Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

NGHIÊN CỨU BÓN ĐẠM VÀO THỜI KÌ LÀM ĐÒNG CHO LÚA VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.12 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
---------o0o---------




NGUYỄN THỊ LÂN


NGHIÊN CỨU BÓN ĐẠM VÀO THỜI KỲ LÀM ĐÒNG
CHO LÚA VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01



TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP







THÁI NGUYÊN NĂM 2009
Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên




Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Tất Khương
2. PGS.TS. Hoàng Văn Phụ



Phản biện 1: GS.TS. Bùi Đình Dinh
Hội Khoa học Đất Việt nam
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Văn Liết
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn
Viện cây Lương thực - Thực phẩm



Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước
Họp tại: Khoa Sau đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 07 tháng 06 năm 2009





Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
Trung tâm Học liệu – ĐH Thái Nguyên
Thư viện Trường ĐH Nông Lâm TN
Khoa Sau đại học, trường ĐHNLTN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyen T. Lan, Le Tat Khuong, Nguyen T. Hung, Nguyen T. Anh, Lee Buyn
Woo (2004), “Leaf selection for SPAD measurement to determine N
status of rice crop”, Korean Journal of Crop Science, 49(2), pp. 164 – 165.
2. Hung T. Nguyen, Thanh D. Nguyen, Lan T. Nguyen, Anh T. Nguyen and
Buyn - Woo Lee (2005), “Prescription of nitrogen topdressing rate at
panicle initiation stage based on fresh weight and SPAD value”, Eco –
Agricuture/Oganic Foot Expo Korea, pp. 124 – 125.
3. Hung T. Nguyen, Jun Han Kim, Anh T. Nguyen, Lan T. Nguyen, Jin Chul
Shin, Byun-Woo Lee (2006), Using canopy reflectance and partial least
squares regression to calculate within-field statistical variation on crop
growth anh nitrogen status of rice, precision Agric (7), pp. 249 – 264.
4. Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng, Lê Sỹ Lợi, Lê Tất Khương, Hoàng Văn
Phụ (2008), Sử dụng máy đo chỉ số diệp lục để xác định lượng đạm bón
cho lúa vụ Xuân vào thời kỳ làm đòng tại Thái Nguyên, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn số 6, tr. 17 – 21.
5. Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng, Lê Sỹ Lợi, Lê Tất Khương, Hoàng Văn
Phụ (2008), Xác định lượng đạm bón thúc đòng cho lúa vụ Xuân tại
Thái Nguyên dựa trên cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng đạm của cây
thông qua thang so màu lá, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học
Thái Nguyên số 2, tập 1, tr. 131 – 134.
6. Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng, Lê Sỹ Lợi, Lê Tất Khương, Hoàng Văn
Phụ (2008), Xác định đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của
giống lúa Khang dân 18 cấy vụ Xuân tại Thái Nguyên, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn số 10, tr. 19 – 23.
7. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Lân, Lê Sỹ Lợi, Lê Tất Khương, Hoàng Văn
Phụ (2008), Nghiên cứu xác định liều lượng và hiệu quả sử dụng đạm
cho giống Việt lai 20 cấy vụ Xuân trên đất dốc tụ pha cát tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên số 3, tập 2,
tr.67 – 70.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu về đạm của lúa biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng
cung cấp đạm của đất. Vì vậy, bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn không
tránh khỏi khi thừa, khi thiếu đạm (Dobermann và cs., 2003; Nguyen, 2005). Để
tăng hiệu quả sử dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón cần được xác định
dựa vào tình trạng dinh dưỡ
ng đạm của lúa, vì hàm lượng đạm trong lá liên
quan chặt với khả năng quang hợp (Dobermann và cs., 2003). Sự sinh trưởng và
tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa có thể sử dụng để dự đoán trước năng suất
và xác định lượng đạm cần bón ở giai đoạn làm đòng (Dobermann và cs., 2002;
Gislum và cs., 2005; Kim, 2004; Nguyen, 2005; Peng và cs., 2005).
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam có diện tích đất
trồng lúa là 70.800 ha. Trong những năm qua người dân không ngừng cố gắng
ứng dụng các tiến bộ mới như: giống, phân bón, phòng trừ dịnh hại… nên năng
suất lúa tăng từ 38,7 tạ/ha (năm 2000) lên 46,3 tạ/ha (năm 2007). Tuy nhiên tỉnh
vẫn áp dụng một quy trình bón phân của Trung tâm Khuyến nông với liều
lượng và thời gian bón đạm cố định cho toàn bộ diện tích trồng lúa. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Để nâng
cao năng suất lúa và hiệu quả sử dụng đạm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bón đạm vào thời kỳ làm đòng
cho lúa vụ Xuân tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1- Nghiên cứu xây dựng phương pháp bón đạm vào thời kỳ làm đòng trên
cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa thông qua chỉ số diệp lục,
màu sắc lá và đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối
ưu nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng đạm, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên.
2- Phổ triển phương pháp bón đạm vào thời kỳ làm đòng theo chỉ số diệp
lục, màu sắc lá trên diện rộng thông qua việc đánh giá hiệu quả trên đồng ruộng
nông dân và xây dựng mô hình sản xuất lúa áp dụng phương pháp bón đạm mới.
3. Bố cục của Luận án
Luận án có187 trang gồm: 4 trang mở đầu, 43 trang tổng quan tài liệu, 11
trang đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu; 75 trang kết quả nghiên
cứu và thảo luận; 2 trang kết luận và đề nghị; 1 trang các công trình khoa học đã
công bố, 17 trang tài liệu tham khảo; 34 trang phụ lục. Luận án có 37 bảng số
liệu và 15 hình vẽ.

