Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ TỐI ƯU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.53 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Đề tài:
THUẾ TỐI ƯU
GVHD : Phó GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
Lớp : TCDN NGÀY
Khóa : K22
Nhóm : 03
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ tên
1 Lê Trung Dũng
2 Phạm Hoàng Hà
3 Nguyễn Kim Minh Trâm
4 Nguyễn Thị Út
5 Nguyễn Phạm Nhật Triển
6 Đinh Tiến Hùng
7 Trương Thúy Diệu
8 Nguyễn Thị Tuyết Hằng
9 Cao Băng Châu
10 Hứa Ngọc Lợi
11 Nguyễn Công Nguyên
2
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
MỤC LỤC



3
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
I. GIỚI THIỆU
I.1. Tổng quan về thuế
Khái niệm: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và
pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế
gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà
nước.
Bản chất của thuế: là sự cưỡng chế nguồn tài chính từ nhân dân được thực
hiện bởi nhà nước và không có sự tương thích giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được
từ việc nộp thuế.
Phân loại thuế:
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta có các cách phân loại thuế khác
nhau, cụ thể như sau:
Theo phạm vi điều chỉnh của thuế:
− Thuế tổng hợp: là thuế đánh vào tất cả các bộ phận cấu thành của một cơ sở thuế và
không chấp nhận một trường hợp nào được loại trừ, được miễn hoặc giảm thuế từ cơ
sở tính thuế đó.
− Thuế có lựa chọn: chỉ đánh vào một phần nhất định của cơ sở thuế.
Theo tính chất điều tiết của thuế:
− Thuế trực thu: người nộp thuế và người chịu thuế đồng thời là một.
− Thuế gián thu: người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một.
Theo cơ sở thuế:
− Thuế thu nhập: thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh tế và thu nhập của các cá
nhân.
− Thuế tài sản: thuế đánh vào việc nắm giữ hay chuyển nhượng tài sản.
− Thuế tiêu dùng: thuế đánh vào việc tiêu thụ, sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Theo tính chất thuế suất mà sắc thuế đó áp dụng:
− Thuế tỷ lệ: là loại thuế mà thuế suất trung bình không thay đổi theo giá trị của cơ sở
tính thuế.

− Thuế luỹ tiến: là loại thuế mà thuế suất trung bình tăng lên khi giá trị cơ sở tính thuế
tăng.
− Thuế luỹ thoái: là loại thuế mà thuế suất trung bình giảm xuống khi giá trị cơ sở thuế
tăng.
Thuế trong các luồng luân chuyển thu nhập và chi tiêu xã hội:
4
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
Hình 1.1 Thuế trong các luồng luân chuyển thu nhập và chi tiêu xã hội
I.2. Phúc lợi xã hội (xét trong trường hợp không có thuế)
Thặng dư tiêu dùng (CS): phần chênh lệch giữa giá sẵn lòng chi trả và giá thực
tế phải trả.
Thặng dư sản xuất (PS): chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Thặng dư xã hội (SS): là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
Hình 1.2 Phúc lợi xã hội
I.3. Tổn thất xã hội của thuế
Tổn thất xã hội đo lường sự không hiệu quả của việc đánh thuế. Mức tổn thất
quyết định bởi sự thay đổi số lượng hàng hóa khi đánh thuế.
5
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
Độ co giãn cung và cầu quyết định sự phân phối gánh nặng thuế, thì chúng
cũng quyết định tính không hiệu quả của việc đánh thuế. Độ co giãn càng cao thì
những thay đổi càng lớn về số lượng và tổn thất xã hội càng lớn.
Nếu đường cung/ cầu không co giãn, có sự thay đổi về giá cả thị trường rất lớn
nhưng lượng tiêu dùng gần như không thay đổi. Khi đó nhà sản xuất/người tiêu dùng
gánh chịu thuế hoàn toàn và không có tổn thất xã hội.

Hình 1.3 Cung/Cầu không co giãn: DWL = 0
Đường cung/cầu càng co giãn tổn thất xã hội càng lớn do giá cả thị trường dù
thay đổi rất nhỏ nhưng cũng có thể dẫn đến thay đổi rất lớn trong lượng sản xuất/tiêu
dùng.

