Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu liều lượng đạm bón để xây dựng công thức bón phân hợp lý thông qua chỉ số diệp lục cho ngô vụ xuân tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 131 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM QUỐC TOÁN




NGHIÊN CỨU LIỀU LƢỢNG ĐẠM BÓN
ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÓN PHÂN HỢP LÝ
THÔNG QUA CHỈ SỐ DIỆP LỤC CHO NGÔ
VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP








Thái Nguyên, Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM QUỐC TOÁN




NGHIÊN CỨU LIỀU LƢỢNG ĐẠM BÓN
ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÓN PHÂN HỢP LÝ
THÔNG QUA CHỈ SỐ DIỆP LỤC CHO NGÔ
VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ LÂN



Thái Nguyên, Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.


Thái Nguyên, ngày 15 tháng 09 năm 2012
Người viết cam đoan


Phạm Quốc Toán












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Tiến sỹ Nguyễn Thị Lân, Trưởng bộ môn sinh lý – sinh hóa Khoa Nông
học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là người đã tận tâm hướng dẫn
tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Nhóm nghiên cứu ngô
thuộc chương trình nghị định thư của trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, phòng quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Nông học, những người đã
truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong
thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày 15 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn


Phạm Quốc Toán






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
vii
Danh mục các bảng biểu
viii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
x
MỞ ĐẦU
1
1.Tính cấp thiết của đề tài
1
2.Mục tiêu của đề tài

3
2.1.Mục tiêu chung
3
2.2.Mục tiêu cụ thể
3
3.Ý nghĩa của đề tài
3
3.1.Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
3
3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
4
1.2.Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
5
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
5
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới
5
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô trên thế giới
7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam
10
1.2.2.1.Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai ở Việt Nam
10
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô ở Việt Nam
14
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam

19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
1.3.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
19
1.3.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
22
1.3.3.Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên
25
1.4. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu
27
Chương 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠN G PHÁP NGHIÊN CỨU
28
2.1. Đối tượng nghiên cứu
28
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm.
29
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
29
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
29
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
29
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
29
2.3.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
32
2.4. Phương pháp phân tích số liệu

35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
36
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên

36
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng sinh trưởng
của một số giống ngô lai

36
3.1.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các giai đoạn
sinh trưởng của một số giống ngô lai
36
3.1.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây của một số giống ngô lai

39
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các đặc điểm hình thái
của giống ngô lai LVN14 và LVN99
42
3.1.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây và
chiều cao đóng bắp của một số giống ngô lai
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
3.1.2.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá trên cây và chỉ
số diện tích lá

45
3.1.3.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống chịu
của một số giống ngô lai
47
3.1.3.1.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống đổ
của một số giống ngô lai
47
3.1.3.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số loại sâu bệnh
hại chính
50
3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất một số giống ngô lai thí nghiệm
52
3.1.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến yếu tố cấu thành
năng suất của một số giống ngô lai thí nghiệm
52
3.1.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất lý thuyết
và năng suất thực thu của một số giống ngô lai thí nghiệm
59
3.2. Xác định lượng đạm bón cho ngô vào thời kỳ 7-9 lá trên cơ sở đánh
giá tình trạng dinh dưỡng đạm của cây thông qua chỉ số diệp lục
62
3.2.1.Tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây của một số giống ngô lai
62
3.2.1.1.Diễn biến hàm lượng đạm trong cây
62
3.2.1.2.Tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với năng suất
và năng suất ngô
63
3.2.2. Xác định lượng đạm bón vào thời kỳ 7-9 lá trên cơ sở đánh giá

tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây thông qua chỉ số diệp lục
65
3.2.2.1. Diễn biến chỉ số diệp lục của lá ngô qua các thời kỳ sinh
trưởng, phát triển
65
3.2.2.2. Hệ số tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với chỉ
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi
số diệp lục của giống ngô LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm
2011 - 2012 tại Thái Nguyên
3.2.2.3. Xác định lượng đạm bón vào thời kỳ 7-9 lá trên cơ sở đánh giá
tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây thông qua chỉ số diệp lục.
69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
72
4.1.Kết luận
72
4.2.Đề nghị
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
73
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân 2011 và 2012 tại Thái Nguyên
Phụ lục 2: Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài
Phụ lục 3: Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo dõi













