Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất quả bưởi diễn tại hiệp hoà, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



 




HÀ VĂN THIÊM



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT QUẢ BƯỞI DIỄN TẠI HIỆP HÒA - BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60 62 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. ðOÀN VĂN LƯ




HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào hoặc công bố
trong bất cứ nghiên cứu nào.
Xin cam ñoan tất cả các tài liệu trích dẫn ñược chỉ rõ nguồn gốc và
thông tin cần thiết; mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.
Ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Hà Văn Thiêm











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. ðoàn Văn Lư về tấm gương
miệt mài dành cho khoa học và sự tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tác giả luận văn cũng xin ñược bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất tới:
Lãnh ñạo và tập thể cán bộ Viện ðào tạo sau ñại học;
Các thầy cô giáo khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn
rau - hoa - quả;
Lãnh ñạo và tập thể cán bộ Chi cục Quản lý Chất Lượng Nông Lâm sản
và Thủy sản tỉnh Bắc Giang – nơi tôi ñang công tác,
Về sự giúp ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi cũng như những ñóng góp quý
báu ñối với bản thân tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè và các ñồng nghiệp ñã chia sẻ,
khích lệ ñộng viên và giúp ñỡ tôi hoàn thành bản luận văn.

Ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Hà Văn Thiêm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
1.2.1 Mục ñích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài. 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Nguồn gốc và phân bố cây bưởi 5
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam 6
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam 8
2.3 Tình hình nghiên cứu về cây bưởi 10
2.3.1 ðiều kiện sinh thái cây bưởi 10
2.3.2 ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi 14
2.3.3 Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng 19
2.3.4 Một số nghiên cứu về sử dụng phân bón lá và chất ñiều hòa sinh
trưởng 24
2.3.5 Nghiên cứu về thụ phấn bổ sung 25
2.3.6 Một số nhận xét sau phần tổng quan 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Phạm vi nghiên cứu 29
3.2 ðối tượng, vật liệu nghiên cứu 29
3.3 Nội dung nghiên cứu 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. ðiều tra, thu thập số liệu về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
tình hình sản xuất cây ăn quả và cây bưởi ở vùng bưởi Hiệp Hòa 30
3.4.2 ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng
của bưởi Diễn ở các ñộ tuổi khác nhau tại 3 xã trong 5 xã ñiều tra 30
3.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất, phẩm chất bưởi Diễn: 31
3.5 Quy trình kỹ thuật chăm sóc thí nghiệm 33
3.6 Phương pháp theo dõi, ño ñếm 35
3.5.1 Nhóm các chỉ tiêu ñiều tra 35
3.5.2 Nhóm các chỉ tiêu sinh trưởng: 35
3.5.3 Nhóm chỉ tiêu về ra hoa, kết quả, năng suất và chất lượng 36
3.6 Xử lý số liệu 38
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 ðặc ñiểm vùng nghiên cứu 39
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên huyện Hiệp Hòa 39
4.1.2 Một vài ñặc ñiểm về ñiều kiện kinh tế - xã hội huyện Hiệp Hòa 41
4.1.3 Hiện trạng sản xuất cây ăn quả tại huyện Hiệp Hoà 42
4.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại huyện Hiệp Hòa 43
4.2 ðặc ñiểm dinh dưỡng ñất trồng và tình hình sinh trưởng, phát
triển của cây bưởi Diễn tại vùng nghiên cứu 46
4.2.1 ðất trồng bưởi tại ñịa bàn các xã trồng nhiều bưởi Diễn 46
4.2.2 Sinh trưởng của cây bưởi ở các ñộ tuổi 48
4.2.3 Sâu, bệnh hại bưởi 52
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.2.4 Tình hình phát triển, năng suất và chất lượng của bưởi ở các ñộ
tuổi 53
4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá ñến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng bưởi 63
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá ñến sinh trưởng của cây
bưởi 63
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá ñến sự ra hoa, ñậu quả,
năng suất và phẩm chất bưởi 67
4.4 Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng các nguồn phấn khác nhau
ñến tỷ lệ ñậu quả ổn ñịnh cây bưởi thí nghiệm. 75
4.4.1 Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung ñến ñộng thái rụng hoa, quả
non của cây bưởi thí nghiệm. 76
4.4.2 Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung ñến tỷ lệ ñậu quả ổn ñịnh của
cây bưởi thí nghiệm 77
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.1 ðề nghị 80
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các nước sản xuất bưởi lớn nhất thế giới năm 2010 6
Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2004-2008) 10
Bảng 2.3 Thang chuẩn dùng bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích ñất 21
Bảng 2.4 Lượng phân bón cho bưởi 23
Bảng 3.1 Lượng phân bón cho cây thời kỳ cho quả 33

