Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề cương môn học kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.12 KB, 6 trang )

Đề cương Môn học Kinh tế Vĩ Mô I
Dành cho các lớp Đại học Chính qui – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Giảng viên: Nguyễn Hoài Bảo

Ngày 22 tháng 6 năm 2010
1 Số đơn vị học trình: 3 tín chỉ
2 Điều kiện tiên quyết
Môn này không đòi hỏi những điều kiện tiên quyết, tuy nhiên sẽ thuận lợi hơn nếu sinh viên có kiến
thức cơ bản về toán cao cấp và kinh tế vi mô.
3 Mục tiêu môn học
Môn học này giúp cho sinh viên hiểu những nguyên tắc cơ bản mà nó cần thiết trong suy nghĩ một
cách hệ thống về những vấn đề kinh tế vĩ mô. Nó cũng trang bị một vài kỹ năng và ứng dụng lý
thuyết trong phân tích chính sách làm cơ sở cho việc học các môn học khác.
4 Mô tả môn học
Môn học này trước hết giới thiệu vai trò của hệ thống trong quá trình chuyển dịch từ tiết kiệm
qua chi tiêu đầu tư, qua đó nhân ra vai trò tổng cầu trong việc quyết định sản lượng. Về phía cầu,
môn học sẽ thảo luận một số giả thuyết về nguyên nhân của hiện tương chu kỳ kinh tế trong ngắn
hạn. Tiếp theo là giới thiệu tổng cung với các giả định khác nhau về giá và tiền lương trong trung
hạn. Thông qua mô hình tổng cung tổng cầu, môn học sẽ thảo luận một cách chi tiết hơn về sự
biến động của sản lượng, giá cả, về chính sách ổn định hóa. Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng
được phân tích cơ bản trong môn học này. Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp một số tranh luận
cơ bản giữa lý thuyết theo Keynes (Keynesian school) và cổ điển (Classical school) và các xu hướng
gần đây trong lý thuyết kinh tế vĩ mô.

Bộ môn Kinh tế học, khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP. HCM. Email: ; webpage:
/>1
5 Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên phải đọc kỹ bài trước khi đến lớp cũng như hòan thành các bài tập và những bài đọc
được giao đúng hạn. Cần nhớ rằng kinh tế vĩ mô là môn học giúp cho sinh viên suy nghĩ một cách
có hệ thống về những vấn đề kinh tế do vậy không yêu cầu học thuộc lòng, nhưng sự không liên
tục về kiến thức (vắng học một bài giảng chẳng hạn) sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn để hiểu hết nội


