Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến tính chất vật lý và tính chất cơ học của gỗ keo lai (Acacia Hybrids) 7 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







ÂU THỊ HIỀN






NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ RỪNG
TRỒNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TÍNH CHẤT CƠ
HỌC CỦA GỖ KEO LAI ( ACACIA HYBRIDS) 7 TUỔI
TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






ÂU THỊ HIỀN





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ RỪNG
TRỒNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TÍNH CHẤT CƠ
HỌC CỦA GỖ KEO LAI ( ACACIA HYBRIDS) 7 TUỔI
TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN





Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN VĂN THÁI




Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm, Khoa Lâm nghiệp, Phòng
Đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khóa học.
Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận
lợi về thời gian và tinh thần trong quá trình học tập để tôi đạt được kết quả này.
Tập thể cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình điều tra hiện trường, thu thập mẫu phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thái đã dành nhiều
thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình và những người thân, bạn bè đã giúp đỡ về mọi mặt để
tôi hoàn thành được khóa học này.
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế và bản thân mới
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Học viên




Âu Thị Hiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về gỗ Keo lai 3
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
1.2.1. Trên thế giới 5
1.2.2. Ở Việt Nam 7
1.3. Cơ sở lý thuyết phân tích kết quả nghiên cứu 9
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng gỗ 9
1.3.2. Cơ sở đánh giá chất lượng của gỗ 15
Chƣơng 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI 19
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Phú Lương 19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
2.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội 21
Chƣơng 3 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
3.2.1. Thời gian nghiên cứu 23
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 23
3.3. Nội dung nghiên cứu 24
3.3.1. Phân tích mức độ ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến các tính chất vật
lý của gỗ. 24
3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến các tính chất
cơ học của gỗ. 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.3.3. Đánh giá chất lượng gỗ Keo lai trồng tại huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu 24
3.4.2. Phương pháp luận 24
3.4.3. Phương pháp thí nghiệm 25
3.4.4. Phương pháp tổng hợp kết quả và xử lý thống kế toán học 30
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

4.1. Sự ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến chất lượng gỗ 32
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến tính hút nước tối đa của gỗ32
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến khối lượng thể tích gỗ 34
4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến tỷ lệ dãn nở của gỗ 36
4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến bộ bền ép (nén) dọc thớ gỗ38
4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến độ bền kéo dọc thớ gỗ 40
4.1.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến độ bền uốn tĩnh của gỗ 42
4.2. Đánh giá chất lượng gỗ Keo lai 7 tuổi ở 3 mật độ nghiên cứu 45
4.2.1. Đánh giá chất lượng gỗ dựa vào tính chất vật lý của gỗ 46
4.2.2. Đánh giá chất lượng gỗ dựa vào tính chất cơ học của gỗ 48

KẾT LUẬN 52
1. Kết luận 52
2. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ BIỂU 58





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu
Ý nghĩa
Đơn vị
TN
Thái Nguyên

KLTT
Khối lượng thể tích
g/cm
3

TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam



Mật độ
Cây/ha
M
Khối lượng
g
h
Giờ

MC
Độ ẩm
%
S
Độ lệch tiêu chuẩn

S%
Hệ số biến động
%
P%
Hệ số chính xác
%

X

Trị số trung bình cộng

kd


Độ bền kéo dọc thớ

Mpa
nd


Độ bền nén dọc thớ
Mpa
ut


Độ bền uốn tĩnh
Mpa
k


Khối lượng thể tích cơ bản
g/cm
3















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sức hút nước tối đa của gỗ Keo lai 7 tuổi (%) 32
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra khối lượng thể tích của gỗ Keo lai 7 tuổi
(g/cm
3
) 34
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra tỷ lệ dãn nở của gỗ Keo lai 7 tuổi (%) 36
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra độ bền ép dọc thớ của gỗ Keo lai 7 tuổi (Mpa) 38
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra độ bền kéo dọc thớ của gỗ Keo lai 7 tuổi
(Mpa) 40

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra độ bền uốn tĩnh của gỗ Keo lai 7 tuổi (Mpa) 42
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng gỗ Keo lai 43
Bảng 3.8. So sánh độ hút nước tối đa của gỗ Keo lai 7 tuổi và một số loại
gỗ khác 45
Bảng 3.9. So sánh khả năng dãn nở tiếp tuyến của gỗ Keo lai 7 tuổi và
một số loại gỗ khác 46
Bảng 3.10.Tiêu chuẩn so sánh độ bền nén dọc thớ của gỗ Keo lai 7 tuổi 48
Bảng 3.11.So sánh giới hạn bền khi nén dọc thớ của gỗ Keo lai 7 tuổi với
một số loại gỗ khác 48
Bảng 3.12. Tiêu chuẩn so sánh độ bền uốn tĩnh gỗ Keo lai 7 tuổi 49
Bảng 3.13. So sánh giới hạn bền uốn tĩnh của gỗ Keo lai 7 tuổi và một số
loại gỗ khác 50









