Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước và trong sản phẩm rau tại khu vực chuyên canh rau của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.59 KB, 91 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ THỊ XUÂN MAI




“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG
TRONG ĐẤT - NƯỚC VÀ TRONG SẢN PHẨM RAU TẠI
KHU VỰC CHUYÊN CANH RAU CỦA THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN”

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Mã số : 60 44 03 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học :TS. Phan Thị Thu Hằng






Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn:
“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất - nước và trong sản
phẩm rau tại khu vực chuyên canh rau của Thành phố Thái Nguyên - tỉnh
Thái Nguyên” đều được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung
thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ về việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2012
Tác giả



Vũ Thị Xuân Mai













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên tôi đã được các thầy, cô giáo truyền đạt những kiến thức cơ
bản nhất để có thể đem những kiến thức đã được học ở trường góp một phần
công sức của mình vào xây dựng đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại
học Nông Lâm, phòng QLĐT Sau Đại Học và dưới sự hướng dẫn tận tình của
TS. Phan Thị Thu Hằng đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học
Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, phòng QLĐT Sau Đại Học và TS. Phan
Thị Thu Hằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các cơ quan phối hợp: Viện Khoa học
Sự Sống - Đại học Thái Nguyên, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kinh
tế Thành phố Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên đã phối
hợp thực hiện, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các
bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2012
Tác giả



Vũ Thị Xuân Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vị trí và tầm quan trọng của rau 3
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của rau xanh 3
1.1.2. Giá trị kinh tế 5
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới 6
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của Việt Nam 11
1.3. Rau xanh và vấn đề an toàn thực phẩm 13
1.3.1. Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khoẻ con người 13

1.3.2. Hàm lượng kim loại nặng trong rau và ảnh hưởng của chúng 17
1.4. Các yếu tố gây nhiễm trong rau xanh 19
1.4.1. Ô nhiễm môi trường đất 19
1.4.2. Ô nhiễm môi trường nước 23
1.5. Ảnh hưởng của sự có mặt kim loại nặng trong môi trường đất - nước đến
sự tích luỹ của chúng trong nông sản 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp ngoài thực địa 30
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Thành phố Thái Nguyên 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv

3.2. Đánh giá hiện trạng sản xuất rau của Thành phố Thái Nguyên 40
3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau qua các năm 40
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo đơn vị hành chính 41
3.2.3. Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau 43
3.2.4. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cho rau 44
3.2.5. Hàm lượng Nitrat và kim loại nặng trong rau trồng tại Thái Nguyên48
3.2.5.1. Hàm lượng nitrat trong rau 48
3.2.5.2. Hàm lượng Pb trong sản phẩm rau trồng tại Túc Duyên và Đồng Bẩm

49
3.2.5.3. Hàm lượng Cd trong sản phẩm rau trồng tại Túc Duyên và Đồng Bẩm49
3.2.5.4. Hàm lượng As trong sản phẩm rau trồng tại Túc Duyên và Đồng Bẩm
50
3.2.5.5. Hàm lượng Hg trong sản phẩm rau trồng tại Túc Duyên và Đồng Bẩm
51
3.3. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN (Pb, Cd, As, Hg) trong đất trồng,
nước tưới rau tại Thành phố Thái Nguyên 52
3.3.1. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN (Pb, Cd, As, Hg) trong đất trồng
rau tại Thành phố Thái Nguyên 52
3.3.1.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Túc Duyên 52
3.3.1.2. Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Đồng Bẩm 54
3.3.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN trong nước tưới rau tại Thành phố
Thái Nguyên 55
3.3.2.1. Hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới rau tại Túc Duyên 56
3.3.2.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới rau tại Đồng Bẩm 57
3.4. Đánh giá mối quan hệ giữa hàm lượng các kim loại nặng trong đất, nước và
trong rau 59
3.4.1. Tương quan giữa lượng Pb trong đất, trong nước với lượng Pb trong rau60
3.4.2. Tương quan giữa lượng Cd trong đất, trong nước với lượng Cd trong rau61
3.4.3. Tương quan giữa lượng As trong đất, trong nước với lượng As trong rau
62
3.4.4. Tương quan giữa lượng Hg trong đất, trong nước với lượng Hg trong rau 63
3.5. Một số giải pháp tổ chức sản xuất rau an toàn 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
CN - TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
DTTN : Diện tích tự nhiên
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HTX : Hợp tác xã
KLN : Kim loại nặng
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
RAT : Rau an toàn
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCQĐ : Tiêu chuẩn quy định
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc
THCS : Trung học cơ sở
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TP : Thành phố
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO : Tổ chức Y tế thế giới.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2010 8
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á năm 2010 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 12
Bảng 1.6: Hàm lượng kim loại nặng trong một số nguồn sản xuất nông nghiệp
21
Bảng 1.7: Lượng kim loại nặng ở bắp cải trắng và đậu (mg/kg) 29
Bảng 3.1: Diện tích - Năng suất - Sản lượng rau của Thành phố Thái Nguyên
qua các năm 41
Bảng 3.2: Diện tích - Năng suất - Sản lượng rau năm 2011 của Thành phố
Thái Nguyên theo các đơn vị hành chính 42
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng phân bón cho rau tại Thành phố Thái Nguyên 45
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho rau tại Thành phố Thái Nguyên 47
Bảng 3.5. Hàm lượng NO
3
-
trong sản phẩm rau sản xuất 48
tại Thành phố Thái Nguyên 48
Bảng 3.6. Hàm lượng Pb trong sản phẩm rau sản xuất 49
tại Thành phố Thái Nguyên 49
Bảng 3.7: Hàm lượng Cd trong sản phẩm rau sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên 49
Bảng 3.8: Hàm lượng As trong sản phẩm rau sản xuất 50
tại Thành phố Thái Nguyên 50
Bảng 3.9: Hàm lượng Hg trong sản phẩm rau sản xuất 51

tại Thành phố Thái Nguyên 51
Bảng 3.10: Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Túc Duyên 53
Bảng 3.11: Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Đồng Bẩm 54
Bảng 3.12: Hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới tại Túc Duyên 56
Bảng 3.13: Hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới tại Đồng Bẩm 57
Bảng 3.14: Phân tích tương quan lượng Pb trong đất, trong nước với lượng Pb
trong rau 60
Bảng 3.15: Phân tích tương quan lượng Cd trong đất, trong nước với lượng
Cd trong rau 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii

Bảng 3.16: Phân tích tương quan lượng As trong đất, trong nước với lượng As
trong rau 62
Bảng 3.17: Phân tích tương quan lượng Hg trong đất, trong nước với lượng
Hg trong rau 63
Bảng 3.18: Phân tích tương quan giữa hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Cd,
As, Hg) trong đất 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính TP.Thái Nguyên 35
Hình 3.2: Hàm lượng KLN trong đất tại Đồng Bẩm và Túc Duyên 55
Hình 3.3: Hàm lượng KLN trong nước tưới tại Đồng Bẩm và Túc Duyên 59

Hình 3.4: Tương quan giữa hàm lượng Pb trong đất và trong rau 60
Hình 3.5: Tương quan giữa hàm lượng Cd trong đất và trong rau 62
Hình 3.6: Tương quan giữa hàm lượng As trong đất và trong rau 63
Hình 3.7: Tương quan giữa hàm lượng Hg trong đất, nước và trong rau 64





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp Việt Nam
trong những năm gần đây đã có được những thành tựu đáng kể, năng suất sản
lượng của các loại cây trồng nhìn chung đều tăng, đời sống người lao động
ngày càng được cải thiện. Những năm gần đây nhờ áp dụng các biện pháp
thâm canh tăng vụ và tác dụng của phân bón nên năng suất, sản lượng các
loại cây trồng tăng mạnh. Bên cạnh những thành tựu này thì việc sử dụng
lượng lớn và không đúng qui định phân hoá học và các loại thuốc bảo vệ
thực vật đã làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra
do quá trình đô thị hoá và chất thải của các nhà máy xí nghiệp công nghiệp,
dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn đất, nước và nông sản thực phẩm gây ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là những khu công nghiệp tập
trung và các thành phố lớn.
Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa ở
khu vực phía Bắc Việt Nam. Với mật độ dân số đông, đây là một thị trường
quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Từ nhiều năm nay Thành
phố đã hình thành vành đai sản xuất thực phẩm trong đó cây rau được coi là

sản phẩm quan trọng nhất. Cùng với sự tăng trưởng nông nghiệp nói chung,
sản xuất rau Thái Nguyên đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, khắc phục
dần tình trạng giáp vụ, nhiều chủng loại rau chất lượng cao đã được bổ sung
trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên trong xu thế của một nền
sản xuất thâm canh, công nghệ sản xuất rau hiện nay đang bộc lộ những mặt
trái của nó, cũng như nhiều vùng trồng rau khác trong cả nước việc ứng dụng
ồ ạt thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật như giống, phân bón, chất kích thích
sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến không những gây ô nhiễm môi
trường canh tác mà còn làm cho rau bị nhiễm bẩn, đặc biệt là hiện tượng dư
lượng thuốc BVTV, NO
3
-
và tích luỹ kim loại nặng có chiều hướng gia tăng.
Bên cạnh đó thành phố Thái Nguyên đang trong tiến trình công nghiệp
hoá và đô thị hoá, với diện tích đất các công trình công nghiệp, khai thác
khoáng sản, các cơ sở y tế và giao thông, khoảng 1700 ha. Hầu hết các chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

thải công nghiệp ở khu vực Thành phố Thái Nguyên đều chỉ xử lý sơ bộ thậm
chí không xử lý và được thải ra môi trường đã làm cho đất, nguồn nước bị ô
nhiễm và có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, diện tích nếu
không có biện pháp xử lý triệt để và đó là một trong những nguyên nhân thu
hẹp dần vùng trồng rau sạch của thành phố. Chính vì vậy, việc đánh giá hiện
trạng môi trường sản xuất, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm đất - nguồn
nước để định hướng cho phát triển vùng rau an toàn của Thành phố Thái
Nguyên là một việc hết sức quan trọng và cần thiết để góp phần đưa ngành
sản xuất rau của Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung tiến đến một

nền nông nghiệp sạch bền vững.
Xuất phát từ mục đích trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất - nước và trong
sản phẩm rau tại khu vực chuyên canh rau của Thành phố Thái Nguyên
- Tỉnh Thái Nguyên” .
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất - nước tại các khu vực sản xuất rau
chính của Thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá được mối quan hệ giữa hàm lượng kim loại nặng trong đất,
nước và sự tích lũy của chúng trong rau trồng tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là cơ sở cho những kết luận khoa học về hàm lượng kim loại nặng
trong đất trồng, nước tưới và trong sản phẩm rau trên địa bàn Thành phố Thái
Nguyên và là cơ sở để nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước
và trong rau của các vùng trên cả nước nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô nhiễm NO
3
-