dung của môn học. Rất khuyến khích sinh viên thảo luận trên lớp.
6 Tài liệu học tập
Những tài liệu có đánh dấu (*) bên dưới là sinh viên có thể email với giảng viên để nhận file nhưng
chỉ sử dụng với tư cách cá nhân.
6.1 Tài liệu chính
• Mankiw, N. Gregory, Macroeconomics, 5th edition, Worth Publisher (có thể tham khảo một
vài dịch vụ hỗ trợ sinh viên của ấn bản này tại: />• Mankiw, N. Gregory, Kinh tế Vĩ mô, 2nd edition, Worth Publisher: Bản dịch của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân do Nhà Xuất bản Thống Kê phát hành năm 1997.
• Các bài giảng của giảng viên và một số bài đọc khác trong quá trình lên lớp. Bài giảng của giảng
viên có thể tải về từ trang web cá nhân của giảng viên: />6.2 Tài liệu tham khảo thêm
Ngoài quyển sách của Mankiw nói trên, sinh viên cũng có thể tham khảo một số sách khác như:
• Oliver Blanchard, Macroeconomics, 5th edition (ấn bản mới nhất), Prentice Hall (Thư viên
của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright có một bản dịch nội bộ một ấn bản cũ của
quyển này.)(*)
• Paul Krugman and Robin Wells, Macroeconomics, 2nd edition, Worth Publisher.(Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cũng có bản dịch phần "tóm tắt cuối chương" của ấn bản
lần thứ nhất của quyển này.)(*)
• Phạm Chung và Trần Văn Hùng, Kinh tế Vĩ mô Phân tích, Nhà Xuất bản Đại học Quốc Gia
TP. HCM, 2002.
2
7 Đánh giá
Sinh viên sẽ có hai lần thi, bao gồm thi giữa khóa và thi cuối khóa. Lần thi giữa khóa chiếm trọng
số điểm 30% và lần thi cuối khóa chiếm 70%. Hình thức và thời gian thi giữa khóa tùy vào lựa chọn
của giảng viên. Có thể sinh viên làm bài tập nhóm hoặc thi trắc nghiệm trên lớp hoặc cả hai (!).
Sau một vài bài giảng, giảng viên sẽ thông báo kỹ nội dung này. Lần thi cuối khóa theo lịch của
Trường và thường là dưới hình thức thi trắc nghiệm với đề thi chung của toàn khóa.
8 Nội dung môn học cụ thể
8.1 Bài 1: Giới thiệu về Kinh tế học Vĩ mô
Bài giảng này sẽ cung cấp cho sinh viên một bức tranh tổng quát về kinh tế học vĩ mô và sự phát
triển của nó. Sinh viên cũng sẽ hình dung được những giả định quan trọng mà các nhà kinh tế học

vĩ mô đã sử dụng để hình thành các mô hình lý thuyết của mình và từ đó hình thành các trường
phái khác nhau. Bài giảng này cũng giúp cho sinh viên hiểu mục tiêu của kinh tế học vĩ mô khác
với kinh tế vi mô như thế nào và những hạn chế của môn học này.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 9.
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 8.
• John Sloman, 2006, Economics, 6th edition, Prentice Hall, chapter 15 "The root of Modern
Macroeconomics" (tiếng Anh)(*)
• Nguyễn Hoài Bảo, “Hướng dẫn đọc Mankiw”, download tại webpage của giảng viên.
• Nguyễn Hoài Bảo, “Tranh luận Giữa các Trường phái trong Kinh tế vĩ mô”, download tại
webpage của giảng viên.
8.2 Bài 2: Số liệu kinh tế vĩ mô
Số liệu là một phần quan trọng trong bất cứ môn khoa học nào, do vậy đọc và hiểu số liệu kinh tế
vĩ mô là một công việc đầu tiên. Bài giảng này giúp cho sinh viên hiểu được cách đo lường các biến
số quan trọng thường gặp của kinh tế vĩ mô, đó là tổng sản lượng/thu nhập, giá cả tổng quát (chỉ
số giá), khảo sát thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thanh toán hay chỉ số trên thị trường
chứng khoán
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 2.
3
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 2.
• DeLong, Bradford J. Macroeconomics, McGraw–Hill, 2002. (bản tiếng Anh), chapter 2.
NGẮN HẠN
8.3 Bài 3: Xác định sản lượng trong ngắn hạn: Mô hình của Keynes
Trong ngắn hạn, giá cả và tiền lương danh nghĩa gần như "cứng nhắc" (cố định) và do vậy những
nguồn lực sản xuất hầu như không thể toàn dụng – đó là những giả thuyết của John M. Keynes.
Bài giảng này sẽ giúp cho sinh viên hiểu được cách hình thành sản lượng/thu nhập trong ngắn hạn
và cũng từ đó giúp giải thích các biến động và chính sách thích ứng cho những biến động trong
ngắn hạn của nền kinh tế.
Tài liệu đọc:

• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 10.
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 9.
8.4 Bài 4: Hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính
Thị trường tài chính và tiền tệ là một phần trọng tâm và phức tạp nhất trong lý thuyết kinh tế vĩ
mô. Bài giảng này sẽ cung cấp một bức tranh cơ bản về hoạt động của thị trường tiền tệ và vai trò
của ngân hàng trung ương và các định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 10.
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 9.
8.5 Bài 5: Chính sách tài khóa (ngân sách) và tiền tệ trong ngắn hạn
Sự thay đổi số thu thuế và chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp lên sản lượng cân bằng của
thị trường hàng hóa. Tương tự như vậy chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương làm biến động
đến lãi suất thị trường. Bài giảng này phân tích đồng thời mối liên hệ giữa thị trường hàng hóa với
thị trường tiền tệ, điều này cũng có nghĩa là sẽ giải thích những phối hợp và kết quả có thể có của
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong ngắn hạn.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 11.
4
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 10.
• Mankiw, 2010, “Crisis Economics”, National Affairs (có link trên webpage của giảng viên).
8.6 Bài 6: Nền kinh tế mở
Từ bài giảng 3 đến 5 nền kinh tế được giả định đơn giản là không có liên hệ với nước ngoài và gọi
đó là nền kinh tế đóng. Bài giảng này sẽ nới lỏng giả định trên và xem xét lại những mối quan hệ
căn bản khi mà nền kinh tế mở cửa.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 12.
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 13.
TRUNG HẠN
8.7 Bài 7: Thị trường lao động và sự hình thành tổng cung
Trong trung hạn, giá cả và tiền lương có thể điều chỉnh và do vậy sản lượng có thể đạt được ở mức

tiềm năng vì lao động và vốn có thể được sử dụng ở mức toàn dụng. Bài giảng này tập trung vào
sự biến động trên thị trường lao động ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng ở phía cung và từ đó
hình thành các mô hình tổng cung.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 13.
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 11.
8.8 Bài 8: Tổng cầu và tổng cung: ngắn hạn so với trung hạn
Sự cân bằng tổng quá trong nền kinh tế là sự cân bằng giữa phía (tổng) cung và (tổng) cầu. Bài
này sẽ cho biết tổng cung trong kinh tế vĩ mô hình thành như thế nào và bao gồm những gì. Sự
biến động phái cung và phía cầu cũng giúp giải thích sự biến động của lạm phát và thu nhập trong
nền kinh tế từ ngắn hạn tới trung hạn.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 3, 5 và 9.
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 3, 7 và 8.
5
8.9 Bài 9: Thất nghiệp và lạm phát
Thất nghiệp và lạm phát có mối quan hệ như thế nào, phải chăng thất nghiệp cao thì lạm phát
thấp và ngược lại? Chưa chắc. Những giải thích khác nhau trong mối quan hệ này giữa ngắn hạn
và dài hạn là chủ đề của bài 9.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 13 (đọc thêm chapter 4 và 6)
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 11 (đọc thêm chương 5 và 6).
8.10 Bài 10 (bài giảng thêm): Sự hình thành và vai trò của kỳ vọng trong lý
thuyết kinh tế vĩ mô
Có thể nói yếu tố kỳ vọng đã làm thay đổi hẳn các mô hình kinh tế vĩ mô kể từ khi nó được chú ý
và đưa vào phân tích (bắt đầu từ giữa sau thập niên 70). Bài này sẽ trình bày một cách cơ bản về
sự hình thành kỳ vọng cũng như nhân tố này làm thay đổi các mô hình được phân tích torng các
chương bên trên ra sao.
Tài liệu đọc:
• Oliver Blanchard, chapter 14, 15, 16 và 17.

DÀI HẠN
8.11 Bài 11: Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Điều gì làm ra sự khác biệt giữa các nền kinh tế, giữa các khu vực kinh tế trên thế giới sau vài
thập niên? Những mô hình phân tích tăng trưởng trong dài hạn sẽ trả lời câu hỏi này và bài giảng
này sẽ cung cấp cho sinh viên một nền tảng cơ bản về các lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tài liệu đọc:
• Mankiw (bản tiếng Anh), chapter 7 và 8
• Mankiw (bản tiếng Việt), chương 14.
6

×