Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 144 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




LÊ THÀNH PHONG




GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÁC
ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN GATT/WTO




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế




Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





LÊ THÀNH PHONG


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÁC
ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU THEO
HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN GATT/WTO


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN



Thái Nguyên, 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Trần Đình Tuấn.

Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh
giá, kiến nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng
được bả o vệ mộ t họ c vị nà o. Mọi trch dẫn trong luận văn đu đ được ch
r ngun gốc.


Tôi xin khẳng định v sự trung thực của lời cam kết trên./.

Thái Nguyên, thng 10 năm 2012
Tác giả luận văn



Lê Thành Phong









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giá m hiệ u , phng Quản l
đà o tạ o sau đạ i họ c cù ng tậ p thể giảng viên trường Đạ i họ c Kinh tế và
Quản trị kinh doanh , Đạ i họ c Thái Nguyên đ trang bị cho tôi những kiến
thức cơ bản để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Đc biệt, để hoàn thành luận văn thạc sỹ này , tôi đ được sự ch bả o
tận tình của Tiến sỹ Trần Đình Tuấn. Xin gửi tới Tiến sỹ Trần Đình Tuấn
lời cảm ơn trân trọng nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lnh đạo và cá n bộ củ a Tổ ng
cục Hải quan đ giúp đỡ và tạo điu kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu
để thự c hiệ n nghiên cứ u luận văn thạ c sĩ .
Cuối cùng, tôi xin bảy tỏ lng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, đng
nghiệp, gia đình đ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thự c hiệ n luận
văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, thng 10 năm 2012
Tác giả luận văn



Lê Thành Phong






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đ tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đ tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.2.1.Phạm vi v thời gian nghiên cứu 3
3.2.2. Phạm vi v không gian nghiên cứu 3
3.2.3. Phạm vi v nội dung nghiên cứu 3
4.  nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 4
5. Kết cấu Luận văn 4
Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ
HẢI QUAN GATT/WTO VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở VIỆ T
NAM 5
1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
GATT/WTO 5
1.1.1. Lịch sử hình thành Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO 5
1.1.2. Các nguyên tắc chung của Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO 7

1.1.3. Kết cấu của Hiệp định Trị giá hải quan 7
1.1.4. Các phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định Trị giá hải quan 10
1.1.4.1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu 11
1.1.4.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt 13
1.1.4.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự 13
1.1.4.4. Phương pháp trị giá khấu trừ 14
1.1.4.5. Phương pháp trị giá tính toán 15
1.1.4.6. Phương pháp dự phòng (hay còn gọi là phương pháp suy luận) 15
1.1.5. Những điu kiện cơ bản để thực hiện Hiệp định Trị giá Hải quan 16
1.1.5.1. Yêu cầu v hệ thống văn bản pháp luật 17
1.1.5.2. Yêu cầu v cơ chế giám sát việc thực hiện Hiệp định 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
1.1.5.3. Yêu cầu đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xác định
trị giá hải quan 19
1.1.5.4.Yêu cầu đối với hệ thống kế toán 20
1.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở
VIỆT NAM 21
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị thực hiện Hiệp định (1997-2003) 21
1.2.1.1. Công tác nghiên cứu nội dung Hiệp định Trị giá hải quan 21
1.2.1.2. Những thay đổi của hệ thống văn bản pháp quy trong quá trình chuẩn
bị thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan 25
1.2.2. Giai đoạn thực hiện th điểm Hiệp định Trị giá hải quan (2004-2005) 26
1.2.2.1. Mục tiêu của giai đoạn thực hiện th điểm 26
1.2.2.2. Sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp quy nhằm đáp ứng cho việc
thực hiện th điểm Hiệp định Trị giá hải quan 27
1.2.3. Giai đoạn thực hiện đầy đủ Hiệp định (từ 2006 - 2011) 28
1.2.3.1. Các vấn đ cơ bản khi thực hiện đầy đủ Hiệp định Trị giá hải quan 28

1.2.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy phục vụ
cho công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu từ 2006 đến nay 29
1.3. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI KHI TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM 31
1.3.1. Những thuận lợi khi thực hiện Hiệp định trị giá hải quan ở Việt Nam 31
1.3.2. Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam 32
1.4. KINH NGHIỆM CỦA HẢ I QUAN MỘT SỐ NƢỚC ĐÃ TRIỂN KHAI THÀNH
CÔNG HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN 33
1.4.1. Kinh nghiệm của Hải quan Hoa Kỳ 33
1.4.2. Kinh nghiệm của Hải quan New Zealand 36
1.4.3. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản 38
1.4.4. Kinh nghiệm của Hải quan Thái Lan 39
1.4.5. Kinh nghiệm của Hải quan Indonexia 40
1.4.6. Khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) trong việc chống
gian lận qua khai báo trị giá tính thuế 41
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 44
2.1. CÂU HỎ I NGHIÊN CƢ́ U 44
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 44
2.2.1. Phương phá p luậ n 44
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 44
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin 45
2.2.4. Phương pháp phân tch thông tin 45
2.2.4.1. Phương pháp so sánh 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả 45
2.2.5. Phương pháp chuyên gia 45
2.2.6. Phương phá p tí nh thuế hà ng nhậ p khẩ u thự c hiệ n theo Hiệ p đị nh Trị giá

