Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Tiểu luận PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.15 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

MÔN: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG
CỦA THUẾ VÀO HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Lớp : TCDN Ngày
Khóa : K22
Nhóm : 08
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN









DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên
1
Trần Đình Duy
2
Mai Hoàng Hạnh
3


Ngô Văn Long
4
Trần Kim Nghĩa
5
Lê Thị Mỹ Oanh
6
Nguyễn Ngọc Lan Oanh
7
Nguyễn Chất Phát
8
Phan Thị Nguyên Thảo
9
Lê Minh Trí
10
Đỗ Diệu Thúy
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước về tình hình
sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước.Ngoài ra chính sách
thuế còn là một trong những công cụ để thực hiện chiến lược kinh tế của đất nước.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng công cụ quản
lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường
được sử dụng nhất vì nó là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu quan
trọng đối với ngân sách quốc gia. Tuy vậy trong quá trình thực hiện, thuế xuất nhập
khẩu vẫn còn nhiều hạn chế và có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong
nước, cần phải tiếp tục sửa đổi và bổ sung.
Hơn nữa, trong thế giới hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại
đã trở thành một xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người.
Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia; do sự đa dạng hóa về nhu cầu;

sự đa dạng về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia nên các
quốc gia tiến hành trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Tuy
nhiên trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng có lợi trong thương mại quốc tế (đặc
6
biệt là các nước nhỏ). Do đó, họ đặt ra những hạn chế lên dòng chảy hàng hóa trong
thương mại giữa các nước. Về mặt lịch sử, thuế nhập khẩu là một hình thức hạn chế
ngoại thương quan trọng nhất. Ngày nay, có nhiều loại rào cản thương mại khác (phi
thuế quan) như: hạn ngạch nhập khẩu (quotas), các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên
quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ
thương mại tạm thời… Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày
càng rộng rãi của những quy định pháp luật, và thông lệ quốc tế trong hợp tác phát
triển. Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra
nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện và thông lệ chung thế
giới.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Với sự gia nhập WTO, trước áp lực mạnh mẽ của việc
cam kết và thực thi lĩnh vực thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, đã và đang đặt
ra những yêu cầu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với thuế
xuất nhập khẩu và một trong những yêu cầu đó, cũng được xác định là yêu cầu cơ bản
và quan trọng nhất tại thời điểm hiện nay khi Việt Nam vừa gia nhập và đang bước
7
những bước đầu tiên thực hiện cam kết về thuế quan của WTO là cần điều chỉnh pháp
luật về thuế xuất nhập khẩu trong nước cho phù hợp với các cam kết về thuế quan của
Việt Nam khi gia nhập WTO. Trong quá trình hội nhập này, Việt Nam đã và đang gặt
hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường. Tuy
nhiên, không phải Việt Nam luôn có lợi trong quá trình hội nhập này. Chính phủ Việt
Nam luôn đứng trước những lựa chọn khó khăn là vừa đảm bảo lộ trình cắt giảm thuế
khi hội nhập, vừa có thể tối đa hóa nguồn thu ngân sách từ thuế; vừa bảo hộ được
ngành sản xuất trong nước và tối đa hóa lợi ích quốc gia.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích
tác động của thuế vào hoạt động xuất nhập khẩu” với mục đích nghiên cứu, phân
tích tác động của thuế đánh vào hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào; xem xét thực
trạng xuất nhập khẩu tại Việt Nam đồng thời đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập với kinh
tế thế giới.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.
Khái niệm thuế xuất nhập khẩu
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển dẫn đến quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa
giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều
sử dụng một loại thuế thu vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới
nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty).
Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất nhập khẩu(XNK).
Thuế XNK là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu,
nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước và khu phi thuế quan và
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
1.2.
Phân loại thuế xuất nhập khẩu
1.2.1.
Theo phương thức tính thuế
Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó
của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất
thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của
hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất trong
9
nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. Ngược lại, khi giá hàng hóa tăng
lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu cũng tăng lên, nhưng khi đó thì sản xuất
nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là

cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập
khẩu khai báo giá/giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với
giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế tổng thể.
Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt
hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn
trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên
vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.
Hiện nay, nói chung hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo kiểu thuế theo
đơn giá hàng là chủ yếu.
1.2.2.
Theo mục đích đánh thuế
Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà
mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ
cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không
10
trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu
là tăng thu cho ngân sách.
Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối
với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ
nước ngoài. Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá
nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000
VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc
máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có
thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự
chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý;
nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay
có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau
khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn
định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi
người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh

tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà
nhập khẩu.
11
Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không
còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.
Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khá mỏng
manh và nhiều khi không thể phân biệt được. Thuế quan tăng thu ngân sách thuần túy
chỉ có thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công, chế biến nào có
liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp này ra thì các loại thuế quan
tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính chất bảo hộ cho sản xuất trong nước,
ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách, nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở
thuế quan bảo hộ.
1.3.
Nguyên tắc tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Nguyên tắc 1: Thuế XNK chỉ đánh vào hành hóa thực sự xuất nhập khẩu
Hàng hóa xuất khẩu thực sự là hàng hóa được sản xuất trong nước và tiêu dùng ở
nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu thực sự là hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và
tiêu dùng ở thị trường nội địa vì vậy các nước thường không đánh thuế XNK vào hàng
hóa quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới quốc gia, hàng hóa đưa từ nước
ngoài vào khu chế xuất, từ khu chế xuất ra nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài vào
khu bảo thuế, hoặc qui định các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế XNK cho hàng hóa
không thực sự xuất nhập như hàng tạm nhập- tái xuất, hàng tạm xuất-tái nhập.
12
Nguyên tắc 2: Phải phân theo khu vực thị trường và các cam kết song phương,
đa phương
Trong điều kiện tự do hóa thương mại hiện nay, các quốc gia có cùng chung lợi
ích có thể ký kết các hiệp định song phương, đa phương với nhau, khi đó, các quốc gia
phải từ bỏ tính chủ quyền trong đánh thuế XNK mà phải tuân thủ các hiệp định thuế đã
được ký kết. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ khu vực thị trường phổ thông
(không có cam kết) thì áp dụng thuế xuất phổ thông, đối với khu vực có cam kết đối xử

tối huệ quốc thì áp dụng thuế xuất ưu đãi, đối với khu vực thị trường có cam kết ưu đãi
đặc biệt thì áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Nguyên tắc 3: Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng
loại hàng hóa và khu vực thị trường để thiết lập biểu thuế phù hợp.
Tùy theo trình độ phát triển kinh tế XNCN của từng quốc gia mà xây dựng chính
sách thuế bảo hộ nền sản xuất trong nước có thể đẩy mạnh hoặc giảm bớt. Nhìn chung,
những mặt hàng có lợi thế so sánh tương đối thấp, tính cạnh tranh kém, NN sẽ xây
dựng biểu thuế nhập khẩu cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và ngược lại. Biểu
thuế không chỉ cần chi tiết, cụ thể với từng nhóm hàng mà còn cần phải linh hoạt để
13
điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong nước và thế giới từng
thời kỳ.
Nguyên tắc 4: Tuân thủ các quy định về thông lệ quốc tế về phân loại mã hàng
XNK và giá tính thuế hàng hóa XNK
1.4.
Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu
1.4.1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm
• Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng theo quy định đối với
từng trường hợp sau đây:
• Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất
(FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng.
• Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập,
bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá
CIF.
• Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng
từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo
hợp đồng.
• Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi
trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính

thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế tính bằng đồng Việt
Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà
nước công bố.
• Thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế:
Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu
đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:
14
• Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có
thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất
thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng
mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
• Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối
xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp
dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả
thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
• Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định như
trên còn phải chịu thuế bổ sung:
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so
với giá thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản
xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam.
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so
với giá thông thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát
triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam.
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự
phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối
với hàng hoá cuả Việt Nam.
1.4.2. Phương pháp tính thuế
• Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với
hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và

điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số thuế xuất khẩu, nhập
15
khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
• Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối:
16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
2.1.
Tác động kinh tế của thuế nhập khẩu
2.1.1.
Tác động chung của thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế
Thuế nhập khẩu = Thuế tiêu dùng + Trợ cấp sản xuất nội địa.
Do đó, một sự thay đổi trong thuế nhập khẩu sẽ có những tác động lên người tiêu
dùng, người sản xuất và nguồn thu ngân sách của chính phủ.
Trong nền kinh tế nhỏ:
(chỉ có đường cung hàng xuất vào nước mình co giãn hoàn toàn)
Đồ thị trên chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế nhỏ.
 Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn
mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới (tại điểm D) trong khi những nhà
sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới (tại điểm A).
17
Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới,
người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi thương mại tự do,
thì người tiêu dùng được hưởng lợi nhất.
 Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng
lên đến mức bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất
trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên
do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'.
Nhìn vào sơ đồ, ta thấy ảnh hưởng của thuế nhập khẩu như sau:

 Đối với người tiêu dùng: Sẽ giảm mức tiêu dùng mặt hàng X từ Qd xuống Qd'. Đó là
ảnh hưởng của thuế quan.
 Đối với người sản xuất: Sẽ tăng sản lượng sản xuất nội địa từ Qs lên Qs' do giá mặt
hàng X tăng từ Pw lên Pt. Sản xuất mặt hàng X được mở rộng sẽ thu hút các nguồn lực
trong nước vào sản xuất mặt hàng X (Ngành được bảo hộ bằng thuế quan). Người ta
gọi ảnh hưởng này là ảnh hưởng bảo hộ của thuế quan.
 Đối với hoạt động ngoại thương: Thuế quan làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ (Qs-
Qd) xuống (Qs’-Qd’) và ảnh hưởng này được gọi là ảnh hưởng ngoại thương của thuế
quan.
Khi thuế quan ở mức cao làm cho góa mặt hàng X khi nhập khẩu vào thị trường
nội địa phải bán mức mức giá P* thì lúc này lượng hàng nhập khẩu sẽ bằng 0 và người
ta gọi đây là thuế quan cấm đoán. Việc áp dụng thuế quan cấm đoán sẽ đưa nền kinh tế
đến tình trạng tự cung, tự cấp và nó tương đương với lệnh cấm nhập khẩu.
 Đối với nguồn thu ngân sách nhà nước: Thuế mang lại một khoản thu nhập cho ngân
sách nhà nước, nước có nền kinh tế nhỏ là T=t*(Qd’=Qs’) (bằng diện tích hình BCEF)
được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện
tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai
phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích
hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém
của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ
18
thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có
thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang
chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã
hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho
người tiêu dùng giảm sút độ thỏa dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn
thu cho chính phủ.
Trong nền kinh tế lớn:
(đường cung hàng hóa trong nước và cung hàng hóa cho thế giới)

 Khi thực hiện thương mại tự do:
19
 Khi có thuế
• Tác động giá cả
Giá trong nước gồm thuế nhập khẩu tăng  Lượng cung trong nước tăng và Lượng
cầu trong nước giảm  Lượng nhập khẩu còn Q
T
.
Người xuất khẩu, xuất khẩu ít đi  giá xuất khẩu giảm từ p
W
về p’
W
.
• Tác động phân phối/phúc lợi:
Thặng dư người sản xuất PS tăng bằng vùng (a); chính phủ thu được bằng vùng
(c+e); Thặng dư người tiêu dùng CS giảm bằng vùng (a+b+c+d)
• Phúc lợi chuyển từ người tiêu dùng sang người sản xuất trong nước và chính phủ trong
nước, giá trị phúc lợi ròng (Net Welfare) = (+ e – b – d) với e là lợi ích của nhà nhập
khẩu (terms of trade gain for importer).
• Giá do người tiêu dùng trong nước trả tăng lên, giá mà người sản xuất nước ngoài
nhận được giảm xuống.
• Vùng a là phần giá trị chuyển từ người tiêu dùng trong nước sang người sản xuất trong
20
nước.
• Vùng b và d là mất trắng, phản ánh sự sản xuất và tiêu dùng kém hiệu quả.
• Vùng c là phần giá trị chuyển từ người tiêu dùng trong nước sang chính phủ.
• Vùng e là phần giá trị chuyển từ người sản xuất nước ngoài cho chính phủ trong nước.
• Phân phối gánh nặng thuế nhập khẩu
• Một phần thuế nhập khẩu chuyển về đằng trước vào người tiêu dùng trong nước.
• Phần còn lại của thuế nhập khẩu chuyển ngược đằng sau vào người sản xuất nước

