ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÝ THỊ THANH SƠN
HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 ĐỌC - HIỂU “BẾN QUÊ”
QUA BA TẦNG CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
Chuyên ngành: LL&PPDH Văn – Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Hữu Bội
Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công
bố trong một công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lý Thị Thanh Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS. Hoàng Hữu Bội -
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo - Nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập
tại trƣờng.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo tỉnh
Thái Nguyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn Trƣờng THCS
Đồng Bẩm và Trƣờng THCS Túc Duyên thành phố Thái Nguyên, bạn bè
đồng nghiệp cùng những ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tác giả
Lý Thị Thanh Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1. Về mặt lý luận 1
1.2. Về mặt thực tiễn 2
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Mục đích nghiên cứu 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5.1. Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lý thuyết 5
5.2. Khảo sát thực tiễn 5
5.3. Thực nghiệm sƣ phạm 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6.1. Phƣơng pháp khảo sát 6
6.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp 6
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 6
7. Cấu trúc luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1. Cơ sở lý luận 7
1.1.1. Bản chất của văn chƣơng 7
1.1.2. Cấu trúc của văn bản văn chƣơng 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Nhiệm vụ khảo sát và nội dung khảo sát 26
1.2.2. Phƣơng pháp và địa bàn khảo sát 27
1.2.3. Kết quả khảo sát 27
1.2.4. Những kết luận rút ra từ việc khảo sát thực trạng 34
Tiểu kết chƣơng 1 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
Chƣơng 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN
VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC “BẾN QUÊ” CHO HỌC SINH LỚP 9 37
2.1. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ sau 1975 và tác phẩm “Bến quê” 37
2.1.1. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ sau 1975 37
2.1.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê” 39
2.2. Hƣớng dẫn học sinh đọc và xác định bố cục, kết cấu văn bản “Bến quê” 42
2.2.1. Hoạt động đọc 42
2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh xác định bố cục, kết cấu 43
2.3. Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tầng ngôn từ 45
2.4. Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tầng hình tƣợng 50
2.4.1. Cảnh sắc thiên nhiên trong “Bến quê” 50
2.4.2. Hình tƣợng nhân vật 51
2.5. Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tầng hàm nghĩa 56
Tiểu kết chƣơng 2 58
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 60
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm 60
3.1.1. Mục đích 60
3.1.2. Nhiệm vụ 60
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm 60
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm 60
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm 61
3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm 62
3.3.1. Nội dung thực nghiệm 62
3.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm 62
3.4. Cách thức tiến hành thực nghiệm 63
3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm 64
3.6. Kết quả thực nghiệm 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá 81
3.6.2. Kết quả thực nghiệm 83
3.6.3. Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm 84
Tiểu kết chƣơng 3 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tâm lý của học sinh với tác phẩm Bến quê 28
Bảng 2.2. Năng lực cảm thụ tác phẩm Bến quê của học sinh THCS 31
Bảng 3.1 84
Bảng 3.2 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Tác phẩm văn chƣơng là một chỉnh thể gồm ba yếu tố: chất liệu ngôn
ngữ, hình thức nghệ thuật và tƣ tƣởng thẩm mĩ. Mỗi một yếu tố nói trên cũng
là một tổ chức kết cấu của mình. Đó là tầng kết cấu ngôn từ, tầng kết cấu hình
tƣợng và tầng kết cấu ý nghĩa.
Tầng ngôn từ là yếu tố nền tảng của cấu trúc văn bản nghệ thuật đảm
bảo sự ổn định tồn tại và chất văn của nó. Yếu tố này bao gồm mặt ngữ âm và
ngữ nghĩa và đặc sắc thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật (vần, nhịp, sự trùng
điệp…). Tùy theo đặc trƣng thể loại mà văn bản ngôn từ đƣợc tổ chức khác
nhau và có quy tắc riêng cho mỗi loại.
Tầng hình tƣợng đƣợc xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, trƣớc hết bao
gồm “hình ảnh ngôn từ”, “biểu tƣợng” tạo thành bởi các phép tu từ. Thứ hai,
hình tƣợng văn học còn bao gồm những cấu tạo siêu ngôn từ đƣợc kể và miêu
tả ra nhƣ sự kiện, nhân vật, môi trƣờng, hoàn cảnh.
Tầng hàm nghĩa đƣợc khái quát hóa từ hai tầng cấu trúc trên mà thành.
Tầng hàm nghĩa của văn bản văn học không thể tách rời cấu trúc ngôn ngữ và
tầng cấu trúc hình tƣợng nghệ thuật mà tồn tại đƣợc nhƣng nó lại vƣợt qua
chúng để biến thành trạng thái ƣu tƣ không dứt, tác động sâu xa đến tâm hồn
con ngƣời.
Có thể nói: Tầng cấu trúc ngôn ngữ, tầng cấu trúc hình tƣợng nghệ
thuật là sự chuyển hóa từ nội dung sang hình thức. Tiếp theo đó là tầng
cấu trúc tƣ tƣởng thẩm mĩ lại là sự chuyển hóa từ hình thức nghệ thuật
ngôn từ và hình tƣợng thành nội dung tƣ tƣởng và ý vị nhân sinh của tác
phẩm văn chƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Từ cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy, có thể chọn nội dung lý luận về ba
tầng cấu trúc của văn bản văn học vào dạy tác phẩm văn chƣơng để tìm ra
một hƣớng khám phá mới khi dạy học văn trong nhà trƣờng phổ thông.
1.2. Về mặt thực tiễn
Các nhà biên soạn Sách giáo khoa đã đƣa một số tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Minh Châu vào Sách giáo khoa ngữ văn ở trƣờng trung học nhƣ Bức
tranh, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Mảnh trăng cuối rừng… Những tác
phẩm đó đều hàm chứa những triết lý sâu sắc, những trải nghiệm trƣờng đời
rất thấm thía. Nhƣng ngƣời dạy và ngƣời học đều chƣa trải nghiệm vậy việc
dạy học những tác phẩm đó nhƣ thế nào cho có hiệu quả? Giáo viên làm thế
nào để vƣợt qua thử thách đó?
