
Người sản xuất cửa sổ
200
100
Người sản xuất ngói,
mái nhà
300
200
Người sản xuất gỗ
400
300
Người sản xuất gạch
1000
800

Châu Văn Thành
4
13. Số liệu sau đây cung cấp các thành phần của GNI:


Thu nhập từ lao động (làm việc)
600
Thuế trực thu
350
Thanh toán chuyển nhượng
50
Chi tiêu tiêu dùng
550
Khấu hao
100
Thuế gián thu
230
Trợ giá
30
Chi tiêu dầu tư
250
Thu nhập từ việc làm của gia đình
100
Chi tiêu của chính phủ
150
Thu nhập từ cho thuê
100
Xuất khẩu
350
Nhập khẩu
100
Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài
100
Lợi nhuận
220

Cổ phiếu lên giá
20

Tính:
a. GDP theo giá thị trường
b. GDP theo chi phí sản xuất
c. GNI theo giá thị trường
d. GNI theo chi phí sản xuất
e. Thu nhập quốc dân NI từ chi tiêu và từ thu nhập
f. Thu nhập khả dụng

14. Giả sử bạn có bảng số liệu sau:

Năm
GDP theo giá thị trường hiện hành
Chỉ số khử lạm phát GDP
2001
120,5
1,00
2002
132,6
1,08
2003
139,2
1,17
2004
152,7
1,28
2005
155,7

1,34
2006
172,3
1,43

a. Tính GDP thực cho các năm 2001 đến 2006 theo giá 2001
b. Tính tốc độ tăng hằng năm của cả GDP danh nghĩa và GDP thực các năm từ
2001 đến 2006. Bình luận về kết quả tính được của bạn.

15. Hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay
bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ M với
giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M
với giá 40 để làm ra bánh mì. Giả sử M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào
khác.
Châu Văn Thành
5

Cả hai B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các
khoản bao gồm: 30 cho thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh
toán cho H các khoản bao gồm :40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.

Hãy tính GDP của nền kinh tế này theo 3 phương pháp khác nhau. Nhận xét về kết
quả tính toán được của bạn?

16. Có một quốc gia tên là “Nước Chuối” trên đó có một nông trại trồng chuối và một
xưởng sản xuất nước chuối ép. Người dân ở đất nước này chủ yếu sống bằng nước
chuối ép.

Năm 2006, nông trại trồng được 10 tấn chuối, và bán toàn bộ số chuối này cho xưởng
ép nước chuối với giá 1 triệu đồng/tấn. Xưởng sản xuất ra 3 thùng nước chuối ép, và

bán cả 3 thùng nước chuối ép này với giá 11 triệu đồng/thùng (bao gồm 10
triệu/thùng + 1 triệu tiền thuế gián thu phải nộp cho chính phủ mỗi thùng). Nông trại
trả lương tổng cộng là 6 triệu đồng. Xưởng ép nước chuối trả lương toàn bộ là 10
triệu đồng, và chi phí khấu hao là 4 triệu đồng. Ngoài ra, không còn chi phí nào khác.
Cả nông trại và xưởng ép nước chuối giữ lại 50% lợi nhuận và trả hết phần còn lại
cho cổ đông là tất cả các hộ gia đình sinh sống trên đất nước này. Sau khi nhận tiền
lương và cổ tức, các hộ gia đình trả 10% thuế thu nhập từ tổng thu nhập của họ cho
chính phủ. Chính phủ mua 1 thùng nước chuối ép. Xưởng cũng không phải trả bất kỳ
khoản thuế trực thu nào từ số lợi nhuận giữ lại. Giả sử đây là một đất nước không
giao dịch với bên ngoài.

a. Hãy tính GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng? GNI bằng bao nhiêu?
b. Sản phẩm quốc nội ròng NDP?
c. Tổng thu nhập của chính phủ?
d. Ngân sách của chính phủ?
e. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình?
Giả sử trong năm 2007, sản lượng như cũ, giá của chuối và nước ép chuối đều tăng
10%
f. Nền kinh tế thực của nước này có thay đổi không? Giải thích?
g. GDP danh nghĩa năm 2007? Tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu?
h. GDP thực năm 2007 theo giá 2006?

17. Biểu đồ lưu chuyển tiền tệ phức tạp hơn của nền kinh tế Macronia được trình bày
dưới đây:
a. GDP của Macronia là bao nhiêu?
b. Xuất khẩu ròng là bao nhiêu?
c. Thu nhập khả dụng là bao nhiêu?
d. Tổng dòng tiền ra khỏi các hộ gia đình - tổng của thuế, chi tiêu tiêu dùng, và tiết
kiệm tư nhân - có bằng với tổng dòng tiền chảy vào các hộ gia đình?
e. Chính phủ tài trợ cho chi tiêu của chính phủ như thế nào?


Châu Văn Thành
6
Mua hàng hoá và dịch vụ
của chính phủ = 150$
Chính phủ
Hộ gia đình
Chuyển giao của chính phủ =10$
Chi tiêu tiêu
dùng = 510$
Thị trường hàng
hoá dịch vụ
Tổng sản phẩm
nội địa
Doanh nghiệp
Phần còn lại
của thế giới
Chi đầu tư = 110$
Xuất khẩu = 50$
Nhập khẩu = 20$
Thị trường các
yếu tố sản xuất
Tiền lương, lợi
nhuận, lãi vay,
tiền thuê = 800$
Tiền lương, lợi
nhuận, lãi vay,
tiền thuê = 800$
Thuế = 100$
Thị trường

tài chính
Doanh nghiệp
vay mượn và
phát hành cổ
phiếu =110$
Tiết kiệm tư nhân = 200$
Vay mượn và
bán cổ phiếu của nước ngoài = 100$
Cho vay
và mua cổ phiếu của nước ngoài =130$
Vay mượn của chính phủ = 60$
18. Nền kinh tế nhỏ Pizzania sản xuất ba sản phẩm (bánh mì, phô mai, và pizza), mỗi sản
phẩm được sản xuất bởi một công ty riêng biệt. Công ty bánh mì và công ty phô mai
lần lượt sản xuất tất cả các nguyên liệu họ cần để làm bánh mì và phô mai; công ty
pizza sử dụng bánh mì và phô mai từ hai công ty trên để làm pizza. Cả ba công ty đều
thuê mướn lao động để giúp sản xuất hàng hóa, và chênh lệch giữa giá trị hàng hoá
bán được với tổng chi phí lao động và nguyên liệu là lợi nhuận của công ty. Bảng sau
đây tóm tắt hoạt động của ba công ty trong đó tất cả bánh mì và phô mai sản xuất ra
đều được bán cho công ty pizza để làm nguyên liệu sản xuất pizza.