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Chữ đƣợc viết tắt
CSDL
Chỉ số diệp lục
CT
Công thức
CV(%)
Hệ số biến động
ĐHNL
Đại học Nông Lâm
ĐVT
Đơn vị tính
A, B
LVN14, LVN99

HLĐ
Hàm lượng đạm trong cây
HSDTL
Hệ số diện tích lá
LCC
Chỉ số màu sắc lá
LSD
0.05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95%
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTK
Năng suất thống kê
NSTT
Năng suất thực thu
QT
Quy trình
SPAD
Máy đo chỉ số diệp lục
TB
Trung bình
TG
Thời gian
TGST
Thời gian sinh trưởng
Trỗ +10
Sau trỗ 10 ngày
Trỗ -10
Trước trỗ 10 ngày

VX 2011
Vụ Xuân 2011
VX 2012
Vụ Xuân 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng
14
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 – 2009
19
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2010
20
Bảng 1.4. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
22
Bảng 1.5.Tình hình sản xuất ngô Việt Nam từ năm 1960 - 2010
23
Bảng 1.6.Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên năm 2001 – 2010
26
Bảng 2.1.Các công thức thí nghiệm và thời kỳ bón đạm
30
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng qua các thời
kỳ phát dục của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân 2011-2012

37

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân 2011.
40
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân 2012.
41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây, chiều cao đóng
bắp của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011-2012
43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá và hệ số diện tích lá của
giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011-2012
46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến đổ rễ và gẫy thân của
giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011 - 2012
48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh
của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011 - 2012
50
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều dài bắp và đường kính
bắp của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011-2012
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ix
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số bắp/cây và số hàng hạt/bắp
của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011-2012
55
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số hạt/ hàng và khối lượng 1000
hạt của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011-2012

58
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ
Xuân năm 2011-2012
60
Bảng 3.12. Hệ số tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với các
yếu tố cấu thành năng suất, năng suất ngô của giống ngô lai
LVN14 và LVN99 qua 2 vụ Xuân năm 2011 – 2012
64
Bảng 3.13. Hệ số tương quan giữa chỉ số diệp lục với yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất ngô, hàm lượng protein trong hạt vụ Xuân
năm 2011 – 2012
69
Bảng 3.14. Mô hình phân tích tương quan đa biến để dự đoán năng suất
ngô và hàm lượng protein trong hạt dựa trên chỉ số diệp lục của lá
70
Bảng 3.15. Lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá cho ngô vụ xuân ở
Thái Nguyên theo chỉ số diệp lục
71










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Trang
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu thị phần giống ngô lai ở Việt Nam
13
Đồ thị 01: Diễn biến hàm lượng đạm trong cây qua các thời kỳ
sinh trưởng, phát triển
62
Đồ thị 02: Diễn biến chỉ số diệp lục của ngô qua các thời kỳ sinh
trưởng.
66
Đồ thị 03: Hệ số tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với chỉ số diệp
lục của giống ngô lai LVN14 và LVN99 vụ Xuân năm 2011–2012
68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây quan trọng cung cấp lương thực cho
loài người, là nguồn thức ăn cho gia súc, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, làm
hàng hóa xuất khẩu (Ngô Sơn, 2007) [21]. Với vai trò làm lương thực cho người
(17% tổng sản lượng) ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu, trong đó
các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi ngô được dùng làm lương thực chính
(Ngô Hữu Tình, 2003) [25]. Lượng ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chiếm (66%),
nguyên liệu cho ngành công nghiệp (5%) và xuất khẩu trên 10% (Ngô Hữu Tình,

