Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu trồng, chế biến, bảo quản và sử dụng cỏ Stylosanthes Guianensis Ciat 184 cho gà thịt và gà bố mẹ lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 174 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




HỒ THỊ BÍCH NGỌC





NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN
VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184
CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG

Chuyên ngành: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
Mã số: 62.62.45.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM
2. TS. NGUYỄN NGỌC ANH






THÁI NGUYÊN - 2012



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hồ Thị Bích Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và cán bộ Bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo
trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu Nhà trường, Ban
Giám đốc Trung tâm Thực hành thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các cán bộ Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên, Trại giống gia
cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên, Bộ môn Di truyền - Giống - VSV trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện
chăn nuôi, cùng các em sinh viên Khóa 37, 38 và học viên Cao học Khóa 16, 17 đã
tham gia, động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của tập
thể hướng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Thắm và TS. Nguyễn Ngọc Anh trong suốt quá

trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ,
động viên, an ủi của chồng và hai bên gia đình nội ngoại cùng các bạn bè đồng
nghiệp, thân hữu gần xa đã chia sẻ cùng tôi trong thời gian hoàn thành luận án này.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Hồ Thị Bích Ngọc


iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục sơ đồ x
Danh mục hình, biểu đồ và đồ thị x
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
4. Điểm mới của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Đặc tính của cây họ đậu 4
1.1.1. Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Stylo CIAT 184 4

1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá một số loại
cây họ đậu 7
1.1.3. Chất kháng dinh dưỡng trong cây họ đậu 12
1.1.4. Các sắc chất trong cây họ đậu và vai trò của chúng trong chăn nuôi
gia cầm 14
1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật (phân bón, thời gian cắt) đến
năng suất và chất lượng cỏ họ đậu 20
1.2.1. Ảnh hưởng của phân bón 20
1.2.2. Ảnh hưởng của khoảng cách lứa cắt và chiều cao cắt 26
1.3. Các phương pháp chế biến và ảnh hưởng của việc bảo quản đến chất
lượng cỏ khô 27
1.3.1. Chế biến bột cỏ trong chăn nuôi 28
1.3.2. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản tới chất lượng sản phẩm 29


iv
1.4. Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gia cầm 32
1.4.1. Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gà thịt 32
1.4.2. Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gà đẻ 34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác
nhau đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylo CIAT 184 39
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến
khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184 42

2.3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu
phần đến năng suất và chất lượng thịt của gà 43
2.3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 khác
nhau trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà
Lương Phượng bố mẹ 51
2.4. Xử lý số liệu 55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và
chất lượng của cỏ Stylo CIAT 184 56
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm 56
3.1.2. Tình hình thời tiết, khí hậu trong năm 2009 và 2010 ở vùng thí nghiệm 57
3.1.3. Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo CIAT 184 58
3.1.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất xanh của cỏ
Stylo CIAT 184 63
3.1.5. Năng suất và sản lượng vật chất khô, protein thô của cỏ Stylo CIAT 184
ở các mức phân bón khác nhau 66


v
3.1.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thành phần hoá học của cỏ
Stylo CIAT 184 69
3.1.7. Ảnh hưởng của thời điểm cắt khác nhau đến thành phần hoá học của
cỏ Stylo CIAT 184 73
3.1.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế trồng cỏ Stylo CIAT 184 tại Thái Nguyên 76
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau tới sự
hao hụt các chất dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184 77
3.2.1. Ảnh hưởng của các phương pháp chế biến đến thời gian phơi sấy
cỏ Stylo CIAT 184 78
3.2.2. Ảnh hưởng của các phương pháp chế biến đến thành phần hóa học
của cỏ Stylo CIAT 184 79

3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng bột cỏ Stylo CIAT 184 80
3.3. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần đến năng suất
và chất lượng thịt của gà 82
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống 83
3.3.2. Khả năng sinh trưởng 84
3.3.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn 87
3.3.4. Năng suất và chất lượng thịt 90
3.3.5. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 95
3.4. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 khác nhau trong khẩu
phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà Lương Phượng bố mẹ 95
3.4.1. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến tỷ lệ loại thải và
khối lượng của gà thí nghiệm 96
3.4.2. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến tỷ lệ đẻ và năng
suất trứng 97
3.4.3. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến khối lượng và
tỷ lệ trứng giống 99
3.4.4. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến chất lượng trứng 101
3.4.5. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 đến kết quả ấp nở của trứng 105
3.4.6. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 đến hiệu quả sử dụng thức ăn 106


vi
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 108
1. Kết luận 108
2. Đề nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 140
PHỤ LỤC 141



vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADF (Acid detergent fibre)
Ash
BC
BCS
CK
CP (Crude Protein)
CF (Crude fibre)
Xơ axit
Khoáng
Bột cỏ
Bột cỏ Stylo CIAT 184
Chất khô
Protein thô
Xơ thô
cs Cộng sự
DXKĐ (NFE - Nitrogen free extractives)

Dẫn xuất không đạm
ĐC
EE (Ether extract)
Đối chứng
Lippid thô

KL
Giai đoạn
Khối lượng
KLCX Khối lượng chất xanh

KPCS Khẩu phần cơ sở
LP Lương Phượng
NDF (Neutral detergent fibre) Xơ trung tính
NSCX Năng suất chất xanh
ME (Metabolisable energy) Năng lượng trao đổi
Stylo CIAT 184 Stylosanthes guianensis CIAT 184
TĂ Thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Thí nghiệm
VC Vô cơ




viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần một số axit amin của cỏ Stylo CIAT 184 11
Bảng 2.1. Công thức phân bón 39
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong khẩu phần
cho gà thí nghiệm 44
Bảng 2.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho gà thí
nghiệm giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi 45
Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho gà thí
nghiệm giai đoạn 28 - 70 ngày tuổi 46
Bảng 2.5. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong khẩu phần
ăn gà đẻ 52
Bảng 2.6. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm gà đẻ 52
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm 56
Bảng 3.2a. Chiều cao của cỏ Stylo CIAT 184 58