Hình 1.4 Tổn thất xã hội gia tăng theo độ co giãn của đường cầu
6
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
Hình 1.5 Tổn thất xã hội gia tăng theo độ co giãn của đường cung
Hình 1.6 Tổn thất xã hội khi đường cung/cầu hoàn toàn co giãn
I.4. Thuế tối ưu và thuế hiệu quả
Thuế tối ưu là cơ cấu thuế làm tối đa hóa phúc lợi xã hội, trong đó có tính đến
sự cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thuế hiệu quả là cơ cấu thuế mà tính hiệu quả của nó thể hiện gánh nặng phụ
trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất. Gánh nặng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi
xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được. Gánh nặng phụ trội còn gọi là chi phí
phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng.
Cụ thể thuế tối ưu là thuế mà quan tâm đến việc tối đa hóa phúc lợi xã hội với
việc cân đối ngân sách nhà nước, tức là số thuế thu được của chính phủ đã được biết
trước. Về quan điểm thì thuế tối ưu không quan tâm đến tổn thất trắng, mà chấp nhận
7
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
tổn thất nhưng tổn thất này phải đáp ứng được các mục tiêu đặt ra là tạo ra được phúc
lợi xã hội cao nhất, đó là thặng dư người sản xuất và tiêu dùng là cao nhất và nguồn
thu thuế được đảm bảo (hay ngân sách cân đối) để có được nguồn thu thực hiện những
mục đích khác mà chính phủ đã đặt ra ví dụ: dùng nguồn thu thuế để xây trường học,
bệnh viện, cầu đường… điều này sẽ gia tăng phúc lợi cho xã hội. Tối ưu là cân đối lợi
ích giữa nhà nước với lợi ích người sản xuất và người tiêu dùng, chính sách thuế tối
ưu là chính sách thuế đảm bảo được cân đối ngân sách nhà nước nhưng người chịu
thuế có thể chấp nhận được không làm dịch chuyển hành vi sản xuất hay tiêu dùng
hoặc không triệt tiêu động lực của người chịu thuế.
Thuế hiệu quả chỉ xem xét đến khía cạnh tổn thất xã hội, một chính sách thuế
được xem là hiệu quả khi chính sách thuế đó tạo ra gánh nặng phụ trội xã hội là thấp
nhất. Trong thực tế rất khó có một chính sách thuế hiệu quả vì rất khó để đo lường tổn
thất trắng và đồng thời chính sách thuế này không tính đến vấn đề ngân sách chính

phủ do đó về mặt dài hạn chính phủ không thể tồn tại khi nguồn thu không cân đối,
nên thuế hiệu quả chỉ tồn tại trên mặt lý thuyết.
II. THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU
II.1. Dẫn nhập
Người tiêu dùng A với các thông tin tiêu dùng và thu nhập như sau:
− Hàng hoá X có mức giá
− Hàng hoá Y có mức giá
− : thời gian có thể làm việc tối đa/năm
− : thời gian giải trí
: thời gian thực sự làm việc/năm
− : tiền lương
Thu nhập của A:
Tiêu dùng của A:
Nếu không có tiết kiệm:
=
(1)
Giả sử chính phủ đánh thuế với thuế suất t vào X, Y, l. Khi đó:
(2)
Từ (1) và (2) ta có thể nhận thấy khi đánh thuế vào hàng hoá bao gồm cả thời
gian nhàn rỗi với mức thuế suất t như nhau tương đương với việc làm giảm giá trị thời
8
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
gian làm việc từ xuống còn tức phần phúc lợi xã bị mất đúng bằng khoản thu thuế
của chính phủ. Do đó, không tạo ra gánh nặng phụ trội.
Tuy nhiên trên thực tế không có việc chính phủ đánh thuế vào thời gian nhàn rỗi
nên gánh nặng phụ trội là không thể tránh khỏi. Khi đó phương trình (2) sẽ trở thành:
(3)
Chính sách đánh thuế hàng hoá tối ưu là lựa chọn các mức thuế đánh vào X và Y
sao cho gánh nặng phụ trội từ việc gia tăng thu thuế là ít nhất có thể.
II.2. Quy tắc Ramsey

