Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ : BIẾN ĐỔI MÔ HÌNH HÔN NHÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.3 KB, 21 trang )


1
Chuyên đề:

BIẾN ĐỔI MÔ HÌNH HÔN NHÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI KHU VỰC ĐÀNG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA


Th.s Đặng Ánh Tuyết





1. Dẫn nhập
Cùng với sự phát triển của xã hội qua từng thời kỳ thì thiết chế hôn
nhân cũng không ngừng vận động và biến đổi. Sự biến đổi từ chuẩn mực hôn
nhân truyền thống sang hôn nhân hiện đại là cả một quá trình và mang rõ dấu
ấn của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình trong những thập k
ỷ vừa qua
đều đi đến một nhận định chung: trong xã hội truyền thống hôn nhân không
được coi là vấn đề riêng tư của nam nữ thanh niên, tình yêu đôi lứa của họ
không giữ vai trò quan trọng mà chủ yếu là kết quả của sự bàn bạc, dàn xếp
của cha mẹ, gia đình và dòng họ đôi bên mới có tính chất quyết định. Dấu ấn
rõ nét nhất là vai trò của gia đình, dòng họ cũng như chính quyền
đóng vai trò
quan trọng trong các quyết định hôn nhân của các cặp nam nữ nhưng nó có sự



Viện Xã hội học, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

2
biến đổi qua từng thời kỳ phát triển. Nhà nghiên cứu văn hóa học Đoàn Văn
Chúc đã từng nhấn mạnh “Nếu so với ngày nay, kể cả nghi thức, phong tục,
nghi thức hôn nhân ở nước ta hằng xuyên nằm trên đường biến đổi phù hợp
với tiến bộ xã hội”
1
.
Bài viết này dựa vào kết quả điều tra đề tài: “Tác động của chính sách
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến lối sống tại các khu vực đang công
nghiệp hóa, đô thị hóa tại tỉnh Vĩnh Phúc” để tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào quá trình công nghiệp hóa đang có
những tác động như th
ế nào đến sự biến đổi của mô hình hôn nhân ở nơi đây.
Cụ thể là xem xét các tiêu chí như lựa chọn bạn đời, vai trò của cha mẹ trong
việc sắp đặt hôn nhân của con cái, vai trò của cá nhân trong quyết định hôn
nhân, tuổi kết hôn đang có những thay đổi gì trước chính sách chuyển đổi
đất của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
2. Sự biến đổi một số vấ
n đề trong hôn nhân dưới tác động của quá
trình CNH, HĐH và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Vĩnh Phúc hiện
nay
2.1. Quyền quyết định kết hôn: Vai trò của cá nhân tăng lên;Giảm vai
trò của gia đình, dòng họ; Thủ tục cưới hỏi đơn giản hơn; Ly hôn và quan
hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng gia tăng
Rõ ràng một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó là quá trình hiện
đại hóa ở
Việt Nam cùng với chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ
nông nghiệp sang công nghiệp trên nhiều tỉnh thành của cả nước trong đó có

tỉnh Vĩnh Phúc đã gặt hái được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, phát
triển xã hội cũng như giải quyết các vấn đề an sinh xã hội khác. Quá trình

1
Đòan Văn Chúc, Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1997, tr119

3
công nghiệp hoá đã tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ học vấn, mở rộng
nghề nghiệp ngoài cho nhiều nhóm xã hội, trong đó có nhóm thanh niên.
Chính đặc điểm này đã từng bước tạo điều kiện cho thanh niên nam nữ có sự
độc lập hơn trong cuộc sống, họ ít phụ thuộc về kinh tế vào bố mẹ hơn và nhờ
đó họ cũng có điều kiện m
ở rộng các mối quan hệ giao tiếp của mình ra bên
ngoài. Bởi vậy các quyết định hôn nhân của bản thân, họ có quyền chủ động
hơn so với thời gian trước đây.
Các nghiên cứu gần đây cũng như số liệu điều tra của đề tài đều phản
ánh sự thay đổi sắp xếp trong hôn nhân ở Việt Nam nói chung cũng như hôn
nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là theo xu hướng vai trò chủ
động của nam nữ
thanh niên ngày càng được khẳng định và đề cao. Vai trò kiểm sóat của gia
đình, dòng họ, tập quán của địa phương ngày càng giảm đi. Điều này được thể
hiện ở cả ba cấp độ từ nơi gặp gỡ, hẹn hò; tiêu chuẩn bạn đời cho đến quyết
định kết hôn. Tuy nhiên, sự tham gia ý kiến của cha mẹ, gia đình, dòng họ vẫn
được nam nữ thanh niên tôn trọng và lắng nghe. Đ
iều này cũng phần nào phản
ánh đời sống văn hoá, tư tưởng “trọng lão” của người dân Việt Nam nói chung
và người dân Vĩnh Phúc nói riêng.
Ở thời kỳ truyền thống, tiêu chuẩn kết hôn không phụ thuộc vào ý kiến
cá nhân mà do cha mẹ đưa ra và con cái cần phải nghe lời. “Trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, phong tục cổ truyền của người Việt là sớm dựng vợ gả