Bảng 3.2b. Chiều cao tái sinh lứa 1 và lứa 2 của cỏ Stylo CIAT 184 60
Bảng 3.3a. Tốc độ sinh trưởng của cỏ Stylo CIAT 184 61
Bảng 3.3b. Tốc độ tái sinh lứa 1 và lứa 2 62
Bảng 3.4. Năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ Stylo CIAT 184 ở các mức
phân bón 63
Bảng 3.5a. Năng suất, sản lượng chất khô và protein thô của cỏ Stylo CIAT 184
năm thứ nhất 67
Bảng 3.5b. Năng suất, sản lượng chất khô và protein thô của cỏ Stylo CIAT 184
năm thứ 2 68
Bảng 3.6a. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của cỏ Stylo CIAT 184 thí nghiệm 70
Bảng 3.6b. Thành phần axit amin của cỏ Stylo CIAT 184 72
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian thu cắt khác nhau đến thành phần hoá
học của cỏ Stylo CIAT 184 73
Bảng 3.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế trồng cỏ Stylo CIAT 184 76


ix
Bảng 3.9. Thời gian phơi, sấy để đạt độ ẩm ≤ 13% (số giờ phơi) 78
Bảng 3.10. Thành phần hóa học của cỏ Stylo CIAT 184 với các phương pháp
chế biến khác nhau 79
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng cỏ Stylo CIAT 184
khô 81
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 đến sinh trưởng của gà
thí nghiệm 84
Bảng 3.13. Thu nhận thức ăn, protein, năng lượng và chỉ số sản xuất 88
Bảng 3.14. Năng suất thịt của gà thí nghiệm 91
Bảng 3.15. Chất lượng thịt của gà thí nghiệm 92
Bảng 3.16. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm 94
Bảng 3.17. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 95
Bảng 3.18. Tỷ lệ loại thải và khối lượng gà thí nghiệm 96

Bảng 3.19. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà thí nghiệm 97
Bảng 3.20. Khối lượng trứng và tỷ lệ trứng giống của các lô theo dõi 99
Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng 102
Bảng 3.22. Kết quả ấp nở của gà thí nghiệm 105
Bảng 3.23. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà thí nghiệm 106



x

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm trồng cỏ 40
Sơ đồ 2.2. Bố trí thí nghiệm nuôi gà thịt 47
Sơ đồ 2.3. Bố trí thí nghiệm nuôi gà đẻ 51





DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của các carotenoit quan trọng 16
Hình 1.2. Cấu trúc của xanthophyll 17
Biểu đồ 3.1: Năng suất chất xanh năm thứ nhất của cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt 64
Biểu đồ 3.2: Năng suất chất xanh năm thứ 2 của cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt 65
Đồ thị 3.1: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm với các khẩu phần khác nhau 99





1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp ngày càng phát
triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến 1 tháng 4 năm 2011 tổng đàn gia cầm
cả nước đạt 293,7 triệu con, tăng 5,9%; thịt gia cầm hơi đạt 386,3 nghìn tấn, tăng
16,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, chăn nuôi gia cầm theo hướng công
nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (Tổng cục Thống kê, 2011) [50]. Tuy nhiên, giá thành
các loại thức ăn truyền thống giàu protein trong sản xuất thức ăn hỗn hợp ngày càng
tăng. Giá thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam hiện cao hơn giá sản phẩm cùng
loại tại các nước trong khu vực khoảng 8 - 12%. Bình quân giai đoạn 2005 - 2010, tốc
độ tăng trưởng của ngành thức ăn chăn nuôi đạt 14% năm (Hoàng Ngân, 2011) [30].
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các công ty sản xuất thức
ăn đã phải sử dụng chế phẩm tạo màu trong thức ăn cho gia cầm, việc này không
chỉ làm cho giá thành thức ăn hỗn hợp tăng, mà còn gây ra những nguy cơ không tốt
cho sức khoẻ của con người. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm thức ăn vừa giàu protein lại
giàu caroten và xanthophylls đáp ứng nhu cầu của gia cầm và cải thiện chất lượng
sản phẩm đang được các nhà khoa học quan tâm.
Stylosanthes sp là cỏ bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, có khả năng
thích nghi rộng với các vùng sinh thái, được trồng phổ biến tại nhiều nước Châu Á
và trên thế giới. Các nghiên cứu đã cho thấy Stylosanthes guianensis CIAT 184
(Stylo CIAT 184) là cỏ trồng có năng suất và chất lượng khác nhau tùy thuộc vào điều
kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, đây là cỏ có giá trị dinh dưỡng
cao, giàu protein, β caroten, khoáng,… Trên thế giới đã có một số công trình nghiên
cứu về cỏ Stylo CIAT 184 như là một nguồn protein và chất tạo màu trong khẩu
phần cho gia súc, gia cầm. Cỏ Stylo CIAT 184 có protein thô dao động từ 12,1 -
18,1% CK trong thân lá (Sukkasem và cs, 2002) [259], và có thể lên đến 21% CK ở
lá (Huy và cs, 2000) [143]. Cỏ chứa β caroten có thể chuyển đổi với hiệu quả khác
nhau trong cơ thể động vật để thành vitamin A và cùng với các xanthophylls, nó có

thể là một nguồn sắc tố tốt cho lòng đỏ trứng, da và chân gà. Stylosanthes đã được