hải quan 46
2.2.6.1. Phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu phục vụ mục đch xác định trị giá
tính thuế hàng nhập khẩu 46
2.2.6.2. Quy trình tổ chức tham vấn 47
2.2.6.3. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế 47
2.2.6.4. Căn cứ xác định thuế suất của hàng nhập khẩu 47
2.2.6.5. Phương pháp tnh thuế hàng nhập khẩu 47
2.3. HỆ THỐ NG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 47
2.3.1. Nhóm ch tiêu phản ánh tình hình bộ máy quản l của Tổng Cục Hải quan 47
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về công tá c xá c đị nh trị giá tí nh thuế hà ng nhậ p khẩ u 48
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 50
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CỤC HẢI QUAN 50
3.1.1. Quá trình hình thành Tổng cục Hải quan 50
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan 50
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Hải quan 52
3.1.3.1. Bộ máy cơ quan Tổng cục Hải quan ở cấp Trung ương 52
3.1.3.2 Bộ máy cơ quan Cục Hải quan ở cấp địa phương 53
3.1.4. Chức năng nhiệm vụ của Cục Hải quan các địa phương 55
3.2. GIỚI THIỆU VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CỤC THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU – THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN 55
3.2.1. Nhiệm vụ của Cục Thuế xuất nhập khẩu 55
3.2.2. Tổ chức bộ máy của Cục Thuế xuất nhập khẩu 56
3.3. GIỚI THIỆU VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TRỊ GIÁ – THUỘC
CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 57
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Trị giá tính thuế 57
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Trị giá tính thuế 58
3.4. GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÁY XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI
QUAN ĐỊA PHƢƠNG 58
3.4.1. Tại cấp Cục Hả i quan 58
3.4.2. Tại Cấp Chi cục Hả i quan 59

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP
KHẨU THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN GIAI ĐOẠ N 2006 - 2011 61
4.1.1. Cơ sở pháp lý của việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi
4.1.1.1. Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ 62
4.1.1.2. Luật Hải quan 62
4.1.1.3. Luật Thuế xuất khẩu thuế XNK số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 62
4.1.1.4. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 64
4.1.1.5. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ 65
4.1.1.6. Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính 66
4.1.2. Kế t quả của công tác xác định trị giá tính thuế qua các giai đoạn triển
khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam 66
4.1.2.1. Giai đoạn từ 2003 v trước 67
4.1.2.2. Giai đoạn 2004 - 2005 69
4.1.2.3. Giai đoạ n 2006-2011 71
4.1.3. Một số biện pháp cơ bản đang sử dụng trong công tác xác định trị giá tính
thuế hàng nhập khẩu 77
4.1.3.1 Kiểm tra trị khai báo tại thời điểm làm thủ tục hải quan 77
4.1.3.2 Tham vấn xác định trị giá tính thuế 80
4.1.3.3. Kiểm tra sau thông quan 87
4.1.3.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác định trị giá tính
thuế 90
4.1.3.5. Công tác chống buôn lậu 95
4.2. CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XÁC
ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU HIỆN NAY 96
4.2.1. Đánh giá các phương thức gian lận trị giá hàng nhập khẩu hiện nay 96

4.2.2. Nhận xét v những thuận lợi và thách thức trong việc nâng cao hiệu quả
công tác xác định trị giá tính thuế 99
4.2.2.1. Về mặ t thuận lợi 99
4.2.2.2. Nhữ ng khó khăn, thách thức 100
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ
TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN 101
4.3.1. Quan điể m và phương hướ ng nâng cao hiệ u quả xá c đị nh trị giá hả i quan
theo Hiệ p đị nh Trị giá hả i quan trong giai đoạ n tớ i 101
4.3.1.1. Quan điể m chủ đạo 101
4.3.1.2. Phương hướ ng thực hiện 102
4.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệ u quả xá c đị nh trị giá hả i quan theo
Hiệ p đị nh Trị giá hả i quan 103
4.3.2.1. Nhóm giải pháp ở cấp Nhà nước 103
4.3.2.2. Nhóm giải pháp do ngành Hải quan triển khai thực hiện 111
KẾT LUẬN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chƣ̃ viế t tắ t
Nguyên nghĩa
ASEAN
Tổ chức các nước Đông Nam Á
CEPT
Hiệp định v ưu đi thuế quan có hiệu lực chung của Tổ
chức các nước Đông Nam Á