Tác phẩm Bến quê là một trong những tác phẩm khá tiêu biểu của ông
đƣợc lựa chọn giảng dạy trong chƣơng trình Ngữ văn 9. Cũng nhƣ nhiều
truyện ngắn khác, truyện ngắn Bến quê chứa đựng những triết lý sâu sắc về
cuộc đời con ngƣời mang tính trải nghiệm:
- Cuộc đời con ngƣời chứa đầy những nghịch lý, vƣợt ra ngoài mọi dự
định và ƣớc muốn, cả những toan tính của ngƣời ta .
- Trong cuộc đời, con ngƣời khó tránh đƣợc những điều vòng vèo hoặc
chùng chình .
- Con ngƣời ta, đến khi sắp từ giã cuộc đời mới thấm thía vẻ đẹp của
những thứ gần gũi quanh mình, mới thấu hiểu đƣợc ngƣời vợ tần tảo, giàu
tình yêu và đức hi sinh .
Vậy mà ngƣời dạy và ngƣời học chƣa có sự trải nghiệm về cuộc đời. Vì
vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần giải quyết vấn đề đó nhƣ thế nào? Giáo viêm
cần lựa chọn phƣơng thức dạy học ra sao để phù hợp với trình độ nhận thức
của học sinh? Luận văn chúng tôi muốn tìm ra một phƣơng thức tiếp cận tác
phẩm mới để làm sáng tỏ điều này .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Những nội dung trên của tầng hàm nghĩa đều ẩn chứa ở tầng ngôn từ và
tầng hình tƣợng. Vậy, phải dạy học nhƣ thế nào để học sinh khám phá ra điều đó?
Từ những lý do nêu trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học
sinh lớp 9 đọc - hiểu “Bến quê” qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học”
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Minh Châu và
những tác phẩm của ông nói chung và về tác phẩm Bến quê nói riêng. Chúng
tôi có thể kể đến một vài bài viết, Luận văn tiêu biểu nghiên cứu về tác phẩm
Bến quê trên cả phƣơng diện phê bình lý luận lẫn phƣơng pháp dạy học .
Trần Đình Sử trong bài viết “Bến quê, một phong cách nghệ thuật giàu
chất triết lý” đã viết: Đặc sắc của Bến quê chủ yếu là “sự thể nghiệm của một
hƣớng trần thuật có chiều sâu….Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút của anh
vào việc phát hiện ra các hiện tƣợng của đời sống trong chiều sâu triết học và
lịch sử, thể hiện nhu cầu tự chiêm nghiệm, đối thoại với chính mình và ý thức
của mình. Bến quê là những kinh nghiệm có tính chất tổng kết đời ngƣời”
[9,191]
Lê Văn Tùng trong “Không gian Bến quê, một sự nhận thức đau đớn
sáng ngời của con người” đã nhận xét “Bến quê là một trong vài truyện ngắn
ngắn nhất của Nguyễn Minh Châu. Đây là một truyện ngắn có thi pháp độc
đáo, chất chứa một dung lƣợng nghệ thuật vƣợt cái tầm bến… quê. Không
gian trong “Bến quê” là một không gian tìm tòi, là sự phát hiện cả một thế
giới mới lạ đầy sức sống….Với Nguyễn Minh Châu, không gian Bến quê
cũng là không gian văn hóa thẩm mĩ mới mẻ anh phát hiện trong những tác
phẩm sau 1980” [9,198]
Dƣơng Viết Minh trong “Sự đổi mới hướng tiếp cận hiện thực của
Nguyễn Minh Châu trong các truyện ngắn viết sau năm 1975” đã đánh giá
“Bến quê miêu tả con ngƣời đi khắp nơi nhƣng lại chƣa đến bến quê ngay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cạnh nhà mình, cuối đời ao ƣớc thực hiện mà không đƣợc. Đấy là sự hữu hạn
của một đời ngƣời, là bài học cho những ai từng thờ ơ với quê hƣơng, với
những gì đã gắn bó và gần gũi nhất quanh mình” [31]
Nguyễn Thị Thanh Thủy trong “Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu Bến
quê của Nguyễn Minh Châu cho học sinh Khơ Me tỉnh Vĩnh Long” (Luận văn
thạc sĩ khoa học giáo dục, 2006) đã có nhận xét “Bến quê có một cốt truyện
đƣợc xây dựng từ những sinh hoạt thế sự hƣớng tới những chiêm nghiệm lẽ
đời, hƣớng tới sự cảnh tỉnh kín đáo với lối sống tự nhiên, vô ý thức, không
lƣờng trƣớc hậu quả của thói quen, nếp thông tục hàng ngày” [42]
Nguyễn Minh Hoài trong “Dạy học tác phẩm Bến quê trong chương
trình ngữ văn 9 theo quan điểm tích hợp (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
2006, Đại học sƣ phạm Hà Nội) “Bến quê là chiêm nghiệm về lẽ đời, tình
ngƣời trong dòng độc thoại nội tâm khiến ngƣời đọc phải nghiền ngẫm, trăn
trở trƣớc những vấn đề của chính mình và cuộc sống” [20]
Cao Xuân Hải “Trữ tình và triết lý trong Bến quê của Nguyễn Minh
Châu” cũng đã đƣa ra những ý kiến của mình “Nguyễn Minh Châu là ngƣời
đọc say sƣa với những trang miêu tả tâm lý nhạy cảm, phát hiện ra bề sâu
khôn cùng của một thế giới bí ẩn, thầm kín của con ngƣời” [12]
Nhƣ vậy, qua các trang viết của mình các tác giả đã đánh giá truyện
ngắn Bến quê ở nhiều khía cạnh, góc độ nhƣng tựu trung lại đều khám phá,
khai thác, so sánh những biến chuyển đổi mới của ngòi bút Nguyễn Minh
Châu trƣớc và sau 1975. Qua truyện ngắn Bến quê tác giả đề cập đến nhiều
vấn đề về đổi mới cách nhìn, về thi pháp truyện ngắn mới mẻ của Nguyễn
Minh Châu (giọng điệu, điểm nhìn trần thuật, tình huống truyện….) qua đó
khẳng định vai trò ngƣời mở đƣờng của Nguyễn Minh Châu .
Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ,
sâu sắc Dạy học tác phẩm Bến quê bằng con đƣờng dẫn dắt học sinh lớp 9 đọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
hiểu qua ba tầng cấu trúc của một văn bản văn học. Vì vậy, với Luận văn này,
chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra biện pháp tốt nhất để hƣớng dẫn học sinh khám
phá tầng hàm nghĩa trong truyện ngắn Bến quê một cách phù hợp nhất nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phƣơng thức hoạt động dạy và học của thầy và trò đối với việc dạy học
truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bằng con đƣờng hƣớng dẫn học
sinh lớp 9 đọc hiểu qua ba tầng cấu trúc của văn bản.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích sau:
Tìm ra phƣơng án dạy học có hiệu quả khi dạy văn bản truyện ngắn
Bến quê của Nguyễn Minh Châu để học sinh lớp 9 có thể cảm hiểu đƣợc các
nội dung trong tầng ngôn từ và tầng hình tƣợng để từ đó rút ra tầng hàm nghĩa
của tác phẩm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
5.1. Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lý thuyết
- Lý thuyết về bản chất của văn chƣơng
- Lý thuyết về cấu trúc văn bản văn học
5.2. Khảo sát thực tiễn
- Giáo viên đối với việc dạy học truyện ngắn Bến quê
- Học sinh đối với việc học truyện ngắn Bến quê
5.3. Thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế bài dạy
- Tổ chức dạy học thực nghiệm
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ nhiệm vụ nghiên cứu trên, Luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
6.1. Phương pháp khảo sát
Để thấy đƣợc những khó khăn của học sinh khi cảm thụ truyện ngắn
Bến quê và tình hình dạy học tác phẩm này của giáo viên giúp cho việc
nghiên cứu đề tài này, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của tình hình thực tiễn, góp phần
nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học truyện ngắn Bến quê
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đọc, tập hợp, xếp loại, thống kê các tƣ liệu để tìm ra nội dung trong các
tầng cấu trúc của văn bản Bến quê
6.3. Phương pháp thực nghiệm
Dạy thực nghiệm một số giờ học tại một số trƣờng THCS trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn này
đƣợc triển khai thành ba nội dung lớn tƣơng ứng với ba chƣơng sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Phương án dạy học truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh
Châu bằng con đường hướng dẫn học sinh đọc hiểu ba tầng cấu trúc của văn bản
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bản chất của văn chương
Theo giáo sƣ Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Về bản chất của văn
chương” đăng trên báo văn nghệ số 27 ra ngày 4/7/1995 thì bản chất văn
chƣơng từ xƣa đến nay đều đƣợc xem xét trên cả ba bình diện: bản chất tƣ
tƣởng, bản chất nghệ thuật và bản chất ngôn từ nhƣng đối với mỗi một thời kì,
một giai đoạn, một trào lƣu sáng tác ngƣời ta lại nhấn mạnh đến những mặt
khác nhau.
Việc chú trọng đến bản chất tư tưởng của văn chƣơng đã có từ xa xƣa.
Có thể nhận thấy điều này trong quan niệm của Khổng Tử và các nhà nho về
“văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, trong nhận thức về sự bất phân giữa văn và
sử, văn và triết ở thời kỳ đầu sự phát triển của văn chƣơng. Những ngƣời mác
xít cũng đặc biệt nhấn mạnh bản chất tƣ tƣởng của văn chƣơng, coi văn
chƣơng và nghệ thuật nói chung là một hình thái ý thức xã hội, một công cụ
nhận thức, một “vũ khí tư tưởng”. …Văn chƣơng đƣa đến cho ngƣời đọc
những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống về lẽ đời, tình ngƣời. Bản chất tƣ
tƣởng của văn chƣơng là phƣơng diện vô cùng quan trọng của một tác phẩm
văn học. Nó khẳng định đƣợc vị trí, tên tuổi cũng nhƣ sức sống của tác phẩm
cũng nhƣ của nhà văn đó với thời gian. Một tác phẩm dù hoa mĩ, tráng lệ đến
đâu nhƣng không chứa đựng trong nó những tƣ tƣởng mà tác giả gửi gắm thì
sớm muộn gì cũng sẽ bị đào thải.
Một hƣớng tiếp cận khác chú trọng bản chất nghệ thuật của văn
chƣơng, mối liên hệ mật thiết giữa văn chƣơng và nghệ thuật, coi văn chƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
là một loại hình nghệ thuật. Đây là cách xem xét của Aristote trong quyển Thi
học (có lúc gọi là Nghệ thuật thơ ca). Đặc biệt ở các nhà mỹ học Đức từ cuối
thế kỷ XVIII, ở Kant và Hegel, bản chất nghệ thuật của văn chƣơng càng
đƣợc nhấn mạnh, và họ coi nghiên cứu văn chƣơng, thi học là một bộ phận
của mỹ học. Theo hƣớng tiếp cận này, ngƣời ta lƣu ý nhiều đến mối liên hệ
giữa văn chƣơng với âm nhạc, với nghệ thuật tạo hình, với kiến trúc, và gần
đây là với nghệ thuật điện ảnh, đề cao giá trị thẩm mỹ của văn chƣơng, xem
xét, đánh giá văn chƣơng theo yêu cầu của cái đẹp, sự hài hòa, sự sống.
