GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi tốt nghiệp ra trường tôi cầm trên tay giấy quyết định về trường Tiểu
học Phước Sang. Lúc ấy tôi rất vui và hãnh diện là một giáo viên chun nhạc vì
theo tơi được biết thì những năm trước đó khơng có giáo viên chun nhạc. Vui
là vì được về cơng tác ở huyện nhà, nơi mà tôi hằng mong ước. Nhưng rồi một
thống lo âu lại đến trong lịng tơi, tơi lo sợ vì từ trước đến nay tất cả mọi người
đều cho âm nhạc là một môn học phụ. Càng lo bao nhiêu thì tơi càng muốn đến
ngay ngơi trường đó để xem tình hình nơi đó như thế nào, sự nhận thức của Phụ
huynh học sinh và cả những giáo viên đang cơng tác ở đó. Và diều quan trọng
hơn hết là điều kiện cơ sở vật chất cũng như sự quan tâm của BGH nhà trường
đối với môn học này như thế nào? Vì Âm nhạc là một mơn học giúp học sinh
thoải mái tinh thần cũng như giúp học sinh phát triển khả năng thưởng thức cái
hay, cái đẹp.
Mục đích giáo dục hiện nay của là đào tạo những con người phát triển
tồn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đỏi hỏi của
cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện khơng chỉ giáo dục
cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiên thức khoa học và
xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức
cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói
riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu
được.
Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất
là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc có vị trí rất
quan trọng.Trong những năm gần đây, nắm băt tình hình thực tế những đòi hỏi
của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục
nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương
tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt
là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ
chuyên nghiệp nhưng thơng qua mơn học này đã hình thành cho các em những
kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 1
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
mái hơn, giúp các em phát triển hiền hồ, tồn diện hơn, từ đó giúp các em học
tốt các môn học khác.
Những tuần cuối của lớp 3, các em tiếp cận với các ký hiệu âm nhạc như
khng nhạc, khố son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản.Việc học
Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ,
thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc
cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh
trên cơ sở giai điệu bài hát.
Sang lớp 4, Âm nhạc được nâng cao hơn, ngồi việc học hát các em cịn
được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng,
nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và
từ đó việc học âm nhạc lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một
giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khng nhạc
có khố son đó là một phân mơn mới, phân mơn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc
rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào
việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Qua 3 năm công tác tôi cảm thấy học sinh chưa thật sự thể hiện tốt qua các
tiết học bài hát mới và tiết học tập đọc nhạc tuy đã biết xác định tên nốt, hình
nốt nhưng khi áp dụng đọc đúng cao độ, trường độ thì các em vẫn cịn lúng túng,
chưa quen khi vừa cần phải thể hiện đúng cao độ và trường độ của bài đọc nhạc.
Việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ mơn Âm nhạc ở
Tiểu học đang cịn rất nhiều vấn đề phải bàn, do khơng có giáo viên chuyên
nhạc nên những giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy dẫn đến việc học sinh bị
thiếu hụt kiến thức cơ bản trầm trọng. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương
tiện dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỹ,
chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khơ cứng.
Do đó kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học
tập và tiếp thu kiến thức của bộ mơn.
Từ tình hình thực tế đó cùng với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo
nhà trường và một quyết tâm lớn mà tôi đã nung đúc từ 3 năm nay, tôi mạnh dạn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 2
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
đưa ra một vài phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm góp
một phần nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà mà đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ.
Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy
tại trường Tiểu học.
II/ Đối tượng nghiên cứu:
Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc lớp 4
Toàn thể học sinh lớp 4
Lớp 4A 1: 23 HS
Lớp 4A 2: 22 HS
III/ NỘI DUNG:
1/ Thực trạng của vấn đề:
Mơn âm nhạc có thể nói là một mơn học khơng thể thiếu trong chương trình
học ở bậc Tiểu học, bậc trung học cũng như âm nhạc không thể thiếu trong cuộc
sống. Nhưng để học môn âm nhạc một cách có hiệu quả nhất địi hỏi phải có
năng khiếu và nếu như khơng có năng khiếu thì địi hỏi người truyền thụ kiến
thức âm nhạc phải có một trình độ nhất định và một phương pháp tốt nhất mới
có thể giúp các em học sinh nắm được kiến thức âm nhạc vững chắc và một sự
đam mê đối với môn học.