II.2.1. Nội dung
Quy tắc đánh thuế tối ưu hay còn gọi là Quy tắc Ramsey được phát biểu như
sau:
Chính phủ nên đánh thuế vào tất cả hàng hóa sao cho tỷ lệ tổn thất biên so với
nguồn thu thuế biên huy động được đối với tất cả các loại hàng hóa là bằng nhau.
(1)
i
i D
MDWL
MR
λ
λ τ
η
= ⇒ =
Trong đó:
− MDWL
i
là tổn thất biên do gia tăng đánh thuế vào hàng hóa i
− MRi là thu nhập biên huy động được từ gia tăng thuế.
− λ là giá trị nguồn thu thuế gia tăng, tức là giá trị có thêm 1 đồng tiền thuế của chính
phủ so với việc sử dụng trong khu vực tư.
Mục đích của quy tắc Ramsey là tối thiểu hóa tổn thất xã hội của hệ thống thuế
trong khi gia tăng số tiền thu thuế cố định.
Như vậy, nếu λ lớn, hàm ý tiền thuế tăng thêm của chính phủ có giá trị lớn hơn
so với giữ tiền ở khu vực tư, ứng với mức thuế suất cao, và ngược lại.Điều này cũng
có nghĩa, chính phủ nên sẵn lòng chấp nhận một tổn thất xã hội tiềm năng do đánh
thuế gây ra khi có nhu cầu ngân sách lớn.
Quy tắc Ramsey cho rằng: Nếu Chính phủ đánh thuế vào hàng hóa A có λ cao
hơn λ từ đánh thuế vào hàng hóa B thì đánh thuế hàng hóa A dẫn đến không hiệu
quả/1 đô la tiền thuế thu được so với đánh thuế vào hàng hóa B. Để giảm thiểu tổn

thất thị trường, Chính phủ nên giảm đánh thuế vào hàng hóa A – giảm MDWL của A
9
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
và tăng thuế đánh vào hàng hóa B – gia tăng MDWL của B. Việc điều chỉnh này tiếp
tục diễn ra cho đến khi nào λ của hai hàng hóa bằng nhau.
II.2.2. Thiết lập thuế hàng hóa tối ưu
Theo quy tắc Ramsey, khi thiết lập thuế hàng hóa tối ưu, hai yếu tố sau phải
được cân bằng:
Quy luật co giãn
Từ công thức (1),MDWL
i
/ MR
i
= λ
Trong đó, MDWL = δ(DWL)/δt
MR = δR/δT
DWL = -(1/2)η
d
× t
2
× Q/P (2)
Với giả thiết khía cạnh cung hàng hóa là cạnh tranh hoàn hảo (co giãn của cung
 ∞), ta giả định P = 1 thì (2) trở thành:
DWL = -(1/2)η
d
× t
2
× Q
Lấy đạo hàm 2 vế theo t ta được:
δ(DWL)/δt = - η

d
× Q × t
⇔ MDWL = - η
d
× Q × t
Với Q × t là thu nhập thuế của chính phủ nên thu nhập biên MR đơn giản chính
là t. Thay vào công thức (1) ta được: t
i
*
= -1/ η
i
× λ
Trong đó:- t
i
*
là tỷ lệ thuế tối ưu đối với hàng hóa i;
- η
i
là độ co giãn cầu của cầu
Quy tắc Ramsey với hàm ý: Chính phủ nên đánh thuế sao cho thuế suất trên
mỗi đơn vị hàng hóa là tương xứng với 1 trên co giãn của cầu; những hàng hóa có cầu
co giãn (tức η
d
lớn hơn) nên đánh thuế với thuế suất thấp hơn; ngược lại, khi đường
cầu ít co giãn thì đánh với thuế suất cao hơn, điều giúp giảm tổn thất xã hội.
10
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
 Quy luật đánh thuế trên diện rộng
Từ phương trình (2) ta thấy tổn thất của xã hội tăng theo bình phương thuế suất
t. Vì vậy, để giảm tổn thất cho xã hội, sẽ tốt hơn khi chính phủ đánh thuế rộng khắp

