Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa việt lai 75 vụ xuân trên đất gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.31 KB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











ðẶNG THÀNH NAM




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ VÀ
LƯỢNG ðẠM BÓN ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA VIỆT LAI 75 VỤ XUÂN
TRÊN ðẤT GIA LÂM – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI – 2012
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đạI học nông nghiệp hà nội





ĐặNG THàNH NAM


NGHIấN CU NH HNG CA THI V
V LNG M BểN N SINH TRNG V NNG
SUT GING LA VIT LAI 75 V XUN
TRấN T GIA LM H NI


LUậN VĂN THạC Sĩ NÔNG NGHIệP

Chuyên ngành: trồng trọt
Mã số : 606201

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. H TH THANH BèNH




H NI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các
số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn





ðặng Thành Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành ñề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ
lực cố gắng của bản thân tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS,TS, Hà Thị Thanh Bình là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo,
ñóng góp những ý kiến vô cùng quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này,
Tập thể các thấy cô giáo Khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy cô giáo

trong bộ môn Canh tác học – Trường ðHNN Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, bạn bè và người thân ñã giúp ñỡ
ñộng viên khích lệ và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện ñề tài này,
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên



ðặng Thành Nam




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
1 MỞ ðẦU i
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục ñích của ñề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa lai trên Thế Giới và Việt
Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa lai trên Thế Giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam 7
2.3 Kết quả nghiên cứu về bố trí thời vụ cho lúa 9
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước 9
2.3.2 Nghiên cứu trong nước 10
2.4 Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa 14
2.5 Vai trò của phân bón ñối với cây trồng 15
2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa 17
2.6 Tình hình nghiên cứu về bón phân cho cây lúa trên thế giới và tại
Việt Nam 23
2.6.1 Nghiên cứu trên thế giới 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
2.6.2 Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa tại Việt Nam 27
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Vật liệu nghiên cứu 33
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 33
3.1.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 33
3.2 Nội dung nghiên cứu 33
3.2.1 Nội dung nghiên cứu 33
3.2.2 Bố trí thí nghiệm 33
3.2.3 Biện pháp kỹ thuật thực hiện 35
3.2.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Nguồn gốc và một số ñặc ñiểm của giống lúa VL 75. 40
4.2 Một số tính chất ñất thí nghiệm 40
4.3 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến quá trinh sinh
trưởng, phát triển của giống VL 75 trong vụ Xuân 2011 41
4.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống VL 75 trong vụ Xuân 2011 43
4.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến ñộng thái ñẻ
nhánh của giống VL 75 trong vụ xuân 2011 49
4.4 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến các chỉ tiêu sinh lý
của giống VL 75 trong vụ Xuân 2011 57
4.4.1 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến chỉ số diện tích lá
( LAI) 57
4.4.2 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến khả năng tích lũy
chất khô của giống lúa VL 75 trong vụ Xuân 2011 63
4.5 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh hại 69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.6 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của giống VL 75 trong vụ Xuân 2011 71
4.6.1 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến các yếu tố cấu
thành năng suất 71
4.6.2 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến năng suất và hệ số
kinh tế 78
4.6.3 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón tới chất lượng gạo xay
xát của giống VL 75 71
4.6.4 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng bón ñạm khác nhau tới chất
lượng thương phẩm 85

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 88
5.2 ðề nghị 89
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DHNN : ðại học Nông Nghiệp
TGST : Thời gian sinh trưởng
BððN : Bắt ñầu ñẻ nhánh.
KTðN : Kết thúc ñẻ nhánh.
HT : Hoàn toàn.
CCCCC : Chiều cao cây cuối cùng.
NHH : Nhánh hữu hiệu.
P
1000
hạt : Khối lượng 1000 hạt.
NSSVH : Năng suất sinh vật học.
NSLT : Năng suất lý thuyết.
NSTT : Năng suất thực thu.
HSKT : Hệ số kinh tế.








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích lúa lai trong 2 năm 2009 và 2010 8
2.2 Lượng dinh dưỡng lấy ñi ñể tạo ra 1 tấn thóc 22
4.1 Một số tính chất ñất trước thí nghiệm 40
4.2 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến thời gian qua các
giai ñoạn và tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa VL 75 42
4.3.a Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao 44
4.3.b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao 46
4.3.c Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến ñộng
thái tăng trưởng chiều cao 47
4.4.a Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái ñẻ nhánh 50
4.4.b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến ñộng thái ñẻ nhánh 52
4.4.c Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến ñộng
thái ñẻ nhánh 54
4.4.d Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến hệ số ñẻ nhánh 56
4.5.a Ảnh hưởng của thời vụ ñến chỉ số diện tích lá ( m
2
lá/m
2
ñất) 58
4.5.b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến chỉ số diện tích lá ( LAI) 60

4.5.c Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến chỉ số diện tích lá
( LAI) 61
4.6.a Ảnh hưởng của thời vụ ñến khả năng tích lũy chất khô ở từng
thời kỳ (g/khóm) 64
4.6.b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến khả năng tích lũy chất khô ở
từng thời kỳ (g/khóm) 65
4.6.c Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến khả
năng tích lũy chất khô (g/khóm) 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
4.7 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh hại 69
4.8.a Ảnh hưởng của thời vụ ñến các yếu tố cấu thành năng suất 72
4.8.b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến các yếu tố cấu thành năng
suất 74
4.8.c Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến các yếu
tố cấu thành năng suất 75
4.9.a Ảnh hưởng của thời vụ ñến năng suất và hệ số kinh tế 78
4.9.b Ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến năng suất và hệ số kinh tế 80
4.9.c Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến năng suất và hệ số
kinh tế 81
4.10 Ảnh hưởng thời vụ và lượng ñạm bón khác nhau tới chất lượng
gạo xay xát của giống VL 75 85
4.11 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến chất lượng thương
phẩm của giống lúa VL 75 86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