và kim loại
nặng (Pb, Cd, As và Hg) trong đất trồng, trong nước tưới và trong rau sản
xuất tại Thành phố Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vị trí và tầm quan trọng của rau
Rau xanh là thực phẩm cần thiết không thể thiếu, cung cấp phần lớn các
chất khoáng và Vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng
ngày của con người. Đồng thời rau là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Cây rau đã được loài người
trồng từ khi loài người xuất hiện. Từ xa xưa người Ai Cập cổ đại, người Hy
Lạp đã trồng và sử dụng rau bắp cải như là nguồn lương thực cho con người.
Theo FAO, hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều chủng loại rau với
diện tích rất lớn. Tại các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực là
2/1 còn các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là 1/2 (Lê Trần Đức, 1997) [6].
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và không
thay thế được, rau không chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định đặc
biệt là chất khoáng và các loại vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày mà còn
cung cấp cellulose giúp cho cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ đào thải nhanh
colesterolle và các chất độc khác ra khỏi cơ thể, rau còn là nguồn dược liệu
quí làm tăng sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ của con người.
Có thể thấy nguồn dinh dưỡng từ rau xanh rất phong phú, chúng bao gồm:
Vitamin, protein, lipit, gluxit, các chất khoáng và chất xơ,… đáng chú ý là
vitamin và chất khoáng có trong rau ưu thế hơn một số cây trồng khác (Nguyễn
Thúy Hà và cs, 2010) [7].
So sánh thành phần dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc,
A.F.M.Sharfuddin và M.A.Sididque (1985) (Trần Văn Lài – Lê Thị Hà, 2002)
[16] cho biết rau, đặc biệt là rau ăn lá có hàm lượng vitamin và các khoáng chất
cao hơn lúa mỳ và lúa nước rất nhiều lần.
Các loại vitamin có trong rau như: Vitamin A, B

1
, B
2
, C, E, PP, có tác
dụng quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, cùng các chất khoáng
trong rau chủ yếu như K, Mg, Ca, Fe, vi lượng, là những chất rất cần thiết để
cấu tạo nên máu và xương (Lê Trần Đức, 1997) [6]. Hiện nay, trong khẩu phần
ăn của con người, rau xanh đã cung cấp khoảng 90 - 99% nguồn vitamin A, 60 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4

70% nguồn vitamin B
2
và gần 100% vitamin C. Vitamin giúp cho các hoạt động
sinh lý diễn ra bình thường trong cơ thể, nếu thiếu bất kỳ một loại vitamin nào sẽ
gây rối loạn chức năng hoạt động sống của con người. Cụ thể: Nếu thiếu vitamin
A sẽ gây bệnh quáng gà, hoặc mắt không có khả năng thích nghi với ánh sáng
mờ, khi sự thiếu hụt này tăng lên thì bệnh quáng gà sẽ tiến triển thành bệnh
Xeropthalmia, làm hỏng thị lực. Vitamin B cần thiết cho cơ thể sử dụng
Hydratcacbon, protein và ngăn ngừa bệnh thiếu máu, thiếu vitamin B gây mệt
mỏi, kém ăn cơ thể tê phù. Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, chân tay
mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Thiếu vitamin D trẻ chậm lớn, còi xương,…
(Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010) [7].
Như vậy nếu thiếu các loại vitamin sẽ làm giảm sức dẻo dai, giảm hiệu
suất làm việc, dễ phát sinh bệnh tật, do đó trong lao động, học tập và sinh
hoạt hằng ngày, mỗi người phải cần một lượng vitamin nhất định.
Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cung cấp một lượng chất khoáng
đáng kể như: Ca, P, Fe,… Trong các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con

người thì Ca và Fe được chú ý hơn cả, Ca rất cần thiết cho việc đảm bảo chức
năng xương và răng, Fe ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các loại muối khoáng cần
thiết cho cấu tạo tế bào, các loại enzyme, muối khoáng còn là tác nhân gây
xúc tác điều hòa các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể con người, chúng có
tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa thức ăn, đồng thời
làm tăng khả năng đồng hóa protit.
Rau xanh còn cung cấp một lượng chất xơ, có khả năng làm tăng hoạt
động của nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa được chứng táo bón. Chất xơ
ảnh hưởng có lợi đến hàm lượng cholesterol trong máu, do vậy ảnh hưởng tốt
đến huyết áp và tim, ngăn ngừa được sỏi mật và ung thư ruột. Số lượng chất
xơ lớn có trong rau và với giá trị năng lượng thấp của nó sẽ có tác dụng ngăn
ngừa bệnh béo phì. Bên cạnh đó nó có vai trò trong việc điều trị bệnh đái tháo
đường. Nhờ có hàm lượng chất xơ này rau được coi như một loại thức ăn có
lợi cho sức khỏe (Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010) [7].
Một số cây rau được sử dụng như những cây dược liệu quí như: Tỏi ta,
Gừng, Nghệ, Tía tô, Hành tây, Lá lốt, được coi là dược liệu tốt cho hệ tiêu
hoá của người và động vật. Rau ngót, Mướp đắng, Khoai sọ, Đậu đen là thuốc
bổ âm làm mát cơ thể. Mướp hoang, Rau diếp là thuốc thông mạch điều kinh
tan kết tụ. Bí đỏ, Rau sam là thuốc trị lị, trừ giun rất tốt (Trần Văn Lài – Lê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5