trên tất cả các loại hàng hóa với thuế suất vừa phải hơn là đánh vào một nhóm hàng
hóa với mức thuế suất cao.
II.2.3. Những xem xét về tính công bằng trong mô hình của Ramsey
Có đồng thuận khá rộng rãi của các nhà kinh tế là một hệ thống thuế nên có
tính công bằng theo chiều dọc, hàm ý gánh nặng phân phối phải thật công bằng giữa
những người có khả năng nộp thuế khác nhau.
Cụ thể hơn, với mặt hàng thiết yếu (như bánh mì, gạo) và và mặt hàng xa xỉ
(như trứng cá hồi), người nghèo chi tỷ phần thu nhập cho mặt hàng thiết yếu lớn hơn
so với người giàu và ngược lại. Như vậy, cho dù mặt hàng thiết yếu có cầu không co
giãn bằng mặt hàng xa xỉ nhưng thuế tối ưu đòi hỏi mức thuế suất đánh vào mặt hàng
xa xỉ cao hơn mặt hàng thiết yếu. Xã hội chấp nhận gánh nặng phụ trội cao hơn để đổi
lấy sự phân phối thu nhập công bằng hơn.
Tính tối ưu theo quy tắc Ramsey phụ thuộc vào hai khía cạnh:
− Thứ nhất: nếu xã hội chỉ quan tâm đến hiệu quả - một đô la đối với mọi người là như
nhau-khi đó quy tắc Ramsey được tuân thủ nghiêm ngặt.
− Thứ hai: nếu xã hội hướng tới mục tiêu phân phối thì không thể đạt được mục tiêu đó
bằng việc đánh thuế khác nhau.
11
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
II.3. Thuế hàng hoá ở Việt Nam
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, có diện điều chỉnh rộng; thuế nằm
trong giá bán hàng hóa dịch vụ, người tiêu dùng chịu thuế, khi mua hàng hóa dịch vụ
là đã thanh toán tiền thuế, nhưng do thuế ẩn trong giá, người tiêu dùng không cảm
nhận nhiều gánh nặng về thuế nên dễ thu nên thuế VAT sẽ có tác động ít đến hành vi
của người tiêu dùng và sản xuất, từ đây làm cho tổn thất xã hội ở mức thấp nhất. Mặt
khác thuế thu ở khâu nhập khẩu, sản xuất, bán hàng hóa nên thu tương đối nhanh.
Hiện thuế GTGT là nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong ngân
sách nhà nước.
Hiện thuế VAT có 3 mức chịu thuế 0%, 5% và 10%. Việc áp dụng thuế suất
0% với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, chính sách khấu trừ, hoàn thuế đã góp phần

khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tăng cường đầu tư tài sản cố
định, áp dụng khoa học công nghê , chấn chỉnh và tăng cường hạch toán kế toán và
quản trị doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho việc mở rộng phát triển hoạt động sản xuất,
kinh doanh; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nói trên, Luật Thuế GTGT cũng đã bộc lộ
một số hạn chế sau:
− Việc áp dụng 2 thuế suất: 5% và 10 %, trong đó đã thu hẹp dần nhóm thuế suất 5%
nhưng vẫn chưa hợp lý đối với một số hàng hoá, dịch vụ và chưa được thể hiện
thống nhất mức thuế suất, gây thiếu bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế.
− Việc qui định 2 mức thuế suất thuế GTGT ngoài thuế suất 0%, đã tạo ra sự không
công bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Khoản 2,
Điểm c, Điều 8 Luật VAT qui định: Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi
khác thuộc diện áp dụng thuế suất 5%, khoản h quy định: đường, phụ phẩm của
đường áp dụng thuế suất 5% Thực tế có những sản phẩm vừa sử dụng với mục đích
làm thực phẩm cho con ngươi, vừa làm thức ăn gia súc như ngô mảnh, sắn mảnh thì
áp dụng thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%)? Lập luận cho rằng doanh nghiệp đường
gặp khó khăn, hoặc đường sản xuất chủ yếu bằng mía – do nông dân sản xuất ra- nên
được áp dụng thuế suất ưu đãi 5 % đã không còn phù hợp, bình đẳng trong kinh
doanh. Phân tích trên cho thấy xét về hiệu quả quản lý và cả về mặt lý luận thì xu
hướng chuyển dần sang áp dụng một mức thuế suất là phù hợp và cần thiết, hạn chế
12
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
được những cách hiểu và vận dụng luật không thống nhất, phân biệt đối xử trong kinh
doanh, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp cũng như trong tiêu dùng các sản
phẩm hàng hóa dịch vụ có mức thuế khác nhau. Áp dụng một mức thuế suất cũng sẽ
bảo đảm được tính minh bạch, bình đẳng trong chính sách thuế GTGT góp phần
thực hiện cải cách hành chính thuế có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế về
thuế GTGT và đảm bảo quy tắc thuế tối ưu.
III. THUẾ THU NHẬP TỐI ƯU
III.1. Mô hình của Edge worth