Âm nhạc ở bậc Tiểu học được xem là tiền đề giúp các em tiến tới một kiến
thức sâu hơn khi lên cấp 2 và giúp các em có một tinh thần thoải mái, sảng khối
mà khơng bị căng thẳng.
Do chưa có giáo viên chuyên nhạc nên kiến thức âm nhạc của các em còn
nhiều hạn chế là điều tất nhiên. Từ đó việc truyền thụ kiến thức mới cho các
em cũng gặp khơng ít khó khăn vì đa số trước đây các em học âm nhạc theo
kiểu máy móc, truyền miệng mà khơng hề có một kiến thức căn bản nào.
Bên cạnh đó, hai năm đầu tơi còn phải tạo cho các em một cảm giác thoải
mái khi học vì các em thấy âm nhạc rất xa lạ với đời sống. điều này cũng rất dễ
hiểu vì do điều kiện kinh tế của xã cịn nhiều khó khăn nên các em ít được tiếp
xúc với các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là hạn chế trong việc tiếp
xúc âm nhạc nên dẫn đến sự mới mẻ khi các em làm quen với những bài hát
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 3
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
mà các em chưa từng nghe qua và sự khô khan của những bài tập đọc nhạc vì
các em chưa được làm quen và nắm bắt kĩ những ký hiệu ghi nhạc mà đơn giản
là cao độ và trường độ của nốt nhạc.
2/ Mô tả và giới thiệu nội dung cần giải quyết:
Trong chương trình học mơn âm nhạc lớp 4 có một số bài hát tương đối khó
và một phân mơn vơ cùng mới đối với các em nếu như giáo viên vẫn lập lại cách
giảng dạy thầy đóng vai trị quan trọng và quyết định trong mọi hoạt động của
học sinh.
Việc thay đổi cách giảng dạy một bài hát mới cũng như giúp các em học tốt
phân môn đọc nhạc là vấn đề cần giải quyết kịp thời nhằm giúp các em học
tiếp thu một cách nhanh chóng những bài hát mới, khó và biết đọc nhạc những
bài đơn giản tạo cho các em có một kiến thức âm nhạc vững chắc khi lên cấp 2
IV. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu
học ở nước ta. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng,
điều đó khơng chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa
sức, xoay vịng mà cịn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy.
Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm
chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và tồn thể xã hội.
1/ các hoạt động thực hiện sáng kiến:
Thu thập thông tin:
Trong việc học mơn âm nhạc tuy nó khơng địi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối như những con số nhưng lại địi hỏi người học phải có sự u thích, sự
đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này khơng phải học
sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây
thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những
lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những
hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm
thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 4
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát,
đọc đúng độ cao, trường độ, tiết tấu của các nốt nhạc trong một bài tập đọc
nhạc? Trước tiên phải xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em,
giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực
độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và
cảm thụ Âm nhạc. Ngoài việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho học sinh, để
các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một
tâm thế thoải mái, một hứng thú khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một
trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác giai
điệu các bài hát, bài tập đọc nhạc. Phải giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca,
cảm nhận được những tình cảm tươi vui, nhí nhảnh hay trầm lắng, nhẹ nhàng
trong giai điệu từng bài hát, từng bài tập đọc nhạc.
Là một giáo viên chuyên nhạc tôi đã nỗ lực giảng dạy hết khả năng của
mình và mong muốn các em học sinh có được một khiến thức âm nhạc căn bản,
từ đó giúp các em tự tin hơn trong giờ học hát kể cả những học sinh ít có năng
khiếu môn học này.
