Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng giải pháp của vấn đề vedan gây ô nhiễm sông thị vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.87 KB, 26 trang )

Học viện Ngân Hàng
Bộ môn: Kinh tế công cộng
Tiểu luận:
Thưc trạng giải pháp của vấn
đề Vedan gây ô nhiễm sông
Thị Vải

Giáo viên hướng dẫn: Tạ Thị Lệ Yên
Nhóm 5
Danh sách thành viên:
1. Lê Thu Hương
2. Lê Khánh Ly
3. Trịnh Thị Phương Hiền
4. Nguyễn Minh Đức
5. Trần Thị Ngọc Diệp
6. Trịnh Thị Quỳnh Trang
7. Lê Hải Đăng
Nội dung
I. Khái quát về Vedan và thị vải
1. Sơ lược về vedan.
2. Sông thị vải.
3. Vụ việc vedan bức tử thị vải.
II. Thực trạng của vedan
1. Nguyên nhân.
2. 10 hành vi “giết” sông thị vải
3. Những ảnh hưởng mà vedan gây ra
4. Ngoại ứng tiêu cực mà vedan gây ra.
III. Các giải pháp được đề ra
1. Giải pháp của chính phủ với vedan
2. Giải pháp của chính phủ với người dân.
3. Giải pháp của vedan để cứu lấy chính mình.


IV. Kết luận
I. Khái quát về vedan và thị vải
1. Sơ lược về vedan
• Công ty Vedan với 100% vốn của Đài Loan ,xây dựng
nhà máy tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía
Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh ,tổng diện tích là
120ha.
• Lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất bột ngọt, tinh
bột,nước đường, xút(NaOH), axit(HCL), Lysin(axit
amin), thức ăn chăn nuôi,phân bón, các sản phẩm công
nghệ sinh học…đựơc người tiêu dùng biết đến nhiều nhất
là sản phẩm bột ngọt Vedan.
Sơ đồ về hệ thống xử lý nước thải của Vedan:
• công ty Vedan việt nam có khối lượng nước thải 4.150
m3/ ngày.
• Công ty đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước
thải(HTXLNT) sản xuất với tổng công suất là 5.800
m3/ngày,trong đó HTXLNT chế biến tinh bột biến tính
bằng công nghệ UASB, kết hợp bùn hoạt tính (1.500
m3/ngày); HTXLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21
hồ sinh học tự nhiên (2.500 m3/ngày) và HTXLNT sản
xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh học hiếu
khí bùn hoạt tính, kết hợp mương oxy hóa (1.800
m3/ngày).
• Công ty cổ phần hữu hạn vedan việt nam sử dụng phần
lớn lượng nông sản sắn, mía do nông dân địa phương
Việt Nam cần cù lao động trồng trọt, và mật rỉ được chiết
xuất từ các loại đường có nguồn gốc từ thiên nhiên để
sản xuất ra bột ngọt chất lượng cao. Bột ngọt vedan vì
chất lượng đã được chính phủ Việt Nam trao tặng huy

chương vàng. Và đã từng trở thành nhà sản xuất bột ngột
lớn nhất Đông Nam Á, sản phẩm của công ty không chỉ
được bán ở thị trường việt nam, mà còn bán sang các thị
trường trên thế giới.
2. Sơ lược về sông thị vải
• Sông thị vải với chiều dài là 76 km( đoạn chính khoảng
36km) là một con sông nước mặn ngắn, rộng và sâu
chiều rộng trung bình là 400-650m, độ sâu trung bình là
22m và nơi sâu nhất là 60m. sông thị vải mang tính chất
của một vũng biển hay một phần vịnh Gành Rái ăn sâu
vào đất liền. Đây là khu vực hấp dẫn nhà đầu tư do có vị
trí thuận lợi về giao thông thủy , có hệ thống cảng nước
sâu phát triển, nằm trong trung tâm phát triển kinh tế
mạnh nhất cả nước thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ
và là cửa ngõ giao thông thủy cho cả vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Vì vậy hàng loạt các khu công nghiệp và
cụm dân cư ven sông phát triển rất nhanh. Các hoạt động
kinh tế chủ yếu trên lưu vực hiện nay là công
nghiệp( tính đến tháng 4/2006, dịch vụ cảng( cảng tổng
hợp và cảng nội bộ của một số khu công nghiệp, như
cảng Gò Dầu, cảng vedan, cảng nhà máy super photphat
Long Thành(KCN Gò Dầu), cảng Mỹ xuân, cảng Phú
Mỹ, cảng Cái Mép (hình2)…
• Sông bị ô nhiễm nặng nề cho và tiếp nhận nước thải công
nghiệp và sinh hoạt trong khu vực, nhất là nước thải từ
các nhà máy, các khu công nghiệp nằm dọc 2 bên bờ
sông. Mỗi ngày sông phải “uống” 33267m3 nước thải từ
các khu công nghiệp( hầu hết đều chưa qua xử lý, chưa
kể đến lượng nước giải nhiệt từ nhà máy nhiệt điện Phú
Mỹ và các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm ngòai khu công