Việc chú trọng đến bản chất ngôn ngữ của văn chƣơng gắn với ngôn
ngữ học hiện đại. Roman Jakobson trong một tiểu luận nổi tiếng Ngôn ngữ
học và thi học (1960) xem nghiên cứu thi ca, thi học là một ngành của ngôn
ngữ học. Đối tƣợng của thi học, theo ông, trƣớc tiên là phải trả lời câu hỏi: cái
gì làm cho một thông điệp bằng lời nói biến thành một công trình nghệ thuật?
Và ông cho rằng có thể tìm lời giải đáp trong chức năng thi ca của ngôn ngữ.
Dù đặt trọng tâm chú ý vào đâu, dù xuất phát từ điểm nhìn nào, từ tư
tưởng, nghệ thuật hay ngôn ngữ, thì trong thực tiễn sáng tác hay nghiên cứu
văn chƣơng hiện nay, cả ba mặt bản chất của văn chƣơng là tư tưởng, nghệ
thuật và ngôn ngữ cần đƣợc quan tâm theo cách này hay cách khác, ở mức độ
này hay mức độ khác. Chúng ta không ngạc nhiên là những nhà văn lớn xƣa
nay là những nhà tƣ tƣởng lớn, đồng thời là những nghệ sĩ tài ba và là những
bậc thầy về ngôn ngữ. Đại thi hào Nguyễn Du là một ví dụ điển hình cho một
tài năng lớn về văn chƣơng với tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là một minh
chứng rõ nét cho sự kết hợp nhuần nhuyễn cho cả bản chất tƣ tƣởng, bản chất
nghệ thuật và bản chất ngôn ngữ của văn chƣơng. Ngay cả những ngƣời cầm
bút bình thƣờng, muốn phát huy đƣợc sức mạnh riêng, sức mạnh tổng hợp của
văn chƣơng, cũng phải biết khai thác cả ba mặt tƣ tƣởng, nghệ thuật và ngôn
ngữ của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Đi vào văn chƣơng, dù là sáng tác hay nghiên cứu, mà không dựa vào
ngôn ngữ, không có sự hiểu biết phong phú, tinh tƣờng về ngôn ngữ thì chắc
chắn không thể nào tiến hành công việc có kết quả tốt đƣợc. Nhƣng trong tác
phẩm văn chƣơng cụ thể, ngôn ngữ dù có mặt sáng tạo riêng rất quan trọng,
trƣớc hết vẫn là phƣơng tiện để biểu đạt nội dung nhƣ một số nhà thi pháp
khẳng định. Hoặc theo một số nhà nghiên cứu khác, văn chƣơng là nghệ thuật
ngôn ngữ làm phƣơng tiện biểu đạt, là nghệ thuật ngôn từ. Muốn hiểu đƣợc
nội dung ý nghĩa của tác phẩm trƣớc hết ta phải đi tìm hiểu ngôn ngữ của tác
phẩm đó, qua lớp ngôn ngữ mới hiểu đƣợc những tƣ tƣởng mà nhà văn muốn
gửi gắm. Chẳng hạn, dòng miêu tả về nhân vật Thúy Kiều “Hoa ghen thua
thắm, liễu hờn kém xanh”, qua những từ nhƣ “hoa ghen”, “liễu hờn” tác giả
nhƣ muốn báo trƣớc, dự cảm một cuộc đời trôi nổi, sóng gió, đầy bất trắc sẽ
đến với nàng Kiều. Hay với những từ “tót” trong “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”;
“lẻn” trong “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào” tác giả đã “giết chết” hai
nhân vật của mình là Mã Giám Sinh và Sở Khanh. Dƣờng nhƣ mọi bản chất
con buôn, tráo trở của chúng đã đƣợc tác giả thể hiện rõ qua ngôn ngữ
Nếu quan niệm một cách đúng đắn văn chƣơng là nghệ thuật ngôn từ,
nếu hiểu rõ đặc trƣng mà chất liệu ngôn từ có thể tạo nên ở loại hình nghệ
thuật đặc biệt này, thì sẽ không thể nào không nhận thấy sức mạnh tƣ tƣởng
tiềm ẩn của nó. Tất nhiên tƣ tƣởng ở đây phải đƣợc quan niệm một cách đúng
đắn và rộng rãi, bao quát không chỉ vấn đề chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và
ác ở đời này, mà toàn bộ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của con ngƣời
đối với cuộc sống, trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân.
Vì vậy, khi đọc, cảm nhận hay dạy học sinh một tác phẩm văn chƣơng việc
hƣớng tới tƣ tƣởng là công việc vô cùng quan trọng. Nhƣ vậy, ý nghĩa tƣ
tƣởng có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn chƣơng. Nhờ ý nghĩa
tƣ tƣởng, qua văn chƣơng, con ngƣời cảm nhận và ý thức đƣợc cái đẹp, sự hài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
hòa, sự sống, tiếp cận và tự nâng mình lên với những tƣ tƣởng, tình cảm cao
đẹp, sâu sắc, tinh tế, đƣợc bồi dƣỡng về ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ phong phú,
sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc. Khi dạy học tác phẩm Bến quê
của Nguyễn Minh Châu, nói gì thì nói nhƣng cái đích cuối cùng cần đạt đƣợc
chính là ở chỗ phải đƣa học sinh đến đƣợc với những ý nghĩa sâu xa, đến tƣ tƣởng
mà nhà văn muốn gửi gắm đó là ở đời nhiều khi con ngƣời ta thƣờng khó tránh
những vòng vèo, chùng chình đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích
thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thƣờng mà bền vững
Có thể nói, trong sự vận động của nó, văn chƣơng đích thực dù biến
hóa muôn hình nghìn vẻ vẫn luôn đứng trên một cái thế chân kiềng tư tưởng,
nghệ thuật, ngôn ngữ, nó là một hợp chất tƣ tƣởng - nghệ thuật - ngôn ngữ, và
đòi hỏi ngƣời sáng tác cũng nhƣ ngƣời nghiên cứu có cách khai thác có hiệu
quả nhất các mặt bản chất đó, tùy theo yêu cầu của thời đại và tài năng, sở
trƣờng của mỗi ngƣời. Đƣơng nhiên văn chƣơng cũng nhƣ nghệ thuật không
thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những lĩnh vực quan trọng khác của đời
sống xã hội. Nhƣng, ngƣợc lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế
đƣợc văn chƣơng trong việc giúp con ngƣời hiểu cuộc sống và hiểu chính
mình, sống có tình thƣơng, có đạo lý, có văn hóa, vƣợt qua cái tầm thƣờng,
phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ƣớc mơ, vƣơn đến chân, thiện, mỹ.