Thị Hà, 2002) [16]. Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học thì mỗi
người cần 250 - 300g rau xanh/ngày để đáp ứng cho sự hoạt động bình
thường của con người.
1.1.2. Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị dinh dưỡng rau là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Rau là loại cây có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Mặt

khác rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng nhiều
vụ trong năm do vậy rau được coi là loại cây trồng chủ lực trong việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Vào
những năm 1986 - 1990 kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 70 triệu USD/năm.
Từ năm 1991 đến nay lượng rau xuất khẩu là 10.000 tấn. So với lúa gạo, giá
trị đem lại từ xuất khẩu rau quả gấp 1,5 - 3 lần. Năm 1997 kim ngạch xuất
khẩu rau của nước ta đạt 140 triệu USD tăng 170% so với năm 1985 và chiếm
1,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước.
Đài Loan thu nhập tính bằng tiền trên 1 ha rau hơn hẳn các cây trồng
khác.Theo số liệu thống kê trên toàn nước Mỹ năm 1997 cho thấy, tổng
giá trị thu được trên 1 ha trồng rau cao hơn so với lúa nước và lúa mỳ,
trong đó trồng cà chua cho thu nhập cao hơn hơn khoảng 4 lần so với lúa
nước và 20 lần so với lúa mỳ (G.W. Ware, Mocollum, 1980) (dẫn theo
Nguyễn Đình Mạnh, 2002) [19].
Theo số liệu điều tra của Viện kinh tế nông nghiệp (dẫn theo Trần Văn
Lài) [16] năm 1996 tại 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình cho
thấy tổng thu nhập trên 1 ha của ngô là 3.333.000 đồng, khoai tây 15.641.000
đồng, bắp cải là 11.743.000 đồng, dưa chuột là 23.532.000 đồng
Kết quả điều tra của Tô Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Hiền (2005) [8], tại
vùng ven đô Hà Nội thu nhập của việc trồng rau cao gấp 4 lần so với các cây
lương thực, trong khi chi phí chỉ gấp 2 lần, điều này dẫn đến lãi thuần của cây
rau cao hơn 14 lần so với cây lương thực.
Ngoài việc dùng rau làm cây thực phẩm, một số loại rau như khoai tây
còn được coi là một trong năm cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mỳ,
mạch. Khoai tây hiện là nguồn tinh bột chủ yếu của nhiều nước. Bên cạnh đó
rau còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành thực phẩm như: công nghệ
sản xuất nước giải khát, đồ hộp, bánh kẹo và làm hương liệu chế biến thuốc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6

dược liệu. Ngoài ra rau còn góp phần phát triển kinh tế khác như chăn nuôi (là
nguồn thức ăn cho chăn nuôi).
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới
Trên thế giới rau là loại cây được trồng từ lâu đời. Người Hy Lạp, Ai
Cập cổ đại đã biết trồng rau và sử dụng rau bắp cải như một nguồn thực
phẩm. Năm 1961 - 1965, tổng lượng rau của thế giới là 200.234 tấn; từ năm
1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ năm 1981 - 1985 là 392.060
tấn; đến năm 1996 tổng lượng rau đã lên đến 565.523 tấn.
Sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ nhu cầu
rau của con người ngày càng tăng. Trên thế giới những nước có sản lượng rau
tăng nhanh nhất là Ý, năm 1982 đạt 9.859.000 tấn; đến năm 1996 sản lượng
tăng đạt 13.555.000 tấn. Ở Hà Lan, năm 1985 bình quân 84 kg/người/năm;
đến năm 1990 đạt 202kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân là
70 kg/người/năm. Từ năm 2000 trở lại đây diện tích trồng rau trên thế giới
tăng bình quân mỗi năm trên 600.000 ha, sản lượng rau cũng tăng dần qua các
năm. Cho đến nay, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển
cả về diện tích và sản lượng thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)
2003 17.110.943 139.965 239.493.188
2004 16.214.488 140.094 227.154.772
2005 16.694.482 140.107 233.901.546
2006 17.189.392 141.689 243.555.067
2007 17.273.066 142.199 245.621.803
2008 17.621.392 141.645 249.598.246
2009 17.878.556 138.665 247.913.750
2010 18.073.088 132.858 240.114.694

(Nguồn: FAOSTAT, 07/04/2012)[37]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

Qua bảng 1.1 ta thấy: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2003 trở
lại đây có tăng về diện tích; nhưng năng suất và sản lượng thì không ổn định,
cụ thể:
- Về diện tích: Từ năm 2006 - 2009 diện tích trồng rau trên thế giới biến
động từ 17.189.392 - 17.878.556 ha; đến năm 2010 diện tích rau đạt
18.073.088 ha, tăng 1,09% so với năm 2009 [37].
- Về năng suất: Trong giai đoạn 2003 - 2007, năng suất rau đều tăng từ
132.858 kg/ha lên 142.199 kg/ha. Trong đó, năng suất rau năm 2007 cao nhất,
đạt 142.199 kg/ha, tăng 510 kg/ha so với năm 2006; sau đó năng suất rau
giảm dần ở những năm tiếp theo và năng suất rau thấp nhất vào năm 2010
(đạt 132.858 kg/ha), giảm 4,19% so với năm 2009 và thấp hơn năng suất
trung bình giai đoạn 2003 - 2010 (đạt 139.653 kg/ha) là 6.794,75 kg/ha [37].
- Về sản lượng: Trong vòng 8 năm (2003 - 2010), sản lượng rau cao nhất
ở năm 2008 (đạt 249.598.246 tấn). Tuy năm này không phải là năm có diện
tích và năng suất rau cao nhất, nhưng cũng không phải là thấp so với các năm
khác trong giai đoạn này, cụ thể: Năm 2010, diện tích rau lớn nhất, đạt
18.073.088 ha; nhưng năng suất năm này thấp nhất, chỉ đạt 132.858 kg/ha,
thấp hơn năng suất cao nhất (năm 2007 đạt 142.199 kg/ha) 9.341 kg/ha và
thấp hơn năng suất trung bình trong giai đoạn (2003 - 2010) 6.794,75 kg/ha.
Còn năm 2008 là năm có diện tích rau tuy không phải là nhiều nhất (đạt
17.621.392 ha), ít hơn so với diện tích rau năm 2010 là 451.696 ha; nhưng
năng suất này đạt 141.645 kg/ha, cao hơn so với năm 2010 là 8.787 kg/ha. Do
đó, sản lượng năm 2008 cao hơn so với năm 2010 [37].
+ Năm 2007 là năm có năng suất rau lớn nhất trong vòng 8 năm qua (đạt