4.1 Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến ñộng
thái tăng trưởng chiều cao
48
4.2 Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến ñộng
thái ñẻ nhánh
54
4.3 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến chỉ số diện tích lá
62
4.4 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến khả năng tích lũy
chất khô
68
4.5 Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và lượng ñạm bón ñến các yếu
tố cấu thành năng suất
76
4.6 Ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến năng suất lý thuyết
và năng suất thực thu
82





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây lúa (Oryza Sativa-L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất cho sự sống của con người. Cùng với các cây lương
thực khác, cây lúa ñược thực tế sản xuất hết sức quan tâm, vì vậy nó ñược trồng
phổ biến trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và
ảnh hưởng ñến ñời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Ở Việt Nam, cây lúa
ñược coi là cây lương thực quan trọng nhất trong nền sản xuất nông nghiệp. Diện
tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2010 ñạt xấp xỉ 7,5 triệu ha chiếm trên 87%
tổng diện tích ñất trồng cây lương thực có hạt, với sản lượng là 39,99 triệu tấn
ñược trồng tập trung chủ yếu ở ðồng bằng sông Hồng và ðồng bằng sông Cửu
Long (Tổng cục thống kê 2011). Hơn nữa lượng gạo xuất khẩu năm 2010 ñạt 6,88
triệu tấn, kim ngạch 3,23 tỉ ñô la Mỹ, tăng 15,4% về lượng và 21,2% về giá trị so
với năm 2009.
Song gần ñây áp lực của tăng dân số cùng với áp lực từ thu hẹp diện tích
ñất trồng trọt lên sản xuất lương thực của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng ngày càng tăng. Cách duy nhất ñể con người giải quyết vấn ñề này là ứng
dụng khoa học kỹ thuật tìm cách nâng cao năng suất các loại cây trồng. Người ta
ước tính ñến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng thêm 60% so với sản
lượng năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu
ñiều kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất lượng ñất, biện pháp thâm canh và
giống ñược cải thiện.
Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa
nói riêng, việc không ngừng ñầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống,
phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi ñã làm tăng năng suất ñáng kể. Trong các
yếu tố ñó, phân bón và thời vụ gieo trồng là 2 yếu tố vô cùng quan trọng ñối với
năng suất lúa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

Với giống lúa mới chọn tạo thì 3 nguyên tố dinh dưỡng ñạm, lân, kali là các
nguyên tố ña lượng chủ yếu và cơ bản nhất ñặc biệt là dinh dưỡng ñạm có vai trò
vô cùng to lớn ñối với cây trồng. Riêng giống lúa VL 75 là hệ lúa lai hai dòng chất
lượng cao do PGS-TS Nguyễn Văn Hoan - Giám ñốc Viện Nghiên cứu Lúa cùng
các cộng sự chọn tạo. Giống lúa VL 75 là giống lúa lai có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất cao, chất lượng gạo khá, chịu thâm canh. Giống có kiểu cây gọn,
dáng ñứng, ñẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, kháng bệnh bạc lá, chống chịu với sâu
bệnh, thích ứng với nhiều vùng sinh thái và dễ canh tác Với những ñặc vượt trội
ñó hiện nay giống VL 75 ñang ñược sản xuất quan tâm nhưng chưa ñược nghiên
cứu về thời vụ và lượng ñạm bón phù hợp. Hàng loạt các vấn ñề cần giải quyết:
Giống nên cấy trong vụ nào, trong một vụ nên bố trí vào trà nào, lượng ñạm bón là
bao nhiêu; bón như thế nào ñể có năng suất cao, chất lượng tốt?
Chính vì vậy, trong phạm vi ñề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến sinh trưởng
và năng suất giống lúa VL 75 vụ Xuân trên ñất Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1 Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh ñược thời vụ và lượng ñạm bón thích hợp cho hiệu quả cao nhất
ñối với giống VL 75.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá ñược tác ñộng của thời vụ và lượng ñạm bón ở các công thức
khác nhau ñến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của
giống lúa VL 75.
- Xác ñịnh một số chỉ tiêu dinh dưỡng ñất.
ðánh giá mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa VL 75 ở các thời vụ và
lượng ñạm bón khác nhau.
- ðánh giá ảnh hưởng của thời vụ và lượng ñạm bón ñến các yếu tố cấu

