Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Thực trạng và giải pháp của vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.96 KB, 49 trang )

Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: “Thực trạng và giải pháp của vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở ngoại
thành Hà Nội”.
Lê Thị Thiêm
1
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình đô thị hóa và phát triển thành phố Hà Nội đang mở rộng . Sự
phát triển của Thành phố một mặt đang tạo ra điều kiện và là cơ hội cho nhiều hoạt
động kinh tế vươn ra phát triển mạnh ở vùng ngoại thành như dịch vụ đời sống, du lịch
sinh thái , nghỉ ngơi giải trí cuối tuần , cuối ngày. Mặt khác theo đà phát triển kinh tế,
thu nhập và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Thủ Đô sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi chất
lượng cuộc sống phải được nâng lên và đáp ứng kịp thời. Với vai trò là trung tâm chính
trị, kinh tế , văn hóa của cả nước, Hà Nội phải có sự phát triển trên tất cả các mặt tương
xứng với vị trí của Thủ đô , ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực.Chính vì
vậy, diện tích đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đang dần dần bi thu hẹp. Hòa
chung với quá trình đô thị hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách
thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho xây dựng khu đô thị , khu công nghiêp và các dự
án lớn.Mốt số dự án đã mang lại cho người dân những lợi ích đáng kể. Nhưng bên cạnh
đó vẫn còn những dự án thu hồi đất “ treo” tạo nên những bức xúc cho người dân. Đây là
một bài toán khó và vô cùng nan giải cần có sự giải quyết, đền bù , và có những chính
sách thỏa đáng sau khi thu hồi đất cho người nông dân. Một phần để ổn định kinh tế và
khiến cho người dân tập trung sản xuất , giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn xã hội.Với mong
muốn tìm hiểu và học hỏi về lĩnh vực này em đã chọn và đi vào nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp của vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà
Nội”.Do hiểu biết của em về vấn đề trên còn hạn chế nên đề tại còn nhiều thiếu sót. Tuy
nhiên em rất mong đề tài của mình sẽ là một cái nhìn mới về sự phát triển muôn màu
của quá trình đô thị hóa hiện nay.
Để hoàn thành đề tài này em đã nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tụy của Thầy giáo


Hoàng Mạnh Hùng. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Lê Thị Thiêm
2
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
PHỤ LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI
ĐỐI VỚI XÃ HỘI
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm chung về đất đai và đất nông nghiệp
1.2 Lí do thu hồi đất nông nghiệp hiện nay.
II. VAI TRÒ CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.
1.1 Vai trò của đất nông nghiệp trong xã hội.
1.2 Vai trò của đất nông nghiệp tại các vùng ngoại thành Hà Nội
III. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT Ở NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI.
I. Đặc điểm chung vùng ngoại thành Hà Nội
I.1 Đặc điểm về tự nhiên.
I.1.1 Vị trí địa lí và địa hình
I.1.2 Quỹ đất đai.
I.2 Đặc điểm về dân số và xã hội.
1.2.1 Dân số
1.2.2 Xã hội
Lê Thị Thiêm
3
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
II. THỰC TRẠNG VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ
NÔI.

1.1 Các chủ trương của nhà nước về vấn đề thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI
ĐỐI VỚI XÃ HỘI
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
1.1 Khái niệm chung về đất đai và đất nông nghiệp.
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ
đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự
phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của
đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Lê Thị Thiêm
4
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được dùng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, theo nghĩa
rộng bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (Theo luật
đất đai năm 2003).
Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện
tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hoá
còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi
hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân
như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, con người
cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất.
1.2 Lí do thu hồi đất nông nghiệp hiện nay.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến
hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn
đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều
địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư
hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu
hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi
thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp

trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường
không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để
nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm
ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư
chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không
bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá
cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định
của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa
phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm
vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài
Lê Thị Thiêm
5
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
II. VAI TRÒ CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.
1.1Vai trò của đất nông nghiệp trong xã hội.
Nước ta là nước có nền nông nghiệp là chủ yếu , vì vậy việc sản xuất và triển
nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Nông nghiệp được coi
là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông lâm thủy sản dễ ràng ra
nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Chính vì vậy diện tích đất
nông nghiệp lại càng có vai trò to lớn hơn . Là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được. Là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất nhưng nội dung kinh tế
của nó lại khác nhau. Đất nông nghiệp thì bị giới hạn về mặt diện tích, con người không
thể làm tăng theo ý muốn chủ quan nhưng sức sản xuất của đất nông nghiệp thì chưa có
giới hạn , nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn
nhu cầu tằng lên về nông sản của loài người. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng phải
biết quý trọng ruộng đất sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang
xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng làm cho ruộng đất ngày
càng màu mỡ sản xuất nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng đồng xuất
khẩu trên thị trường quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế chung cho quốc gia.

1.2 Vai trò của đất nông nghiệp tại các vùng ngoại thành Hà Nội.
Tầm quan trọng của nông nghiệp đã trở nên rõ ràng khi chúng ta thấy rằng
70% số người nghèo trên thế giới sống ở nông thôn, gắn chặt với các hoạt động nông
nghiệp. Từ trước đến nay vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế luôn mang
tính bị động và nó chỉ được xem là có vai trò hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế.
Ngày nay người ta đã thừa nhận rộng rãi rằng nếu không có chiến lược phát triển nông
thôn kết hợp, mà chỉ đơn thuần có sự tăng trưởng về công nghiệp sẽ dẫn đến sự mất
cân bằng về nội tại trong nền kinh tế và kết quả là các vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng
và thất nghiệp sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan
trọng đối với xã hội nói chung và với Hà Nội thì diện tích đất nông nghiệp càng có vai
trò quan trọng hơn với người dân Hà Thành. Là nơi sản xuất nông sản cung cấp cho
Lê Thị Thiêm
6
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
toàn thành phố. Tạo công ăn việc làm cho người dân ngoại thành làm ăn và canh tách
hoa màu.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp bị
thu hồi lớn nhất (khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên cả nước). Mặc dù diện tích đất
đó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của mỗi địa phương (khoảng 1
đến 2%), nhưng lại tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân
cư. Việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế -
xã hội của đất nước. Các khu công nghiệp, đã thu hút được hàng chục ngàn dự án đầu
tư của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước với số vốn vài chục tỷ USD và hàng trăm
ngàn tỷ đồng. Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn
định hơn. Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp chính là điều kiện và thời
cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp, là khu
vực có năng suất lao động thấp, sang công nghiệp và dịch vụ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT Ở NGOẠI THÀNH

HÀ NỘI.
III. Đặc điểm chung vùng ngoại thành Hà Nội
III.1 Đặc điểm về tự nhiên.
III.1.1Vị trí địa lí và địa hình.
Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ
20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc
Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa
giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả
hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Có thể nhận thấy địa hình
Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung
Lê Thị Thiêm
7
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự
nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu
các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì,
Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462
m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò
đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Câc huyện ngoại thành nằm bao bọc lấy các quận
nội thành tạo nên một vành đai nông nghiệp bao quanh các khu đô thị và công nghiêp.
Với vị trí đó nông nghiệp các huyện ngoại thành một mặt tiếp nhận những tác động tích
cực về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ. Mặt khác cũng chịu sức ép về đô
thị hóa, về ô nhiễm do chất thải, về nhu cầu cải thiện môi trường và chất lượng nông sản,
về nhà cửa và diện tích đát đai canh tác.
1.1.2 Quỹ đất đai.
Theo số liệu năm 2002 diện tích đất tự nhiên của khu vực ngoại thành Hà Nội
khoảng 83.667 ha(chiếm 90,84 diện tích tự nhiên của thành phố, so với năm 1995 giảm
4.350 ha) trong đó có 38.654 ha đất canh tác, 3.142 ha diện tích mặt nước, ao hồ; trên
100 km sông ngòi và trên 800 ha đất đồi núi(bảng 1). So với dân số ngoại thành , quỹ