GAAP
Nguyên tắc kế toán chung được chấp thuận
GATT
Hiệp định chung v thuế quan và thương mại (gọi tắt là:
Hiệp định GATT)
GTT01
Hệ thống phần mm quản lý giá tính thuế của ngành Hải
quan (hoạt động từ tháng 9/2011 đến nay)
GTT22
Hệ thống phần mm quản lý giá tính thuế của ngành Hải
quan (hoạt động từ năm 2004 đến tháng 9/2011)
IMF
Quỹ tin tệ quốc tế
ITO
Tổ chức thương mại quốc tế
NK
Nhập khẩu
PSI
Hiệp định kiểm định trước khi xếp hàng lên tầu
TCCV
Uỷ ban v kỹ thuật xác định trị giá Hải quan
WB
Ngân hàng thế giới
WCO
Tổ chức Hải quan thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XK
Xuất khẩu
XNK

Xuất nhập khẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số thu thuế từ hàng xuấ t, nhập khẩu giai đoạ n 2006 – 2011 31
Bảng 3.1: Số cán bộ làm công tác giá ngành Hải quan giai đoạ n 2006 – 2011 60
Bảng 4.1: Số thu thuế của ngành Hải quan giai đoạ n 2006 – 2011 72
Bảng 4.2: Số Thuế điu chnh tăng thại thời điểm làm thủ tục hải quan
giai đoạ n 2008 – 2011 79
Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ các tờ khai phải điu chnh trị giá tnh thuế tại
thời điểm làm thủ tục hải quan giai đoạ n 2006 -2011 80
Bảng 4.4: Kế t quả tham vấn thành công giai đoạ n 2006-2007 và 2008 – 2009 83
Bảng 4.5: Kế t quả tham vấn thành công của toàn ngành Hải quan
năm 2010-2011 84
Bảng 4.6: Số thuế điu chnh tăng sau tham vấn của toàn ngành
Hải quan trong giai đoạ n 2008-2011 84
Bảng 4.7: Số thuế truy thu từ giá tnh thuế hàng nhập khẩu của
hoạt động kiểm tra sau thông quan 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 3.1: Sơ đ tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam 53
Sơ đồ 3.2: Sơ đ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan địa phương 54
Sơ đồ 3.3: Sơ đ tổ chức bộ máy của Cục Thuế xuất nhập khẩu 57

Sơ đồ 3.4: Sơ đ tổ chức bộ máy của Phng Trị giá 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO 1994 là một trong
những cam kết quốc tế mà ngành Hải quan phải thực hiện khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trị giá hải quan hay cụ thể hơn
là trị giá tnh thuế luôn có vai tr quyết định đến số thuế phải nộp đối với
một lô hàng khi làm thủ tục xuất hoc nhập khẩu vào một quốc gia khác,
thuế nhập khẩu cao thì nn kinh tế nội địa của quốc gia đó sẽ được bảo hộ,
nhưng ở góc độ rộng hơn thì nó lại là một trở ngại đối với hoạt động ngoại
thương giữa các nn kinh tế. Do vậy, trị giá hải quan trở thành mối quan
tâm hàng đầu của các tổ chức kinh tế quốc tế, các nhà đầu tư cũng như
cộng đng doanh nghiệp khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế
quốc tế.
Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO, cùng với đó Việt Nam bắt buộc phải áp dụng
Hiệp định Trị giá hải quan. Sớm nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay
từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX Hải quan Việt Nam với sự cố gắng và tận
dụng nội lực của Ngành và ch đạo của Chnh phủ, hỗ trợ của các Ngành,
đng thời được sự trợ giúp có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, của Hải
quan các nước, đ tiến hành nghiên cứu, tổ chức xây dựng lộ trình triển
khai và áp dụng Hiệp định Trị giá hải quan. Mt khác, việc gia nhập WTO
cũng sẽ đem đến nhiu thách thức, không ch đối với cộng đng doanh
nghiệp mà cn đối với cả các cơ quan quản l Nhà nước.
Như chúng ta đ biết, để xác định số thuế phải nộp của hàng hoá nhập

khẩu thì cần phải có 2 yếu tố cơ bản là: thuế suất theo từng sắc thuế và trị
giá tnh thuế của hàng hóa. V thuế suất thuế nhập khẩu, thuế suất thuế tiêu
thụ đc biệt và thuế suất của thuế giá trị gia tăng đ được quy định một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
cách r ràng tại từng biểu thuế do Bộ Tài chnh hướng dẫn, trị giá của hàng
hoá luôn là yếu tố biến động theo giá cả thị trường do vậy trị giá tnh thuế
cũng vì đó mà có sự dao động nhất định. Trong điu kiện nước ta mới tiếp
cận với nn kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế đối ngoại mới đang trong
tiến trình hội nhập, các chnh sách quản l vĩ mô và hành lang pháp l cn
chưa đáp ứng yêu cầu quản l thì việc tham gia và thực hiện Hiệp định Trị
giá hải quan GATT/WTO của Việt Nam đ gp phải nhiu khó khăn do các
đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại lợi dụng các kẽ hở nhằm khai thấp
trị giá tnh thuế hàng nhập khẩu để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Nhưng
ngược lại, cũng có một số doanh nghiệp nâng cao trị giá của hàng nhập
khẩu để nhằm mục đch khai tăng vốn đầu tư khi tham gia vào các hoạt
động đầu tư tại Việt Nam.
Việc thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO là một bước
tiến bộ lớn của Hải quan Việt Nam tạo điu kiện cho nn kinh tế quốc gia
hội nhập sân chơi quốc tế, nhưng mt trái của vấn đ là sẽ phát sinh nhiu
kẽ hở dễ bị lợi dụng vào mục đch gian lận thương mại, nhằm trốn lậu thuế,
gây ảnh hưởng đến nn kinh tế quốc gia. Do vậy, việc nghiên cứu đ tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng
nhập khẩu theo Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO” là một yêu cầu
cấp thiết đt ra v cả l luận và thực tiễn đối với ngành Hải quan và cũng
như doanh nghiệp có tham gia hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung

Trên cở sở nội dung Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO, đánh giá
thực trạng quá trình triển khai Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam nhằm
tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tnh thuế đối
với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đ l luận cơ bản của Hiệp định Trị giá hải
quan GATT/WTO và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong
quá trình triển khai Hiệp định tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng công tác xác định trị giá tnh thuế hàng nhập
khẩu trong quá trình triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan
GATT/WTO tại Việt Nam giai đoạ n từ 2006 - 2011.
- Đ xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xác định trị giá tnh thuế hàng nhập khẩu theo Hiệp định Trị giá hải quan
GATT/WTO trong thờ i gian tớ i.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp xác định trị giá tnh thuế theo Hiệp định Trị giá hải
quan GATT/WTO và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Các tài liệu, số liệ u nghiên cứu việ c triển khai thực hiện Hiệp định Trị
giá hải quan GATT/WTO tại Việt Nam được thu thập được trong giai đoạ n
từ 2006-2011.
3.2.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đ tài được tiến hành nghiên cứu tại Tổng cục Hải quan Việ t Nam.

3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Do điu kiện v thời gian có hạn, đ tài ch thực hiện nghiên cứu một
số vấn đ liên quan đến việc xác định trị giá tnh thuế hàng nhập khẩu
thuộc công tác chuyên môn của Tổng cục Hải quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
4.  ngha khoa học và thực tin của Luận văn
- Luận văn làm r vai tr của Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO
trong việc xác định trị giá hải quan.
- Đưa ra những đánh giá v thực trạng triển khai thực hiện Hiệp định
trị giá hải quan GATT/WTO của Hải quan Việt nam
- Với mục tiêu nâng cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tnh
thuế hàng nhập khẩu, luận văn đ xuất một số giải pháp cần thực hiện để
phát huy tnh ưu việt của Hiệp định Trị giá hải quan GATT/ WTO trong
việc chống gian lận trị giá tnh thuế.
- Các giải pháp đ xuất là cơ sở cho các nhà hoạch định chnh sách
đưa ra cá c chí nh sá ch về phương phá p xá c đị nh trị giá tí nh thuế hà ng hó a
nhậ p khẩ u mộ t cá ch hợ p lý nhấ t cho cả doanh nghiệ p và cho Nhà nướ c.
5. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầ u và kết luận, luận văn gm 4 chương như sau:
Chƣơng 1. Những nội dung cơ bản của Hiệp định Trị giá hải quan
GATT/WTO và quá trình triển khai thực hiện ở Việ t Nam.
Chương 2. Phương phá p nghiên cứ u đề tà i.
Chương 3. Đc điểm địa bàn nghiên cứu.
Chương 4. Kế t quả nghiên cứ u và thả o luậ n.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5
Chƣơng 1
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ
HẢI QUAN GATT/WTO VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN Ở VIỆ T NAM