Công ty bánh mì
Công ty phô mai
Công ty pizza
Chi phí nguyên liệu
0 USD
0 USD
50 USD cho bánh mì
35 USD cho phô mai
Tiền lương

15
20
75
Giá trị sản phẩm
50
35
200
a. Tính GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng trong sản xuất.
b. Tính GDP bằng phương pháp chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ cuối cùng.
c. Tính GDP bằng phương pháp thu nhập trả cho các yếu tố sản xuất.

19. Trong nền kinh tế Pizzania (từ câu 3 trên đây), bánh mì và phô mai sản xuất ra được
bán cho công ty pizza để làm nguyên liệu sản xuất pizza, đồng thời cũng được bán
cho người tiêu dùng như hàng hoá cuối cùng. Bảng dưới đây tóm tắt hoạt động của ba
công ty.


Công ty bánh mì
Công ty phô mai
Công ty pizza
Châu Văn Thành
7
Chi phí nguyên liệu
0 USD
0 USD
50 USD cho bánh mì
35 USD cho phô mai
Tiền lương
25
30

75
Giá trị sản phẩm
100
60
200
a. Tính GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng trong sản xuất.
b. Tính GDP bằng phương pháp chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ cuối cùng.
c. Tính GDP bằng phương pháp thu nhập trả cho các yếu tố sản xuất.

20. Giao dịch nào trong số những giao dịch dưới đây sẽ được tính trong GDP của Việt
Nam?
a. Công ty Coca-Cola xây dựng một nhà máy đóng chai tại Đà Nẵng.
b. Việt Nam Airline bán một trong những chiếc máy bay hiện đang có cho hãng
hàng không Lào.
c. Cô Mai mua một cổ phần hiện tại của hãng FPT.
d. Hãng sản xuất rượu vang Đà Lạt sản xuất một chai vang cao cấp và bán cho một
khách hàng ở Montreal, Canada.
e. Một người Việt Nam mua một chai nước hoa Pháp.
f. Một nhà xuất bản sách sản xuất quá nhiều ấn bản của một quyển sách mới; số
sách không bán được năm nay nên nhà sản xuất đưa số sách dư vào hàng tồn kho.

21. Nền kinh tế Britannica sản xuất ba sản phẩm: máy vi tính, DVD và pizza. Bảng dưới
đây trình bày giá cả và sản lượng của ba sản phẩm trong 3 năm 2008, 2009, 2010.


Máy vi tính
DVD
Pizza
Năm
Giá (USD)

Số lượng
Giá (USD)
Số lượng
Giá(USD)
Số lượng
2008
900
10
10
100
15
2
2009
1.000
10,5
12
105
16
2
2010
1.050
12
14
110
17
3

a. Phần trăm thay đổi sản lượng của mỗi sản phẩm từ năm 2008 đến 2009 và từ năm
2009 đến 2010 là bao nhiêu?
b. Phần trăm thay đổi giá cả của mỗi sản phẩm từ năm 2008 đến 2009 và từ năm 2009

đến 2010 là bao nhiêu?
c. Tính GDP danh nghĩa của Britannica cho từng năm trong 3 năm. Phần trăm thay đổi
của GDP danh nghĩa từ năm 2008 đến 2009 và từ năm 2009 đến 2010 là bao nhiêu?
d. Tính GDP thực của Britannica cho từng năm trong 3 năm, sử dụng giá của năm 2008.
Phần trăm thay đổi của GDP thực từ năm 2008 đến 2009 và từ năm 2009 đến 2010 là
bao nhiêu?
e. Tính chỉ số giá hay chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator) cho từng năm trong 3
năm. Tỷ lệ lạm phát theo GDP deflator năm 2010 so 2009 và năm 2009 so 2008 lần
lượt là bao nhiêu?

22. Bảng dưới đây trình bày các dữ liệu về GDP danh nghĩa (đơn vị tính: tỷ USD), GDP
thực (đơn vị tính: tỷ USD) lấy năm 2000 làm năm gốc, và dân số (đơn vị tính: nghìn
người) của nước Mỹ trong năm 1960, 1970, 1980, 1990, 2000 và 2004, trong đó mức
giá của nước Mỹ tăng một cách nhất quán.
Châu Văn Thành
8

Năm
GDP danh nghĩa
(tỷ USD)
GDP thực
(tỷ USD năm 2000)
Dân số
(nghìn người)
1960
526,4
2.501,8
180.671
1970
1.038,5

3.771,9
205.502
1980
2.789,5
5.161,7
227.726
1990
5.803,1
7.112,5
250.132
2000
9.817,0
9.817,0
282.388
2004
11.734,0
10.841,9
293.907

a. Tại sao GDP thực lớn hơn GDP danh nghĩa trong tất cả các năm trước năm 2000 nhưng
lại thấp hơn vào năm 2004? GDP danh nghĩa có phải bằng GDP thực trong năm 2000?
b. Tính phần trăm thay đổi của GDP thực từ năm 1960 đến 1970, 1970 đến 1980, 1980 đến
1990 và 1990 đến 2000. Thời kỳ nào có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất?
c. Tính GDP thực trên đầu người cho mỗi năm trong bảng.
d. Tính phần trăm thay đổi của GDP thực trên đầu người từ năm 1960 đến 1970, 1970 đến
1980, 1980 đến 1990 và 1990 đến 2000. Thời kỳ nào có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất?
e. Ta so sánh giữa phần trăm thay đổi của GDP thực và phần trăm thay đổi của GDP thực
trên đầu người như thế nào? Phần trăm thay đổi nào lớn hơn? Ta có dự kiến trước mối
quan hệ này không?


23. Trường đại học Eastland đang quan tâm đến vấn đề giá sách giáo khoa mà học sinh
phải mua đang tăng lên. Để xác định mức giá sách giáo khoa, hiệu trưởng yêu cầu
bạn, một sinh viên giỏi của khoa Kinh tế, xây dựng một chỉ số giá cho sách. Một sinh
viên thông thường phải mua ba sách tiếng Anh, hai sách Toán và bốn sách Kinh tế.
Giá của những quyển sách này được trình bày trong bảng sau.


2002
2003
2004
Sách Anh văn
50 USD
55 USD
57 USD
Sách Toán
70
72
74
Sách Kinh tế
80
90
100

a. Xây dựng chỉ số giá cho những quyển sách này trong tất cả các năm với năm gốc là năm
2002.
b. Phần trăm thay đổi giá sách Anh văn từ năm 2002 đến 2004 là bao nhiêu?
c. Phần trăm thay đổi giá sách Toán từ năm 2002 đến 2004 là bao nhiêu?
d. Phần trăm thay đổi giá sách Kinh tế từ năm 2002 đến 2004 là bao nhiêu?
e. Phần trăm thay đổi chỉ số thị trường chung cho cả 3 loại sách từ năm 2002 đến 2004 là
bao nhiêu?