thành năng suất giống lúa VL 75.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa lai trên Thế Giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa lai trên Thế Giới
Hiện tượng ưu thế lai ñược các nhà khoa học phát triển khá sớm trên
các giống cây trồng vật nuôi (Beall, 1878 ; Shull, 1904). Người ta ñã khai
thác ưu thế lai ở các cây trồng như: ngô, bắp cải, cà chua, hành tây , các
giống vật nuôi lớn nhanh như: lợn lai kinh tế, vịt lai, gà công nghiệp Việc sử
dụng ưu thế lai thương phẩm ñã ñem lại hiệu quả kinh tế lớn lao cho các
ngành chăn nuôi và trồng trọt (Nguyễn Thị Trâm, 2009; Lê Duy Thành 2001)
[41], [43].
Ưu thế lai ở lúa ñã ñược Jones J.W. (nhà di truyền học người Mỹ)
thông báo vào năm 1926 những cây lai F1 có khả năng ñẻ nhánh và năng suất
hạt lai cao hơn so với dạng hình cây bố mẹ. Tiếp sau ñó, có nhiều công trình
nghiên cứu xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai về năng suất, các yếu tố cấu thành
năng suất (Anonymous, 1977; Li, 1977; Lin và Yuan, 1980); về tích luỹ chất
khô (Rao, 1965; Jenning, 1967; Kim, 1985); về sự phát triển của bộ rễ
(Anonymous, 1974); về cường ñộ quang hợp, cường ñộ hô hấp, diện tích lá
(Lin và Yuan, 1980; Deng, 1980, MC Donal và cộng sự, 1971; Wu và cộng
sự, 1980) (trích theo : Lê Duy Thành, 2001; Nguyễn Thị Trâm, 2002; Nguyễn
Văn Hoan,1999) [41]; [42] ; [18]. Tuy nhiên trong một thời gian dài ưu thế lai
ở lúa vẫn chưa ñược sử dụng rộng rãi như ở những cây trồng khác bởi vì lúa
là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt, việc sản xuất hạt lai rất khó thực hiện.
Sau Jone, ưu thế lai ở lúa cũng ñược các nhà khoa học Ấn ðộ,
Malaixia, Pakixtan và Nhật Bản quan tâm nghiên cứu. Khâu ñột phá trong

nghiên cứu ưu thế lai ở lúa là tạo ra dòng bất dục ñực tế bào chất (CMS) ở
Nhật Bản năm 1958, ở Mỹ năm 1969 và IRRI năm 1972 nhưng việc ứng dụng
ưu thế lai ở lúa vào sản xuất vẫn chưa có kết quả vì sản xuất hạt lai gặp nhiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

khó khăn. Ở lúa, tỷ lệ do giao phấn thường ít hơn 1%, thực tế này ñã gây khó
khăn cho việc ứng dụng ưu thế lai ở lúa, ñặc biệt là khâu sản xuất hạt lai
(Nguyễn Thị Trâm, 2002) [42]. Các nhà khoa học của nhiều nước như Mỹ,
Ấn ðộ, Nhật Bản, ñã nghiên cứu ñể tìm ra phương pháp sản xuất hạt lai từ
năm 1935 như: Ramiah, 1935; Idsumi, 1936; Kadam et al,1937; Capinpin and
Singh, 1938; Ramiah and Ramaswamy, 1941; Brown, 1953; Oka, 1957; Sen
and Mitra, 1958; Richharia, 1962; Stansel and Craigmiles, 1966; Shinjyo and
Omura, 1966 ; Athwal và Virmani, 1972. Song họ vẫn chưa tìm ñược giải
pháp hợp lý. (Nguyễn Công Tạn, 2002) [40].
Năm 1964, khi Yuan Long Ping và nhóm nghiên cứu của ông tìm ra
cây lúa dại bất dục ñực di truyền tế bào chất ở ñảo Hải Nam, Trung Quốc thì
vấn ñề khó khăn trong ứng dụng ưu thế lai ở lúa mới dần ñược giải quyết. Sau
9 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc ñã chuyển thành công gen
bất dục ñực dạng dại vào lúa trồng. Những dòng bất dục ñực ñầu tiên gồm có
Erjiu Ai Ya, Erjiu Nam IA, Zhenshean 97A, V20A và V41A; những dòng
phục hồi ñầu tiên là IR24, IR6, IR661 và Thai Yin (Trần Văn ðạt, 2005) [9].
Shi M.S. phát hiện ñược dòng bất dục mẫn cảm quang chu kì (PGMS)
từ giống Nông keng 58S. Sự ra ñời của lúa lai hai dòng ñã mở ra một hướng
ñi trong lai tạo ñó là lai xa giữa các loài phụ ñể tạo ra các giống siêu lúa lai
[63]
.
ðến cuối năm 1974, phương pháp sản xuất lúa lai 3 dòng mới ñược
hoàn tất. Trung Quốc ñã giới thiệu những tổ hợp lai cho ưu thế lai cao như

Nam Ưu số 2, San Ưu số 2, Ủy ưu số 6. Năm 1976, Trung Quốc ñã sản xuất
ñược hạt lai ñể gieo cấy 140.000 ha ( Nguyễn Thị Trâm, 2002) [42]. Diện tích
trồng lúa lai của Trung Quốc ngày càng ñược mở rộng. Trong 12 năm từ
1976-1987, diện tích lúa lai của Trung Quốc ñạt khoảng 66,7 triệu ha, ñóng
góp ñể tăng thêm sản lượng lúa hơn 50 triệu tấn thóc. Năm 1995, diện tích
gieo cấy lúa lai của Trung Quốc ñã ñạt trên 17 triệu ha và năng suất bình quân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