2
4. Điểm mới của Đề tài Luận án
- Đề tài luận án đã xác định được hệ số và hiệu suất sử dụng đạm cho lúa
vụ Xuân ở từng giai đoạn sinh trưởng, trong đó bón đạm vào thời kỳ phân hoá
đòng cho hiệu quả sử dụng đạm cao nhất.
- Đã xác định được đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu trong các
giai đoạn sinh trưởng của lúa vụ Xuân.
- Đã xây dựng quy trình kỹ thuật bón đạm cho lúa vụ Xuân tại Thái
Nguyên dựa trên chỉ số diệp lục và màu sắc lá.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đạm của lúa
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố
quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng, nở hoa và hình thành hạt lúa (Mengel
và cs., 1987). Thời kỳ bón có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu lực của đạm
và tăng năng suất (Nguyễn Văn Bộ và cs., 1996). Nghiên cứu của Patnaik và

cs., (1967) cho kết quả, có 18% nguyên tử đánh dấu N
15
được lúa hấp thu khi
bón ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa, 45% khi bón ở giai đoạn giữa làm đòng.
Nghiên cứu của Hung, (2006) thực hiện năm 2003 và 2004 trên 4 giống lúa ở
Hàn Quốc cho kết quả: thời kỳ đẻ nhánh có hệ số sử dụng đạm rất thấp, đạt từ
24,4% (công thức bón 72 N) đến 33,1% (công thức bón 36 N), hiệu suất sử
dụng đạm đạt 11,1 - 13,1 kg thóc/kg N, thấp hơn bón trước khi cấ
y (hệ số sử
dụng đạm là 41,5%; hiệu suất sử dụng đạm là 23,3 kg thóc/kg N). Bón đạm vào
thời kỳ làm đòng có hệ số sử dụng đạm cao nhất là 65,8% - 76,1% và hiệu suất
sử dụng đạm là 21,9 – 32,5 kg thóc/kg N.
1.2. Một số nghiên cứu về bón đạm dựa trên cơ sở đánh giá tình trạng dinh
dưỡng đạm của lúa
Sự sinh trưởng của lúa và tình trạng dinh dưỡng ở giai đoạn làm đòng ảnh
hưởng đến yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lúa và hàm lượng protein trong
gạo (Cui và cs., 2002) vì vậy có thể sử dụng chúng để tính lượng đạm bón ở
giai đoạn làm đòng (Gislum và cs., 2005; Nguyen, 2005; Peng và cs., 2005)
trong số đó khối lượng khô, hàm lượng đạm trong cây, lượng đạm hấp thu được

