Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

tính hội thoại trong thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG






TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC











THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG





TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỘC






THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1. Hội thoại là một trong những hình thức đặc trưng của ngôn ngữ.
Trong thơ ca Việt Nam, chỉ đến THƠ MỚI, tính hội thoại mới xuất hiện như
một đặc điểm nổi trội. Khi nghiên cứu thi pháp văn học trung đại, chúng tôi
nhận thấy thơ trung đại không phát triển năng lực giao tiếp trực tiếp của lời
thơ, không hướng tới trò chuyện với người đọc. Giao tiếp chỉ mang tính chất
gián tiếp. Khi muốn “trao đổi” với bạn đọc, tác giả trung đại phải mượn lời,
thác lời, kiểu vợ khuyên chồng, chị khuyên em.
Nhưng bắt đầu từ THƠ MỚI - “Cuộc cách mạng về thi ca” (Hoài Thanh),
thơ ca Việt Nam đã có một bước chuyển mình vĩ đại. Chính THƠ MỚI đã mở
đầu một cách rực rỡ cho thơ Việt Nam hiện đại và được ghi nhận như một

bước phát triển mới của thơ dân tộc về tư duy thơ, về thi pháp, về thể loại thơ
và ngôn ngữ theo hướng hiện đại hóa.Từ đó, văn đàn của chúng ta tỏa sáng
những tên tuổi như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Bính…
Trong đó, không thể không nhắc tới Tố Hữu - nhà thơ của lẽ sống lớn, tình
cảm lớn, nhà thơ thuộc về nhân dân, dân tộc, một nhà thơ đã có những đóng
góp quan trọng vào sự phát triển nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Trong suốt những thập kỉ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện
tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước như: Đặng Thai Mai,
Trần Huy Liệu, Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử…
Với vốn hiểu biết sâu rộng và tài năng nghệ thuật, mỗi nhà nghiên cứu bằng
những cách thức, bằng những con đường tiếp cận riêng của mình đã khám phá
thế giới nghệ thuật mới mẻ, phong phú, độc đáo cùng với những giá trị nhân
văn và thẩm mĩ sâu sắc trong thơ Tố Hữu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


2
Dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những đánh giá, phân
tích ở nhiều góc độ như đề tài, chủ đề, nội dung, tư tưởng, hình tượng… trong
thơ Tố Hữu nhưng cho đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu về tính hội thoại - một phần quan trọng làm nên giá trị nghệ thuật
của thơ ông.
3. Người ta thường nói giọng điệu nổi bật trong thơ Tố Hữu là giọng
trò chuyện tâm tình nhưng nhận xét đó mới chỉ dừng lại ở cảm nhận. Điều
quan trọng là chỉ ra biểu hiện cụ thể của giọng điệu đó qua việc phân tích ngữ
văn có cơ sở khoa học. Nghiên cứu tác phẩm thơ Tố Hữu trên bình diện ngôn
ngữ nói chung, nghiên cứu tính hội thoại trong thơ Tố Hữu nói riêng là một
công việc rất thú vị, hấp dẫn, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn mặc dù

cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Có thể coi đây là “mảnh đất mới chƣa đƣợc
khai khẩn, hứa hẹn cho những vụ mùa bội thu” nếu như “ngƣời lao động”
ngoài kĩ năng, vốn hiểu còn có một niềm đam mê khám phá.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và tiến
hành nghiên cứu đề tài: Tính hội thoại trong thơ Tố Hữu.
2. Lịch sử vấn đề
Tố Hữu tỏa sáng trên văn đàn từ những năm 30 của thế kỉ XX. Qua
tập thơ đầu tay Từ ấy, tiếp theo là các tập thơ Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa
và cuối cùng là các tập Một tiếng đờn, Ta với ta, Tố Hữu đã để lại một dấu
ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bằng tình yêu lí tưởng, bằng phẩm chất chính
trị, bằng tấm lòng tận tụy hy sinh vì dân, vì nước và bằng một tài năng nghệ
thuật lớn.
Nói đến nghệ thuật thơ Tố Hữu là nói đến nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ. Điều chúng tôi quan tâm ở đây là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mang
tính hội thoại được coi như là một phương tiện tạo nên giọng điệu riêng trong
thơ Tố Hữu: giọng trò chuyện, tâm tình, đồng thời, cũng là phương tiện để
tạo nên “tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” (Tố Hữu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


3
Ở Việt Nam có hàng loạt công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu.
Trong bài viết in trên Báo Mới [15], K&T gọi Tố Hữu là “Nhà thơ của
tƣơng lai” và khẳng định giá định nghệ thuật của thơ Tố Hữu. K&T cho rằng
sức hấp dẫn trong thơ Tố Hữu chính là lý tưởng của một chàng thanh niên trẻ
tuổi - chàng thanh niên của tương lai.
Nguyễn Văn Hạnh với bài nghiên cứu “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu”
[12] đã đề cập đến 3 vấn đề lớn trong thơ Tơ Hữu. Đó là: cảm hứng xã hội,
thiên hƣớng tổng hợp; sức mạnh tình cảm, hơi thơ liền mạch; tình nghĩa, tâm