Dựa vào cơ sở lý luận trên cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu
học tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ mơn Âm nhạc của học sinh 2 lớp 4A1
và lớp 4A2. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu
các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ mơn chỉ rơi vào một số em
gọi là có năng khiếu. Cịn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít
có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Điều tra khảo sát động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh:
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ
mơn Âm nhạc khơng? Vì sao thích? Vì sao khơng? Kết qua thu được như sau:
STT
NGUYÊN NHÂN
KẾT QUẢ
LỚP 4A1
1
2
Do môn Âm nhạc hấp dẫn,
dễ học, thoải mái
Do mơn Âm nhạc khó nhớ,
hay qn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỚP 4A2
12/23 HS = 52,2%
11/22 8HS = 50 %
4/23 HS = 17,4%
4/22 HS = 18,2%
TRANG 5
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Do giáo viên dạy hay, dễ
hiểu
3
7/23 HS = 30,4%
7/22 HS = 31,8%
Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát hoặc đọc một
bài tập đọc nhạc mà em đã học ở lớp 4.
Kết quả:
LỚP
SỐ HS
HOÀN THÀNH TỐT
(A+)
HOÀN THÀNH
(A)
CHƯA HOÀN THÀNH
(B)
4A1
23
3 HS = 13,1%
19 HS = 82,6%
1 = 4,3%
4A2
22
2 HS = 9,1%
19 HS = 86,4%
1 = 4,5%
Như vậy qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ mơn,
nhưng để học tốt thì số lượng cịn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực
hiện bài hát hay đọc một bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em có phong cách
trình bày tự nhiên và khá thoải mái hoặc đọc chuẩn xác cao độ, trường độ các
nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự
tin, chỉ hát với tính chất thuộc lịng gần đúng giai điệu. Việc thể hiện tính chất
của bài hát là rất hạn chế. Phần đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà khơng đúng
trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. Vì thế muốn cho
các em học tốt mơn âm nhạc lớp 4 mà đặc biệt là phần học hát và phần tập đọc
nhạc thì địi hỏi giáo viên phải áp dụng những phương pháp mà mình đã áp dụng
đã mang lại hiệu quả cao cho các em.
2/ Phương pháp thực hiện sáng kiến::
Trong chương trình âm nhạc lớp 4 ngay vào đầu năm học đã có một bài hát
tương đối khó như bài Em u hồ bình, Trên ngựa ta phi nhanh, Bàn tay mẹ.
Mà để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên
người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 6
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các em
đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư thế
ngồi hát, Sang lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước đó
là các em làm quen với cách đọc nhạc và cách thể hiện một bài hát có sắc thái,
tình cảm. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong
giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát
triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
a) Xây dựng phương pháp dạy hát.
+ Phương pháp dạy tập hát bài mới.
Việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói chung và
tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh và tư
thế đứng luyện thanh là phải đứng nghiêm nhưng thả lỏng 2 tay và điều quan
trọng là lấy hơi bằng bụng. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên
thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ giọng và giúp
cho giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em
qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên
chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ
thực hiện.
Ví dụ Mẫu 1:
Mẫu 2:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 7
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
* Tư thế đứng luyện thanh:
Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Nhưng Ở
đây tôi chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học
nhất, đó là phương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa
lỗi thông qua truyền miệng từng câu. Ngồi ra tơi cịn giúp các em phát triển khả
năng cảm thụ âm nhạc thông qua bài hát.
Để làm được điều này, sau khi đã giúp các em qua bước luyện thanh khởi
động giọng, người giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh
động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, ngồi những từ ngữ dùng để mơ tả
những hình ảnh sinh động trong bài hát, giáo viên phải cho các em nghe giai
điệu bài hát, việc cho các em nghe bài hát mẫu thường thì có rất nhiều cách như
thơng qua băng, đĩa nhạc. Nhưng riêng tơi thì tơi chỉ sử dụng cách hát mẫu do
chính mình hát. Sở dĩ tôi thực hiện cách này là giúp cho học sinh sự thích thú
đối với bài hát và giúp các em sau tiết học hát có thể thực hiện lại những động
tác mà giáo viên đã làm mẫu. Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu,
tính chất của bài . Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự
hứng thú chú ý hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu
theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 8
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
bài hát là việc làm không thể thiếu được, ở phần này giáo viên phải giải nghĩa và
luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Ngoài ra
giáo viên cần nhắc nhở học sinh những chỗ luyến trong bài hát để học sinh
không bở ngỡ khi hát cả câu hát. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em
phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần
hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân
hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát vì ở việc làm này các em đã được đọc từng câu
theo ý nghĩa câu hát.