đất Hà Nội ít , phân bố không đồng đều giữa các huyện và các xã thuộc vùng khác nhau
trong huyện
Lê Thị Thiêm
8
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Bảng 1
Chỉ tiêu Đơn
vị
2005 2006 2007 2008 2009
I. Đất đai: Tổng dt tự
nhiên ha 88.017 83.667 83.667 83.667 83.667
Trong đó:
+Đất nông nghiêp ha 43.501 44.610 44.822 44.550 43.995
+Đất có k.n nông nghiệp ha ….. 307 557 446 443
II.Dân số
1.Dân số trung bình 1.000
ng
1.253,0 1256,5 1274,3 1.298,2 1.325,8
2.Dân số nông nghiệp 1.000
ng
751,5 828,9 842,9 670,5 675,3
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,592 1,194 1,194 1.201 1.155
III.Nguồn LĐ:
1. LĐ nông nghiệp
1.000
ng 328,06 421,27 427,8 327,61 329,81
2.DT đất NN/LĐNN ha/ng 0,133 0,106 0,105 0,136 0,133
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2000– 2005 – 2009
Lê Thị Thiêm
9

Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng, vì vậy quỹ đất
nông nghiệp của khu vực ngoại thành giảm bình quân 1%/năm. Việc hình thành các khu
chế xuất, các khu công nghiệp công nghệ cao, việc mở rộng các quận nội thành càng làm
cho diện tích ở các huyện ngoại thành thu hẹp nhanh chóng. Ngoài ra, ngay trên phạm vi
từng huyện từng xã nhu cầu xây dựng khu dân cư các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
cũng xâm lấn quỹ đất nông nghiệp với tốc độ nhanh.
Bảng 2: Tình hình đất đai của huyện Từ Liêm 2001-2008
Đơn vị: Ha
TT Loại đất 2001 2003 2008
Tổng diện tích tự nhiên 15.626,79 15.637,32 15.651,36
I Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản 11.272,13 11.401,39 11.264,13
1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.670,31 8.093,82 7.974,65
Lê Thị Thiêm
10
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
a Đất trồng cây hàng năm 5.071,12 5.032,78 4.944,50
- Đất trồng lúa 3.475,18 3.423,95 3.377,85
- Đất cây hàng năm khác 1.605,94 1.608,83 1.566,65
b Đất trồng cây lâu năm 2.589,19 3.061,04 3.030,15
2 Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 123,76 131,75 127,16
3 Đất sản xuất lâm nghiệp 3.478,06 3.175,06 3.159,46
a Đất rừng tự nhiên 26,03 26,03 25,90
- Tr.đó: Đất rừng tự nhiên phòng hộ 26,03 26,03 25,90
b Đất rừng trồng 3.452,03 3.149,03 3.133,56
- Tr.đó: Đất rừng trồng sản xuất 3.452,03 3.149,03 3.133,56
4 Đất nông nghiệp khác 0,76 2,86
II Đất phi nông nghiệp 3.361,83 3.503,77 3.650,14
1 Đất ở 552,67 596,47 623,04
a Đất ở nông thôn 493,99 529,27 552,46

b Đất ở đô thị 58,68 67,20 70,58
2 Đất chuyên dùng 1.825,11 1.961,23 2.073,05
a Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 12,11 15,56 15,72
b Đất quốc phòng an ninh 71,50 74,32 72,60
c Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 230,93 255,98 278,68
d Đất có mục đích công cộng 1.510,57 1.615,37 1.706,05
Lê Thị Thiêm
11
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 11,17 11,27 11,57
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 151,68 137,29 137,64
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 817,80 797,51 804,84
6 Đất phi nông nghiệp khác 3,40 - -
III Đất chưa sử dụng 992,83 732,16 737,09
1 Đất bằng chưa sử dụng 183,15 133,21 133,21
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 809,68 598,95 603,88
Nguồn: Phòng thống kê Huyện Từ Liêm - Tài liệu phục vụ Quy hoạch
III.2 Đặc điểm về dân số và xã hội.
1.2.1 Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế
kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành
phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở
rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định
mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người.
Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở
mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần
được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999.
Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có
6,233 triệu dân. So với con số 3,4 triệu vào cuối năm 2007, dân số thành phố đã tăng 1,8
lần và Hà Nội cũng nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Mật độ dân số Hà

Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các
quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.875
người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở
những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000
Lê Thị Thiêm
12
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
người/km². Sự khác biệt giữa nội ô và còn huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống,
điều kiện y tế, giáo dục... Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà
Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như
Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006, cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, cư dân
đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%, tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là
49,3%. Toàn thành phố hiện nay còn khoảng 2,5 triệu cư dân sinh sống nhờ sản xuất
nông nghiệp.
1.2.2 Xã hội
Nhà ở
Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp,
nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản
không thua kém các quốc gia giầu có. Điều này đã khiến những cư dân Hà Nội, đặc biệt
tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo con
số năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người. Ở những khu
phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng không đủ khả năng để
hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối
nhà ở. Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ
cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội. Mỗi năm, thành phố xây
dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn
người dân. Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép
chung hoặc thuê nhà ở tạm. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư,
một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài
chính. Bên cạnh những khu chung cư mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ

phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu. Tại bãi An Dương, dải đất
giữa sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ, Từ Liên, Phúc Xá, hàng trăm gia đình sống
trong những ngôi nhà lợp mái tre xây từ nhiều năm trước, không có điện, không có
trường học và không được chăm sóc về y tế.
Y tế
Lê Thị Thiêm
13
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2007, thành phố Hà Nội
trước khi mở rộng có 232 trạm y tế, 26 phòng khám khu vực và 19 bệnh viện, tổng cộng
4.448 giường bệnh cùng 1.705 bác sỹ thuộc Bộ Y tế. Tỉnh Hà Tây cũng có 322 trạm y tế,
17 phòng khám khu vực, 16 bệnh viện, tổng cộng 4.560 giường bệnh và 986 bác sỹ. Do
sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền
Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai,
Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống
y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang
dần phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường
bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh
viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường.
Cũng giống như Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và
các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành
chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản. Nếu
như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7%, thì ở Hà Tây, con số
lên tới 17%. Tương tự, tuổi thọ trung bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao, 79 tuổi, nhưng
sau khi mở rộng, con số này bị kéo xuống còn 75,6 tuổi. Tại không ít khu vực thuộc các
huyện ngoại thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh rất kém, thiếu nước
sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng.
Giáo dục
Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2007, Hà
Nội có 280 trường tiểu học, 219 trường trung học cơ sở và 103 trung học phổ thông với

tổng cộng 495.456 học sinh. Tỉnh Hà Tây cũng tập trung 361 tiểu học, 337 trung học cơ
sở và 67 trung học phổ thông, tổng cộng 475.264 học sinh. Hệ thống trường trung học
phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng
giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung
học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên
cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà
Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là
Lê Thị Thiêm
14
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Hệ Trung học Phổ thông Chuyên thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Trường
Trung học Phổ thông Chuyên thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Trung học phổ
thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Các trường trung học
chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà
còn của toàn Việt Nam Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành
phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ. Sau khi Hà Tây được
sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lượng người không biết
chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có
gần 235.000 người mù chữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia
Giao thông
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con
sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện,
bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường
không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có
sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội
những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của
trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường
sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu
Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe
chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ

2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao
Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,
quốc lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông
quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm
Tử Quanđi Phả Lại.
Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị
thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy– và ý
thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè thường bị
chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà
Lê Thị Thiêm
15
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố
thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng
thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho
người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương
tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần
đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.
IV. THỰC TRẠNG VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ
NÔI.
1.1 Các chủ trương của nhà nước về vấn đề thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội.
Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát triển
doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động và tạo nguồn
thu đáng kể cho ngân sách. Do nhận thức đúng đắn chủ trương, quan điểm của Đảng và
Nhà nước, nhiều địa phương đã bổ sung kịp thời các chính sách, nguồn lực tài chính,
giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, việc Thu hồi đất thường tập trung
phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp của một số xã, khu vực đông dân cư; một số vùng