ngoài.
 Nhìn vào sơ đồ, ta thấy ảnh hưởng của thuế nhập khẩu như sau:
Đối với người tiêu dùng trong nước có nền kinh tế lớn: Không ảnh hưởng tiêu
dùng vì giá cả mặt hàng X trên thị trường không đổi.
Đối với người sản xuất trong nước: Không thu được lợi ích gì vì giá không
đổi. Đối với nhà xuất khẩu nước ngoài, sẽ mất một khoảng thặng dư, do chỉ có thể xuất
khẩu với giá thấp hơn, nên phải giảm sản lượng hàng xuất khẩu vào thị trường có nền
kinh tế lớn.
Đối với hoạt động ngoại thương: Thuế quan làm giảm lượng hàng nhập khẩu
từ Qw xuống Q2, và ảnh hưởng này được gọi là ảnh hưởng ngoại thương của thuế
quan.
Đối với nguồn thu nhập của NSNN có nền kinh tế lớn: Thuế quan mang lại một
nguồn thu ngân sách là T= t*QT.
2.1.2. Phân tích chính sách thuế hàng nhập khẩu mặt hàng xe hơi ở Việt Nam
Với mặt hàng là xe hơi nhập khẩu được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.
Nếu với chính sách nhập khẩu tự do: Khi đó lượng cung trong nước thấp hơn lượng
cầu trong nước. Mức chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu trong nước được đáp
ứng bằng cách mua hàng từ các nước khác. Khi đó người tiêu dùng trong nước được
lợi vì học có thể được mua với giá thấp hơn. Còn người sản xuất trong nước bị thiệt.
21
Lúc này để bảo hàng trong nước thì chính phủ đánh thuế nhập khẩu làm tăng giá
xe nhập khẩu lên mức cao hơn giá thế giới một lượng bằng thuế nhập khẩu. Các nhà
cung cấp xe hơi trong nước có thể bán xe của mình bằng giá thế giới cộng với thuế
nhập khẩu. Sẽ khuyến khích sản xuất trong nước, ngăn chặn cạnh tranh của hàng hoá
nước ngoài. Còn người mua trong nước bị thiệt. Ngoài ra chính phủ trong nước tạo
được nguồn thu. Như vậy thuế nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu và chuyển thị
trường trong nước gần tới mức cân bằng khi không có thương mại quốc tế.
22
• Tác động của thuế nhập khẩu lên cầu xe hơi:
Với dân số gần 100 triệu dân năm 2011, nhu cầu của người dân VN về xe ô tô

