ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ĐỨC HƢNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN
XUẤT DONG RIỀNG BỀN VỮNG TẠI XÃ KIM LƢ -
HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ĐỨC HƢNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT DONG RIỀNG BỀN VỮNG TẠI XÃ KIM LƢ
HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:
PGS.TS. Dƣơng Văn Sơn
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và
các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Dƣơng Văn Sơn
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô, công tác tại Bộ môn Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; các đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá đào tạo thạc sỹ
khoá k18 trồng trọt của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Dương Văn Sơn đã hướng dẫn tận
tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông học,
phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý dự án 4FGF và toàn thể cán bộ
công nhân viên dự án 4FGF đã tạo điều kiện về vật chất và thời gian cho tôi thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng Ủy, Ủy Ban nhân dân xã Kim Lư (huyện
Na Rì tỉnh, Bắc Kạn) đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện, nghiên cứu trong suốt
thời gian thực hiện đề tài
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè bạn và gia
đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong thời gian học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Hưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài 4
2.1. Mục đích của đề tài 4
2.2. Mục tiêu của đề tài 4
2.2.1. Mục tiêu tổng quát 4
2.2.2. Mục tiêu cụ thể 4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
3.1. Ý nghĩa khoa học 5
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây
dong riềng 6
1.1.1. Nguồn gốc 6
1.1.2. Phân loại cây dong riềng 6
1.1.3. Phân bố và các giống dong riềng 7
1.1.4. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng 7
1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng 9
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng 10
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới 10
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam 10
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn 11
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn 13
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài 14
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài 14
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam 16
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu 21
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Thí nghiệm 1 : So sá nh một số dòng, giố ng dong riề ng 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.3.2. Thí nghiệ m 2: Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho cây dong riềng 28
2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định mật độ trồng hợp lý 29
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Nghiên cứu đánh giá một số dòng, giống dong riềng 30
3.1.1. Thời gian nẩy mầm, độ đồng đều và tỷ lệ nảy mầm của một số dòng,
giống dong riềng 30
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống dong riềng 31
3.1.3. Đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống dong riềng 33
3.1.4. Khả năng chống chịu của các dòng, giống dong riềng 36
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống
dong riềng 37
3.1.6. Năng suất và chỉ tiêu chất lượng của các dòng, giống dong riềng 39
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian nẩy mầm, độ đồng
đều và tỷ lệ nảy mầm của dong riềng 41
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của cây
dong riềng 42
3.2.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây
dong riềng 43
3.2.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống đổ và sâu
bệnh của cây dong riềng 46
3.2.5. Ảnh hưởng phân bón đến năng suất cây dong riềng 47
3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng củ dong riềng 49
3.1.7. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các mức phân bón 51
3.3. Nghiên cứu xác định mật độ trồng cây dong riềng hợp lý 52
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian nẩy mầm, độ đồng đều và
tỷ lệ nảy mầm của cây dong riềng 52
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của cây
dong riềng 53
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển của cây
dong riềng 54
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây
dong riềng 57
3.3.5. Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất cây dong riềng 58
3.3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng củ dong riềng 60
3.3.7. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng dong riềng 62
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
4.1. Kết luận 63