Ví dụ: Trong bài “ Em u hồ bình” (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Tồn).
Khi hướng dẫn đọc lời ca, phải giúp các em thể hiện được tiết tấu lặng đen, lặng
đơn, nốt móc đơn có chấm dơi, móc kép trong bài bằng cách đọc, gõ nhạc cụ gõ
hay vỗ tay theo tiết tấu như sau:
Đọc 2
Em u hồ bình, u đất nước Việt Nam, yêu từng gốc đa bờ
4............................................................................................................................................................
Gõ:
x
2
x
x
x
x
x
xx
x
x
x
tre đường làng.
4............................................................................................................................................................
Gõ:
x
x
xx
Để các em đọc chính xác tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ
và đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu.
Điều cần thiết hơn hết khi tập hát đó là sự đồng điều hoà giọng của các em
và đặc biệt là việc hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch hướng dẫn các
em thực hiện tốt.
Như chúng ta đã biết, tầm cử giọng của các em ở Tiẻu học còn thấp hơn
so với tầm cử giọng của học sinh cấp 2, vì vậy việc xác định tầm cử giọng hát
chung của cả lớp sao cho phù hợp với đối với một bài hát là vấn đề vơ cùng
quan trọng. điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng
cao độ của bài mà không quá cao hoặc quá thấp khiến các em khó khăn trong
việc điều chỉnh giọng hát cho thật chính xác.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 9
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, không nhất thiết giáo
viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình
bày tồn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu
của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, việc dùng tiếng đàn
(Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó và các em nghe cảm nhận giai
điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất chứ khơng phải nhất
thiết giáo viên phải hát mẫu.
Tôi đã áp dụng phương pháp này và thấy được sự thích thú của các
em khi các em tập trung nghe giai điệu để lập lại sao cho đúng giai điệu
câu nhạc. Điều này không quá dể mà cũng khơng khó cho tất cả các em nếu
như các em tập trung vào bài học.
Việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ giúp cho tai nghe của mình phát
triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó
thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu
hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên đàn lại, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm
tra một vài học sinh để nắm bắt sự tiếp thu bài hát của các em đến mức độ
nào và không thể thiếu phần sửa sai ngay lập tức cho học sinh. Việc sửa sai
kịp thời sẽ giúp các em có được sự chính xác và làm quen với câu hát
đúng. Nếu giáo viên khơng sửa kịp thời mà để khi hồn thành bài hát mới
sửa sẽ gây cho các em rất nhiều khó khăn, vì các em nhỏ rất dể khắc sâu
bài học và sẽ làm cho giáo viên khó khăn trong việc sửa sai, tiếp theo đó là
giáo viên sẽ tập hát kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời
ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của
bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca nó cịn giúp
cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc, không ê a, phát
âm nhả tiếng rõ lời.
Ví dụ : Ở tiết PPCT: tiết 8 Học hát bài: “ Trên ngựa ta phi nhanh” của
nhạc sĩ Phong Nhã. câu hát thứ hai các em hay hát sai cao độ như sau:
+ Hát đúng bản nhạc:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 10
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
+ Hát sai bản nhạc:
Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
Như vậy, ở 2 câu nhạc này các em hát giống như nhau, “ Trên đường
ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh” mà đúng ra các em phải hát
chênh lên một cung. Sự nhằm lẫn này tơi gặp thường xun trong q trình
giảng dạy mặc dù giáo viên đã đàn và hát giai điệu cho các em nghe. Giải quyết
vấn đề này, giáo viên chỉ cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng
3 lần, sau đó hát mẫu lại câu hát đó và bắt nhịp cho tập lại theo đúng bản nhạc.