1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
GATT/WTO
1.1.1. Lịch sử hình thành Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO
Đại chiến thế giới thứ II đ làm cho nn kinh tế của hầu hết các quốc
gia rơi vào trạng thái suy sụp, với mục đch nhằm khôi phục nn kinh tế thế
giới, năm 1944 khoảng 50 quốc gia đ tổ chức hội nghị tại bang New
Hampshire (Hoa Kỳ) và đ xuất thành lập các tổ chức kinh tế quốc tế lớn
có khả năng gánh vác điu hành vĩ mô nn kinh tế quốc tế. Sau nhiu vng
đàm phán thì họ đ thống nhất cho ra đời được hai tổ chức là Quỹ tin tệ
quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế (nay là: Ngân hàng
thế giới - WB). Các nước này cũng đ xuất thành lập một tổ chức có vai trò
chung trong điu hành thương mại thế giới (ITO). Phạm vi đ ra cho ITO là
khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đ việc làm, đầu tư, cạnh tranh, dịch vụ, vì
thế việc đàm phán v nội dung Hiến chương của ITO diễn ra khá lâu.
Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh công
cuộc tái thiết sau chiến tranh, năm 1946 một nhóm 23 nước đ đàm phán
riêng biệt và đạt được một số ưu đi thuế quan nhất định. Để đảm bảo
những cam kết thuế quan đ đạt được, nhóm 23 nước này quyết định lấy
một phần v chnh sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO, thỏa
thuận này được 23 nước thành viên k kết ngày 23/10/1947 kết tại Geneva
(Thuỵ sỹ) với tên gọi là Hiệp định chung v Thuế quan và Thương
mại (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Hiệp định GATT
có hiệu lực từ 1/1/1948 như một thoả thuận tạm thời trong khi chờ ITO
được thành lập, nhưng sau đó ITO không ra đời. Do vậy, GATT trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
cơ cấu đa phương duy nhất điu chnh thương mại quốc tế cho đến khi Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) ra đời năm 1994 [23], [50].
Hiệp định chung v thuế quan và thương mại GATT nhằm mang lại
sự thống nhất, bình đẳng trong hoạt động ngoại thương trên phạm vi toàn
cầu. Trong Hiệp định này, vấn đ xác định trị giá tnh thuế đ được quy
định ở Điu VII, đưa ra một nguyên tắc chung v xác định trị giá hải quan
cho tất cả các nước tham gia k kết. Đây là một bước tiến đáng kể của quá
trình hình thành khái niệm trị giá hải quan được công nhận rộng ri và sử
dung chung cho các nước, bởi vì tnh đến thời điểm ra đời của Hiệp định
GATT, việc xác định trị giá hải quan được thực hiện một cách tự phát,
không thống nhất trên thế giới [24].
Điu VII của Hiệp định GATT khi đó ch đưa ra những nguyên tắc
chung nhất, nên trong quá trình xác định trị giá hải quan cho hàng hóa xuất
nhập khẩu (XNK) đ có rất nhiu cách hiểu và vận dụng khác nhau không
thống nhất. Từ những phát sinh này, tại vng đàm phán Tokyo năm 1979
các nước thống nhất k kết một Hiệp định nhằm hướng dẫn việc xác định
trị giá hải quan theo điu VII của Hiệp định GATT và có hiệu lực thực hiện
từ ngày 01/01/1981. Hiệp định Trị giá hải quan GATT chnh thức ra đời từ
đó và thực chất là hướng dẫn thực hiện Điu VII của Hiệp định GATT. Các
nguyên tắc chung đ được cụ thể hoá bằng các phương pháp xác định trị
giá hải quan cụ thể đi kèm những hướng dẫn r ràng, chính vì vậy Hiệp
định đ tạo nên sự ổn định và thống nhất mới trong việc định giá chung
trên thế giới, được rất nhiu nước ủng hộ.
Năm 1994, Vng đàm phán Uruguay kết thúc với kết quả là Hiệp định
thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có mục tiêu cao nhất là tự
do hoá thương mại trên toàn thế giới, tạo điu kiện thuận lợi cho giao lưu

buôn bán hàng hoá. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) coi Hiệu định
chung v thuế quan và thương mại (GATT) cũng như Hiệp định Trị giá hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
quan là một phần bắt buộc các nước thành viên của WTO phải thực hiện.
Kể từ đó Hiệp định Trị giá hải quan có tên đầy đủ là Hiệp định v thực hiện
Điu VII của Hiệp định chung v thuế quan và thương mại GATT/WTO
1994, hay cn gọi là Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO [23] .
1.1.2. Các nguyên tắc chung của Hiệp định Trị giá hải quan
GATT/WTO
Như đ trình bầy ở trên, Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO (từ
đây gọ i ngắ n gọ n là Hiệ p đị nh Trị giá hả i quan) được xây dựng để thực thi
Điu 7 của Hiệp định chung v thuế quan và thương mại, do vậy xuyên
suốt nội dung luôn thể hiện các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định chung v
thuế quan và thương mại. Hay nói cách khác thì Hiệp định Trị giá hải quan
là một bộ phận của Hiệp định thành lập WTO, do vậy cũng phải tuân thủ
những nguyên tắc chung của tổ chức WTO là tạo thuận lợi cho thương mại
và tăng cường tnh minh bạch. Ngoài ra, Hiệp định Trị giá hải quan còn có
những nguyên tắc của riêng nó là [50]:
- Tôn trọng thực tế thương mại: xác định trị giá hải quan trên cơ sở
quan trọng nhất là giá thực tế đ thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng
hoá nhập khẩu.
- Xây dựng hệ thống xác định trị giá đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng.
- Xây dựng hệ thống xác định trị giá công bằng, khách quan,
minh bạch.
- Thực hiện xác định các yếu tố trong trị giá hải quan theo thông lệ
quốc tế.
- Không sử dụng trị giá hải quan như một hàng rào phi thuế.

- Không sử dụng trị giá hải quan để chống bán phá giá.
1.1.3. Kết cấu của Hiệp định Trị giá hải quan
Hiệp định Trị giá Hải quan được xây dựng theo bố cục gm: Giới
thiệu tổng quát, 4 phần (24 Điu) và 3 phụ lục kèm theo. Với kết cấu được
xắp xếp khá cht chẽ khoa học [23]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
- Giới thiệu tổng quát: Khái quát những nội dung cơ bản nhất của
Hiệp định Trị giá hải quan, thể hiện  ch của các nước thành viên trong
việc hợp tác và thúc đẩy phát triển thương mại thế giới.
- Phần I Những quy tắc về xác định trị giá hải quan (từ Điu 1 đến
Điu 17):
+ Từ Điu 1 đến Điu 3 và từ Điu 5 đến điu 7 của Hiệp định: quy
định trình tự áp dụng và các phương pháp xác định trị giá hải quan;
+ Điu 4 của Hiệp định: cho phép người nhập khẩu được quyn lựa
chọn hoán đổi trình tự áp dụng giữa việc áp dụng Điu 5 và Điu 6 khi xác
định trị giá tnh thuế hàng nhập khẩu.
+ Điu 8 của Hiệp định: quy định các khoản phải cộng vào và khuyến
cáo các khoản nên trừ ra khi xác định trị giá tnh thuế theo Điu 1 của Hiệp
định, cũng có thể coi Điu 8 là một phần không tách rời của Điu 1.
+ Điu 9 của Hiệp định: quy định v việc chuyển đổi tin tệ và xác
định tỷ giá hối đoái để phục vụ cho quá trình xác định trị giá tnh thuế hàng
nhập khẩu.
+ Điu 10 của Hiệp định: quy định nghĩa vụ bảo mật thông tin của các
cơ quan Nhà nước do người nhập khẩu cung cấp trong quá trình xác định
trị giá tnh thuế.
+ Điu 11 của Hiệp định: quy định v quyn khiếu nại của người nhập
khẩu khi có sự không thống nhất trong việc xác định trị giá tnh thuế.

+ Điu 12 của Hiệp định: quy định việc chuyển tải tinh thần của Hiệp
định vào các văn bản nội luật của mỗi quốc gia thành viên, đng thời
khuyến cáo nội dung của các văn bản nội luật nêu trên cần phải phù hợp
với Điu X của Hiệp định chung v thuế quan và thương mại GATT
1994 [24].
+ Điu 13 của Hiệp định: quy định v quyn và nghĩa vụ của người
nhập khẩu khi trì hon xác định trị giá tnh thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
+ Điu 14 của Hiệp định: xác định tnh pháp l và khẳng định 3 phụ
lục được ban hành kèm theo Hiệp định là bộ phận không thể tách rời của
Hiệp định.
+ Điu 15 của Hiệp định: giải thch, thống nhất cách hiểu của các khái
niệm và từ ngữ nêu tại Hiệp định.
+ Điu 16 của Hiệp định: xác định người nhập khẩu có quyn yêu cầu
cơ quan Hải quan giải thch bằng văn bản v phương pháp xác định trị giá
đối với hàng nhập khẩu.
+ Điu 17 của Hiệp định: quy định cơ quan Hải quan có quyn yêu
cầu người nhập khẩu chứng minh, cung cấp thông tin để phục vụ cho việc
xác định trị giá hải quan.
- Phần II Quản lý thực hiện, tham vấn và giải quyết tranh chấp
(Điu 18 và Điu 19):
+ Điu 18 của Hiệp định: quy định thành lập, cơ cấu, cơ chế, chức năng của
“Ủy ban v xác định trị giá hải quan” và “Ủy ban kỹ thuật v xác định trị giá hải
quan”.
+ Điu 19 của Hiệp định: quy định việc tham vấn và giải quyết tranh
chấp giữa các nước thành viên trong việc xác định trị giá hải quan.
- Phần III: Đối xử đc biệt và đối xử khác biệt (Điu 20):

+ Điu 20 của Hiệp định: quy định điu kiện và thời hạn để một nước
thành viên khi giai nhập WTO được phép trì hon thực hiện một số nội
dung trong Hiệp định.
- Phần IV Các điều khoản cuối cùng (từ điu 21 đến Điu 24):
+ Điu 21 của Hiệp định: xác định  nghĩa và giá trị pháp l với
những nội dung được bảo lưu của các nước thành viên.
+ Điu 22 của Hiệp định: yêu cầu các nước thành viên phải chuyển tải tinh
thần của Hiệp định vào các văn bản có giá trị pháp l cao nhất để thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
+ Điu 23 của Hiệp định: quy định Ủy ban v trị giá hải quan có trách
nhiệm theo di và đánh giá tnh hình thực hiện Hiệp định.
+ Điu 24 của Hiệp định: quy định việc thực hiện Hiệp định phải được
đt dưới sự giám sát của Ban thư k WTO.
- Phụ lục I của Hiệp định: chú giải, giải thch, làm r thêm 9 điu
thuộc phần I của Hiệp định (gm: Điu 1, Điu 2, Điu 3, Điu 5, Điu 6,
Điu 7, Điu 8, Điu 9 và Điu 15).
- Phụ lục II của Hiệp định: quy định cụ thể v tổ chức, nguyên tắc,
chức năng, cơ chế hoạt động của Ủy ban kỹ thuật v xác định trị giá hải
quan (TCCV).
- Phụ lục III của Hiệp định: làm r thêm v quyn bảo lưu, quyn
trì hon, và định hướng giải quyết một số khó khăn phát sinh trong quá
trình thực hiện Hiệp định của một số nước thàn viên.
1.1.4. Các phƣơng pháp xác định trị giá theo Hiệp định Trị giá hải quan
Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO luôn đ cao trị giá giao dịch
của hàng hóa, coi đó là cơ sở căn bản để xác định trị giá hải quan. Dựa vào
các nguyên tắc chung nhất đ nêu ở trên, Hiệp định đưa ra 6 phương pháp
khác nhau theo thứ tự cho việc xác định trị giá Hải quan, đó là [23]:

(1) Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hoá nhập khẩu.
(2) Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
(3) Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hoá nhập khẩu tương tự.
(4) Phương pháp khấu trừ.
(5) Phương pháp tnh toán.
(6) Phương pháp dự phng.
Hiệp định không cho phép sử dụng tuỳ tiện các phương pháp xác định
giá mà đu phải tuân thủ theo trình tự từ (1) đến (6). Nói cách khác là để
xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu, người ta sẽ phải bắt đầu áp dụng theo
thứ tự từ phương pháp đầu tiên “Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
và ch khi vì một l do nào đó mà phương pháp này không thể áp dụng
được thì người ta mới áp dụng phương pháp thứ hai và nếu phương pháp
thứ hai không áp dụng được thì sẽ phải lần lượt áp dụng theo thứ tự cho
đến phương pháp cuối cùng để xác định được trị giá Hải quan. Nguyên tắc
này ch ngoại lệ đối với phương pháp thứ tư “Phương pháp khấu trừ” và
phương pháp thứ năm “Phương pháp tnh toán” và ch có 2 phương pháp
này có thể đảo lộn trật tự cho nhau.
1.1.4.1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Là phương pháp đầu tiên, là cơ sở căn bản để xác định trị giá hải quan,
thực tế cho thấy đây là phương pháp được áp dụng cho phần lớn hàng
hoá nhập khẩu. Phương pháp này được quy định trong Điu 1 của Hiệp
định, rằng:
Trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá
thực tế đ thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho những hàng hoá được bán
để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, và được điu chnh phù hợp với các quy
định của Điu 8, trị giá giao dịch phải đáp ứng 4 điu kiện là [23]:

(1) Người mua không bị hạn chế v quyn chuyển nhượng hoc sử
dụng hàng hoá, ngoại trừ các hạn chế: do luật pháp hay các cơ quan có
thẩm quyn tại nước nhập khẩu áp đt, hoc yêu cầu; v khu vực địa l tại
đó hàng hoá có thể được bán lại; hoc hạn chế không ảnh hưởng đáng kể
đến trị giá của hàng hoá.
(2) Hoạt động bán hàng, hay giá cả, không phụ thuộc vào một số điu
kiện mà từ đó người ta không thể xác định được trị giá của những hàng hoá
cần được xác định trị giá.
(3) Sau khi tiếp tục bán lại, chuyển nhượng hoc sử dụng hàng nhập
khẩu, người nhập khẩu không phải chuyển bất cứ một khoản tin nào từ
doanh thu đạt được, dù trực tiếp hay gián tiếp, cho người bán, trừ khi khoản
đó thuộc khoản điu chnh phù hợp với các quy định của điu 8;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
(4) Người mua và người bán không có quan hệ đc biệt với nhau,
hoc trong trường hợp người mua và người bán có quan hệ đc biệt thì trị
giá giao dịch được chấp nhận là trị giá Hải quan khi người nhập khẩu
chứng minh được trị giá đó xấp x gần với một trị giá kiểm tra, xác định
bằng một trong năm phương pháp đầu tiên đối với hàng hóa giống hệt hay
tương tự với hàng nhập khẩu.
Các khoản điu chnh quy định tại Điu 8 bao gm các khoản phải
cộng vào giá thực tế đ thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá
nhập khẩu. Đó là những chi ph mà người mua phải gánh chịu nhưng
chưa được tnh vào giá thực tế đ thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho
hàng hoá:
+ Chi phí hoa hng và môi giới, trừ hoa hng mua hàng.
+ Chi ph v thùng chứa hàng được coi là đng nhất với hàng hoá
đang được xác định trị giá, nhằm phục vụ các hoạt động cuả Hải quan.

+ Chi ph đóng gói, kể cả chi ph vật liệu và chi ph nhân công.
+ Trị giá, được phân bổ thch hợp, của các khoản trợ giúp là những
hàng hoá và dịch vụ do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp, miễn
ph hoc giảm giá, để sử dụng trong sản xuất và bán để xuất khẩu hàng
nhập khẩu, nhưng chưa được tnh vào giá thực tế đ thanh toán hay sẽ phải
thanh toán.
+ Tin bản quyn và ph giấy phép liên quan đến hàng hoá đang được
xác định trị giá do người mua phải trả, trực tiếp hoc gián tiếp, như một
điu kiện cho giao dịch bán hàng hoá đang được xác định trị giá, trong
phạm vi các chi ph này chưa được tnh vào giá thực tế đ thanh toán hay sẽ
phải thanh toán.
+ Trị giá của bất cứ khoản nào được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho
người bán, trch từ doanh thu đạt được sau khi bán hàng nhập khẩu được
bán lại, được chuyển nhượng hoc sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
+ Chi ph vận tải hàng nhập khẩu tới cảng hoc địa điểm nhập khẩu.
+ Chi ph bốc hàng lên phương tiện vận tải, dỡ hàng khỏi phương tiện
vận tải và các chi ph làm hàng liên quan đến vấn chuyển hàng nhập khẩu
tới cảng hoc địa điểm nhập khẩu.
+ Chi phí bảo hiểm.
Ngoài ra, trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá, cần quan
tâm đến những kha cạnh khác nhau của các giao dịch ngoại thương như
khuyến mại giảm giá, thanh toán bù trừ, tn dụng tài chnh.
1.1.4.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt
Khi không thể áp dụng được phương pháp thứ nhất, thì được phép sử
dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt. Theo Điu 2
của Hiệp định “Nếu trị gi hải quan của hàng ho nhập khẩu không thể

xc định theo cc quy định tại Điều 1 thì trị gi hải quan là trị gi giao
dịch của hàng ho giống hệt được bn với mục đích xuất khẩu cho cùng
một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm hay cùng kỳ với lô hàng cần phải
xc định trị gi” [23].
Vấn đ đt ra khi sử dụng phương pháp này là xác định mt hàng
giống hệt với hàng hoá nhập khẩu. Điu 15.2 (a) xác định: “Mặt hàng
giống hệt là những hàng ho giống nhau về mọi khía cạnh kể cả tính chất
vật lý, chất lượng và danh tiếng. Những khc biệt nhỏ bên ngoài không ảnh
hưởng đến việc coi hàng hoá là mặt hàng giống hệt”[23].
1.1.4.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự
Khi trị giá hải quan của hàng hoá không thể xác định được theo
phương pháp thứ hai thì phương pháp thứ ba sẽ được áp dụng, đó là
phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự. Phương pháp này
được quy định tại Điu 3 của Hiệp định: “Nếu trị gi hải quan của hàng
ho nhập khẩu không thể xc định được theo cc quy định tại Điều 1 và
Điều 2 thì trị gi hải quan sẽ là trị gi giao dịch của mặt hàng tương tự
được bn với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng
một thời điểm nay cùng kỳ với lô hàng cần xc định trị gi”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Điểm 2(b) Điu 15 làm r khái niệm “Mt hàng tương tự” là: “những
hàng ho dù không giống nhau về mọi chi tiết nhưng có cc đặc điểm
giống nhau, và được làm từ cc nguyên vật liệu giống nhau và điều đó làm
cho cc mặt hàng này thực hiện được cc chức năng giống nhau và có thể
chuyển đổi, thay thế lẫn nhau về mặt thương mại. Chất lượng, danh tiếng và
sự tồn tại của nhãn hiệu thương mại là những yếu tố được cân nhắc trong khi
xét xem hàng ho đó có phải là mặt hàng tương tự hay không” [23].
Trong khi áp dụng hai phương pháp hàng giống hệt và hàng tương tự,

những yếu tố v số lượng hàng hoá và cấp độ thương mại của hàng hoá đó
phải được xem xét để điu chnh thống nhất. Đó là vì trong các giao dịch
thương mại, với điu kiện cạnh tranh thông thường thì giá cả hàng hoá phụ
thuộc rất nhiu vào số lượng hàng hoá trong các giao dịch, và cấp độ
thương mại của giao dịch đó. Có thể nhận biết rất r sự khác biệt này giữa
mua hàng với số lượng lớn và nhỏ, người mua hàng là người bán buôn, bán
lẻ hay người tiêu dùng
1.1.4.4. Phương pháp trị giá khấu trừ
Phương pháp thứ tư và thứ năm của hệ thống các phương pháp xác
định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan là phương pháp khấu
trừ và phương pháp tnh toán. Riêng đối với hai phương pháp này, trật tự
áp dụng có thể bị đảo ngược nếu có yêu cầu của người nhập khẩu.
Trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu sẽ được xác định căn cứ vào
đơn giá mà ở mức giá đó, hàng nhập khẩu, hàng giống hệt hay hàng tương
tự được bán với số lượng lớn nhất, vào cùng thời điểm hay cùng kỳ nhập
khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá, và bán cho người không có
quan hệ đc biệt với người bán lô hàng. Từ mức giá đó, người ta khấu trừ
đi các khoản hoa hng hay lợi nhuận và các chi ph chung có liên quan đến
bán hàng tại nước nhập khẩu: chi ph vận tải, bảo hiểm phát sinh trong
phạm vi nước nhập khẩu và các khoản thuế, lệ ph của nước nhập khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×