1997) [23] cộng với đặc tính nông sinh học quý như: thích ứng rộng, chống chịu tốt
với các điều kiện bất thuận, hiệu suất quang hợp lớn có tiềm năng năng suất cao nên
cây ngô đã được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài chức năng làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi thì
ngô còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp đặc biệt là công
nghiệp chế biến. Từ ngô người ta sản xuất ra được 670 mặt hàng khác nhau của
các ngành lương thực thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.
Ở Việt Nam, cây ngô được di cư đến cách đây 300 năm, mặc dù là cây
lương thực đứng thứ 2 sau lúa nhưng thời gian đầu do không được chú trọng
nên cây ngô chưa phát huy tiềm năng của nó. Năng suất ngô Việt Nam những
năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha. Đến đầu những năm 1990, nhờ hợp tác với
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô
cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5
tấn/ha. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô ở Việt Nam chỉ thực sự có những bước
tiến nhảy vọt từ những năm 1990 đến nay, đồng thời với việc không ngừng
mở rộng diện tích ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp
dụng trong sản xuất. Ngô là cây lương thực có vị trí quan trọng được trồng ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong những năm gần đây sản xuất ngô phát
triển rất nhanh chóng. Theo thống kê 2010 diện tích trồng ngô cả nước là
1126,9 nghìn ha, năng suất đạt 40,9 tạ/ha và sản lượng đạt 4606,8 nghìn tấn
(Tổng cục thống kê, tháng 7, 2012) [28].
Để nâng cao hiệu quả sản xuất ngô ngoài việc mở rộng diện tích cần
thay đổi cơ cấu giống, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng các giống ngô
lai, sử dụng phân bón hợp lý và áp dụng đồng bộ những biện pháp kỹ thuật
thâm canh cùng với các chính sách phù hợp. Ngô là cây phàm ăn, yêu cầu
bón nhiều phân, trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem

là nguyên tố quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng thân lá, nở hoa và hình
thành hạt. Thời kỳ bón có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu lực của phân
đạm và tăng năng suất. Hiện nay đạm thường được bón vào 3 giai đoạn: 3 – 5
lá, 7 – 9 lá và trước trỗ cờ 10 ngày, trong đó hàm lượng đạm trong thân lá từ
giai đoạn 7 – 9 lá đến trỗ cờ có liên quan chặt với năng suất.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, nhu cầu về đạm của ngô biến đổi rất lớn
do sự khác nhau về khả năng cung cấp đạm của đất. Vì vậy bón đạm theo số
lượng và số lần định sẵn theo quy trình khuyến cáo không tránh khỏi khi thừa,
khi thiếu đạm. Để tăng hiệu quả sử dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón
đạm cần được xác định dựa vào tình trạng dinh dưỡng đạm của ngô, vì hàm
lượng đạm trong lá liên quan chặt với khả năng quang hợp và khối lượng chất
khô của ngô (Dobermann và cs, 2003) [40]. Sự sinh trưởng, tình trạng dinh
dưỡng đạm trong cây ngô có thể sử dụng để dự đoán năng suất đồng thời xác
định lượng đạm cần bón cho ngô.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu liều lượng đạm bón để xây dựng công thức bón phân hợp lý thông qua
chỉ số diệp lục cho ngô vụ Xuân tại Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng
suất ngô, trên cơ sở đó xác định lượng đạm bón cho ở giai đoạn 7 – 9 lá trên
cơ sở tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây thông qua chỉ số diệp lục.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất ngô.
- Xác định mối quan hệ giữa hàm lượng đạm trong cây, chỉ số diệp lục
với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô.

- Xác định lượng đạm bón cho ngô ở giai đoạn 7 – 9 lá thông qua chỉ số diệp lục.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Giúp các học viên củng cố kiến thức, tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa
học và áp dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào trong thực tiễn sản xuất.
- Kết quả của đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới về phương pháp bón phân nói
chung, bón đạm nói riêng cho ngô và các loại cây trồng khác từ đó giúp nâng cao
năng suất các loại cây trồng; đồng thời giúp ổn định Nitơrat trong đất; nâng cao hiệu
lực đạm; giảm chi phí sản xuất; bảo vệ môi trường sống.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Hiện nay, các giống ngô lai đang là lựa chọn của nhiều hộ nông dân tại
tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi Phía Bắc. Kết quả của đề tài bước đầu
xác định được lượng đạm tối ưu và thời kỳ bón tốt nhất để các giống ngô lai
LVN14, LVN99 phát huy được tiềm năng năng suất, từ đó nâng cao hiệu quả
kinh tế sản suất ngô tại tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây ngô là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, là cây ưa
nhiệt, có hệ thống rễ chùm phát triển (Ngô Hữu Tình, 1997) [23] và tiềm năng
năng suất lớn. Trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô, phân bón
giữ vai trò quan trọng nhất. Theo Berzeni và Gyorff (1996) [4], [36] thì phân
bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ,
phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn. Sự hút các chất dinh dưỡng
thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của ngô. Dựa vào biến đổi
hình thái của cây để xác định nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cho ngô.

Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố
quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng thân lá, nở hoa và hình thành hạt. Hiệu
lực của đạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu, giống (trong đó các
giống ngô lai yêu cầu lượng đạm cao hơn giống thuần). Thực tế, nhu cầu về đạm
của ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng cung cấp đạm của đất. Vì
vậy bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn theo quy trình khuyến cáo không
tránh khỏi khi thừa, khi thiếu đạm. Để tăng hiệu quả sử dụng đạm thì liều lượng
và thời gian bón đạm cần được xác định dựa vào tình trạng dinh dưỡng đạm của
cây, vì hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt với khả năng quang hợp và khối
lượng chất khô mà ngô tích lũy được. Sự sinh trưởng và tình trạng dinh dưỡng
đạm trong thân lá có thể sử dụng để dự đoán năng suất và hàm lượng protein trong
hạt đồng thời xác định lượng đạm cần bón ở giai đoạn 7 – 9 lá đến trước khi trỗ 10
ngày. Bón đạm theo tình trạng dinh dưỡng đạm trong thân lá nâng cao hiệu quả sử
dụng đạm, góp phần giảm thiểu môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Nhiều nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng đạm cho kết quả: Sự khác
nhau về chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô, hàm lượng diệp lục và hàm
lượng đạm trong lá đều làm cho phản xạ của tán lá khác nhau. Máy đo chỉ số
diệp lục (SPAD-502, Minolta, Ramsey, NJ) nhằm xác định tương quan giữa
số lượng diệp lục trong lá với sự hấp thu tia sáng đỏ (λ = 650 nm được hấp
thu nhiều nhất) và ánh sáng hồng ngoại (λ = 950 nm được hấp thu ít nhất).
Nhiều tác giả đã sử dụng máy đo chỉ số diệp lục (SPAD) để xác định hàm
lượng diệp lục trong lá ngô vì các chỉ số máy đo tương quan với hàm lượng
diệp lục/đơn vị diện tích lá. Do vậy, có thể dùng chỉ số diệp lục (CSDL) để
tính toán lượng đạm bón cho ngô.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới
Ngô lai có vai trò đặc biệt trong nền nông nghiệp của nước Mỹ. Các nhà
di truyền, cải lương giống ngô Mỹ đã sớm thành công trong việc chọn lọc và
lai tạo giống. Vào cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô chọn lọc cải lương.
Theo E.Rinke (1979) việc sử dụng giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm 1930,
giống lai ba và lai kép được sử dụng cho đến năm 1957, sau đó giống lai đơn
cải tiến và lai đơn đã được tạo ra và sử dụng, chiếm 80 – 85% tổng số giống
lai (Trần Hồng Uy, 1997) [30]. Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế
giới và 100% diện tích được trồng bằng ngô lai, trong đó hơn 90% là giống lai
đơn. Năm 1997 – 1999, năng suất ngô trung bình của Mỹ là 8,3 tấn/ha trên
diện tích là 29,1 triệu ha (CIMMYT, 1999/2000) [37], là một trong số những
nước có năng suất ngô cao nhất trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Lợi dụng ưu thế lai đã có từ lâu trong sản xuất nông nghiệp đối với cây
ngô, từ xa xưa những người thổ dân da đỏ ở Châu Mỹ đã biết cách gieo các
giống ngô khác nhau bên cạnh nhau, cho lai tự nhiên để nâng cao năng suất.
Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được
các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Thực hành tạp giao đầu tiên ở ngô với mục
đích nâng cao năng suất hạt là John Lorain, năm 1812 ông đã nhận thấy rằng việc
trộn lẫn các loài ngô khác nhau như người da đỏ đã làm sẽ cho năng suất ngô cao.
Tuy nhiên người đầu tiên đưa ra lý thuyết về hiện tượng ưu thế lai là Charles
Darwin vào năm 1871. Bằng cách nghiên cứu hàng loạt các cá thể giao phối và tự
phối ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông nhận thấy sự hơn hẳn của các
cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nẩy mầm của hạt, số
quả trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.
Sử dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô lai được nhà nghiên cứu Wiliam,
Janes Beal người Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ năm 1876, ông thu được những