Bảng 4.1 Các yếu tố khí hậu huyện Hiệp Hòa 2004 – 2008 41
Bảng 4.2 Diện tích, sản lượng cây ăn quả huyện Hiệp Hòa năm 2010-
2011 42
Bảng 4.3 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi năm 2011, kế hoạch năm 2015 43
Bảng 4.4 Diện tích và ñộ tuổi của bưởi Diễn trồng tại Hiệp Hoà 44
Bảng 4.5 Kết quả phân tích dinh dưỡng trong ñất của các xã 47
Bảng 4.6 Kích thước thân tán của bưởi ở các ñộ tuổi 48
Bảng 4.7 Thời gian phát lộc của cây bưởi ở các ñộ tuổi 49
Bảng 4.8 Số lượng, kích thước cành lộc cây bưởi ở các ñộ tuổi 51
Bảng 4.9 Thành phần sâu, bệnh và mức ñộ gây hại 53
Bảng 4.10 Sự xuất hiện nụ và nở hoa của cây bưởi ở các ñộ tuổi 54
Bảng 4.11 Tỷ lệ ñậu quả ổn ñịnh của cây bưởi ở các ñộ tuổi 57
Bảng 4.12 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi ở các ñộ tuổi 60
Bảng 4.13 Một số ñặc ñiểm quả bưởi ở các ñộ tuổi 61
Bảng 4.14 Thời gian phát sinh lộc của các công thức thí nghiệm 65
Bảng 4.15 Số lượng, kích thước cành lộc của các công thức thí nghiệm 65
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

Bảng 4.16 Sự xuất hiện nụ và nở hoa của các công thức thí nghiệm 68
Bảng 4.17 Tỷ lệ ñậu quả ổn ñịnh của các công thức thí nghiệm 71
Bảng 4.18 Khối lượng, kích thước quả các công thức thí nghiệm 72
Bảng 4.19 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi thí nghiệm 73
Bảng 4.20 Một số ñặc ñiểm quả bưởi các công thức thí nghiệm 74
Bảng 4.21 Số lượng và tỷ lệ ñậu quả ổn ñịnh của các công thức thí nghiệm 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1 ðộng thái rụng nụ, hoa và quả non cây bưởi 5 tuổi 54
Hình 4.2 ðộng thái rụng nụ, hoa và quả non cây bưởi 8 tuổi 55
Hình 4.3 ðộng thái rụng nụ, hoa và quả non cây bưởi 10 tuổi 55
Hình 4.4 Khả năng giữ quả của cây bưởi 5 tuổi 56
Hình 4.5 Khả năng giữ quả của cây bưởi 8 tuổi 56
Hình 4.6 Khả năng giữ quả của cây bưởi 10 tuổi 56
Hình 4.7 ðộng thái tăng trưởng quả cây bưởi 5 tuổi 58
Hình 4.8 ðộng thái tăng trưởng quả cây bưởi 8 tuổi 58
Hình 4.9 ðộng thái tăng trưởng quả cây bưởi 10 tuổi 59
Hình 4.10 ðộng thái rụng nụ, hoa và quả non của các công thức thí nghiệm 69
Hình 4.11 Khả năng giữ quả của các công thức thí nghiệm 70
Hình 4.12 ðộng thái tăng trưởng quả của các công thức thí nghiệm 72
Hình 4.13 Năng suất bưởi ở các công thức thí nghiệm 74
Hình 4.14 ðộng thái rụng hoa, quả non sau khi thụ phấn bổ sung 76
Hình 4.15 Cây bưởi 5 tuổi 87
Hình 4.16 Cây bưởi 8 tuổi 87
Hình 4.17 Cây bưởi 10 tuổi 87
Hình 4.18 Cây bưởi trước

Khi thu hoạch 88
Hình 4.19 Vườn bưởi trước

khi thu hoạch 88
Hình 4.20 Cây bưởi nở hoa 88
Hình 4.21 Hoa bưởi 88
Hình 4.22 Cành bưởi chọn ñể thụ phấn bổ sung 88
Hình 4.23 Cành quả CT4


sau khi ñược thụ phấn bổ sung 89
Hình 4.24 Cành quả CT3

sau khi ñược thụ phấn bổ sung 89
Hình 4.25 Cành quả CT2

sau khi ñược thụ phấn bổ sung 89
Hình 4.26 Cành quả CT1

sau khi ñược thụ phấn bổ sung 89
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

1. PTNT : phát triển nông thôn.
2. FAO : tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hiệp quốc.
3. ðVT : ñơn vị tính.
4. CT : công thức.
5. ð/c : ñối chứng.
6. TN : thí nghiệm.
7. DT, D.tích : diện tích.
8. TT : thứ tự.
9. KL, K.lượng: khối lượng
10. ðK, ð.kính : ñường kính
11. CC, C.Cao : chiều cao
12. TB : trung bình.
13. NS, N.suất : năng suất