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Một số thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm của đề tài
Hình 3.1. Mẫu kiểm tra tính hút nước tối đa, tỷ lệ dãn nở và khối lượng thể
tích gỗ 32
Hình 3.2 Biểu đồ so sánh tính hút nước của gỗ ở 3 mật độ khác nhau 33
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh khối lượng thể tích của gỗ ở 3 mật độ khác nhau 35
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ dãn nở của gỗ ở 3 mật độ khác nhau 37
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh độ bền nén dọc thớ của gỗ ở 3 mật độ khác nhau 39
Hình 3.6. Mẫu thí nghiệm kiểm tra độ bền kéo dọc thớ gỗ 39
Hình 3.7Biểu đồ so sánh độ bền kéo dọc thớ của gỗ ở 3 mật độ khác nhau 41
Hình 3.8. Mẫu thí nghiệm kiểm tra độ bền uốn tĩnh của gỗ 41
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh độ bền uốn tĩnh của gỗ ở 3 mật độ khác nhau 43



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây việc sử dụng gỗ rừng trồng thay thế cho gỗ
tự nhiên ngày càng được quan tâm. Thực hiện Chỉ thị số 19/1999/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 07 năm 1999 về việc thực hiện các biện
pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng, Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2004 về một số giải pháp phát triển
ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ và Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2007 về chiến lược phát triển
Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [2], [3], [4]; ngành chế biến gỗ
Việt Nam và các ngành kinh tế liên quan đã tích cực chủ động tìm kiếm
nguyên liệu, sử dụng hợp lý nguyên liệu, cải tiến công nghệ, thiết bị… để đẩy
mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu đưa giống cây lâm nghiệp mới có khả
năng sinh trưởng nhanh đáp ứng được với tốc độ phát triển và sử dụng gỗ của
nước ta hiện nay như cây keo, cây mỡ, cây bạch đàn Đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của cây này ảnh hưởng đến chất
lượng rừng và chất lượng gỗ như ảnh hưởng của độ tuổi, ảnh hưởng của
lượng phân bón, ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến chất lượng gỗ Keo
lai, qua đó làm cơ sở đánh giá chất lượng của loại gỗ này, từ đó có thể thay
thế cho một số loại gỗ tự nhiên khác để làm nguyên liệu cho các sản phẩm mà
vẫn giữ được hình thức, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hạ giá
thành sản phẩm… Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cơ bản cấu tạo, tính chất cơ, lý,
hoá của gỗ Keo lai để làm cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đối với
loài cây này một cách tổng hợp và có hiệu quả. Từ đó, có thể mở rộng qui mô
phát triển, gây trồng đối với cây gỗ Keo lai, nâng cao vai trò của rừng trong việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
cung cấp nguyên liệu cho ngành Chế biến lâm sản và các ngành khác… vừa
là yêu cầu cấp bách khoa học, vừa là yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Cho tới nay chưa có đề tài đi sâu nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của
mật độ rừng trồng Keo lai đến chất lượng gỗ như tính chất vật lý, cơ học
của gỗ). Do đó việc trồng và sử dụng gỗ Keo lai chưa đạt hiệu quả cao
trong lĩnh vực sản xuất chế biến cụ thể như đồ mộc, đồ gia dụng, ván
nhân tạo và trang trí nội thất Để đáp ứng được các yêu cầu trên cần
phải nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến chất
lượng gỗ, đồng thời giúp cho các nhà lâm sinh có mật độ trồng hợp lý và
nhà gia công chế biến gỗ có hướng sử dụng, tận dụng đạt hiệu quả cao
các sản phẩm từ gỗ Keo lai, tránh gây lãng phí gỗ. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến
tính chất vật lý và tính chất cơ học của gỗ Keo lai ( Acacia hybrids) 7
tuổi tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-Phân tích được về lý thuyết một số nhân tố của gỗ ảnh hưởng đến
chất lượng gỗ (tính chất vật lý, cơ học của gỗ).
-Phân tích được sự ảnh hưởng của mật độ rừng trồng đến chất lượng
gỗ (tính chất vật lý, cơ học của gỗ).
-Đánh giá được chất lượng gỗ Keo lai tương ứng với từng cấp mật
độ rừng trồng.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài là cơ sở để giúp cho các nhà trồng rừng lựa chọn được mật
độ trồng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng để
phát triển mở rộng quy mô góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên
liệu làm bột giấy, ván sàn, trụ mỏ cho xã hội và người sử dụng gỗ lựa
chọn nguyên liệu trong quá trình sản xuất, chế biến gỗ sao cho phù hợp
và hiệu quả với từng loại hình sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tổng quan về gỗ Keo lai
1.1.1. Đặc điểm sinh học và sự phân bố
Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia Auriculiormis)
và Keo tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ những cây đầu
dòng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở
Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những
năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh
từ Quảng Bình trở vào. Cho đến nay, Keo lai đã được khẳng đinh là 1 trong
48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005. Keo
lai không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có
khả năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải
thiện môi trường sinh thái. Cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố
mẹ. Nhằm hạn chế tình trạng phân ly của giống lai, Keo lai thường được tạo
cây con bằng phương pháp vô tính (giâm hom). Gỗ Keo lai được sử dụng làm
ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công
nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai tượng và
Keo là tràm, hàm lượng xenlulo trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu
suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt.
Điều kiện gây trồng: Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc
tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7.
- Nhiệt độ bình quân: 22
0