4.2. Đề nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
CT : Công thức
ĐC : Đối chứng
FAO : Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
NLN : Nông lâm nghiệp
TB : Trung bình
UBND : Ủy ban nhân dân
TG : Thời gian
ĐK : Đường kính
CIP : Trung tâm khoai tây Quốc tế
CIAT : Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế
CLT& CTP : Cây lương thực và cây thực phẩm
HTX : Hợp tác xã
NC & PT : Nghiên cứu và phát triển
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Nxb : Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tỷ lệ này mầm, thời gian và độ đồng đều của các dòng, giống
dong riềng 30
Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống dong riềng 32
Bảng 3.3: Đặc điểm nông học của các dòng, giống dong riềng thí nghiệm 34
Bảng 3.4: Khả năng chống chịu của các dòng, giống dong riềng 36
Bảng 3.5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các dòng, giống dong riềng thí nghiệm 37
Bảng 3.6: Năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng của các dòng, giống
dong riềng triển vọng 40
Bảng 3.7: Ảnh hưởng mức phân bón đến tỷ lệ này mầm, thời gian nảy
mầm và độ đồng đều của dong riềng trong các công thức thí
nghiệm 42
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các mức bón phân đến thời gian sinh trưởng
cây dong riềng 43
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các mức bón phân đến sinh trưởng
của cây dong riềng trong các công thức thí nghiệm 44
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mức bón phân đến khả năng chống đổ và sâu
bệnh của cây dong riềng ở các công thức trong thí nghiệm 46
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của dong riềng trong các công thức thí nghiệm 47
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng củ dong riềng trong
các công thức thí nghiệm 49
Bảng 3.13: Kết quả hoạch toán kinh tế của các mức phân bón trong
thí nghiệm 51
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ này mầm, thời gian và
độ đồng đều của cây dong riềng 52
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng
cây dong riềng ở các công thức thí nghiệm 54
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng cây dong riềng 55
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ và
sâu bệnh của cây dong riềng 57
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất
của giống dong riềng thí nghiệm 58
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng củ dong riềng 60
Bảng 3.20: Kết quả hoạch toán kinh tế của các mật độ trồng
dong riềng trong thí nghiệm 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất củ của các giống 38
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất tinh bột 40
Hình 3.3: Biểu đồ năng suất củ của các công thức 48
Hình 3.4: Biểu đồ năng xuất tinh bột 50
Hình 3.5: Biểu đồ năng suất củ của các công thức 59
Hình 3.6: Biểu đồ năng suất tinh bột của các công thức 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang rất quan
tâm tìm hướng giải quyết cho những vấn đề quan trọng như khủng hoảng
về năng lượ ng, các rủi ro về môi trường và An ninh lương thực . Về vấn đề
lương thực, hiện nay đã có nhiều nước quan tâm phát triển nhiều loại cây
trồng đảm bảo đáp ứng về lương thực, thực phẩm cho người và gia súc gia
cầm, trong đó có nghiên cứu và phát triển cây dong riềng. Ở Việt Nam
trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tập trung chỉ đạo phát triển
cây dong riềng và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, có nơi cây dong riềng
còn góp phần xoá đói giảm nghèo như Bắc Kạn, Điện Biên, Quảng Ninh,
Kon Tum, Đồng Nai,…
Vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam - địa bàn đào tạo, nghiên
cứu và ứng dụng chủ yếu của Đại học Thái Nguyên gồm 16 tỉnh với diện
tích 10.313.876 ha (chiếm 31% diện tích toàn quốc), dân số 13.291.000,
chiếm 15,1% dân số cả nước (trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số).
Vùng Trung du, miền núi phía Bắc được xác định là vùng có tiềm năng lớn
về phát triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm nghiệp của
vùng có nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển của của nhà
nước và địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ dân trí, điều kiện
địa lý, giao thông và tập quán canh tác lạc hậu… nên vùng Trung du, miền
núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo khá cao, GDP chỉ
chiếm 9,6% GDP quốc gia, thu nhập bình quân/người chỉ bằng 60 - 70% so
với mức thu nhập trung bình toàn quốc. Hiện nay, vùng đang phải tập trung
giải quyết nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế như: Vấn đề an toàn lương
thực và xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo tồn phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học tiến tới sự phát triển bền vững.