Cũng có thể đàn theo cao độ các em hát sai và đàn theo đúng bản nhạc để các
em so sánh nhiều lần. Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho
mình. Nhưng có một điều theo tơi là giáo viên nên thực hiện đó là: Chỉ đàn lại
những nốt nhạc mà các em hát sai sau đó giáo viên hát mẫu và học sinh sẽ sửa
sai những nốt nó khoảng 3 lần thì học sinh sẽ ghi nhớ nhanh hơn không nên đàn
nguyên câu nhạc, vì đàn hết nguyên câu là quá dài khiến học sinh khó ghi nhớ.
Ví dụ:
nhanh nhanh nhanh nhanh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 11
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
nhanh nhanh nhanh nhanh
Khi đã hoàn thành xong phần hát lời ca và đúng giai điệu của bài hát để
giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học hơn giáo viên phải giúp
các em vừa hát ,vừa gõ đệm thanh phách để tạo sự sinh động của bài hát và
giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh hay chậm
lại. Thơng thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là:
Hát gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu lời
ca. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp.
Việc vận dụng từng cách gõ đệm cho phù hơp với bài hát mà tơi muốn
nói đến ở đây là: Tuỳ theo bài hát, nếu bài hát có tiết tấu dễ thì giáo viên
cho học sinh gõ đệm theo phách, nếu bài hát bình thường thì cho học sinh
gõ đệm theo nhịp và nếu bài hát tương đối khó thì giáo viên nên cho học
sinh gõ đệm theo tiết tấu lời ca.Và để phát huy hơn tích tích cực của học
sinh giáo viên có thể cho học sinh tự gõ đệm theo một trong 3 cách đó
trước khi giáo viên hướng dẫn học sinh gõ đệm.
Ví dụ:
Cách 1 : Gõ đệm theo phách
Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
2
4
Gõ:
x
x
xx
Cách 2 : Gõ đệm theo nhịp
x
x
x
Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
2
4
Gõ:
x
x
x
Cách 3 : Gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
x
2 Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
4
Gõ:
x
x
x
x
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
x
x
x
x
x
x
TRANG 12
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng
minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của
bài hát giáo viên sẽ tiến hành cho học sinh hát lại cả bài dưới sự bắt nhịp
của giáo viên, giáo viên đếm phách cho các em vào.
Ví dụ :Bài hát ở nhịp 2 và khơng có nhịp lấy đà thì giáo viên sẽ đếm:1,2
4
Bài hát ở nhịp 2 nhưng có nhịp lấy đà giáo viên sẽ đếm: 2,1
4
Bài hát ở nhịp 3 hay 4 thì giáo viên có cách đếm khác đúng
4
4
với Từng bài. Nhưng thông thường những bài hát ở lớp 4 kể cả những bài Tập
đọc nhạc đa số viết ở nhịp 2.
4
Sau đó giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình
thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. ở giai đoạn này việc động viên, khuyến
khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện
được bài hát một cách chính xác và tốt nhất giáo viên vẫn phải có lời khen
ngợi các em bằng một đơn giản như: “Em hát tương đối đúng nhưng nếu
em cố gắng hơn một chút thì sẽ hay hơn rất nhiều”.
*Một số hình thức thể hiện bài hát:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 13
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
+ Phương pháp luyện tập, củng cố bài cũ.
Trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một bài hát từ đầu
đến khi hoàn chỉnh phải thơng qua 2 tiết học. Thậm chí có bài đến 3 tiết
học. Trong đó, tiết đầu dạy lời ca mới, tiết 2 củng cố; sửa chữa cao độ lời
ca của tiết trước; dạy tiếp lời ca còn lại (nếu có lời 2) và luyện tập củng cố
cách gõ đệm theo tiết tấu; theo phách; theo nhịp (tuỳ theo từng bài) và tập
vận động, động tác phụ hoạ theo lời ca, tập trình bày bài hát. Sau tiết thứ
hai, bài hát đó thỉnh thoảng được ơn tập lại lần thứ 3 kết hợp với nội dung
khác chẳng hạn như: Tập đọc nhạc hay ôn tập đọc nhạc hay nghe nhạc…
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 14
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Ở tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát phải
được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản.Vì sau
tiết 1 các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời gian 1 tuần nên
việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng
làm được. Lúc này người giáo viên phải bắt giọng cho các em thông qua
nhạc cụ mà mình sử dụng thường xun. Có thể giáo viên mẫu lại hoặc
không hát lại tuỳ theo khả năng của từng lớp, giáo viên dạo nhạc và đếm
phách hoặc tự các em vào nhạc, việc giáo viên đếm phách cho các em vào
nhạc nhằm giúp cho cả lớp có sự đồng đều khi thể hiện bài hát. Tiếp theo
đó là phát hiện những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa
chữa cho các em. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong
bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra
những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi
luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi từng bàn thậm chí từng
cá nhân. Giáo viên lắng nghe, sửa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có
thể dùng đàn đàn lại các câu các em hát chưa đúng đó để các em nghe và tự
sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện
một cách tổng quát, mặc chỉ có thể sửa lỗi cho 1 hoặc 2 em.
Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện
theo một số phương pháp khác, như gõ đệm theo tiết tấu, theo phách và theo
nhịp. Nhắc lại tính chất nhạc điệu của bài. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu
quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ
nhiệm vụ cho các em.
Ví dụ: Giáo viên đàn lại bài hát, giáo viên yêu cầu học sinh chia thành 2
nhóm, nhóm hát và gõ đệm câu 1, nhóm hát và gõ đệm câu 2, cách cũng cố này
có thể áp dụng dưới nhiều hình thức chẳng hạn như hát đối đáp mỗi nhóm 1 câu
hoặc hát theo lời bài hát, nhóm 1 hát lời 1 nhóm 2 hát lời 2 kết hợp gõ đệm,đây
là cách tốt nhất để các em nắm chắc hơn bài hát về giai diệu và tiết tấu.
Khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu của bài hát rồi, để
khắc sâu, gây ấn tượng trong tâm trí các em. Cũng để cho việc thể hiện bài hát
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 15
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
thêm sinh động, giáo viên co thể gọi vài học sinh có năng khiếu lên biểu diễn
những động tác phụ hoạ mà giáo viên đã nhắc nhở các em tập trước ở nhà. Các
động tác phụ hoạ cho bài phải phù hợp với lời ca và giai điệu. Việc kết hợp vận
động phụ hoạ sẽ rất khó khăn với những học sinh khơng có năng khiếu, vì vậy
giáo viên phải tập cho học sinh từ động tác chân nhún cho đến động tác tay, phải
đi từng bước như thế thì các em mới cảm thấy vận động phụ hoạ là một hoạt
động đơn giản mà học sinh nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do các
em còn nhỏ nên các động tác đưa vào phụ hoạ khơng nên tìm động tác qua
khó,chỉ cần đơn giản nhưng phù hợp thì hiệu quả đem lại mới cao.
b) Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
Trong chương trình học âm nhạc lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu
của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở
giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về
cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao,
thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau
đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới
thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
Trong một năm học, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp
,
, dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô,
Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
Phần tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình nốt
đơn giản đã được học ở lớp 3 như: nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và
chấm dơi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu,
cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng.
Ví dụ: Ở tiết 6: Tập đọc nhạc số 1 bài Son la son
Tiết tấu: nhịp 2 đen đen trắng, đen
4
x
x
xx
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
x
đen trắng.
x
xx
TRANG 16
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Để giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng
phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định như sau: Giới
thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập
đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ hay nói chính xác hơn là đọc thang âm. Cho
các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc khơng chỉ giúp các em khởi động giọng
mà cịn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khng và cảm nhận cao độ các nốt
so với nhau.
Yêu cầu cần thiết nhất khi dạy bài Tập đọc nhạc là giáo viên phải
chuẩn bị bảng phụ và thanh phách. Có bảng phụ sẽ giúp học sinh quan sát rõ
hơn các nốt nhạc và thanh phách dùng để gõ tiết tấu bài tập đọc nhạc.
Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các
em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc.
- về cao độ gồm những tên nốt nhạc nào?
- Về trường độ gồm hình nốt gì?
- Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào?
- Nốt nào cao nhất và nốt nào thấp nhất?
Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện
được hình tiết tấu chính của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp
theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc
cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ.
Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em
nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu. Thơng thường thì giáo viên sẽ đọc
từng câu cho học sinh nghe nhưng tơi thì khơng làm thế, Vì khi giáo viên
đọc từng câu thì những học sinh chưa xác định được cao độ cũng như trường
độ nốt nhạc các em sẽ nhanh chóng ghi vào sách và các em có thể thuộc
lịng nó. Để tránh tình trạng trên thì tơi đã áp dụng phương pháp khác đó là:
Sau khi đọc mẫu cả bài và phân tích các ký hiệu trong bài, tôi sẽ gọi vài
học sinh đọc những tên nốt ở từng câu, sau đó tơi đàn giai điệu và cho học
sinh đọc đúng cao độ, giáo viên phải khen ngợi khi học sinh đọc đúng và
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 17
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
động viên các em đọc chưa đúng nhằm tạo cho các em sự thích thú cũng như
cảm giác thoải mái không lo sợ khi đọc sai.
Tiếp theo đó là cho học sinh luyện tập cá nhân, theo nhóm, theo tổ tuỳ
theo khả năng tiếp thu của từng lớp. Khi học sinh đã hoàn thành xong phần
đọc nốt thì việc quan trọng tiếp theo là giáo viên cho các em gõ tiết tấu như
tiết tấu ban đầu mà giáo viên đã cho học sinh thưc hành.
Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo
viên nên dành khoảng 2 phút cho các em tự ghép lời. Sau đó, giáo viên đàn
giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh.Giáo viên bắt nhịp, học
sinh đọc lại nhạc và tự ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho
các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc
nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn
động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh,
việc động viên các em ngay cả khi các em thực hiện bài đọc chưa thật tốt.
c) Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc.
Sau khi dạy xong bài tập đọc nhạc, tôi không quên nhắc học sinh về chép
lại bài tập đọc nhạc. Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị
trí các nốt trên khng cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Do vậy, việc
hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản
khơng có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết
giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó địi hỏi
phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn
nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí
nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện
thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm
nhạc. Các kiến thức đó hỗ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát
theo yêu cầu của tác giả.
3/ Kết quả khi thực hiện đề tài:
Sau khi áp dụng phương pháp tôi vừa nêu trên vào q trình giảng dạy
học kỳ I , Tơi nhận được những kết quả khá khả quan. Học sinh vận dụng vào
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 18
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
bài hát và bài tập đọc nhạc rất tốt. Ngồi ra tơi cịn nhận được sự tích cực và
thich thú của các em trong giờ học âm nhạc hơn. Do đó kết quả đã nâng lên rõ
rệt.
Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng học kỳ I kết quả thu được như sau:
+ Kết quả bộ môn âm nhạc sau khi áp dụng các phương pháp mới:
HOÀN THÀNH TỐT
(A+)
HOÀN THÀNH
(A)
CHƯA HOÀN
THÀNH
(B)
LỚP
SỐ HS
4A1
23
6 = 26%
17 = 74%
0 = 0%
4A2
22
5 = 22,7%
17 = 77,3 %
0 = 0%
Như vậy qua quan sát kết quả những con số thu đuợc trước và sau khi vận
dụng các phương pháp mới cho thấy sự chênh lệch khá rõ rệt, ta nhận thấy số
học sinh xếp loại B đã khơng cịn nữa. Học sinh hồn thành tốt đã tăng. Tuy
nhiên, đó mới chỉ phần nào thấy những tiến bộ của các em. Trong thực tế, các
em đã u thích bộ mơn âm nhạc hơn, thích học hát, thích đọc nhạc hơn do đó
kỹ năng ca hát của các em cũng được nâng lên. Từ đó các hoạt động văn hố
văn nghệ của trường cũng được đơng đảo học sinh tham gia một cách tích cực
và nhiệt tình. Điều này sẽ tạo cho các em một sự tự tin, mạnh dạn hơn khi tham
gia các hoạt động văn hoá văn nghệ khác.
V/ KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc
thù của bộ môn âm nhạc, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp
giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục
- Đào tạo và tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế nhận
thấy các em u thích bộ mơn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả
học tập cũng như chất lượng của cơng tác phong trào văn hố văn nghệ đã nâng
lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong việc tham gia các hoạt động
văn nghệ của trường cũng như phong trào văn hoá văn nghệ của huyện nhà.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 19
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
Bên cạnh những kết quả đạt được đó tơi tích luỹ được một số kinh nghiệm
sau:
- Phải có lịng u nghề, tận tâm, tận tuỵ với cơng tác giảng dạy, cống
hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Tự học để nâng cao trình độ chun mơn. Nhất là cần có nhiều thời gian
cho việc rèn luyện cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho nhuần nhuyễn, không
bị lúng túng trước học sinh.
- Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài dạy.
- Nắm vững kiến thức và truyền thụ kiến thức một cách chính xác.
- Tạo khơng khí sơi nổi, gần gũi với học sinh, nhưng khơng nên dẫn đến
tình trạng” Cá mè một lứa” mà phải nghiêm khắc trong giờ học, tuy nhiên ngồi
giờ học giáo viên nên gần gũi trị chuyện với các em để các em cảm thấy thân
thiện với giáo viên.
- Dạy và sửa sai kịp thời, nhận xét đánh giá nhẹ nhàng.
- Luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh.
*Những kiến nghị, đề xuất:
- Do có phịng nhạc riêng nên việc giảng dạy của tơi vơ cùng thuận lợi, vì
khơng sợ ảnh hưởng đến các lớp khác khi rèn cho học sinh cách hát to, khoẻ và
không mất thời gian khi phải di chuyển đàn từ lớp này sang lớp khác. Bên cạnh
đó thì Sở giáo dục và đào tạo còn tạo điều kiện thận lợi khác cho giáo viên giảng
dạy âm nhạc như: Đàn organ, đàn ghi ta, trống nhỏ, kèn, thanh phách…Nhưng
có một điều làm tôi cứ suy nghĩ mãi là những cái tôi cần có để phục vụ việc
giảng dạy lại khơng có như những tranh ảnh minh hoạ cho bài hát, những bảng
phụ nhằm diễn tả nội dung bài hát, thanh phách giúp các em có hứng thú hơn khi
học hát mà khơng phải chỉ vỏn vẹn là một bài hát. Cịn những đồ dùng mà tôi
cho rằng không cần như: Đàn ghi ta, kèn.
Vì trong chương trình học thời gian học một tiết chỉ có 35-40 phút. Như vậy
tồn bộ thời gian dành cho việc dạy các em hát chuẩn xác và tập cho các em thể
hiện bài hát qua các cách gõ đệm và cho học sinh biểu diễn những động tác đơn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 20
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
giản. Vì thế tơi mong rằng Sở GD-ĐT cần tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên
dạy nhạc là Một cây đàn Organ với đầy đủ chức năng như: Có ổ đĩa hoặc USP
để giáo viên tiện lợi trong việc dạy tiết ôn cho học sinh và những bảng phụ,
tranh minh hoạ cho bài hát nhằm đưa giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục
mơn âm nhạc nói riêng đạt được kết quả cao nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được sau 3 năm giảng dạy
và tôi mạnh dạn đưa ra nhưng có lẽ cũng cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy tơi rất
mong sự góp ý bổ sung của Ban Giám Hiệu, Ban Giám Khảo, các cấp lãnh đạo
để tôi có thể trao đổi kinh nghiệm tạo điều kiện nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, giúp tơi hồn thành tốt cơng tác giảng dạy của mình và chất lượng
học sinh đạt kết quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phước sang, Ngày 15 tháng 01 năm 2010
Người viết
Thái Thị Thanh Tuyền
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 21
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC
TÔT MÔN ÂM NHẠC LỚP 4
........…...
MỤC LỤC
Trang
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………….
01
II/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
03
III/ NỘI DUNG……………………………………
03
1/ Thực trạng của vấn đề
03
2/ Mô tả và giới thiệu các nội dung cần giải quyết
04
IV/ BIỆN PHÁP CHÍNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
04
1/ Các hoạt động thực hiện sáng kiến.
04
2/ Phương pháp thực hiện
06
3/ Kết quả
18
V/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
19
TRANG 22
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 23
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRANG 24