C, tối thích từ 24 - 28
0
C, giới hạn 40
0
C.
- Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75 cm,
tối ưu: 4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không
bị ngập nước đều có thể trồng được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dầy tầng đất đối với
rừng trồng nguyên liệu trong 5 - 7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết
phải có độ dày tầng đất ≥ 40 - 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, Keo giâm
hom không được trồng trên các loại đất sau đây:
+ Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu < 20 cm.
+ Đất cát trắng, đất cát di động.
+ Đất nhiễm mặn, thường xuyên ngập úng.
+ Đất bị đá ong hóa hay glây hóa.
1.1.2. Đặc điểm nhận biết
Keo lai (Acacia Hybrid), thuộc họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae), bộ Đậu
(Leguminosae), tên thường gọi là Keo lai do lai tự nhiên từ Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), cây có thể cao từ
25 – 30m, đường kính có thể đến 60 – 80cm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả
năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái, góp phần hạn
chế lũ lụt. Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác
dụng nhiều mặt như kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy kích thước lớn sử
dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Keo lai là một trong những loài cây mọc nhanh nhất trong số các loài cây

gỗ đang được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay. Hơn nữa, Keo lai không
những chỉ là loài cây nguyên liệu giấy quan trọng mà còn là loài cây cung cấp
gỗ nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như chế biến ván nhân tạo,
chế biến đồ mộc xuất khẩu, gỗ bao bì, gỗ xây dựng,… Tuy nhiên, trong
những năm trước đây Keo lai được trồng làm nguyên liệu giấy là chủ yếu, với
mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ nên chu kỳ kinh doanh thông thường từ 7-10
năm, có nơi 6 năm đã khai thác; do keo lai chưa đến tuổi thành thục số lượng
nên hiệu quả của rừng trồng chưa cao. Do nhu cầu của sản xuất hiện nay việc
trồng rừng gỗ lớn cũng đang là một vấn đề bức súc cần phải được quan tâm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
trong giai đoạn trước mắt việc chuyển hoá rừng trồng từ mục tiêu kinh doanh
gỗ nhỏ sang mục tiêu kinh doanh gỗ lớn là cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cũng như nhu cầu ngày càng đa dạng
của thị trường, việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lai và tuổi
thành thục công nghệ của rừng trồng Keo lai cho các mục tiêu kinh doanh
khác nhau là rất cần thiết.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids)
Keo lai tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên này
được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số
các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah,
Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa
Keo tai tượng với Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh
hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley
xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở
Queensland – Australia (Lê Đình Khả, 1999) [11]. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên

còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea
(Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988) ở một số nơi khác tại
Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở
Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự
nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự
nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh
trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê
Đình Khả, 2006) [13].
Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình
nghiên cứu của Rufelds (1988) [36]; Gan.E và Sim Boom Liang (1991)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
[30] các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn
Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của
Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện
ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Bên cạnh đó là sự
phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các
bộ phận sinh sản (Bowen, 1981) [27].
Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) [34] thì không tìm thấy một sự sai
khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của
chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế
lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều
của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá
hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới
cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của
Pinso Cyril và Robert Nasi, (1991) [35] thì trong nhiều trường hợp cây Keo
lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về
ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả
2 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng

sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F
1
là tốt hơn, còn từ đời F
2
trở đi cây
sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai
tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi
(1991) [35] thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của
thân, đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các
chương trình trồng rừng thương mại.
1.2.1.2. Nghiên cứu về mật độ ảnh hưởng đến khả năng sinh trường và
chất lượng rừng trồng
Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi
dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau. Vấn đề này đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu với nhiều loại cây khác nhau trên các lập địa khác nhau, điển hình
là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) [31] khi nghiên cứu mật
độ trồng rừng cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công
thức có mật độ trồng khác nhau ( 2985 cây/ha; 1680 cây/ha; 1075 cây/ha; 750
cây/ha). Số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của
các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm mật độ, nhưng tổng tiết diện
ngang lại tăng theo chiều tăng mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật
độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây
đứng vẫn nhỏ hơn những công thác trồng ở mật độ cao. Trong một
nghiên cứu khác với Thông P.caribeae ở Quenslan - Australia, tác giả
cũng đã thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2200 cây/ha;

1680 cây/ha; 1330 cây/ha; 1075 cây/ha và 750 cây/ha), sau 9 năm trồng
cũng thu được kết quả tương tự, nhưng ở các công thức trồng mật độ
thấp như (750 cây/ha - 1075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ
20,1-20,9 cm. Số cây đạt đường kính ngang ngực > 10 cm chiếm từ 84%
- 86%. Ở công thức mật độ cao đường kính chỉ đạt từ 16,6 - 17,8 cm và
số cây có đường kính ngang ngực từ 71 - 76%.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ
đến chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào
mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu
Cây Keo lá tràm và Keo tai tượng được nhập vào nước ta từ những năm
1960 nhưng mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, giống Keo lai mới
được phát hiện và tập trung nghiên cứu từ các khâu chọn tạo giống cho đến
trồng rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Ở Việt Nam cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và
các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTT) phát hiện
đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp
theo đó từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm
một số giống Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký hiệu là
BV ; Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng
được ký hiệu là KL.
Lê Đình Khả và các cộng sự (1995, 1997, 2006) [12, 13, 14] khi nghiên
cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có
tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo
lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra

sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây cũ) cho
thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2-1,6 lần về chiều cao
và từ 1,3-1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng
Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lá
tràm 1,3 lần về chiều cao ; 1,5 lần về đường kính. Một số dòng vừa có sinh
trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là giống
Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5, BV10, BV 16, BV 32,
BV 33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình
Khả (1997) [12] đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để
gây trồng rừng mới. Keo lai đời F
1
có hình thái trung gian giữa hai loài bố
mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F
2
sinh trưởng kém hơn cây lai F
1

có biến động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển giống Keo lai vào sản
xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ
những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống
tiến bộ kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng
trồng Keo lai
Mật độ rừng là số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích, hay nói cách
khác là sự sắp xếp không gian của một số lượng cây nhất định trên một đơn vị
diện tích. Rừng trồng gỗ nguyên liệu thì sản phẩm lấy ra từ rừng chủ yếu là
gỗ. Muốn có sản lượng gỗ cao, đảm bảo quy cách, phẩm chất đáp ứng được

yêu cầu và mục đích sử dụng thì mật độ cần phải thích hợp. Vì vậy, có thể nói
mật độ là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong trồng rừng.
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình cho thấy, giai đoạn cây 5
tuổi tỷ lệ sống của rừng trồng ở một số mật độ 1330 cây/ha và 1660 cây/ha so
với tỷ lệ sống tại tuổi 3 là không khác nhau. Nhưng ở mật độ 2000 cây/ha thì
tỷ lệ sống ở tuổi 5 và tuổi 3 là khác nhau nhiều (ở tuổi 3 là 90,74% và ở tuổi 5
là 87,04%).
Sự ảnh hưởng của các mật độ này đến chất lượng gỗ Keo lai như thế
nào và sử dụng gỗ ở cấp mật độ đó như thế nào, cho đến nay chưa có công
trình nào khẳng định chắc chắn. Chính vì vậy, để có cơ sở khoa học khẳng
định mật độ có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng gỗ Keo lai, chúng
tôi thấy việc nghiên cứu của chúng tôi là cần thiết.
1.3. Cơ sở lý thuyết phân tích kết quả nghiên cứu
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng gỗ
*Ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng
Khái niệm điều kiện sinh trưởng là sự tham gia tổng hợp của các nhân
tố sau đây : khu vực địa lý, độ cao so với mặt biển, nhiệt độ, lượng mưa,
loại rừng, đất, [10]
Ánh sáng là nguồn năng lượng không thể thiếu được của cây xanh, nhờ
có ánh sáng cây xanh mới tổng hợp được các chất hữu cơ, vì điều kiện ánh
sáng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Điều kiện ánh sáng của nơi trồng rừng khác nhau chủ yếu do vĩ độ địa lý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
địa hình thay đổi. Ở miền núi trong phạm vi một vùng, độ cao so với mặt
nước biển, hướng dốc khác nhau, dẫn đến điều kiện ánh sáng khác nhau [10]
Nhiệt độ là điều kiện tất yếu để cây rừng tiến hành các quá trình sinh lý,
nhiệt độ cao thấp, thời gian dài ngắn quyết định thời kỳ sinh trưởng và tình
hình phát triển thực vật, vì vậy có ảnh hưởng quyết định đến sản lượng và