142.199 kg/ha); nhưng diện tích rau năm này chỉ ở mức trung bình (đạt
17.273.066 ha), giảm 800.022 ha so với năm có diện tích rau lớn nhất (năm
2010 đạt 18.073.088 ha). Còn năm 2008, năng suất rau đạt 141645 kg/ha,
thấp hơn so với năm có năng suất rau cao nhất (năm 2007 đạt 142.199 kg/ha)
là 554 kg/ha, nhưng cao hơn năng suất trung bình trong vòng 8 năm qua
1992.25 kg/ha. Cho nên, sản lượng rau năm 2008 cao hơn so với năm 2007.
Cây rau phân bố không đều giữa các nước và châu lục trên thế giới:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2010
Khu vực
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng
(tấn)
Thê giới 18.073.088 132.858 240.114.694
Châu Âu 343.373 183.535 6.302.081
Châu Á 14.109.022 145.530 205.328.880
Châu Mỹ 541.615 121.573 6.584.566
Châu Phi 2.747.521 61.388 16.866.458
Châu Úc 32.970 167.158 551.120
(Nguồn: FAOSTAT, 07/04/2012)[37]
Qua bảng 1.2 ta thấy: Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất, đạt
14.109.022 ha, chiếm 78,07% diện tích rau của thế giới; diện tích trồng rau của
châu Úc ít nhất, chỉ đạt 36.745 ha, chiếm 0,18% diện tích rau của thế giới [40].

- Về năng suất: Châu Âu là châu lục có năng suất rau cao nhất thế giới
(đạt 183.535 kg/ha) và cao hơn năng suất bình quân của thế giới 38,14%.
Đứng thứ hai là châu Úc, có năng suất lớn hơn năng suất bình quân thế
giới là 25,82%; tiếp theo là châu Á, có năng suất lớn hơn năng suất bình
quân thế giới là 9,54% và thấp nhất là châu Phi, có năng suất bình quân
61.388 kg/ha, thấp hơn năng suât bình quân thế giới 53,79% [37].
- Về sản lượng: Châu Á có sản lượng rau cao nhất, đạt 205.328.880 tấn,
chiếm 85,51% so với tổng sản lượng rau toàn thế giới; tiếp đến là sản lượng rau
của châu Phi, đạt 16.866.458 tấn, chiếm 7,02% tổng sản lượng rau toàn thế giới
và sản lượng rau của châu Úc là thấp nhất, đạt 551.120 tấn, chiếm 0,23% tổng
sản lượng rau toàn thế giới [37].
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu đánh giá của bảng 1.1 và 1.2 ta thấy:
Mặc dù diện tích trồng rau trên thế giới trong những năm qua vẫn tăng, nhưng
năng suất và sản lượng rau vẫn giảm mạnh mẽ là do: Diện tích trồng rau lớn
nhất và nhì thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á (chiếm 78,07% tổng diện tích
rau thế giới) và châu Phi (chiếm 15,20% tổng diện tích rau thế giới). Đây là 2
châu lục trong những năm qua bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, của
thiên tai (hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh hại,…) cho nên năng suất, sản lượng rau
ở hai khu vực này bị giảm mạnh mẽ [37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9

Nghiên cứu tình hình sản xuất rau ở châu Á qua các năm kết quả thu
được ở bảng 1.3:
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm
Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)
2003 13.744.470 150.653 207.064.548
2004 12.555.109 154.249 193.661.547

2005 13.074.351 152.552 199.451.909
2006 13.469.863 154.474 208.074.682
2007 13.759.699 154.314 212.332.059
2008 14.012.828 153.804 215.523.353
2009 14.283.204 150.156 214.470.825
2010 14.109.022 145.530 205.328.880
(Nguồn: FAOSTAT, 07/04/2012)[37]
Qua bảng 1.3 ta thấy: Trong vòng 8 năm qua, diện tích rau ở Châu Á cao
nhất vào năm 2009 (đạt 14.283.204 ha); năng suất rau cao nhất vào năm 2006
(đạt 154.474 kg/ha) và sản lượng rau cao nhất vào năm 2008 (đạt 215.523.353
tấn). Ở châu Á, năm 2008 là năm có diện tích và năng suất rau không phải là cao
nhất, nhưng nhưng sản lượng rau đạt cao nhất trong vòng 8 năm qua là do: diện
tích và năng suất rau của năm 2008 cũng không thấp hơn nhiều so với diện tích
và năng suất lớn nhất của châu Á trong thời gian qua, cụ thể: [37]
Năm 2009 là năm châu Á có diện tích rau lớn nhất (14.283.204 ha) trong
vòng 8 năm qua, nhưng năng suất rau lại gần thấp nhất (đạt 150.156 kg/ha),
thấp hơn năng suất cao nhất (năm 2006 đạt 154.474 kg/ha) 4.318 kg/ ha và
thấp hơn năng suất trung bình 8 năm qua (đạt 151.966,5 kg/ha) là 1.810,5
kg/ha. Còn năm 2008, mặc dù diện tích rau của châu Á là 14.012.828 ha, thấp
hơn so với năm 2009 là 270.376 ha; nhưng năng suất rau thấp hơn năng suất
cao nhất (năm 2006, đạt 154.474 kg/ha) 670 kg/ha và cao hơn năng suất rau
trung bình 8 năm qua 1.837,5 kg/ha. Cho nên, sản lượng rau năm 2009 (đạt
214.470.880 tấn) thấp hơn năm 2008 là 1.052.528 tấn [37].
Năng suất rau của châu Á cao nhất vào năm 2006 (đạt 154.474 kg/ha),
nhưng diện tích rau năm đó lại ít (đạt 13.074.351 ha), ít hơn so với năm 2009 là
813.341 ha và ít hơn diện tích rau trung bình 8 năm qua (đạt 13.625.068,25 ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10