ñạt ñược là 66 tạ/ha (Trích theo Nguyễn Văn Hoan, 1999) [18].
Năm 1976, diện tích lúa lai ba dòng của Trung Quốc ñạt 140.000 ha,
ñến năm 1994 mở rộng tới 18.000.000 ha, năng suất bình quân là 6,9 tấn/ha,
so với lúa thuần năng suất bình quân chỉ ñạt 5,4 tấn/ha, tăng hơn 1,5 tấn/ha
trên toàn bộ diện tích. Diện tích sản xuất hạt lai F1 là 140.000 ha, năng suất
giống lai F1 bình quân ñạt 2,5 tấn/ha. Những năm gần ñây càng có nhiều
dòng bố mẹ ñược chọn tạo ở nhiều cơ quan nghiên cứu nông nghiệp như:
Mian 2A, D702A, D62A, Bức Khôi 838, Thục khôi 527, Miên khôi 725, …
Theo Ma Q.H. và Yuan L.P, 2003: 50% diện tích trồng lúa lai ñã góp
60% sản lượng lúa của Trung Quốc, trong khi 50% diện tích lúa thuần chỉ
ñóng góp 40% sản lượng. Trồng lúa lai làm tăng sản lượng của Trung Quốc
mỗi năm là 22,5 triệu tấn, tạo ñiều kiện ñể Trung Quốc giảm 6 triệu ha trồng
lúa mỗi năm, hiện nay chỉ còn 27 triệu ha lúa (Virmani, 2003) [66].
Các ngành nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh cạnh tranh về lợi
nhuận với ngành trồng lúa của Trung Quốc, trong nông nghiệp, diện tích lúa
chất lượng cao gia tăng dẫn ñến sản lượng lương thực và năng suất lúa bình
quân giảm mạnh từ 1999, do vậy Trung Quốc ñã tập trung vào việc tăng sản
lượng, năng suất và chất lượng thông qua phát triển lúa lai năng suất siêu cao
chất lượng tốt.
Năm 1991, các nhà khoa học Nhật Bản (Maryama K. và cộng sự, 1991)

ñã áp dụng phương pháp gây ñột biến nhân tạo ñể tạo ra ñược dòng bất dục
ñực mẫn cảm nhiệt ñộ TGMS.
Chương trình tạo giống “siêu lúa lai” gồm ba giai ñoạn, có sự tham gia
của 20 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp từ 1996 - 2000, giai ñoạn 1 ñã tạo
siêu lúa lai ñạt năng suất ñạt 10,5 tấn/ha. Giai ñoạn hai 2001 – 2005 tạo ra
siêu lúa lai năng suất ñạt 12 tấn/ha, ở diện tích thí nghiệm các giống siêu lúa
lai ñạt tới 19,5 tấn/ha. ðịnh hướng giai ñoạn ba 2006 – 2015 ñưa năng suất
siêu lúa lai lên 13,5 tấn/ha (Yuan L.P., 2008) [71].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Chương trình lai xa giữa các loài phụ Indica/Japonica bắt ñầu từ năm
1987 nhờ sự phát hiện và sử dụng gen tương hợp rộng mở ra tiềm năng năng
suất cao cho các giống lúa lai hai dòng, năng suất của các tổ hợp lai xa lên tới
hơn 10 tấn/ha trên diện tích ñại trà, cao nhất có thể ñạt 14,8-17,1 tấn/ha ở các
tổ hợp Peiai 64S/E32, Peiai 64S/9311 (Yuan L.P., 2008) [71]. Hầu hết các tổ
hợp lai hai dòng ñều có năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với các tổ hợp
lai ba dòng.
Hướng nghiên cứu lúa lai “một dòng” là mục tiêu cuối cùng rất quan
trọng trong công tác chọn giống lúa lai ở Trung Quốc với ý tưởng sử dụng thể vô
phối (Apomixis) và cố ñịnh ưu thế lai ñể sản xuất “hạt lai thuần” (True - bred
hybrid rice) (Yuan L.P, 1997) [70]. Con ñường tốt nhất ñể phát triển giống lai xa
thuần chính là sử dụng thể vô phối của lúa ña phôi. Các nhà khoa học Trung
Quốc ñã ñưa ra biện pháp sử dụng lúa chét ñể cố ñịnh ưu thế lai. Lúa lai “một
dòng” còn ñược Trung Quốc và một số nước như Mỹ, Nhật Bản,… nghiên cứu
theo hướng chuyển các gen Apomixis từ cỏ dại sang cây lúa, tạo ra giống ña
phôi kết hợp với chọn giống truyền thống là giải pháp hiệu quả ñể tạo ra giống
lúa lai “một dòng” (Nguyễn Công Tạn và Cs, 2002) [40].
Vấn ñề này chưa có kết quả ứng dụng cụ thể, tuy nhiên có nhiều ñề tài

nghiên cứu quan trọng ñang ñược tiến hành như: gây tạo các dòng bất dục ñực
ña phôi với phôi vô phối cao ñể sản xuất hạt vô phối, xác ñịnh các gen kiểm
soát tính trạng vô phối, phương pháp phân lập vô phối,… ñây sẽ là chiến lược
phát triển bền vững có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn cao.
Vào năm 2000, "Trung Quốc trồng 240.000 ha siêu lúa lai và năng suất
bình quân là 9,6 tấn/ha (Trần văn ðạt, 2005) [9]. Hiện nay, Trung Quốc ñã có
hàng chục giống lúa lai ñạt năng suất cao và siêu cao trồng trên diện tích
rộng, năng suất tăng 10% so với giống lúa lai hiện có. Khi ñạt ñược năng suất
12 tấn/ha ở giai ñoạn 2, siêu lúa lai sẽ có năng suất trung bình cao hơn năng
suất của lúa thuần là 2,2 tấn/ha. Nếu siêu lúa lai ñược gieo rồng trên 13 triệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