chất lượng rừng. Cùng trong một điều kiện ánh sáng, tình hình nhiệt độ nơi
trồng rừng có thể khác nhau, đặc biệt là miền núi, trong một phạm vi hẹp,
nhiệt độ có thể thay đổi rõ rệt do khác nhau về độ cao với mặt biển, hướng
dốc, vị trí của dốc [10] .
Nước có vai trò quyết định trong đời sống cây trồng, nhờ có nước thực
vật mới hấp thu được các chất dinh dưỡng, mới duy trì được nhiệt độ cơ
thể ở vùng núi, nước trong đất không chỉ thay đổi do đặc điểm của đất
mà còn thay đổi do địa hình (độ cao so với mặt nước biển, độ dốc, hướng
dốc, vị trí của dốc) [10].
Độ phì của đất cao hay thấp là do hai nhân tố quyết định : dung lượng và
chất lượng các chất khoáng có trong đất. Dung lượng là chỉ độ dày của đất,
mức độ các chất khác lẫn trong đất. Chất lượng là hàm lượng và thành phần
chất khoáng có trong một đơn vị thể tích của đất nhiều hay ít. Vùng đồi núi
trọc ở nước ta, lớp đất mặt thưởng mỏng, tỷ lệ đá lẫn lớn, thường là những
nhân tố hạn chế độ phì của đất.
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng đến chất lượng gỗ
(tính chất cơ - lý của gỗ) việc tách riêng sự ảnh hưởng của một nhân tố nào đó
để nghiên cứu thì khó có thể thực hiện được.
Sự ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến tính chất cơ - lý của gỗ cho
phép giả định rằng; mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu có liên quan
đến vùng phân bố đến các loài gỗ. Mức độ ảnh hưởng rõ rừng đối với các loài
gỗ vùng phân bố hẹp yêu cầu điều kiện sinh trưởng cao hơn thì ảnh hưởng
của các nhân tố khí hậu ít rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu và đưa ra được kết
luận chung cho tất cả các loại cây. Đã có một số công trình nghiên cứu cho
từng loại gỗ riêng biệt : Những kết luận của các tác giả không phù hợp với
nhau, được giải thích như thế nào là điều khó khăn, vì bản thân những công

trình nghiên cứu đó cũng chưa được hoàn thiện. Tuy vậy, đa số những công
trình nghiên cứu về loài gỗ lá kim (Thông), các loài gỗ lá rộng (mạch xếp
vòng như Sồi, mạch phân tán ; Thuỷ thanh cương, Sơn dương) đưa đến kết
luận sau đây : Ở đất tốt gỗ được hình thành có chất lượng tốt, song một số
công trình nghiên cứu khác cho biết ; gỗ Thông sinh trưởng ở điều kiện trung
bình có tính chất gỗ cao nhất (điều kiện đất tốt và xấu đều gây nên làm giảm
chất lượng gỗ, song xu thế điều kiện đất tốt giảm ít hơn so với đất xấu), còn
đối với gỗ sồi ở đất khô thì tính chất của gỗ tốt hơn.
Điều đó cho thấy, với từng loại gỗ khác nhau trong cùng một điều kiện
sinh trưởng sẽ cho chất lượng gỗ là khác nhau. Cùng một loại gỗ, được trồng
tại khu vực có điều kiện sinh trưởng khác nhau sẽ cho ta chất lượng gỗ khác
nhau. Cây có điều kiện sinh trưởng tốt sẽ phát triển nhanh hơn cây có điều
kiện sinh trưởng không tốt, do đó cây sinh trưởng tốt sẽ có chất lượng gỗ
thường kém hơn.
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của
mật độ đến chất lượng rừng trồng. Do vậy, chúng tôi tiến hành khống chế
yếu tố về điều kiện sinh trưởng. Việc khống chế sinh trưởng bằng cách
cây thí nghiệm được lấy ở nơi có cùng điều kiện sinh trưởng về ánh sáng,
độ ẩm, đất đai
* Ảnh hưởng của mật độ rừng trồng
Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng, ảnh hưởng đến
chất lượng gỗ. Khi mật độ khác nhau, kích thước về đường kính, chiều cao
của gỗ là khác nhau. Theo tài liệu số [22] gỗ là vật liệu dị hướng, có sự biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
đổi về tính chất (cơ học, vật lý) trong cùng một thân cây ; biến đổi theo chiều
cao của gỗ, biến đổi theo đường kính của gỗ. Do vậy với đường kính gỗ khác
nhau, chiều cao khác nhau của gỗ sẽ làm cho gỗ có sự khác nhau về chất