là 156.205,25 ha. Còn năm 2008, tuy năng suất rau thấp hơn năng suất cao nhất
670 kg/ha nhưng cao hơn năng suất trung bình 8 năm qua (151.966,5 kg/ha) là
1.837,5 kg/ha. Cho nên, sản lượng rau năm 2006 thấp hơn năm 2008 [37].
Cây rau phân bố không đều giữa các nước trong khu vực, qua nghiên
cứu tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á năm 2010, chúng tôi thu
được kết quả ở bảng 1.4.
Qua bảng 1.4. ta thấy: Trung Quốc là nước có diện tích (đạt 8.467.570
ha, chiếm 60,02% tổng diện tích rau châu Á) và sản lượng (đạt 132.885.800
tấn, chiếm 64,72% tổng sản lượng rau châu Á) lớn nhất châu Á [37].
Hàn Quốc là nước có năng suất rau lớn nhất (đạt 407.553 kg/ha) cao hơn
năng suất trung bình của châu Á là 262.023 kg/ha. Maldives là nước có diện tích
(đạt 140 ha, chiếm 0,000992273% diện tích rau châu Á) và sản lượng rau (đạt
2.115 tấn, chiếm 0,001030055% sản lượng rau châu Á) thấp nhất châu Á [37].
Brunei là nước có năng suất rau đạt 8.913 kg/ha, thấp hơn năng suất trung
bình của châu Á 136.617 kg/ha và là nước có năng suất thấp nhất châu Á [37].
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á năm 2010
Khu vực Diện tích (ha)

Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng (tấn)
Châu Á 14.109.022 145.530 205.328.880
Ấn Độ 2.585.100 134.467 34.761.000
Brunei Darussalam

4.600 8.913 4.100
Hàn Quốc 66.200
407.553
2.698.000

Maldives 140 151.071 2.115
Philippin 580.800 83.371 4.842.2000
Thái Lan 128.185 85.615 1.097.450
Timor 6.800 27.794 18.900
Trung Quốc
8.467.570
165.935
132.885.800
Việt Nam 553.500 121.639 6.732.700
(Nguồn: FAOSTAT, 07/04/2012) [37]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau cũng được
nhiều nước quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời và việc kiểm soát dư
lượng hóa chất tồn đọng trong rau ngày càng được thực hiện triệt để hơn.
Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo hàng năm tăng
3,6%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ đạt 2,8%, như vậy thị
trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong những
năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8% mỗi năm.
Các nước và các vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu cao đó là Pháp, Đức,
Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Hồng Công, Singapo khoảng
120.000 tấn mỗi năm. Một số nước có lượng rau suất khẩu lớn trên thế giới đó
là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm); Italia, Hà Lan xuất khẩu khoảng 140.000
tấn/năm. Năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn và giá nhập
khẩu khoảng 703 USD/tấn. Như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng
nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một
tăng, bởi vậy rau có giá trị lớn trên thị trường thế giới.

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời, với điều kiện khí hậu thích hợp
cho sinh trưởng, phát triển và tạo hạt của các loại rau. Cho tới nay có khoảng
70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc được chế biến thành rau. Riêng
rau trồng có khoảng hơn 30 loài trong đó có khoảng 15 loài chủ lực, trong số
này có hơn 80% là rau ăn lá. Diện tích rau tập trung ở 2 vùng chính là vùng
đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng Nam Bộ. Trong các loại rau thì rau
muống được trồng phổ biến nhất trên cả nước, tiếp đến là rau bắp cải được
trồng nhiều ở miền Bắc (Hồ Thanh Sơn, 2005) [25].
Tuy nhiên sản xuất rau của Việt Nam chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia
đình khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều. Bên cạnh đó sản xuất phụ
thuộc vào phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và môi trường sản xuất bị ảnh
hưởng khá lớn bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
Tác giả Trần Khắc Thi [27] cho biết, năm 1995 cả nước có diện tích
trồng rau là 368.500 ha, đạt sản lượng là 4.145,56 triệu tấn, nếu so với năm
1985 thì diện tích tăng 46,4%, bình quân mỗi năm tăng 10.000 ha. Diện tích
trồng rau trong cả nước tính đến năm 2000 là 445.000 ha, tăng 261.090 ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12

vào khoảng 70% so với năm 1990. Bình quân hàng năm tăng 18,4 nghìn ha.
Trong đó các tỉnh phía Bắc là 249.200 ha chiếm 56%, còn các tỉnh phía Nam
là 196.000 ha chiếm 44% diện tích canh tác.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (ha) 690.823 691.347 688.646 684.125 729.300
Năng suất (tạ/ha) 113 116 112 116 114
Sản lượng (tấn) 7.843.028 8.036.201 7.750.022 7.962.571 8.326.200