14. TPBS : thụ phấn bổ sung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi nằm ở phía ðông Bắc, cách thủ ñô
Hà Nội 50km, có hệ thống giao thông thuận lợi (cả ñường bộ, ñường sắt,
ñường sông) dẫn ñến thủ ñô Hà Nội cũng như các ñô thị lớn khác: Quảng
Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn
Với lợi thế diện tích ñất nông nghiệp khá lớn, ñiều kiện ñịa hình, sinh
thái ña dạng, giao thông thuận lợi nên Bắc Giang có tiềm năng lớn trong việc
cung cấp các sản phẩm nông nghiệp như rau, quả, thịt lợn, thịt gà cho thủ ñô
Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Hàng ngày, thường xuyên có hàng
chục chuyến xe ô tô, tàu hỏa vận chuyển rau, gia súc, gia cầm và các nông sản
thực phẩm khác cung cấp cho Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sài Gòn và
các tỉnh miền Trung, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ngoài tỉnh. Ngoài
ra, một phần các sản phẩm này ñược xuất khẩu sang Trung Quốc, ñem lại
nguồn thu không nhỏ cho tỉnh.
Bên cạnh sản phẩm vải Thiều truyền thống ñã trở nên nổi tiếng không
chỉ ở trong nước và cả quốc tế, những năm trở lại ñây, nhằm ñáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng, cây bưởi Diễn vốn có xuất xứ từ Hà Nội ñã và ñang ñược
người dân mở rộng trong sản xuất bằng nguồn giống ban ñầu mang về từ
vùng xuất xứ Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội khoảng 20 năm trở lại ñây.
Một số năm qua, diện tích cây bưởi của toàn tỉnh tăng lên nhanh chóng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích cây bưởi của toàn tỉnh
năm 2011 ñạt trên 150ha, trong ñó trên 90% diện tích ñược trồng bằng giống

bưởi Diễn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, 2011) [18] và ñược phát
triển tại các huyện Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Lạng Giang, trong ñó Hiệp Hòa là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

huyện có diện tích tăng nhanh nhất và sản lượng ñạt cao nhất. Tại Hiệp Hòa,
diện tích bưởi Diễn năm 2011 ñạt trên 100ha (tăng hơn 2 lần so với năm 2006),
sản lượng ñạt khoảng 700 tấn (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa,
2011) [15]. Quả bưởi Diễn trồng tại Hiệp Hòa ñược tiêu thụ chủ yếu tại thị
trường Hà Nội, một phần nhỏ phục vụ tiêu dùng nội tỉnh và một số tỉnh khác.
Mặc dù diện tích không lớn, giá trị chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Nhưng những năm qua, cây bưởi ñã ñem lại
giá trị thu nhập cao cho các hộ sản xuất. Theo tính toán, giá trị cao gấp nhiều
lần so với cây lúa và ñem lại giá trị sản xuất cao hơn cả so với các cây trồng
khác trên vùng ñất gò ñồi, ñồi thấp. Chính vì vậy cây bưởi ñang ñược mở
rộng rất nhanh ñặc biệt là huyện Hiệp Hòa tại các xã có quỹ ñất có thế mạnh
phát triển cây bưởi như: Lương Phong, ðoan Bái, Ngọc Sơn, Hùng Sơn, Danh
Thắng.
Tuy nhiên, cây bưởi Diễn ñang gặp những khó khăn, trở ngại cần ñược
xử lý ñể có thể phát triển vững chắc, ổn ñịnh và có hiệu quả. ðó là vấn ñề quy
hoạch vùng trồng trên cơ sở khảo sát, ñánh giá mức ñộ phù hợp về ñiều kiện
sinh thái, thổ nhưỡng, vấn ñề kỹ thuật thâm canh và việc áp dụng các tiến bộ
trong thâm canh cây bưởi, vấn ñề phòng trừ sâu bệnh
Nhằm có cơ sở ñể ñịnh hướng phát triển, nâng cao năng suất, duy trì
chất lượng và giá trị sản xuất ñối với cây bưởi Diễn trên ñịa bàn huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang, trong phạm vi, chương trình và khả năng nghiên cứu,
chúng tôi thực hiện ñề tài:
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và một số biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất quả bưởi diễn tại Hiệp

Hòa - Bắc Giang.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất, khả năng sinh trưởng, phát triển và ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, phẩm chất ñối với cây
bưởi Diễn tại huyện Hiệp Hòa góp phần ñịnh hướng phát triển cây bưởi Diễn
trong ngành sản xuất cây ăn quả ở huyện.
1.2.2 Yêu cầu
1 - Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu về ñiều kiện kinh tế, xã hội
và sản xuất cây ăn quả tại vùng nghiên cứu.
2 - ðiều tra hiện trạng phát triển cây bưởi Diễn tại huyện Hiệp Hòa.
3 - ðánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi tại Hiệp
Hòa.
4 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng bưởi Diễn tại vùng nghiên cứu.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Thông qua thu thập số liệu và lấy mẫu, phân tích các yếu tố sinh thái
kết hợp với theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi, ñối chiếu
với các yêu cầu của cây bưởi Diễn ñể kết luận về khả năng thích hợp ñể phát
triển trên ñịa bàn huyện Hiệp Hòa.
- Từ kết quả thu ñược về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của bưởi Diễn ñể có kết luận
sơ bộ về hiệu quả của các biện pháp trên ñối với cây bưởi Diễn ñồng thời ñưa
ra các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của ñề tài là cơ sở ñể các cơ quan hoạch ñịnh, các cơ quan
chuyên môn và người sản xuất quyết ñịnh hướng phát triển ñối với cây bưởi
Diễn tại vùng nghiên cứu.
- Các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng tốt tới năng suất, phẩm chất
bưởi Diễn tại Hiệp Hòa có thể ñược triển khai trong thực tế sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và phân bố cây bưởi
Cây bưởi ñề cập trong nghiên cứu này, theo hệ thống phân loại thực vật
thuộc về họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, chi phụ Eucitrus, loài
Grandis (
Bùi Huy ðáp, 1960)
[7].
Loài bưởi Citrus grandis (Citrus grandis L.), tên tiếng Anh là Pomelo
ñôi khi bị nhầm lẫn với một loại khác có quả ra thành từng chùm (bưởi
chùm). Năm 1830, bưởi chùm ñược Macfadyen phân thành một loài cây mới
và ñặt tên là Citrus paradisi. Một số tác giả cho rằng, trong cùng một chi Citrus,
bưởi và bưởi chùm là hai loại khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
(Phạm Thị chữ, 1998) [5]; (Bùi Huy ðáp, 1960) [7].
Về nguồn gốc cây bưởi, trên thế giới hiện có nhiều quan ñiểm chưa

thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Chawalit Niyomdham (1992) [34] cho
rằng bưởi có nguồn gốc từ Malaysia, từ ñó lan rộng tới Indonesia, Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn ðộ, ðịa Trung Hải và Mỹ. Bretscheider lại cho rằng bưởi có
nguồn gốc từ Java, Ấn ðộ. Tài liệu của Rajput và cs (1985) [57] ghi lại quan
ñiểm của Janata về nguồn gốc cây bưởi, theo Janata, bưởi ñược thu thập từ
những cây hoang dại ở Garo hills (bang Meghalaya, Ấn ðộ) sau ñó ñược
chuyển qua phía ñông của vùng trồng cây có múi ở Yongtze và phía Nam ðại
Tây Dương. Các tác giả Vũ Công Hậu (1960) [12]; Tôn Thất Trình (1995) [22]
thì cho rằng cây bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Châu Á và các nước trong khu vực ðông Nam Á là khu vực trồng bưởi
chủ yếu của thế giới. Năm 2010, diện tích bưởi của châu Á chiếm trên 50% tổng
diện tích và 59% tổng sản lượng bưởi thế giới (FAO, 2010) [40]. Tại khu vực
này, bưởi ñược trồng nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan, Lào, Việt
Nam, Philippines, Malaysia
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
* Sản xuất bưởi: theo FAO [40], năm 2010, diện tích bưởi
*
cho thu
hoạch toàn thế giới là 269.002 ha, năng suất trung bình ñạt 258,6 tạ/ha, tổng
sản lượng là 6.957.837

tấn.
Các nước và khu vực trồng nhiều bưởi gồm: Trung Quốc, Thái Lan,
Mỹ, Mexico, Cu Ba Diện tích thu hoạch, năng suất bình quân và sản lượng
của 10 nước sản xuất bưởi lớn nhất thế giới ñược thể hiện như bảng sau:

Bảng 2.1 Các nước sản xuất bưởi
*
lớn nhất thế giới năm 2010

TT Quốc gia Diện tích thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn)
1 China 60.790

2.868.750

2 Thailand 31.779

294.949

3 USA 30.837

1.123.090

4 Mexico 17.577

400.934

5 Cuba 13.075

137.660

6 South Africa 12.100

343.180

7 India 10.000


260.300

8 Argentina 7.685

188.820

9 Bangladesh 7.130

58.468

10 Turkey 6.063

213.768

(Nguồn: FAO, 2010)
Trung Quốc là nước sản xuất bưởi lớn nhất thế giới, diện tích trồng
bưởi của Trung Quốc tập trung tại các tỉnh Quảng ðông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và ðài Loan Một số giống bưởi
của Trung Quốc ñã trở nên nổi tiếng ñược thế giới biết ñến như: bưởi Văn
ðán, Sa ðiền, Quan Khê Giống bưởi Văn ðán ở ðài Loan là giống nổi tiếng

*
bao gồm cả bưởi chùm và bưởi
*
bao gồm cả bưởi chùm và bưởi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