ha thì sản lượng sẽ tăng thêm 30 triệu tấn/năm so với trồng lúa thuần.
Trung Quốc là nước ñã mở ñường và ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn
trong quá trình nghiên cứu và phát triển lúa lai. Ngoài Trung Quốc có 17 nước
nghiên cứu và sản xuất lúa lai như: Ấn ðộ, Việt Nam, Philippin, Indonesia,
Malaisia, Hàn Quốc, Triều Tiên,…Tuy nhiên, phát triển mạnh nhất vẫn là
Trung Quốc, sau ñó ñến Việt Nam và Ấn ðộ. Tổng diện tích lúa lai toàn thế
giới chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm khoảng 20% tổng
sản lượng lúa toàn thế giới. Lúa lai ñã mở ra hướng phát triển mới ñể nâng
cao năng suất và sản lượng, góp phần giữ vững an ninh lương thực trên phạm
vi toàn thế giới (Virmani S.S.,1995) [66].
2.1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam
Theo Dương Thành Tài, Sản xuất lúa lai thương phẩm ở Việt Nam ñã
tăng nhanh chóng về diện tích do năng suất lúa lai cao và ổn ñịnh hơn lúa
thuần. Năm 1990, Việt Nam ñã cấy thử lúa lai ở một số xã vùng biên giới tiếp
giáp Trung Quốc, diện tích này ñược nhanh chóng mở rộng và ñạt 600.000 ha
chỉ trong vòng 15 năm. Với sự quan tâm ñầu tư của nhà nước qua các chương

trình khuyến nông ñã ñưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về sử
dụng và sản xuất hạt lai.
Diện tích lúa lai ngày càng ñược mở rộng cả trong vụ Xuân và vụ Mùa.
ðến nay lúa lai ñã phát triển trên 39 tỉnh thành phố không chỉ ở ðồng bằng
sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc mà còn mở rộng ra các tỉnh Duyên
hải miền Trung và Tây Nguyên. Riêng các tỉnh miền Nam lúa lai ñược sử
dụng ít do tập quán gieo thẳng yêu cầu lượng hạt giống nhiều nên không phù
hợp với ñiều kiện của người nông dân. Năng suất lúa lai trong những năm qua
tương ñối ốn ñịnh và ñạt 55- 65 tạ/ha, cá biệt có những nơi ñạt trên 90 tạ/ha
và tăng hơn 1,5 – 2 tấn/ha so với lúa thuần [19].
Sau nhiều năm phát triển, năm 2009 diện tích lúa lai của Việt Nam ñã
ñạt khoảng trên 700.000 ha (vụ xuân trên 400.000ha, vụ mùa trên 300.000 ha)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

với năng suất bình quân ñạt 6,3 tấn /ha, vượt so với lúa thuần khoảng 1,0 - 1,5
tấn/ha; sản lượng thóc ñạt khoảng 4.410.000 tấn thóc, mỗi năm tăng gần 1
triệu tấn thóc từ lúa lai. Lúa lai góp phần quan trọng ñảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, ñặc biệt ñối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Cơ cấu giống lúa lai hiện nay ñã thay ñổi từ chỗ phổ biến là các giống
năng suất cao, chất lượng gạo trung bình ñã chuyển dần sang gieo cấy các
giống năng suất khá cao, chất lượng gạo ngon, ngắn ngày ñể tăng hiệu quả
kinh tế. Ngoài vụ ñông xuân ñược khẳng ñịnh là phù hợp nhất với lúa lai,
những năm gần ñây diện tích lúa lai trong hè thu, mùa sớm ở các tỉnh phía
Bắc ñược mở rộng và cho kết quả tốt. Các tổ hợp ñược sử dụng rộng rãi hiện
nay là ; Nhị ưu 838, Nhị ưu 63 và Bồi tạp Sơn thanh cho vụ Xuân miền Bắc
và vụ Mùa ở Trung du và miền núi ; Bắc ưu 903 và Bắc ưu 253 cho vụ mùa
vùng ñồng bằng miền Bắc. Ngoài ra còn nhiều tổ hợp triển vọng như D.Ưu
527; Nông ưu 28; D.ưu 128; Kim ưu 752; Nhị ưu số 7 và một số tổ hợp ñược

chọn tạo trong nước: Việt lai 20, Việt lai 24, TH3-3, TH3- 4, HYT100
Tại hội nghị tổng kết 10 năm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai các nhà
khoa học và quản lý ñều ñánh giá phát triển lúa lai là ñịnh hướng ñúng không
chỉ là một trong những biện pháp ñể nâng cao năng suất và sản lượng lúa
nhằm ñảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần
tích cực trong việc chuyển ñổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Theo báo cáo kết quả sản xuất lúa lai năm 2010 và kế hoạch sản xuất
năm 2011 của Cục trồng trọt năm 2010, ta có bảng số liệu sau:


Bảng 2.1: Diện tích lúa lai trong 2 năm 2009 và 2010

Diện tích lúa năm 2009 (ha)
Diện tích lúa năm 2010
(ha)
Vùng
Tổng DT

Lúa lai (%) Tổng DT

Lúa lai (%)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

ðB Sông Hồng 1,106,294

230,043

20.8 1,099,869


195,260 17.8
Miền núi phía
Bắc
713,088 200,766

28.2 643,263 209,305 32.5
Bắc Trung bộ 694,293 207,220

29.8 657,592 181,992 27.7
Nam Trung bộ
và Tây Nguyên
244,609 17,958 7.3 247,954 19,001 7.7
2.3. Kết quả nghiên cứu về bố trí thời vụ cho lúa
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Tổng kết nghiên cứu của Shoiuchi Yoshida (1981) cho thấy thời vụ,
sản lượng và ñộ ổn ñịnh là những khía cạnh quan trọng của sự canh tác lúa.
Những yếu tố khí hậu ảnh hưởng ñến mỗi khía cạnh một khác nhau. Trong
các vùng ôn ñới sự canh tác lúa nước bắt ñầu khi nhiệt ñộ mùa Xuân ở giữa
13
o
C và 20
o
C và ñược thu hoạch khi nhiệt ñộ xuống dưới 13
o
C trong mùa thu.
Do ñó vùng ôn ñới thường có 1-2 mùa lúa hàng năm. Ở vùng nhiệt ñới nhiệt
ñộ thuận lợi cho lúa phát triển là quanh năm, có thể có ñến 3-4 vụ lúa/năm, sự
canh tác bắt ñầu vào mùa mưa. Ở nhiều vùng Nam châu Á ñã ñoán biết ñược
thời ñiểm trung bình của lúa bắt ñầu và kết thúc gió mùa ñể xác ñịnh thời gian

canh tác của lúa sống nhờ mưa từ hai thời ñiểm này.
Trong cả 2 vùng nhiệt ñới và ôn ñới, năng suất lúa trên hecta ñược
quyết ñịnh trước tiên bởi cường ñộ bức xạ của mặt trời. Ở vùng nhiệt ñới, khi
nhiệt ñộ bình quân thích hợp, vụ mùa khô thường cho năng suất cao hơn vụ
mùa mưa vì nó nhận ñược nhiều ánh sáng mặt trời hơn.
Sự ổn ñịnh của năng suất cây trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Nhiệt ñộ thấp trong mùa hè thường làm mất mùa. Ánh sáng mặt trời yếu gắn
liền với lượng mưa thái quá lúc chín làm cho năng suất thấp. Lượng mưa quá
ít hay quá nhiều ở bất kỳ giai ñoạn sinh trưởng nào của cây lúa có thể làm mất
mùa một phần hay toàn bộ. Trong cả vùng ôn ñới và nhiệt ñới, bão là hiểm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
họa không thể tránh ñược. Một cách ñể giảm thiểu thiệt hại của bão là thay
ñổi mùa vụ thế nào cho lúa chín diễn ra vào lúc ít bão nhất.
Nhiệt ñộ có tầm quan trọng lớn trong ñời sống cây lúa. Trong vùng
nhiệt ñới, nhiệt ñộ bình quân hàng ngày cao 29
o
C không gây hại cho sự chín
khi bức xạ mặt trời cao. Các giống lúa Indica thích nghi tốt hơn với nhiệt ñộ
cao, trong khi các giống Japonica cần nhiệt ñộ thấp hơn ñể chín tốt hơn. Ở
vùng có mùa hè ngắn, các ñiều kiện thời tiết lạnh có thể làm chậm sự sinh
trưởng và do ñó làm chậm sự trổ bông. Ở các ñiều kiện như vậy, cây lúa có
thể chín ở nhiệt ñộ thấp hơn bình thường và có thể không hoàn tất sự chắc hạt
trước khi nhiệt ñộ xuống dưới mức tới hạn của sự chín.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Nhà nông có câu “Nhất nước nhì thục”. Giai ñoạn 1963-1965, ở những
vùng chuyên canh lúa ở nước ta do diện tích nhiều, thường có một số diện
tích bị cấy chậm, muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật chúng ta ñã tiến hành
vào trồng một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày ñảm bảo ñược thời vụ;