chồng cho con cái (Mai Văn Hai : 2004:6). Tình yêu cá nhân, đôi lứa thờ
i bấy
giờ không được đề cao, phần đông họ phải phục tùng theo sự sắp đặt của cha
mẹ. Thậm chí có những cuộc hôn nhân đã được sắp đặt từ khi lọt lòng. Trong
xã hội Việt Nam truyền thống, nam nữ thanh niên ít có điều kiện tìm hiểu
nhau trước khi cưới, mà chủ yếu thông qua người mai mối, hoặc cha mẹ hai
bên sắp đặt (Khuất Thu Hồng, 1996).

4
Ai là người quyết định hôn nhân là một chỉ báo quan trọng nhất phản
ánh sự biến đổi của thiết chế hôn nhân. Trong nghiên cứu này, số liệu khảo sát
cho biết có tới 81,2% cho rằng cá nhân tự quyết định nhưng có tham khảo ý
kiến của gia đình và chỉ có 3,3% số người trả lời cho rằng gia đình ảnh hưởng
quan trọng đến cuộc hôn nhân của họ (xem biểu 1). Dữ liệu này là bằng chứng
quan trọng để chứng minh vai trò của cá nhân nam nữ thanh niên trong quyền
quyết định hôn nhân ngày một tăng lên và điều này cũng phù hợp với kết luận
của nghiên cứu của Goode (1963) khi cho rằng: “Ở châu Á một yếu tố của sự
thay đổi này là sự chuyển đổi từ hôn nhân được sắp đặt tới lựa chọn bạn đời
riêng tư hơn”.
Biểu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đế
n việc lựa chọn vợ/chồng của thanh
niên địa phương hiện nay (%)
13.0
.8
3.3
82.8
.8
Truyền thông ĐC Phong tục, tập quán Gia đình, dòng họ
Cá nhân quyết định Khác



Nhìn vào biểu đồ cho thấy, sự chuyển đổi ý nghĩa của hôn nhân ở chỗ
giảm vai trò của cha mẹ, họ hàng và tăng vai trò, quyền lực cá nhân trong việc
tìm hiểu và quyết định hôn nhân. Các yếu tố hoàn cảnh thay đổi theo các
nhóm năm kết hôn đặc trưng cho các giai đoạn thời kỳ chiến tranh, thời kỳ

5
thống nhất đất nước và thời kỳ đổi mới. Đặc trưng của sự chuyển đổi này là
chuyển từ quan hệ tìm hiểu trước hôn nhân trong nhóm chính thức sang nhóm
không chính thức như bạn bè. Đặc trưng của các quan hệ từ chỗ phụ thuộc, bị
chi phối sang sự tự do lựa chọn và tự chủ (Viện Xã hội học và Trung tâm
nghiên cứu dân số Đại học Michigan Hoa Kỳ năm 2003-2004). K
ết quả
nghiên cứu định tính trong đề tài cũng phản ánh điều đó.
Bây giờ tự đôi nam nữ quyết định là nhiều, chứ trước đây là bố mẹ có
quyền, còn bây giờ thực ra bố mẹ chỉ tham gia thôi, thực ra nói bố mẹ
không có quyền là không đúng, nhưng nhiều khi bố mẹ nói thế này thế kia
nhưng nó cũng không muốn mà nó cũng cứ làm thôi. (PVS.Nam, Khai
Quang, VP)
Lớp trẻ bây giờ t
ự tìm hiểu nhau cẩn thận hơn ngay xưa, ngày xưa bảo là
bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy bây giờ mình có muốn cũng chịu thôi. Cái
đấy em thấy nhà em có hai cháu lấy chồng rồi, ngày xưa bố mẹ muốn con
lấy chồng gần, bây giờ chúng nó ưng thì em gả chứ cũng không cầu kỳ là
xa hay gần, nhà em cháu đầu lấy chồng làng, cháu thứ hai lấy chồng
dưới Hà Nội. (nam, KQ, VP)
Rõ ràng, gia đình, dòng họ và t
ập quán địa phương không còn giữ vai
trò quyết định trong hôn nhân của nam nữ thanh niên nhưng ý kiến của họ vẫn
được tôn trọng và lắng nghe. Tuy nhiên sự biến đổi này diễn ra khá khác biệt