Giải quyết vấn đề trên cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc phát
triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và
trình độ canh tác của người dân nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu
nhập cho người dân là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), họ Dong
riềng (Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ được người Pháp giới thiệu và
trồng ở nước ta vào đầu thế kỷ 19. Dong riềng là cây trồng sinh trưởng phát
triển mạnh, có khả năng thích ứng rộng, trồng được trên nhiều loại đất kể
cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chống chịu tốt với điều
kiện bất thuận đặc biệt là chịu hạn, năng suất củ tươi có thể đạt từ 45 - 60
tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13,36- 16,4% (Nguyễn Thiếu Hùng và cs.,
2010). Do có hàm lượng tinh bột cao nên củ dong riềng thường được dùng
để chế biến tinh bột, chăn nuôi gia súc, đặc biệt là được sử dụng để làm
miến dong, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo … Ngoài ra, thân, lá dong
riềng còn dùng cho chăn nuôi gia súc nên góp phần tận dụng thúc đẩy chăn
nuôi phát triển. Theo đánh giá của người dân, dong riềng dễ trồng, ít tốn
công chăm sóc nên trồng dong riềng có hiệu quả kinh tế cao, lãi xuất có thể
đạt 50 – 60 triệu đồng/ha. Trước kia do không thấy được giá trị của cây
dong riềng nên chúng chủ yếu được trồng trên đất cằn cỗi, đất tận dụng mà
các cây khác không phát triển được hoặc trên đất đồi núi. Từ năm 1980 cây
dong riềng đã được chú ý phát triển như là cây hàng hóa, có giá trị kinh tế.
Một số địa phương đã chuyển đổi dong riềng thành cây trồng hàng hóa như
Bắc Kạn, Sơn La, Hưng Yên, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai.
Hiện nay dong riềng không được đưa vào danh mục thống kê quốc gia,
tuy vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con số ước đoán về diện tích
dong riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30 nghìn ha với các
giống dong riềng lấy củ và dong riềng cảnh được trồng phổ biến khắp cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
nước, từ vùng đồng bằng, trung du đến các vùng núi cao như tỉnh Lào Cai,
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên Trong đó Bắc Kạn có
diện tích trồng dong riềng năm 2012 là 1.324 ha, tập trung ở các huyện Na
Rì, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông ; Thái Nguyên trồng được trên 600 ha,
tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương
Ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, dong riềng được trồng chủ
yếu trên đất dốc với phương thức canh tác nương rẫy truyền thống (phát
nương mới, bỏ nương cũ diễn ra thường xuyên), không sử dụng biện pháp
bảo vệ đất, nguy cơ thoái hoá đất xẩy ra ngày càng nghiêm trọng. Người
dân thường trồng giống cũ, cao cây, năng suất và hàm lượng tinh bột thấp;
Mật độ trồng không đồng đều, có nơi trồng quá thưa nên lãng phí đất, nơi
lại trồng quá dày dẫn đến củ nhỏ, năng suất không cao. Phân bón ảnh
hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của dong riềng nhưng nông dân
thường bón phân theo hình thức tự phát, không cân đối giữa đạm, lân, kali,
đặc biệt phân hữu cơ hầu như không được sử dụng làm cho đất bị trai cứng,
năng suất giảm nhanh sau 1 – 2 vụ trồng.
Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn là huyện trồng dong riềng với diện tích
lớn phục vụ cho nghề làm miến dong truyền thống. Tuy nhiên, vài năm trở
lại đây cây dong riềng ở huyện Na Rì nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói
chung đã không được chú trọng đầu tư, phát triển nên diện tích ngày càng
bị thu hẹp,… Trong khi đó, nhu cầu dong riềng nguyên liệu để sản xuất miến
lại tăng lên và phải nhập từ các huyện hoặc tỉnh ngoài vào để sản xuất. Yêu
cầu đặt ra là phải phục hồi và nhân rộng cây trồng truyền thống này.
Để sản xuất bền vững yêu cầu cần các giải pháp cả về mặt kỹ thuật
trồng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Về mặt kỹ thuật: Sản xuất dong riềng cần phải được thực hiện bằng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bón phân, chọn lọc giống tốt, mật độ
trồng thích hợp đối với dong riềng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Về mặt thị trường tiêu thụ: Sản xuất dong riềng cần phải có thị trường
tiêu thụ tốt để có thể đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm củ dong riềng do nông
dân sản xuất sau khi thu hoạch.