lượng của gỗ.
Trong đề tài chúng tôi tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của mật độ
đến chất lượng sản phẩm với 3 cấp mật độ: 1111cây/ha; 1666 cây/ha; 2500
cây/ha.
* Ảnh hưởng của cấu tạo gỗ
Trong đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ rừng
trồng đến chất lượng gỗ, do đó chúng tôi sẽ khống chế cây keo lai được trồng
trên mật độ khác nhau, nhưng được trồng cùng một điều kiện sinh trưởng.
Cấu tạo gỗ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
các loại gỗ. Loại gỗ khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau, dẫn đến chất lượng gỗ
cũng khác nhau.
+ Cấu tạo ảnh hưởng đến khối lượng thể tích gỗ [22]
Cấu tạo gỗ là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng thể tích, gỗ có cấu
tạo khác nhau dẫn đến khối lượng thể tích khác nhau. Cấu tạo gỗ ảnh hưởng
đến khối lượng thể tích được thể hiện qua nhiều cấu tạo.
- Yếu tố cấu tạo thành tế bào trong cây đó là tỷ lệ tế bào vách dày và tế
bào vách mỏng, vách tế bào tạo ra độ rỗng của gỗ nhiều hay ít. Độ rỗng càng
lớn khối lượng thể tích càng nhỏ và ngược lại.
- Tỷ lệ gỗ sớm, gỗ muộn đối với những cây gỗ có gỗ sớm, gỗ muộn
phân biệt thì tỷ lệ gỗ muộn nhiều hay ít có ảnh hưởng lớn đến khối lượng
thể tích của gỗ. Khối lượng thể tích gỗ muộn gấp 2-3 lần khối lượng thể
tích gỗ sớm. Do đó, tỷ lệ gỗ muộn càng nhiều thì khối lượng thể tích càng
lớn và ngược lại.
- Vòng tăng trưởng hàng năm (vòng năm) đối với cây gỗ lá rộng mạch
vòng, vòng tăng trưởng hàng năm càng lớn thì tỷ lệ gỗ muộn càng nhiều,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
nên khối lượng thể tích càng cao. Đối với gỗ lá rộng mạch phân tán, vòng
năm rộng thì tỷ lệ gỗ sớm và gỗ muộn là một hằng số nên khối lượng thể