vì có chất lượng rất tốt và không có hạt ñược nhiều người ưa chuộng (Hoàng
A ðiền, 1999) [8].
Sau Trung Quốc, Thái Lan cũng là nước sản xuất bưởi lớn của châu Á
và thế giới. Thái Lan không chỉ có thế mạnh về diện tích trồng bưởi, các
giống bưởi tốt của Thái Lan cũng khá phong phú. Các giống bưởi như: Khao
Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan, Khao Hawm, Khao nhan phung, Khao
kheaw, Khao Jeeb, Khao Yai, Tubtim và Sai Nham Phung hiện ñang ñược
trồng phổ biến tại các tỉnh miền trung Thái Lan. Bên cạnh ñó, còn có các
giống khác ñược trồng phổ biến ở một hoặc một vài khu vực của Thái Lan
như: Khao Tangkwa, Som Krun, Khao Udom Sook, Manorom ở Chai Nat và
Nakhon Sawan; Khao Uthai là giống ñặc sản của tỉnh Uthai Thani; giống
Takhoi và Som Pol ở Phichit; giống Pattavia ở các tỉnh Surat Thani,
Songkhla, Narathiwat, Pattani phía Nam của Thái Lan (Chawalit Niyomdham,
1992) [34].
Ấn ñộ là một trong mười nước sản xuất bưởi lớn nhất thế giới, tại Ấn
ðộ bưởi ñược trồng chủ yếu ở các vườn gia ñình thuộc bang Assam và một số
bang khác. Một số giống ñược biết ñến là: Dowali, Nowgong, Burni, Gagar,
Zemabawk, Jorhat, Khanpara, Kamrup, Khasi, Bor Tanga, Hukma Tanga,
Holong Tanga, Jamia Tanga và Aijal (S.G Gandhi, 1973) [16].
Philippines cũng là một nước ñược thế giới biết ñến về sản xuất bưởi.
Sản xuất bưởi Philippines chiếm tới 33% trong các cây có múi. Tuy nhiên, số
lượng giống bưởi phổ biến ở ñây ít và chủ yếu có nguồn gốc nhập nội. Có 4
giống bưởi ñang ñược trồng phổ biến ở Philippines, bao gồm: Khao Pung gốc
Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk gốc Trung Quốc và Fortich là giống ñịa
phương (Angelina M. Garees) [28].
* Tiêu thụ bưởi: Năm 2008, sản lượng bưởi xuất khẩu
*
(FAO, 2008)
[41] toàn thế giới là 1.143.273 tấn với giá trị ñạt 823.491 nghìn USD, các


*
bao gồm cả bưởi chùm và bưởi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

nước xuất khẩu bưởi lớn nhất gồm: Singapore 271.730 tấn; Papua New
Guinea 184.235; Saint Vincent and the Grenadines 130.226 tấn; Libyan Arab
Jamahiriya 102.897 tấn; Bulgaria 100.319 tấn; Bahamas 63.687 tấn; Greece
51.282 tấn; Paraguay 33.371 tấn; Algeria 33.355 tấn. Bưởi xuất khẩu ñược
tiêu thụ tại các khu vực, quốc gia nhập khẩu nhiều như: EU 400.017 tấn;
Japan 174.771 tấn; Netherlands 166.563 tấn; Russian Federation 91.366 tấn;
France 85.379 tấn; Germany 81.730 tấn; Belgium 53.868; Canada 47.127;
Poland 44.000 tấn; United Kingdom 35.287 tấn.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích trồng các cây
có múi trong ñó có bưởi tiếp tục tăng. Diễn biến sản xuất bưởi của Việt Nam
ñược thể hiện như biểu ñồ sau:

DT: 1.000 ha; NS: tạ/ha; Sản lượng: tấn

Hình 2.1 Diễn biến sản xuất bưởi của Việt Nam năm 2005, 2008 và 2009
(Nguồn:Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Diện tích cây có múi cả nước tăng từ 129,1 nghìn ha (năm 2005) lên
142,5 nghìn ha (năm 2009), sản lượng tăng từ 919 nghìn tấn (năm 2005) lên

1.226,1 nghìn tấn (năm 2009) [1].
So với toàn thế giới, cây có múi của Việt Nam chiếm khoảng 10% diện
tích và khoảng 1/7 sản lượng.
Việt Nam có khá nhiều giống bưởi phổ biến với chất lượng tốt ñược
người tiêu dùng trong nước biết ñến như các giống bưởi ðoan Hùng, bưởi ñỏ
Mê Linh, bưởi Biên Hòa, bưởi ðường Lá Cam, bưởi ðường Hương Sơn
Bên cạnh ñó, nhiều giống bưởi ñược coi là những giống ñặc sản vùng miền
như: bưởi Thanh Trà (Thừa Thiên - Huế), bưởi Lông Cổ Cò (Cái Bè - Tiền
Giang), bưởi Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh). ðặc biệt là các giống bưởi
không những nổi tiếng trong nước mà còn ñược thị trường quốc tế biết ñến
như bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh. Kể từ năm 2004, giá trị xuất khẩu mặt
hàng bưởi của Việt Nam liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước.
Bưởi Diễn, theo nhiều tác giả trong nước, có thể là một biến dị của bưởi
ðoan Hùng là giống bưởi ñược trồng nhiều ở các xã Phú Diễn, Phú Minh huyện
Từ Liêm, Hà nội. Hiện nay, bưởi diễn ñã ñược trồng và phát triển tốt tại các ñịa
phương như: ðan Phượng, Phúc Thọ, Hoài ðức, Chương Mỹ, Quốc Oai,
Thường Tín (Hà Nội), Văn Giang, Tiên Lữ (Hưng Yên) (Vũ Việt Hưng, 2010)
[14]. Tại Bắc Giang, bưởi Diễn ñược trồng tại các huyện Hiệp hòa, Lạng Giang,
Lục Ngạn. Trong ñó, Hiệp hòa là huyện trồng với diện tích nhiều nhất. Diện tích
cây bưởi diễn tại Bắc Giang ñang có xu hướng mở rộng thêm.
Trước ñây bưởi của Việt Nam chủ yếu tiêu thụ nội ñịa và ñược sử dụng
cho mục ñích ăn tươi là chính. Kể từ năm 2004 trở lại ñây, bưởi là một trong
những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam với giá trị xuất khẩu tăng lên hàng
năm. Giá trị xuất khẩu bưởi và cây có múi của Việt Nam ñược thể hiện như
bảng sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2004-2008)