Kim Lư là một xã miền núi, nằm trong vùng trọng điểm trồng dong
riềng của huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Ngay từ đầu năm 2008, trên địa bàn
xã đã có một nhà máy chế biến tinh bột dong riềng ướt được xây dựng và đi
vào hoạt động (Nhà máy chế biến tinh bột ướt Đồng Tâm). Đây là điều
kiện thuận lợi để đảm bảo thu mua hết lượng sản phẩm dong riềng sau khi
thu hoạch của nông dân địa phương.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứ u mộ t số biệ n phá p kỹ thuậ t sả n xuấ t dong riề ng bề n vữ ng tạ i
x Kim Lư - huyệ n Na Rì - tnh Bc Kn” nhằm góp phần xây dựng
các hệ thống canh tác bền vững cây dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung hiệu quả ổn định
và lâu bền hơn.
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, tuyển chọn và xác định được một số giống và biệ n phá p
kỹ thuật sản xuất d ong riề ng bề n vữ ng tạ i xã Kim Lư - huyệ n Na Rì - tỉnh
Bắ c Kạ n. Đó là các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất
lượng, nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, góp phần nâng cao đời
sống cho người sản xuất.
2.2. Mục tiêu của đề tài
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Chọn tạo giống và xác định được kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao
năng xuất và chất lượng dong riềng trong sản xuất miến dong.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu xác định một số dòng, giống dong riềng có năng suất cao
chất lượng tốt, có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện sinh thái của
địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
- Nghiên cứu, xác định lượng phân bón thích hợp đối với dong riềng.
- Nghiên cứu, xác định mật độ trồng dong riềng hợp lý.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học cho việc định hướng khu vực trồng và
phát triển dong riềng theo hướng sản xuất chuyên canh.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu, và
chuyển giao cho sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn giống dong riềng có triển vọng để đưa vào sản xuất góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng dong riềng
- Xây dựng kỹ thuật trồng, mật độ, phân bón thâm canh tăng năng suất
và chất lượng dong riềng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây
dong riềng
1.1.1. Nguồn gốc
Dong riềng có nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ. Được chế biến lấy bột để
làm lương thực, thực phẩn là chính (Mai Thạch Hoành và cs, 2011). Hiện
nay, người ta đã xác định được 7 loài dong riềng nguồn gốc phát sinh ở
Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington và Janaki, 1945) đó là:
- Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới,
- C. Flauca ở Tây Ấn và Mêhico,
- C. flaccida ở Nam Mỹ,
- C. edulis ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C. Indica ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C.libata ở Braxin,
- C.humilis ở Trung Quốc.
Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới có
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong đó Nam Mỹ là trung tâm đa dạng di
truyền nguồn gen dong riềng, ngoài ra dong riềng được trồng nhiều ở các
nước châu Á, châu Phi, Châu Úc.
1.1.2. Phân loi cây dong riềng
- Tên khoa học: Canna Edulis Ker
- Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea
- Bộ: Scitaminales
Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 2X = 18 và tam
bội 2n = 2X = 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.3. Phân bố và các giống dong riềng
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình Dương. Tại châu
Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và
Đài Loan (Hermann, M. et al. 2007).
1.1.4. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng
Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ.
Thân khí sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao
trên 2,5m. Thân cây thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những
lóng kéo dài, giữa các lóng là các đốt; Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp
phần củ. Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi
lớp biểu bì gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp
thành những bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó
libe và mạch gỗ và trong cùng là nhu mô.
Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có
thể đạt chiều dài 60 cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh
bột, thân rễ nằm trong đất; Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy,
lúc mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và tiêu dần;
Trên mỗi đốt của thân củ có nhiều mầm có thể phát triển thành nhánh,
nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của thân
có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Kích thước củ biến động
khá lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm bón. Giải phẫu thân rễ cho
thấy phía ngoài cùng của củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp là nhu mô
bên trong có những bó cương mô và những bó mạch dẫn libe và gỗ, tiếp là
lớp tế bào nhu mô chứa ít một số hạt tinh bột, vào trong nữa là lớp trụ bì rất
rõ và trong cùng là nhu mô chứa nhiều hạt tinh bột. So với thân khí sinh
thân rễ có ít bó cương mô hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Năng suất cây dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm
dong riềng có thể thu được 15 – 20kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích
lớn dong riềng cho năng suất 50 – 60 tấn/ha
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá
của cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục
xen tím, mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có
chiều rộng 22 – 25cm; Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một
đường mỏng mầu tím đỏ hoặc màu trắng trong; Phiến lá có gân giữa to, gân
phụ song song, có màu xanh hoặc tím đỏ; Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có
chiều dài khoảng 8 – 15 cm.
Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển; Rễ mọc từ
các đốt của thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ.
Rễ của cây dong riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp
3 (tùy thuộc vào giống). Do củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu
vào đất khoảng 20 - 30cm.
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, Hoa mọc ở
ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được
bao bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác,
có từ 6 – 8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa.
Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon cuộn
theo chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản
hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong
có 2 nhị, trong đó 1 nhị thì chỉ còn vết, nhị kia thì một nửa cánh mang 1
bao phấn, nửa còn lại cũng biến thành hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu
sắc sặc sỡ, màu cánh biến động từ màu đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ. Bầu
hoa có 3 ô, mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến tiết mùi. Thời
gian từ nụ đến nở hoa từ 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao, từ
trong ra ngoài; Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng qủa nang, hình trứng ngược,
kích thước khoảng 3cm, trên quả nang có nhiều dai mềm.
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 – 5
mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g.
1.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
Yêu cầu về nhiệt độ: Cây dong riềng thích hợp từ 25-30
o
C, điều kiện
ấm áp dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và
đẩy nhanh quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy
nhanh quá trình vận chuyển tinh bột từ thân lá xuống củ và dong riềng chịu
lạnh khá nên có khả năng trồng ở độ cao trên 2.500m so với mặt nước biển.
Yêu cầu ánh sáng: Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể
trồng dưới tán cây ăn quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng.
Ngày dài có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành củ. Điều kiện ngày ngắn,
cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự hình thành phát triển củ, trong khi
ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân lá.
Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt
khe so với cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Tuy nhiên trồng trên đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng
suất cao. Dong riềng là loại cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng
phải là nơi dễ thoát nước. Đất đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể
dẫn đến thối củ.
Yêu cầu nước: Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên
đất có độ dốc trên 15
o
, ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng,
nếu bị ngập úng cây thường bị vàng lá, thối củ. Vùng trồng dong riềng ở
vùng có lượng mưa thích hợp 900- 1200 mm.
Chất dinh dưỡng: Cũng như các cây có củ khác, dong riềng yêu cầu
có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng NPK, trong đó K có ý nghĩa trong việc
tăng khối lượng củ. Cây dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để cho năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
suất cao. Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón thêm phân hữu cơ. Phân bón
rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ của cây dong riềng.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các
nước vùng nam Mỹ, châu Phi, châu Á và một số nước nam Thái Bình
Dương. Diện tích dong riềng trên thế giới khoảng 3.000.000 ha. Năng suất
trung bình đạt 30 tấn/ha. Châu Phi là châu lục có diện tích trồng dong riềng
lớn nhất thế giới.
Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, nam Trung
Quốc, Úc, và Đài Loan (Hermann, M. et al. 2007). Trung Quốc là nước có
diện tích dong riềng lớn nhất châu Á.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng ti Việt Nam
Diện tích dong riềng của Việt Nam đạt khoảng 30.000 ha. Sản lượng
hàng năm đạt 450.000 tấn củ tươi. Dong riềng được trồng ở những chân đất
khô hạn, trên đất dốc hoặc những nơi sản xuất tinh bột và miến. Các tỉnh
trồng nhiều dong riềng để sử dụng làm miến là Hà Nội, Hưng Yên, Hòa
Bình và Đồng Nai.
Tại những vùng có diện tích trồng đáng kể, dong riềng hầu hết được
chế biến thành tinh bột, sau đó làm miến (N. K. Quỳnh và T. V. Hộ, 1996).