sự; ƣớc lệ và cách tân.
Lê Đình Kỵ, tác giả cuốn chuyên luận “Thơ Tố Hữu” [16], chủ yếu đề
cập tới phong cách dân tộc đậm đà trong thơ ông thể hiện ở đề tài, đối tượng,
nội dung thể hiện, ngôn ngữ. Tác giả cho rằng thơ Tố Hữu đạt tới những khái
quát lớn về dân tộc, thời đại.
Từ cuối những năm 80, ít có những công trình nghiên cứu mới về thơ
Tố Hữu. Đề cập đến thơ tố Hữu trên sách báo phần nhiều là những bài phân
tích, bình giảng một số bài thơ, những đoạn hồi ức của chính tác giả hoặc
những ghi chép qua trò chuyện với Tố Hữu về thơ ông.
Trong cuốn “Thi pháp thơ Tố Hữu” [28], GS.TS Trần Đình Sử đã có
những nhận định, đánh giá sâu sắc về Tố Hữu và thơ Tố Hữu mà nội dung có
thể tóm tắt như sau:
Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị Việt Nam. Cái mới mà Tố Hữu
đóng góp cho thơ ca tiếng Việt hiện đại là tạo ra được một kiểu nhà THƠ MỚI,
một cái Tôi hấp dẫn, mạnh mẽ, thuộc về quần chúng lao khổ và cách mạng.
Tố Hữu tạo ra được một giọng thơ quyền uy duy nhất hấp dẫn lúc ấy,
thể hiện tập trung sức mạnh, khí thế, ý chí, niềm tin cách mạng. Vì thế, trong
thơ có nhiều kiểu câu mệnh lệnh, câu cầu khiến vào bậc nhất trong thơ Việt Nam
hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


4
Tố Hữu đã xây dựng hình tượng một nhà thơ kiểu mới, một nhà thơ
giữa mọi người. Điều đó biểu hiện ở hệ thống từ xưng hô, ở cái tôi trữ tình
nhiều vai. Sáng tác của Tố Hữu thể hiện một quá trình tìm tòi để hình thành
một kiểu thơ trữ tình - chính trị mới. Trong đó có sự kết hợp khéo léo giữa
chủ đề chính trị với thể tài đời tư; giữa chủ đề chính trị với thể tài lịch sử -
dân tộc.

Bàn về chất hội thoại trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã viết “Thơ Tố Hữu
là thơ trữ tình điệu nói, ý vị của nó ẩn trong giọng lời. Đọc thơ ông phải biết
thẩm giọng. Chất hàm súc ở lời giọng thấm thía đậm đà”.
Cuốn chuyên luận là gợi ý bổ ích cho việc định hướng, triển khai để tài
của chúng tôi. Mặc dù ở công trình này, tác giả chưa đề cập chi tiết đến tính
hội thoại trong thơ Tố Hữu.
Ngoài các tài liệu mà chúng tôi giới thiệu ở trên, có thể kể đến một số
bài viết đăng trên các báo nhằm phân tích, đánh giá, cảm thụ về thơ ông như:
Nguyễn Đăng Mạnh: “Con đƣờng thơ Tố Hữu” (in trong “Con đường
đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” Nxb Giáo dục, t4/1994).
Hà Minh Đức: “Một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc” (in
trong Tố Hữu, Thơ. lời giới thiệu, in lần 2, Nxb Giáo dục, 1995).
Như vậy, tính hội thoại trong thơ bắt đầu xuất hiện trong thơ Việt Nam
hiện đại và được các nhà nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học chú ý ở phương diện lý thuyết. Trong khoảng mười năm trở lại đây, đã có
công trình nghiên cứu đề cập tới một số khía cạnh, biểu hiện về chất hội thoại
trong thơ Tố Hữu nhưng rất lẻ tẻ, thoáng qua, chưa có tính hệ thống. Nói cách
khác, chưa có một công trình khoa học nào, nghiên cứu một cách đầy đủ và
sâu sắc về tính hội thoại (điệu nói) trong thơ Tố Hữu - nhằm khám phá những
đóng góp to lớn của nhà thơ trữ tình - chính trị này về phương diện sử dụng
ngôn ngữ. Đây là vấn đề thú vị mà chúng tôi sẽ cố gắng thể hiện được trong
luận văn “Tính hội thoại trong thơ Tố Hữu”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phát hiện, phân tích những biểu

hiện về hình thức (ngôn ngữ, cơ sở tư tưởng, nghệ thuật) của tính hội thoại
trong thơ Tố Hữu, qua đó, làm rõ thêm đặc điểm về phong cách ngôn ngữ thơ
Tố Hữu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Xác định cơ sở lí luận của việc nghiên cứu tính hội thoại trong thơ
Tố Hữu (làm rõ các khái niệm hội thoại, tính hội thoại, thơ, thơ trữ tình, thơ
điệu ngâm, thơ điệu nói,…).
2) Phân tích những biểu hiện về hình thức (ngôn ngữ) cụ thể của tính
hội thoại trong thơ Tố Hữu.
3) Phân tích cơ sở tư tưởng, nghệ thuật và giá trị của tính hội thoại đối
với phong cách thơ Tố Hữu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tính hội thoại thể hiện
trong một số sáng tác thơ của Tố Hữu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tính hội thoại trong thơ Tố Hữu
thể hiện qua 4 tập thơ sáng tác ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ, cụ thể là các tập thơ Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Sở dĩ
chúng tôi chọn các tác phẩm trong những tập thơ này để khảo sát vì đây là
những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tố Hữu thể hiện rõ tư tưởng và tài năng
nghệ thuật của ông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


