Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.94 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---------------    ---------------
BÀI LUẬN:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC
BÀI LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP
BRAINSTORMING
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Sinh viên thực hiện:
Lê Như Phương - 06520355
Lớp : CNPM01
Niên khóa : 2006 - 2010
Trang 22
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Giáo viên: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Sau hơn 5 tháng tìm hiểu và thực hiện, báo cáo cuối kì “Bài luận về phương pháp
luận sáng tạo – Phương pháp Brainstorming ” đã cơ bản hoàn thành. Để đạt được kết
quả này, tôi đã nỗ lực hết sức đồng thời cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ, ủng hộ của các quí Thầy Cô và các bạn.
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Công Nghệ Phần
Mềm,Khoa Mạng Máy Tính, trường Đại học Công Nghệ Thông Tin và các quí Thầy
Cô đặc biệt là GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành
bài báo cáo cuối kì này. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn đến phòng kỹ thuật của Khoa
đã hỗ trợ để em có điều kiện thảo luận nhóm và tạo môi trường làm việc hiệu quả.
Tôi cũng rất cảm ơn bạn bè trong Khoa đã luôn bên cạnh và ủng hộ, đóng góp ý
kiến giúp tôi có thể giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện
báo cáo cuối kì này.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn báo
cáo cuối kì này vẫn còn nhiều thiếu sót, và thực sự chưa phải là một báo cáo hoàn thiện.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý đánh giá của quí Thầy Cô, của các bạn để tôi có thể


phát triển báo cáo này thêm hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
TpHCM, tháng 12 năm 2009
Lớp CNPM01
Sinh viên thực hiện:
Lê Như Phương
Trang 21
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)

.......................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………
SVTH: Lê Như Phương - 06520355
Trang 22
Mục Lục
1. Giới thiệu chung...........................................................................................1
2. Đặc điểm chung của môn học......................................................................3
3. Brainstorming..............................................................................................5
4. Tính đúng đắn............................................................................................11
5. Tính sáng tạo..............................................................................................15
6. Kết luận.....................................................................................................21
7. Tài liệu tham khảo......................................................................................22
Giáo viên: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Trang 21
Giới thiệu chung.

Tầm quan trọng của QL rủi ro được nói rất rõ: tỉ lệ thành công của các dự án
CNTT (theo nghĩa đạt được yêu cầu chất lượng, đúng hạn và không vượt chi) thấp,
chủ yếu do không có hoặc thực hiện không tốt việc phòng ngừa và xử lý các rủi ro
dẫn đến thất bại hoặc hạn chế thành công của một dự án.
Tuy đây là “kiến thức vỡ lòng” của QL dự án CNTT (hay chính vì nó là
“kiến thức vỡ lòng”?) nên trên thực tế nhiều dự án phần mềm đã bỏ qua hoặc kiểm
soát rủi ro sơ sài. Thất bại của các dự án CNTT vẫn xảy ra thường xuyên, từ những
thất bại mang lại hậu quả có tính khủng hoảng như “112”, đến hàng loạt đề tài và
nhiệm vụ ứng dụng được nói khéo là “hiệu quả chưa cao”! Thường xuyên gặp thất
bại và kém hiệu quả có lẽ đã làm nảy sinh ý nghĩ coi đó là chuyện “tự nhiên” không
tránh khỏi. Thậm chí làm xói mòn uy tín của việc tin học hóa, cũng như niềm tin
vào sự nghiệp này. Đây là nỗi bức xúc lớn của những người liên quan đến công
cuộc tin học hóa của Việt Nam, đã được nhiều người, trong đó có các chuyên gia
về CNTT đề cập nhiều lần và trên nhiều diễn đàn.
Quản lý rủi ro có vai trò khá quan trọng trong toàn bộ tiến trình quản lý dự
án. Trong cả 2 bộ mô hình và tiêu chuẩn nổi tiếng được ứng dụng nhiều trong dự
án phần mềm là CMMi (Capability Maturity Model Integration) của viện Công
nghệ Phần mềm Hoa Kỳ (SEI) và PMP (Project Management Professional) của
viện Quản trị Dự án PMI (Project Management Institude) đều xem quản lý rủi ro là
một trong những hoạt động cơ bản nhất của quá trình quản trị dự án.
Quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và
quản lý các loại rủi ro. Do đó, quản trị rủi ro hướng tới 3 mục tiêu: xác định được
rủi ro, thực hiện phân tích khách quan về các loại rủi ro đặc thù đối với tổ chúc,
ứng phó với những rủi ro đó theo một phương cách hữu hiệu và phù hợp.
SVTH: Lê Như Phương - 06520355
Trang 22
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ quản lý rủi ro, brainstorming là một
phương pháp dễ thực hiện với chi phí ít, với phương pháp này áp dụng trong hoạt
động nhóm sẽ rất hiệu quả, các thành viên có điều kiện phát huy ý tưởng sáng tạo
của mình trong khi gặp các vấn đề khó khăn.