3
sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên những chỉ tiêu này phải làm trong phòng thí
nghiệm và mất nhiều thời gian.
Sử dụng máy đo chỉ số diệp lục (SPAD) và thang so màu lá (LCC) có thể
đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng đạm của cây trồng, sử dụng có hiệu quả
cho lúa (Trần Thị Ngọc Huân và cs., 2002; Hussain và cs., 2000). Nghiên cứu
của Peng và cs., (1996) cho kết quả là, thời gian từ 15 ngày sau khi cấy đến
giữa thời kỳ làm đòng nếu CSDL ở lá thứ nhất nhỏ hơn 35 thì cần tiến hành bón
đạm. Năng suất hạt khi bón theo CSDL đạt khoảng 93 - 100% năng suất tối đa
nhưng tổng lượng đạm bón thấp hơn, hệ số sử dụng đạm cao hơn so với công

thức khuyến cáo (bón theo thời gian và lượng đạm định trước). Trần Thị Ngọc
Huân và cs., (2002) đã tìm ra CSDL dưới 30 là ngưỡng thiếu đạm đối với lúa
cao sản, bón đạm theo CSDL tiết kiệm được 20 - 40 kg N/ha so với lượng đạm
khuyến cáo chung trong từng vụ và năng suất vẫn tăng 3 – 4 tạ /ha.
Thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân khi nước không phải là yếu tố
hạn chế ở Tây nam Bangladesh cho thấy: Sử dụng LCC cho việc quản lý dinh
dưỡng đạm làm tăng năng suất hạt trung bình từ 0,1 – 0,7 tấn/ha, lợi nhuận tăng
từ 41 – 65 USD/ha/vụ phụ thuộc vào địa điểm và mùa vụ. Nghiên cứu cũng xác
định, giống lúa lai cần được bón 25 – 30 kg N/ha khi màu của lá thứ nhất xanh
nhạt hơn thang màu 3,5 trong suốt giai đoạn từ đẻ nhánh đến giữa thời kỳ làm
đòng (Murshedul Alam, 2005)
Ngô Ngọc Hưng và cs., (2004) nghiên cứu bón đạm cho lúa theo màu lá ở
Cần Thơ đã tìm ra ngưỡng thiếu đạm của lúa khi màu lá xanh tương đương với
màu 3. Trong khi Nguyễn Phước Tuyên và cs., (2005) khuyến cáo khi màu lá
thấp hơn thang chuẩn là 5 thì cần bón bổ sung 50 kg urea/ha cho lúa, thời gian
áp dụng bảng so màu lá từ 14 – 49 ngày sau cấ
y. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu
chưa xác định được lượng đạm cần bón ứng với từng thang màu chuẩn.
Như vậy, có thể sử dụng SPAD, LCC để đánh giá nhanh tình trạng dinh
dưỡng đạm và tính lượng đạm cần bón cho lúa. Tuy nhiên sự tương quan giữa
CSDL, màu lá với hàm lượng đạm trong cây phụ thuộc vào giống (Yamamoto
và cs., 2002), thời vụ trồng (Bullock và cs., 1998; Dwyer và cs., 1995), giai
đoạn sinh trưởng (Chapman và cs., 1997), điều kiện trồng trọt (Simorte và cs.,
2001) và kiểu gen (Peng và cs., 1993). Vì vậy sự tương quan phải xác định
trong những điều kiện cụ thể.

4
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên 2 giống lúa là Khang dân 18 và Việt lai 20, cấy
vụ Xuân muộn trên đất dốc tụ pha cát.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, năng suất
và hiệu quả sử dụng đạm của lúa vụ Xuân tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến sinh
trưởng, năng suất và hiệu quả sử dụng đạm của lúa vụ Xuân.
- Xác định lượng đạm bón đón đòng cho lúa vụ Xuân trên cơ sở đánh giá
tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa thông qua CSDL và màu sắc lá.
- Ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo CSDL, màu sắc lá và
xây dựng mô hình sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tình trạng bón đạm khác nhau đến sinh
trưởng, năng suất, hiệu quả sử dụng đạm của lúa vụ Xuân năm 2005 và 2006
* Công thức thí nghiệm
CT1: 0 N
CT2: 40 N (bón lót 40 N, thúc đẻ 0, thúc đòng 0)
CT3: 70 N (bón lót 40 N, thúc đẻ 0, thúc đòng 30 N)
CT4: 100 N (bón lót 40 N, thúc đẻ 0, thúc đòng 60 N)
CT5: 70 N (bón lót 40 N, thúc đẻ 30 N, thúc đòng 0 N)
CT6: 100 N (bón lót 40 N, thúc đẻ 30 N, thúc đòng 30 N)
CT7: 130 N (bón lót 40 N, thúc đẻ 30 N, thúc đòng 60 N)
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến năng
suất, hiệu quả sử dụng đạm của lúa vụ Xuân năm 2005 và 2006.
* Công thức 1, 2, 3: Bón đạm vào thời kỳ trước phân hóa đòng 10 ngày,
phân hóa đòng và sau phân hóa đòng 10 ngày.
Lượng đạm bón ở các thời kỳ (kg N/ha) TT Nền Công
thức*
Bón lót Thúc đẻ Đón đòng Tổng