tích không thay đổi.
+ Ảnh hưởng đến tỷ lệ co dãn của gỗ [22]
Cấu tạo gỗ là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến tỷ lệ co dãn của gỗ, cấu tạo
gỗ là nhân tố gây ra sự chênh lệch về co dãn giữa chiều dọc thớ và ngang thớ,
gây sự chênh lệch giữa chiều tiếp tuyến và xuyên tâm. Từ đó gây nên hiện
tượng gỗ bị cong vênh, nứt nẻ.
- Cấu trúc vách tế bào trong thân cây đại đa số các tế bào xếp theo chiều
dọc thân cây. Trong mỗi tế bào, vách thứ sinh chiếm phần chủ yếu. Cách sắp
xếp các mixen trong vách thứ sinh đặc biệt là lớp giữa của vách thứ sinh, các
mixen xếp song song với trục dọc của thế bào. Mặt khác bản chất của quá
trình co dãn là sự thay đổi về khoảng cách giữa các mixen. Từ đó dẫn đến co
dãn theo chiều ngang thớ lớn hơn nhiều so với chiều dọc thớ gỗ.
- Do tia gỗ dẫn đến co dãn theo chiều tiếp tuyến lớn hơn hai lần so với
chiều xuyên tâm. Các tế bào cấu tạo nên tia gỗ nằm vuông góc với trục dọc
thân cây, cùng chiều với các đường bán kính như vậy với mỗi tia gỗ đại bộ
phận tế bào xếp theo chiều dọc tia gỗ. Trong mỗi tế bào mô mềm đại bộ phận
mixen xếp song song với trục tế bào. Do đó trong mỗi tia gỗ đại bộ phận
mixenxenlulo xếp song song với trục dọc tia gỗ. Vì thế khi co dãn sự thay đổi
theo chiều ngang tia gỗ lớn hơn nhiều so với chiều dọc tia gỗ. Chiều ngang tia
gỗ là chiều tiếp tuyến của cây, chiều dọc tia gỗ là chiều xuyên tâm của cây.
+ Ảnh hưởng đến sức hút nước của gỗ [22]
Gỗ hút nước nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào cấu
tạo gỗ. Gỗ có độ rỗng lớn thì khả năng hút nước nhanh, nhiều và ngược lại.
Ngoài ra gỗ hút nước còn phụ thuộc vào vị trí chiều thớ hình dạng và kích
thước của mẫu gỗ. Khối lượng thể tích càng lớn gỗ hút nước càng chậm, gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
lõi thường hút nước chậm hơn gỗ giác. Mặt xuyên tâm và tiếp tuyến của gỗ
hút nước rất chậm.

+ Ảnh hưởng đến độ bền ép, kéo dọc thớ và uốn tĩnh [22]
- Sự sắp xếp tế bào trong cây và cấu trúc của vách tế bào, trong thân cây
đại đa số các tế bào sắp xếp theo chiều dọc thân cây. Trong mỗi tế bào đặc
biệt là lớp giữa của vách thứ sinh trong vách tế bào, các mixen sắp xếp theo
chiều dọc thân cây. Khi có ngoại lực tác dụng vào các mixen trong gỗ sinh ra
một nội lực trống lại như vậy làm cho độ bền ép, kéo dọc thớ và uốn tĩnh sẽ
lớn hơn nhiều so với ép và kéo ngang thớ gỗ.
- Tia gỗ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền ép ngang tiếp tuyến và
xuyên tâm. Chiều xuyên tam là chiều dọc theo tia gỗ, chiều tiếp tuyến là chiều
ngang tia gỗ, khi tiến hành ép xuyên tâm sẽ có cường độ lớn hơn tiếp tuyến.
- Gỗ sớm, gỗ muộn thì đối với cây lá kim và gỗ lá rộng mạch vòng có
gỗ sớm và gỗ muộn phân biệt, tia gỗ nhỏ, cường độ theo chiều xuyên tâm
sẽ nhỏ hơn cường độ theo chiều tiếp tuyến. Nguyên nhân là do khi ép theo
chiều xuyên tâm chỉ có phần gỗ sớm chịu lực và cường độ chịu lực nhỏ
hơn phần gỗ muộn. Khi ép theo chiều tiếp tuyến sẽ có cả hai phần gỗ sớm
và gỗ muộn chịu lực.
- Tố thành tế bào trong cây là tỷ lệ tế bào vách dày và tế bào vách mỏng.
Các loại cây khác nhau, vị trí khác nhau trong thân cây có tố thành tế bào
khác nhau nên dẫn đến mọi tính chất gỗ khác nhau.
- Tỷ lệ giữa 3 tổ chức như :
+ Tổ chức dẫn nước và muối khoáng (nhựa nguyên) ở gỗ lá kim do quản
bào gỗ sớm đảm nhận. Gỗ lá rộng do mạch gỗ đảm nhận, đây là những tế bào
có kích thước lớn, có phần ruột rỗng lớn nhất. Do đó, tỷ lệ này phát triển thì
tính chất có học của gỗ sẽ giảm xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
+ Tổ chức dự trữ chất dinh dưỡng, chức năng này do mô mềm đảm nhận,
đây là những tế bào vách mỏng. Nếu tổ chức này phát triển thì tính chất cơ lý
của gỗ sẽ giảm xuống.