2
sử dụng như là nguồn protein thực vật cho lợn, vịt và gà tại Trung Quốc (Guptan và
Singh, 1983) [138]. Stylo CIAT 184 có thể cho ăn ở dạng tươi hoặc bột khô. (Horne
và Stür, 1999) [142]. Trong quá trình sử dụng cho thấy, dễ chế biến và bảo quản.
Đối với gà đẻ, bột cỏ Stylosanthes đã được sử dụng ở mức dưới 10% trong khẩu phần
ăn (Onwudike và Adegbola, 1978) [211]. Tại Việt Nam, đã có một số công trình
nghiên cứu trồng và sử dụng cỏ Stylo CIAT 184 cho bò sữa và cho lợn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của cỏ
Stylo CIAT 184 làm cơ sở cho việc nhân rộng trong những năm tiếp theo, không chỉ
đảm bảo khẩu phần ăn cân đối cho động vật nhai lại, mà còn làm nguyên liệu chế
biến bột cỏ làm thức ăn bổ sung cho lợn và gia cầm. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống từ kỹ thuật trồng, thu
hoạch, chế biến và bảo quản bột cỏ. Đặc biệt, chưa có công trình nào công bố về
sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 cho gà thịt và gà đẻ trứng giống ở nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
trồng, chế biến bảo quản và sử dụng cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 cho gà
thịt và gà bố mẹ Lương Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được công thức phân bón thích hợp cho cỏ Stylo CIAT 184 đạt
hiệu quả kinh tế.
- Xác định được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ tươi và bột
cỏ Stylo CIAT 184.
- Xác định được ảnh hưởng của các phương pháp chế biến và thời gian bảo
quản khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh dưỡng trong bột cỏ Stylo CIAT 184.
- Tìm ra được tỷ lệ sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 hợp lý nhất trong chăn
nuôi gà lông màu.
3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào nguồn tư liệu về trồng cỏ
Stylo CIAT 184, giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến và thời gian bảo quản,


3
hiệu quả sử dụng các tỷ lệ bột cỏ Stylo CIAT 184 trong chăn nuôi gà thịt và gà sinh
sản bố mẹ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sử dụng cỏ Stylo CIAT 184 làm nguồn protein thực vật, thay thế một phần
nguồn protein khác trong khẩu phần ăn của vật nuôi, làm giảm giá thành sản xuất
nâng cao chất lượng thịt, trứng gà, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thực
phẩm chất lượng cao.
- Thúc đẩy sự phát triển việc sản xuất cây thức ăn tại chỗ, cung cấp cho chăn
nuôi tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói
riêng và nông nghiệp cả nước nói chung.
4. Điểm mới của đề tài
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác cỏ Stylo CIAT 184 cho
năng suất cao.
- Đưa ra sự lựa chọn nguồn protein thực vật và sắc tố tự nhiên từ cỏ Stylo CIAT 184
sử dụng trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ.
- Xác định được thành phần hóa học và giá trị một số chất dinh dưỡng quan
trọng trong cỏ tươi và bột cỏ Stylo CIAT 184 được trồng tại Thái Nguyên để sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi gà.
- Xác định được các tỷ lệ bổ sung bột cỏ Stylo CIAT 184 vào khẩu phần nuôi
chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản bố mẹ cho hiệu quả cao nhất.






4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc tính của cây họ đậu
1.1.1. Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Stylo CIAT 184
Bộ Đậu (Fabales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhóm hoa hồng
(rosids) của thực vật hai lá mầm thật (eudicots) trong hệ thống phân loại (APGII,
2003) [68]. Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật
(Magallón và cs, 1999) [179].
Trong bộ đậu, họ đậu (Fabaceae) là họ thực vật lớn thứ ba, với khoảng 730
chi và 19.400 loài. Các họ khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sự đa dạng của bộ
đậu (Judd và cs, 2002) [150].
Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ đậu là cây chủ cho nhiều loài
vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loài vi khuẩn này có khả năng lấy
khí nitơ (N
2
) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể
hấp thụ được (NO
3
hay NH
3
). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây họ đậu,
trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat
có ích, tạo ra mối quan hệ cộng sinh (Họ đậu, 2011) [17].
Cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao, do chúng chứa hàm lượng protein,
vitamin, khoáng chất cao. Giá trị dinh dưỡng của cây họ đậu được giữ đều trong cả
chu kỳ hơn là hòa thảo. Khác với cỏ hòa thảo, khi tuổi tăng lên và trong mùa khô
giá trị dinh dưỡng của cây họ đậu ít thay đổi. Trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng
thì năng suất sẽ giảm trước so với tỷ lệ protein trong cây đậu. Điều này là ngược với

hòa thảo, ở hòa thảo tỷ lệ protein trong cây sẽ bị giảm rồi mới đến năng suất.
Cây họ đậu đang được đề nghị sử dụng làm thức ăn ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Một trong các cây họ đậu được khuyến cáo như là thức ăn bổ sung
protein cho gia súc, gia cầm là cỏ Stylosanthes. Stylosanthes là một chi thực vật có
hoa thuộc họ Fabaceae. Nó thuộc phân họ Faboideae và được APGII (2003) [68]
phân loại như sau:


5
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
(không phân hạng) Rosids
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae
Phân họ (subfamilia):

Faboideae
Tông (tribus): Aeschynomeneae
Chi (genus): Stylosanthes Sw.