6
5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát ngôn ngữ
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê, phân loại các

phương tiện biểu hiện tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, tạo cơ sở cho sự phân
tích, nhận xét, đánh giá.
5.2. Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, miêu tả những hình thức
biểu hiện của tính hội thoại cùng hiệu quả của chúng đối với việc xây dựng
hình tượng nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, hiệu quả giao tiếp thẩm mĩ qua việc
tạo mối liên hệ mật thiết giữa tác giả và độc giả.
5.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh tính hội thoại trong thơ
Tố Hữu với đặc tính này trong thơ cổ và thơ Mới, tìm ra những nét riêng đặc
sắc của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, từ đó làm rõ nét riêng của thi pháp
thơ Tố Hữu so với thi pháp thơ trung đại và Thơ Mới.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu tính hội thoại (điệu nói) trong thơ Tố Hữu có ý nghĩa
về mặt lí luận và thực tiễn.
Về lí luận: Lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ
và sâu sắc tính hội thoại trong thơ Tố Hữu theo hướng tiếp cận của ngành
ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ một đặc điểm
của ngôn ngữ thơ hiện đại - tính hội thoại thông qua một tác giả tiêu biểu có
uy tín về sử dụng tiếng Việt, đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu những biểu
hiện của tính hội thoại trong các tác phẩm thơ hiện đại, qua đó, giúp người
đọc hiểu sâu sắc hơn đặc trưng phong cách tác giả.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng để
biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học về tiếng Vịêt, về thơ Tố Hữu
nói riêng và thơ ca hiện đại nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


7

7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận.
Chƣơng 2. Biểu hiện về hình thức của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu.
Chƣơng 3: Cơ sở tƣ tƣởng, nghệ thuật và giá trị của tính hội thoại
trong thơ Tố Hữu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Giao tiếp và giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.1. Giao tiếp
Để giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Có thể
khái quát thành 3 loại phương tiện như sau: bằng âm thanh, bằng ánh sáng,
bằng cử chỉ. Trong các phương tiện kể trên thì ngôn ngữ âm thanh tự nhiên
của con người là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng và hiệu quả nhất,
giúp con người có thể bày tỏ và trao đổi với nhau về nhận thức, tư tưởng, tình
cảm. Cùng với lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá
trình phát triển của lịch sử loài người.
Giao tiếp là một hiện tượng đặc trưng của con người và của xã hội loài
người. Đó là nhu cầu và cũng là điều kiện tất yếu của cuộc sống con người.
Chính với ý nghĩa quan trọng như vậy, vấn đề giao tiếp đã được các nhà
nghiên cứu chú ý từ thời cổ Hy Lạp. Nhưng phải đến thế kỉ XIX, giao tiếp
mới được đặt đúng vị trí quan trọng của nó trong sự hình thành, phát triển bản
chất xã hội của con người. Phơ-bach, nhà triết học người Đức đã khẳng định:
“Bản chất con ngƣời chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa

con ngƣời với con ngƣời, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự
khác biệt giữa họ”.
Bước sang thế kỉ XX, giao tiếp đã trở thành vấn đề thời sự trong khoa
học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nó được xem xét dưới nhiều góc
độ như: triết học thực dụng, triết học hiện sinh, học thuyết Freud, lí thuyết
thông tin và điều khiển học.
Đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau khi
định nghĩa về giao tiếp, tùy theo phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


9
Trong ngôn ngữ học, giao tiếp là đối tượng nghiên cứu của một bộ môn còn
khá mới mẻ là Ngữ dụng học.
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như Ý
đã đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là sự thông báo hay truyền đạt thông báo
nhờ một hệ thống mã nào đó” [33; tr.101].
GS Diệp Quang Ban định nghĩa cụ thể hơn “Giao tiếp là một hiện
tƣợng phổ biến trong các kiểu xã hội, đó là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong
một cộng đồng để truyền đạt một nội dung nào đó. Giao tiếp là một trong
những đặc trƣng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể khác
không phải là xã hội…” [4, tr.17].
Mặc dù, còn có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng trong luận văn này,
chúng tôi theo quan niệm của GS Đỗ Hữu Châu - một quan niệm được xem là
phản ánh những phương diện cốt lõi của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong cuốn
giáo trình “Giản yếu về Ngữ dụng học”, Giáo sư đã viết: “Giao tiếp là quá
trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri thức, tình cảm, thái độ, ƣớc muốn,
hành động…) giữa ít nhất hai chủ thể giao tiếp (kể cả trƣờng hợp một ngƣời
giao tiếp với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định và một tình

huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định” [6; tr.8]. Giao tiếp,
theo cách hiểu như vậy, đã khẳng định vai trò quan trọng đối với đời sống con
người và cả xã hội loài người. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, là
nhu cầu đặc trưng và sớm nhất ở con người. Như C.Mac đã nói Sự phát triển
của một cá nhân đƣợc quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác
mà nó giao lƣu một cách trực tiếp.
1.1.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được giải thích như sau: “Giao tiếp
ngôn ngữ là việc thông báo hay truyền đạt một số nội dung trong tƣ duy bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