24. Chỉ số giá tiêu dùng hay CPI, đo lường chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng trung
bình bằng cách lấy giá của từng khoản mục chi tiêu (nhà ở, thức ăn, v.v…) nhân cho
trọng số của khoản mục chi tiêu đó trong rổ hàng hóa thị trường của người tiêu dùng
trung bình và cộng tất cả các khoản mục lại. Tuy nhiên, sử dụng dữ liệu từ chỉ số giá
người tiêu dùng, ta thấy rằng thay đổi chi phí sinh hoạt của các loại người tiêu dùng
khác nhau sẽ rất khác nhau. Hãy so sánh chi phí sinh hoạt của một người về hưu và
Châu Văn Thành
9
một sinh viên đại học chẳng hạn. Giả định rằng rổ hàng hóa thị trường của một người
về hưu được phân bổ như sau: 10% cho nhà ở, 15% cho thức ăn, 5% cho phương tiện
đi lại, 60% cho chăm sóc y tế, 0% cho giáo dục và 10 % cho giải trí. Rổ hàng hóa thị
trường của một sinh viên đại học được phân chia như sau: 5% cho nhà ở, 15% cho
thức ăn, 20% cho phương tiện đi lại, 0% cho chăm sóc y tế, 40% cho giáo dục và
20% cho giải trí. Bảng sau trình bày CPI của tháng 12 năm 2004 cho từng khoản
mục.


CPI tháng 12 năm 2004
Nhà ở
190,7
Thức ăn
188,9
Phương tiện đi lại
164,8
Chăm sóc y tế
314,9
Giáo dục
112,6
Giải trí

108,5

Hãy tính CPI tổng quát của người về hưu và sinh viên đại học bằng cách nhân CPI của
từng khoản mục với tầm quan trọng tương ứng của khoản mục đó đối với mỗi cá nhân
sau đó cộng các khoản mục với nhau. CPI cho tất cả các khoản mục trong tháng 12 năm
2004 là 190,3. CPI của bạn cho người về hưu và sinh viên đại học so với CPI tổng quát
như thế nào?

25. Bảng sau đây gồm hai chỉ số giá cho năm 2002, 2003, và 2004: hệ số giảm phát GDP
và CPI. Đối với mỗi chỉ số giá, hãy tính tỷ lệ lạm phát từ năm 2002 đến 2003 và từ
2003 đến 2004.
Năm
Hệ số giảm phát GDP
CPI
2002
104,1
179,9
2003
106,0
184,0
2004
108,3
188,9

XÁC ĐỊNH THU NHẬP QUỐC DÂN – MÔ HÌNH KT VĨ MÔ ĐƠN GIẢN

1. Vẽ vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô và viết ra các đồng nhất thức quan trọng?

2. Các thành phần chủ yếu của tổng cầu hay tổng chi tiêu (AD hay AE) là gì? [Phân biệt
giữa nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở]


3. Ý tưởng phía cầu của Keynes và cuộc Đại Khủng hoảng 1929-1933 là gì?

4. Tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc vào những nhân tố chủ yếu nào?
5. Hàm tiêu dùng và phương trình tiêu dùng của hộ gia đình có dạng phổ biến trong các
mô hình kinh tế là gì? Giải thích các khái niệm “Tiêu dùng tự định” và “Khuynh
hướng tiêu dùng biên, MPC”?

Châu Văn Thành
10
6. Đầu tư của doanh nghiệp trong nền kinh tế vĩ mô và các nhân tố chủ yếu tác động đến
cầu đầu tư là gì?

7. Các thành phần chủ yếu của chi tiêu đầu tư (I)? Phân biệt giữa đầu tư vốn vật chất và
đầu tư tồn kho?

8. Giải thích sự khác nhau giữa chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ của
chính phủ (G) với các khoản chi chuyển nhượng của chính phủ (Tr)?

9. Giải thích “Số nhân chi tiêu”, “Khoản bơm vào” và “Khoản rò rỉ”, cho ví dụ mỗi
loại?

10. Giải thích tại sao có hai cách viết về cân bằng kinh tế vĩ mô: Y = AE và S = I?

11. Nghịch lý tiết kiệm hàm ý điều gì?

12. Khi một người tiết kiệm, của cải của người đó tăng lên, có nghĩa là người đó có thể
tiêu xài nhiều hơn trong tương lai. Nhưng khi tất cả mọi người cùng tiết kiệm, thu
nhập của mọi người sẽ giảm xuống, điều đó có nghĩa là mọi người phải tiêu xài ít đi
trong hiện tại. Hãy giải thích vấn đề có vẻ trái ngược này. Bạn có biết hiện tượng

tương tự trong kinh tế vĩ mô này còn được gọi là gì không?

13. Hãy biểu diễn cân bằng kinh tế vĩ mô trên trục tọa độ (AE,Y) và đường 45 độ?

14. Xem xét mô hình kinh tế vĩ mô sau:
AE = C + I + G
C = a + b.Y
I = I
0

G = G
0

a. Sản lượng cân bằng được tính như thế nào?
b. Số nhân có dạng như thế nào?
c. Tính sản lượng cân bằng nếu biết a = 200, b = 0,6, I
0
= 500, và G
0
= 300?
d. Số nhân bằng bao nhiêu?
[Nguyên tắc xác định sản lượng cân bằng: Cho AE = Y và giải tìm Y]

15. Giả sử C = 0,8.Y, đầu tư dự kiến (kế hoạch) là 500, và không có khu vực chính phủ
(G = 0).
a. Ứng với mức cầu bên trên, hãy tính mức sản lượng cân bằng?
b. Nếu mức sản lượng thực tế ban đầu là 2000, đây có phải là mức cân bằng
không? Nếu không, hãy mô tả cách thức cân bằng được xác lập? [Ứng với sản
lượng thực tế Y là 2000 thì tổng chi tiêu AE bằng bao nhiêu?]


16. Giả sử có một mô hình như sau:
AE = C + I + G
C = a + b.Y
d

I = I
0

Châu Văn Thành
11
G = G
0

T = t.Y
Y
d
= Y – T = (1 – t).Y

với t là thuế suất, Y
d
là thu nhập khả dụng, biết b = 0,7 và t = 0,2. Hãy tính giá trị của
số nhân?

17. Các nhà kinh tế quan sát năm cư dân của một nền kinh tế rất nhỏ và ước tính chi
tiêu tiêu dùng của mỗi người ứng với các mức thu nhập khả dụng hiện thời khác
nhau. Bảng dưới đây trình bày chi tiêu tiêu dùng của mỗi cư dân ứng với ba mức
thu nhập khác nhau.
a. Viết hàm tiêu dùng của mỗi cư dân. Xu hướng tiêu dùng biên của mỗi cư dân
là bao nhiêu?
b. Viết hàm tổng tiêu dùng của nền kinh tế. Xu hướng tiêu dùng biên của nền

kinh tế là bao nhiêu?