nghiệp. ngoài ra còn có nguy cơ gây ra các sự cố về mội
trường tràn dầu của các phương tiện vận chuyển đường
thủy, các nguồn ô nhiễm thu nhập từ ngoài khơi vào theo
chế độ dòng chiều.
3. Diễn biến vụ việc vedan bức tử Thị Vải
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1993 đến nay, Công ty Vedan liên
tiếp có nhiều sai phạm gây ô nhiễm môi trường:
• Năm 1994, công ty thải hóa chất ô nhiễm làm thủy sản chết hàng
loạt trên sông Thị Vải.
• năm 2005, Vedan mới đồng ý đền bù với danh nghĩa hỗ trợ nông
dân nuôi trồng thủy sản với số tiền 15 tỷ đồng
• năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai qua kiểm tra đã phát hiện
Vedan có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 -
5.600 lần.
• Công ty vedan Việt Nam mặc dù đã xây dựng ba hệ thống nước
thải ở 3 khâu chế biến tinh bột và mật xỉ đường bằng công nghệ
hiện đại, nhưng không có hệ thống nào đạt hoàn toàn với tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường, đặc biệt hàm lượng cyanua vượt đến 34
lần (ở hệ thống UASB) hàm lượng coliform (ở hồ sinh học) vượt
đến 1460 lần so với tiêu chuẩn. có thể nói rằng Vedan Việt Nam
đã góp phần rất đáng kể làm cho sông Thị Vải trở thành 1 dòng
sông chết.
(Dòng sông trước và sau khi ô nhiễm)
• 7/10/2008, bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường Phạm
Công Nguyên đã có báo cáo chính thức trình thủ tướng
về kết quả kiểm tra xử lý sai phạm đối với Vedan Việt
Nam. Trong đó nêu rất rõ rằng Vedan Việt Nam đã thải ra
thị vải 105600m
3

/tháng và nước thải không qua các hệ
thống 2360 m
3
/ngày.
• Kết cả giám sát chất lượng nước tại khu vực Vedan thuộc
dự án hạ lưu sông Đồng Nai do trung tâm chất lượng
nước và môi trường thực hiện từ năm 1999 đến năm
2004 cho thấy tới đầu năm 2000 nước sông Thị Vải còn
tương đối sạch, chưa bị các chất ô nhiễm hữu cơ tác động
mạnh. Tuy nhiên đến giữa năm 2000 thì chất lượng nước
vùng này rất xấu, oxi hòa tan thường rất thấp, hiếm khi
cao hơn 1mg/l ( hình3). Tình trạng ô nhiễm kéo dài liên
tục và ngày càng trở nên nghiêm trọng cho tới khi đoàn
kiểm tra lien ngành phát hiện ra vụ Vedan. Theo số liệu
đo đạc thì vào mùa khô tháng 4/2008 cho thấy sông Thị
Vải thực sự không còn sống. Nồng độ oxi hòa tan thấp
nhất là vùng ảnh hưởng của Vedan dài gần 13km. Nước
sông có màu nâu đen, nhiều cặn bốc lên mùi nồng nặc.
 Hiện Công ty Vedan đã bị tạm đình chỉ hoạt động để cơ quan chức
năng điều tra làm rõ sai phạm.
I. Thực trạng của Vedan
1. Nguyên nhân
• trong thời kỳ nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
canh tranh nhau chạy đua về chất lượng, lợi nhuận,
doanh thu, chi phí…. doanh nghiệp nào cũng muốn thu
nhỏ chi phí của mình để thu được lợi nhuận. chính vì vậy
đã dẫn đến những hành động đáng lên án về đạo đức như
của công ty vedan:thu nhỏ chi phí về xử lý nước thải
trước khi đưa ra môi trường .
• sự chỉ đạo, phối hợp với địa phương của bộ còn chưa