theo nhóm tuổi và trình độ học vấn của người trả lời.
Khi được hỏi nam nữ thanh niên địa phương trong thời gian gần đây
chịu ảnh hưởng nhất bởi yếu tố nào, kết quả cho thấy có tới 81,2% là hoàn
toàn do cá nhân t
ự quyết định chiếm một tỷ lệ cao nhất; truyền thông đại
chúng chiếm 13%; trong khi đó gia đình, dòng họ chỉ chiếm 3,3%; Như vậy,

6
sự ảnh hưởng của gia đình, dòng họ đến việc quyết định kết hôn của nam nữ
thanh niên tại địa bàn khảo sát đã có sự giảm sút đáng kể. Nếu so sánh với
những nghiên cứu trước cho thấy sự “thay bậc đổi ngôi” trong vấn đề quyết
định hôn nhân là một thực tế hiển nhiên.
Bên cạnh đó, kết quả này cũng cho thấy truyền thông đại chúng cũng là
một trong nh
ững yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc quyết định kết hôn
của nam nữ thanh niên. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng có chung nhận định
rằng việc tôn trọng ý kiến của cha mẹ và các thành viên khác của gia đình còn
để tạo nên sự đồng thuận trong cuộc sống chung giữa thành viên mới là con
dâu, con rể với gia đình nhà chồng, nhà vợ. Cho đến nay khuôn mẫu sống
chung với gia đình cha mẹ chồ
ng sau khi kết hôn vẫn là phổ biến (Nguyễn
Hữu Minh và Hirschman; 2000: Bộ VH,TT&DL).
Xét theo tương quan giới tính thì nữ bị ảnh hưởng từ truyền thông đại
chúng nhiều hơn nam giới (18,9% so với 11,6%). Tuy nhiên đối với vai trò cá
nhân tự quyết định thì nam giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (83,1% so với
77,8%). Điều này phần nào phản ánh sự khác biệt giới trong việc ra các quyết
định quan trọng của bản thân. Theo truyề
n thống nam giới vẫn là người quyết
đoán hơn và ít bị chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác trong quá trình ra
quyết định hơn so với nữ giới.

Xem xét theo chiều cạnh tuổi, số liệu cho thấy nhóm tuổi từ 18-39 nhất
trí với quan niệm thanh niên tự quyết định hôn nhân của mình chiếm 84,8% và
có xu hướng giảm dần ở các nhóm tuổi 40-49 là 81,6%; nhóm 50-59 là 82,1
và trên 60 là 79.4% đồng tình. Rõ ràng vai trò cá nhân tự quyết định hôn nhân
của mình
đã có sự biến đổi theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi trên 60, số liệu cho
thấy vai trò quyết định của cá nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các nhóm tuổi

7
khác (79,4%) – Nhóm tuổi càng trẻ thì vai trò quyết định của cá nhân càng
tăng lên và vai trò của gia đình dòng họ và các yếu tố khác có xu hướng giảm
xuống. (xem biểu 3).
Biểu 3: Vai trò cá nhân tự quyết định của thanh niên trong việc lựa
chọn vợ/chồng trong thời gian gần đây, theo nhóm tuổi (%).
84.8
81.6
82.1
79.4
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
18 đến 39 40 đến 49 50 đến 59 Trên 60
Series1



Bên cạnh đó các nghiên cứu trước cũng đi đến nhận định mặc dù sự
“cởi trói” trong hôn nhân đã thực sự tạo điều kiện cho nam nữ thanh niên chủ
động với đời sống hôn nhân của mình nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn
đề xã hội xuất hiện như: “Giảm kiểm soát của gia đình và xã hội đối với hôn
nhân có nghĩa là thanh niên được tự chủ nhi
ều hơn trước và trong hôn nhân.
Mặt trái của xu hướng này là hiện tượng quan hệ tình dục trước kết hôn, bạo
lực gia đình và ly hôn có xu hướng tăng lên (Sharon Ghuman, Vũ Tuấn Huy,
Vũ Mạnh Lợi 2005). Nghiên cứu này giúp chúng ta có thêm bằng chứng để
chứng minh cho nhận định này.
Số liệu điều tra của đề tài cho thấy có 34,3% đồng ý với nhận định rằng
ly hôn có xu hướng tăng lên; 40,9% cho rằng mâu thuẫn, xung đột trong các