+ Tổ chức cơ học ở gỗ lá kim là do quản bào gỗ muộn đảm nhận, ở gỗ
lá rộng là do sợi gỗ đảm nhận. Nói chung đây là những tế bào vách dày có
kích thước bé nên có ruột rỗng rất nhỏ, có loại ruột hoàn toàn bị bịt kín,
cho nên nếu tổ chức cơ học mà phát triển thì tính chất cơ lý của gỗ sẽ tăng
lên đáng kể.
- Tỷ lệ xenlulô và linhin
Xenlulô là thành phần chủ yếu của gỗ chiếm trung bình 50% thể tích gỗ,
là thành phần chủ yếu sản sinh ra nội lực của gỗ. Nội lực xenlulô tạo ra đều là
những ứng lực lớn nhất (kéo dọc, nén dọc, uốn tĩnh).
Linhin là thành phần thứ 2 cấu trúc nên vách tế bào, linhin có cấu trúc vô
định hình nên ứng lực nào do linhin tạo ra nội lực đều là những lực nhỏ nhất
như ép ngang, trượt dọc, trượt ngang, tách
Trong cấu trúc vách tế bào, linhin là một chất bám trên sườn xenlulô do
đó linhin tạo ra độ nhẵn của gỗ hay gỗ nào, ở vị trí nào trong cây nếu hàm
lượng linhin cao thì gỗ đó sức chịu ép cao.
1.3.2. Cơ sở đánh giá chất lƣợng của gỗ
1.3.2.1. Tính chất hút nước của gỗ
Sức hút nước của gỗ là năng lực hút lấy nước vào gỗ khi ngâm gỗ trong
nước. Tính chất hút nước của gỗ được thể hiện ở độ hút nước. Độ hút nước,
thời gian hút nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khối lượng thể tích, vị
trí, chiều thớ, kích thước, nhiệt độ nước và độ ẩm ban đầu , trong đó yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất là khối lượng thể tích. Khối lượng thể tích càng lớn thì
khả năng hút nước càng chậm, gỗ lõi hút nước chậm hơn gỗ giác. Mặt cắt
xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến của gỗ hút nước rất chậm. Diện tích mặt cắt
ngang càng lớn thì tố độ hút nước càng nhanh, ở nhiệt độ cao gỗ hút nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
nhanh nhưng không nhiều. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hút
nước của gỗ là vấn đề có ý nghĩa thực tế trong kỹ thuật ngâm tẩm gỗ bằng hoá

chất, dưới điều kiện áp suất thường.
Gỗ hút nước làm thay đổi độ ẩm của gỗ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến
các tính chất vật lý và cơ học, đặc biệt trong giới hạn độ ẩm bão hoà thớ
gỗ. Trong công nghệ cần phải chú ý đặc điểm này của gỗ để lựa chọn độ
ẩm gỗ cho thích hợp.
Với loại gỗ có hút nước lớn, tốc độ hút nước nhanh, trong quá trình nấu bột
giấy, dịch nấu dễ dàng thẩm thấu vào gỗ. Tuy nhiên trong sản xuất ván nhân
tạo, lượng keo dễ bị thấm sâu, nhiều gây thiếu keo trên bề mặt dán dính nếu
điều chỉnh độ nhớt của keo không phù hợp.
1.3.2.2. Khối lượng thể tích của gỗ
Khối lượng thể tích là cơ sở hợp lý cho việc đánh giá giá trị của gỗ trong
những lĩnh vực sử dụng khác nhau. Khối lượng thể tích có mối liên quan mật
thiết với các tính chất vật lý, cơ học khác của gỗ.
Khối lượng thể tích liên quan chặt chẽ đến sức co giãn của gỗ, theo các
chiều thớ khác nhau, ảnh hưởng của khối thể tích là khác nhau.
Khối lượng thể tích là nhân tố quan trọng đối với khả năng truyền nhiệt
của gỗ, gỗ nặng có khả năng truyền nhiệt cao hơn gỗ nhẹ.
Khối lượng thể tích cũng ảnh hưởng tới độ cứng của gỗ, gỗ có khối
lượng thể tích càng lớn thì độ cứng càng cao đồng thời có khả năng chịu mài
mòn cao.
Khối lượng thể tích của gỗ nặng hay nhẹ là do cấu tạo của gỗ quyết định,
do đó khối lượng thể tích có ảnh hưởng đến hầu hết các tính chất vật lý, cơ
học của gỗ. Gỗ có khối lượng thể tích thấp thì cường độ cơ học của gỗ cũng
thấp. Khối lượng thể tích là một nhân tốc quan trọng trong việc sử dụng
nguyên liệu gỗ. Trong sản xuất ván dán, thích hợp nhất là sử dụng những loại
gỗ có khối lượng thể tích từ 0,4÷0,6g/cm
3
[7]. Trong sản xuất bột giấy và giấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×