Mô hình này do Edgeworth (1897-1959) đề xuất, nghiên cứu vấn đề đánh thuế
thu nhập tối ưu. Mô hình này dựa vào ba giả định sau:
− Tổng mức thỏa dụng của cá nhân tăng lên càng cao càng tốt. Gọi W là tổng phúc lợi
xã hội, Ui là hữu dụng của cá nhân thứ i trong xã hội, n là số người trong xã hội, hàm
phúc lợi xã hội có dạng:
Hệ thống thuế thu nhập tối ưu khi: W đạt giá trị tối đa (1)
− Mọi cá nhân đều có hàm thỏa dụng giống nhau và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập
của họ (2)
− Tổng thu nhập khả dụng là cố định (3)
Theo ba giả định trên thì để tối đa hoá phúc lợi xã hội (W) đòi hỏi hữu dụng biên
tế thu nhập của mỗi cá nhân là như nhau. Với điều kiện (2) thì các hàm hữu dụng biên
tế bằng nhau khi và chỉ khi thu nhập là bằng nhau. Kết quả này hàm ý trong chính
sách thuế tối ưu là chính phủ phải đánh thuế như thế nào đó, sao cho phân phối thu
nhập sau thuế càng ngang nhau càng tốt. Như vậy thu nhập trước tiên nên lấy đi từ
người giàu, vì thiệt hại hữu dụng biên tế của họ là nhỏ hơn của người nghèo. Nhìn
chung mô hình của Edgeworth gợi lên một cấu trúc thuế lũy tiến với hàm ý nên bằng
phẳng hóa thu nhập từ những đối tượng có thu nhập cao cho đến khi đạt được sự công
bằng hoàn toàn.
Mô hình này gây nhiều tranh cãi bởi một số giả định trên nay đã không còn phù
hợp, các nhà kinh tế đang khảo sát xem các kết quả sẽ thay đổi như thế nào khi thay
đổi các giả định.
13
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
III.2. Mô hình tổng quát về ảnh hưởng hành vi
Trong mô hình Edgeworth do giả định tổng thu nhập khả dụng xã hội là cố
định, nên không có chi phí hiệu quả thu thuế, vì thế hệ thống thuế tối ưu chỉ tập trung
vào công bằng. Tuy nhiên, mô hình tổng quát về ảnh hưởng hành vi cho thấy có sự
đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng.
Đường công Laffer thể hiện 2 tác động:
− Thứ nhất: Tiền thu thuế gia tăng đối với một mức thu nhập nhất định