Tuy nhiên, các quy trình chế biến miến dong ở nước ta hiện nay vẫn mang
tính thủ công chưa đảm bảo chất lượng và chỉ có một số ít nhà máy sử dụng
tinh bột dong để sản xuất miến ăn liền. Dong riềng hiện nay được chế biến
với khối lượng lớn chủ yếu tại một số làng nghề tại Quốc Oai, Hoài Đức,
Ba Vì (Hà Nội), Trảng Bom (Đồng Nai), Yên Mỹ, Khoái Châu (Hưng
Yên). Hiện nay nhu cầu sử dụng miến ngày càng tăng, trong khi đó nguồn
nguyên liệu cho chế biến lại chưa đủ nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập
hàng ngàn tấn tinh bột dong ẩm từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng ti Bc Kn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình phân dị lớn, độ dốc
cao. Việc đưa các loại cây trồng vào địa bàn Bắc Kạn trong những năm qua
đã có nhiều nghiên cứu, nhiều mô hình được áp dùng để tạo vùng sản xuất
phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng và cả tập quán canh tác của đồng
bào dân tộc thiểu số.
Ở Bắc Kạn, nhiều vùng mùa đông nhiệt độ dưới 10
0
C các loại cây
trồng khác như lúa, ngô, khoai lang, sắn không trồng được nhưng dong
riềng vẫn phát triển tốt, ngoài ra cây dong riềng có thể trồng xen trên các
núi đá mà ở đó các cây trồng khác không thể canh tác. Cây dong riềng cũng
chịu hạn tốt hơn ngô, khoai lang và sắn, trên 1 đơn vị diện tích thì dong
riềng cũng cho thu nhập cao hơn một số cây trồng khác. Chính vì vậy
trong những năm gần đây, cây dong riềng đang được người dân các địa
phương quan tâm và phát triển rộng trên toàn tỉnh.
Nhận thấy dong riềng là cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa
phương lại cho hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã
đẩy mạnh việc sản xuất dong riềng. Diện tích trồng và quy mô chế biến
nông sản này ngày càng tăng: năm 2010, toàn tỉnh trồng được 270 ha, năng
suất 100 tấn/ha, năm 2011 trồng được 551 ha (tăng 2 lần so với 2010), sản
lượng đạt 51.000 tấn củ, năm 2012, diện tích trồng dong riềng của tỉnh tăng
lên 1.324 ha (tăng 2,4 lần so với 2011).
Để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm dong riềng, vấn đề phát
triển các cơ sở chế biến dong riềng luôn được tỉnh chú trọng. Đến hết năm
2011 trên địa bàn tỉnh có gần 70 cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm dong
riềng với quy mô từ 10 đến 20 tấn dong riềng/ngày. Trong những tháng đầu
năm 2012, toàn tỉnh Bắc Cạn đã có thêm 10 hợp tác xã (HTX) chế biến tinh
bột dong riềng, miến dong, nâng tổng số các hợp tác xã chế biến dong riềng
trên địa bàn tỉnh lên 21 HTX (trong đó có 17 HTX chế biến tinh bột, 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
HTX chế biến tinh bột và miến dong). Với sự thành lập mới 10 HTX, tính
đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có gần 80 cơ sở chế biến
tinh bột dong riềng và sản xuất miến dong.
Các cơ sở sản xuất miến từ nguyên liệu dong riềng lớn nhất của tỉnh
Bắc Kạn là: Nhất Thiện (huyện Ba Bể), HTX miến dong Côn Minh, Kim
Lư, Cư Lễ, Lạng San (huyện Na Rì). Sắp tới, Bắc Kạn sẽ có những cơ sở
sản xuất miến dong quy mô lớn hơn, thực hiện sự cam kết giữa doanh
nghiệp và người dân trong việc trồng và tiêu thụ sản phẩm dong riềng.