chặt chẽ, hiệu quả và triệt để;
• năng lực chuyên môn của các cán bộ thực thi pháp luật
còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ;
• công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục,
chưa cương quyết trong xử lý vi phạm.
• các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của pháp luật:
- mặc dù hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường
nước ta tương đối lớn với 300 văn bản nhưng vẫn thiếu
nhiều quy định quan trọng như:thuế bảo vệ môi
trường, kiểm toán môi truờng, quy định chi tiết chế độ
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường,
thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công
nghiệp môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi
trường….chưa có quy tắc đặc thù về nguyên tắc bồi
thường trong lĩnh vực môi trường
• Nhận thức của người dân về môi trường còn kém. Từ
năm 1994, khi công ty Vedan bắt đầu xả thải, vấn đề môi
trường vẫn chưa được người dân quan tâm đúng mực.
2. 10 hành vi “giết” sông Thị Vải
• Theo nhận định ban đầu, việc lắp đặt hệ thống xả dịch
thải của Công ty Vedan là vi phạm các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường. Theo Đại tá Lương Minh
Thảo, hành vi vi phạm này là đặc biệt nghiêm trọng. Tại
hiện trường, Phó Giám đốc phụ trách văn phòng Công ty
Vedan Việt Nam đã thừa nhận hành vi vi phạm của công
ty.
• Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối
với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty.

2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối
với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối
với các nhà máy khác của công ty.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và
các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông
tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây
dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư
nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116
tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây
dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư
nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên
15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên
4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/
tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm,
phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường
không qua thiết bị hạn chế môi trường.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ
môi trường.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy
định trong giấy phép.
Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan
với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi

trường hơn 127 tỉ đồng.
3. Những ảnh hưởng mà công ty Vedan gây ra
a) Về sức khỏe
• theo các nhà khoa học thì bột ngọt, tinh bột, đường, phân
bón….là chất thải độc hại nhất đáng sợ nhất mà vedan
thải ra chính là cyanua. Đây là chất độc có tác dụng
nhanh nhất và dễ gây chết người nhất. Hít cyanua có thể
gây tử vong trong vài giây.
• Theo tiêu chuẩn Việt Nam giới hạn hàm lượng chất này
phải nhỏ hơn 0.1 mg/l. trong khi đó Vedan đã đầu độc
Thị Vải với lượng chất thải có hàm lượng vượt tiêu
chuẩn tới 76 lần.
• hiện tại nước sông đen thui, hàng đêm khói từ Nhà máy
Vedan xả khí thải đen cả khu vực rộng lớn, bà con xung
quanh đều có hiện tượng nhức đầu, sổ mũi, nôn ói…
 Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân không chỉ
sống quanh nhà máy mà còn cả một vùng quanh sông thị vải.
Hình4:chân một người dân bị phồng dộp bốc mùi hôi thối khi xuống ao vớt xác
tôm chỉ 5 phút.
Hình5:người dân sống quanh vùng chân tay bị lở loét…
b) Về kinh tế
• Hơn chục năm công ty Vedan xả nước thải ra môi trường,
những người làm nghề đánh bắt cá trên sông Thị Vải đã
phải chuyển đến đoạn sông khác sống hoặc phải bỏ nghề.
• Do Thị vải ngày càng ô nhiễm, nồng độ hòa tan thấp,
nhiều chất độc hại đặc biệt là cyanua mà cá ở đây giảm
một cách đáng kinh ngạc, dù đang vào mùa đánh bắt. Cả
xóm bến Cây Me có đến gần chục hộ dân sống chủ yếu
bằng nguồn thu nhập đóng đáy trên sông Thị Vải. Thế
nhưng lượng cá, tôm không về khiến cho cuộc sống họ