10
ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng
nhất của xã hội loài ngƣời. Việc truyền đạt thông báo đƣợc tiến hành qua
những bƣớc liên tục. Quá trình này làm thành hệ thống giao tiếp, bao gồm
các thành tố nguồn phát tin, nguồn nhận tin và mã. Muốn giao tiếp thực hiện
đƣợc thì nguồn phát và nguồn nhận phải cùng sử dụng chung một mã hay ít
nhất hai mã đƣợc sử dụng phải có phần tƣơng đƣơng với nhau. Ngoài ra
trong giao tiếp cũng còn phải tính đến các yếu tố khác nhƣ tạp âm - đó là
những trở ngại trong đƣờng truyền đạt thông báo - và phần dƣ thừa, tức là
phần trùng lặp có thể bù đắp phần nào những mất mát thông tin do tạp âm
gây ra trong đƣờng truyền tin…” (Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học)
[33, tr.14]. Cụ thể, trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai loại hành
động: hành động tạo lập (hoặc sản sinh) lời nói (hành động phát tin); hành
động tiếp nhận (hoặc lĩnh hội) lời nói (hành động nhận tin).
Khi có nội dung D xuất hiện trong đầu, người phát tin tìm cách truyền
nó đến người nhận. Vì nội dung D thuộc lĩnh vực tinh thần nên để truyền

được nội dung ấy đến người nhận, người phát phải tìm cách vật chất hóa. Để
vật chất hóa nội dung đó, người phát sử dụng ngôn ngữ. Trong hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ, quá trình chuyển nội dung D thuộc bình diện tinh thần
sang nội dung D thuộc lĩnh vực ngôn ngữ được gọi là quá trình mã hóa ngôn
ngữ. Đó cũng chính là quá trình sản sinh, tạo lập lời nói.
Ngoài vốn sống có được qua việc học hỏi ở nhà trường và đời sống của
bản thân, người phát cũng như người nhận cần có vốn ngôn ngữ nhất định.
Vốn ngôn ngữ là những hiểu biết về ngôn ngữ nói chung cũng như những kĩ
năng sử dụng vốn hiểu biết đó vào một tình huống giao tiếp cụ thể. Hiệu quả
của lời nói phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt
động giao tiếp của các nhân vật giao tiếp. Trong giao tiếp, vốn sống và vốn
hiểu biết được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Vốn ngôn ngữ càng phong phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


11
thì khả năng diễn đạt của người phát càng tinh tế và hiệu quả giao tiếp càng cao.
Hiệu quả ấy tỉ lệ thuận với vốn ngôn ngữ của cả người phát lẫn người nhận.
Khi một nội dung D được người phát truyền đi và người tiếp nhận lí
giải, khôi phục lại được nội dung đó thì khi ấy một chu kì giao tiếp đã hoàn
thành. Nếu người nhận lí giải đầy đủ và đổi vai thành người phát thì ta có hoạt
động trao đáp mới. Đó là toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể thực hiện theo những cách thức khác
nhau: dùng ngôn ngữ âm thanh tự nhiên của con người (nói miệng) hoặc dùng
văn bản viết.
1.1.2.2. Tác phẩm văn học là một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ
Nhà văn Gorki từng khẳng định Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn
học. Thơ là một thể loại của văn học. Không thể có thơ nếu không có ngôn

ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất mà nếu như thiếu nó
thì thơ không thể tồn tại.
Trong thơ, phương thức biểu hiện có vai trò cực kì quan trọng.
Ví dụ:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vƣờn hồng đã có lối vào hay chƣa?
Mận hỏi thì đào xin thƣa
Vƣờn hồng có lối nhƣng chƣa ai vào.
(Ca dao)
Nhìn vào mặt cấu trúc của văn bản, không có từ nào nói đến con người.
Nhưng nội dung của văn bản lại chứa đựng thông tin về con người, thể hiện
tình ý của con người. Cụ thể:
1 - Nói về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người.
2 - Nhân vật giao tiếp: chàng trai và cô gái đã đến tuổi thành niên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


12
3 - Mục đích: bày tỏ tình cảm.
4 - Nội dung: lời trò chuyện yêu đương giữa họ. Cách tỏ tình tế nhị của
chàng trai và câu trả lời kín đáo của cô gái.
Như vậy, ngôn ngữ sinh ra vốn để nói về đối tượng giờ đây lại trở thành
công cụ để nhận thức đối tượng. Đó là quá trình biểu trưng hóa các tín hiệu
ngôn ngữ. Muốn hoàn thành quá trình này, ngôn ngữ phải có khả năng biểu
hiện. Ở mỗi một ngôn ngữ, dù quá trình này được thực hiện bằng các phương
pháp khác nhau (tùy vào tập quán, thói quen sử dụng ngôn ngữ, hình thức
sinh hoạt văn hóa, xã hội…) nhưng vẫn có điểm chung là: khi giao tiếp, con
người không chỉ có nhu cầu thông báo về đối tượng mà còn luôn có nhu cầu
muốn biểu đạt tình cảm và bày tỏ sự đánh giá của mình về đối tượng. Tác

phẩm văn học cũng là một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ - giao tiếp có
tính nghệ thuật.
Trong thơ mình, Tố Hữu luôn hướng tới đối thoại với độc giả, với nhân
vật. Chính điều đó khiến thơ ông mang giọng điệu tâm tình, sâu lắng. Mỗi
một bài thơ là một câu chuyện buồn, vui, yêu, ghét, tự hào, căm giận… Người
viết như muốn nói với Bác, với mẹ cha, với anh chị em, với quê hương xứ
sở… Có khi để nhắn gửi tới những người mẹ sớm hôm vất vả, hết lòng vì bộ
đội, vì kháng chiến; có khi là lời kêu gọi thúc giục lên đường hay để diễn tả
nỗi đau khi Bác mất…
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu
Ra đi Bác dặn: Còn non nƣớc
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.
(Bác ơi! - 1969)
Nhà thơ khiến người đọc thấy rằng: Bác mất đi nhưng sự nghiệp của
Người vẫn còn sống mãi. Cho nên, khi Bác mất, ta chỉ thấy vắng Bác, xa Bác,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