đất đã thu hồi nhưng chưa đưa vào khai thác, sử dụng trong khi người dân không có đất
để Sản xuất một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng
và Nhà nước, đã đơn giản trong việc thu hồi đất, chưa gắn công tác quy hoạch thu hồi
đất với hỗ trợ tái định cư, đặc biệt là hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho lao động; việc Bồi
thường cho hộ bị thu hồi đất chủ yếu thực hiện dưới hình thức tiền tệ hoá, chưa có cơ
chế, giải pháp kịp thời và hiệu quả để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, ổn định đời sống
cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện đang là
vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời
thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi liền với chuyển đổi cơ cấu lao động,
tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển Nông thôn trước hết là tạo việc làm và ổn định đời
sống cho nhân dân ở vùng bị thu hồi đất, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành ủy
Lê Thị Thiêm
16
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ sau đây:
1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và cả nước; gắn quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm đến
việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch
vụ và đất liền kề các khu công ngiệp; đồng thời xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho
Người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn
của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có định hướng quy hoạch,
kế hoạch về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch
hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và vay vốn
giải quyết việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế
hoạch thu hồi đất nông nghiệp; nắm chắc tình hình nguồn lao động và cơ cấu lao động -
việc làm vùng chuyển đổi để có biện pháp, đề án hỗ trợ tái định cư, xây dựng và phát

triển các hợp tác xã dịch vụ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoạt động dịch vụ tại vùng bị thu hồi
đất, phát triển ngành nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động;
tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn và vận động nhân dân chủ động tham gia
học nghề để chuyển nghề và tìm việc làm phù hợp nhằm nhanh chóng ổn định cuộc
sống.
3. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ,
ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; chỉ
đạo các địa phương gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với kế hoạch đào tạo nghề
và sử dụng lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế
Lê Thị Thiêm
17
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
hoạch đồng bộ với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công
nghiệp, hạ tầng xã hội (y tế, văn hoá, giáo dục...), quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân
cư nông thôn;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện
quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về việc sắp xếp bố trí tái định cư cho nhân dân
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề nông nghiệp, nông thôn;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội tăng cường nguồn lực cho các dự án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông
thôn để tập trung đào tạo chuyển nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp, đồng thời dành nguồn lực đáng kể cho dự án vay vốn tạo việc làm
từ Quỹ quốc gia về việc làm cho những địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi
lớn;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung

ương và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo các địa phương nắm chắc tình hình lao
động - việc làm tại các vùng có đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng, trên cơ
sở đó lập kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nghề và tạo việc làm; nghiên cứu, bổ
sung các chính sách, giải pháp hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động vùng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; tăng cường kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ việc
làm trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giáo dục - đào tạo để hỗ trợ cho
lao động bị thu hồi đất sớm chuyển nghề và ổn định việc làm; nghiên cứu, tổng kết và
phổ biến nhân rộng các mô hình tạo việc làm hiệu quả tới người lao động khu vực
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
4. Các Bộ, ngành theo chức năng của mình xây dựng kế hoạch, triển khai chỉ đạo và
hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện; định
kỳ 6 tháng và hàng năm, các địa phương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm vùng chuyển đổi mục
Lê Thị Thiêm
18
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
đích sử dụng đất nông nghiệp để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chỉ thị này.
1.1.2 Việc thu hồi đất và quản lí quỹ đất đã thu hồi:
+ Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đấtm bồi
thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lí quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp
sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
+ Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư để
thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
+ Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất theo quy định. Đất đã
thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao cho UBND xã quản lí, thuộc khu vực đô thị
và khu vực đã được quy hoạch để phát triển đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỹ
đất quản lý.

1.1.3 Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi:
+Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục
đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử
dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi
thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển
chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và
phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
*Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng
tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với khu vực đô thị;
bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở
Lê Thị Thiêm
19

×