vốn đã nghèo nay còn nghèo thêm. Đặc biệt là việc đầu
tư ban đầu cho một dàn đáy lên đến gần cả trăm triệu
đồng, phần nhiều là vay mượn để mua sắm.
• Không riêng gì những người đánh bắt thủy sản gặp vận
hạn mà nhiều chủ ao nuôi tôm trắng tay, đổ nợ vì thả tôm
nuôi đến đâu, tôm chết đến đó.
• Không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà không khí cũng
đang bị ô nhiễm nặng. Việc sản xuất nông nghiệp của bà
con cũng bị ảnh hưởng, một số hộ dân trồng cây ăn trái
phản ánh tình trạng ra hoa nhưng không kết trái ngày một
nhiều. Theo một thống kê mới đây nhất của UBND xã
Phước Thái, thời gian qua, số người chết do mắc bệnh
ung thư chiếm đến hơn 50% tổng số người chết trong
toàn xã.
• kể từ năm 2005, do ảnh hưởng bởi nguồn nước và không
khí Vedan thải ra đất ruộng, hoa màu của gia đình bà có
năng suất, chất lượng rất kém (lúa bị lép hạt, hoa kiểng,
cây trái bị cháy xém)… Nhà bà có 7 người, thì 6 người
phải bỏ nghề nông đi phụ việc ở TP.HCM hoặc làm công
nhân khu công nghiệp. Thiệt hại do thất bát mùa màng,
bỏ hoang đất và mất nghề nông… chưa tìm ra phép tính,
nhưng hậu quả để lại rất nặng nề.
Hình6: ruộng của bà Nguyễn Thị Ba .
 Người dân không chỉ thiệt hại về người mà còn thiệt hại
về của.
Hình 7:cá chết trên sông thị vải
• Viện TNMT khẳng định trong vùng ô nhiễm, có khoảng
2.600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản của 2 tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP HCM bị ảnh hưởng. Trong
đó, tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại khoảng 1923,83 ha. Tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu có 576 ha diện tích nuôi trồng bị ảnh
hưởng nặng.
Hình8:hiên tượng ốc lạ trên sông thị vải bám vào tôm cá để hút máu gây ra cái chết
cho các loại cá.
c) .Về môi trường
• Công ty Vedan xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường,
với hành động xả chui hơn 100.000 m3 nước thải độc ra
sông mỗi tháng. ảnh hưởng tới gần 2.700ha diện tích
nuôi trồng nằm dọc lưu vực sông Thị Vải. Mức độ ô
nhiễm do Công ty Vedan gây ra chiếm 90% với phạm vi
bị ảnh hưởng khoảng 10km dọc theo bờ sông.
Hình 8:ống xả nước thải của công ty Vedan
• Bình quân mỗi tháng Vedan xả ra sông Thị Vải 105.600
m
3
nước thải có màu nâu đen, bốc mùi hôi thối…khiến
lượng oxy hoà tan trong nước thấp, nồng độ PH cao, các
chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép hàng ngàn lần. Bán
kính vùng ô nhiễm từ Công ty Vedan đổ ra biển và về
phía hạ lưu kéo dài khoảng 4,4 km về phía thượng lưu và
5,6 km về phía hạ lưu. Trong phạm vi này, Viện TN&MT
xác định 80% đến 90% ô nhiễm là do Vedan gây ra.
Hình9: vedan thải khí ô nhiễm ra môi trường
• Không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà ngay cả không khí
cũng bị ô nhiễm nặng. Hàng đêm khói từ Nhà máy Vedan
xả khí thải đen cả khu vực rộng lớn. Vấn đề ô nhiễm
không khí và nguồn nước ngầm ở đây cũng đang ở tình
trạng đáng báo độngNhiều người dân trong xã thời gian
qua phản ánh tình trạng mái tôn lợp nhà rất nhanh bị oxy
hóa bề mặt, dù thời gian sử dụng chưa được 1 đến 2 năm.