Chi tiêu tiêu dùng cá
nhân của
Thu nhập khả dụng hiện tại của cá nhân
0 USD
20.000 USD
40.000 USD
Andre
1.000
15.000
29.000
Barbara
2.500
12.500
22.500
Casey
2.000
20.000
38.000
Declan
5.000
17.000
29.000
Elena
4.000
19.000
34.000
18. Từ năm 2000 đến 2005, Eastlandia trải qua những biến động lớn trong tổng chi
tiêu tiêu dùng và thu nhập khả dụng, nhưng của cải, lãi suất, và thu nhập khả dụng

kỳ vọng trong tương lai không thay đổi. Bảng dưới đây trình bày các mức tổng
chi tiêu tiêu dùng và thu nhập khả dụng theo triệu USD của từng năm. Sử dụng
thông tin này để trả lời những câu hỏi sau.
Năm
Thu nhập khả dụng (triệu USD)
Chi tiêu tiêu dùng (triệu USD)
2000
100
180
2001
350
380
2002
300
340
2003
400
420
2004
375
400
2005
500
500

a. Vẽ đồ thị hàm tổng tiêu dùng của Eastlandia.
b. Viết hàm tổng tiêu dùng.
c. Xu hướng tiêu dùng biên là bao nhiêu? Xu hướng tiết kiệm biên là bao nhiêu?
19. Bảng dưới đây trình bày tổng sản lượng nội địa thực (GDP), thu nhập khả dụng (YD),
chi tiêu tiêu dùng (C), và chi tiêu đầu tư theo kế hoạch (I

kế hoạch
) trong một nền kinh
tế. Giả định rằng không có chính phủ hay khu vực nước ngoài trong nền kinh tế này.
Hoàn tất bảng sau bằng cách tính tổng chi tiêu theo kế hoạch (AE
kế hoạch
) và đầu tư
hàng tồn kho ngoài kế hoạch (I
ngoài kế hoạch
).
Châu Văn Thành
12
(Đơn vị tính: tỷ USD)
GDP
YD
C
I
kế hoạch
AE
kế hoạch
I
ngoài kế hoạch
0
0
100
300
?
?
400
400
400

300
?
?
800
800
700
300
?
?
1.200
1.200
1.000
300
?
?
1.600
1.600
1.300
300
?
?
2.000
2.000
1.600
300
?
?
2.400
2.400
1.900

300
?
?
2.800
2.800
2.200
300
?
?
3.200
3.200
2.500
300
?
?
a. Viết hàm tổng tiêu dùng.
b. GDP cân bằng thu nhập-chi tiêu, Y
*
, là bao nhiêu?
c. Giá trị của số nhân là bao nhiêu?
d. Nếu chi tiêu đầu tư theo kế hoạch giảm còn 200 tỷ USD, Y
*
mới sẽ là bao
nhiêu?
e. Nếu chi tiêu tiêu dùng tự định tăng đến 200 tỷ USD, Y
*
mới sẽ là bao
nhiêu?

20. Trong một nền kinh tế không có chính phủ và khu vực nước ngoài, chi tiêu tiêu dùng

tự định là 250 tỷ USD, chi tiêu đầu tư theo kế hoạch là 350 tỷ USD, và xu hướng tiêu
dùng biên là 2/3.
a. Vẽ đồ thị hàm tổng tiêu dùng và tổng chi tiêu theo kế hoạch.
b. Đầu tư hàng tồn kho ngoài kế hoạch là bao nhiêu khi GDP thực là 600 tỷ USD?
c. GDP cân bằng thu nhập - chi tiêu, Y
*
, là bao nhiêu?
d. Giá trị số nhân là bao nhiêu?
e. Nếu chi tiêu đầu tư theo kế hoạch tăng đến 450 tỷ USD, Y
*
mới sẽ là bao nhiêu?

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

1. Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là gì và vì sao chính sách tài khóa là công cụ quan
trọng để quản lý những biến động kinh tế?

2. Phân biệt giữa chính sách tài khóa mở rộng và thắt chặt?

3. Hãy mô tả chính sách tài khóa và tác động số nhân thông qua một mô hình kinh tế vĩ
mô đơn giản?

[Gợi ý: Cho mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản sau
AE = C + I + G
Với C = a + MPC(Y-T); T = To; I = Io và G = Go
a. Tìm sản lượng cân bằng Y của nền kinh tế này?
b. Nếu G tăng một lượng ∆G thì Y sẽ tăng một lượng ∆Y bằng bao nhiêu?
Châu Văn Thành
13
c. Nếu T tăng một lượng ∆T thì Y sẽ tăng một lượng ∆Y bằng bao nhiêu?

d. Nếu G tăng một lượng ∆G và T tăng một lượng ∆T đồng thời thì Y sẽ thay đổi
một lượng ∆Y bằng bao nhiêu?]

4. Phân biệt giữa số nhân chi tiêu và số nhân thuế? Số nhân ngân sách cân bằng là gì và
ý nghĩa của số nhân này trong chính sách là gì? [Gợi ý: Số nhân nào lớn hơn?]

5. “Tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế một lượng như nhau sẽ có tác động như nhau
đối với nền kinh tế”. Bạn có đồng ý với lập luận này không? [Gợi ý: Nếu thực hiện
chính sách kích cầu bằng cách hoặc là tăng G hoặc là giảm thuế T thì công cụ nào các
tác động mạnh hơn?]

6. Nhân tố bình ổn tự động là gì? Hãy ví dụ về từng loại nhân tố này ảnh hưởng như thế
nào đến sự biến động kinh tế?

7. Trong đồ thị đường 45
0
của Keynes, xét một nền kinh tế đóng và hàm tiêu dùng được
cho bởi: C = 200 + 0,75(Y – T); đầu tư dự kiến là 100, chi mua hàng hoá và dịch vụ
của chính phủ G và thuế T đều là 100.
a. Hãy vẽ hàm tổng chi tiêu dự kiến (AE hay E) như một hàm theo thu nhập.
b. Mức thu nhập (Y) ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
c. Nếu chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ G tăng lên đến 125 (thuế T
không đổi), thu nhập Y ở trạng thái cân bằng mới là bao nhiêu?
d. Mức chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ G cần để đạt được thu nhập 1600
là bao nhiêu?

8. Ngân sách chính phủ là gì? Ngân sách chính phủ có liên quan như thế nào với những
biến động kinh tế?

9. Thâm hụt ngân sách và ba nguồn tài trợ là gì? Ưu nhược điểm của từng nguồn tài trợ

này?