1.1.2. Cấu trúc của văn bản văn chương
Theo giáo trình Lý luận văn học của Trần Đình Sử (chủ biên) thì cấu
trúc của văn bản văn học đƣợc phân chia thành: Tầng ngôn từ, tầng hình
tƣợng và tầng hàm nghĩa
1.1.2.1. Tầng ngôn từ
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là phƣơng tiện vật chất cấu
thành hệ thống hình tƣợng, truyền đạt thông tin thẩm mĩ. Ngôn từ chi phối
nhà văn trong toàn bộ quá trình sáng tác. Ngôn từ gắn bó mật thiết với quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
trình thai nghén, phát triển, trƣởng thành của hình tƣợng nghệ thuật, cuối
cùng, đem những ý tƣởng thẩm mĩ bất định, tản mạn ngƣng kết thành một thể
thống nhất, làm cho nó đƣợc định hình hóa, sáng rõ, trở thành sự tồn tại khách
quan mang hình thái vật hóa - văn bản văn học. Trong kết cấu văn bản, tầng
ngôn từ có hai chức năng: một mặt, nó là phƣơng tiện truyền đạt ý thức thẩm
mĩ của tác phẩm, cấu thành nên cái bên ngoài mà độc giả có thể cảm nhận
đƣợc, tức là hình thức bên ngoài; mặt khác, bản thân nó có giá trị thẩm mĩ
tƣơng đối độc lập, cũng là thể thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Tầng ngôn từ trong văn bản văn học bao gồm từ ngữ, câu văn, lời kể,
giọng kể.
* Từ ngữ trong văn học thƣờng đặc thù trong các phƣơng thức kết hợp,
tổ chức, cắt tỉa, cấu tạo lại. Ngƣời ta gọi đó là ngôn từ lạ hóa, tức là ngôn từ
đƣợc tạo ra bằng thủ pháp “gây trở ngại” nhằm chống lại cơ chế “tự động
hóa” của cảm thụ. Lạ hóa làm cho ngƣời ta cảm thụ sự vật đƣợc nói tới nhƣ
lần đầu. Ví dụ, Nguyễn Du đảo trật tự từ mà tạo ý nghĩa mới rất thú vị
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
Không phải chỉ hiệp vần mà đảo hoàng hôn thành hôn hoàng. Hôn
hoàng là một từ vô nghĩa, nhƣng đối lập với hoàng hôn, nó thông báo cuộc
sống chỉ là hoàng hôn lặp đi lặp lại, không hề thay đổi. Trong văn xuôi, cách
cấu tạo từ đặc biệt thƣờng thể hiện trong nhan đề: Bữa rƣợu máu, Tờ hoa, Bến
quê, Ngƣời ngựa ngựa ngƣời….các cụm từ ấy diễn tả không chỉ giản đơn một
sự vật, mà là sự vật trong cảm nhận, thể nghiệm của con ngƣời. Cách cấu tạo
của chúng phải lạ hóa, gây ấn tƣợng mới lạ cho ngƣời đọc.
Từ ngữ trong văn học thƣờng có tính chất đa nghĩa, tính chất mơ hồ.
Bao gồm nghĩa bề mặt và nghĩa bề sâu. Nghĩa bề mặt là nghĩa đen, rõ ràng,
khá xác định. Nghĩa bề sâu là nghĩa ngoài lời hoặc nghĩa bị che dấu, chúng
thƣờng là hàm súc, kín đáo không xác định, co giãn, thậm chí nhiều nghĩa,
giải thích thế nào cũng có vẻ thông, nhƣng k loại trừ nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
* Lời văn: Ngôn từ của tác phẩm văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật.
Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng đƣợc viết hoặc đƣợc kể bằng lời. Ở
phƣơng diện thể loại văn học có lời thơ, lời văn. Ở phƣơng diện chức năng và
các thành phần cấu tạo của lời văn nghệ thuật có lời tác giả, lời nhân vật, lời
trực tiếp, lời gián tiếp….gọi chung là lời văn. Lời văn là hình thức ngôn từ
nghệ thuật của tác phẩm văn học
Lời văn vận dụng toàn bộ khả năng và phƣơng tiện biểu đạt của ngôn
ngữ toàn dân thuộc các phƣơng diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp…
Các phƣơng tiện từ vựng nhƣ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ cổ, từ mới, từ tục, từ
thanh…Các phƣơng tiện ngữ pháp nhƣ câu cảm thán, câu đặc biệt, câu nghi
vấn, phép đảo ngữ Các phƣơng thức chuyển nghĩa nhƣ ẩn dụ, so sánh, phúng
dụ…Các phƣơng diện ngữ âm nhƣ thanh điệu, nhịp điệu, tiết tấu….