(Nguồn: FAOSTAT, 07/04/2012) [37]
Theo số liệu của FAO, những năm gần đây, diện tích trồng rau của nước
ta ngày càng mở rộng từ 690.823 ha năm 2006 lên 729.300 ha năm 2010 tăng
38.177 ha. Từ năm 2006 đến nay diện tích trồng rau có nhiều biến động.
Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2006 là 7.843.028 tấn/ha nhưng
đến năm 2010 tăng lên 8.326.200 tấn/ha, đứng thứ 3 Châu Á (sau Trung Quốc và
Ấn Độ). Như vậy chỉ trong 5 năm sản lượng rau của Việt Nam tăng 483.172
tấn/ha. Mặc dù diện tích đứng thứ 4 và năng suất đứng thứ 5 của Châu Á, nhưng
tổng sản lượng rau vượt lên đứng thứ 3 là do: Diện tích rau của Việt Nam ít hơn
so với Philippin 27.300 ha; nhưng năng suất rau của Philippin lại rất thấp. Sản
lượng rau của nước ta chủ yếu thu được từ hai vùng chính đó là vùng rau chuyên
canh ven thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực.
Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, khu
công nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới cũng hình thành và phát
triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.
Hiện nay rau ở nước ta được sản xuất theo hai phương thức tự cung tự
cấp và hàng hóa, trong đó rau hàng hóa được tập trung chính ở hai khu vực:
- Vùng sản xuất rau chuyên canh: Tập trung ven thành phố, khu vực tập
trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu được cung cấp cho người dân phi nông
nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực),
hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm) trình độ thâm canh của nông dân khá
nhưng sản phẩm rau của những vùng này về mức độ an toàn đáng lo ngại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13

- Vùng sản xuất rau luân canh: Đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây
rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây mầu. Sản phẩm phục vụ cho
cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu

(Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010) [7]
Tình hình sản xuất rau ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển
đáng kể về diện tích và đa dạng về chủng loại, bên cạnh đó năng suất và sản
lượng rau còn thấp, quy mô phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau
không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Nguyên nhân
khiến chất lượng rau không đủ tiêu chuẩn là: Thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác
thiên về năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, việc kiểm định
chất lượng rau tươi còn kém chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, dẫn
đến xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém.
Rau quả của nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với
thị trường, chất lượng sản phẩm thấp, bao bì, mẫu mã chưa thích hợp. Rau ở
nước ta không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà ngay cả trong nước,
rau tươi của ta cũng bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át.
1.3. Rau xanh và vấn đề an toàn thực phẩm
1.3.1. Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khoẻ con người
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của
con người phần lớn các khoáng chất, Vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học thì hàng ngày chúng ta cần
2.300 - 2.500 calo cho năng lượng để hoạt động sống và làm việc. Để đủ số
năng lượng đó thì mỗi người cần bổ sung thêm khoảng 300g rau mỗi ngày
(Sylvia S.Mader, 2004) [44] Từ những nhu cầu về rau hàng ngày càng gia
tăng, mỗi người nông dân đã không ngừng nâng cao năng suất rau nhờ áp
dụng những biện pháp thâm canh tăng vụ và tác dụng của phân bón và hoá
chất bảo vệ thực vật làm cho năng suất và sản lượng các loại rau hàng ngày
càng tăng mạnh. Bên cạnh đó việc sử dụng một lượng lớn và không đúng quy
định về phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm chất lượng của các
loại rau. Ngoài ra do quá trình đô thị hoá và chất thải các nhà máy xí nghiệp
công nghiệp đã dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn đất, nước, các loại sản phẩm
nông nhiệp đặc biệt là ở khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14

Hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá và công
nghiệp hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hoá
chất và nông nghiệp. Trong những năm gần đây các tổ chức quốc tế như
FAO, WHO và các tổ chức môi trường đã có rất nhiều cố gắng trong việc hạn
chế việc sử dụng hoá chất nhân tạo vào trong nông nghiệp, xây dựng các qui
trình sản xuất theo công nghệ sạch, công nghệ sinh học, Trong những thập
kỷ 80 lượng thuốc trừ sâu sử dụng ở các nước Indonesia, Pakistan, Philippin,
Srilanka đã tăng hơn 10% hàng năm. WHO đã ước lượng rằng mỗi năm có
3% nhân lực lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm thuốc
trừ sâu. Ở đầu thập kỷ 90 ở Châu Phi mỗi năm có khoảng 11 triệu trường hợp
bị nhiễm độc. Ở Malaysia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15% người
bị nhiễm độc ít nhất một lần trong đời.
Trong thời đại của nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển với sự
bùng nổ mạnh mẽ của ngành công nghiệp hoá chất, vấn đề an toàn thực phẩm
đang là vấn đề nhức nhối làm đau đầu các nhà quản lý tại hầu khắp các nước
trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế ILO thì trên thế giới
hàng năm có có trên 40.000 người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu
người bị ngộ độc thực phẩm (Vietnamnet, 2004) [34]. Tại Việt Nam con số
này cũng không nhỏ, phát biểu tại Hội nghị tổng kết thanh tra y tế toàn quốc -
2004 Bộ trưởng Bộ y tế đã nói: “ Chưa có năm nào số vụ ngộ độc lại xảy ra
nhiều như bây giờ các vụ ngộ độc xảy ra hầu hết trên tất cả các miền đất nước
và là vấn đề mà chúng ta phải quan tâm ”
Theo thống kê của các tổ chức y tế Việt Nam thì từ năm 1993 đến tháng
6/1998 hàng chục ngàn người đã bị nhiễm độc do ăn phải rau quả còn dư
lượng thuốc trừ sâu, hoá chất bảo vệ thực vật. Năm 1998 có 50/61 tỉnh thành
trong cả nước xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm cho 6.172 người mắc và 410