8
gia đình phổ biến hơn và bố mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý con cái
87,5%; trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ phía xã hội (xem bảng 1).
Bảng 1: Mức độ tán thành của người dân về các vấn đề xã hội nẩy sinh
dưới tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đát (%)
Các nhận định Đồng
ý
Không
đồng ý
Khó trả
lờ
i
1. Quan hệ tình dục trước hôn nhân trở nên
phổ biến hơn
40,9 38,1 18,5

2. Các cặp vợ chông ít quan tâm hơn đến
giới tính con cái
39,8 48,6 9,0
3. Tỷ lệ ly hôn gia tăng cao hơn 34,3 46,9 17,3
4. Mâu thuẫn trong các gia đình phổ biến
hơn
40,9 32,6 24,3
5. Trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ
phía xã hội
76,9 17,0 4,5
6. Bố mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc
quản lý con cái
87,5 7,5 3,8
Rõ ràng cuộc sống hiện đại đã tác động đến các chuẩn mực xã hội
truyền thống và các chuẩn mực này đang ngày càng được nới lỏng hơn. Ly
hôn không còn là vấn đề nặng nề như trong xã hội truyền thống. Những người
“trong cuộc” vì lý do nào đó mà dẫn tới tan vỡ gia đình thì họ cũng không còn
phải chịu nhiều áp lực từ phía dư luận xã hội như trước đây. Và xu h
ướng ly
hôn hiện nay ở các khu vực đô thị hoá tăng lên theo thời gian đang là vấn đề
xã hội cần quan tâm. Trong nghiên cứu này cho thấy học vấn có quan hệ khá
chặt chẽ trong việc đồng tình với nhận định ly hôn đang ngày càng gia tăng.
Có tới 43,4% những người có học vấn từ THPT trở lên đồng ý với nhận định
này, trong khi đó chỉ có 29,5% những người có học vấn THCS bày tỏ thái độ

9
đồng tình. Điều này đã giúp chúng ta liên tưởng đến nhận định có thể học vấn
càng cao thì việc nhìn nhận xu hướng ly hôn ngày càng tăng trong xã hội hiện
đại càng cởi mở hơn.
Đặc biệt, có một tỷ lệ khẳng định cùng với sự biến đổi về quyền quyết

định kết hôn, tuổi kết hôn tăng hơn thì việc thanh niên quan hệ tình dục trước
hôn nhân ngày càng tăng lên nhiều. Đây cũng là mộ
t trong những dấu hiệu
phản ánh quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng có xu hướng nới lỏng
hơn. Về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu từ những năm 80
của thế kỷ XX, Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt từ năm
1991, cùng với sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và quá trình toàn
cầu hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ. Sự
thay đổi về chính sách dẫn đến sự thay
đổi về xã hội và sự biến đổi các giá trị từ truyền thống sang hiện đại. Tự do cá
nhân và địa vị của phụ nữ được cải thiện hơn rất nhiều. Quan niệm về tình dục
và quan hệ tình dục là rất đáng chú ý, khiến một số người đã nghĩ đến một
cuộc “cách mạng tình dục” đang diễ
n ra ở Việt Nam (Lê Bạch Dương,
2001:13). Quan niệm về quan hệ tình dục và ý nghĩa của nó trong lớp trẻ hiện
nay đã thay đổi rất nhiều với xu hướng ngày càng tự do hơn. Thanh niên hiểu
biết khá sớm về các vấn đề giới tính, tình dục so với thế hệ trước và những
chuyện liên quan đến tình dục đã được bàn luận công khai, rộng rãi ở nhiều
nơi.
Tuy nhiên, đối với quan hệ tình d
ục trước hôn nhân trong quan niệm
của xã hội vẫn được coi là không đúng đắn so với chuẩn mực chung của xã
hội. Nhưng rõ ràng dư luận của xã hội không còn khắt khe như trước đây đối
với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong nghiên cứu này có tới
40,9% tỷ lệ đồng ý với nhận định thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn
nhân ngày càng trở nên phổ biến. Qua nghiên cứu định tính cho thấy người