Lời văn nghệ thuật thƣờng đƣợc tổ chức theo các nguyên tắc sau đây:
Cụ thể hóa có định hƣớng đối tƣợng đƣợc miêu tả. Lời văn trong tác
phẩm văn học có chức năng tái hiện đời sống, thể hiện sự lý giải, đánh giá,
cảm hứng đối với nó. Do đó, nó thƣờng phải làm cho đối tƣợng ngày một cụ
thể hơn, lớn lên, bắt rễ vào tâm tƣ ngƣời đọc. Ví dụ, những lời văn miêu tả
Liên trong Bến quê “Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đƣa
những ngón tay gầy guộc âu yếm, vuốt ve bên vai chồng…” [40,101]. Các
câu văn này cụ thể hóa đối tƣợng đƣợc miêu tả ở đây là Liên, từ sự miêu tả
này, nhà văn muốn nói tới những phẩm chất tốt đẹp bên trong con ngƣời Liên
đó là sự tế nhị, dịu dàng, thƣơng yêu chăm sóc chồng. Qua đó tác giả dẫn dắt
vào chủ đề: Bến quê sẽ là truyện về những điều bình dị mà thiêng liêng trong
cuộc đời mỗi con ngƣời
Đồng thời với sự cụ thể hóa có hƣớng là sự tỉnh lƣợc, sự cố tình và
thƣờng xuyên im lặng một số phƣơng diện nào đó của nhân vật. Chẳng hạn
trong Bến quê, nhà văn bỏ qua chân dung, trang phục nhân vật Nhĩ, bỏ qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
cuộc sống của Nhĩ ở những ngày còn mạnh khỏe. Bên cạnh việc tỉnh lƣợc,
nhà văn lại tập trung khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong
những ngày cuối đời, gắn chặt vào giƣờng bệnh. Cách tỉnh lƣợc này giúp lời
văn hàm súc, lời chật ý rộng, bỏ qua những chi tiết không phục vụ cho chủ đề
tác phẩm.
Cùng với hai nguyên tắc trên, lời văn nghệ thuật còn truyền cho ngƣời
đọc một điểm nhìn cá thể hóa mang cá tính sáng tạo của ngƣời trần thuật hoặc
của nhân vật hoặc kết hợp cả hai. Trong Bến quê điểm nhìn, vai kể (qua đó
hình tƣợng của tác phẩm đƣợc miêu tả, kể lại, hiện lên) đƣợc chuyển đổi khá
linh hoạt: từ nhân vật Nhĩ (là chủ yếu), rồi vợ anh - Liên; ngƣời kể chuyện;
ông cụ giáo Khuyến, và nghệ thuật trần thuật nhƣ vậy làm cho hình tƣợng
cuộc sống, con ngƣời trong văn bản trở nên sinh động gần gũi, trở nên “thật”
hơn, gây ấn tƣợng hơn, thuyết phục hơn Điểm nhìn của Nhĩ là điểm nhìn của
con ngƣời trong những ngày cuối đời - đó là điểm nhìn có chiều sâu của con
ngƣời từng trải, nhận ra nhiều chân lý của cuộc đời. Với điểm nhìn ấy, văn
Bến quê tràn đầy cảm giác da diết, dằn vặt mà cũng đầy trữ tình, khắc khoải.
* Giọng văn: giọng văn trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng
mang thái độ tình cảm và đánh giá của tác giả. Trong tác phẩm văn xuôi,
giọng điệu thể hiện qua giọng của ngƣời kể, ngƣời kể ấy có thể là nhân vật
(xƣng tôi) hay ngƣời kể vô hình nhƣng cũng thể hiện kín đáo cái tôi thứ hai của
tác giả. Giọng điệu thể hiện ở cách xƣng hô, cách dùng từ ngữ nhằm biểu hiện tình
cảm thành kính, thân mật hay xa lạ, khinh bỉ, châm biếm, giễu nhại… Ví dụ, nổi
bật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là giọng điệu trào lộng, hài hƣớc; nổi
bật trong truyện Nguyễn Minh Châu là giọng trữ tình, triết lý…
Tóm lại, kết hợp sự truyền đạt tầng ngôn ngữ, chức năng biểu hiện
phong cách và tạo hình đã sáng tạo ra hệ thống hình tƣợng rõ ràng, tƣơi mới
mang đậm cá tính. Độc giả trong khi cảm nhận vẻ đẹp ngôn từ bất giác đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
đƣợc hình tƣợng mà quên ngôn ngữ, do đó đã thâm nhập vào tầng thứ hai của
văn bản, tức là tầng hiện tƣợng cấu thành của hình tƣợng nghệ thuật.
1.1.2.2. Tầng hình tượng
Tầng ngữ âm của văn bản không phải là cái gì đó trống rỗng mà bao
giờ cũng bao hàm ngữ nghĩa. Cũng nhƣ vậy, tầng ngôn ngữ chỉnh thể của văn
bản cũng không phải là cái gì đó trống rỗng, nó bao hàm hiện tƣợng vô cùng
đa dạng phong phú mang tính phát hiện của văn bản văn học, những điều này
đƣợc gọi là tầng hình tƣợng. Nói một cách đơn giản, tầng hình tƣợng của văn
bản văn học là nội dung của văn bản văn học, do hệ thống hình tƣợng của
chỉnh thể tác phẩm tạo thành, nhƣ nhân vật, sự kiện, cốt truyện, hoàn cảnh,
cảnh vật… Tầng hình tƣợng của văn bản văn học biểu hiện ra hoặc là hoàn
chỉnh hoặc là phiến đoạn cụ thể, tình cảnh cuộc sống cụ thể, cảm tính, chính
bối cảnh cuộc sống ấy cấu thành thế giới hƣ cấu thẩm mĩ đầy đủ, độc lập.
Tầng hình tƣợng của văn bản tự sự đƣợc tạo dựng lên nhờ các yếu tố
nhƣ sự kiện, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh… Trong đó sự kiện và cốt truyện
mang đến phạm vi và bối cảnh quy định sự hiển thị, phát triển của tính cách,
số phận, tâm lí nhân vật; nhân vật là nguyên nhân vận động nội tại, biến hóa
phát triển của cốt truyện và tình tiết, cũng là trung tâm của văn bản; hoàn
cảnh chính là bối cảnh cụ thể để nhân vật hoạt động, là quan hệ giữa ngƣời và
ngƣời, bối cảnh lớn của lịch sử và thời đại.