ðVT: 1.000 USD
Năm
Loại quả
2004 2005 2006 2007 2008
Bưởi 0

26

195

699

1291

Chanh 7

52

92

326

1111

Quýt 148

21

44


25

98

Cam 4

12

22

74

15

Quả có múi khác 8

20

59

32

187

Tổng 167

131

412


1156

2,702

(Nguồn: Trung tâm thương mại quốc gia, 2009)
2.3 Tình hình nghiên cứu về cây bưởi
2.3.1 ðiều kiện sinh thái cây bưởi
2.3.1.1 Nhiệt ñộ, ñộ ẩm không khí.
Nhiệt ñộ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt ñộng sống
của cây cũng như năng suất, phẩm chất quả bưởi (Federick, 1998) [42]. Mặc
dù có thể trồng bưởi ở những vùng có nhiệt ñộ 12 – 39
o
C, nhưng nhiệt ñộ
thích hợp nhất cho cây bưởi là 23 – 29
o
C, nhiệt ñộ thấp hơn 12,5
o
C hoặc cao
hơn 40
o
C cây ngừng sinh trưởng.
Cây bưởi cần nhiệt ñộ >12,5
o
C ñể phát sinh lộc, thời gian phát sinh lộc
cũng phụ thuộc vào nhiệt ñộ (Cassin, 1968) [32]. Nhiệt ñộ tốt nhất cho các
hoạt ñộng của bộ rễ từ 17 – 30
o
C, trong phạm vi 17 – 30
o
C, nhiệt ñộ tăng thì

hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại. Nhiệt ñộ thích hợp nhất
cho phát sinh các ñợt lộc là 25 – 30
o
C. Ở vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới cây có
múi thường có 2 – 5 ñợt sinh trưởng (Mendel, 1996) [52].
Cảm ứng ra hoa xảy ra khi có sự tác ñộng của yếu tố nhiệt ñộ và ñộ ẩm.
ðể có cảm ứng ra hoa, nhiệt ñộ phải dưới 25
o
C trong nhiều tuần ở vùng Á nhiệt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

ñới, khô hạn kéo dài hơn 30 ngày ở vùng Nhiệt ñới (Southwick and Deverport,
1986) [62]. Ngưỡng nhiệt ñộ tối thiểu cho ra hoa là 9,4
o
C, nhiệt ñộ thấp
(<20
o
C) thời gian nở hoa kéo dài, nhiệt ñộ cao (25 – 30
o
C) thời kỳ nở hoa ñược
rút ngắn (Lovatt, 1984) [50].
Trên cây có múi, cành hỗn hợp (cành có một vài hoa và nhiều lá) là loại
cành có tỷ lệ ñậu quả và giữ ñược tỷ lệ ñậu quả ñến khi thu hoạch cao nhất. Theo
Lord and Eckard (1987), số lượng hoa không có lá có liên quan ñến nhiệt ñộ.
Những vụ có nhiệt ñộ mùa ñông thấp, kéo dài dẫn ñến sự phát triển cành nhiều
hoa không có lá và ngược lại nhiệt ñộ mùa ñông cao tạo ra nhiều cành hoa có lá
hơn [49]. Số hoa tạo ra có tương quan thuận với thời gian cảm ứng do nhiệt ñộ
thấp, (Rabe and Walt, 1992) [56].

Nhiệt ñộ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thụ phấn thông qua (1) ảnh
hưởng trực tiếp tới tốc ñộ sinh trưởng của ống phấn và (2) kích thích hoặc hạn
chế hoạt ñộng của côn trùng vì vậy ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn nhờ côn
trùng. Khi hạt phấn rơi xuống núm nhụy, quá trình nảy mầm, xuyên qua vòi
nhụy của ống phấn ñược tăng cường trong ñiều kiện nhiệt ñộ 25 – 30
o
C, nhiệt
ñộ thấp dưới 20
o
C, quá trình này giảm xuống hoặc bị ức chế hoàn toàn. Thời
gian ñể ống phấn xuyên suốt ñược vòi nhụy kéo dài từ 2 ngày ñến 4 tuần phụ
thuộc vào giống và nhiệt ñộ (Jones, 1965) [46].
Ẩm ñộ không khí cao, nhất là ẩm ñộ cao ñi kèm với mưa ñặc biệt là
mưa phùn kéo dài ảnh hưởng tới quá trình tung phấn của hoa và hoạt ñộng
của côn trùng trong quá trình thụ phấn nhờ côn trùng. Không những thế, ẩm
ñộ không khí cao làm tốc ñộ nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn nhanh
hơn tốc ñộ của vòi nhụy gây vỡ vòi nhụy, quá trình thụ phấn thụ tinh không
thực hiện ñược. Ẩm ñộ thích hợp cho thụ phấn 80 – 85% (Pinhas Spiegel –
Roy, 1996) [55].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Nhiệt ñộ và ẩm ñộ cũng ảnh hưởng tới hiện tượng rụng quả sinh lý.
Dưới tác ñộng của các stress, ñặc biệt là nhiệt ñộ cao và thiếu nước, rụng quả
sinh lý thể hiện rất rõ (Garcia – Luis, 1992) [43]. Một thực tế ñược ghi nhận
là khi nhiệt ñộ không khí trên 40
o
C, ẩm ñộ giảm xuống dưới 40% có thể gây
rụng quả hàng loạt.

