Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm E.Lac trong phòng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và ứng dụng phòng, trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 106 trang )

iii
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




DƢƠNG QUỐC HUY



NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM E.LAC
TRONG PHÒNG TIÊU CHẢY Ở LỢN SAU CAI SỮA
VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG, TRỊ

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆPsss









Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
2
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm
không thể thiếu đối với nhu cầu đời sống con người. Hiện nay, nước ta đang
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại
nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu thụ
trong nước và một phần xuất khẩu.
Trong chăn nuôi lợn hiện nay, hội chứng tiêu chảy ở lợn con là một
trong những bệnh phổ biến nhất và cũng là một trong những nguyên nhân gây
thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Bổ sung các chế phẩm vi
sinh vật cho lợn con tại thời điểm sơ sinh, trong thời gian theo mẹ và sau cai
sữa nhằm thiết lập sự cân bằng vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi sẽ
giúp hạn chế tiêu chảy. Khi lợn con đã mắc tiêu chảy do vi khuẩn, sử dụng
kháng sinh là cần thiết, tuy nhiên kháng sinh có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn
gây bệnh và vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá, làm cho lợn con bị rối loạn
tiêu hoá.
Việc nghiên cứu vi khuẩn Lactobacillus có khả năng đề kháng kháng
sinh, bổ sung cùng với kháng sinh trong quá trình điều trị giúp tăng hiệu quả
điều trị bệnh. Vi khuẩn Lactobacillus sẽ ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn
gây bệnh trong đường tiêu hoá bằng cách: Sinh tổng hợp ra các chất kháng
khuẩn bacteriocin, hydrogen peroxide, các axit hữu cơ (acetic, lactic,
propionic) làm giảm pH đường tiêu hoá; cạnh tranh vị trí gắn kết trên biểu mô
ruột và giảm lượng chất độc của vi khuẩn gây bệnh; giúp tăng cường đáp ứng

miễn dịch, nhất là miễn dịch tự nhiên, nhiều chủng Lactobacillus có khả năng
hoạt hóa đại thực bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính, kích thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
3
tăng khả năng tổng hợp IgA và interferon gamma trên biểu mô ruột. Vi khuẩn
Lactobacillus sản sinh ra các axit hữu cơ có tác dụng hoạt hoá enzym
pepsinogen tăng cường tiêu hoá protein; hỗ trợ hấp thu khoáng; kích thích
ruột tiết secretin, tuỵ tiết nhiều bicarbonate và axit mật giúp tiêu hoá lipit tốt
hơn. Như vây đường tiêu hoá của lợn hấp thu triệt để chất dinh dưỡng trong
thức ăn, phân thải ra ngoài khô, thành khuôn, giảm mùi hôi chuồng nuôi, nâng
cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm E.Lac trong phòng tiêu chảy ở lợn
sau cai sữa và ứng dụng phòng, trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con, tác dụng
của vi khuẩn Lactobacillus trong phòng, trị hội chứng tiêu chảy của lợn con
sau cai sữa.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vi khuẩn Lactobacillus từ đó có cơ sở khoa học để phòng,
trị tiêu chảy cho lợn con.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là thông tin khoa học về đặc
điểm dịch tễ, tác dụng của vi khuẩn Lactobacillus và biện pháp phòng, trị hội
chứng tiêu chảy ở lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được biện pháp phòng và phác đồ điều trị
tiêu chảy có hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
4
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy ở lợn đang phổ biến, gây thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi. Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng tiêu
chảy của lợn, các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy của lợn biểu hiện chủ yếu là
mất nước, mất chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức chết.
Theo Nguyễn Lương (1963) [26], Trịnh Văn Thịnh (1985) [56], Lê
Minh Chí (1995) [1], lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và
kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn đến
tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu
quả chăn nuôi không cao.
Ở nước ta do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, hội
chứng
tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột,
lạnh, độ
ẩm không khí cao.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [50], Sử An Ninh (1981) [31], Lê
Văn Tạo (1993) [48], Phan Thanh Phượng (1995)
[43], ở nước ta tiêu chảy ở
gia súc xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi
đột ngột và những giai đoạn chuyển mùa.
1.1.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn, các tác giả đã
dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh, kết quả cho thấy
nguyên nhân rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở

đường tiêu hóa có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
5
nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rạch
ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề nan giải đang được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu để đề ra những biện pháp phòng, trị. Song cho dù
bất cứ
nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra
viêm
nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là nhiễm trùng.