Trong chi Stylosanthes , cỏ Stylo CIAT 184 là loài đậu lưu niên ngắn, được chọn
tạo từ Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT). Chúng mọc thành bụi nhỏ với
vài cành hóa gỗ, có tiềm năng năng suất chất xanh và hàm lượng protein cao. Stylo
CIAT 184 thích nghi rộng với các loại đất và vùng khí hậu, mọc tốt trên đất cằn cỗi, đất
chua nhưng không phát triển trên đất quá kiềm (pH > 8). Stylo CIAT 184 có khả năng
chống chịu tốt đối với bệnh nấm cổ rễ ở Đông Nam Á. Một đặc điểm nổi bật của Stylo
CIAT 184 là có ít lông và mềm hơn so với các loài Stylosanthes trước đây. Cỏ là thức
ăn bổ sung tốt cho hầu hết động vật, bao gồm gia cầm, lợn và cá (Guptan và Singh,
1983) [138]. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn và ngăn chặn cỏ

dại một cách hiệu quả (Horne và Stür, 1999) [142].
Stylosanthes là cây thức ăn thô xanh họ đậu nhiệt đới đượ phát triển thành
công nhất trên toàn thế giới, có ý nghĩa trong hệ thống sản xuất nông nghiệp và môi
trường (Cameron và cs, 2004) [86].
Bốn loài Stylosanthes là S. scabra, S. hamata, S. humilis và S. guianensis được
sử dụng rộng rãi làm thức ăn gia súc ở các vùng nhiệt đới (Kazan và cs, 1993) [157]
nhất là các khu vực dễ bị hạn hán. Năng suất chất khô của S. Hamata và S. Scabra đạt
từ 2 - 6 tấn/ha (Rai và Pathak, 1985) [228]. Ở những vùng lượng mưa từ 1300 - 1500
mm, sản lượng CK S. Humilis đạt từ 7,5 - 10 tấn/ha (Chatterjee và cs, 1985) [94].


6
Ở Argentina có sáu giống Stylosanthes được trồng thử thì S. hamata và S.
scabra cho năng suất từ 2 - 2,95 tấn/ha CK còn Stylo CIAT 184 và S. hamata CIAT
11215 là hiệu quả nhất đạt 4,2 và 3,9 tấn/ha CK, tương ứng. Trung bình hàng năm,
sản lượng được 8,1 tấn/ha CK (Stylo CIAT 184); 6,4 tấn/ha (S. macrocephala CIAT
1281), 6,2 tấn/ha (S. hamata CIAT 11215) và 6,3 tấn/ha (S. scabra CIAT 1047).
Stylosanthes, loài có thể được thiết lập thành công và duy trì năng suất hơn 4 năm
trong đất cát, có thể chịu nhiệt độ thấp của mùa đông và mùa khô kéo dài. (Ciotti và
cs, 1999) [98].
Các giống Stylosanthes khác nhau cũng đã được thử nghiệm ở Thái Lan.
(Satjipanon và cs, 1995) [243]; (Hare và cs, 2007) [139] cho biết: Stylo CIAT 184
cho năng suất 12 - 17 tấn CK/ha/năm. Stylo Ubon và Stylo CIAT 184 sản xuất 13;
18 và 17 tấn CK/ha/năm, tương ứng cho năm thứ nhất, thứ hai và năm thứ ba. Trong
khi đó, S. Seca có khả năng sản xuất thấp hơn trong 3 loài Stylosanthes lâu năm,
đạt 4,7; 10,6 và 6,7 tấn CK/ha/năm, tương ứng cho năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Cỏ Stylosanthes guianensis trồng ở Brazil đạt năng suất chất xanh từ 15 - 20
tấn/ha; còn ở Zaire 35 tấn/ha/năm. Tại Madagascar cỏ Stylosanthes trồng sau một năm
đạt 43 tấn/ha trên vùng đất cao và 70 tấn/ha vùng đất thấp. (Ecoport, 2001) [113].
Về năng suất CK của cỏ Stylosanthes, ở Fiji năng suất bình quân trong ba

năm đạt 4.180 kg/ha/năm, 4.600 kg/ha/năm ở Zambia và 11.000 kg/ha/năm ở phía
bắc Queensland, Australia. Ở Nigeria, năng suất CK của cỏ Stylosanthes guianensis
đạt 3771 kg/ha (Ajayi và cs, 2007) [59].
Ở Việt Nam, Stylosanthes cũng được nghiên cứu từ nhiều năm trước đây.
Các nghiên cứu cho thấy, các vùng chăn nuôi, mức phân bón và nước tưới, đất
đai, khác nhau, sẽ cho năng suất khác nhau.
Tại Đắc Lắc, năng suất chất xanh của Stylo CIAT 184 đạt 12,34 tấn/ha/lứa;
3,08 tấn CK/ha/lứa (tương ứng 21,56 tấn/ha/năm), cao hơn so với năng suất ở các
vùng sinh thái khác (Lê Hòa và Bùi Quang Tuấn, 2009) [16].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs, 2008 [28], năng suất CK
Stylosanthes guianensis Plus (Stylo Plus) đạt từ 13,6 đến 19,2 tấn/ha/năm; tương đương


7
với Stylosanthes guianensis Cook (Stylo Cook) trong thí nghiệm của Lê Hà Châu
(1999a) [4]; cao hơn giống Stylo Cook (12,5 tấn CK/ha/năm) trong nghiên cứu của
Trương Tấn Khanh và cs (1999) [22].
Theo Lê Hà Châu (1999b) [5], giống Stylo Cook có thể cho năng suất xanh 21
tấn/lứa cắt/ha (4 lứa/năm) hoặc giống S. guianensis FM05-2 và Stylo CIAT 184 được
trồng ở các vùng khác có khả năng cho năng suất CK đạt 11,4 - 12,5 tấn/ha/năm
(Nguyễn Ngọc Hà và cs, (1995) [11]; Trương Tấn Khanh và cs, (1999) [22].
Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [37], cho biết cỏ Stylo CIAT 184 trồng tại Nghĩa
Đàn đạt sản lượng từ 52,5 đến 65,2 tấn/ha/năm; năng suất CK đạt từ 12,48 đến
15,31 tấn/ha/năm; năng suất protein từ 2,01 đến 2,46 tấn/ha/năm ở hai mức phân
bón hóa học và ba mức phân bón hữu cơ khác nhau. Tương tự, Hoàng Văn Tạo và
cs (2010) [37] cho biết sản lượng chất xanh của cỏ Stylo Plus đạt từ 49,70 đến 62,00
tấn/ha/năm; năng suất CK đạt từ 11,70 đến 14,92 tấn/ha/năm; năng suất protein từ
1,99 đến 2,53 tấn/ha/năm ở 2 mức phân bón hóa học và 3 mức phân bón hữu cơ
khác nhau.
1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá một số loại cây họ đậu

Cây họ đậu được xác định là cây thức ăn xanh tiềm năng bổ sung protein cho
vật nuôi, vì chúng có chứa protein thô cao (15% - 30% CK), khoáng chất và vitamin
cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi (Norton và Poppi, 1995) [195]. Trong khẩu
phần có 70g protein thô/ kg CK từ cỏ họ đậu hoặc ít hơn cho thấy: lượng CK thu
nhận, khả năng tiêu hóa và năng suất vật nuôi tăng (Umuna và cs, 1995) [271].
Tùy thuộc vào giống, loài khác nhau mà thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng cũng thay đổi. Theo Sazon (1988) [244], bột lá cây điền thanh (Sesbania
rostrata) có 29,7% protein thô; 7,6% lippit thô; 15,3% xơ thô; 27,6% dẫn xuất
không đạm; 7,8% khoáng tổng số; 0,78% Ca; 0,23% P, và 467 ppm sắc tố vàng. Bột
lá colis (Pisonia alba) có chứa 18,5% protein thô; 15,8% xơ thô; và 2,6% lipit thô
(Rigon và cs, 1983) [234].
Lá đậu ván tính theo CK có chứa 23,40% protein thô; 1,90% lipit thô;
8,34% chất xơ thô; 11,60% khoáng tổng số và 46,70% DXKĐ (Odunsi, 2003)
[205]. Những giá trị này nhìn chung tương tự với hàm lượng của hầu hết các loại


8
bột lá như đậu triều (Udedibie và Igwe, 1989) [269], anh đào giả (Gliricidia sepium)
(Odunsi và cs, 2002) [204]; (Osei và cs, 1990) [215]; (Kagya-Agyemang, và cs,
2006) [151] và đậu đũa (Vigna unguiculata) (Akinlade và cs, 2002) [62].
Bột lá đậu leo rất giàu protein thô (22,45%), phốt pho (0,53%), canxi (0,80%),
kali (0,72%) và magiê (0,30%) (Nworgu and Fasogbon, 2007) [201]. Giá trị protein
thô của bột lá đậu leo trong nghiên cứu này cao hơn báo cáo của Aletor và
Omodara, (1994) [64] (12,50%), nhưng tương tự như báo cáo của Nworgu và cs
(2001) [197] (19,60%), và Nworgu, 2004 [199] (23,24%).
Theo Trần Tố (2006) [49], bột thân lá đỗ nho nhe chứa hàm lượng protein
thô là 12,69%, lipit thô 2,09%; khoáng tổng số 11,22%; xơ thô 43,52% và đầy đủ
các axit amin. Hàm lượng chất dinh dưỡng của thân, lá đậu nho nhe khá cao, đặc
biệt là hàm lượng protein thô khoảng 10 - 25% (Nguyễn Thị Tú và cs, 2009) [51].
Cỏ alfalfa là một trong những cỏ họ đậu có hàm lượng protein cao. Cỏ

alfalfa trồng tại Lâm Đồng chứa 17,7% CK, protein thô 24,46%, khoáng 11,38%,
lipit 3,55% (Lê Văn An, Đặng Thị Diệu, 2008) [1]. Zehnder và cs (1998) [275]: bột
cỏ alfalfa chứa từ 93,77 - 96,8% CK; protein thô 21,85 - 22,88%; xơ trung tính:
28,59 - 32,73%; xơ axit 15,96 - 19,20%. Cỏ alfalfa ở dạng viên chứa 23,6% protein
thô và 44,5% xơ trung tính. Cỏ khô có 22,0% protein thô và 43,9% xơ trung tính
(Akayezu và cs, 1997) [61].
Keo giậu được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Hàm lượng protein thô của
keo giậu biến động theo loài và giống. Gupta và cs (1986) [136], khi nghiên cứu
trên 9 loài keo giậu cho thấy: CK dao động từ 15,56% đến 22,34%. Keo giậu trồng tại
Việt Nam có hàm lượng protein thô khá cao. Theo Lê Hòa Bình và cs (1993) [3] hàm
lượng protein thô đạt 25% CK. Các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (1996) [12] cho
biết protein thô dao động từ 26,4 - 26,7% CK. Keo giậu trồng tại Thái Nguyên chứa
6,3%; 29,56% protein; 0,6%; 2,7% lipit tương ứng lá tươi và bột lá (Từ Quang Hiển
và cs, 2008) [14].
Một số nghiên cứu khác cho thấy cây keo giậu tương đối giàu protein thô (22 -
34%) và các axit amin thiết yếu, khoáng, carotenoit và vitamin (D'Mello và Fraser,