1 1 1 40 0 30 70
2 1 2 40 0 30 70
3 1 3 40 0 30 70
4 2 1 40 30 30 100
5 2 2 40 30 30 100
6 2 3 40 30 30 100

5
Thí nghiệm 3: Xác định đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của
lúa vụ Xuân năm 2006 và 2007.
* Công thức thí nghiệm (ĐVT: kg N/ha)
Lượng đạm bón vào thời gian sau cấy....ngày
Công
thức*
15 25 35 45 55 65
Tổng
1 0 0 0 0 0 0 0
2 14 8 8 8 14 8 60
3 28 16 16 16 28 16 120
4 42 24 24 24 42 24 180
5 56 32 32 32 56 32 240
6 70 40 40 40 70 40 300
7 84 48 48 48 84 48 360
Thí nghiệm 4: Ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo CSDL
cho giống Khang dân 18, vụ Xuân năm 2007 và 2008 tại trường ĐHNLTN.
Công thức thí nghiệm
Lượng đạm bón vào thời kỳ (kg N/ha) TT Nền Công thức
Bón lót Thúc đẻ Đón đòng*
1 1 1 40 0 30
2 1 2 40 0 x

3 2 1 40 30 30
4 2 2 40 30 x
5 3 1 40 60 30
6 3 2 40 60 x
(*: X là lượng đạm tính theo CSDL)
Thí nghiệm 5
: Ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo màu sắc
lá cho giống Khang dân18, vụ Xuân năm 2007 và 2008 tại trường ĐHNLTN.
Công thức thí nghiệm: Bố trí giống thí nghiệm 4
Thí nghiệm 6: Ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo CSDL
trên đồng ruộng nông dân vụ Xuân năm 2007 và 2008.
Thực hiện ở 3 xã, mỗi xã chọn 5 thửa ruộng, mỗi thửa ngăn làm 2 ô (ô 1
bón đạm theo quy trình kỹ thuật, ô 2 bón đạm thúc đòng theo CSDL).
Thí nghiệm 7: Ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo màu lá
trên đồng ruộng nông dân vụ Xuân năm 2007, 2008 (bố trí giống thí nghiệm 6)
Xây dựng mô hình
sản xuất lúa vụ Xuân với phương pháp bón đạm mới.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và xác
định tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa tiến hành theo hướng dẫn của IRRI.
- Đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của lúa vụ Xuân ở Thái
Nguyên xác định theo phương pháp của Colenne và cs., (1999); Cui và cs., (2002).

6
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẠM CỦA LÚA VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN


3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất lúa
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất lúa vụ Xuân năm
2005 và 2006
(ĐVT: tạ/ha)
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ Vụ, giống

Công thức
Khang
dân 18

Việt lai
20

Khang
dân 18

Việt lai
20

Khang
dân 18

Việt lai
20

1 35,94 36,58 37,48 35,94 36,71 36,26
2 43,44 48,45 45,67 49,15 44,56 48,80
3 52,11 59,57 51,59 53,26 51,85 56,42
4 56,89 61,72 51,54 55,80 54,22 58,76
5 47,00 52,11 44,19 48,78 45,59 50,44

6 52,44 58,66 51,72 56,17 52,08 57,42
7 54,78 59,68 49,10 57,03 51,94 58,36
Trung bình 48,94 53,82 47,33 50,88 48,14 52,35
CV (%) 12,69 9,59 9,13 8,69 7,38 8,41
LSD
05
(CT) 11,05 9,18 7,69 7,86 6,32 7,83
LSD
05
(giống)