− Thứ hai: Người lao động sẽ giảm số tiền thu nhập mà họ kiếm được và cơ sở thuế sẽ
thu hẹp.
Đối với thuế suất thấp thì tác động thứ nhất là chủ yếu: nếu chúng ta bắt đầu từ
thuế suất bằng 0 thì không có cơ sở thuế và gia tăng dần thuế suất thì chỉ có tác động
thứ nhất nảy sinh. Nhưng khi thuế suất gia tăng, ảnh hưởng thứ hai sẽ chi phối: ở mức
thuế suất 100% không có ai làm việc. Khi thuế suất ở mức 0% và 100% thì thu thuế
bằng 0. Khi thuế suất di chuyển đi lên từ 0, thu thuế gia tăng và đạt tối đa ở mức thuế
suất t*, nhưng sau đó nguồn thu giảm xuống và đến mức 0 khi thuế suất đạt 100%.
Mục tiêu của phân tích thuế tối ưu là xác định biểu thuế sao cho tối đa hóa
phúc lợi xã hội, trong khi đường cong Laffer cho rằng gia tăng thuế có ảnh hưởng
mâu thuẫn đến nguồn thu.
Hệ thống thuế tối ưu đáp ứng điều kiện thuế suất được thiết lập giữa các nhóm:
M U
M R
i
i
=
λ
Đ ng cong Lafferườ
14
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
Trong đó: MU
i
là thỏa dụng biên cá nhân i,
MR là thu nhập biên huy động từ đánh thuế cá nhân đó
λ là giá trị tiền thuế tăng thêm. Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống mà
trong đó thỏa dụng biên chia cho thu nhập biên huy động từ đánh thuế giữa các cá
nhân là ngang bằng nhau. Bằng việc giảm thu nhập sau khi đánh thuế, đánh thuế cao
làm giảm thấp tiêu dùng cá nhân và nâng cao thỏa dụng biên tiêu dùng đối với cá nhân
i.

Như đánh thuế hàng hóa tối ưu, thuế thu nhập tối ưu cũng cần xem xét :
− Công bằng dọc: phúc lợi xã hội tối đa khi người có mức tiêu dùng cao (thỏa dụng
biên thấp) bị đánh thuế cao; và người có mức tiêu dùng thấp (thỏa dụng biên cao) bị
đánh thuế thấp.
− Phản ứng hành vi: thuế suất tăng thì nguồn thu huy động sẽ giảm do cơ sở đánh thuế
nhỏ hơn.
Như vậy khi xem xét có nên áp dụng hệ thống thuế lũy tiến hay không, chính
phủ cần phải cân bằng khía cạnh: điều chỉnh thỏa dụng biên của người giàu và người
nghèo sao cho công bằng bằng việc giảm tiêu dùng người giàu so với việc đánh thuế
vào người giàu cao hơn. Điều này làm cho người giàu nản lòng làm việc và cơ sở thuế
thu hẹp.
III.3. Nguyên cứu hiện đại về thuế tối ưu
Nghiên cứu của Stern[1987] giả định số thu thuế từ một cá nhân là hàm số sau
đây:
15
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
T
i
= -α+ t.I
i
(*)
Trong đó:
T
i
là số thu thuế của cá nhân thứ i
α :là hằng số (>0)
t: được xem là thuế suất (biên tế)
I
i
: là thu nhập của cá nhân thứ i

Ví dụ: Có hai cá nhân A và B, thu nhập của A = 50.000 USD/năm, trong khi thu
nhập của B = 6.000 USD/năm, cho α = 3.000 USD, t = 25%, thì nghĩa vụ thuế của họ
là:
T
A
= -3.000 + 0.25*50.000 = 9.500 USD/năm
T
B
= -3.000 + 0.25*6.000 = -1.500 USD/năm
Nghĩa là cá nhân A trong năm phải nộp 9.500 USD tiền thuế TNCN, còn cá nhân
B sẽ được cơ quan thuế hoàn lại 1.500 USD trong năm đó.
Phương trình (*) cho thấy, giữa thuế và thu nhập có quan hệ tuyến tính theo đồ
thị sau đây:
Đồ thị : Thuế thu nhập tuyến tính
Đồ thị thể hiện tính luỹ tiến của thuế thu nhập: Thu nhập của cá nhân càng cao
thì tỷ lệ thuế phải trả so với thu nhập càng cao, giá trị của t càng lớn thì tính luỹ tiến
càng cao (tính luỹ tiến là thước đo tính công bằng của thuế). Tuy nhiên t càng cao tính
luỹ tiến càng lớn nhưng nó lại tạo ra gánh nặng tăng thêm lớn (gánh nặng thuế đo
lường tính hiệu quả của thuế - thuế hiệu quả khi gánh nặng này càng nhỏ càng tốt). Do
vậy, đánh thuế thu nhập tối ưu là phải tìm ra kết hợp tốt nhất giữa t và α nhằm tối đa
hoá phúc lợi xã hội (W). Stern cho rằng, nếu chính phủ đánh thuế khoảng 20% trên
16
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
thu nhập, giá trị của t=19% thì có thể tối đa hoá phúc lợi xã hội. Hạn chế trong nghiên
cứu của Stern là chỉ tồn tại duy nhất một thuế suất biên tế đơn.
III.4. Đánh giá hệ thống thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị xây
dựng Luật Thuế TNCN tối ưu tại nước ta
III.4.1. Đánh giá hệ thống thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay
Luật thuế TNCN tại Việt Nam có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2009 thay thế cho
Pháp lệnh về Thuế cho người có thu nhập cao. Tính ưu việt của Luật Thuế TNCN so