13
như một lần Bác đi xa. Với cách diễn đạt như vậy, một mặt, nhà thơ nói được
nỗi đau vô hạn khi Bác mất, nhưng mặt khác, nỗi đau khiến người ta không bi
lụy mà vẫn có sự lạc quan, tin tưởng bởi Bác sẽ vẫn cùng chúng ta tiếp tục
dựng xây sự nghiệp này.
Bác đã lên đƣờng, nhẹ bƣớc tiên
Mác-Lê nin thế giới Ngƣời Hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
(Bác ơi - 1969)

Như vậy, mỗi một tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Qua đó, người đọc hiểu những điều mà tác giả muốn gửi gắm, muốn chia
sẻ, tâm tình.
1.2. Hội thoại và tính hội thoại
1.2.1. Khái niệm hội thoại và đặc điểm của hội thoại
1.2.1.1. Khái niệm hội thoại
Vấn đề hội thoại được đặc biệt quan tâm trong Ngữ dụng học. Nó là bộ
phận chủ yếu của Ngữ dụng học vĩ mô. Theo Mey, Ngữ dụng học chia thành
hai bộ phận: Ngữ dụng học vi mô và Ngữ dụng học vĩ mô (các vấn đề về lí
thuyết hội thoại, siêu ngôn ngữ học và ngôn ngữ học xã hội).
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như Ý
định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời, ở dạng nói, giữa các
nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo
đích đƣợc đặt ra…” [33; tr.122]).
Theo GS Đỗ Hữu Châu “Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên,
phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn
ngữ khác” [5; tr.20].
Ở cuốn “Ngữ dụng học”, GS Nguyễn Đức Dân đã đưa ra một định nghĩa
rõ ràng và cụ thể hơn: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


14
phản hồi trở lại. Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi. Bên nghe lại trở thành
bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp
phổ biến và căn bản nhất của con ngƣời là hội thoại…” [7; tr.76].
1.2.1.2. Đặc điểm của hội thoại
Theo GS Đỗ Hữu Châu [5; tr.76], một cuộc hội thoại có thể khác nhau
ở những điểm như sau:

Thứ nhất là đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn
ra cuộc hội thoại. Thoại trường có thể là nơi công cộng hoặc riêng tư.
Thứ hai là số lượng người tham gia. Có thể là từ hai đến số lượng lớn hơn.
Thứ ba là cương vị và tư cách những người tham gia hội thoại.
Thứ tƣ là các cuộc thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích.
Thứ năm là các cuộc thoại khác nhau về tính có hình thức hay không có
hình thức.
GS Nguyễn Đức Dân, trong cuốn “Ngữ dụng học” [7; tr.80], đã trình
bày những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại gồm: những đặc điểm nội
tại và những đặc điểm bên ngoài.
Những đặc điểm nội tại gồm: 1. Sự tương tác qua lại (nguyên tắc luân
phiên lƣợt lời). 2. Sự liên kết (nguyên tắc liên kết hội thoại). 3. Tính mục
đích. 4. Nguyên lí hội thoại (nguyên lí cộng tác và nguyên lí tế nhị).
Những đặc điểm bên ngoài gồm: 1. Về số lượng người tham dự. 2. Về
quan hệ giữa những người tham dự. 3. Về chu cảnh của những cuộc thoại
(thời gian và không gian). Trong đó, tác giả cũng đưa ra những lưu ý về
không gian hội thoại: sự có mặt của người đối thoại có tầm quan trọng đáng
kể trong hội thoại. Theo quan điểm ngữ dụng, sự có mặt hiện thực hoặc tưởng
tượng của người đối thoại là yếu tố cần thiết cho sự dùng ngôn ngữ được bình
thường trong quá trình hội thoại. Có những câu hỏi, câu chào, câu gọi, câu
cầu khiến; có những đại từ như: này, kia, như vậy… mà sự quy chiếu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


15
chúng liên quan tới người nói, người nghe, ngữ cảnh, sự định hướng không
gian… nghĩa là chúng chỉ được xác định khi đứng trong hoàn cảnh có mặt
người đối thoại. Chúng ta sẽ thấy rõ những đặc điểm này trong thơ Tố Hữu.
1.2.2. Các hành vi ngôn ngữ trong hội thoại