giúp chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển vụ xuân sớm thành xuân
chính vụ 80%-90% diện tích và ñặc biệt thời kỳ 1985-1990 chuyển sang xuân
sớm 5%-10% diện tích, còn lại 70%-80% diện tích là xuân muộn. Một số
giống lúa xuân có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy ñược cả hai vụ
chiêm xuân và mùa. Do thay ñổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng
hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng
phát triển và ñạt ñược nhiều thành tựu ñáng kể.
Lúa xuất xứ từ vùng nhiệt ñới, là cây ưa nóng, sinh trưởng, trỗ bông kết
hạt tốt nhất ở nhiệt ñộ trên 20
o
C. ðể hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một
lượng nhiệt nhất ñịnh. Trong ñiều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những
giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2500
o
C-3000
o
C, giống trung
ngày từ 3000
o
C-3500
o
C, giống dài ngày từ 3500
o
C-4000
o
C. Trong quá trình
sinh trưởng, nếu nhiệt ñộ cao cây lúa nhanh ñạt ñược tổng nhiệt cần thiết thì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt
ñộ thấp thì ngược lại. ðối với vụ chiêm, xuân ở nước ta, các giống lúa ngắn
ngày là các (giống cảm ôn nên thời gian sinh trưởng dễ biến ñộng theo nhiệt
ñộ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay cấy muộn. Vì vậy việc dự báo khí
tượng cho vụ chiêm xuân cần phải ñược coi trọng và chú ý theo dõi ñể bố trí
cơ cấu thời vụ cho thích hợp, tránh ñược trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với
vụ mùa thì nhiệt ñộ tương ñối ổn ñịnh nên thời gian sinh trưởng của các giống
lúa cấy trong vụ mùa ít thay ñổi.
Lúa thuộc cây ngày ngắn, chỉ ñòi hỏi thời gian chiếu sáng <13 h/ngày
có tác dụng rõ rệt ñối với việc xúc tiến quá trình làm ñòng, trỗ bông cho cây
lúa. Tuy nhiên mức ñộ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống
và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa ñịa phương có phản ứng rất
rõ với quang chu kỳ, ñem các giống lúa này cấy vào vụ chiêm xuân lúa sẽ
không ra hoa. Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hay không
phản ứng với quang chu kỳ thì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm.
Ánh sáng chiếu ở 45 ngày cuối vụ là vô cùng quan trọng ñối với năng suất
lúa. Chính vì vậy năng suất lúa Xuân (tháng 2- tháng 6) cao hơn lúa chiêm
(tháng 11- tháng 5). Theo Viện sỹ ðào Thế Tuấn (1984), ở những nơi có
cường ñộ chiếu sáng cao nên bố trí giống lúa nhiều bông (bông bé, số hạt ít,
P
1000
thấp). Những nơi có cường ñộ chiếu sáng không cao lắm, bố trí giống
lúa ít bông (số hạt/bông nhiều, P
1000
hạt cao). ðối với giống cảm quang yếu
hay không cảm quang, nếu ánh sáng trong ngày kéo dài ñến 14h hay 16h thì
thời gian trỗ kéo dài. Giống này cấy mùa sớm và chính vụ, không dùng ñể cấy
mùa muộn và lúa vụ 3. Vì cấy muộn, nếu ngày ngắn xuất hiện, giống vẫn
chưa trỗ và kéo dài sinh trưởng khi trỗ sẽ gặp rét. Do ñó cần có giống phản
ứng chặt chẽ với ánh sáng ngày ngắn ñể cấy vụ mùa muộn miền Bắc.

Mưa chi phối quá trình canh tác từ khâu làm ñất ñến thu hoạch. Nông
dân miền Tây Nam Bộ am hiểu khí hậu và việc xuống hạt giống trở thành một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
nghệ thuật. Người dân vùng ðồng Tháp Mười có nghệ thuật xem trăng sao và
diễn biến khí hậu, ñoán ra tình hình mưa lụt hàng năm, quyết ñịnh ngày sạ
giống. Nếu sạ sớm, mưa ñầu vụ chưa nhiều, trời còn nắng hạn, ñất không ñủ
ẩm ñể hạt nảy mầm, hạt giống dễ bị chết. Gieo muộn lại càng không ñược,
nước Biển Hồ ở Campuchia có thể ñổ xuống. Do ñó phán ñoán ñợt mưa ñầu
mùa ñể quyết ñịnh ngày gieo giống cho từng cánh ñồng là công việc tài tình
và sinh ñộng.
Thời gian sinh trưởng của mỗi giống biến ñộng theo mùa vụ. Thời gian
sinh trưởng của cây lúa vụ ñông xuân dài hơn cây lúa vụ hè thu, tùy theo từng
giống, thường dài hơn từ 10-15 ngày, nhưng có giống vụ ñông xuân dài hơn
vụ hè thu ñến trên 25 ngày như giống lúa Khang dân 18.
Thời gian sinh trưởng quyết ñịnh thời vụ gieo sạ các giống lúa. Lúa
ñông xuân ở Quảng Nam thời gian trỗ ổn ñịnh từ 20/3-30/3 ñể có nhiệt ñộ
thích hợp. Thời gian gieo sạ phụ thuộc vào TGST của mỗi giống. Thời vụ thu
hoạch lúa ñông xuân bố trí sao cho lúa trỗ vào giai ñoạn có nhiệt ñộ trên
20
o
C. ðối với lúa xuân ñịnh ngày trỗ ở thời ñiểm có nhiệt ñộ tốt sẽ quyết ñịnh
ngày gieo sạ tùy từng giống. ðối với lúa mùa xác ñịnh ngày gặt từ ñó sẽ tính
ngày gieo sạ. Lúa mùa sớm ở ðồng bằng Bắc Bộ phải ñịnh ngày thu hoạch
trước 15/10, do ñó phải gieo sạ vào 5/7 với giống có TGST 100 ngày. ðối với
việc cấy lúa xuân, cần phải dựa vào TGST của giống ñể bố trí thời vụ lúa
xuân sao cho lúa trỗ vào cuối tháng 4, ñầu tháng 5. Nhiệt ñộ lúc ñó là từ
22
o

C-30
o
C rất thích hợp với nhiệt ñộ mà lúa yêu cầu vào lúc trỗ. ðối với lúa
mùa thường cấy trong vòng tháng 7 vì lúa sẽ trỗ vào ñầu tháng 10. Biên ñộ
nhiệt ñộ ngày ñêm lúc ñó có chênh lệch lớn, có lợi cho việc tích lũy sản phẩm
quang hợp, hạy mẩy, P
1000
hạt sẽ cao. Lúa xuân trỗ vào ñầu tháng 5 hay gặp
hạn và nhiệt ñộ cao, lúa mùa trỗ vào cuối tháng 10 cũng thường gặp hạn và
nhiệt ñộ thấp, do ñó nên dựa vào TGST ñể bố trí lúa vụ xuân và vụ mùa sao
cho tránh hai thời ñiểm trên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
Thời vụ gieo trồng thích hợp ñảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển
tốt, ñạt ñược năng suất cao, tránh ñược rủi ro về thời tiết. Việc xác ñịnh thời
vụ thích hợp còn phải dựa vào ñặc ñiểm phát sinh gây hại cho các loài sâu
bệnh quan trọng, ñảm bảo cho lúa tránh ñược các ñợt cao ñiểm của dịch bệnh.
Lúa lai có ưu thế về sinh trưởng, cứng cây, chống ñổ, chống rét tốt,
bệnh ñạo ôn và khô vằn nhẹ, năng suất cao nên ñược nông dân chấp nhận.
Năng suất lúa lai vụ xuân cao hơn vụ mùa, vùng ñột phá về năng suất là vùng
núi và Bắc Trung Bộ, vùng thích nghi là vùng ðồng bằng sông Hồng, vùng có
triển vọng là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Ở ñồng bằng sông Hồng, vụ xuân nên cấy trước ngày 5/3, vụ mùa cấy
trước ngày 5/8; và trong thực tế sản xuất vụ xuân sớm gieo mạ 15-25/11, cấy
15-25/1 với các giống: DT10, DT13, X21, Xi23, VN10, NX30, 17494,
MT163…Xuân chính vụ: gieo mạ 1/12-20/12; cấy20/1-20/2 với các giống
lúa: C70, C71, P1, P6, BM9855, N1-9, TK106… Xuân muộn: gieo 5/2-25/2
với các giống lúa: ðB5, ðB6, Q5, KD18, BT7, HT1, LT2, AC5, IRi352,
BM9820, PD2, HYT83, TH3-3, VL20, Nhị ưu 838… Gieo mạ trên nền ñất

cứng ở vụ xuân muộn: gieo mạ 25/1-10/2; cấy từ 10/2 trở ñi (tuổi mạ từ 10-15
ngày, tương ứng 3-4 lá). Mùa sớm gieo 10/6-20/6 với các giống lúa: ðB5,
ðB6, Q5, KD18, HT1, LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, Bác
ưu 64, Bác ưu 903, HYT83, TH3-3, VL20… Mùa trung: gieo 15/6-25/6 với
các giống lúa X21, Xi23, VN10, NX30, 17494, MT6, M6, P1, P6, TK106…
Mùa muộn: gieo mạ 25/5-5/6; cấy 25/6-5/7 với các giống lúa: Nếp Hoa vàng,
Dự, Mộc Tuyền, Bao Thai, Tám thơm…
Theo kinh nghiệm của nhà nông, vụ lúa xuân gặp thời tiết nắng ấm,
năng suất lúa thường ñạt không cao, ñầu vụ thuận lợi, giữa vụ khó khăn. Theo
kinh nghiệm sản xuất vụ xuân, nhiệt ñộ cao sẽ khó tránh khỏi dịch bệnh.
Ngành nông nghiệp ñã chỉ ñạo các cơ sở tập trung cấy 2 trà là chính vụ và
xuân muộn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
Vụ xuân của Hà Nội có ñặc thù cấy sớm, cấy muộn so với khung thời
vụ xuất phát từ tập quán canh tác, tránh lũ tiểu mãn của nông dân. ðối với trà
lúa xuân muộn, không nên cấy mạ ñã vượt quá 5 lá, vì ñây là mạ quá già.
2.4. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa
Như ðào Thế Tuấn năm 1970 viết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực vật
ñể bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6 – 20 ha mới có
ñủ dinh dưỡng cung cấp cho 1ha thâm canh”. Vì vậy, nền nông nghiệp
này cũng không thể ñáp ứng ñược nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng tăng với yêu cầu của con người [44].
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới
ñều ñã, ñang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón theo Bùi
Huy ðáp, 1980[11]:
- Nền nông nghiệp cổ ñiển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không
ñáp ứng ñược nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi ñể lấy phân và trồng

cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong ñất và ñiều kiện phát
triển vi sinh vật ñất cung cấp dinh dưỡng cho cây… Việc bón phân cho
cây thì chỉ bón các loại phân thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng
suất cây trồng thấp, việc cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng lại
bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải của vi sinh vật.
Kinh nghiệm canh tác của nhân dân ta, cùng nhiều nghiên cứu về cây
lúa ñã cho thấy: ñể ñạt năng suất lúa 5 tấn/ha cần phải cung cấp từ 100 – 120
kg N/ha. Vì vậy nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30
tấn mới ñủ lượng ñạm. Như vậy, rất khó khăn trong việc chuẩn bị ñủ
lượng phân hữu cơ. Theo Bùi Huy ðáp (1980) nếu dựa vào chăn nuôi thì
lượng thóc sản xuất ñược 5 tấn/ha, vừa ñủ nuôi ñàn lợn ñể có 30 tấn phân
chuồng [10]. Theo Vũ Hữu Yêm ( 1995) : thì nền nông nghiệp hữu cơ tuy có

×