cặp lai hơn hẳn các giống bố mẹ về năng suất từ 10 - 15% (Rinke.E, 1979)
[52]. Shull là nhà khoa học dẫn chứng và nêu khái niệm về ưu thế lai khá
hoàn chỉnh trên cây ngô. Năm 1904 ông đã tiến hành tự thụ cưỡng bức ở ngô
để thu được các dòng thuần và tạo ra các giống lai từ các dòng thuần này.
Năm 1913, nhà khoa học này đã chính thức đưa ra thuật ngữ “Heterosis” để
chỉ ưu thế lai, những công trình nghiên cứu về ngô lai của Shull đã đánh dấu
bắt đầu thực sự của chương trình chọn tạo giống ngô (Hallauer, 1988)[43].
Ngoài Shull, các nhà khoa học người Mỹ như East, Heyes cũng đã
nghiên cứu ưu thế lai ở ngô. Từ năm 1918, khi Jones đề xuất sử dụng lai kép
trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống thì việc áp dụng ưu thế lai vào
trồng trọt, chăn nuôi được phát triển nhanh chóng. Ngô lai đơn đã đem lại
năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng ngô. Nhờ việc sản xuất lượng lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
hạt giống với giá thành hạ nên đã tạo điều kiện cho cây ngô lai phát triển
mạnh mẽ ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến trên thế giới.
Năm 1966, Trung tâm cải tiến ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT) được
thành lập tại Mêxicô. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu và đào tạo về ngô,
lúa mỳ tại các nước đang phát triển. Trung tâm đã đưa ra giải pháp là tạo giống
ngô thụ phấn tự do (OPV), làm bước chuyển tiếp ngô địa phương và ngô lai. Hơn
30 năm hoạt động Trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng, phát triển
và cải tiến hàng loạt vốn gen, quần thể và giống ngô trên 80 quốc gia trên thế giới.
Dòng thuần là nguyên liệu được sử dụng trong chọn tạo giống ngô lai cũng được
chú trọng, theo điều tra của Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo giống đã sử
dụng 15% quần thể có nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có nền di truyền
hẹp, 14% từ quần thể của các dòng ưu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ưu tú và
17% từ quần thể hồi giao để tạo dòng (Bauman,1981)[35].
Ngô lai đang tiến triển tốt đẹp ở các nước Châu Á. Có thể nói Trung

Quốc là một cường quốc ngô lai của Châu Á, với diện tích 25 triệu ha, năng
suất 4,9 tấn/ha, sản lượng ngô hàng năm trên 120 triệu tấn, đứng thứ hai trên
thế giới sau Mỹ. Năng suất ngô bình quân của Trung Quốc đã tăng từ 1,5
tấn/ha những năm 50 đến 4,9 tấn/ha năm 1999 (CIMMYT, 1999/2000) [37].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô trên thế giới
Đạm là một trong những nguyên tố dinh dưỡng có vao trò hết sức
quan trọng trong việc nâng cao năng suất ngô. Đạm là thành phần cấu trúc
của vách tế bào (William, 1993) [60]. Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh
trưởng của cây và là thành phần của tất cả các protein. Khi thiếu N chồi lá
mầm sẽ không phát triển đầy đủ, sự phân chia tế bào ở đỉnh sinh trưởng bị
kìm hãm và kết quả là giảm diện tích lá, kích thước của cây và năng suất
giảm. Phân đạm có thể tạo ra sự tăng diện tích lá hiệu quả ngay từ đầu vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
và duy trì một diện tích lá xanh lớn vào cuối vụ để quá trình đồng hóa
quang hợp đạt cực đại (Patrick, 2001[50]; Wolfe và cs, 1988 [61]). Mức
đạm thấp làm giảm số hạt và năng suất hạt (Barbieri và cs, 2000) [34],
(Minh-Tang Chang và cs, 2005) [49]. Các giống ngô lai khác nhau có thể sử
dụng phân đạm ở mức độ khác nhau, năng suất cây trồng cao cần phải cung
cấp một lượng lớn phân bón, đặc biệt là đạm (Debreczeni, K., 2000) [39].
Theo (Uhart và Andrade, 1995) [57], [58], thiếu đạm làm chậm sinh trưởng
của hai giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giảm tốc độ
ra lá, hạn chế mạnh đến sự phát triển diện tích lá. Thiếu đạm hạn chế đến hiệu
quả sử dụng bức xạ, nhất là thời kỳ ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất bắp tổng số.
Cũng theo hai tác giả trên việc cung cấp và tích luỹ N ở thời kỳ ra hoa có tính
quyết định số lượng hạt ngô, thiếu N trong thời kỳ này làm giảm khả năng đồng
hoá C của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảm năng suất hạt.
Theo De. Geus, 1973 [38], năng suất trung bình của các giống ngô lai

là 6.838 kg/ha, với liều lượng phân bón: 95N – 67 P
2
O
5
– 20 K
2
O kg/ha.
Theo Shan (1994) [53], mức bón phân được khuyến cáo cho ngô ở Đài
Loan là 175 kg N + 95 kg P
2
O
5
+ 70 kg K
2
O/ha. Theo Sinclair và Muchow
(1995) [54], hàng thập kỷ gần đây, năng suất ngô tăng lên có liên quan chặt
chẽ với mức cung cấp N cho ngô. Đạm được cây ngô hút với một lượng lớn
và đạm có ảnh hưởng khác nhau rõ rệt đến sự cân bằng cation và anion ở
trong cây. Khi cây hút đạm NH4
+
thì sự hút các cation khác chẳng hạn như
K
+
, Ca
2+
, Mg
2+
sẽ giảm trong khi sự hút anion đặc biệt là Phosphorus sẽ
thuận lợi. Xảy ra chiều hướng ngược lại, khi cây hút N nitrat (Mengel,
1968) (dẫn theo Arnon, 1974) [33]. Tùy thuộc vào tuổi của cây, với cây

ngô non sự hút amonium-N nhanh hơn sự hút đạm nitrat, trái lại các cây
ngô già dạng đạm hút chủ yếu là đạm nitrat và có thể chiếm tới hơn 90%
tổng lượng đạm cây hút (Coic, 1964) (Barbieri và cs, 2000) [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
Năng suất ngô vùng Nhiệt đới thấp hơn năng suất ngô vùng Ôn đới bởi
chỉ số thu hoạch (HI) của ngô Nhiệt đới thấp hơn Goldsworthy và cs, 1974;
Fisher và Palamer, 1983) (dẫn theo Mitsuru, 1994 [47], 1995 [48]). Nhìn
chung, cây ngô quang hợp theo chu trình C4 và nó phù hợp nhiệt độ cao,
người ta thừa nhận là ngô có thể đạt năng suất chất khô cao ở vùng Nhiệt đới
(Evan, 1985) (dẫn theo Mitsuru, 1994) [47]. Để đạt được năng suất cao một
lượng đạm hữu hiệu phải được cây hút ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng vì từ
50 – 60% đạm trong hạt đã được lấy từ đạm đồng hoá ở trong lá và thân,
trước thời kỳ ra hoa (Crowford và cs, 1982; Mitsuru và cs, 1991b) (dẫn theo
Mitsuru, 1995) [48].
Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã khẳng định, hiệu quả sử
dụng đạm của ngô rất thấp. Poss và Saragoni (1992) nhận thấy rằng 13 – 36
kg N/ha đã bị rửa trôi bên dưới vùng rễ ngô trong thời kỳ sinh trưởng. Mayers
(1988) đã xác định cây ngô chỉ hấp thu 20 – 40% lượng đạm cung cấp trong
suốt thời gian sinh trưởng (dẫn theo Sing và cs, 2004) [55]. Đạm rễ bị mất bởi
một phần các hợp chất đạm khoáng bị rửa trôi khỏi lớp đất cày (Misuxtin,
Peterburgxki, 1975) [46].
Năng suất ngô cao chỉ có thể đạt được khi thời gian diện tích lá xanh kéo
dài và tỷ lệ đồng hoá đạm cao sau thời kỳ ra hoa (Mitsuru, 1994) [47]. Một số
báo cáo về khả năng hút N cũng đã chỉ ra rằng tốc độ đồng hoá cực đại xảy ra
gần giai đoạn phun râu (Hay và cs, 1953; Hanway, 1962; Mengel và Barber,
1974; Bigeriego và cs, 1979) và kết thúc vào cuối giai đoạn tung phấn (dẫn theo
Mitsuru, 1995) [48]. Theo Moxolov (1979) [13], nếu mức dinh dưỡng nitơ đủ thì

kali sẽ xâm nhập vào cây nhiều hơn và sự hút kali mạnh hơn là nguyên nhân
thúc đẩy nhanh chu trình chuyển hoá các hợp chất phốt pho trong cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Dự trữ đạm ở cây ngô có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và
phát triển lá, sự tích luỹ sinh khối và sự tăng trưởng của hạt (Muchow, 1988
(1994) (dẫn theo Thomas và cs, 1995) [56], ảnh hưởng về sau của đạm là
quan trọng khi đánh giá phản ứng của cây trồng đối với phân đạm. Số liệu dẫn
ra của Rhoads (1984)[51] ở một thí nghiệm ngô tưới nước theo rãnh cho thấy:
Năng suất ngô 1.200 kg/ha khi không bón đạm và 6.300 kg/ha khi bón 224
kg/ha N trên đất chưa bao giờ trồng ngô và năm trước đó không bón đạm. Ở
năm tiếp theo năng suất ngô là 4.400 kg/ha khi không bón đạm và 7.000 kg/ha
khi bón N ở mức 224 kg/ha.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân đạm và S đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của giống ngô lai (Cargill 707), tác giả
Hussain và cs, (1999) [44], cho rằng sự cung cấp phân bón ở các mức 150N +
30S và 150N + 20S (kg/ha) làm tăng một cách tương ứng khối lượng chất
khô/cây, số hạt/ bắp và khối lượng hạt/ bắp so với các xử lý khác. Năng suất
ngô đạt cao nhất (5,59 tấn/ ha) ở công thức bón 150N + 30S (kg/ha). Theo
Velly và cs (dẫn theo De. Geus, 1973) [38], khi bón cho ngô với liều lượng:
40 kg N/ha năng suất thu được 12,11 tạ/ha; 80 kg N/ha năng suất thu được
15,61 tạ/ha; 120 kg N/ha năng suất thu được 32,12 tạ/ha; 160 kg N/ha năng
suất thu được 41,47 tạ/ha; 200 kg N/ha năng suất thu được 52,18 tạ/ha.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam
1.2.2.1.Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai ở Việt Nam
Việt Nam tiếp cận với ngô lai khá sớm, ngay từ những năm 60 chúng ta
đã có những nghiên cứu về chọn tạo và sử dụng ngô lai vào sản xuất. Nhưng
do vật liêu khởi đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy

ngô lai đã không phát huy được vai trò của nó. Phải đến những năm đầu của
thập kỷ 90 công tác chọn tạo giống ngô lai được các nhà khoa học coi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
nhiệm vụ chiến lược chủ yếu, góp phần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng
vào hàng ngũ những nước tiên tiến ở Châu Á. Trong những năm 1992-1994,
Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là: LS-5,
LS-6, LS-7, LS-8. Bộ giống ngô lai này gồm những giống chín sớm, chín
trung bình và chín muộn, có năng suất từ 3-7 tấn/ha và đã được mở rộng trên
phạm vi toàn quốc, mỗi năm diện tích gieo trồng trên 80.000 ha tăng năng
suất 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [30].
Trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 các nhà chọn tạo giống ngô Việt Nam
đã chú trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai. Kết quả đã đưa ra
được nhiều giông ngô lai có năng suất cao và đã đưa ra khảo nghiệm ở các
vùng sinh thái khác nhau như: LVN4, LVN10, LVN17, LVN20, LVN25
Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong giai đoạn này cũng
nghiên cứu và lai tạo ra giống ngô lai đơn V98 - 1. Đây là giống ngô lai đơn
ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao chống chịu đổ ngã, nhiễm khô vằn nhẹ
(ở mức độ điểm 1 - 2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện
sinh thái ở Miền Nam Việt Nam (Phạm Thị Rịnh và cs) [18]. Trong giai đoạn
2006-2010 đã có rất nhiều giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng được
đưa vào sản xuất. Bộ giống ngô lai trong sản xuất rất đa dạng về chủng loại,
hầu hết các giống được xếp vào 2 nhóm giống:
- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài (LVN10, LVN98, CP888 ) bố
trí trên các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và vụ Đông sớm.
- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến trung bình sớm
(LVN4, LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q, CP333,
CPA88, NK4300, NK54, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901,

DK8868, B9698, B9681, B06, B21, SSC557, SSC886, LVN154 (GS8) ) có
thể bố trí ở tất cả các khung thời vụ của các địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Những thành tích đó đã đưa chương trình ngô lai của Việt Nam đứng
trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở Châu Á. Tỷ lệ diện tích trồng giống lai ở
Việt Nam tăng từ 0,1% (1990) lên gần 82% (2008); đưa năng suất bình quân
từ 1,5 tấn/ha (năm 1990) lên 3,98 tấn/ha (năm 2008); tổng sản lượng ngô từ
trên 700.000 tấn (1990) lên 4.530.900 tấn (năm 2008). Do vậy, những giống
ngô lai Việt Nam chiếm trên 50% thị phần ngô lai trên toàn quốc (khoảng gần
200.000 ha) làm tăng năng suất ngô rõ rệt. Mỗi năm Việt Nam có khả năng
sản xuất 4000 - 5000 tấn hạt giống lai chất lượng cao, đáp ứng đủ cho nhu cầu
sản xuất trong nước Trần Hồng Uy, 1997) [30].
Bên cạnh việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất chất lượng cao thì công tác
lai tạo các giống ngô thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau với nhiều đặc
tính nông học quý được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Trong giai đoạn 1995 -
2002 nhóm nghiên cứu ngô thuộc Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung
ương đã lai tạo giống ngô lai đơn T9 và giống ngô lai ba T7 triển vọng cho sản xuất
tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, trong đó giống T9 đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống khu vực hoá tại Miền Trung
tháng 9 - 2002. Năm 2000, Viện nghiên cứu ngô tiếp tục đưa ra thử nghiệm giống
ngô lai HQ2000 có chất lượng cao, hàm lượng Protein cao hơn hẳn ngô thông
thường, đặc biệt là hai loại axit amin thường thiếu ở ngô là Lyzin và Triptophan,
nhờ vậy mà nâng cao được giá trị dinh dưỡng của ngô (Trần Trung Kiên , 2009)
[10]. Năm 2005, nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng sinh thái đồng bằng sông
Cửu Long, bước đầu tạo ra 9 tổ hợp lai có triển vọng trong sản xuất (Lưu Văn
Quỳnh và cs, 2005) [17].
Thông qua dự án "Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu nhập

cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu thập được
một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước trong khu vực, bước
đầu tạo ra một số tổ hợp lai có triển vọng. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
phong phú và được thử nghiệm trong điều kiện sinh thái và mùa vụ nên các
giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn như: chịu hạn, chống đổ, ít
nhiễm sâu bệnh, chất lượng và màu dạng hạt tốt hơn. Điển hình là các giống dài
ngày, tỷ lệ 2 bắp/cây cao như: LVN98, LVN145 có màu dạng hạt đẹp, thời gian
sinh trưởng ngắn; một số giống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh
thái khác nhau như:VN8960, LCH9, LVN61, LVN14.
Nhờ nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và ứng dụng ngô lai trong
sản xuất, đến năm 2007 giống ngô lai chọn tạo của Việt Nam chiếm 32,5% diện
tích, giống nước ngoài chiếm 52,3%. Số giống ngô có mặt trong sản xuất là 114
giống, trong đó 10 giống được ưa chuộng nhất là LVN10, CP888, B9698,
CP999, C919, G49, B9681, P11, LVN4, CP989 với diện tích chiếm gần 73%
diện tích gieo trồng, riêng giống LVN10 chiếm 25%. Khác với lúa lai, các giống
ngô lai chủ yếu sản xuất trong nước, đơn vị chính tham gia sản xuất và cung ứng
giống ngô lai là CP Group, Bioseed, SSC, NSC, Syngenta, Monsanto và Viện
nghiên cứu ngô với thị phần được thể hiện ở biểu đồ 1.1.

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu thị phần giống ngô lai ở Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng Việt Nam, 2007)[1]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×