Giáo viên: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Trang 21
1. Đặc điểm chung của môn học
Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO"
(Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị
cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy
nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới
điều khiển được tư duy.
"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn
hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG
TẠO (Creatology).
Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá trình
phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ
tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh
vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ... đến việc sử dụng năng lượng
nguyên tử, chinh phục vũ trụ..., hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng
được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não của con
người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị
vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền
văn minh nhân loại.
Ý định "khoa học hóa tư duy sáng tạo" có từ lâu. Nhà toán học Hy Lạp Pappos,
sống vào thế kỷ III, gọi khoa học này là Ơristic (Heuristics). Theo quan niệm lúc
bấy giờ, Ơristic là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát
minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết
học, toán, quân sự... Do cách tiếp cận quá chung và không có nhu cầu xã hội cấp
bách, Ơristic bị quên lãng cho đến thời gian gần đây.
Cùng với cuộc cách mạng KHKT, số lượng bài toán phức tạp mà loài người cần
giải quyết tăng nhanh, đồng thời yêu cầu thời gian phải giải được chúng rút ngắn

lại. Trong khi đó không thể tăng mãi phương tiện và số lượng người tham gia giải
bài toán. Thêm nữa, cho đến nay và trong tương lai khá xa sẽ không có công cụ
nào thay thế được bộ óc tư duy sáng tạo. Ngưòi ta đã nhớ lại Ơristic và phát triển
tiếp để tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao năng suất, hiệu quả quá trình tư duy
sáng tạo - quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định trong mọi lĩnh vực
không riêng gì khoa học kỹ thuật.
Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics,
Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các
khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng,
SVTH: Lê Như Phương - 06520355
Trang 22
cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
Một số nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, thạc sỹ về chuyên
ngành sáng tạo và đổi mới (BA, BS, MA, MS in Creativity and Innovation). Ví dụ
Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc Ðại học
Buffalo bang New York (Mỹ) đến cuối năm 1994 đã đào tạo được 100 thạc sỹ.
Em rất cảm ơn khi trong chương trình đào tạo của trường ta có môn học
này, thông qua các bài giảng của Thầy giúp em có cái nhìn khái quát hơn về các
vấn đề và từ đó đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Đây có thể nói là môn học rất thú vị
và bổ ích đối với sinh viên nói chung và đối với sinh viên CNTT nói riêng. Mỗi bài
giảng có thể coi là một kinh nghiệm sống mà Thầy luôn muốn truyền thụ cho
chúng em để những sinh viên như chúng em chuẩn bị hành trang kiến thức cho
mình trước khi rời khỏi ghế nhà trường và trở thành những chủ nhân tương lai của
đất nước, những công dân có ích cho xã hội. Để hiểu rõ về sự thú vị của môn học
này em xin đi vào tìm hiểu một phương pháp để giải quyết vấn đề rủi ro trong
quản lý dự án trong CNTT, và đã được áp dụng phương pháp này trong quá trình
làm việc nhóm của em.
Giáo viên: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Trang 21
2. Brainstorming

Brainstorming: (Tập kích não): Đây là một phương pháp suất sắc dùng để phát
triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng
cách tập trung trên vấn đề, và rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý
niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu
nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ càng tốt. Chúng có thể rất rộng và sâu
cũng như không giới hạn bởi các khiá cạnh nhỏ nhặt nhất cuả vấn đề. Trong "tập
kích não" thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh va nhiều cách (nhìn) khác
nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ 1 đến nhiều người. số lượng người
tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn
diện hơn nhờ vao nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau cuả
mỗi người.
Lịch sử phát triển: Chữ tập kích não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi
Alex Osborn năm 1941. Ông đã mô tả tập kích não như là "Một kĩ thuật hội ý bao
gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt
tất cả ý kiến cuả nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một
nguyên tắc nhất định (mà sẽ được mô tả trong phần tiếp theo). Ngày nay, phương
pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể tiến
Đặc điểm, phương pháp và kỹ thuật của brainstorming
* Có thể tiến hành bởi một hay nhiều người:
SVTH: Lê Như Phương - 06520355
Trang 22
Tuy nhiên, thường thì phương pháp này sẽ hiệu quả hơn cho nhóm làm việc
bởi vì cơ sở hoạt động của nó dựa trên việc tạo ra càng nhiều ý tưởng liên quan từ
nhiều góc nhìn và nhiều cấp độ càng tốt. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp
cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều
góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người.
* Dụng cụ:
Dễ nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình
trạng của hoạt động công não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có thể thay

thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính
cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc công não. Bằng cách này
những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc tập kích còn được giúp đỡ
bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực
tuyến, và các máy truy tìm dữ liệu.
* Định nghĩa vấn đề:
Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được các
chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được
cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn đây là
bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều
kiện cần hay đủ của một lời giải.
* Tập trung vào vấn đề:
Đây là bước tập kích. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc
hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý
kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải
quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được
xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra
bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết.
Trong phần này, chúng ta chú ý các điều sau:
- Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới:
Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Giả
sử ta có một cây đèn và một chiếc đồng hồ trong tay, nếu kết hợp chúng lại thì sẽ
như thế nào? Một cây đèn có gắn đồng hồ? Một chiếc đèn hẹn giờ bật tắt? Một
chiếc đồng hồ dạ quang? Hay đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng? Một chiếc
đồng hồ du lịch có thể phát sáng để soi đường? Kết hợp hai hay nhiều thứ khác
nhau lại với nhau theo chức năng, hình dạng, cấu tạo và bạn sẽ bất ngờ với những
ý tưởng mới nghe có thể là vô lý những hoàn toàn có thể là bước bắt đầu cho một
Giáo viên: GS.TSKH. Hoàng Kiếm

×