9
1981) [100]; (Aletor và Omodara, 1994) [64]; (Munguti và cs, 2006) [188], (Dhar và
cs, 2007) [110]; (Onibi và cs, 2008) [210]; (Atawodi và cs, 2008) [72].
Cây keo củi được nhập và trồng ở một số địa phương của Việt Nam.
Keo củi có hàm lượng protein khá cao, khoảng 22 - 24,5% tính theo CK
(Nguyễn Ngọc Hà, 1994) [10]; (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2004) [26]. Hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong cây keo củi trồng tại Cần Thơ từ 27,54 - 31,95% CK, 22,12 -
27,84% protein thô (Nguyễn Thị Hồng Nhân và cs, 2008) [31].
Ở miền núi khu vực phía Bắc, cây họ đậu được trồng kết hợp chống xói
mòn với làm thức ăn chăn nuôi. Từ Quang Hiển và cs (2008) [14] cho biết thành
phần hóa học của lá tươi và bột lá của 2 giống họ đậu trồng tại Thái Nguyên như sau:
D. rensoni chứa 4,7%; 15,6% protein; 0,5%; 1,7% lipid tương ứng lá tươi và bột lá,

đậu công (F. Congesta) chứa 4,1%; 19,6% protein; 0,7%; 3,4% lipit tương ứng lá
tươi và bột lá.
Cây họ đậu không những giàu protein mà protein của chúng cũng chứa đầy
đủ các axit amin thiết yếu. D'Mello và Acamovic (1989) [103] nhận xét bột lá keo
giậu cùng dòng và giống nhưng được trồng ở các địa điểm khác nhau thì cũng có sự
khác biệt về tỷ lệ các axit amin. Sự khác biệt đáng chú ý là arginine, lysine,
phenylalanine, leucine, tyrosine, methionine cysteine, glycine và threonine trong bột
lá keo giậu ở Malawi có chứa hàm lượng các axit amin cao hơn bột lá keo giậu ở
Thái Lan.
D'Mello (1995) [105] khuyến cáo rằng hàm lượng lysine trong bột lá họ đậu
cao hơn so với các hạt ngũ cốc và một số các sản phẩm như bột dầu dừa. Tuy nhiên,
hàm lượng lysine trong bột đậu tương và bột cá cao hơn đáng kể so với các bột lá
họ đậu. Vì vậy, nổ lực để thay thế một lượng lớn bột lá họ đậu trong khẩu phần ăn
của động vật dạ dày đơn cần chú ý đến hàm lượng lysine. Sự thiếu hụt của axit amin
có chứa lưu huỳnh cũng là một trong những hạn chế khả năng sử dụng các chất dinh
dưỡng của bột lá họ đậu.
Đối với cỏ Stylosanthes cùng với việc nghiên cứu năng suất các nhà khoa
học cũng tập trung đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nó. Hàm


10
lượng nitơ của S. guianensis vào khoảng 1,5 đến 3% tính theo CK. (Mannetje và
Jones, 1992) [180].
Trong những năm gần đây, Stylosanthes cũng được trồng phổ biến tại
Thái Lan và Lào. Stylo CIAT 184 trồng tại Thái Lan có chứa protein thô 17,1%; xơ
trung tính 39,1% và xơ axit 56,8% (Kiyothong và cs, 2004a) [162 và chứa 14 - 18%
protein thô trong CK (Satjipanon và cs, 1995) [243]. Thành phần hóa học của cỏ
Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo CK dao động từ 16,7 - 18,1% protein thô; 49,1-
61,5% xơ trung tính; 34,1- 47,3% xơ axit; 6,3 - 8,7% khoáng (Kiyothong và
Wanapat, 2004b) [163]. Một số kết quả phân tích cho thấy: cỏ Stylo CIAT 184 tươi 40

- 45 ngày tại Lào chứa 20,2% CK; tính theo CK có 19% protein thô; 64,2% xơ trung
tính; 5,5% khoáng (Phengsanvanh, 2003b) [225]. Theo Chanphone Keoboualapheth
và cs, 2003 [93], Stylo CIAT 184 có 22,3% CK; protein thô 19,3%; Xơ thô 30%;
khoáng 5,1%, Ca 0,2%; P 0,4%. Toum Keopaseuht, (2004) [266] cho biết hàm lượng
CK đạt từ 20,0 - 28,0%; protein thô 13,3%; xơ trung tính 16,9% tính theo CK.
Omole và cs (2007) [209] cho biết cỏ Stylosanthes guianensis trồng tại Nigeria
có CK 19,75%; protein thô 19,91%; 13,28% xơ thô; 1,34% lipit thô; 9,38% khoáng
tổng số; DXKĐ 56,03% CK. Stylosanthes scabra trồng tại Rwanda có hàm lượng của
protein thô là 21% (Mupenzi và cs, 2008) [189]. Giá trị dinh dưỡng của cỏ
Stylosanthes guianensis khô 6 tuần sau thu hoạch ở Nigeria 92,1% CK; tính theo CK
có 10,6% protein thô, 32,8% xơ thô; 7,3% khoáng (Bamikole và Ezenwa, 1999) [74].
Cỏ Stylosanthes trồng tại Zaire, có thành phần dinh dưỡng biến động từ 15 -
17% protein thô, 33 - 40% xơ thô 0,1 - 0,2% P, 0,8 - 1% Ca, 1,2 - 1,8% K, 0,3-0,8%
Mg, 0,02% Na và 0,1 - 0,8% Cl tính theo vật chất khô. (Ecoport, 2001) [113].
Hỗn hợp bột cỏ Stylosanthes bao gồm 45% S. guianensis, 45% S. hamata và
10% S. scabra có chứa 13% protein thô, 2,7% chất béo thô, 32% chất xơ thô, 37,4%
DXKĐ, tro 4,1%; 1,13% Ca và 0,11% P trong CK (Bai Changjun và cs, 2004) [73].
Ở Việt Nam, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylosanthes
cũng được các nhà khoa học công bố. Theo Lê Hòa, Bùi Quang Tuấn (2009) [16]:
cây đậu Stylo CIAT 184 có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ protein thô đạt 16,86%. Tỷ
lệ sử dụng của cỏ Stylosanthes cũng tương đối cao (87,6%). Trên cả ba vùng nghiên