Cùng với việc các hợp tác xã chế biến dong riềng được thành lập mới,
hiện nay một số cơ sở chế biến dong riềng hoạt động với quy mô nhỏ đang
chuẩn bị đầu tư mới để sản xuất với quy mô lớn hơn. Theo số liệu thống kê
của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 26 cơ sở đang dự kiến đầu
tư dây chuyền chế biến tinh bột với tổng công suất 940 tấn củ/ngày; 04 đơn
vị đang dự kiến đầu tư mới dây chuyền sản xuất miến dong với tổng công
suất đạt 13,7 tấn củ/ngày. Như vậy, năm 2012 tổng công suất chế biến tinh
bột dong riềng (bao gồm cả hiện có và dự kiến đầu tư mới) trên địa bàn
toàn tỉnh có thể đáp ứng được 99,04%, nếu tăng thêm thời gian chế biến thì
công suất hiện tại sẽ đủ để chế biến hết khối lượng củ dong riềng năm
nay. Theo số liệu báo cáo của các địa phương, năm tới tổng diện tích người
dân đăng ký trồng dong riềng là 2.200 ha.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đang tiến hành làm hồ sơ đề nghị bảo hộ
sản phẩm trí tuệ tập thể miến dong Bắc Kạn (một loại hàng hóa có giá trị,
được người nội trợ nhiều nơi tin dùng vì chất lượng đặc biệt). Theo đó, dự
án thành công sẽ bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng;
cũng như quảng bá nhãn hiệu tập thể nói riêng trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đó, gắn kết nhau cùng xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu tập thể
cho sản phẩm đặc thù của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nhiều lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp
phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng ti huyện Na Rì, tnh
Bc Kn
Tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn việc sản xuất cây dong riềng và chế
biến miến dong đã có từ năm 1970 với diện tích 50 ha sau đó tăng dần và
cao nhất vào năm 1978 - 1980 đạt 100 - 170 ha năng suất đạt 40 - 50
tấn/ha. Trong thời kỳ bao cấp, Hợp tác xã nông nghiệp Hùng Vương, xã
Côn Minh đã thành lập riêng một đội sản xuất miến dong. Trong những
năm 1975 - 1985, sản phẩm bột dong trở thành sản phẩm chính để hỗ trợ
cứu đói giáp hạt cho các hộ nông dân. Đến năm 1994, HTX giải thể đồng
thời diện tích trồng cây dong riềng bị thu hẹp dần còn khoảng 15 ha, vào
năm 1998 - 2004 còn 4,14 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 2 ha, năng
suất giảm mạnh còn 20 tấn/ha.
Nguyên nhân diện tích thu hẹp lại là do quá trình sản xuất dong riềng
của các hộ nông dân không được thâm canh, không chọn tạo giống, công
tác bảo vệ thực vật kém, nên cây dong bị nấm bệnh lụi toàn cây không
cho thu hoạch. Đến năm 2005 diện tích dong riềng trên địa bàn không
còn nữa.
Nhằm khôi phục lại làng nghề trồng và chế biến miến dong đảm bảo
giữ đúng thương hiệu miến, năm 2007 được sự quan tâm của UBND huyện
- Phòng Nông - Lâm nghiệp huyện Na Rì đã tổ chức đi tham quan học tập
kinh nghiệm sản xuất dong riềng và đã mua giống mới về trồng khảo
nghiệm trên diện tích 35,77 ha với 112 hộ tham gia. Qua theo dõi đến khi
thu hoạch, cây dong riềng giống mới sinh trưởng phát triển tốt, không bị
nhiễm bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống cũ. Năng suất trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
đạt 45 - 60 tấn/ha, cao nhất đạt 95 - 100 tấn/ha. Giá bán trên thị trường tại
thời điểm đó trung bình là 1.000 đ/kg.
Bên cạnh đó, với vùng sản xuất dong riềng ở Na Rì - Bắc Kạn dưới
sự quan tâm hỗ trợ chỉ đạo của chính quyền, hiện nay đã có Nhà má y chế
biế n tinh bộ t dong riề ng ướ t Đồ n g Tâm thuộc xã Kim Lư , huyệ n Na Rì ,
tỉnh Bắc Kạn được thành lập và đi vào hoạt động, đồng thời được sự hỗ trợ
của dự án 4FGF do CIAT quả n lý tạ i huyệ n Na Rì ; Qua đó sản phẩm trồng
ra sẽ được thu mua ngay, đảm bảo đầu ra cho người nông dân.