10. Nợ công là gì? Tại sao một khoản nợ công lớn có thể là một mối quan tâm?

11. Tại sao các khoản nợ ẩn ngầm của chính phủ cũng gây nên vấn đề kinh tế?

12. Biểu đồ dưới đây trình bày tình huống kinh tế vĩ mô hiện tại ở nền kinh tế Albernia.
Bạn được thuê làm cố vấn kinh tế để giúp nền kinh tế dịch chuyển đến mức sản lượng
tiềm năng, Y
P
.
Châu Văn Thành
14
a.
Albernia đang đối mặt với hố cách lạm phát hay suy thoái?
b. Loại chính sách ngân sách nào - mở rộng hay thu hẹp - sẽ làm dịch chuyển nền
kinh tế Albernia đến mức sản lượng tiềm năng, Y
P
? Cho một vài ví dụ về những
chính sách này.
c. Minh họa tình huống kinh tế vĩ mô ở Albernia bằng một đồ thị sau khi chính sách
ngân sách được thực hiện thành công.
13.
Biểu đồ dưới đây trình bày tình huống kinh tế vĩ mô hiện tại của nền kinh tế Brittania;
GDP thực là Y
1
và mức giá chung là P
1
. Bạn được thuê làm cố vấn kinh tế để giúp
nền kinh tế dịch chuyển đến mức sản lượng tiềm năng, Y

P.
a. Brittania đang đối mặt với hố cách lạm phát hay suy thoái?
b. Loại chính sách ngân sách nào - mở rộng hay thu hẹp - sẽ làm dịch chuyển nền
kinh tế Brittania đến mức sản lượng tiềm năng, Y
P
? Cho vài ví dụ về những chính
sách này.
c. Minh họa tình huống kinh tế vĩ mô ở Brittania bằng một đồ thị sau khi chính sách
ngân sách được thực hiện thành công.

SRAS

E
1
AD
1
Mức giá chung
GDP thực
Y
1
P
1
LRAS

Y
P

Sản lượng
tiềm năng
Châu Văn Thành

15



TIỀN – NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

1. Tiền là gì và hãy kể ra ba chức năng của tiền?

2. Khối tiền M (hay còn gọi là trữ lượng tiền hay cung tiền) được tính toán như thế nào?
Phân biệt khối tiền M1 và M2?

3. Các thành phần của cơ sở tiền (hay còn gọi là cơ số tiền hay tiền mạnh, ký hiệu H hay
MB) là gì?

4. Mối quan hệ giữa khối tiền M và cơ sở tiền H được biểu diễn như thế nào?

5. Tác động số nhân của tiền diễn ra như thế nào?

6. Ngân hàng trung ương là gì và các chức năng chính yếu của ngân hàng trung ương?

7. Ba công cụ chủ yếu mà ngân hàng trung ương thường sử dụng để làm thay đổi khối
tiền M là gì và cơ chế tác động của từng công cụ này như thế nào?

8. Ngân hàng thương mại góp phần tạo ra tiền bằng cách nào?

9. Xét phương trình cung tiền:
1
,
cr
MB

cr rr






với M là khối tiền, B (hay MB) là cơ
sở tiền, tỷ lệ tiền trong lưu thông so tiền gửi cr = C/D, tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt
buộc rr = R/D.
SRAS

E
1
AD
1
Mức giá chung
GDP thực
Y
1
P
1
LRAS

Y
P

Sản lượng
tiềm năng
Châu Văn Thành

16
a. Nếu biết cr = 0,35 và rr = 0,10. Giả sử rằng ngân hàng nhà nước muốn tăng
1.000 cung tiền, thông qua một hoạt động thị trường mở. Ngân hàng nhà nước
cần phải làm gì?
b. Ngoài nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng nhà nước còn cách nào khác để có thể
tăng cung tiền không?
c. Sau khi tiến hành hoạt động thị trường mở như ở phần a ở trên, liệu ngân hàng
trung ương có thể chắc chắn 100% cung tiền sẽ tăng lên một mức bằng 1.000 hay
không? Giải thích ngắn gọn lập luận của anh chị.

10. Đối với từng giao dịch sau, ảnh hưởng (tăng lên hoặc giảm xuống) đối với M1 là gì?
Ảnh hưởng đối với M2 là gì?
a. Bạn bán một vài cổ phiếu và gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm.
b. Bạn bán một vài cổ phiếu và gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán.
c. Bạn chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm vào tài khoản tiền gửi thanh toán.
d. Bạn tìm thấy 500.000 VND dưới tấm thảm trong xe hơi và gửi tiền đó vào tài
khoản thanh toán.
e. Bạn tìm thấy 500.000 VND dưới tấm thảm trong xe hơi và gửi tiền đó vào tài
khoản tiết kiệm.
11. Bảng dưới đây trình bày các yếu tố tạo nên M1 và M2 theo tỷ USD của tháng 12
trong các năm từ 1995 đến 2004, được xuất bản trong Economic Report of the
President vào năm 2005. Hoàn tất bảng sau bằng cách tính M1, M2, tiền trong lưu
thông tính theo phần trăm của M1, và tiền trong lưu thông tính theo phần trăm của
M2. Bạn nhận thấy M1, M2, tiền trong lưu thông theo phần trăm của M1, và tiền
trong lưu thông theo phần trăm của M2 có xu hướng như thế nào? Điều gì có thể giải
thích cho những xu hướng này?

(Đơn vị: USD)
(%)
Năm

Tiền
trong
lưu
thông
Séc
du
lịch
Tiền
gửi
thanh
toán
Tiền
trên
thị
trường
tiền tệ
Tiền
gửi có
kỳ hạn
ít hơn
100.000
USD
Tiền
gửi tiết
kiệm
M1
M2
Tiền
trong
lưu

thông

phần
trăm
của
M1
Tiền
trong
lưu
thông

phần
trăm
của
M2
1995
372,1
9,1
745,9
448,8
931,4
1.134,0
?
?
?
?
1996
394,1
8,8
676,5

517,4
946,8
1.273,1
?
?
?
?
1997
424,6
8,5
639,5
592,2
967,9
1.399,1
?
?
?
?
1998
459,9
8,5
627,7
732,7
951,5
1.603,6
?
?
?
?
1999

517,7
8,6
597,7
832,5
954,0
1.738,2
?
?
?
?
2000
531,6
8,3
548,1
924,2
1.044,2
1.876,2
?
?
?
?
2001
582,0
8,0
589,3
987,2
972,8
2.308,9
?
?

?
?
2002
627,4
7,8
582,0
915,5
892,1
2.769,5
?
?
?
?
2003
663,9
7,7
621,8
801,1
809,4
3.158,5
?
?
?
?
2004
699,3
7,6
656,2
714,7
814,0

3.505,9
?
?
?
?
Châu Văn Thành
17

12. Cho biết liệu từng khoản mục tiền dưới đây là một phần của M1, M2, hoặc không
thuộc về cung tiền nào cả:
a. 500.000 VND trên thẻ ăn trong trường.
b. 20.000 VND trong khe đựng tiền lẻ của xe hơi.
c. 30.000.000 VND trong tài khoản tiết kiệm của bạn.
d. 5.000.000 VND trong tài khoản thanh toán của bạn.
e. 100 cổ phiếu có giá trị 4.000.000 VND.
f. Hạn mức tín dụng 20.000.000 VND trên thẻ tín dụng của bạn.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

1. Cung tiền là gì và được tính toán như thế nào?

2. Ai kiểm soát cung tiền hay khối tiền của nền kinh tế và kiểm soát như thế nào?

3. Hãy biểu diễn đường cung tiền trên tọa độ (i, M/P).

4. Cầu tiền là gì và viết ra phương trình cầu tiền? Giải thích ý nghĩa của mối quan hệ
giữa các biến số trong phương trình này?

5. Hãy biểu diễn đường cầu tiền trên tọa độ (i, M/P). Giải thích sự di chuyển và dịch
chuyển của đường cầu tiền ứng với các biến số thay đổi sau đây:
a. Một sự thay đổi của lãi suất.

b. Một sự thay đổi của thu nhập (hay sản lượng) Y.
c. Quyết định trả lương thông qua tài khoản ngân hàng từ một hệ thống thanh
toán lương bằng tiền mặt.
d. Sự cố thường xuyên mất điện làm ảnh hưởng hệ thống máy rút tiền tự động
ATM.

6. Phân biệt giữa phương trình Fisher và hiệu ứng Fisher?

7. Cân bằng thị trường tiền tệ được biểu diễn như thế nào trên tọa độ (i, M/P)

8. Chính sách tiền tệ là gì? Vì sao chính sách tiền tệ là công cụ quan trọng góp phần
quản lý những biến động kinh tế vĩ mô?

9. Phân biệt giữa chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt?

10. Giả sử hàm cầu tiền thực được cho bởi:
r
P
M
d
1001000 







Châu Văn Thành
18

Trong đó r là lãi suất thực tính bằng phần trăm. Cung tiền là 1000 và mức giá P là 2.
a. Vẽ đồ thị đường cung và cầu tiền thực.
b. Lãi suất ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
c. Giả sử mức giá là cố định, điều gì xảy ra cho lãi suất cân bằng nếu cung tiền tăng
từ 1000 đến 1200?
d. Nếu ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất đến 7 phần trăm, thì mức cung tiền
nên được ấn định là bao nhiêu?

11. Trong một buổi thảo luận về thị trường tiền tệ, hai sinh viên A và B nêu ý kiến tranh
luận như sau:
Sinh viên A: trong hàm cầu tiền cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa cầu tiền và lãi
suất. Ta thấy, khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm và khi lãi suất giảm thì cầu tiền tăng.

Sinh viên B: Trong một phân tích tại lớp, tôi thấy giảng viên lập luận rằng cầu tiền
tăng kéo theo lãi suất tăng. Như vậy đây đâu phải là mối quan hệ nghịch biến.

Bạn phát hiện ra điều gì chưa gặp nhau giữa hai phát biểu này?

12. Đặc quyền thu lợi từ việc phát hành thêm tiền (Seigniorage) là gì? Đặc quyền này có
liên quan gì đến hiện tượng “Thuế lạm phát”? Việc phát hành thêm tiền của ngân
hàng nhà nước hằng năm có phải là hoạt động bao giờ cũng tạo ra áp lực lạm phát
không?

13. Một quan chức trong lĩnh vực ngân hàng của một quốc gia lâm vào cuộc khủng hoảng
tài chính khu vực đã phát biểu trong một cuộc hội thảo: “Thật là bất công khi mà các
nước nghèo như chúng ta đang cố gắng sản xuất ra nhiều hàng hoá xuất khẩu đổi lấy
đô la, trong khi Hoa Kỳ là nước in ra ngày càng nhiều đô la để đổi lấy hàng hoá và
dịch vụ của chúng ta”.

Bạn bình luận gì về lời phát biểu này.


14. Ở hầu hết các lớp học nhập môn kinh tế vĩ mô, học viên thường lẫn lộn giữa “Thuyết
số lượng tiền” và “phương trình số lượng”. Là một chuyên gia chính sách và cũng là
một nhà lý thuyết, bạn hãy giúp làm rõ hai vấn đề này.

15. Theo hiệu ứng Fisher, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát
(dự kiến). Hai sinh viên A và B tranh luận với nhau:

Sinh viên A: Tình hình giá cả biến động theo chiều hướng gia tăng hiện nay có thể
dẫn đến tình trạng lạm phát và sẽ làm tăng lãi suất danh nghĩa.

Sinh viên B: Tôi đồng ý là lạm phát có thể gia tăng nhưng kết quả rõ ràng sẽ làm giảm
lãi suất thực.

Bạn hãy bình luận về hai ý kiến trên.
Châu Văn Thành
19
16. Những sự kiện dưới đây sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cầu tiền danh nghĩa như định
nghĩa của M1? Trong mỗi trường hợp, xác định xem liệu sự kiện đó sẽ làm đường cầu
tiền dịch chuyển hay chỉ di chuyển dọc theo đường cầu tiền và theo hướng nào?
a. Lãi suất giảm từ 12% xuống 10%.
b. Ngày Lễ Tạ Ơn đã đến và cùng với nó là bắt đầu mùa mua sắm lễ hội.
c. McDonald’s và các nhà hàng thức ăn nhanh khác bắt đầu chấp nhận thẻ tín dụng.
d. Ngân hàng Nhà nước mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở.
17. Bảng dưới đây trình bày GDP danh nghĩa, M1, và M2 theo tỷ USD theo từng khoảng
thời gian 5 năm từ năm 1960 tới năm 2000 như đã được xuất bản trong Economic
Report of the President vào năm 2005. Hoàn tất bảng sau bằng cách tính tốc độ lưu
thông tiền, sử dụng cả M1 và M2. Bạn nhận thấy tốc độ lưu thông tiền có xu hướng
như thế nào? Điều gì giải thích cho xu hướng này?
Năm

GDP danh nghĩa
(tỷ USD)
M1
(tỷ USD)
M2
(tỷ USD)
Tốc độ lưu
thông tiền sử
dụng M1
Tốc độ lưu
thông tiền sử
dụng M2
1960
526,4
140,7
312,4
?
?
1965
719,1
167,8
459,2
?
?
1970
1.038,5
214,4
626,5
?
?

1975
1.638,3
287,1
1.016,2
?
?
1980
2.789,5
408,5
1.599,8
?
?
1985
4.220,3
619,8
2.495,7
?
?
1990
5.803,1
824,8
3.279,2
?
?
1995
7.397,7
1.127,0
3.641,2
?
?

2000
9.817,0
1.087,9
4.932,5
?
?

18. Bảng sau đây trình bày tăng trưởng hàng năm của M1 và GDP danh nghĩa của Nhật
trong những năm đầu 2000. Điều gì đã xảy ra với tốc độ lưu thông tiền trong thời gian
này?
Năm
Tăng trưởng M1
Tăng trưởng GDP danh nghĩa
2000
8,2%
2,9%
2001
8,5%
0,4%
2002
27,6%
-0,5%
2003
8,2%
2,5%

19. Một nền kinh tế đang đối mặt với hố cách suy thoái trong biểu đồ dưới đây. Để loại
bỏ hố cách này, Ngân hàng Trung ương nên sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hay
thu hẹp? Lãi suất, chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, GDP thực, và mức giá chung sẽ
thay đổi như thế nào khi chính sách tiền tệ giúp loại bỏ được hố cách suy thoái này?


Châu Văn Thành
20


20. Một nền kinh tế đang đối mặt với hố cách lạm phát trong biểu đồ dưới đây. Để loại bỏ
hố cách này, Ngân hàng Trung ương nên sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hay thu
hẹp? Lãi suất, chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, GDP thực, và mức giá chung sẽ thay
đổi như thế nào khi chính sách tiền tệ giúp loại bỏ được hố cách lạm phát này?


MÔ HÌNH IS - LM

1. Mô hình IS – LM là gì?

2. Viết ra các giả định cơ bản của mô hình IS-LM?
SRAS

E
1
AD
1
Mức giá chung
GDP thực
Y
1
P
1
LRAS


Y
P

Sản lượng
tiềm năng
SRAS

E
1
AD
1
Mức giá chung
GDP thực
Y
1
P
1
LRAS

Y
P

Sản lượng
tiềm năng
Châu Văn Thành
21

3. Thử viết ra hệ phương trình của mô hình IS – LM trong một nền kinh tế đóng và cho
thấy có sự kết nối hay tác động qua lại giữa hai thị trường hàng hóa và tiền tệ trong hệ
thống kinh tế vĩ mô?

4. Đường IS là gì? Tại sao đường IS dốc xuống?

5. Dịch chuyển đường IS là do những nhân tố nào tác động?

6. Đâu là nhân tố quyết định độ dốc đường IS?

7. Nếu hàm tiêu dùng được cho bởi: C = a + b.Y và đầu tư I = h – k.r. Hãy viết ra
phương trình của đường IS?

8. Đường LM là gì? Tại sao đường LM dốc lên?

9. Dịch chuyển đường LM là do những nhân tố nào tác động?

10. Các nhân tố quyết định độ dốc đường LM là gì?

11. Nếu hàm cầu tiền có dạng: M
D
= d + e.Y – g.r, và cung tiền cố định ở mức M
S
= M
0
.
Viết phương trình đường LM?

12. Giải thích cách thức cân bằng kinh tế vĩ mô được xác định trong mô hình IS-LM?

13. Sử dụng thông tin câu 7 và 11, tính mức sản lượng và lãi suất cân bằng, nếu biết a =
0, b = 0,8, h = 7, k = 0,2, d = 0, e = 1, g = 2, và M
0
= 20?


14. Giải thích sự khác nhau giữa tài sản thực (real assets) và tài sản tài chính (financial
assets)?

15. Giải thích sự khác nhau giữa cổ phiếu (shares) và trái phiếu (bonds)?

16. Ý nghĩa của điểm nằm ngoài đường IS về phía bên phải và bên trái của đường này là
gì? [Gợi ý: mất cân bằng trên thị trường hàng hóa đang diễn ra như thế nào?]

17. Ý nghĩa của điểm nằm ngoài đường LM về phía bên phải và bên trái của đường này
là gì? [Gợi ý: mất cân bằng trên thị trường tiền tệ đang diễn ra như thế nào?]

18. Dùng mô hình IS-LM, minh hoạ điều gì xảy ra cho lãi suất, thu nhập, tiêu dùng và
đầu tư khi:
a. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền.
b. Chính phủ tăng chi mua hàng hoá và dịch vụ và tăng thuế những khoản bằng
nhau.

Châu Văn Thành
22
19. Giả sử chính phủ muốn thúc đẩy tăng đầu tư của nền kinh tế mà không làm tăng tổng
cầu. Dùng mô hình IS-LM để trình bày hỗn hợp chính sách tiền tệ và tài khoá gì sẽ
giúp đạt được mục đích này?

20. Giả sử nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. Hãy sử dụng mô hình IS-LM để
chỉ ra các khả năng kết hợp chính sách nhằm đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng?

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG MÔ HÌNH IS - LM

1. Chính sách tài khoá (Fiscal policy) là gì? Mục đích của chính sách tài khoá?


2. Hiện tượng sự lấn át (Crowding out) là gì?

3. Sử dụng mô hình IS-LM chỉ rõ tác động của một chính sách mở rộng tài khoá? Trong
những trường hợp nào chính sách tài khoá: (a) có tác động hữu hiệu trong việc làm
gia tăng sản lượng và (b) không có tác động hữu hiệu làm gia tăng sản lượng?

4. Giải thích tại sao các nhà kinh tế theo trường phái Keynes ủng hộ chính sách tài khoá
trong khi các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ phản đối lại lựa chọn này?

5. Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là gì? Mục đích của chính sách tiền tệ?

6. Sử dụng mô hình IS-LM chỉ rõ tác động của một chính sách mở rộng tiền tệ? Trong
những trường hợp nào chính sách tiền tệ: (a) có tác động hữu hiệu trong việc làm gia
tăng sản lượng và (b) không có tác động hữu hiệu làm gia tăng sản lượng?

7. Hiện tượng bẫy tiền (Liquidity trap) là gì?

8. Giải thích 3 phương pháp chủ yếu chính phủ có thể sử dụng để tài trợ cho chi tiêu của
mình?

9. Giả sử chính phủ cắt giảm thuế thu nhập. Hãy chỉ ra trong mô hình IS-LM tác động
của chính sách cắt giảm thuế dưới 2 loại chính sách tiền tệ sau:
a. Chính phủ giữ lãi suất không đổi thông qua việc kết hợp với chính sách tiền tệ
b. Cung tiền duy trì không đổi.
Giải thích sự khác nhau của kết quả của bạn.

10. Sử dụng mô hình IS-LM để nghiên cứu sự tác động của việc gia tăng chi tiêu của
chính phủ được tài trợ bởi tăng: (a) Thuế, (b) Vay mượn, và (c) Cung tiền.


11. Giới hạn ngân sách hay ràng buộc ngân sách của chính phủ có nghĩa là gì?

12. Giới hạn ngân sách của chính phủ không phải là một giới hạn thật bởi vì chính phủ
hoàn toàn có thể tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách bằng cách in một lượng tiền vừa
Châu Văn Thành
23
đủ hay bằng cách bán một lượng trái phiếu vừa đủ. Bạn có đồng ý với lập luận này
không?

13. So sánh và tương phản tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong
mô hình IS-LM.

14. Xem xét một mô hình kinh tế vĩ mô sau đây:
Y = C + I + G
C = a + b.Y
d

I = I
0
G = G
0
Y
d
= Y – T
0


Với Y
d
là thu nhập khả dụng, T

0
là doanh thu thuế. Chính phủ tăng chi tiêu và thuế
những khoản bằng nhau.
a. Đây có phải là ngân sách trung lập hay ngân sách cân bằng không (hay có thể
hiểu là chính sách này không làm thay đổi sản lượng không)?
b. Nếu không, hãy xác định mức thay đổi ròng của sản lượng, và số nhân ngân
sách cân bằng trong trường hợp này là bao nhiêu?
c. Chính sách này tác động lên mô hình IS-LM như thế nào?

NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ: SẢN LƯỢNG, THẤT NGHIỆP,
LẠM PHÁT, VÀ LÃI SUẤT

1. Từ mô hình AS-AD và mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp, hãy xem xét lại các vấn
đề lý thuyết sau đây:
a. Hình vẽ của mô hình AS-AD trên tọa độ (Y,P)
b. Tổng cầu AD là gì và vì sao đường AD dốc xuống? Yếu tố nào làm di chuyển và
dịch chuyển AD
c. Tổng cung AS là gì? Phân biệt giữa đường tổng cung ngắn hạn (SRAS) và đường
tổng cung dài hạn (LRAS)?
d. Biểu điễn cân bằng kinh tế vĩ mô ngắn hạn và dài hạn trên mô hình AS-AD?
e. Phân biệt giữa hố cách suy thoái và hố cách lạm phát?
f. Sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (NAIRU) được hiểu như thế
nào trên mô hình AS-AD?
g. Phân biệt giữa lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy?
h. Thất nghiệp là gì và kể tên các loại thất nghiệp?
i. Biểu điễn đường Phillips ngắn hạn và dài hạn trên tọa độ (u, %∆P)
j. Định luật OKUN phát biểu như thế nào?
2. Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì?

3. Phân biệt giữa tổng cầu thực và tổng cầu danh nghĩa?


Châu Văn Thành
24
4. Tại sao đường tổng cầu có độ dốc đi xuống so với mức giá trên toạ độ (Y, P)?

5. Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng nhân công. Bây giờ chính phủ muốn thay đổi
thành phần của tổng cầu theo hướng thúc đẩy đầu tư và giảm tiêu dùng, Tuy nhiên,
chính phủ không muốn làm tăng tổng cầu vượt khỏi mức toàn dụng nhân công. Một
hỗn hợp chính sách gì có thể được thực hiện? Sử dụng mô hình IS-LM để chỉ ra tác
động của đề nghị chính sách của bạn?

6. Khi áp dụng các chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng, cả hai
đều làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, có vấn đề gì hay sự khác biệt gì
không khi mà một trong hai chính sách này được sử dụng?
7. Trong mỗi tình huống sau, Melanie đang phải đối mặt với loại thất nghiệp nào?
a. Sau khi hoàn tất một dự án lập trình phức tạp, Melanie nghỉ việc. Triển vọng về
một công việc mới đòi hỏi những kĩ năng tương tự như của cô rất tốt, và cô đã
đăng kí với một tổ chức dịch vụ việc làm. Cô đã bỏ qua một vài công việc trả
lương thấp.
b. Khi Melanie và các đồng nghiệp từ chối cắt giảm lương, sếp của cô ký hợp đồng
gia công việc lập trình cho người lao động ở một quốc gia khác. Hiện tượng này
xảy ra phổ biến trong ngành công nghiệp lập trình.
c. Do sự ngưng trệ hiện nay trong chi tiêu đầu tư, Melanie phải tạm nghỉ công việc
lập trình. Sếp của cô hứa rằng sẽ thuê lại cô khi hoạt động kinh doanh khấm khá
hơn.

8. Hãy giải thích khả năng đường tổng cung: (a) dốc lên trong ngắn hạn; thẳng đứng
trong dài hạn (so với mức giá trên toạ độ (Y,P))

9. Đường cong Phillips là gì?


10. Nguồn gốc hay nguyên nhân của các cú sốc kinh tế vĩ mô là gì? Hãy đưa ra 2 ví dụ
về: (a) các cú sốc về phía cầu và; (b) các cú sốc phía cung; và hãy xem xét các khả
năng tác động của chúng đối với sản lượng và mức giá?

11. Hãy nghiên cứu hay xem xét các loại phản ứng chính sách khác nhau đối với các cú
sốc kinh tế vĩ mô theo quan điểm của: (a) các nhà kinh tế theo Keynes; (b) các nhà
kinh tế tiền tệ.

12. Phương trình số lượng là gì? Phân tích vai trò của phương trình số lượng trong việc
giải thích nguyên nhân của lạm phát?

13. Phương trình Fisher là gì?

14. Giải thích vì sao chi phí cơ hội của việc giữ tiền lại bằng với mức lãi suất danh nghĩa?

15. Nếu thu nhập danh nghĩa tăng 8% năm, cung tiền tăng 12% năm, và giá tăng 6% năm,
hãy tính: (a) tốc độ tăng của thu nhập thực; (b) tốc độ tăng của cung tiền thực; và (c)
tốc độ thay đổi vòng quay của tiền.
Châu Văn Thành
25

Tổng cung

16. Phương trình của đường tổng cung ngắn hạn SRAS có dạng như thế nào? Ba đặc tính
của phương trình này là gì? Giải thích vì sao đường tổng cung SRAS trong mô hình
tiền lương cứng nhắc có độ dốc thấp hơn so với đường tổng cung trong mô hình nhận
thức nhầm của công nhân?

17. Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn? Và cùng câu hỏi cho đường

tổng cung dài hạn?

18. Một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi có những dấu hiệu nào? Ngược lại đâu là
những dấu hiệu có thể có của một nền kinh tế đang nóng lên?

19. Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng nhân công,
tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát phải bằng zero có phải không? Giải thích?

20. Một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát gọi là tỷ lệ hy sinh (sacrifice ratio). Tỷ
lệ hy sinh là gì? Cho ví dụ?
Tổng cung - Tổng cầu
21. Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô ngắn hạn tại điểm E
1
trong hình
dưới đây.


a. Nền kinh tế đang đứng trước hố cách lạm phát hay suy thoái?
b. Chính phủ có thể thực hiện những chính sách gì để đưa nền kinh tế trở lại trạng
thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn? Minh hoạ bằng đồ thị.
c. Nếu chính phủ không can thiệp để khép lại hố cách này, liệu nền kinh tế có trở lại
trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn không? Giải thích và minh họa bằng đồ
thị.
SRAS
1
E
AD
1
Mức giá chung
GDP thực

Y
1
P
1
LRAS

Y
P

×