* Sự kiện (biến cố) và cốt truyện:
Theo giáo trình Lý luận văn học thì “Sự kiện nói chung là những hành
vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu
quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó” [35 ]. Ví dụ, Kiều cùng các
em đi chơi xuân gặp mả Đạm Tiên, tiếp theo đó gặp Kim Trọng và quyến
luyến với chàng. Hai sự kiện đó ảnh hƣởng tới toàn bộ cuộc đời Kiều.
Sự kiện có hai đặc trƣng cơ bản: thứ nhất là giữa các sự kiện trong biến
cố có quan hệ nhân quả, có nguyên nhân này mới có kết quả kia, có mâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
thuẫn xung đột nhƣ thế này mới dẫn đến sự thay đổi tình huống kia. Ví dụ, hệ
thống sự kiện trong Chí Phèo của Nam cao đƣợc xây dựng theo mối quan hệ
nhân quả. Bao gồm 7 sự kiện sau: sự kiện 1 là: Chí Phèo chửi đổng, tiếng
chửi tuy vu vơ nhƣng lại quy tụ vào một điểm chửi kẻ đã làm đời hắn khổ.
Tiếp theo là sự kiện quá khứ (sự kiện 2): 18 năm Chí làm tá điền cho nhà ông
Lý, bị ông lý Kiến ghen cho đi ở tù. Sự kiện 3: Sau 8 năm ở tù Chí trở về
hoàn toàn thay đổi: hắn xách vỏ chai ăn vạ nhà Bá Kiến. Sự kiện 4: Chí cầm
dao đến nhà Bá Kiến đòi đi tù, Bá Kiến biến Chí Phèo thành kẻ gây sự phục
vụ cho lợi ích cho hắn. Sự kiện 5: cuộc tình của Chí với Thị Nở và ƣớc vọng
làm ngƣời lƣơng thiện của hắn. Sự kiện 6: Thị Nở từ chối Chí Phèo. Sự kiện
7: Chí Phèo tuyệt vọng cầm dao giết Bá Kiến và tự sát. Các sự kiện trên vừa
có tính liên tục, vừa có tính nhân quả, thể hiện một cuộc đời, một số phận của
nhân vật. Thứ hai là sự kiện của biến cố phát sinh, phát triển tuần tự theo
dòng thời gian tuyến tính, có trƣớc, có sau, lần lƣợt tiếp diễn, dựa vào sự tuần
tự mà bày ra. Ví dụ, các sự kiện trong Bến quê phát triển tuần tự theo dòng
thời gian tuần tự, bao gồm các sự kiện: Sự kiện 1: Nhĩ nhìn ra cửa sổ ngắm
hàng cây bằng lăng, con sông Hồng trong nắng sớm và bãi bồi bên kia sông
Hồng. Sự kiện 2: Nhĩ trò chuyện với vợ, bày tỏ lòng biết ơn vợ. Sự kiện 3:
Nhĩ sai con trai đi sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình, nhƣng con trai
anh lại sà vào một đám ngƣời chơi phá cờ thế trên hè phố. Sự kiện 4: Lũ trẻ
con hàng xóm sang giúp Nhĩ trở ngƣời dậy. Sự kiện 5: Nhĩ lại nghĩ đến ngƣời
vợ, thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của vợ. Sự kiện 6: Ông giáo Khuyến sang
thăm, hoảng hốt trƣớc vẻ mặt bất thƣờng của Nhĩ và Nhĩ cố đu ngƣời ra
ngoài, “giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát”
Cốt truyện và sự kiện có quan hệ mật thiết, nhƣng không phải là một.
Sự kiện là tổ hợp sự kiện cuộc sống đã qua sự lựa chọn, có quan hệ nhân quả,
phát triển tuần tự theo thời gian, cung cấp tài liệu cho trần thuật, còn cốt
truyện lại là sự “trần thuật” về sự kiện, là sự kiện đƣợc xuất hiện thông qua sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
trần thuật, là sự gia công nghệ thuật và cấu tạo lại đối với sự kiện, khiến cho
quá trình phát triển của sự kiện hiện ra tuần tự, có ý vị thẩm mĩ. Vì vậy, cốt
truyện và biến cố không giống nhau. Ví dụ, hệ thống sự kiện của Bến quê
đƣợc trình bày nhƣ trên, nhƣng cốt truyện của Bến quê có thể tóm tắt nhƣ sau:
Bến quê kể về ngƣời đàn ông “đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ”,
nhƣng cái bãi bồi bên kia sông Hồng, sát bến đò ngang gần nhà mình lại chƣa
hề đặt chân tới. Cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo nằm liệt trên giƣờng,
phải trông cậy vào vợ con và hàng xóm chăm sóc. Trong những ngày cuối
đời, nằm trên giƣờng bệnh, ngƣời đàn ông đó mới chiêm nghiệm ra bao điều:
cuộc sống và số phận con ngƣời chứa đầy những điều bất thƣờng, nghịch lý,
ngẫu nhiên, vƣợt ra ngoài những dự định và ƣớc muốn, cả những hiểu biết
toan tính khôn ngoan; “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc
những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”; thức tỉnh vẻ đẹp của đời sống ở
những cái bình dị, gần gũi, thân thuộc nhƣ một “bến quê”, nhƣ bãi bồi bên kia
sông Hồng; thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời vợ “vẫn giữ nguyên vẹn
những nét tần tảo, chịu đựng, hi sinh từ bao đời xƣa”.
Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện
lớn, nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút, phát
triển, cao trào, mở nút. Ngoài ra, phần mở đầu là điều kiện, bối cảnh để mâu
thuẫn xung đột phát sinh và là tình huống để nhân vật xuất hiện trƣớc khi
xung đột chính thức bắt đầu; vĩ thanh lại là tình huống sau khi kết thúc sự
kiện cơ bản liên quan đến nhân vật chính. Hai bộ phận này không thuộc bộ
phận cơ bản của cốt truyện. Ví dụ trong truyện Người coi trạm của Puskin bao
gồm các thành phần chính nhƣ sau: Phần mở đầu: ngƣời coi trạm có cô con
gái đẹp Đunha. Phần thắt nút: một chàng kị binh thấy cô đẹp, giả vờ ốm, xin ở
lại. Phần phát triển: chàng kị binh bắt cóc cô con gái đẹp mang đi. Phần cao
trào: ngƣời coi trạm tìm con gái khắp nơi mà không đƣợc. Phần mở nút:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
ngƣời coi trạm buồn chán, uống rƣợu trúng độc chết. Phần vĩ thanh: ngƣời
con gái về thăm bố, lúc này đã trở thành bà quý tộc.
Điều đáng lƣu ý là cốt truyện không nhất thiết lúc nào cũng bao hàm
đầy đủ, tách bạch các thành phần nói trên. Cấu trúc cốt truyện phụ thuộc vào
quan hệ thẩm mĩ của tác giả đối với hiện thực. Trong tiểu thuyết Tắt đèn khi
chị Dậu vùng chạy ra ngoài thì “trời tối đen nhƣ mực và nhƣ cái tiền đồ của
chị”. Đó là kết cấu để ngỏ chứ chƣa phải mở nút, vì chƣa có sự kiện xóa bỏ
xung đột. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao thì hầu nhƣ không có đỉnh
điểm và mở nút. Điều này do nhà văn không nhìn thấy hoặc không viết ra
đƣợc kết cục cuối cùng hoặc cố nhƣờng quyền giải quyết cho độc giả, để mặc
độc giả tƣởng tƣợng. Ngoài ra, các bộ phận cấu thành cốt truyện còn có thể
đảo ngƣợc, nhƣ đem phần mở nút đặt trƣớc phần thắt nút, hoặc đặt phần mở
đầu sau phần thắt nút. Tóm lại, kết cấu truyện khác nhau tạo ra những biểu đạt
thẩm mĩ khác nhau, thể hiện những nỗ lực vƣợt qua truyền thống, truy tìm kĩ
xảo trần thuật của những nhà văn hiện đại và đƣơng đại; vì vậy, nguyên nhân
căn bản nhất dẫn đến việc phá vỡ hình thức trần thuật cũ, truy tìm phƣơng
thức biểu đạt mới là do nhu cầu nội tại của việc biểu đạt thẩm mĩ.
* Nhân vật:
Con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là chủ thể cuộc sống xã
hội. Khi nắm bắt hiện thực, phản ánh cuộc sống từ tóc độ quan hệ thẩm mĩ,
cái mà nhà văn đặc biệt chú ý tái hiện và biểu hiện chính là con ngƣời hành
động trong những mối quan hệ xã hội phức tạp, là thế giới tinh thần phong
phú, là tình cảm, tâm hồn tinh tế của con ngƣời. Dƣới ngòi bút của nhà văn,
tất cả những điều đó đều thấm đẫm tình cảm và ý thức con ngƣời. Vì vậy,
trong tầng hình tƣợng của văn bản tự sự, nhân vật tất yếu nằm ở vị trí trung
tâm của toàn bộ hệ thống hình tƣợng. Hoàn cảnh đƣợc thiết lập chẳng qua
cũng vì nhân vật, sự cố và cốt truyện là cái khung, là điều kiện của sự biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
đổi, phát triển của tính cách, tâm hồn, tình cảm nhân vật, chúng đều thuộc về
sự sáng tạo hình tƣợng nhân vật. Sự sáng tạo hình tƣợng nhân vật thƣờng
quyết định thành công thất bại của toàn bộ tác phẩm. Thông thƣờng, hình
tƣợng nhân vật có tính hình tƣợng, tính tình cảm và tính điển hình. Sáng tạo
hình tƣợng nhân vật điển hình thƣờng là mục tiêu tối cao mà các nhà văn
muốn đạt tới.
Nhân vật là phƣơng tiện để khái quát hiện thực
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
ngƣời, thể hiện những hiểu biết, những ƣớc ao kì vọng về con ngƣời. Nhà văn
sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm
về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phƣơng tiện khái quát các tính
cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng. Trong Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng, với nhân Vật Xuân tóc đỏ - một nhân vật mang tính cách đa
diện của con ngƣời thời Âu hóa và có số phận may mắn lạ lùng Vũ Trọng
Phụng có thể thâu tóm thần tình bản chất của cả một xã hội mà ông định
nghĩa bằng hai từ “chó đểu” trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Theo chân
hắn, tác giả và tiếp sau là ngƣời đọc, khám phá dần biết bao xó tối, biết bao
ung nhọt của xã hội thƣợng lƣu trong một thời buổi Âu Á, Tây Tàu lẫn lộn,
lai căng, pha tạp.
Nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là tính cách xã hội lịch sử,
mảng đời sống gắn liền với nó, mà còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn
về thế giới và con ngƣời. Tìm hiểu nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
của Nguyễn Tuân, nếu chỉ thấy ở đó hình ảnh một con ngƣời khí phách,
tài hoa, có thiên lƣơng trong sáng thì hoàn toàn chƣa đủ. Huấn Cao là
Huấn Cao mà cũng là Nguyễn Tuân - một kẻ “ngông” ở thái độ tự tôn, sự
tôn sùng cái đẹp tuyệt đối, ở việc sẵn sàng đƣa ra một bảng giá trị riêng
để đánh giá con ngƣời