Người xây dựng nền móng cho lý thuyết hành vi ngôn ngữ là nhà triết
học người Anh, John L.Austin. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ còn gọi là lý
thuyết hành động lời nói, nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu ngôn ngữ và
việc dùng chúng vào mục đích giao tiếp.
Austin thấy rằng, trong ngôn ngữ học truyền thống, cho tới thời điểm
đó, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm tới những câu có thể đánh
giá được là đúng hay sai về ngữ nghĩa xét theo tiêu chuẩn logic. Đó là những
câu miêu tả, câu trần thuật, câu khẳng định, phủ định Tuy nhiên, có khá
nhiều câu về hình thức rất giống với các câu trần thuật nhưng lại không thể
quy cho chúng theo tiêu chuẩn đúng hay sai. Làm sao có thể xác định được
một lời chào, một lời gọi, là có giá trị logic đúng hay sai? Điều quan trọng
là phát ngôn đó được hình thành như thế nào? Người ta dùng với mục đích gì,
nó có tác động ra sao?
Theo lý thuyết của Austin những câu như: Ôi trời!. Tôi cuộc với anh là
trận này Việt Nam sẽ thắng. Anh cho biết bây giờ là mấy giờ rồi? không
nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự vật, sự
kiện, chúng không đưa ra những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc
gì đó như việc bộc lộ cảm xúc, việc đánh cuộc, việc hỏi của người nói. Austin
gọi những phát ngôn như vậy là những phát ngôn ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi là
những phát ngôn mà khi nói người ta đồng thời thực hiện luôn cái việc được
biểu thị trong phát ngôn. Như khi chúng ta nói "Tôi cuộc với anh" tức là tôi đã
"cuộc rồi". Hoặc khi đưa ra một phát ngôn "Tôi xin cam đoan những lời khai
trên là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm", thì tôi đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


16
thực hiện ngay hành vi bảo đảm. Chính nhờ sự phân biệt trên, Austin phát hiện
ra bản chất hành động của ngôn ngữ. Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành

động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn
ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết)
Sp
1
nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc đọc) Sp
2
trong ngữ cảnh.
Theo Austin, có 3 loại hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn: hành vi
tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mượn lời. Trong đó, hành vi tạo lời được
hiểu là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết
hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành vi
mƣợn lời là những hành vi "mượn" phương tiện ngôn ngữ nói cho đúng hơn
là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người
nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Hành vi tại lời (HVTL) là những
hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những
hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ
tương ứng với chúng ở người nhận. Có hàng loạt các hành vi ngôn ngữ khác
nhau, nhưng theo Austin phân loại có 5 phạm trù, đó là: phán xét, hành sử,
cam kết, trình bày, ứng xử.
Theo các nhà nghiên cứu, bảng phân loại của Austin còn có những điều
chưa thoả đáng. Ngay chính Austin cũng nhận thấy còn có chỗ chồng chéo, có
chỗ còn mơ hồ không xác định được một cách rõ ràng. Trong bài "Sự phân
loại các hành vi tại lời" năm 1977, Searle cũng phê bình cách phân loại của
Austin. Searle cho rằng vì Austin không định ra các tiêu chí phân loại do đó
kết quả phân loại có khi dẫm đạp lên nhau. Searle đã dùng 4 trong số 12 tiêu
chí để phân loại 5 hành vi ngôn ngữ như sau:
 Tái hiện: sau này Searle gọi là lớp khẳng định. Các HVTL của lớp
này là: khẳng định, tường thuật, miêu tả, thông tin, giải thích Những hành vi
này chứa giá trị "đúng" hay "sai". Đích tại lời cũng như "sự ăn khớp" của
chúng là phản ánh đúng thế giới.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


17
 Điều khiển (chi phối) gồm những HVTL như: ra lệnh, yêu cầu, đề
nghị, thách thức, hỏi, cho phép
 Cam kết: Gồm những HVTL như: cam đoan, thề, hứa hẹn, cho,
tặng, biếu
 Biểu cảm: Gồm những HVTL như: xin lỗi, chúc mừng, tán thưởng,
cảm ơn, mong muốn, ruồng rẫy, biểu lộ tình cảm (vui thích/ khó chịu)
 Tuyên bố: Gồm những HVNN: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ.
Ngoài hai cách phân loại trên, còn có cách phân loại của D.Wunderlich,
F.Recanati và của K.Bach và R.M.Harnise. Tuy nhiên, chúng tôi chọn cách
phân loại của Searle là lý thuyết cơ bản để soi sáng cho thực tiễn khi nghiên
cứu biểu hiện của các hành vi ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu.
Trong thơ Tố Hữu cũng xuất hiện 5 hành vi ngôn ngữ kể trên. Cụ thể:
 Lớp tái hiện (biểu hiện):
Hành vi này trước đó được Searle gọi tên là xác tín. Đích ở lời là miêu
tả lại một sự tình đang được nói đến. Các mệnh đề này có thể đánh giá theo
tiêu chuẩn đúng sai logich.
Ví dụ: - Chúng run lên, xông tới trói chặt Anh hơn
Đôi môi anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu nhƣ một ngƣời cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn !
(Hãy nhớ lấy lời tôi - 1964)
 Lớp điều khiển (chi phối):
- Đích tại lời: Đặt người nghe vào sự thực hiện một hành động nào đó.
Có thể là mệnh lệnh, yêu cầu như:
- Xé tan đồn nát xác chúng ra!

- Giết, bắt sống, không mống nào đƣợc thoát!
(Bắn! - 1948)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