với trước là chuyển từ hình thức công bằng theo chiều ngang sang công bằng theo
chiều dọc, nghĩa là tính thuế có xem xét đến hoàn cảnh sống của từng cá nhân, thông
qua việc cho khấu trừ cho bản thân và người phụ thuộc. Ngoài ra, việc thực thi Luật
thuế TNCN đã đem lại những kết quả nhất định.
Một là, thuế TNCN góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Hai là, thuế TNCN góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Quy định về ngưỡng
chịu thuế xuất dương (tức là mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất
lớn hơn 0%) được đánh giá là phù hợp với sự gia tăng mức thu nhập bình quân, nên
thuế TNCN đã góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia
tăng, nhất là ở khu vực thành thị.
Thứ ba, ban hành và áp dụng thuế TNCN có tính đến những bước đi phù hợp với
tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính
sách thuế hiện hành.
Tuy nhiên, xét trên tính tối ưu thì thuế TNCN tại nước ta hiện nay còn một số hạn chế
sau đây:
− Theo Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 có hiệu lực
từ 1/7/2013, mức khấu trừ cho cá nhân tính chung từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu
đồng/người/tháng và mức giảm trừ phụ thuộc từ 1.600.000đồng/tháng lên
3.600.000đồng/tháng , không phân biệt điều kiện riêng của từng người như: bản thân
hoặc có người thân bệnh hiểm nghèo, cá nhân có tham gia các khóa học nâng cao
trình độ… như vậy chưa đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc;
17
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
− Xây dựng mức khấu trừ cho cá nhân và người phụ thuộc chưa dựa trên mức nghiên
cứu hợp lý, mức giảm trừ này phải được khảo sát dựa trên các chứng cứ khoa học hợp
lý, nhằm đảm bảo cuộc sống cho một cá nhân trước khi tính thuế, mức giảm trừ này
được tính đồng mức cho tất cả các khu vực nên không công bằng giữa người sống ở
thành thị và nông thôn, vì mức sống ở hai khu vực này là khác nhau;
− Thuế thu nhập tại Việt Nam chưa cho khấu trừ các khoản chi phí hợp lý phục vụ cho
cuộc sống bản thân và gia đình như: chi phí đi lại, di chuyển; chi phí lãi mua nhà, chi

phí bảo hiểm y tế ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc,…;
− Đánh thuế không công bằng giữa người cư trú và không cư trú, tính ra thuế thu nhập
từ kinh doanh và tiền lương tiền công thì người không cư trú có thể bị đánh thuế cao
hơn người cư trú, trong khi thu nhập từ chứng khoán, bất động sản thì người không cư
trú lại chịu thuế ít hơn người cư trú.
− Còn nhiều bất cập trong biểu thuế lũy tiến. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với
thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến
từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính
thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính
thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
18
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
Việc điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân không chỉ phụ thuộc vào mỗi mức giảm
trừ gia cảnh mà thực chất, chịu ảnh hưởng có tính quyết định lớn lại chính ở biểu thuế
lũy tiến từng phần hiện nay. Hiện nay, khoảng cách giữa các bậc thuế là quá gần nên
tác dụng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân gần như không thay đổi đáng kể. Khi
khoảng cách giữa các bậc thuế quá gần, lại cộng với mức giảm trừ gia cảnh tăng
mạnh, một phần lớn người nộp thuế hiện hành thì nghiễm nhiên "miễn thuế", nghĩa vụ