1,62 2,81 1,54
CT x giống ns ns ns
(CT: công thức, ns: không có ý nghĩa thống kê, x: tương tác)
* Ảnh hưởng của lượng đạm bón lót
Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Công thức 2 (bón lót 40 kg N/ha) có năng suất
cao hơn chắc chắn công thức 1 (không bón đạm) từ 7,5 – 8,19 tạ/ha (giống
Khang dân 18); 11,87 – 13,21 tạ/ha (giống Việt lai 20). Như vậy bón lót 40 kg
N/ha làm tăng năng suất của cả giống lúa lai và lúa thuần, trong đó năng suất
của giống lúa lai tăng nhiều hơn.
* Ảnh hưởng của lượng đạm bón thúc đẻ
Bón đạ
m thúc đẻ 30 kg N/ha (CT5) cho năng suất từ 44,19 – 47 tạ/ha
(giống Khang dân 18); 48,78 – 52,11 tạ/ha (giống Việt lai 20), sai khác không
có ý nghĩa thống kê so với công thức không bón thúc đẻ (CT2). Điều này có thể

7
do công thức 2 được bón lót 40 kg N/ha trên nền 10 tấn phân chuồng hoai mục
đã đáp ứng đủ nhu cầu về đạm trong giai đoạn đẻ nhánh.
* Ảnh hưởng của lượng đạm bón đón đòng

- Nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ (CT 2, 3, 4): Bón đón đòng 30
– 60 kg N/ha (CT 3, 4) cho giống Khang dân18 có năng suất trung bình 2 vụ
cao hơn công thức không bón đạm đón đòng (CT2) từ 7,29 – 9,66 tạ/ha. Vụ
Xuân 2005 năng suất lúa tăng theo lượng đạm bón, cao nhất ở công thức bón 60
kg N/ha (56,89 tạ/ha). Vụ Xuân 2006, bón 30 – 60 kg N/ha cho năng suất tương
đương công thức không bón đạm đón đòng.
Giống Việt lai 20, năng suất ở hai vụ đều có xu hướng tăng theo lượng
đạm bón đón đòng. Bón 60 kg N/ha (CT4) cho năng suất trung bình 2 vụ cao
hơn chắc chắn công thức không bón đạm đón đòng (CT2) 9,96 tạ/ha. Bón 30 kg
N/ha (CT3) có năng suất sai khác không có ý nghĩa so với công thức không bón
đạm đón đòng và công thức bón 60 kg N/ha.
- Nhóm công thức được bón thúc đẻ 30 kg N/ha (CT 5, 6, 7): Bón 30 – 60
kg N/ha (CT 6, 7) cho giống Khang dân 18 có năng suất trung bình 2 vụ cao
hơn chắc chắn công thức không bón đạm đón đòng (CT5) từ 6,35 – 6,49 tạ/ha.
Công thức bón 60 kg N/ha có năng suất giảm nhẹ so với công thức bón 30 kg
N/ha. Bón đón đòng 30 kg N/ha (CT6) cho giống Việt lai 20, năng suất trung
bình 2 vụ cao hơn công thức không bón đạm (CT5) là 6,98 tạ/ha, bón 60 kg
N/ha cho năng suất cao hơn công thức không bón đón đòng 7,92 tạ/ha.
* So sánh hiệu quả của tổng lượng đạm bón cho lúa
Giống Khang dân 18: Công thức 3 có năng su
ất cao hơn công thức 5 là
6,25 tạ/ha chứng tỏ khi cùng bón 70 kg N/ha, chia hai lần thì bón lót 40 kg N/ha
+ 30 kg N đón đòng cho hiệu quả cao hơn bón lót 40 kg N/ha + 30 kg N thúc
đẻ. Công thức 4 có năng suất sai khác không có ý nghĩa so với công thức 6
chứng tỏ cùng bón 100 kg N/ha chia làm hai thời kỳ: Bón lót 40 kg N + 60 kg N
đón đòng có hiệu quả tương đương công thức bón lót 40 kg N + 30 kg N thúc
đẻ + 30 kg N đón đòng.
Giống Việt lai 20 có năng suất cao hơn nhưng xu hướng biến động giữa
các công thức tương tự giống Khang dân 18. Công thức 1 có n
ăng suất là 36,26

tạ/ha tương đương công thức 1 của giống Khang dân 18 (36,71 tạ/ha), từ công
thức 2 đến công thức 7 có năng suất cao hơn giống Khang dân 18 chứng tỏ bón
đạm làm năng suất của giống Việt lai 20 tăng nhiều hơn giống Khang dân 18.

×