2.3.1.2 Ánh sáng
Bưởi là cây ưa ánh sáng tán xạ. Cường ñộ ánh sáng thích hợp cho bưởi
sinh trưởng, phát triển là 10.000 – 15.000 lux, ứng với 0,6cal/cm
2
và tương ứng
với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 – 17 giờ những ngày quang mây mùa hè. Cường
ñộ và chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển của cây
bưởi thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng do ảnh hưởng trực tiếp ñến sự ñồng hóa
CO
2
cũng như sự ñóng mở khí khổng lá khi gặp nhiệt ñộ quá cao gây ra bởi
cường ñộ bức xạ.
2.3.1.3 Nước
Rễ bưởi thuộc loại rễ nấm, rễ hút dinh dưỡng thông qua hệ nấm cộng
sinh do ñó bưởi là cây ưa ẩm nhưng không chịu ñược úng. Khi bị ngập nước
ñất thiếu ôxy rễ hoạt ñộng kém, làm rụng lá và quả non, nếu ngập lâu sẽ bị
thối chết (Bevington and Castle, 1985) [29].
Lượng mưa trung bình 1.250 – 1.850 mm/năm và phân bố ñều ở các
tháng trong năm thích hợp cho việc trồng bưởi. Bưởi cần nhiều nước ở thời
kỳ bật mầm, phân hóa mầm hoa và quả phát triển (Frederick, 1998) [42].
Theo Trần Thế Tục và cộng sự (1996) [24], lượng mưa cần hàng năm của
1 ha cam quýt là 9.000 – 12.000m
3
, tương ñương với lượng mưa 900 – 1.200
mm/năm.
Nước ñóng vai trò quan trọng trong việc ñiều tiết thời gian và thúc ñẩy
sự ra hoa của cây có múi. Thiếu nước ñược sử dụng như là một phương tiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


ñể tạo cảm ứng ra hoa ở cây có múi. Tại nhiều nước trên thế giới, phương
pháp gây hạn cũng ñã ñược sử dụng ñể cho cây có múi ra hoa trái vụ ở nhiều
vùng sản xuất cây có múi (Castle, 1973) [33]. Tại Việt Nam, biện pháp xiết
nước ñã ñược thực hiện khá phổ biến trên một số giống bưởi (Da Xanh, Năm
Roi …) nhằm tạo quả trái vụ (Trần Văn Hâu, 2005) [11].
2.3.1.4 Gió
Gió có tác dụng làm lưu thông không khí, ñiều hòa ẩm ñộ, giảm sâu
bệnh hại, tăng khả năng phát tán và thụ phấn cho hoa. Ngược lại, tốc ñộ gió lớn
có thể làm gãy cây, rụng quả, ảnh hưởng ñến sinh trưởng và năng suất của cây.
2.3.1.5 ðất
Bưởi có thể trồng trên nhiều loại ñất, tuy nhiên trồng trên ñất xấu hiệu
quả kinh tế thấp hơn trồng trên ñất tốt do phải ñầu tư nhiều . Theo Lý Gia Cầu
(1993) [3], ñể cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt ñất trồng bưởi cần có một
số chỉ tiêu sau:
- ðất giàu mùn (hàm lượng 2 – 2,5% trở lên), hàm lượng các chất dinh
dưỡng N, P, K, Ca, Mg …ñạt mức trung bình trở lên (N từ 0,1 – 0,15%, P
2
O
5

dễ tiêu từ 5 – 7mg/100g ñất, K
2
O dễ tiêu từ 7 – 10 mg/100g ñất và Ca, Mg từ
2 – 3mg/100g ñất).
- ðộ chua (pH): tốt nhất là 5,5 – 6,5
- ðộ dày tầng ñất: trên 1m
- Thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ (cát thô ñến thịt nhẹ chiếm
65 – 70%) thoát nước (tốc ñộ thấm của nước từ 10 – 30cm/giờ).
Trên thức tế, các vùng trồng bưởi lớn và nổi tiếng nước ta phần lớn

nằm ven các dòng sông, suối trên nền ñất phù sa hoặc ñất phù sa cổ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

