Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

thuyết trình môn tư tưởng hồ chí minh tác phẩm sửa đổi lối làm việc chương thói ba hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.13 KB, 3 trang )

Thuyết trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh- NHÓM
12
Tác phẩm: Sửa đổi lối làm việc
Chương IV: CHỐNG THÓI BA HOA
Câu 1: Có vô số thứ bệnh trong cán bộ Đảng viên của ta.
Nói riêng chứng chủ nghĩa cá nhân đã sinh ra 8 thứ bệnh nguy hiểm như:
tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa
phương, óc lãnh tụ.
Những căn bệnh khác như: hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh, cận thị, cá
nhân, tị nạnh, xu nịnh - a dua, quan liêu, bàn giấy, nóng tính, bệnh lụp
chụp,vv…
Câu 2: Biểu hiện của thói ba hoa:
a. Dài dòng, rỗng tuếch. Nói dài, viết dài mà không có nội dung.
b. Có thói "cầu kỳ". Là cách “dùng từng đống danh từ lạ, nói hoặc viết theo
cách Tây" quần chúng không hiểu.
c. Khó khăn, lúng túng. Không chịu học tập, thiếu chuẩn bị, khi nói, khi viết
quần chúng không hiểu.
d. Báo cáo lông bông. Báo cáo giả dối. Thành công ít, thì suýt ra nhiều. Còn
khuyết điểm thì giấu đi… Hoặc là báo cáo chậm trễ. Không nêu rõ nội dung,
vấn đề một cách rõ ràng, có hệ thống.
đ. Lụp chụp, cẩu thả. Phải tránh bệnh này bằng cách: “Không biết rõ, chớ nói,
chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”.
e. Bệnh theo "sáo cũ". Do làm việc thiếu chuẩn bị, nội dung mênh mông, không
thiết thực, công thức máy móc, nói, viết những từ hoa mỹ, quần chúng không
hiểu, không đem lại kết quả.
g. Nói không ai hiểu. Nội dung tuyên truyền, khẩu hiệu của Đảng “viết một
cách cao xa, màu mè, đến nỗi chẳng những quần chúng không hiểu, mà cả cán
bộ cũng không hiểu”.
h. Bệnh hay nói chữ. Là bệnh ham dùng chữ nước ngoài nhưng không biết rõ
nghĩa, "dùng không đúng mà cũng ham dùng, cái hại càng to”.
Câu 3: Nguyên nhân thói ba hoa:


Theo Bác,nguyên nhân thói ba hoa là do chúng ta trước kia học chữ Hán, sau
này học chữ Pháp, cho nên khi nói khi viết, hay dùng chữ Hán và theo cách
Pháp. Thành thử dài dòng mà khó hiểu, khó nghe. Lại cũng vì chủ quan và hẹp
hòi mà nên.
Câu 4:
Muốn làm bạn phải hiểu nhau, cùng chung chí hướng
Nếu không hiểu nhau, sẽ không thể duy trì được tình bạn lâu dài, mọi thứ trở
nên gượng ép, không thoải mái, tự nhiên.
Hiểu nhau mới cảm thông, nâng đỡ và dắt dìu nhau cùng tiến bộ hơn.
Câu 5: Khi mở lớp huấn luyện cần phải:
• Hiểu rõ cán bộ. Phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng. Phải khéo dùng
cán bộ. Phải phân phối cán bộ cho đúng. Phải giúp cán bộ cho đúng. Phải
giữ gìn cán bộ.
Câu 6: Khuyết điểm của ta khi mở các lớp huấn luyện:
- Huấn luyện cho cán bộ trong các cơ quan hành chính mà không đụng đến
công việc hành chính.Còn dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết
thực học rồi không dùng được.
- Phần đông cán bộ là công nhân và nông dân, văn hoá rất kém. Đảng chưa
tìm đủ cách để nâng cao trình độ văn hoá của họ.
- Huấn luyện lý luận cho những cán bộ cao cấp, đến nay hoặc chưa làm,
hoặc làm không đúng, lý luận và thực tế không ăn khớp với nhau. Dạy
theo cách học thuộc lòng.
Câu 7: Cách chữa thói ba hoa:
1 . Phải học cách nói của quần chúng. Chớ nói như cách giảng sách.
Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao
của quần chúng.
2. Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ
hiểu.
3. Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao
cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao

giờ cũng phải tự hỏi: "Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?".
4. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
5. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục
ngữ: "Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói".
Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần.
Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần.
Câu 8: Nguyên nhân sâu xa của thói ba hoa:
- Không chịu học tập. hiến thức chưa sâu, hay không chịu tìm hiểu kĩ về
vấn đề gì đó dẫn đến khi nói lại lang mang, dài dòng khó hiểu. Còn kém
về mặt lý luận, lý luận còn tách rời với thực hành.
- Do chưa hiểu lòng dân, chưa gần gũi với dân, chưa đặt lợi ích của dân lên
hàng đầu.
- Còn tính cá nhân lười biếng, đùng đẩy và vẫn còn những người vu vơ,
những việc mờ tối.
- Quá tự tin vào bản thân, đến nổi tự cao. Do bản tính khoác lác, ăn không
nói có, nói quá sự thật.
- Do sĩ diện, khi không nắm rõ vấn đề gì lại không dám nói thẳng.Tìm cách
nói vòng vo, sai lạc vấn đề.
- Do có tính cẩu thả. Một nội dung không được ghi rõ ràng, chi tiết sẽ dẫn
đến việc không hiểu về nội dung đó, làm cho bài nói không thuyết phục.
Câu 9: Cách chữa tận gốc rễ bệnh ba hoa:
- Thực hiện phê bình và tự phê bình.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Phải phát huy dân chủ thì cấp
dưới và nhân dân mới tích cực đóng góp ý kiến. Không dựa vào dân thì
không khắc phục được khuyết điểm.
- Cần gần gũi và hiểu lòng dân hơn, thường xuyên tiếp xúc với dân hơn
nữa, cần học cách nói của dân.
- Phải tăng cường học tập và có quyết tâm khắc phục khuyết điểm. Phải
đề cao “những kiểu mẫu tốt”.
- Phải luôn luôn thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với cán bộ.

- Làm việc phải rõ ràng,cẩn thận.
- Luôn đặt lợi ích của nhân dân,dân tộc lên hàng đầu khi làm việc.
Có như vậy mới mong chữa được tận gốc thói ba hoa.

×