10
dân có cái nhìn thông cảm hơn đối với nam giới có quan hệ tình dục trước hôn
nhân hơn so với nữ giới. Sự trinh tiết của người phụ nữ vẫn là một giá trị được

coi trọng trong bối cảnh xã hội nhiều biến đổi ở vùng đô thị hóa của Vĩnh
Phúc hiện nay.
“Tuổi trẻ bây giờ thì cũng khó tránh khỏi sự đi quá giới hạn. Tuy nhiên là
con gái thì cũng phải biết giữ
gìn cho mình”. (PVS, nữ, Khai Quang)
“Ở đây cũng có nhưng nó không xảy ra nhiều. Trước đây thì nó là tối kỵ,
thời chúng tôi mà nói chuyện với nhau cũng là khủng khiếp rồi, bây giờ
thì nó bình đẳng, thoải mái hơn. (PVS nam, Khai Quang)
Về vấn đề này số liệu khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt về thế hệ,
độ tuổi và học vấn trong thể hiện thái độ đối với vấn đề tình dục trướ
c hôn
nhân. Những người trẻ tuổi có nhiều cơ hội tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn,
đồng thời họ cũng là nhóm xã hội bị tác động bởi lối sống mới, thực tế hơn so
với những thế hệ đi trước. Bởi vậy, trong lĩnh vực này họ có cách nhìn thoáng
hơn, cởi mở hơn và xu hướng ngày càng đi xa hơn so với những chuẩn mực
truyền th
ống cũng là điều dễ giải thích. Nhìn chung, xét theo tương quan học
vấn và độ tuổi và khoảng thời gian kết hôn cho thấy có mối liên hệ khá mật
thiết. Tuổi trẻ, học vấn cao và thời điểm kết hôn gần đây có xu hướng cởi mở
hơn đối với việc nam nữ thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Số liệu khảo sát cho thấy những người có trình độ học vấ
n từ trung cấp
trở lên đồng ý với kiến này chiếm tỷ lệ cao nhất với 66,7% trong khi đó với
nhóm dưới trung học cơ sở chỉ chiếm 37,1%. Có sự khác biệt giới trong mức
độ đồng ý với quan niệm tình dục trước hôn nhân trở nên phổ biến hơn. Có
42,6% nam giới đồng tình với nhận định này trong khi đó chỉ có 37,1% nữ
giới có chung quan điểm. Điều này phản ánh thực t
ế thông thường nữ giới vẫn

11

có cái nhìn khắt khe hơn so với nam giới trong vấn đề quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Xem xét theo độ tuổi thì nhóm tuổi từ 18-39 là nhóm có tỷ lệ đồng
tình với quan niệm này chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,5% và nhóm tuổi trên 60
mức độ đồng tình chiếm tỷ lệ thấp nhất. (xem bảng 2). Kết quả nghiên cứu
này cũng phù hợp với những kết luận của các nghiên cứu trước về thái độ với
tình dụ
c trước hôn nhân (Kinsey 1948, 1953; Harrison 1969 và Riss và Miler
1974).
Bảng 2: Ý kiến của người trả lời về nhận định Quan hệ tình dục trước
hôn nhân trở nên phổ biến hơn ở địa phương do ảnh hưởng của chính sách
chuyển đổi mục đích sử dụng đất (theo tương quan nhóm tuổi).

Mức độ đồng ý Từ 18-39 Từ 40-49 Từ 50-59 Trên 60
1. Đồng ý 47,5 45,4 39,0 32,4
2. Không đồng ý 40,0 36,9 45,7 33,8
3. Khó trả lời 12,5 17,7 15,2 33,8
P=0,019

2.2. Các tiêu chí lựa chọn vợ/chồng: Tiêu chí sức khoẻ vẫn được đề
cao; nội hôn cùng làng giảm xuống; Sự năng động tháo vát được quan tâm
nhiều hơn; Học vấn của chú rể được đề cao hơn so với cô dâu.
Cùng với những thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện
nhà ở và tiện nghi vật chất, điều kiện giao tiếp xã hội c
ủa người dân vùng
chuyển đổi đất, đô thị hóa được mở rộng hơn về mọi mặt. Chính sự biến đổi
này đã có ảnh hưởng quan trọng đến lĩnh vực hôn nhân, trong đó có vấn đề
tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng của người dân nơi đây. Trong nghiên cứu này