• Thời điểm chưa có Công ty Vedan, cuộc sống người dân
rất an toàn, không bị ngập lụt, nhưng khi xuất hiện công
ty này thì bà con bị ảnh hưởng mọi điều thiệt hại. Cách
đây vài năm, người dân ở đây bị ngập lụt một lần do
công trình thuỷ lợi chứa nước cung cấp cho Công ty
Vedan xả ra.
4. Ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra
Để hiểu kĩ hơn về tổn thất mà Vedan gây ra chúng ta cùng phân tích
ngoại ứng tiêu cực trong quá trình sản xuất của công ty:
Vì hoạt động của nhà máy gây ra ngoại ứng tiêu cực chocư dân sinh
sống khu vực sông Thị Vải nên đi kèm với đường chi phí tư nhân cận
biên( MPC) này còn có một đường MEC( chi phí ngoại ứng cận biên)
nữa cho biết tổng thiệt hại mà người dân phải gánh chịu khi nhà máy sản
xuất thêm một đơn vị sản lượng. Mức thiệt hại này tăng dần khi sản xuất
của nhà máy mở rộng, vì thế đường MEC có chiều hướng đi lên giống
như đường MPC.
Hình a miêu tả hoạt động của nhà máy.Trục hoành cho biết sản lượng
mà nhà máy sản xuất ra, tính bằng tiền. Đường MB cho biết lợi ích biên
mà nhà máy thu được, ứng với từng mức sản lượng. Đường MPC thể
hiện chi phí tư nhân biên, tức là khoản chi phí mà nhà máy thực sự phải
chi ra để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, thí dụ như chi phí nhân
công, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…
Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đối với xã hội
( MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thanh: thứ nhất là chi phí mua
sắm đầu vào của nà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên
đường MPC; thứ hai là chi phí thiêt hại mà HTX phải gánh chịu được
thể hiện bằng đường MEC. Vì thế, MSC sẽ bằng MPC cộng với
MEC.
Nếu Vedam là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu
quả nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là

MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC. Điểm này
con gọi là mức sản lượng tối ưu thị trường. Trái lại, cũng theo
nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xã
hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A,
khi MB = MSC. Như vậy, Vedan gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất
quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.
Vì lơi ích ròng (hay lợi nhuận) mà Vedan thu được khi sản xuất
thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và
MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà máy duy trì mức sản
lượng từ Qo đến Q
1
là tam giác ABE. Trong khi đó, người dân khu
vực sông Thị Vải sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm nhà máy thải ra. Với mỗi
đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất, người dân sẽ chịu thiệt môt
khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Q1 thì tổng
thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang abQ1Qo. Vì hình
thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù
đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt
tam giác ABC. Nếu xã hội có thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng
từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội
nói trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không
có nghĩa là một mức sản lượng không gây ô nhiễm bởi lẽ yêu cầu là
phải tìm một mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của
sản xuất mang lại phải bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh
chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả chi phí ô nhiễm.
II. Giải pháp
1. Giải pháp của tư nhân
• vedan bồi thường thiệt hại
- Theo kết quả kiểm tra của đích thân Bộ trưởng Nguyên

hồi đầu tháng 5 vừa qua, Công ty Vedan đã “chấp hành
khá nghiêm túc các quyết định xử lý của bộ’’.
- Đến nay, Vedan đã hoàn thành nộp tiền phạt vi phạm
hành chính 267.500 nghìn đồng; nộp trên 93 tỷ đồng
trong tổng số hơn 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi
trường đáng lẽ phải nộp. “Vedan cũng đang làm thủ tục
nộp nốt số tiền còn lại”, báo cáo nêu.
- nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được bồi thường
thiệt hại con số 53,6 tỷ đồng (trước đó Vedan chỉ đồng ý
mức 40 tỷ), TP HCM là 45,7 tỷ đồng (lần gần nhất
Vedan đồng ý 30 tỷ đồng). Riêng với tỉnh Đồng Nai, do
tỉnh này chưa đưa ra con số thiệt hại cuối cùng, vào
khoảng 119 tỷ đồng (trước đây Vedan chỉ đồng ý 70 tỷ)
nên 13/8 tới, Vedan sẽ ngồi lại với Đồng Nai để thống
nhất.
Hình10:Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn
Thái Lai (giữa) cho biết Vedan đồng ý bồi thường 100%
cho nông dân.
• vedan tái tạo lại hệ thống nước thải
- Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp khắc phục vi
phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và
kết luận kiểm tra về môi trường của Tổng cục Môi
trường đúng tiến độ quy định, với tổng kinh phí đầu tư
đến thời điểm hiện nay là trên 33 triệu USD.
- Công ty Vedan đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm
dài trên 2.200m, 4 máy bơm và 3 họng xả chất thải
ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải; dừng việc xả
nước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học và bơm nước thải
từ 21 hồ sinh học này vào hệ thống xử lý theo quy định.
- Công ty Vedan cũng đã hoàn thiện việc cải tạo nâng cấp

3 hệ thống xử lý nước thải sản xuất hiện có
(4.000m3/ngày); xây dựng bổ sung hai hệ thống xử lý
nước thải sản xuất mới (5.000m3/ngày) và hệ thống xử
lý nước thải sinh hoạt 300m3/ngày; hoàn thành việc
thực tách riêng tuyến thoát nước thải công nghiệp với
nước giải nhiệt; lắp đặt 3 hệ thống quan trắc nước thải tự
động đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy
định.
- Đối với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bình Phước,
Gia Lai, Hà Tĩnh và Bình Thuận hiện công ty đã xây
dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải
biogas, do đó nguồn thải của những nhà máy này đã
được đảm bảo
b) Giải pháp của chính phủ
• Đưa ra những văn bản pháp luật
- Sửa luật, tăng mức phạt
- Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm môi trường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
quy định của pháp luật môi trường đối với doanh nghiệp
nói chung và Vedan nói riêng.
• Chính sách thuế đối với vedan
Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là
do giá cả đầu vào của nhà máy không phản ánh đúng chi
phí xã hội biên. Một giải pháp tự nhiên được đề ra đó là
đánh thuế ô nhiễm với nhà máy Vedan.
Biểu đồ đánh thuế với công ty Vedan
Trong hình trên MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn
aQ
0
, hay cũng chính là đoạn AE. Khi chịu thuế này, đường MC của nhà

máy sẽ dịch chuyển song song lên trên thành đường MPC+ t. Khi đó để
tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ đặt MB= MPC+ t, tức là sản xuất đúng
tại điểm Q
0.
=> Chính phủ sẽ thu được một doanh thu thuế bằng thuế tx Q
0
hay chính
là phần diện tích tô đậm. Chính phủ sử dụng thuế này để bồi thường cho
các hộ gia đình.
• Dùng dư luận xã hội
- Phía dân cư: Từ việc Vedan thải chất độc hại gây ô nhiễm môi
trường không còn trong phạm vi một doanh nghiệp với nông
dân 3 tỉnh nêu trên mà ảnh hưởng đến tất cả mọi người. để tỏ
thái độ phản đối, 50 điểm bán và 15 đầu mối phân phối bán lẻ
của nhiều siêu thị ngừng kinh doanh và trưng bày các sản phẩm
do Vedan sản xuất. Cụ thể, từ ngày 5-8-2010, toàn bộ hệ thống
siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc không bày bán các sản phẩm
của Vedan như bột ngọt, hạt nêm… đồng thời yêu cầu doanh
nghiệp này phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đến khi
khắc phục xong sự cố và giải quyết xong trách nhiệm với bà con
nông dân. Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc Sài
Gòn Co.op Mark tuyên bố, đơn vị chỉ ưu tiên thu mua và phân
phối sản phẩm của những nhà cung cấp có đầu tư hệ thống xử lí
chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được các cơ quan chức
năng chứng nhận
Hình8:tại các đại lý, siêu thị không còn bóng dáng vedan.
- Người dân cần quan tâm đến quy định của pháp luật môi
trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường dồng thời
khi bắt gặp hành vi vi phạm pháp luật môi trường của cá
nhân, tổ chức( ở đây là công ty Vedan) phải thông báo

cho cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện và ngăn
chặn.
- Phía ngôn luận báo chí: là cơ quan cung cấp đầy đủ
thông tin xác thực nhất về phía người dân. giúp các cơ
quan chức năng khác nắm được tình hình để có phương
hướng điều tra, giải quyết vụ việc. là cơ quan gây áp lực
cho phía doanh nghiệp sai phạm.các cơ quan ngôn luận
thay mặt cho người dân lên tiếng …
• Hình thành thị trường về ô nhiễm
Sự phi hiệu quả gắn với ngoại ứng tiêu cực của công ty
Vedan là do thiếu một thị trường về những nguồn lực
được sử dụng chung như: hồ nước, không khí sạch… để
khắc phục điều này, chính phủ đã đưa ra một giải pháp đó
là bán giấy phép gây ô nhiễm hay còn gọi giấy phép xả
thải.
• Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải.
Theo cách này, công ty Vedan gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu
chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức
chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc đóng cửa.
2. Giải pháp của vedan để cứu lấy chính mình
công ty Vedan việt nam đã có những giải pháp nhằm vực dậy sau vụ việc
:
• Tái sản xuất các sản phẩm của vedan trên thị trường.
• Tuân thủ các quy định về mội trường và xây dựng hệ
thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn.
• Từng bước thực hiện quảng bá vedan mới trong mắt
người tiêu dùng với sản phẩm
• an toàn đạt chuẩn và công nghệ than thiện với môi
trường.

×