đóng góp thuế còn lại dồn tập trung vào một số ít người có thu nhập cao. Đây lại là
những cá nhân có trình độ năng lực cao, đặc biệt là những người nước ngoài hoặc
người Việt Nam học tập ở nước ngoài về. Vì vậy, chính sách giữ nguyên biểu thuế
như hiện nay sẽ khiến Việt Nam sẽ bị hạn chế trong cạnh tranh, thu hút nhân lực so
với các nước trong khu vực, đồng thời, tạo ra sự bất bình đẳng với giữa các nhóm
người dân.
Sau khi giảm trừ gia cảnh, bậc 1 có mức thu nhập chịu 5 triệu đồng cho đến bậc
7 cao nhất là 80 triệu đồng chỉ cách nhau 16 lần. Trong khi đó, tại Trung Quốc,
khoảng cách này là cách nhau 53 lần, ở Philippines cách nhau 50 lần, ở Malaysia 40
lần và ở Thái Lan là 27 lần.
III.4.2. Một số kiến nghị xây dựng Luật Thuế TNCN tối ưu tại nước ta
Từ các phân tích trên, nhằm xây dựng Luật Thuế TNCN mang tính hiệu quả và
công bằng, chúng tôi đề nghị một số giải pháp sau đây:
− Xây dựng mức giảm trừ cho cá nhân và người phụ thuộc cần phải khảo sát và tính
toán dựa trên mức giảm trừ hợp lý. Mức giảm trừ hợp lý là ngưỡng thu nhập trung
bình tối thiểu phục vụ cho nhu cầu sống. Nên khảo sát dựa vào mô hình kinh tế lượng
của Stern, tìm ra giá trị anpha (α) và đây chính là mức khấu trừ hợp lý cho một cá
nhân.
− Mức khấu trừ cho cá nhân phải có sự điều chỉnh phù hợp với mức sống hằng năm, cụ
thể là nên có hệ số điều chỉnh dựa vào mức tăng chỉ số giá hằng năm.
− Để đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các khu vực, nên có hệ số điều chỉnh mức
khấu trừ theo ba khu vực, vì mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn là rất khác
nhau.
19
Môn Phân Tích Chính Sách Thuế - THUẾ TỐI ƯU GVGD: P GS TS Nguyễn Ngọc Hùng
− Mở rộng các khoản giảm trừ phục vụ nhu cầu sống, tăng phúc lợi xã hội như: lãi vay
mua nhà; lãi vay sinh viên; chi phí bảo hiểm y tế mua ngoài (nếu có); các khoản thuế
khác đã nộp như thuế nhà đất, thuế lợi tức, các khoản chi phí khác có hóa đơn, chứng
từ hợp lệ…
− Thực hiện đánh thuế công bằng giữa người cư trú và người không cư trú nhằm tránh

tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Ví dụ như thuế đánh trên chứng khoán đối tượng cư
trú chọn một trong hai cách tính là 20% trên lãi hoặc 0,1% trên giá chuyển nhượng,
trong khi đối tượng không cư trú đánh thuế theo một phương pháp là 0,1% trên giá
chuyển nhượng. Đương nhiên nếu chứng khoán lên giá thì chọn cách 0,1% sẽ có lợi
hơn, do vậy, cá nhân cư trú có thể nhờ người không cư trú mở tài khoản kinh doanh
để được lợi ích do tiền thuế thấp hơn nhiều lần.
− Cần giãn khoảng cách các bậc thuế tăng từ 16 lần lên khoảng 40 lần nếu so sánh giữa
bậc 1 và bậc 7. Như vậy, bậc thuế cao nhất, thu nhập chịu thuế sẽ không phải là 80
triệu đồng/tháng mà là 200 triệu đồng/tháng. Ví dụ, thay vì bậc 2 là từ 5-10 triệu đồng,
chính sách thuế cần giãn ra từ 5-15 hoặc đến 20 triệu đồng/ tháng. Biểu thuế lũy tiến
như vậy sẽ khuyến khích các cá nhân có năng lực, trình độ chuyên môn cao tạo thêm
thu nhập cho bản thân từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bên cạnh đó có
thể hạn chế được tình trạng trốn thuế, giấu thu nhập.
20

×