Qua nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các
nguyên nhân sau đây:
1.1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả
đã kết luận trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của
vi khuẩn.
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có
rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại
dưới dạng một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng
thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh
lý của gia
súc chỉ diễn ra bình thường khi hệ sinh thái đường ruột luôn ở
trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường
đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với
nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây
bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn
bị tiêu chảy.
Theo Vũ Văn Ngữ (1979) [34], vi khuẩn trong đường ruột giữ vai trò là

một “hàng rào vi khuẩn”, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh đường ruột xâm
nhập và cư trú ở ống tiêu hoá bằng tác động đối kháng giữa các vi khuẩn.
Theo Nguyễn Lương (1963)
[26], trong đường tiêu hoá của lợn có rất
nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ
chức năng nhất định trong quá trình tiêu
hóa và có vai trò sinh lý quan trọng
đối với cơ thể. Ở trạng thái sinh lý bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
6
thường giữa cơ thể và hệ vi sinh vật
đường tiêu hoá luôn ở trạng thái cân
bằng và sự cân bằng này là cần thiết cho cơ thể vật chủ.
Những thay đổi về thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí
hậu hay trạng thái cơ thể tác động làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật
trong đường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường
độc lực sinh ra tiêu chảy.
Theo Nguyễn Thị Khanh (1994) [15], loạn khuẩn thể hiện sự biến động
về số lượng và chất lượng của các nhóm vi khuẩn. Có thể một loài nào đó
tăng về số lượng hoặc tăng về độc lực, cũng có thể có sự đột biến hay sự bội nhiễm.
Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn Gram
âm, sống hiếu khí tuỳ tiện ở ống tiêu hoá của người và động vật. Chúng có thể
gây bệnh hoặc không gây bệnh. Chúng có chung các đặc tính: Không có
Oxydaza, sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, có thể mọc ở các môi trường
dinh dưỡng thông thường, có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, phân giải
glucose hình thành nên axit có hoặc không bay hơi. Hệ vi khuẩn đường ruột
bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn:

- Nhóm vi khuẩn vãng lai: Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn,

nước
uống, bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus subtilis
Trong
đường tiêu hoá của lợn còn có thêm cả trực khuẩn yếm khí gây thối
rữa:
Clostridium perfringens, Bacillus faso bacterium, Plantvincentii, B. fuso
bacterium pubatun
- Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: Nhóm vi khuẩn này thích ứng với
môi trường của đường tiêu hoá trở thành vi khuẩn bắt buộc, gồm: Escherichia
coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus
Họ vi khuẩn đường ruột có vai trò nhất định trong quá trình gây ra
hội
chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng. Nhiều tác giả,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
7
nhiều công trình nghiên cứu khoa học đưa ra kết luận: Trong những nguyên
nhân gây ra tiêu chảy có vai trò quan trọng của vi khuẩn E. coli, Salmonella
và Clostridium.
- Vi khuẩn E. coli:
Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [39], Nguyễn Như Thanh và cs
(2001)
[51] cho biết, E. coli thường có ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột
non, đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể.
Trong đường ruột của động vật, E. coli chiếm khoảng 80% quần thể
các vi khuẩn hiếu khí. Dựa vào tính chất huyết thanh học, E. coli được chia
thành
những serotype riêng, trong số này có một số type đóng vai trò quan
trọng
trong việc gây bệnh cho người và gia súc.

Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [36], khi bệnh phát ra, E. coli có mặt ở
khắp đường tiêu hoá. Trong các phủ tạng cũng có thể phân lập được E.
coli,
nhưng thường ở giai đoạn cuối của bệnh.
Cũng như các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. coli gây bệnh cho
người và động vật nhờ yếu tố bám dính và độc tố ruột.
Hầu hết các chủng E. coli gây bệnh đều sản sinh một hoặc nhiều kháng
nguyên bám dính. Các chủng không gây bệnh thì không có kháng nguyên
bám dính. Kháng nguyên bám dính cho phép vi khuẩn có thể bám vào các thụ
thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào biểu mô ruột và trên lớp màng nhầy, chống lại
sự đào thải của các tế bào ruột. Kháng nguyên bám dính có cấu trúc là protit.
Hiện nay, người ta đã phát hiện đến trên 30 yếu tố khác nhau, nhưng hầu hết
các yếu tố bám dính này đặc trưng cho từng serotyp của E. coli phân lập được
từ các loài động vật khác nhau, trừ yếu tố F1 chung cho nhiều chủng E. coli.
Sau khi bám dính vào niêm mạc ruột, vi khuẩn E. coli sản sinh ra độc tố
ruột,
làm thay đổi nước và chất điện giải ở ruột non dẫn tới tiêu chảy. Độc tố
ruột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
8
của E. coli gồm 2 loại: Độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.
Độc tố
chịu nhiệt (ST) có 2 loại: STa và STb. STa là một protein
không có tính
kháng nguyên, kích thích sản sinh cGMP ở mức cao trong tế bào, ngăn trở
hệ thống chuyển Na
+
và Cl
-

, làm giảm khả năng hấp thụ chất
điện giải và
nước ở ruột. STb là protein có tính kháng nguyên yếu. Cơ chế
gây tiêu chảy
hiện nay vẫn chưa rõ.
Độc tố không chịu nhiệt (LT): Là độc tố phức tạp, là yếu tố quan trọng
tác động gây tiêu chảy.
Bình thường vi khuẩn E. coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non,
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế
bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Trong máu, nhờ cấu trúc kháng
nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ
không đặc hiệu và khả năng thực bào. Ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này
tiếp tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái
bệnh lý. Đào Trọng Đạt và cs (1995) [9] cho biết, khi sức đề kháng của cơ
thể giảm sút, E. coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ
sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây
tiêu chảy.
- Vi khuẩn Salmonella:
Hiện nay người ta đã phân lập được trên 2000 chủng Salmonella,
nhưng thực tế chỉ có khoảng 5% trong số đó gây bệnh cho người và động vật.
Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa tuổi 45 đến 90 ngày tuổi. Lợn các
lứa tuổi khác cũng mắc bệnh nhưng ít hơn. Bệnh rất hiếm xảy ra ở lợn sơ
sinh. Lợn chăn nuôi tập trung thường có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn chăn nuôi
riêng lẻ.
Salmonella gây bệnh cho người và gia súc bằng độc tố và các yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
9
không phải là độc tố. Các yếu tố không phải là độc tố như: Kháng nguyên O,
kháng nguyên K, kháng nguyên H, yếu tố bám dính, khả năng xâm nhạp và

nhân lên trong tế bào, khả năng tổng hợp sát, khả năng kháng kháng sinh. Các
yếu tố gây bệnh
trên mặc dù không phải là độc tố nhưng bằng những cơ
chế tác động và
phương thức khác nhau mà tạo điều kiện bất lợi cho cơ thể
vật chủ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella gây bệnh
cho cơ thể vật chủ. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình
sinh bệnh của vi khuẩn đồng thời khi nghiên cứu các yếu tố này góp phần đưa
ra một phương pháp có hiệu quả nhất trong việc phòng chống bệnh do
Salmonella gây ra, nhất là hội chứng tiêu chảy.
Độc tố của vi khuẩn Salmonella gồm: Nội độc tố, ngoại độc tố và độc
tố
tế bào. Đây là các tác nhân gây bệnh tác động trực tiếp đến quá trình
sinh
bệnh của vi khuẩn Salmonella.
- Vi khuẩn Clostridium perfringens:
Đây là nhóm vi khuẩn kị khí gây nhiễm độc ruột huyết, hoại thư sinh
hơi và ngộ độc thức ăn. Clostridium perfringens có nhiều chủng và sản sinh
ra
nhiều loại độc tố khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu, Clostridium
perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố gồm: Alpha - toxin, beta - toxin, gamma
- toxin, delta - toxin, epsilon - toxin, eta - toxin, theta - toxin, iota - toxin,
kappa - toxin, lamda
- toxin, mu - toxin, nu - toxin. Trong đó các độc tố
đặc biệt quan trọng gây ra tình trạng bệnh lý đặc trưng và gây chết là:
Alpha -
toxin, beta - toxin, epsilon - toxin, eta - toxin.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [44], đã xác định vai trò
của Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Theo tác giả vi
khuẩn Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng trong

hội chứng tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1- 60 ngày tuổi và từ 60 - 120 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
10
tuổi. Ở lợn con theo mẹ tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và tỷ lệ chết là 60%.
Lượng vi khuẩn Clostridium perfringens chứa trong 1 gram phân lợn bị tiêu
chảy ở lứa tuổi 1 - 60 ngày tuổi dao động từ 10
6
- 10
10
CFU, đặc biệt có số
mẫu lượng vi khuẩn cao (10
8
- 10
10
) chiếm 37 - 45%. Ở lợn từ 60 - 120 ngày
tuổi bị
tiêu chảy số lượng Clostridium perfringens giảm 10 lần so với lợn
bị tiêu
chảy ở 1 - 60 ngày tuổi, tuy nhiên số lượng vi khuẩn có trong một
gram phân ở mức 10
8
, 10
9
vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 27,14 - 35,71%.
Tác giả Nguyễn Bá Hiên ( 2001) [12], khi nghiên cứu trên lợn bị tiêu
chảy đã có kết luận: Lợn bị tiêu chảy có số lượng và tỷ lệ xuất hiện của
Clostridium perfringens thể hiện sự bội nhiễm rõ. Mức độ bội nhiễm rõ nhất
là ở lợn con giai đoạn từ 1 - 60 ngày tuổi cụ thể: Ở lợn từ 1 - 21 ngày tuổi
tổng số vi khuẩn trong 1 gram mẫu ở lợn bị tiêu chảy tăng gấp 10,48 lần so

với lợn khoẻ; ở lợn từ 22 - 60 ngày tuổi tổng số vi khuẩn trong 1 gram mẫu ở
lợn bị tiêu chảy tăng gấp 10,36 lần so với lợn khoẻ.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], khi nghiên cứu biến động về số loại và
số lượng vi khuẩn hiếu khí ở phân lợn tiêu chảy đã kết luận: Bình thường ở
lợn giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi trong phân có 5 loại vi khuẩn và ở lợn 22
đến 60 ngày tuổi là 6 loại. Khi bị tiêu chảy, lợn 1 đến 21 ngày tuổi số lượng vi
khuẩn là 261,25 x 10
6
vi khuẩn/1 gram phân, ở lợn 22 đến 60 ngày tuổi là
237,99 x 10
6
vi khuẩn /1 gram phân.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [12] cho biết, trong đường tiêu hoá của gia súc
khoẻ mạnh và gia súc tiêu chảy thường xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí
là Salmonella, E.coli, Klebsiella, Staphylococcus sp, Streptococcus sp,
Bacillus subtilis và các loài vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens,
Peptococcus sp và Bacteroides fragilis.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [51], ở bệnh phân trắng lợn
con,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
11
tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự tham gia của
Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Theo Phan Định Lân (1997) và cs [24], tác nhân gây bệnh lợn con phân
trắng chủ yếu là E. coli và nhiều loại Salmonella.
Radostits O.M. và cs (1994) [71] cho rằng, E. coli gây bệnh cho lợn
là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai
trò quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Hồ Văn Nam và cs (1997) [30], khi xét nghiệm

phân lợn khoẻ và
lợn bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân của lợn thường
xuyên có các
loại vi khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella, Streptococcus,
Klebsiella,
Bacilus subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy E. coli, Salmonella tăng lên một cách
bội nhiễm.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [36], các tác nhân gây bệnh tiêu chảy
cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như
E. coli, Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là
do E. coli độc, Salmonella và Streptococcus.
Trịnh Văn Thịnh (1985) [56] cho rằng, tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con
là E. coli, nhiều loại Salmonella, đóng vai trò phụ là Proteus, trực trùng sinh
mủ Streptococcus.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4] cho biết, các vi khuẩn đóng vai trò
quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như E. coli, Salmonella và
Streptococcus tăng lên, trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
Theo Nguyễn Thị Oanh (2003) [37], lợn nuôi ở Đắc Lắc nhiễm
Salmonella với tỷ lệ 17,2%; trong đó lợn ở lứa tuổi 2 - 4 tháng nhiễm
Salmonella cao nhất (24,78%). Lợn khoẻ, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,2%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
12
trong khi đó ở lợn tiêu chảy nhiễm 23,68%.
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) [61], khi nghiên cứu E. coli và
Salmonella cho biết, tỷ lệ nhiễm E. coli độc ở lợn bình thường là 14,66%, ở
lợn tiêu chảy là 33,84%.
Vũ Bình Minh và cs (1999) [28], phân lập được E. coli độc
trong
phân của lợn bị tiêu chảy là 80 - 90% số mẫu xét nghiệm.

Nguyễn Thị Nội (1985) [36], nghiên cứu định type kháng nguyên O
của 5430 chủng E. coli phân lập ở lợn nuôi tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước
cho biết các serotype gây bệnh phổ biến ở lợn là O
141
, O
149
, O
117
, O
147
, O
138
,
và O
139
. Ngoài những chủng phổ biến trên, mỗi địa phương còn có những
serotype riêng biệt.
Lê Văn Tạo (1996) [49], qua phân lập từ bệnh phẩm của lợn dưới 30
ngày tuổi đã kết luận, các chủng E. coli thuộc serotype kháng nguyên O
thường gây bệnh phân trắng lợn con ở các cơ sở chăn nuôi phía Bắc là O
111
,
O
86
, O
26
tiếp đó là O
141
, và O
1

.
Radostits O.M. (1994) [71] cho biết, Salmonella là vi khuẩn có vai trò
quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa
học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotype Salmonella và được chia ra 67
nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [50], sự xuất hiện bệnh do
Salmonella phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mỗi yếu tố bất
lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên nhân tiên phát
của sự xuất hiện bệnh.
Theo Phùng Quốc Chướng (1995) [2], Salmonella có vai trò quan
trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn sau cai sữa tại các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
13
tỉnh Tây Nguyên.
Tô Thị Phượng (2006) [45] khi nghiên cứu biến động của Salmonella
và E. coli ở lợn các lứa tuổi cho thấy, 100 % các mẫu phân có vi khuẩn E. coli
dù lợn bị tiêu chảy hay không tiêu chảy. Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tỷ lệ
nhiễm Salmonella là 41,165%, sau đó theo độ tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần từ
58,33% đến 60%. Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella cũng tăng lên đáng kể
81,25% ở lợn 1 - 21 ngày tuổi , 85,71% ở lợn 22 - 60 ngày tuổi và 75% ở lợn
> 60 ngày tuổi. Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng tăng lên từ 13,91 triệu
đến 41,48 triệu vi khuẩn/1 gram phân của lợn tương ứng ở 3 lứa tuổi trên.
Nguyễn Thị Ngữ (2005) [35] khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella
trong phân của lợn tiêu chảy và lợn không bị tiêu chảy cho biết: Ở lợn không
bị tiêu chảy có 83,30% - 88,29% số mẫu có E.coli, 61,00% - 70,50% số mẫu
có Salmonella. Trong khi đó đối với lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,7% - 96,4%
số mẫu phân lập được E.coli, và 75,0% - 78,6% số mẫu phân lập
được
Salmonella.

Phan Thanh Phượng và cs (1996) [44], đã xác định vi khuẩn yếm
khí Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng gây ra
hội chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi 1 đến 120 ngày. Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ
mắc bệnh có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60%. Số lượng vi khuẩn
Clostridium perfringens trong 1 gram phân của lợn bị tiêu chảy ở lứa tuổi 1
đến 60 ngày dao động từ 10
6
đến 10
10
CFU, số mẫu có lượng vi khuẩn
cao
(10
8
, 10
9
, 10
10
) chiếm tỷ lệ 37% đến 45%. Ở lợn từ 60 đến 120 ngày
tuổi bị
tiêu chảy, những mẫu phân có số lượng vi khuẩn/1 gram phân ở mức
10
8
; 10
9
chiếm tỷ lệ 27,14% đến 35,71%.

1.1.1.2. Nguyên nhân do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận Rotavirus, TGE,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
14
Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu
chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường
tiêu
hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây tiêu chảy cấp tính làm cho
tỷ lệ gia súc chết rất cao.
Trước tiên là virus TGE được chú ý
nhiều trong hội chứng tiêu chảy
ở lợn. TGE gây viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính
chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là
nôn mửa và tiêu chảy nghiêm
trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn
nuôi tập trung khi thời tiết rét,
lạnh. Virus gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa
tuổi nhưng gây chết chủ yếu ở
lợn con dưới 2 tuần tuổi và thường có tỷ lệ
chết cao [6]. Ở lợn, virus nhân
lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng,
chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.

Theo Phan Định Lân và cs (1997) [23], virus TGE có sự liên hệ đặc
biệt với các tế bào ruột non. Khi virus xâm nhập vào tế bào nó nhân lên và
phá hủy tế bào trong vòng 4 đến 5 tiếng. Sữa và các thức ăn khác ăn vào
không tiêu hóa được ở lợn nhiễm vius TGE. Các chất dinh dưỡng không
được tiêu hóa, nước không được hấp thu, con vật tiêu chảy, mất dịch, mất
chất điện giải và chết.
Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 đến
6 tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu

chảy nhiều lần trong ngày phân vàng hoặc trắng, từ trạng thái lỏng nhiều nước
đến dạng sền sệt, trong phân có nhiều cục lợn cợn, con vật gầy sút nhanh
chóng do mất nước, nằm bẹp một chỗ. Giai đoạn cuối, con bệnh biểu hiện
thiếu máu, truỵ tim mạch và chết trong vòng 2 đến 3 ngày. Lợn hậu bị thường
mắc bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết ít hơn nhưng để lại những biến chứng.
Lecce J.G. và cs (1976) [68], Nilson O. và cs (1984) [69], nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
15
về virus gây
bệnh đường tiêu hoá đã xác định được vai trò của Rotavirus
trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn.
1.1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác
động gây ra tiêu chảy như sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski), giun đũa
lợn
(Ascaris suum)
Theo Phan Văn Khuê và cs (1996) [16], sán lá ruột lợn và giun
đũa
lợn ký sinh trong đường tiêu hoá, chúng làm tổn thương niêm mạc đường
tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy.
Theo Phan Địch Lân và cs (1997) [23], giun đũa ký sinh trong ruột
non của lợn là loài Ascaris suum. Vòng đời giun đũa lợn phát triển và gây
bệnh không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng gây
nhiễm và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa. Số
lượng giun có thể từ vài con tới hàng nghìn con trong một cơ thể lợn.
Nguyễn Kim Thành (1999) [52] cho biết, trong đường ruột của lợn tiêu
chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với lượng không nhỏ. Trong quá trình ký

sinh, trao đổi chất, giun sán còn thải ra các chất cặn bã gây hại cho cơ thể
lợn, làm lợn gầy còm, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng xuất chăn nuôi.
Theo Phan Địch Lân (1995) [24], lợn nhiễm giun đũa với biểu hiện lâm
sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết độc tố
để đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn gầy yếu, chậm
lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản phẩm
thịt giảm đến 30%.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [19] cho biết, xét nghiệm 674 mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
16
phân lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên, phát hiện trứng giun
lươn có cả trong mẫu phân bình thường và tiêu chảy. Tuy nhiên lợn bị tiêu
chảy tỷ lệ nhiễm giun lươn cao hơn. Trong 348 lợn tiêu chảy có 193 lợn
nhiễm giun lươn chiếm 55,46%; trong 326 lợn bình thường có 128 lợn nhiễm
giun lươn, chiếm 39,26%.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [17] cho rằng, lợn con nhiễm bệnh
giun lươn thể hiện triệu chứng rõ rệt: Ỉa chảy, phân lẫn máu, viêm kết mạc
mắt, viêm phổi. Lợn 3 – 4 tuần tuổi nhiễm rất nặng, tỷ lệ chết đến 50%.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [18], (2010) [20], giun sán
đường tiêu hoá có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cau sữa. Ở
lợn bình bình thường và lợn tiêu chảy đều nhiễm Ascaris, Oesophagostomum
sp, Strongyloides, Fasciolopsis và Trichocephalus.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2011) [21] cho biết, giun đũa, giun lươn,
giun tóc ở lợn gây ra tiêu chảy cho lợn, đặc biệt là lợn con.
1.1.1.4. Nguyên nhân do độc tố nấm mốc
Độc tố nấm mốc rất đa dạng và phong phú. Trong các loại độc tố nấm
mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhiều nhất.
Trần Thế Thông, Lã Văn Kính (1996) [59] đã thông báo: Hàm lượng
Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc biến động từ

10 đến 2800 µg/kg, có đến 10% số mẫu thức ăn hiện dùng là không an toàn
cho gia súc, gia cầm.

Nấm mốc và độc tố do chúng sản sinh ra đã gây thiệt hại đáng kể cho
chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Những độc tố nấm mốc có
hại cho sức khoẻ con người và gia súc là Aflatoxin, Ochratoxin,
Sterigmatocytin gây độc và gây ung thư gan, nhóm gây độc đường tiêu hoá là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
17
độc tố Trichothecens, T2 toxin Diacetocyscirpenol, Nivalenol.
Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc
với biểu hiện là nhiễm độc đường tiêu hoá gây tiêu chảy dữ dội, thường trong
chẩn đoán chúng ta không nghĩ đến nguyên nhân này nên mọi phác đồ điều trị
bằng kháng sinh đều không có hiệu quả. Ngoài việc gây tiêu chảy cho gia súc,
độc tố nấm mốc còn gây độc trực tiếp cho con người từ thực phẩm bị nhiễm
nấm mốc hoặc gián tiếp từ những độc tố tồn dư trong thực phẩm.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam có
nhiễm nấm mốc và độc tố nấm mốc. Ngô, khô lạc, thức ăn hỗn hợp có mức
độ nhiễm Aflatoxin rất cao từ 62,5 - 85,7%, trong đó hàm lượng Aflatoxin B1
thường cao nhất, có mẫu tới 2500 ppb và tỷ lệ nhiễm cũng thường xuyên nhất,
sau đó đến Aflatoxin G1 (36,3%).
Gần đây có nhiều nghiên cứu nhằm làm giảm lượng Aflatoxin trong
thức ăn chăn nuôi bằng cách chọn một số chủng vi sinh vật, đặc biệt là một số
loại nấm men trong đó có Saccharomyces để trộn vào thức ăn.
Đậu Ngọc Hào (1997) [10], đã chọn được 2 chủng nấm men trong số
19 chủng Saccharomyces đã nghiên cứu có khả năng phân giải Aflatoxin ở tỷ
lệ 50%. Hai chủng nấm men đó là HL - 90 và YV - 1 có thể đưa vào thức ăn
chăn nuôi làm giảm độc tố Aflatoxin.
1.1.1.5. Nguyên nhân do rối loạn hệ vi sinh vật đƣờng ruột

Sự có mặt của các vi khuẩn trong đường tiêu hoá như: Vi khuẩn Lactic,
vi khuẩn hiếu khí thuộc giống Bacteroidess và những vi khuẩn sống cộng sinh
như: Enterococcus, Clostridium, E. coli, Lactobacillus đều có lợi đối với cơ
thể gia súc. Vi khuẩn ở ống tiêu hoá cùng với vật chủ hình thành một hệ
thống sinh thái cân bằng giúp vật chủ tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất
dinh dưỡng dễ dàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
18
Trịnh Văn Thịnh (1964) [55], Vũ Văn Ngữ (1979) [34], Trương Quang
(2007) [46] cho rằng, do một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ
vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên
quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay đổi hoặc biến động này có
thể xảy ra ở cả nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột cũng như nhóm
vi khuẩn vãng lai, có thể biến động cả về số lượng và chất lượng. Thường các
vi khuẩn gây bệnh thừa cơ tăng sinh và cường độc, các vi khuẩn có lợi cho
quá trình tiêu hoá do không cạnh tranh được bị giảm đi. Loạn khuẩn
đường
ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là
gây tiêu
chảy.

Trong điều kiện loạn khuẩn, những vi khuẩn thường gặp trong đường
tiêu hoá sinh sôi, phát triển, tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động
vào niêm mạc ruột, gây tình trạng bệnh lý trầm trọng. Ở trạng thái sinh lý
bình
thường, tổng số vi khuẩn trung bình trong 1 gram phân lợn là 387,180 x
10
6
(biến động trong khoảng 325,200 x 10

6
đến 503,750 x 10
6
). Nhưng khi bị
tiêu chảy số lượng vi khuẩn này tăng cao hơn rất nhiều so với lợn khoẻ là
1739,300 x 10
6
(biến động trong khoảng 1560,550 x 10
6
đến 1967,700 x 10
6
)
(Nguyễn Bá Hiên (2001) [12]).
1.1.1.6. Nguyên nhân khác
- Do thời tiết, khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ
thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng,
quá
lạnh, mưa gió, ẩm ướt kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh,
mật độ
chăn nuôi cao, vận chuyển gia súc chật chội, đều là các yếu tố stress
có hại tác động đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ.
Ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
19
chưa ổn định, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống
thần
kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động
của điều

kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ
của cơ thể còn rất yếu do đó lợn con rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều
kiện ngoại cảnh.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng
hanh, ẩm độ thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
ảnh
hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển
hoàn
chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống
lạnh, ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi
về chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản
ứng điều hòa nội mô dẫn đến rối loạn trao đổi chất của cơ thể như: rối
loạn
tiêu hoá,rối loạn hấp thu, trao đổi chất của các mô bào. Điều đó đã làm
sức đề
kháng của cơ thể giảm đi tạo điều kiện để cho các vi khuẩn đường
ruột có sẵn trong cơ thể tăng số lượng, độc lực và gây bệnh.

Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978) [40], Đào Trọng Đạt và cs
(1995) [9], trong những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao tỷ lệ lợn con bị bệnh
phân trắng tăng lên rõ rệt, có khi lên đến 90 - 100%.
Theo Sử An Ninh (1981) [31], Hồ Văn Nam và cs (1997) [30], khi gia
súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm hoạt động
thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn
cường độc gây bệnh. Đặc biệt nhiệt
độ lạnh, ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến lợn
con sơ sinh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [8], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)
[13], trong những yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm

độ, ẩm độ thích hợp cho lợn là 75 - 85%, vì vậy việc làm khô và giữ ấm
chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
20
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [13], hệ thống tiêu hoá (dạ dày,
ruột) của lợn mẫn cảm đặc biệt với stress. Hiện tượng stress thường gây nên
biểu hiện chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
Theo Sử An Ninh (1981) [31], bệnh phân trắng lợn con có liên quan
đến trạng thái stress. Hầu hết lợn con bị phân trắng có hàm lượng
Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp, Na
+
tăng và K
+
giảm, đây là dấu
hiệu đặc trưng của trạng thái stress.
- Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn
nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn
nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi
không
đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù
hợp, là
nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu
chảy. Trong các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan
tâm nhất
hiện nay. Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng
loạt gia
súc với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội.


Thức ăn thiếu protit, tỷ lệ protit và axit amin không cân đối sẽ ảnh
hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng,
hàm lượng Albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng Globulin huyết
thanh cũng giảm. Hậu quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh
Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên
nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hoà
thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ
thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
21
độc lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó
đảm bảo cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu
một loại vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường
tiêu hoá.
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều là
nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn đồng thời là nguồn lây lan mầm bệnh.
Đối với gia súc sơ sinh, gia súc non trong thời kỳ theo mẹ bị tiêu chảy
còn do không được bú sữa đầu kịp thời; thức ăn của gia súc mẹ kém phẩm
chất; gia súc mẹ không được chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý (Trương
Quang
(2007) [46]).
Theo Buddle J.R (1992) [64], phương thức cho ăn không phù hợp là
những nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
1.1.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng, thành phần không
khí trong chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn
1.1.2.1. Ảnh hƣởng của điều kiện chuồng trại

Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại
có ảnh hưởng rât lớn đến sức khoẻ của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng
kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp
với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả
năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, mùa hè nóng, ẩm, mùa
đông lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải khô ráo, thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong xây dựng chuồng trại ngoài
việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây dựng
chuồng,
hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
22
tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đọan phát triển của lợn.
Trịnh Phú Ngọc và cs (2008) [32] cho biết, các bệnh thường gặp trong
quá trình chăn nuôi phụ thuộc vào hệ thống chuồng trại, nguồn thức ăn, nước
uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc thực hiện nghiêm túc
quy trình vệ sinh phòng bệnh.
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [58], nếu chuồng nuôi kém
thoáng khí, ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu, khi nhiệt độ
trong
chuồng nuôi lên cao sẽ sản sinh nhiều khí có hại NH
3
, H
2
S làm con vật
bị trúng độc thần kinh nặng, con vật bị stress - một nguyên nhân dẫn đến
tiêu chảy. Nếu chuồng nuôi khô ráo thoáng khí, sạch sẽ làm giảm lượng khí
độc trong chuồng nuôi đồng thời hơi nước thừa được thoát ra ngoài làm cho

độ ẩm trong chuông nuôi vừa phải. Cũng theo các tác giả trên, trong cùng
điều
kiện chăn nuôi, thời gian nào độ ẩm cao trong chuồng mà nền không
thoát
nước, xây dựng ở chỗ đất trũng thì bệnh lợn con phân trắng phát triển mạnh.
Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn và cs (1998) [60], chuồng công
nghiệp (có sàn cao hơn mặt đất 40 - 70 cm) đã góp phần cải thiện
đáng kể
tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng các khí độc giảm 14,5 - 16,0%,
ẩm độ
giảm 2,5%, nhiệt độ mùa nóng giảm 1,8
0
C; tốc độ gió tăng 62,22%,
tổng
số vi khuẩn/m
3
không khí giảm 1,8 triệu so với ở kiểu chuồng sàn, là các yếu
tố làm giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy .
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [7], chuồng khô, thoáng, đủ ánh
sáng thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn so với chuồng ẩm, tối.
1.1.2.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến hội chứng tiêu
chảy ở lợn
Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trọng cũng
như
dịch bệnh của đàn lợn. Nhiệt độ chuồng nuôi chịu ảnh hưởng lớn của khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
23
hậu, mật độ nuôi, độ thông thoáng chuồng. Trong điều kiện bình thường cơ
thể lợn

tự điều khiển thân nhiệt thông qua 2 quá trình thải nhiệt và sản
nhiệt. Khi
nhiệt độ môi trường thấp hơn thân nhiệt, lợn tăng cường quá trình
sản nhiệt để sưởi ấm không khí, nếu nhiệt độ môi trường cao lợn giảm sản
nhiệt, tăng thải
nhiệt. Nhiệt độ chuồng nuôi dù cao hay thấp hơn thân nhiệt
đều ảnh hưởng
đến sức khoẻ đàn lợn, làm giảm sức đề kháng của lợn tạo
cơ hội cho mầm bệnh có sẵn trong cơ thể trỗi dậy và gây bệnh, đặc biệt là
tiêu chảy. Do đó
trong quá trình chăn nuôi việc tạo tiểu khí hậu chuồng
nuôi phù hợp là rất quan trọng. Đối với lợn nhiệt độ thích hợp: Lợn con sơ
sinh đến 3 tuần tuổi: 30 -
35
0
C, lợn cai sữa: 28 - 30
0
C sau đó mỗi tuần giảm
đi 2
0
C đến 22
0
C, lợn nái 18 - 24
0
C. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Khi nhiệt độ không khí cao, hơi nước trong
chuồng nuôi nhiều sẽ ngăn cản cơ thể toả nhiệt bằng phương thức bốc hơi.
Nhiệt tích lại trong cơ thể dẫn đến phá vỡ sự thăng bằng nhiệt. Khi nhiệt độ
không khí thấp, ẩm độ cao sẽ khiến cho cơ thể toả nhiều nhiệt.
Điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, lưu thông gió trong chuồng nuôi

bằng
phương pháp nhân tạo sẽ giúp cho sự điều tiết nhiệt của cơ thể lợn tốt
hơn, dễ dàng lấy lại sự thăng bằng nhiệt.
1.1.2.3. Ảnh hƣởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy
ở lợn
Độ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20 -
25% từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 - 15% từ không khí bên ngoài
chuồng đưa vào.
Trong chuồng nuôi nếu độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể
gia súc cho dù nhiệt độ không khí cao hay thấp. Độ ẩm trong chuồng nuôi từ
55 - 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu độ ẩm chuồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
24
nuôi > 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc. Nhiều thí nghiệm
cho thấy lợn nuôi trong chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài thì lợn không
muốn ăn, giảm sức tiêu hoá thức ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật trong đó
có hội chứng tiêu chảy .
Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu
độ ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm con
vật nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ thể
lợn lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể
lợn sẽ mất nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều tiết
thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm
độ cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi đẻ 30 phút thân
nhiệt lợn con có thể giảm thấp đến 5 - 6
0
C sau đó mới dần ổn định. Nếu nhiệt
độ chuồng nuôi thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và ngược lại,
nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục

hồi thân nhiệt làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị stress nhiệt là
nguyên nhân gây tiêu chảy. Ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm
bệnh và kí sinh trùng phát triển. Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là từ 80 - 85%.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [8], Phạm Khắc Hiếu và cs
(1998) [13],
cũng cho rằng, các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh và lợn
con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là
nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 đến 85%.Vì thế việc làm
khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
Theo Phan Định Lân (1997) [23], chuồng trại ẩm, lạnh tác động vào cơ
thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hoá.
Lê Mạnh Dũng và cs
(2007) [6] cho rằng, các yếu tố khí hậu môi
trường chăn nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của lợn, trong đó yếu tố ẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
25
độ không khí chuồng nuôi và nồng độ NH
3
có mối quan hệ chặt chẽ hơn.
Theo Phan Định Lân và cs (1997) [24], theo dõi tiểu khí hậu trong các
kiểu chuồng khác nhau cho thấy sau những trận mưa hay khi có gió mùa
đông bắc thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tăng lên. Vì vậy chuồng trại
sạch sẽ, kín, ấm vào mùa đông và mùa xuân giữ cho chuồng khô ráo, chống ẩm
ướt sẽ giúp lợn con phòng được bệnh lợn con phân trắng.
1.1.2.4. Ảnh hƣởng của khí độc chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy
Không khí trong chuồng nuôi bị ô nhiễm bởi rất nhiều các loại khí và
cả mùi của phân bị phân huỷ. Các khí này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
đàn lợn và năng suất chăn nuôi. Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các loại khí độc trong chuồng nuôi và tình hình dịch bệnh. Hầu hết các

tác giả đều đưa ra đựơc mối quan hệ mật thiết giữa chúng.
Theo Lê Mạnh Dũng và cs (2007) [6], các yếu tố khí hậu môi trường
chăn nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của lợn, trong đó yếu tố độ ẩm
chuồng nuôi và nồng độ khí NH
3
có mối quan hệ chặt chẽ hơn.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (2007) [27], chất lượng tiểu khí hậu chuồng
nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khoẻ đàn gia súc. Các yếu tố
vật lý, hoá học, vi sinh vật không chỉ tác động đến năng xuất vật nuôi mà còn
là chỉ tiêu để dự đoán tình hình dịch bệnh cho đàn lợn. Với kiểu chuồng nuôi
thông thoáng tự nhiên bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố thiên nhiên như nhiệt
độ, độ ẩm, mật độ bụi, NH
3
, H
2
S.
Trong số các khí độc trong chuồng nuôi thì có trên 40 loại khác nhau
nhưng chủ yếu là NH
3
, H
2
S, CO
2
, CH
4
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ đàn lợn.
1.2. Những nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng xảy ra
thường xuyên và rất phức tạp bởi nguyên nhân gây bệnh rất khác nhau và có
tính chất tổng hợp bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và các yếu tố khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×