12
chúng tôi giới hạn hỏi về quan niệm của họ tại thời điểm họ kết hôn và thời

điểm hiện tại.
Nếu so sánh với tại thời điểm kết hôn và so sánh với quan niệm tại thời
điểm hiện nay số liệu cho thấy sự đánh giá về các tiêu chuẩn người bạn đời có
sự khác biệt. Trong tất cả các tiêu chí mà nhóm nghiên cứu đưa ra, kết qu

nghiên cứu cho thấy có tới 70,2% ý kiến trả lời ưu tiên chú rể “có sức khoẻ
tốt” và với cô dâu là 82%. Theo chúng tôi sở dĩ tiêu chí sức khoẻ của người vợ
và người chồng được coi trọng hơn những tiêu chí khác, có lẽ bởi vì sức khoẻ
liên quan đến vai trò trụ cột, kiếm sống của nam giới trong gia đình cũng như
liên quan đến việc duy trì nòi giống sinh con đẻ cái của người phụ nữ. Ph
ải
chăng đây cũng là những dấu tích của quan niệm truyền thống về tiêu chuẩn
bạn đời còn lưu giữ lại ở mỗi người, mỗi địa phương trong đó có Vĩnh Phúc.
Về điểm này xét theo tương quan nghề nghiệp, kết quả nghiên cứu định tính
cũng cho thấy đối với nghề nông thì họ có xu hướng đề cao tiêu chí sức khoẻ
hơn so với những nhóm ngh
ề còn lại.
“Làm nông thì sức khoẻ quan trọng lắm, không như làm nhà nước đâu,
ai cũng đi làm được. Làm việc đồng áng mà không có sức khoẻ thì làm
sao làm được. Con dâu, con rễ gì cũng vậy thôi.” (PVS, cán bộ xã Khai
Quang).

Trong nghiên cứu này cũng cho thấy đối với vùng đô thị hoá ở Vĩnh
Phúc hiện nay việc kết hôn với người cùng làng không còn được coi trọng, đề
cao nữa mà việc lựa chọn bạn đời phụ thuộc vào nhữ
ng yếu tố khác như sức
khoẻ, việc làm, sự năng động tháo vát của người bạn đời và đặc biệt là môi
trường làm việc. Như chúng ta đã biết quá trình đô thị hoá ở Vĩnh Phúc trong

13

những năm vừa qua đã có những biến đổi quan trọng đến cơ cấu nghề nghiệp
của người dân nơi đây. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy được hình thành và
theo đó có rất nhiều nam nữ thanh niên ở các vùng quê khác cũng như người
dân địa phương được làm việc tại đó. Bởi vậy, cơ hội gặp gỡ giao lưu của nam
nữ thanh niên cũng trở nên đa dạng hơn. S
ố liệu cho biết chỉ có 2,5% số người
được hỏi cho rằng cần quan tâm đến tiêu chí chú rể phải là người cùng làng và
tương tự với cô dâu là 4,0%.
Bây giờ nó khác nhiều rồi không như ngày xưa, bây giờ khu công nghiệp
về nhiều công nhân lắm đa số là thanh niên làng chọn công nhân là nhiều,
một nữa là đa số công nhân là nhiều đứa khéo, với hai nữa là nó có công
ăn việc làm. Bây giờ là cái tiêu chí của chúng nó là một là nó cũng phải
xinh xẻo một tí, hai là nó có công
ăn việc làm vàcó sức khoẻ tốt. (PVS,
Nam, Khai Quang, VP)

Bên cạnh đó về tiêu chí học vấn đối với chú rể rất được đề cao hơn
nhiều so với cô dâu với tỷ lệ là 25,6% và 4,8%. Theo chúng tôi việc học vấn
được đề cao hơn rất nhiều lần đối với cô dâu phần nào phản ánh sự kỳ vọng
của xã hội đối với vị thế nam giới trong vai trò trụ cột gia đ
ình cũng như trong
việc đại diện cho gia đình giao tiếp ngoài xã hội và bên cạnh đó phần nào
cũng thể hiện sự quan niệm, tư tưởng định kiến giới trong vấn đề phụ nữ
không cần học cao hay coi trọng việc “ưu tiên” cho con trai học hơn so với
con gái. Tuy nhiên với tiêu chí “cần cù, chăm chỉ” thì người dân lại kỳ vọng ở
cô dâu hơn với tