Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.17 KB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––




HỒ THỊ PHƢƠNG TRANG



HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG THƠ TỐ HỮU

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60.22.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT




Thái Nguyên - năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ một công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn



Hồ Thị Phƣơng Trang

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Hùng Việt, thầy đã
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Luận văn là kết quả của một quá trình học tập. Vì vậy tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề Cao học cho lớp
Ngôn ngữ khóa 2010-2012.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người thân đã luôn ủng hộ
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn


Hồ Thị Phƣơng Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ 6
1.1.1. Khái niệm về hành động ngôn ngữ 6
1.1.2. Các loại hành động ngôn ngữ 7
1.1.3. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời 9
1.1.4. Hành động ở lời trực tiếp – gián tiếp 11
1.2. Hành động hỏi 16
1.2.1. Khái niệm hành động hỏi 16
1.2.2. Dấu hiệu nhận diện hành động hỏi 18
1.3. Hành động hỏi và câu hỏi 20
1.3.1. Khái niệm câu hỏi 20
1.3.2. Mối quan hệ giữa hành động hỏi và câu hỏi 22
1.4. Phép lịch sự và hành động hỏi 23
1.4.1. Khái niệm “lịch sự” 23
1.4.2. Các lí thuyết về lịch sự 24
1.4.3. Những điểm cần lƣu ý về lịch sự trong hành động hỏi 26
CHƢƠNG 2 : HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG THƠ TỐ HỮU 28
2.1. Một số hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu 28
2.1.1. Hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn 28
2.1.2. Hành động hỏi sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay” 37
2.1.3. Hành động hỏi sử dụng các phụ từ nghi vấn 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.4. Hành động hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái 43

2.1.5. Hành động hỏi trực tiếp sử dụng ngữ điệu 45
2.2. Nhận xét 47
2.2.1. Về phƣơng tiện thể hiện 47
2.2.2. Về kiểu câu 52
2.2.3. Về cách dùng 54
CHƢƠNG 3 : HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG THƠ TỐ HỮU 56
3.1. Các hành động hỏi đƣợc dùng với mục đích gián tiếp trong thơ Tố Hữu 56
3.1.1. Hỏi – khẳng định 56
3.1.2. Hỏi – bộc lộ 62
3.1.3. Hỏi – nhắc 70
3.1.4. Hỏi – tố cáo 74
3.1.5. Hành động hỏi đƣợc sử dụng để biểu thị các hành động nói gián tiếp khác 76
3.2. Nhận xét 85
3.2.1. Về phƣơng tiện thể hiện 85
3.2.4. Về việc đảm bảo tính lịch sự 96
3.2.5. Về việc thể hiện phong cách tác giả 97
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng thống kê các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu 45
Bảng 2: Bảng thống kê các hành động hỏi gián tiếp trong thơ Tố Hữu 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. So với các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học nhƣ từ vựng học, ngữ âm học,
ngữ pháp học thì ngữ dụng học là một chuyên ngành còn rất non trẻ. Hơn ba thập kỉ
gần đây, ở nƣớc ta, ngữ dụng học đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng, mạnh
mẽ. Trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” – tập 2, Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra nhận
xét: “Trong lịch sử ngôn ngữ học, chƣa từng có một chuyên ngành ngôn ngữ học
miêu tả đồng đại nào lại lôi cuốn đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học vào vòng xoáy của
mình trong một thời gian ngắn nhƣ ngữ dụng học”. Hành động ngôn từ là một nội
dung thuộc về ngữ dụng học. Hành động ngôn từ có chức năng quan trọng trong
hoạt động giao tiếp, đƣợc sử dụng phổ biến trong giao tiếp và cũng là một trong
những đối tƣợng đƣợc ngữ dụng học quan tâm.
Trong giao tiếp, ngƣời ta thƣờng sử dụng nhiều hành động nói để thực hiện
mục đích, ý định của mình nhƣ: trình bày, yêu cầu, chúc, hứa, thề Mỗi loại hành
động nói thƣờng đƣợc thực hiện bằng một kiểu câu có hình thức, chức năng phù
hợp với hiệu lực ở lời của hành động đó. Chẳng hạn: kiểu câu trần thuật dùng để thể
hiện hành động thông báo: kể, miêu tả; kiểu câu cầu khiến dùng để thực hiện các
hành động có mục đích cầu khiến: yêu cầu, ra lệnh, cấm, xin, nhờ, rủ, mời, Kiểu
câu cảm thán dùng để biểu thị các hành động bày tỏ, bộc lộ cảm xúc mạnh, đột
ngột Kiểu câu hỏi dùng để hỏi về điều mình chƣa biết, muốn đƣợc trả lời.
Trong số các kiểu câu trên, câu hỏi là một loại câu đóng vai trò quan trọng
trong hội thoại. Câu hỏi không chỉ có tác dụng duy trì và thúc đẩy cuộc thoại. Qua
nội dung, mục đích hỏi và cách đặt câu hỏi, cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều có thể
có những hiểu biết mới về nhau hoặc về đối tƣợng khác mà cả hai cùng quan tâm.
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến.
Nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hoá khác nhau mà câu
hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng.
Bên cạnh đó, hỏi còn là hình thức trao lời để nhận đƣợc thông tin hoặc để nhằm

thực hiện các mục đích nói khác nhƣ: hứa hẹn, giãi bày, trách móc
Trong văn học nghệ thuật, việc sử dụng kiểu câu theo mục đích giao tiếp đƣợc
xem nhƣ một loại biện pháp tu từ, có khả năng tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa của
tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
1.2. Tố Hữu là một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu gắn liền
với các chặng đƣờng cách mạng của dân tộc và lắng sâu trong lòng quần chúng
nhân dân suốt thời gian qua. Thơ ông sở dĩ bám rễ sâu rộng trong lòng quần chúng
là bởi chất men say bay bổng, khí thế hùng mạnh, điệu thơ tha thiết. Đúng nhƣ
Phong Lan và Mai Hƣơng đã nhận xét: “Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện
đại, Tố Hữu luôn đƣợc coi là ngôi sao sáng, là ngƣời mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu
cho thơ ca cách mạng. Sáu mƣơi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo
thơ ca, ông thực sự tạo nên đƣợc niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong nhiều
độc giả. Ông là ngƣời đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ họ sự đồng
điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đang là niềm mơ ƣớc của mọi sự nghiệp thơ
ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông” [21,11]. Bởi vậy, thơ Tố Hữu luôn
thu hút đƣợc sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học và là đối tƣợng
giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông.
Tìm hiểu đề tài Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu là một trong những cách
tiếp cận văn học từ góc độ ngôn ngữ, nhằm khám phá ra những mục đích nói phong
phú, đa dạng ẩn đằng sau hình thức câu chữ, từ đó thấy đƣợc sức mạnh biểu đạt của
ngôn từ và sự sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ nhằm tạo nên một
chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn cả về nội dung lẫn hình thức biểu đạt.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Câu hỏi là một trong bốn kiểu câu phân theo mục đích nói năng: Câu tƣờng
thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến. Việc phân chia nhƣ trên đƣợc
đề cập nhiều trong các tác phẩm nghiên cứu về ngữ pháp học.

Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam vấn đề hành vi ngôn ngữ đã thu
hút đƣợc sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu về hành
vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi nói riêng đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong
các trƣờng học. Hỏi trở thành vấn đề ngữ dụng quen thuộc trong các công trình:
Ngữ dụng học của GS.TS. Nguyễn Đức Dân, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của
GS.TS. Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp …
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học chọn câu hỏi làm đối tƣợng nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nhƣ:
1. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt – câu, Nxb Đại học & Trung học
chuyên nghiệp, Hà nội, 1980.
2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không
dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà nội, 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
3. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị
các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà nội, 1996.
4. Lê Đông, Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học
Ngữ văn, Hà nội, 1996.
5. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi chính danh,
Luận án TS Ngữ văn, Hà nội, 2004.
6. Trịnh Minh Thành, Câu hỏi trong truyện Kiều của Nguyễn Du và việc sử
dụng câu hỏi để biểu thị mục đích nói, Luận văn thạc sĩ.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài viết nhƣ:
- Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985.
- Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn
nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hoà, Ngôn ngữ số 1,
1993.
- Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng

của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994.
- Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn ( qua ngôn liệu một số ngôn
ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỷ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, 1998.
- Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết Mai,
những vấn đề ngôn ngữ học, Kỷ yếu hội nghị khoa học 2001, Viện Ngôn
ngữ học.
- …
Nhƣ vậy, đã có khá nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng
Việt. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong thơ Tố
Hữu nhƣ hƣớng đi của đề tài luận văn này.
2.2. Trong hơn 60 năm qua, Tố Hữu đã trở thành một hiện tƣợng – một đối tƣợng
nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình tên
tuổi trong cả nƣớc. Dƣờng nhƣ, song hành với quá trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ,
dẻo dai của Tố Hữu là một lịch sử phê bình nghiên cứu dày dặn, phong phú về thơ
ông. Các công trình nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá giá trị nội dung,
tƣ tƣởng mà còn đi sâu phân tích các phƣơng diện về phong cách, về ngôn ngữ,
hình tƣợng thơ, giọng điệu, bút pháp, thi pháp… Trong đó, nổi bật nhất là ba công
trình: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kị (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình,
tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985), và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần
Đình Sử (1987).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Nghiên cứu thơ Tố Hữu từ phƣơng diện ngôn ngữ đã có rất nhiều công trình
nhƣ:
- Nhạc điệu thơ Tố Hữu của Nguyễn Trung Thu. Tạp chí văn học số 6 – 1968.
- Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, Nguyễn Văn Hạnh. Nội san Nghiên cứu
văn học, trƣờng ĐHSPHN, số 3 – 1970.
- Nghệ thuật thơ của tập Ra trận của Bùi Công Hùng. Tạp chí Văn học số 2 –

1975.
- Về cách dùng từ chỉ mầu sắc trong thơ Tố Hữu của Lê Anh Hiền. Tạp chí
Ngôn ngữ số 4 – 1976.
- Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử. Báo Văn
nghệ số 36 – 1985.
- Từ địa phương miền trung trong thơ Tố Hữu của Xuân Nguyên. Tạp chí
Sông Hƣơng, số 10 – 1991.
- Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu của Phạm Thị
Thùy Dƣơng. Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ, 2008.
- …
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, các sáng tác thơ ca của Tố Hữu đã đƣợc nghiên
cứu ở nhiều góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên về hành động hỏi trong thơ của ông
dƣới góc độ ngôn ngữ học thì vẫn chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Vì
những lí do trên, chúng tôi chọn Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu làm đối tƣợng
nghiên cứu cho luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu, để từ đó thấy đƣợc tác dụng của của
các hành động hỏi này trong việc thể hiện nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ phong cách
của tác giả.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Trình bày các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu các kiểu hành động hỏi trong thơ Tố Hữu.
- Phân tích để thấy đƣợc cách sử dụng các hành động hỏi trong thơ Tố Hữu.
- Rút ra nhận xét.
4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Phạm vi: Các ngữ liệu khảo sát và trình bày trong luận văn đƣợc thu thập
chủ yếu từ cuốn Thơ Tố Hữu, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội, 2002.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: đƣợc sử dụng để phân tích, miêu tả cách
sử dụng các hành động hỏi trong thơ của tác giả, làm rõ vai trò của các hành động
hỏi trong thơ Tố Hữu.
- Phƣơng pháp so sánh: để làm rõ sự giống và khác nhau giữa các kiểu câu
biểu thị trực tiếp hành động hỏi với các kiểu câu gián tiếp biểu thị hành động hỏi
trong thơ Tố Hữu.
- Bên cạnh đó, thủ pháp thống kê phân loại cũng đƣợc luận văn sử dụng để
thống kê và phân loại các hành động hỏi trong thơ Tố Hữu.
6. Cấú trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu
Chƣơng 3: Hành động hỏi gián tiếp trong thơ Tố Hữu



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ
Cho đến nay, lý thuyết về hành động ngôn ngữ luôn nhận đƣợc sự quan tâm
đặc biệt của các nhà nghiên cứu Ngữ dụng học. Tuy nhiên đến nay, nó vẫn là một
trong những “địa hạt” gây nhiều tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau về cách
hiểu, cách phân loại và cách nhận biết
1.1.1. Khái niệm về hành động ngôn ngữ
Hành động ngôn ngữ còn đƣợc gọi bằng các tên khác nhƣ: hành động nói,
hành động phát ngôn, hành vi ngôn ngữ.
Trong giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ đƣợc coi là phƣơng tiện giao tiếp trọng
yếu nhất của xã hội loài ngƣời. Việc sử dụng ngôn ngữ khi nói nhằm gây ra hiệu
quả đối với nhân vật giao tiếp chính là chúng ta đang thực hiện một loại hành động
đặc biệt mà phƣơng tiện để thực hiện hành động đó là ngôn ngữ. Loại hành động
đặc biệt đó đƣợc gọi là hành động ngôn ngữ. Vậy, hành động ngôn ngữ là gì?
Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động,
chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phƣơng tiện là ngôn ngữ. Một
hành động ngôn ngữ đƣợc thực hiện khi một ngƣời nói (hoặc viết) SP1 nói ra một
phát ngôn U cho ngƣời nghe (hoặc ngƣời đọc) SP2 trong ngữ cảnh C” [6, 88].

GS. Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Khi thực hiện một phát ngôn trong một
tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó, ngƣời nói
đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và ngƣời nghe cảm nhận đƣợc điều
này. Xảy ra hiện tƣợng đó là vì các hành vi ngôn ngữ mang tính chất xã hội, đƣợc
ƣớc chế bởi xã hội” [10, 220].
Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” thì hành động ngôn ngữ
là: “Một đoạn lời nói có mục đích nhất định thực hiện trong những điều kiện nhất
định đƣợc tách biệt bằng các phƣơng tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất
về mặt âm đọc mà ngƣời nói, ngƣời nghe đều có liên lạc với một ý nghĩa nhƣ nhau,
trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó.” [39, 107].
Ví dụ 1: Bài kiểm tra bị điểm kém, bé Khánh Linh có thể chuộc lỗi bằng các
hiện tƣợng vật lý nhƣ: rửa bát, quét nhà, tắm cho em giúp mẹ,… cũng có thể dùng
lời nói “con xin lỗi mẹ vì con đã không dùng giấy nháp để tính toán cẩn thận nên
bài làm bị sai”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Trong trƣờng hợp này, sự xin lỗi của bé Khánh Linh đã đƣợc thể hiện bằng ngôn
ngữ, đƣợc thể hiện ngay trong phát ngôn. Hành động đó chính là hành động (hành
vi) ngôn ngữ – hành động xin lỗi.
Nhƣ vậy, dù đƣợc phát biểu dƣới những hình thức khác nhau nhƣng giữa các
nhà ngôn ngữ học vẫn có điểm chung, thống nhất trong quan niệm về hành động
ngôn ngữ - là loại hành động đặc biệt mà phƣơng tiện là ngôn ngữ đƣợc thực hiện
khi ta nói năng.
1.1.2. Các loại hành động ngôn ngữ
Nhƣ trên đã nói, hành động ngôn ngữ đƣợc thực hiện khi ngƣời nói (hoặc
ngƣời viết) nói ra một phát ngôn cho ngƣời nghe (hoặc ngƣời đọc) trong một ngữ
cảnh nhất định. Theo J.L.Austin, trong mọi cuộc giao tiếp, một phát ngôn thƣờng
đƣợc tạo ra do ba loại hành động ngôn ngữ, đó là:

- Hành động tạo lời (Hành động tạo ngôn)
- Hành động mƣợn lời (Hành động dụng ngôn)
- Hành động ở lời (Hành động ngôn trung)
1.1.1.1. Hành động tạo lời (locutioncary act)
Theo Austin, hành động tạo lời là “hành động sử dụng các yếu tố của ngôn
ngữ nhƣ: ngữ âm, từ vựng, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn
có hình thức và nội dung” [6, 88]. Nói cách khác, hành động tạo lời là hành động
chúng ta nói (/phát ngôn) ra một điều gì đó.
Ví dụ 2: Để có phát ngôn “Sắp nộp luận văn rồi đấy!” ta phải tạo ra nó bằng
cách sử dụng các từ ngữ cần thiết, kết hợp chúng lại và phát âm ra (nói ra) điều đó.
1.1.1.2. Hành động ở lời (inlocutionary act)
Đây là “những hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của
chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng
ngôn ngữ tƣơng ứng với chúng ở ngƣời nhận” [7, 447].
Ví dụ 3:
Sp1: Cuối tuần này cậu có bận không?
Sp2: Không.
Ở ví dụ trên, khi Sp1 hỏi (Cuối tuần này cậu có bận không?), hiệu quả của
hành động ở lời này đƣợc thể hiện ở phát ngôn trả lời của Sp2 (Không). Điều này có
nghĩa Sp2 đã tạo nên một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với hành vi ngôn ngữ mà
Sp1 thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Cũng có những trƣờng hợp, hành động ở lời có hiệu quả là một hành động
mƣợn lời vật lý.
Ví dụ 4:
Sp1: Con ăn nhanh đi để còn học bài.
Sp2: (Cầm bát ăn nhanh)

Hiệu quả ở lời của hành động thúc giục của Sp1 là việc Sp2 thực hiện hành
động vật lý (Sp2 cầm bát ăn nhanh). Tuy nhiên, ngay cả những trƣờng hợp mà hiệu
quả của hành động ở lời là một hành động mƣợn lời nhƣ ở ví dụ (4) thì hành động
mƣợn lời đó vẫn có thể có hành động ở lời đi kèm. (chẳng hạn, Sp2 ở ví dụ (4) vừa
đáp “Vâng ạ!” vừa cầm bát ăn nhanh )
Do hiệu quả giao tiếp của hành động ở lời là những hiệu quả thuộc về ngôn
ngữ nên hành động ở lời có ý định (tức có đích), có quy ước và có thể chế. Ý định
(hay đích) của hành động ở lời thuộc về cá nhân ngƣời phát ngôn còn quy ước và
thể chế thuộc về cộng đồng ngôn ngữ. Dù không đƣợc thể hiện một cách hiển ngôn
nhƣng các quy tắc vận hành các quy ƣớc, thể chế của các hành động ở lời đƣợc mọi
ngƣời trong cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Điều đó có
nghĩa là nắm đƣợc âm, từ ngữ, câu… nắm đƣợc những quy tắc điều khiển các hành
vi ở lời trong ngôn ngữ nào đó là chúng ta đã biết các quy tắc để “thiết lập” nên các
hành động “hỏi”, “yêu cầu”, “hứa hẹn”… đó sao cho đúng lúc, đúng chỗ cho phù
hợp với ngữ cảnh, văn hóa giao tiếp… là một vấn đề không kém phần quan trọng.
Ví dụ 5: Là bạn bè thân thiết, chúng ta có thể hỏi thăm nhau về mức thu
nhập. Hành động hỏi trong trƣờng hợp này đƣợc chấp nhận nhƣ là sự quan tâm lẫn
nhau. Tuy nhiên, với ngƣời bạn mới quen – nhất là bạn khác giới, nếu hỏi nhau về
thu nhập, ngƣời hỏi dễ bị ngƣời nghe đánh giá sai về bản chất, về quan niệm
sống…v.v…
Khác với hành động tạo lời và hành động mƣợn lời, hành động ở lời có khả
năng “thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối thoại” (O.Ducrut – dẫn theo [7,
447]). Khi thực hiện một hành động ở lời, “tƣ cách pháp nhân” của ngƣời phát ngôn
và ngƣời thụ ngôn đã có sự thay đổi về nghĩa vụ và quyền lợi so với “tình trạng”
của họ khi chƣa thực hiện hành động ở lời đó.
Ví dụ 6:
Lời tự sự của một chàng trai khi tình yêu tan vỡ:
Giá như mình đừng quen nhau
Em sẽ bình yên đón cơn mưa khác


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Còn anh như áng mây lưu lạc
Quên cả đường đi, quên cả lối về…
Hành vi tự sự đó dù rất ít ràng buộc đối với cả ngƣời nói (chàng trai) và
ngƣời nghe (cô gái) nhƣng chúng ta vẫn thấy tƣ cách pháp nhân của những ngƣời
này thay đổi khi hành vi này đƣợc phát ra (chẳng hạn, với cô gái, ít ra cũng mang
tâm trạng áy náy).
Để tạo ra một diễn ngôn, ngƣời ta thực hiện một cách thống nhất cả ba loại
hành hành động: hành động tạo lời, hành động mƣợn lời, hành động ở lời.
1.1.1.3 Hành động mượn lời (perlocationary act)
Là những hành động “mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là
mƣợn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, ngƣời
nhận hoặc ở chính ngƣời nói” [7, 446]. Nói cách khác, hành động mƣợn lời là hành
động thực hiện một phát ngôn nhằm gây ra những biến đổi trong nhận thức, trong
tâm lý, trong hành động vật lý có thể quan sát đƣợc, gây ra một tác động nào đó với
ngữ cảnh.
Ví dụ 7: Đến tiết Văn học nƣớc ngoài, thầy giáo lên lớp nói với sinh viên:
“Hôm nay, tôi không được khỏe, chúng ta nghỉ học” (2). Sau khi nghe phát ngôn
này sẽ có những cách “phản ứng” khác nhau: một số sinh viên hò reo vui sƣớng vì
đƣợc nghỉ học: một số sinh viên thở phào nhẹ nhõm, có học sinh lại thấy luyến tiếc,
thậm chí, một số sinh viên tỏ ra bực mình trƣớc “phản ứng” không lành mạnh của
bạn bè (hò reo vì đƣợc nghỉ học) vì họ cho rằng bạn của mình quá vô tâm trƣớc tình
trạng sức khỏe của thầy giáo (Và quả thực, thầy giáo cũng đã nghĩ nhƣ thế vì sau
khi tiếng reo hò của học trò vừa ngớt, thầy hạ giọng: “Thật quá đáng!” và bƣớc ra
khỏi lớp trƣớc những ánh mắt ân hận của học trò). Đó chính là hiệu quả mƣợn lời
của phát ngôn (2).
Nhƣ vậy, hiệu quả của hành động mƣợn lời là những hiệu quả ngoài ngôn
ngữ (đúng hơn là ngoài diễn ngôn). Hiệu quả này có thể có chủ ý hoặc không có

chủ ý. Chúng rất phân tán, không có tính quy ƣớc và khó có thể tính toán để tìm ra
cơ chế chung.
1.1.3. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời
Nhƣ đã trình bày ở 1.1.1.2, hành động ở lời về cơ bản là hành động xã hội.
Vì vậy, điều kiện sử dụng các hành động ở lời là những điều kiện mà một hành
động ở lời “phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh và sự phát
ngôn ra nó” [7, 465]. Tất nhiên, các điều kiện trên đây chỉ thỏa mãn (/đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
đƣợc) với hành động ở lời chân thực. Các hành động ngôn ngữ không chân thực,
gián tiếp hay phái sinh sẽ không thuộc diện áp dụng của những điều kiện này.
Chẳng hạn: Hành động “hứa hẹn”:
a. Ngƣời nói thực hiện hành động “hứa hẹn” đồng thời có ý định thực hiện
lời hứa của mình.
b. Ngƣời nói thực hiện hành động hứa hẹn để lừa dối.
c. Ngƣời nói thực hiện hành động hứa hẹn để tỏ quyền lực mà không có ý
định giữ lời hứa…
Trong ba hành động “hứa hẹn” trên, chỉ có hành động ở (a) là đối tƣợng “áp
dụng” của các điều kiện sử dụng các hành động ở lời.
Theo Austin, các hành động ở lời muốn “thành công” và đạt hiệu quả thì
phải bảo đảm các điều kiện “may mắn” (felicity condition) sau:
- (i) Phải có thủ tục có tính chất quy ƣớc và thủ tục này phải có hiệu quả
cũng có tính quy ƣớc.
(ii) Hoàn cảnh và con ngƣời phải thích hợp với những điều quy định trong
thủ tục.
- Thủ tục phải đƣợc thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ.
- Thông thƣờng thì (i) những ngƣời thực hiện hành động ở lời phải có ý
nghĩa, tình cảm, ý định đúng nhƣ nó đã có.

Trên cơ sở phân tích hành vi “hứa” trong tiếng Anh, Searle đã điều chỉnh, bổ
sung vào những điều kiện may mắn của Austin và ông gọi chúng là điều kiện sử
dụng hay điều kiện thỏa mãn. Theo Searle, điều kiện này gồm có:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Là điều kiện liên quan đến cấu trúc, quan hệ
ngữ nghĩa của nội dung mệnh đề. Điều kiện này chỉ ra nội dung các hành động ở
lời.
- Điều kiện chuẩn bị: Là điều kiện liên quan tới những hiểu biết của ngƣời
thực hiện hành động về lợi ích, trách nhiệm, năng lực vật chất, tinh thần cũng nhƣ
quyền lực của ngƣời nói đối với ngƣời nghe và đối với hành động ở lời mà mình
đƣa ra.
- Điều kiện chân thành: Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lý của ngƣời
thực hiện hành động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đƣa ra. Điều kiện
chân thành còn có nghĩa là ngƣời nói thực sự, chân thành mong đợi hiệu quả ở lời
của hành động ở lời mà mình thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Điều kiện căn bản: Theo điều kiện này thì ngƣời thực hiện hành động ở lời
(hoặc ngƣời nghe) bị ràng buộc ngay vào kiểu trách nhiệm mà hành động đó tạo ra
khi phát ngôn.
Ví dụ 8:
(Nếu tâm sự cùng ta bạn hỏi)
Tiếng nào trong muôn nghìn tiếng nói
Như nỗi niềm nhức nhối tim gan?
(- Trong lòng ta hai tiếng: Miền Nam!)
(Miền Nam)
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động “hỏi” của “bạn” đối với “ta” (chủ
thể trữ tình – nhà thơ): “bạn” không biết trong muôn ngàn tiếng nói, có tiếng nào
giống nhƣ nỗi niềm nhức nhối tim gan.

- Điều kiện chuẩn bị: “bạn” không biết lời giải đáp và tin rằng ngƣời đƣợc hỏi (“ta”
– chủ thể trữ tình) có khả năng thực hiện hành động tƣơng ứng – trả lời, đồng thời
ngƣời nói (“bạn”) biết rằng ngƣời nhận (“ta”) là ngƣời có năng lực để thực hiện
hành động nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của mình (tức là “bạn” tin rằng “ta” là
ngƣời có năng lực thực hiện hành động “đáp” (/trả lời), đáp ứng (/thỏa mãn) yêu cầu
của “bạn”, cho bạn biết “tiếng nào” giống nhƣ “nỗi niềm nhức nhối tim gan”).
- Điều kiện chân thành: “bạn” rất muốn biết “tiếng nào” trong tiếng nói Việt Nam
mang “đặc điểm” mà “bạn” đã nêu trong khi thực hiện hành động “hỏi”.
- Điều kiện căn bản: “bạn” thực hiện hành động “hỏi” là để nhận đƣợc thông tin từ
“ta”, để “ta” (tác giả) cung cấp cho mình điều muốn biết: “tiếng nào”….? (và “ta”
đã trả lời: hai tiếng miền Nam).
Từ sự phân tích trên, chúng tôi khẳng định, câu thơ: “Tiếng nào trong muôn
ngàn tiếng nói. Như nỗi niềm nhức nhối tim gan?” xét ở góc độ giao tiếp, đặc biệt
là ở phƣơng diện hành động ngôn ngữ là hành động hỏi trực tiếp vì nó đƣợc sử dụng
đúng với điều kiện chân thành của nó.
Trong luận văn này, các điều kiện sử dụng hành động ở lời đƣợc chúng tôi
coi là cơ sở, là dấu hiệu để nhận diện và phân biệt các hành động hỏi trực tiếp –
gián tiếp.
1.1.4. Hành động ở lời trực tiếp – gián tiếp
1.1.4.1. Hành động ở lời trực tiếp
Nhƣ chúng ta đã biết, trong giao tiếp, một phát ngôn thƣờng có khả năng
“thực hiện đồng thời một số hành vi” nên thƣờng không phải chỉ có một đích ở lời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Bởi thế, chỉ những hành động ngôn ngữ đƣợc “thực hiện đúng với đích ở lời, đúng
với điều kiện sử dụng của chúng” mới đƣợc coi là những hành động ở lời trực tiếp
[7, 492].
Ví dụ 9:

- Hành động hỏi:
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? (a)
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già. (b)
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son (c)
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Đoạn thơ trên gồm 3 câu hỏi, thể hiện 3 hành động hỏi chân thành của ngƣời
dân Việt Bắc. Đích ở lời của các hành động hỏi này là “ta” (ngƣời dân Việt Bắc)
muốn “mình” (Trung ƣơng Đảng và Chính phủ) cho biết “mình” còn nhớ tới “ta”
với những kỷ niệm của những ngày kháng chiến đầy gian khổ không. Đáp lại những
câu hỏi này là những câu trả lời của “mình”. Các phát ngôn này cũng thuộc hành
động ở lời trực tiếp:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng…

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
- Hành động cầu khiến:
Quyết chiến đấu! Nào ta liên hiệp lại
Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng!
(Tố Hữu, Liên hiệp lại)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Hành động dặn dò:
Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây, mụ đắp cho kín mình!
(Tố Hữu, Mẹ Suốt)
- Hành động đe dọa:
(Hắn rống hét: “Con bò cái chết!
Một mình mày ăn hết này sao?
Đừng hòng che đƣợc mắt tao
Khai mau, du kích ra vào nơi đâu?)
Khai mau, tao chém mất đầu!
(Tố Hữu, Bà má Hậu Giang)
1.1.4.2. Hành động ở lời gián tiếp
a. Khái niệm thuật ngữ “hành động ngôn ngữ gián tiếp” (indirect speech acts)
do Austin đặt và khởi xƣớng nghiên cứu nhƣng ngƣời nghiên cứu kỹ về loại hành
động ngôn ngữ này lại là Searle. Theo Searle, một hành động ở lời đƣợc thực hiện
gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành động ở lời khác sẽ đƣợc gọi là một hành
động gián tiếp.
Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Một hành vi được sử dụng
gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng
lại làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ
chung cho cả hai người suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác” [7, 495].
b. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời gián tiếp.
Các hành động ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phƣơng thức tạo ra
tính đa nghĩa, mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Tuy nhiên, muốn dùng hành động ở lời
gián tiếp nào phải tuân thủ theo những điều kiện hoặc nguyên tắc nhất định. Theo
các nhà ngôn ngữ học, khi sử dụng hành động ở lời gián tiếp, cần lƣu ý một số điều

kiện sau:
(1) Hành động ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh.
Có thể nói ngữ cảnh là yếu tố quan trọng đối với cả ngƣời nghe và ngƣời nói
khi tham gia vào hành động giao tiếp. Ngƣời nói cần dựa vào ngữ cảnh để tạo lập
phát ngôn sao cho phát ngôn đó vừa nói về vấn đề A đồng thời còn có thể nói nhiều
về vấn đề khác (B, C). Ngƣời nghe cũng cần dựa vào ngữ cảnh để hiểu đƣợc vấn đề
B/C… trong khi điều anh ta nghe là vấn đề A
Ví dụ 10: - Mày định bôi do trát trấu vào mặt bố mẹ mày hay sao mà yêu H?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Phát ngôn trên có hình thức là một hành động hỏi nhƣng thể hiện hành vi
gián tiếp khuyên/ đề nghị ngƣời nghe không nên (/không đƣợc phép) yêu H. Hành
động này có thể đạt đƣợc hiệu quả tại lời trong ngữ cảnh nhất định: Ngƣời nói là
bố/mẹ/anh/chị; ngƣời nghe là con/em và H; gia đình H không tốt, không tƣơng
xứng với gia đình ngƣời nói (nghe).
(2) Hành động ngôn ngữ có một (/một số) biểu thức ngữ vi đặc trƣng riêng
của nó. Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần (chủ từ - vị từ) tạo nên
nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa với các nhân tố ngữ cảnh – đặc biệt là với
những ngƣời tham gia giao tiếp cũng đáng vai trò IFID (phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu
lực ở lời) cho biểu thức ngữ vi đó. Điều đó có nghĩa là ngữ nghĩa của các thành
phần tạo nên nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi trực tiếp càng gắn với các nhân
tố của ngữ cảnh bao nhiêu, đặc biệt là với ngƣời nói ngƣời nghe thì càng có khả
năng thực hiện các hành vi gián tiếp bấy nhiêu.
Ví dụ 11: (Hai chị em Khánh Linh, Khánh Thƣ đang chơi với nhau. Bỗng
nhiên Khánh Thƣ khóc. Mẹ chạy ra và hỏi:)
- Ai làm cho em khóc đấy? (a)
- Con không làm em khóc thì còn ai vào đây nữa? (b)
Trong hoàn cảnh này, ngƣời mẹ có thể sử dụng một trong hai câu hỏi (a) và

(b) để thực hiện hành động hỏi. Tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi nào để thực hiện
hành động hỏi lại ảnh hƣởng đến hiệu lực của hành động. Nếu sử dụng câu hỏi (b)
làm phƣơng tiện của hành động hỏi, phát ngôn của ngƣời mẹ sẽ có hiệu lực gián
tiếp là khẳng định, buộc tội rõ hơn. Hiệu lực đƣợc “hình thành” bởi quan hệ ngữ
nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp
với ngữ cảnh (tức là ngƣời bị hỏi ở (b) (con) là ngữ nghĩa của thành phần mệnh đề
(chủ từ) của câu hỏi.
(3) Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành động gián tiếp. Nói
cách khác, “cùng một phát ngôn có thể tiềm tàng nhiều hành động ngoài lời’’ [13,
47]. Điều đó không có nghĩa là không có dấu hiệu phân biệt hành động ở lời trực
tiếp và hành động ở lời gián tiếp, không có giới hạn cho các hành động gián tiếp do
cùng một hành động trực tiếp thực hiện trong cùng một phát ngôn trực tiếp. Phải
căn cứ vào phát ngôn mà nhận biết biểu thức ngữ vi và qua biểu thức ngữ vi để
nhận biết hành động nào là hành động gián tiếp. Không phải bất cứ phát ngôn nào
cũng có thể thực hiện những hành động gián tiếp nhƣ nhau. Mỗi phát ngôn (tức phát
ngôn ngữ vi/ hành vi ở lời trực tiếp) tuy có thể thực hiện một số hành động gián tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
nhƣng các hành động gián tiếp này không giống nhau. Hành động ở lời trực tiếp
quy định giới hạn các hành động ở lời gián tiếp. Do đó, dấu hiệu hình thức của hành
động ngôn ngữ gián tiếp là phát ngôn ngữ vi của hành động trực tiếp. Trong số các
hành động ở lời, hành động tái hiện (xác tín, mô tả, khảo nghiệm) có biểu thức ngữ
vi nguyên cấp trùng với nội dung mệnh đề ( tức có cấu trúc CN – VN hay đề –
thuyết) nên có khả năng thực hiện khá nhiều hành động ở lời gián tiếp.
Ví dụ 12: - Ngày mai tôi sẽ đến thăm gia đình em.
Phát ngôn trên có thể là một lời hứa hẹn, một lời đe dọa. Nhƣng ngữ nghĩa
của các thành phần tạo nên mệnh đề thay đổi sẽ kéo theo việc loại bỏ một số hành
động ở lời gián tiếp. Chẳng hạn:

- Ngày mai cả lớp sẽ đến thăm gia đình em.
Lúc này phát ngôn trên không thể thực hiện hành vi đe dọa.
Nhƣ vậy, muốn nhận biết hành động ở lời gián tiếp, trƣớc hết, ngƣời nghe
phải nhận biết phát ngôn nghe đƣợc qua biểu thức ngữ vi cốt lõi cho nó do hành
động ở lời trực tiếp nào tạo ra.
(4) Không nên coi hành động ngôn ngữ gián tiếp là một hành động riêng rẽ
chỉ do hành động ngôn ngữ trực tiếp tạo ra. Trong thực tế, nó bị quy định bởi lý
thuyết lập luận, bởi phƣơng châm hội thoại, bởi phép lịch sự, bởi các quy tắc liên
kết, bởi các quy tắc hội thoại và cả bởi logic. Searle cho rằng cơ chế của các hoạt
động ở lời gián tiếp là ở các điều kiện dùng của các hành động ở lời
Ví dụ 13: (Vào một hiệu sách, muốn mua cuốn “Ngữ dụng học” ta hỏi:)
- Ở đây (/chị…) có cuốn “Ngữ dụng học không (ạ)?
Hành động gián tiếp “Tôi muốn mua cuốn “Ngữ dụng học”” đƣợc hình thành
từ các điều kiện sau:
- Chúng ta muốn SP2 hành động A (điều kiện chân thành). Tức là chúng ta
muốn SP2 bán cho chúng ta cuốn sách “Ngữ dụng học”.
- Chúng ta thấy SP2 có đủ khả năng thực hiện A (điều kiện chuẩn bị). Tức là
chúng ta thấy (/biết) rằng SP2 có thể có cuốn “Ngữ dụng học” để bán.
- Chúng ta thực hiện hành động hỏi để hỏi SP2 về khả năng thực hiện A.
Nghĩa là chúng ta yêu cầu SP2 thực hiện A.
(5) Hành vi ở lời gián tiếp là những “sáng tạo có quy tắc”, là lĩnh vực của một
loại biện pháp tu từ bằng các hành vi ở lời. Nó thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc
trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt có một số hành động ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
ngữ đƣợc dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp đƣợc lặp đi lặp lại, trở thành một thứ quy
ƣớc có tính chất là một nghi thức ngôn ngữ trong giao tiếp.
Ví dụ 14: Dùng câu hỏi để chào (Bác làm gì đấy ạ? / Cháu đi học về đấy à? ),

dùng câu hỏi để trách móc (Sao không đi luôn, còn về làm gì nữa? Bây giờ anh mới
về thì mẹ con tôi ăn cơm vào lúc nào? )
1.2. Hành động hỏi
1.2.1. Khái niệm hành động hỏi
Nhƣ đã biết, thuật ngữ hành động ngôn từ do nhà triết học Anh là J.Austin
nghĩ ra và đƣợc J.Searle phát triển. Các ông quan niệm rằng ngôn ngữ không chỉ
đƣợc dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó mà nó thƣờng dùng để làm cái gì
đó, để thể hiện các hành động. Các hành động đƣợc thể hiện bằng lời là hành động
ngôn từ. Nhƣ vậy, hành động hỏi cũng là một loại hành động ngôn từ. Vấn đề đặt ra
là: Đặc trƣng cơ bản của hành động hỏi là gì?
Trong Từ điển tiếng Việt (2001) của Viện Ngôn ngữ ngữ học, hai mục từ
“câu hỏi” hoặc “câu nghi vấn” không đƣợc đề cập đến nhƣng ở mục từ “hỏi”
(tr.454), nghĩa của mục từ “câu hỏi” đƣợc giải thích “tƣơng đƣơng” với mục từ
“hỏi 2” ( phân biệt với “hỏi 1” có nghĩa là “dấu hỏi”). Theo đó, mục từ “hỏi 2”
với tƣ cách là động từ đƣợc giải thích với các nghĩa nhƣ sau:
Hỏi đg .1. nói ra điều mình muốn ngƣời ta cho mình biết với yêu cầu đƣợc
trả lời. Xin hỏi một câu. Hỏi đường. Hỏi ý kiến. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ (tng).
2. nói ra điều mình đi hỏi hoặc mong muốn ở ngƣời ta yêu cầu đƣợc đáp ứng.
Hỏi mượn quyển sách. Hỏi mua . Hỏi giấy tờ.
3. Hỏi vợ (nói tắt). Lễ hỏi. Mới hỏi chứ chưa cưới.
4. (kng,) Nói lời chào, thăm khi gặp nhau, theo phép xã giao, chào hỏi (nói
tắt). Gặp người quen phải hỏi. Đi hỏi về chào.
Chúng tôi thấy trong bốn nghĩa trên của mục từ “hỏi” có hai nghĩa đầu tiên (
nghĩa 1 và 2 ) hƣớng tới mục đích phát ngôn là thực hiên hành vi hỏi nhằm yêu cầu
cung cấp thông tin và yêu cầu ngƣời nghe đáp ứng điều mình muốn hoặc điều mình
đòi hỏi ngƣời nghe thực hiện.
Khảo sát các công trình nghiên cứu Việt ngữ liên quan đến câu hỏi và hành
động hỏi, chúng tôi nhận thấy, hành động hỏi đƣợc các nhà Việt ngữ quan niệm
theo những cách hiểu nhƣ sau:
Thứ nhất, hành động hỏi là hành động ngôn ngữ sử dụng câu hỏi để thực

hiện các mục đích giao tiếp khác nhau. Tiêu biểu cho quan niệm này là tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Nguyễn Đăng Sửu (2003). Các tác giả theo quan niệm
này cho rằng: Câu hỏi là phƣơng tiện quan trọng của hành động hỏi. Dùng hành
động hỏi (tức là phát ngôn hỏi), ngƣời nói có thể thực hiện các mục đích giao tiếp
khác nhau nhƣ: yêu cầu cung cấp thông tin mà ngƣời thực hiện hành động hỏi cần
biết (/chƣa biết), phê phán, sai khiến, khẳng định, phủ định, trách móc, ra lệnh hay
tỏ ý nghi ngờ…v.v…
Thứ hai, hành động hỏi là đích giao tiếp mà người nói hướng tới – yêu cầu
cung cấp thông tin cần biết, chưa biết. Quan niệm này đƣợc thể hiện tƣơng đối rõ
trong các công trình nghiên cứu của Lê Đông (1996) – nghiên cứu về ngữ nghĩa ngữ
dụng câu hỏi chính danh tiếng Việt và nghiên cứu của Võ Đại Quang (2000) – đối
chiếu ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt. Theo các tác
giả, ngƣời hỏi có thể sử dụng câu hỏi (/phát ngôn hỏi) hay một hình thức phát ngôn
khác (chẳng hạn: câu trần thuật, câu cảm thán…) để thực hiện hành động hỏi này.
Chúng tôi thấy, tính chất của hành động hỏi theo hai cách hiểu trên có sự
khác biệt khá rõ nét. Theo quan niệm thứ nhất, “hành động hỏi” đƣợc gắn chặt với
hình thức cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu hỏi. Theo quan niệm thứ hai,
“hành động hỏi” đƣợc tách rời khỏi sự chi phối của phƣơng tiện biểu đạt – hình
thức câu hỏi, đặt tâm điểm vào đích ngôn trung và phạm vi hành chính đƣợc mở
rộng ra khỏi phạm vi câu hỏi.
Trong đề tài này, chúng tôi xét hành động hỏi trong thơ Tố Hữu theo cách
hiểu thứ nhất. Theo đó, chúng tôi coi hành động hỏi là hành động ngôn ngữ sử
dụng phát ngôn hỏi (/câu hỏi) để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau.
Ví dụ 15:
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?

(Bài ca mùa xuân 1961)
Ví dụ 16:
Ôi Lê – nin
Có thể nào tin
Thời đại ta đã mất
Một con Người đẹp nhất?
(Với Lê – nin)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Ở ví dụ (15) hành động hỏi (“Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?”) thực
hiện mục đích gián tiếp: Bộc lộ niềm vui, niềm hân hoan phấn khởi pha chút hãnh
diện, tự hào của tác giả trƣớc triển vọng đổi thay của đất nƣớc.
Ở ví dụ (16) hành động hỏi của tác giả không nhằm để hỏi mà để biểu thị
liên tiếp hai hành động nói gián tiếp:
- Phủ nhận (/bác bỏ): Tác giả không tin, không chấp nhận việc Lê – nin đã
rỏi bỏ cõi đời này, bởi với tác giả, Lê – nin luôn sống giữa cuộc đời, vĩnh viễn tồn
tại trong trái tim mỗi ngƣời yêu nƣớc chân chính nhƣ “một con Ngƣời đẹp nhất”.
- Bộc lộ: tác giả bộc lộ nỗi đau thƣơng, mất mát trƣớc sự ra đi của Lê– nin.
1.2.2. Dấu hiệu nhận diện hành động hỏi
Hành động hỏi có thể đƣợc thể hiện qua các hình thức biểu đạt, phƣơng tiện
ngôn ngữ sau :
- Các câu hỏi đích thực (có hình thức câu hỏi dùng để thực hiện hành động hỏi).
- Câu hỏi không đích thực (mang hình thức câu hỏi – thực hiện hành động
hỏi hoặc hành động ngôn ngữ khác).
- Câu hỏi phi chính danh (Các loại câu khác nhƣ: Câu trần thuật, câu cảm
thán… – thực hiện hành động hỏi).
Tuy nhiên, khái niệm hành động hỏi mà chúng tôi sử dụng trong đề tài này là
hành động sử dụng câu hỏi để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau nên

phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc dùng để thực hiện hành vi hỏi đồng thời cũng chính là
đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là ngữ nghĩa ngữ dụng của câu
hỏi chính danh trong thơ Tố Hữu. Điều đó có nghĩa là phạm vi nghiên cứu sẽ loại
bỏ các phát ngôn không đƣợc gọi là câu hỏi (/câu hỏi phi chính danh), đối tƣợng
nghiên cứu chỉ là các câu hỏi chính danh, bao gồm cả câu hỏi đích thực và không
đích thực.
1.2.2.1. Câu hỏi đích thực
Khái niệm câu hỏi đích thực mà chúng tôi chọn làm cơ sở lý luận trong đề tài này
không trùng khớp với khái niệm câu hỏi chính danh đƣợc dùng trong nghiên cứu của tác
giả Lê Đông (1996) (Trong nghiên cứu của mình, Lê Đông (1996) định nghĩa:
“Câu hỏi chính danh là những câu hỏi đƣợc đặt ra trong hoàn cảnh:
1 - Ngƣời nói không biết câu trả lời
2 - Anh ta muốn biết câu trả lời và hƣớng tới ngƣời đối thoại để nhận đƣợc
thông tin đó”), cũng không phải là câu hỏi đích thực nhƣ quan niệm của tác giả
Nguyễn Đăng Sửu (2003; 2010) – đƣợc dùng để hỏi và còn có thể biểu đạt những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau, trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Chúng tôi sử dụng thuật ngữ này (câu hỏi đích thực) để chỉ những câu/phát ngôn
hỏi biểu đạt ý nghĩa chuyên dùng để yêu cầu cung cấp thông tin mà ngƣời nghe cần
biết, chƣa biết.
Theo cách hiểu này, các câu hỏi có thể cùng hình thái cấu trúc nhƣng đƣợc
phát ngôn trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể khác nhau sẽ mang những giá trị
ngôn trung khác nhau. Nói cách khác tuy có chung hình thái cấu trúc là câu hỏi
nhƣng chúng có thể là câu hỏi đích thực hoặc câu hỏi không đích thực.
Ví dụ 17:
Cấu trúc câu hỏi “Lẽ nào P” đƣợc sử dụng trong hành động hỏi ở những
hoàn cảnh khác nhau sẽ mang những giá trị ngôn trung khác nhau.

Hoàn cảnh 1 :
(Thật vậy ư? Như trong cơn ác mộng
Chuông nhà thờ rung cùng tiếng cầu kinh
Mấy kẻ đốt đèn, quỳ gối cầu xin
Thiên đường máu, từ tay bầy quỷ dữ
Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử
Cào chiến công, xé cả xác anh hùng
Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung)
Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát?
(Chân lý vẫn xanh tƣơi)
Hành động hỏi chứa câu hỏi có hình thái cấu trúc “Lẽ nào P?” (“Lẽ nào ta tự
sát?”) trong hoàn cảnh này đồng thời thể hiện hai hành động gián tiếp là một lời tự
chất vấn và bác bỏ (ta không thể sự sát, không thể làm ngơ trƣớc thực trạng ngang
trái này).
Hoàn cảnh 2 :
(Bảy mươi tám tuổi, mắt chưa nhòa
Thanh thản, lòng ta vẫn hát ca
Rác rưởi thì cùng nhau quét dọn)
Lẽ nào cỏ dại lại là hoa?
(Vạn xuân)
Hành động hỏi có câu hỏi mang hình thái cấu trúc “Lẽ nào P?” (“Lẽ nào cỏ
dại lại là hoa?”) trong hoàn cảnh này (Tác giả tự bạch về cái tuổi “bảy mƣơi tám”
của mình) lại thể hiện (/mang) một giá trị ngôn trung khác: nhắc nhở mình (và cả

×