ngày càng tăng cao. Tại thị trường Việt Nam các thương hiệu như Hyundai, Kia,
Toyota, Honda, Ford, chiếm gần 80% tổng lượng xe tiêu thụ. Các DN Việt Nam có
chăng chỉ giành được quyền nhập khẩu và phân phối những mẫu xe ít tên tuổi như xe
Trung Quốc hay có số lượng tiêu thụ không nhiều như Land Rover, Citroen, Chrysler
Nắm giấy uỷ quyền nhập khẩu và phân phối xe chính hãng tại Việt Nam hiện
chia thành 2 nhóm. Một là các liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô như Toyota Việt
Nam, Mercedes-Benz Việt Nam - các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất
ô tô Việt Nam (VAMA). Hai là các đại lý có giấy phép nhập khẩu chính hãng như Euro
Auto phân phối xe BMW, World Auto phân phối xe Volkswagen, VinaMazda phân phối
xe Mazda… Mặc dù kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao gây ra,
người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhưng tiêu thụ xe nhập khẩu hạng sang vẫn có
sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù thuế nhập khẩu ô tô ở VN hiện nay vẫn đang ở mức
rất cao khoảng 80% (năm 2011). Xe nhập khẩu được ưa chuộng hơn vì nó sang trọng,
tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn xe trong nước lắp ráp.
23
Công ty Euro Auto, nhà phân phối chính thức xe BMW tại Việt Nam - cho biết,
năm 2011 mức tăng trưởng tiêu thụ xe BMW đạt 35% so với cùng kỳ 2010. Công ty cổ
phần Liên Á Quốc tế, nhà phân phối chính hãng của Audi tại Việt Nam, cũng cho biết,
tính đến hết tháng 7 năm 2011, Audi đã bán được bằng tổng doanh số xe bán ra trong
năm 2010 và đạt được sự tăng trưởng 169% so với cùng kỳ năm ngoái. World Auto,
nhà phân phối chính thức thương hiệu Volkswagen tại Việt Nam cũng đạt mức tăng
trưởng khá ấn tượng. Trong 8 tháng đầu năm 2011, số lượng xe Volkswagen bán ra
tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ
Công Thương), giai đoạn 2015-2020 nhu cầu ôtô cả nước sẽ tăng lên tới mức 300.000
xe/năm, trong đó xe từ 9 chỗ trở xuống sẽ chiếm tới 60%. Bên cạnh đó, thuế suất thuế
nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ngày càng giảm theo lộ trình gia nhập AFTA và WTO.
Đến 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN chỉ còn 0%.
• Tác động của thuế nhập khẩu lên tình hình tiêu thụ ô tô:
Năm 2001, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng vẫn là 100%.

Thuế linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp 3-25% .
Tháng 11/2005, thuế đối với mặt hàng này giảm từ 100% xuống 90% .
Ngày 11/1/2007 - thời điểm gia nhập WTO, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ
90% xuống còn 80%.
Tháng 8/8/2007, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm xuống còn 70%.
Ngày 19/10/2007, thuế của mặt hàng này còn 60%.
Do được giảm thuế nên năm 2007, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục,
đạt 28.000 chiếc, gấp hơn hai lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523
triệu USD. Năm 2008, lượng xe nhập khẩu về tiếp tục tăng, 2 tháng đầu năm lượng xe
cập cảng Việt Nam đạt khoảng 10.000 chiếc, bằng doanh số 8 tháng đầu năm 2007. Số
24
liệu từ tổng cục thống kê cho thấy, xe nhập khẩu nguyên chiếc đã xấp xỉ 80% lượng lắp
ráp xe trong nước, tương đương với 44% thị phần, trong khi đó, vào thời điểm tháng
8/2007, thị phần xe nhập hằng tháng chiếm không quá 25%. Trước tình hình đó, các
thành viên VAMA (hiệp hội xe ô tô VN) cho rằng giảm thuế nhập khẩu xe nguyên
chiếc không hề tác động đến giá thành xe lắp ráp trong nước( giá ô tô sản xuất trong
nước có giảm nhưng không như kỳ vọng). Muốn xe nội giảm giá thì thuế nhập khẩu
linh kiện phải giảm, đồng thời quy mô thị trường phải lớn.
Như vậy, việc giảm thuế nhập khẩu ô tô năm 2007 đã không những đóng góp lớn
về thuế cho ngân sách mà còn góp phần làm đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm,
thương hiệu ô tô cho người tiêu dùng lựa chọn (do nhà nhập khẩu mạnh tay hơn trong
việc nhập khẩu nhiều loại ô tô đắt tiền).
Vì vậy, ngày 21/4/2008, Bộ Tài chính đã chính thức thông báo quyết định tăng
thuế suất nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người từ 70% lên 83%, việc tăng
thuế được áp dụng cho các tờ khai hải quan bắt đầu từ ngày 22/4/2008. Mục đích của
việc tăng thuế lần này mà Bộ Tài Chính đưa ra là để giảm ác tắc giao thông, giảm tình
trạng nhập siêu nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
• Nguyên nhân đánh thuế xe nhập khẩu:
Cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay của Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu
đi lại của hàng triệu ô tô, phương tiện đi lại chủ yếu hiện nay vẫn là xe máy.

Mức thu nhập của Việt Nam còn rất thấp.
Ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam chưa
thật sự tốt. Do đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông vượt ngưỡng có thể kiểm
soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán hóc búa, đau đầu.
Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu từ
thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước.
25

×