Như vậy, cây dong riềng là cây mũi nhọn của địa phương trong phát
triển kinh tế, vì nó là một cây có khả năng xóa nghèo và vươn lên làm giàu
nhanh. Kế hoạch gieo trồng mỗi năm tăng 30 ha, dự kiến đến năm 2015 đạt
428 ha trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 11,6 triệu đồng
người/năm vào năm 2015.
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm
cây nông nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng
được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam
Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu
Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất (Cecil, 1992;
Hermann, 1999). Dong riềng được gọi bằng một số tên khác nhau như
Queenland Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna Edulis (Kerr- Gawl)
(Cecil,1992).
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các
nước vùng Nam Mỹ, Châu Phi, và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại
Châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc,
Úc, và Đài Loan (Hermann, M. et al. 2007). Mặc dù vậy đến nay chưa có
số liệu thống kê chính xác về diện tích loại cây trồng này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế. Theo
Hermann và CS (năm 2007) cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ
thống nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quí như chịu bóng râm,
trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ dong
riềng có nhiều công dụng: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng
dễ tiêu hoá nên có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm.
Bột dong riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì,
bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi
kinh tế còn khó khăn, dong riềng cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương
thực. Trong thân cây dong riềng có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để
chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ. Củ dong riềng có thể dùng
làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ, thân, lá đều dùng được vào mục
đích này.
Những vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì
bã có thể dùng để nấu rượu, nấu rượu xong có thể dùng bã rượu (hèm) phục
vụ chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho
cây trồng và làm giá thể trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc
sặc sỡ, bộ lá đẹp nên cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong
vườn nhà.
Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên đất cát pha, ở độ cao 2340m
trên mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15-17
0
C. Trong 6
tháng đầu người ta trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho
năng suất củ trung bình 56 tấn/ha, chỉ số thu hoạch 56+8%.
Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong
riềng quốc tế của CIP tại Ecuador, trong nhà lưới ở độ cao 2400m, biên độ
12-27
o
C với mật độ 2cây/m2, trên nền đất cát pha, không bón phân,
Hermann và CS đã thu được kết quả rất thú vị. Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4-22% và đạt 12-31% qui về chất khô,
hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5-11 độ Brix.
Nghiên cứu hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế cho thấy có sự
tương quan thuận cao giữa hàm lượng chất khô của củ với hàm lượng
đường hòa tan và hàm lượng tinh bột trong củ tươi r =0,66, trong khi số
chồi tương quan nghịch với hàm lượng chất khô trong củ r = -0,57.
Phân tích các chất dinh dưỡng trong đất trồng và trong cây, các nhà
khoa học cho biết, để thu được 1tấn củ tươi, cho 120-130kg tinh bột khô ở
mật độ 20.000cây/ ha, cây dong riềng cần 0,54kg N, 0,53kg P, 3,11kgK,
2,47kg Mg và 0,37kg Ca. Dong riềng là cây sử dụng rất hiệu quả nguồn N
và nước trong đất.
Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng
tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có
năng suất tinh bột đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong
riềng là cây tăng thu nhập của nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới.
Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì nó vẫn chưa
được quan tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những
nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả nhất (Hermann, M. et al. 2007).
Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ
nguồng gen hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc
giống mới. Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống
dong riềng bằng chỉ thị phân tử.
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Dong riềng Canna edulis Ker là cây thân thảo, họ dong riềng
(Cannaceae). Dựa vào tính chất củ, thân lá và hoa dong riềng, được chia ra
3 loại: Cây chuối hoa (Canna indica L.), cây dong đao (Canna sp), cây
dong riềng (Canna Edulis ker). Dong riềng có tên nhiều địa phương khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên