Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương môn học kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.71 KB, 5 trang )

Đề cương Môn học Kinh tế Vi Mô
Dành cho các lớp Chính qui K36 – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Giảng viên: Nguyễn Hoài Bảo

Ngày 6 tháng 1 năm 2011
1 Số đơn vị học trình: 3 tín chỉ
2 Điều kiện tiên quyết
Môn này không đòi hỏi những điều kiện tiên quyết, tuy nhiên sẽ thuận lợi hơn nếu sinh viên có kiến
thức cơ bản về toán cao cấp.
3 Mục tiêu môn học
Môn học này giúp cho sinh viên hiểu những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết kinh tế vi mô. Điều
này giúp cho sinh viên có khả năng hiểu được cách thức mà một thì trường vận hành và hiệu quả
của nó. Môn học này là một môn học cơ sở và do vậy nó sẽ trang bị những cơ sở lý thuyết cơ bản
nhất để phục vụ phân tích cho những môn học khác.
4 Mô tả môn học
Môn học này nghiên cứu hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định
phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm. Môn học tập trung vào động cơ, cách thức ra quyết
định của các chủ thể này và ảnh hưởng của các quyết định đến các chủ thể khác cũng như tổng thể
nền kinh tế. Môn học còn chỉ ra những thất bại của thị trường vốn là cơ sở cho những biện pháp
điều chỉnh của chính phủ hướng đến tính hiệu quả tối ưu trong điều kiện cân bằng tổng thể có cạnh
tranh.
Nội dung môn học này gồm có ba phần chính. Trong phần đầu sẽ giới thiệu mô hình cung, cầu đơn
giản và hoạt động của thị trường. Trên cơ sở này thì nội dung thứ nhất cũng sẽ phân tích các tác
động khác nhau khi có chính phủ can thiệp. Phần thứ hai của môn học là nghiên cứu về lý thuyết

Bộ môn Kinh tế học, khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP. HCM. Email: ; webpage:
/>1
lựa chọn của người tiêu dùng để từ đó lý giải trở lại dạng thức của đường cầu cá nhân và sự hình
thành của đường cầu thị trường. Nội dung còn lại của môn học sẽ tập trung các vấn đề khác nhau
ở phía sản xuất – phía cung. Cụ thể, Phần thứ ba nghiên cứu về hành vi của doanh nghiệp theo
một trình tự logic từ lý thuyết sản xuất đến lý thuyết về chi phí và cuối cùng là nguyên tắc tối đa


hoá lợi nhuận trong những thị trường khác nhau. Trong lớp học này, có hai thị trường cơ bản mà
môn học tập trung phân tích, đó là thị trường cạnh tranh hoàn toàn và thị trường độc quyền thuần
túy.
5 Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên phải đọc kỹ bài trước khi đến lớp cũng như hòan thành các bài tập và những bài đọc
được giao đúng hạn. Cần nhớ rằng kinh tế vi mô là môn học giúp cho sinh viên suy nghĩ một cách
có hệ thống về những vấn đề kinh tế do vậy không yêu cầu học thuộc lòng, nhưng sự không liên
tục về kiến thức (vắng học một bài giảng chẳng hạn) sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn để hiểu hết nội
dung của môn học. Rất khuyến khích sinh viên thảo luận trên lớp.
6 Tài liệu học tập
Những tài liệu có đánh dấu (*) bên dưới là sinh viên có thể email với giảng viên để nhận file nhưng
chỉ sử dụng với tư cách cá nhân.
6.1 Tài liệu chính
• Pindyck, Robert S. and Daniel L. Rubifeld, Microeconomics, 3th edition (ấn bản mới nhất là
7th edition), Worth Publisher (có thể tham khảo một vài dịch vụ hỗ trợ sinh viên của ấn bản
này tại: />• Pindyck, Robert S. and Daniel L. Rubifeld, Kinh tế Vi mô, 2nd edition, Worth Publisher:
Bản dịch của Trường Đại học Ngoại thương do Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật phát
hành năm 2000. Lưu ý rằng bản dịch này không thấy còn bán ở các nhà sách, do vậy sinh viên
phải tham khảo ở thư viện của trường Kinh tế hoặc ở các thư viện nơi khác.
• Các bài giảng của giảng viên và một số bài đọc khác trong quá trình lên lớp. Bài giảng của giảng
viên có thể tải về từ trang web cá nhân của giảng viên: />6.2 Tài liệu tham khảo thêm
Ngoài quyển sách của Pindyck nói trên, sinh viên cũng có thể tham khảo một số sách khác như:
• Begg, David, Stanley Fischer and Rudiger Dornbush, Kinh tế Vi mô, 8th edition (ấn bản mới
nhất), do Nhà xuất bản McGraw Hill và Nhà Xuất bản Thống kê phát hành năm 2007.
2
7 Đánh giá
Sinh viên sẽ có hai lần thi, bao gồm thi giữa khóa và thi cuối khóa. Lần thi giữa khóa chiếm trọng
số điểm 30% và lần thi cuối khóa chiếm 70%. Hình thức và thời gian thi giữa khóa tùy vào lựa chọn
của giảng viên. Có thể sinh viên làm bài tập nhóm hoặc thi trắc nghiệm trên lớp hoặc cả hai (!).
Sau một vài bài giảng, giảng viên sẽ thông báo kỹ nội dung này. Lần thi cuối khóa theo lịch của

Trường và thường là dưới hình thức thi trắc nghiệm với đề thi chung của toàn khóa.
8 Nội dung môn học cụ thể
8.1 Bài 1: Giới thiệu về Kinh tế học Vi mô
Bài giảng này sẽ cung cấp cho sinh viên một bức tranh tổng quát về kinh tế học vi mô và sự phát
triển của nó. Sinh viên cũng được trang bị những nguyên tác cơ bản mà các nhà kinh tế vận dụng
để xây dựng mô hình lý thuyết và phân tích các vấn đề thực tế như thế nào.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 1.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 1.
8.2 Bài 2: Những cơ sở của cung và cầu
Mục tiêu chính của chương này là nhằm giới thiệu cho sinh viên hiểu cặn kẻ khái niệm cung, cầu.
Thông qua mô hình cung cầu lý giải sự hình thành và vận động của giá cả trong cơ chế thị trường
tự do cạnh tranh. Ngoài ra, những khái niệm mang tính kỹ thuật cũng được trình bày ở đây, chẳng
hạn như độ co giãn của cầu, độ co giãn của cung – những chỉ tiêu đo lường mức độ phản ứng của
người tiêu dùng và của nhà sản xuất trước sự thay đổi của của các biến số kinh tế khác nhau như
giá, thu nhập , thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của nhà sản xuất
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 2.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 2.
8.3 Bài 3: Hành vi lựa chọn của người tiêu dùng
Bài này sẽ phân tích những cơ sở căn bản về sự lựa chọn của người tiêu dùng trong trong điều kiện có
ràng buộc. Nó sẽ giải thích tại sao những người khác nhau có thái độ/lựa chọn khác nhau đối với một
vấn đề hay hàng hóa tiêu dùng. Cách thức mà họ phân bổ nguồn lựa sao cho hợp lý và thõa mãn. Bài
này cũng là cơ sở để lý giải đường cầu của một cá nhân đối với một hàng hóa nào đó và từ đó giúp
3
giải thích hành vi lựa chọn của tất cả những người khác nhau trên thị trường – đường cầu thị trường.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 3 and 4.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 3 và 4.
8.4 Bài 4: Lý thuyết sản xuất

Bài này sẽ phân tích hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp và cho thấy họ phải xử lý như thế
nào trong phân bổ nguồn lực giữa ngắn hạn và dài hạn. Nếu người tiêu dùng phải lựa chọn để thỏa
mãn hữu ích của họ trong một mức thu nhập/ngân sách nào đó thì nhà sản xuất cũng như vậy,
họ cũng phải lựa chọn những nguồn lực đầu vào sao cho hợp lý nhất (tối ưu nhất) trong một ngân
sách đầu tư cho phép.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 6.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 6.
8.5 Bài 5: Chi phí sản xuất
Có bao giờ bạn hỏi cái gì quyết định chi phí của doanh nghiệp không? Tất nhiên nó bắt nguồn
từ các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp sử dụng, tuy vậy ở mức độ phân tích xa hơn thì ngay cả
những doanh nghiệp sử dụng một lượng đầu vào như nhau nhưng cũng có thể không giống nhau về
chi phí. Sự khác biệt này bắt nguồn từ “công nghệ” sản xuất mà ra – hay nói cách khác bài giảng
này sẽ cho thấy “hình dáng” của chi phí bắt nguồn từ “hình dáng” của công nghệ sản xuất. Bài
giảng này cũng giúp sinh viên hiểu sự khác biệt giữa chi phí trong ngắn hạn và chi phí trong dài hạn.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 7.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 7.
8.6 Bài 6: Lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Phần căn bản cuối cùng của lớp học này trong nội dung phân tích hoạt động của doanh nghiệp đó
là vấn đề lợi nhuận. Trong bài giảng này sẽ giúp sinh viên hiểu những nguyên tắc cơ bản mà doanh
nghiệp chọn lựa mức sản lượng của mình để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn lẫn dài hạn khi
nó hoạt động trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà những sản phẩm trên thị trường
4
là đồng nhất và doanh nghiệp không có sức mạnh để quyết định giá bán trên thị trường, họ phải
chấp nhận giá. Những tín hiệu để gia nhập hay rời khỏi ngành đối với một doanh nghiệp cạnh tranh
cũng được trình bày trong bài giảng này và nó là cơ sở để hình thành đường cung của một doanh
nghiệp.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 8.

• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 8.
8.7 Bài 7: Phân tích thị trường cạnh tranh và sự can thiệp của chính phủ
Nội dung của bài 6 là phân tích hành vi của doanh nghiệp, trong khi đó bài 7 sẽ tiến tới phân tích
tác động của cách chính sách mà chính phủ đôi khi vì lý do nào đó phải can thiệp vào thị trường.
Nhóm những công cụ mà chính phủ dùng để can thiệp vào thị trường là công cụ hành chính và kinh
tế, theo đó nội dung bài nay sẽ chỉ ra cái được và cái mất của các tác nhân tham gia vào thị trường
khi nó bị can thiệp.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 9.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 9.
8.8 Bài 8: Độc quyền
Đôi khi những hàng hóa mà chúng ta tiêu dùng hàng ngày không phải là hàng hóa cạnh tranh, mà
là được cung cấp bởi duy nhất một nhà cung cấp hoặc một vài nhà cung cấp. Trong tình huống
này thì chúng ta đang tiêu dùng hàng hóa độc quyền hoặc độc quyền nhóm. Nội dung bài 8 sẽ tập
trung phân tích hành vi của một nhà sản xuất có thế lực độc quyền, chúng ta sẽ phân tích họ làm
cách nào để có thể tối đa hóa lợi nhuận của họ và cách thức mà chính phủ có thể can thiệp.
Tài liệu đọc:
• Pindyck (bản tiếng Anh), chapter 10 và 11.
• Pindyck (bản tiếng Việt), chương 10 và 11.
5

×