11
cứu (Thái Nguyên, Lâm Đồng, Ba Vì), hàm lượng protein của cỏ Stylo Plus đạt bình
quân 17% (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2006) [27].
Cũng như các cây họ đậu khác, cỏ Stylosanthes cũng chứa nhiều axit amin
quan trọng (Bảng 1.1).
Bảng 1.1.
Thành phần một số axit amin của cỏ

Stylo CIAT 184

(ĐVT: g/kg)
Tên axit amin
Cỏ stylo cắt sớm
(12 tuần)
Cỏ stylo tái sinh
(6 tuần sau lần
cắt đầu tiên)
Cỏ stylo cắt muộn

(18 tuần)
Aspartic Axit 19,89 22,13 21,30
Threonine 8,53 8,40 7,49
Serine 8,48 8,69 7,66
Glutamic Axit 20,89 19,99 18,16
Proline 9,67 10,83 9,62
Glycine 9,81 9,68 8,71
Alanine 10,73 10,25 9,33
Valine 9,90 9,86 8,81
isoLeucine 8,42 8,35 7,32
Leucine 15,44 15,12 13,40
Tyrosine 6,74 6,49 5,72
Phenylalanine 9,92 9,79 8,80
Lysine 10,54 10,40 9,45
Histidine 4,59 4,54 4,11
Arginine 12,31 11,62 10,37
Tryptophan 3,23 3,38 2,82
Cystine 2,71 2,69 1,93
Methionine 4,73 4,01 3,07

Nguồn: Kopinski và cs, 2011 [165]
Như vậy, cỏ Stylosanthes guianensis, khi trồng ở các nước, các vùng sinh
thái khác nhau, thời gian thu mẫu, phương pháp phân tích khác nhau thì hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong cỏ cũng khác nhau: protein dao động từ 13,3% - 19,0%,
Xơ thô 13,28% - 40,0%, lipit 1,34% - 2,7% CK.


12
1.1.3. Chất kháng dinh dưỡng trong cây họ đậu
Trong các cây họ đậu, sự cố định nitơ làm thoả mãn nhu cầu đạm của chính
nó. Trước tiên nitrogen liên kết tạo những sản phẩm alkaloide hoặc những axit amin
bất thường không thông dụng, có cấu trúc gần giống với những axit amin thiết yếu.
Chúng không thực hiện được chức năng sinh học như những axit amin thiết yếu, trở
thành yếu tố đối kháng với axit amin gần giống với nó. Khi động vật ăn vào và hấp
thu axit amin này vào cơ thể, nó làm thay đổi một số phản ứng trong trao đổi axit
amin, gây rối loạn quá trình trao đổi chất và gây độc cho cơ thể. Theo D'Mello
(1992) [104], nhiều loại cây bộ đậu nhiệt đới có chứa axit amin bất thường. Đã có
nhiều trường hợp ngộ độc trên vật nuôi do ăn phải hạt một số cây họ đậu nhiệt đới
như hạt cây đậu chàm (Indigofera spicata) hoặc hạt cây Lathryus cicera
Chất kháng dinh dưỡng, nói chung là không gây chết, nó chỉ làm giảm khả
năng sinh trưởng nhưng cũng có thể gây độc khi cho ăn với số lượng lớn. Chúng ức
chế trypsin, gây ảnh hưởng bất lợi cho động vật dạ dày đơn, nhưng không ảnh
hưởng bất lợi ở động vật nhai lại vì chúng bị phân hủy trong dạ cỏ (Cheeke và
Shull, 1985) [95].
Các chất kháng dinh dưỡng có thể được chia thành hai loại chính: Thứ nhât
là protein (các lectin và chất ức chế protease) - rất nhạy cảm với nhiệt độ, thứ hai là
các chất khác như hợp chất polyphenolic (chủ yếu là ngưng tụ tannin) , các axit
amin không protein (Osagie, 1998) [213]. Các chất kháng dinh dưỡng đã được
chứng minh là có hại cho sức khỏe của người và động vật nếu tiêu thụ vượt quá số
lượng cho phép (Sugano và cs, 1993) [256].

Mimosine
Nhiều cây họ đậu chứa một số hợp chất hóa học tự nhiên có hại cho động vật
và người.Trong số các axit amin độc hại, mimosine là nhiều nhất, được tìm thấy trong
thân và hạt của họ Mimosaceae và tất cả các chi Leucaena. Nồng độ của mimosine
trong lá Leucaena là 2,5% trong CK (D'Mello, 1982) [101]; 3,36% (Pakyavivat và cs,
1985) [216]; và 3,08% (Sriwatavorachai, 1989) [251]. Các tác giả Chaiyanukulkitti
và cs (1991) [90] và Chomchai và cs (1992) [97] cho rằng hàm lượng mimosine trong