người đã chết. Tại Hội nghị tổng kết 3 năm về tăng cường công tác đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Vietnamnet, 2004) [34]. Thứ trưởng
Bộ y tế Trần Chí Liêm cho biết: Mỗi năm tại Việt Nam xảy ra 250 - 300 vụ
ngộ độc thực phẩm với 3000 - 4000 nạn nhân trong đó làm cho 100 - 200
người tử vong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến 18/4/2002 cả nước có 1.046 ca ngộ độc
thực phẩm, trong đó 47 ca tử vong (gần bằng số tử vong do ngộ độc thực
phẩm cả năm 2001). Theo Chi cục bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh,
từ đầu năm đến nay có ít nhất 53 người tại Thành phố Hồ Chí Minh ngộ độc
do ăn rau muống nước. Trong tháng Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
(15/4/2002 – 15/5/2002) tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 2 vụ ngộ độc thực
phẩm tập thể với 97 người mắc phải và chỉ 8 ngày đầu tháng 5/2002, Bệnh
viện đa khoa Sài Gòn đó tiếp nhận 36 ca cấp cứu ngộ độc thực phẩm
(Vietnamnet, 2004) [34].
Theo Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2003, trên
địa bàn thành phố đó xảy ra 9 vụ ngộ độc tập thể làm 844 người bị ngộ độc,
không có tử vong. So với cùng kỳ năm 2002 đã giảm 5 vụ.
Tại phiên họp lần thứ 21 diễn ra ngày 21/08/2004 theo Báo cáo giám sát
của Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Vietnamnet, 2004) [34]
cho thấy tất cả các khâu từ sản xuất và chế biến đều có vấn đề, hệ qủa là số vụ
ngộ độc cứ tăng theo hàng năm với các triệu chứng hết sức nguy kịch. Minh
chứng cụ thể là năm 2000 chỉ có 7 vụ ngộ độc với 297 người mắc, năm 2002
có tới 29 vụ với 930 người mắc cho tới năm 2003 thì số vụ ngộ độc chỉ có 22
vụ nhưng lại báo động về số người mắc lên tới 1.158 người. Theo thống kê
của Bộ y tế từ năm 1999 - 2004 trên toàn quốc xảy ra 1.245 vụ ngộ độc làm

cho 28.014 người mắc trong đó 333 người tử vong.
Theo Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hồ Đức
Việt (Vietnamnet, 2004) [34] khi kiểm tra có tới 30 - 60% mẫu rau quả tươi
đều có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, 100% mẫu đậu đỏ ở Hà Nội và Hà
Tây, 66,6% mẫu rau cải ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng
NO
3
-
vượt quá giới hạn cho phép, 22 - 23% mẫu rau ở Hà Nội và Hà Tây có
hàm lượng As, và 25,4% mẫu hoa quả lưu thông trên thị trường bị nhiễm chất
bảo quản độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kiểm tra dư lượng thuốc trừ
sâu trên hơn 3.100 mẫu rau củ quả các loại lấy từ các địa bàn sản xuất rau,
chợ đầu mối, những đơn vị cung ứng rau quả Chi cục bảo vệ thực vật TP
HCM phát hiện có 37 mẫu vượt giới hạn cho phép, trong đó đến 34 mẫu là
rau sạch, rau an toàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16

Tại Miền Trung, trong vòng 1 năm (2004 - 2005) ở 11 tỉnh từ Quảng
Bình đến Bình Thuận số vụ ngộ độc lên đến 57 vụ làm cho 793 người mắc
trong đó tỉnh Phú Yên đứng đầu về số người bị ngộ độc là 242 người trong đó
đáng lưu ý nhất là vụ ngộ độc hàng loạt làm cho 192 công nhân phải nhập
viện do ăn phải rau nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật. Đặc biệt gần đây nhất
ngày 19/06/2004 Trung tâm y tế Huyện Hóc Môn tiếp nhận cấp cứu 76 công
nhân công ty WongWang (Thành phố Hồ Chí Minh) do bị ngộ độc, hay ngày
25/12/2004 tại bếp ăn tập thể của Xí nghiệp chế biến hạt điều thuộc Công ty
vật tư tổng hợp Phú Yên gần 200 người có biểu hiện bị ngộ độc và khoảng
500 người phải dừng ngay bữa ăn, tất cả các bệnh nhân đều có biểu hiện

chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn co giật, tiêu chảy.
Tính đến hết ngày 25/12/2011, toàn quốc ghi nhận có 142 vụ ngộ độc thực
phẩm với hơn 4.500 người mắc, trong đó hơn 80% phải đi viện. So với cùng kỳ
năm 2010, vụ ngộ độc thực phẩm giảm khoảng 20% và số tử vong giảm gần
50% (năm 2010 là 49 người tử vong). Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn
tập thể vẫn diễn ra phức tạp. So với cùng kỳ năm ngoái, ngộ độc thực phẩm tại
bếp ăn tập thể tăng 31,8% (7 vụ), số mắc tăng 1.045 người (64,8%) (Hồng Hải,
2011) [9].
Trong 6 tháng đầu năm 2012 tình hình ngộ độc thực phẩm có xu hướng
tăng về số vụ, số người mắc; hoạt động nhập lậu thực phẩm bẩn, sử dụng phụ
gia thực phẩm ngoài danh mục, hóa chất công nghiệp trong chế biến thực
phẩm còn phổ biến… Báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về Vệ
sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2012,
cả nước ghi nhận có 89 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.496 người mắc, 1.950
người nhập viện với 18 người tử vong, trong đó có 16 vụ ngộ độc trên 30
người. So với cùng kỳ 2011, số người mắc tăng 2,3% (41 người); ngộ độc
thực phẩm tại bếp ăn gia đình tăng 18 vụ, số người mắc tăng 497 người, số
nhập viện tăng 346 người và số tử vong tăng 9 người (Từ Lương, 2012) [18].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do thực phẩm có dư lượng
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và nhiễm vi sinh do ôi thiu hoặc kém vệ
sinh. Trong đó, tỷ lệ ngộ độc do vi sinh và thuốc trừ sâu chiếm tới 75,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×