18
- Giặc trƣớc mặt phải xông mà giết
Thù sau lƣng phải triệt chẳng tha
(Quang vinh Tổ quốc chúng ta - 1955)
- Đừng quên giấy quên kim
Cho các em các chị
(Bài ca lái xe đêm - 1965)
 Lớp cam kết: Các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp cam kết cũng xuất
hiện trong thơ Tố Hữu. Đích tại lời của hành vi ngôn ngữ này là gán trách
nhiệm vào người nói thực hiện một hành động nào đó.
Có thể tìm thấy các phát ngôn dưới những hình thức như sau:
- Dù ai chia núi ngăn sông
Cũng không thể cắt đƣợc lòng Việt Nam.
(Quang vinh Tổ quốc chúng ta - 1955)
- Máu dù chảy hai miền thấm đỏ
Nghìn đầu rơi xuống cỏ không lui.
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
- Ta sẽ khai những mỏ dầu, mỏ sắt
Đóng những con tàu đi khắp đại dƣơng.
(Bài ca xuân 71)
 Lớp biểu cảm: Đích tại lời là biểu thị trạng thái tâm lý phù hợp với
hành vi tại lời như: xin lỗi, chúc mừng, cảm ơn, mong muốn
Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong thơ Tố Hữu, các hành vi tại lời của
lớp biểu cảm rất phong phú, đó cũng là phần quan trọng làm nên chất giọng

tâm tình, gần gũi của thơ Tố Hữu. Những lời chúc mừng, cảm ơn, những biểu
lộ tình cảm (vui thích/ khó chịu ) được Tố Hữu thể hiện hết sức chân thật. Có
lẽ khoảng cách giữa tác giả với bạn đọc đã được xích lại gần hơn qua những
lời tâm tình sâu lắng với đủ các cung bậc tâm trạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


19
- Cảm ơn Ngƣời, Hồ Chí Minh vĩ đại
(Xưa Nay )
- Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - 1954)
- Đôi má em bừng đỏ
Muốn hôn quá mà thôi
(Mưa rơi - 1948)
- Chúc đồng chí bắn thẳng vào cho đúng
(Bắn! - 1948)
- Căm thù cháy mãi trong tim
(Chị là người mẹ -1955)
 Lớp tuyên bố (tuyên bố, buộc tội)
- Đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành vi hướng
khớp ghép vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện thực lời.
Ví dụ: Anh thét lớn: Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh
(Hãy nhớ lấy lời tôi -1964)
Lịch sử muốn bay cúi đầu tội lỗi
Dƣới gƣơm thiêng hùng khí Thủ đô

Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ.
(Việt Nam máu và hoa - 1973)
Lý thuyết các hành vi ngôn ngữ của J.Austin chỉ xem xét các hành vi
một cách riêng rẽ, độc lập với những hành vi khác. Trong hội thoại, mỗi phát
ngôn đều có quan hệ trực tiếp đến những phát ngôn đi trước nó hoặc định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


20
hướng cho những phát ngôn tiếp theo. Như vậy, các HVNN không hề đứng
biệt lập, hành vi này kéo theo hành vi kia, lượt lời này kéo theo lượt lời kia.
Và hình thành nên khái niệm "cặp thoại". Trong một cặp thoại, lượt lời thứ
nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Chúng được tổ chức theo
một quy cách chặt chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại. Quan hệ
này phản ánh sự tác động của hiệu lực tại lời của HVNN ở lượt lời thứ nhất
lên lượt lời thứ hai. Chúng ta thấy có các cặp HVNN: hỏi - đáp, chào - đáp, đề
nghị - đáp ứng, đề nghị - bác bỏ, mệnh lệnh - tuân theo
1.2.3. Khái niệm tính hội thoại
1.2.3.1. Định nghĩa
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi không chỉ nói tới những
đoạn thoại chân chính (đối thoại) mà còn nói về những đoạn thoại mà trong
đó chỉ có lời nói của người phát nhưng hướng rõ ràng tới người nhận được
xác định rõ ràng như một đối tượng trò chuyện tâm tình. Thông qua phân tích,
dựa vào những đặc điểm của hội thoại, chúng tôi vẫn xác định được đoạn thơ,
bài thơ đó mang tính hội thoại.
Như vậy, tính hội thoại đƣợc hiểu là tính chất của lời nói mang tính trao
đổi, trò chuyện, tâm tình, trong đó, chủ thể giao tiếp hƣớng tới đối thể giao tiếp
đƣợc xác định rõ ràng. Theo cách hiểu này thì lời nói có tính hội thoại không

chỉ là lời đối thoại mà còn có thể chỉ là lời tác giả nhƣng chứa đựng những
phƣơng tiện ngôn ngữ hƣớng trực tiếp, rõ rệt tới đối thể giao tiếp. (Ví dụ:
Bác ơi, Lƣợm, Chị là ngƣời mẹ, Ngƣời con gái Việt Nam, Mẹ Tơm…).
Qua khảo sát, có đến 90% sáng tác của Tố Hữu đều mang tính hội thoại.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ phân tích những biểu hiện của tính hội thoại
trong thơ ông. Chỉ có một số ít bài thơ tính hội thoại mờ nhạt như bài: Sợ,
Mục Nam Quan, Hoa tím, Qua Liễu châu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


21
Khi xem xét các cặp HVNN trong thơ Tố Hữu mà cụ thể là cặp HVNN
hỏi - trả lời (đáp), chúng tôi cũng tránh tìm hiểu một cách máy móc hoặc chỉ
chú tâm vào phân tích phần cấu trúc xơ cứng. Bởi phần quan trọng nhất trong
một cuộc thoại là người ta làm nhiều điều khác nữa chứ không đơn thuần tạo
ra những cặp thoại.
Khi tạo lập những đoạn đối thoại, sử dụng phong phú, phù hợp sinh
động các kiểu câu đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại, thơ Tố Hữu đã trở thành
tiếng nói gần gũi, tâm tình đối với bạn đọc. Cũng đúng như quan niệm của
nhà thơ: "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, là tiếng nói đồng chí".
1.2.3.2. Đặc điểm của lời nói mang tính hội thoại
Ngôn ngữ hội thoại là hệ thống những yếu tố ngôn ngữ được sử dụng
trong một cuộc thoại. Những yếu tố ngôn ngữ đó chính là lời được các nhân
vật hội thoại xây dựng nên từ những đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ (bao
gồm các phƣơng tiện ngữ âm, từ vựng ngữ pháp).
Là một dạng thức cơ bản của giao tiếp cho nên ngôn ngữ hội thoại là
loại ngôn ngữ có tính hướng đích rõ rệt, cụ thể, tức là lời nói được phát ra
hướng tới một hay một số người cụ thể nhằm đạt được mục đích giao tiếp
nào đó. Ngôn ngữ hội thoại chứa đựng những yếu tố tác động của người nói

đến người nghe và nó nhằm tạo nên mối quan hệ giữa những người tham gia
hội thoại.
Lời nói mang tính hội thoại có những đặc điểm chính sau:
- Hàm chứa những lời đối thoại.
- Xác lập chủ thể, đối thể giao tiếp một cách rõ ràng và biểu hiện sinh
động mối quan hệ giao tiếp giữa chủ thể và đối thể giao tiếp.
- Sử dụng các từ ngữ, các kiểu câu đặc trưng cho ngôn ngữ hội thoại
(câu hỏi, câu cầu khiến, câu chào, câu gọi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


22
1.3. Thơ và thơ trữ tình
1.3.1. Thơ và đặc trưng của thơ
Từ buổi bình minh của xã hội loài người, thơ đã có một vị trí hết sức
quan trọng. Khi chưa có chữ viết, con người đã sáng tác và thưởng thức thơ
qua con đường truyền miệng. Những sáng tác sớm nhất của lịch sử văn học
nhân loại mà ngày nay chúng ta biết đến, hầu như là thơ.
Khi so sánh thơ với các ngành nghệ thuật khác, nhà triết học Đức,
G.Hêghen trong cuốn Mỹ học nhận xét: Thơ ca xét về nội dung là một nghệ
thuật phong phú nhất, ít bị hạn chế nhất. Còn nhà phê bình văn học Nga
V.G.Biêlinxki cho rằng: Thơ là loại hình nghệ thuật cao nhất. Thơ ca bao
gồm cả mọi yếu tố của các ngành nghệ thuật khác. Đại diện cho các nhà mỹ
học phương Đông - Khổng Tử cũng quan niệm: Thi khả dĩ hƣng, khả dĩ quần,
khả dĩ oán có nghĩa là: thơ có công dụng khởi phát tƣ tƣởng, đoàn kết mọi
ngƣời, phê phán cái xấu.
Ở Việt Nam, thơ cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống
văn hóa và đời sống xã hội. Hầu hết các tác phẩm văn học dân gian và một số
tác phẩm văn học viết lớn nhất của dân tộc là thơ. Có thể kể đến: Ca dao, Sử

thi Đăm săn (dân tộc Ê đê), Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái)… Gần hơn,
đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam cũng là thơ như: Thơ yêu nước thời
Lý - Trần, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Thơ
Hồ Xuân Hương, Thơ Nguyễn Khuyến… Trong lịch sử văn học ta, từ thế kỷ
XVIII trở về trước, nói đến văn học là nói đến thơ ca. Có lẽ vì thế, nhà phê
bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định: Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homerơ
đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và
quảng đại. Nó ra đời giữa những buồn vui của loài ngƣời và nó sẽ kết bạn với
loài ngƣời cho đến ngày tận thế. Thơ không chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng
thức nghệ thuật, là một thú chơi tao nhã mà còn là một phương tiện giao tiếp
xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


23
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả đã chọn ý kiến
bàn về thơ của Sóng Hồng như một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh: “Thơ là
một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Ngƣời làm thơ phải có tình cảm
mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhƣng thơ là tình cảm và lí trí kết
hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy đƣợc diễn
đạt bằng những hình tƣợng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên
nhạc điệu khác thƣờng, thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng, ngôn
ngữ có nhịp điệu là những đặc trƣng cơ bản của thơ (còn gọi là chất thơ)”
[10; tr.310].
Qua đó, các tác giả khẳng định “Lí tƣởng và khát vọng của đông đảo
nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu
chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mỗi thời đại. Chất thơ là điều
kiện cơ bản của thơ, không có chất thơ thì nhất quyết không có thơ hay”.
Chúng tôi tán thành những quan điểm trên đây vì nó phản ánh đúng bản

chất của thơ. Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy những quan điểm này hoàn
toàn phù hợp với thơ Tố Hữu mà chúng tôi xác định là đối tượng nghiên cứu
trong luận văn này.
1.3.2. Thơ trữ tình và một số đặc điểm của thơ trữ tình xét theo quan điểm
giao tiếp
1.3.2.1. Thơ trữ tình
Có thể phân loại thơ theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy theo yêu cầu
nghiên cứu. Dựa vào phương thức phản ánh, người ta có thể chia thành thơ tự
sự và thơ trữ tình. Dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do.
Xét theo cách gieo vần, có thể chia thành: thơ có vần và thơ không vần. Cũng
có khi thơ được phân chia theo thời đại: thơ Đƣờng, thơ Lí Trần, thơ trung
đại, thơ hiện đại… hay phân loại theo nội dung: thơ tình yêu, thơ chính trị,
thơ triết lí, thơ thế sự… Ở đây, chúng tôi đề cập đến thơ trữ tình được phân
chia theo phương thức phản ánh.

×