13
cỏ Lucerne là 0,29% và 0,18% chất khô tương ứng. Với L. Leucocephala nồng độ
mimosine trong lá 2 - 6% và thay đổi theo mùa và tuổi của cỏ.
Mimosine, có cấu trúc tương tự như tyrosine, nên ức chế trao đổi thyrosine
trong cơ thể, ngăn cản sự tạo thành Iodthyrosine. Ở gia súc nhai lại, khi ăn nhiều lá
cây keo giậu (với tỷ lệ > 30% trong khẩu phần) gây ức chế sinh trưởng, bướu cổ,
giảm hàm lượng thyrosine trong máu. Tuy nhiên, hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ đã
làm giảm đáng kể hàm lượng mimosine bằng cách hình thành các chất không độc
hoặc thải ra ngoài. Ở động vật dạ dày đơn, mimosine là nguyên nhân gây chậm phát
triển, rụng lông, đục thủy tinh thể mắt và các vấn đề sinh sản. Mức Leucaena trên 5
- 10% trong khẩu phần cho gia cầm, lợn và thỏ thường làm giảm sinh trưởng. Ở gà,
nếu cho ăn từ 8 - 10% lá keo giậu thì xuất hiện rụng lông, tăng sinh tuyến giáp,
giảm khả năng sinh trưởng, giảm sản lượng trứng, (Poppi và Norton, 1995) [227].
Saponin
Về bản chất hoá học thì chất saponin gồm nhiều hợp chất hoá học khác nhau.
Đặc tính chung của chúng là dễ dàng tạo thành các bọt như bọt xà phòng trong
nước. Saponin có chứa nhóm chất aglycone, liên kết với một hoặc nhiều phân tử
đường hoặc với olygosaccharide. Saponin gây hiện tượng hypocholesterolaemia
bằng cách liên kết cholesterol, làm cho nó không hấp thụ được. Chúng cũng có thể
làm tan máu của các tế bào hồng cầu và gây độc.
Saponin được đặc trưng bởi vị đắng, tính chất tạo bọt, hủy huyết. Saponin

trong cỏ alfalfa làm chậm sự phát triển của động vật dạ dày đơn do giảm lượng
thức ăn tiêu thụ (Cheeke và Shull, 1985) [95]. Tương tự, saponin cũng được tìm
thấy trong lá cây điền thanh (3, 71%) (Shqueir và cs, 1989) [249]. Bột lá điền
thanh chứa 0,71% saponin làm giảm sinh trưởng của gà, lợn và bê. Trong dịch ép cỏ
alfalfa cũng có chất ức chế enzyme tiêu hoá protein (antiproteinase).
Alkaloide
Alkaloide là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, có tính kiềm nhẹ, phần lớn
có nguồn gốc từ thảo mộc, chỉ với một liều nhỏ cũng tạo ra tác dụng sinh học rất
mạnh. Hiện nay, người ta đã tìm thấy có trên 3000 chất alkaloide khác nhau và 30
trong số đó đã được sử dụng rộng rãi trong y học và được nghiên cứu kỹ.


14
Trong thực tiễn, khi thả động vật trên đồng cỏ có một số cây họ đậu như cỏ
ngôi sao (Lupinus) là loại cây họ đậu hoa trắng (Lupinus albus), hoặc hoa vàng
(Lupinus luteus), chúng sẽ bị bệnh lupinozis. Sau này, người ta xác định do cỏ
Lupin có chứa chất kinolizidin là rất độc gây hại cho gan, làm thoái hoá và mỡ hoá
gan. Alkaloid gây ra rối loạn tiêu hóa và thần kinh (Aletor, 1993) [63]. Alkaloide
trong loại cỏ này không bị phá hủy bởi qúa trình phơi và sấy, do đó sự ngộ độc trên
gia súc thường xảy ra cả khi cho bò ăn cỏ Lupin khô. Sự ngộ độc do loại cỏ này xảy
ra ở bò sữa mang thai kỳ cuối hoặc mới đẻ còn gây ra bệnh ketosis cho bò.
Một số chất kháng dinh dưỡng khác
Chất ức chế trypsin và chymotrypsin là các protein phổ biến trong thực vật.
Nó làm giảm tiêu hóa protein và giảm nồng độ của các axit amin, đặc biệt là axit
amin chứa lưu huỳnh (Wang và cs, 1998) [271]. Liener và Kakade (1980) [169] đã
chỉ ra rằng các chất ức chế protease có thể gây ra chậm tăng trưởng, phì đại tuyến
tụy ở gà. Nó ức chế tuyến tụy tiết ra enzyme (Liener, 1989) [170], (các enzym
tuyến tụy rất giàu các axit amin lưu huỳnh) gây ra sự mất methionine và cysteine để
tổng hợp các mô trong cơ thể.
Các glycoalkaloids, solanine và chaconine gây rối loạn đường tiêu hóa và

thần kinh. Tannin làm giảm tiêu thụ thức ăn ở động vật, hạn chế tiêu hóa protein và
enzyme, giảm vị ngon và tốc độ tăng trưởng (Aletor, 1993) [63].
1.1.4. Các sắc chất trong cây họ đậu và vai trò của chúng trong chăn nuôi gia cầm
1.1.4.1. Các sắc chất trong cây họ đậu
Carotenoit, nhóm nhiều nhất và phổ biến rộng rãi của các sắc tố trong tự
nhiên. Các nghiên cứu về những sắc tố được bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi các tinh
thể màu vàng được thu nhận từ cà rốt lần đầu tiên năm 1831 bởi Wackenroder và
các sắc tố có màu vàng trong lá cây là xanthophylls được Berzelius phân lập năm
1837 (Tee,1992) [263]. Vào thập niên 1950, carotenoit đã được sinh tổng hợp để sử
dụng như là một chất màu thực phẩm. Ngày nay, số lượng các carotenoit tìm thấy
trong tự nhiên lên đến 700 hợp chất với các màu sắc khác nhau. Chúng được biết
đến như là các hợp chất có khả năng chống oxi hóa. Đối với thực vật, carotenoit

×