2.3.2 ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi
2.3.2.1 ðặc ñiểm sinh trưởng thân, cành
Sinh trưởng thân, cành của cây bưởi phụ thuộc vào tuổi cây, các yếu tố
sinh thái và kỹ thuật chăm sóc. Những cây trẻ chưa cho quả thường sinh trưởng
mạnh, sự phát sinh lộc diễn ra quanh năm và xuất hiện nhiều ñợt lộc trong năm.
Khi cây trưởng thành ñã cho quả thì thường chỉ có 4 ñợt lộc trong năm, ñó là lộc
xuân, lộc hè, lộc thu và lộc ñông. Ở những vùng khô hạn hoặc rét sớm thì chỉ có
3 ñợt lộc xuân, hè và thu, không có lộc ñông (Lý Gia Cầu, 1993; Davies F.S,
Albrigo L.G, 1998) [3]; [36].
- Lộc xuân: xuất hiện từ tháng 2 ñến tháng 4 hàng năm. Lộc xuân có ñặc
ñiểm là số lượng nhiều, chiều dài cành tương ñối ngắn và thường là cành ra
hoa, cho quả nên ñược gọi là cành quả (Davies F.S, Albrigo L.G, 1998) [36].
- Lộc hè: xuất hiện từ tháng 5 ñến tháng 7 hàng năm, xuất hiện rải rác
không tập trung, cành thường to, dài, ñốt thưa, sinh trưởng không ñều. ðây là
loại cành sinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cành quả và là
cành mẹ của cành thu. Khi số lượng cành hè nhiều, có thể xảy ra tình trạng
cạnh tranh dinh dưỡng, gây rụng quả, do vậy chỉ nên giữ lại cành hè với một
số lượng thích hợp (Davies F.S, Albrigo L.G, 1998) [36].
- Lộc thu: xuất hiện từ tháng 8 ñến tháng 10 hàng năm. Cành thu phần lớn
ñược sinh ra từ cành hè, một phần từ những cành xuân không mang quả. Chúng
có vai trò tăng cường khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân,
do vậy số lượng và chất lượng của cành thu có ảnh hưởng trực tiếp ñến số lượng
và chất lượng cành mang quả của năm sau (Davies F.S, Albrigo L.G, 1998) [36].
- Lộc ñông: xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, số lượng ít, cành
ngắn. Cành ñông nếu xuất hiện nhiều sẽ làm tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng ñến

sự phân hoá mầm hoa của cành quả (Davies F.S, Albrigo L.G, 1998) [36].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

2.3.2.2. ðặc tính sinh lý ra hoa ñậu quả
Thời gian từ khi hoa nở ñến khi tàn kéo dài khoảng hơn một tháng. Số
lượng hoa bưởi rất lớn, tuy nhiên tỷ lệ ñậu quả chỉ ñạt 1-2%. Thời ñiểm ra
hoa của mỗi giống là khác nhau và phụ thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý
Gia Cầu, 1993; Davies F.S, Albrigo L.G, 1998) [3]; [36].
Quá trình ra hoa của bưởi trải qua các giai ñoạn sau:
 Cảm ứng và phân hoá hoa
Ở cây bưởi, quá trình hình thành hoa diễn ra khi xuất hiện yếu tố hoạt hoá
cho sự sinh trưởng của chồi ñỉnh và sự có mặt của yếu tố cảm ứng hình thành hoa.
Cảm ứng ra hoa bắt ñầu với sự ngừng sinh trưởng sinh dưỡng trong
mùa ñông - thời kỳ sinh trưởng không rõ ràng ở vùng Á nhiệt ñới hoặc thời kỳ
khô ở vùng Nhiệt ñới (Frederick, 1998) [42]. Nhìn chung trên cây trưởng
thành, sự sinh trưởng chồi ngừng lại và tốc ñộ sinh trưởng rễ giảm khi nhiệt
ñộ giảm vào mùa ñông mặc dù nhiệt ñộ không dưới 12,5
0
C. Trong thời kỳ
này các lộc sinh dưỡng phát triển khả năng ra hoa. Vì thế, sự cảm ứng liên
quan ñến việc ñịnh hướng chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang tạo các
chùm hoa. Stress do lạnh và nước là những nhân tố cảm ứng chính. Trong ñó,
nhân tố chính là ñộ lạnh ở vùng có khí hậu Á nhiệt ñới và nước ở vùng có khí
hậu Nhiệt ñới. Nhiệt ñộ dưới 25
0
C trong nhiều tuần là cần ñể cảm ứng lộc hoa
với số lượng ñáng kể. Trên ñồng ruộng, cần có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn
30 ngày ñể một số lượng lộc hoa ñáng kể có cảm ứng ra hoa (Pinhas Spiegel-

Roy, 1996) [55].
Hiện nay, việc gây hạn nhân tạo ñã ñược sử dụng như là một phương tiện
ñể xúc tiến sự cảm ứng ra hoa ở cây có múi nói chung và bưởi nói riêng, ngay ở
nước ta vùng ñồng bằng Sông Cửu Long nông dân trồng cây ăn quả cũng thường
sử dụng biện pháp xiết nước ñể kích thích cho cây ra hoa theo ý muốn.

×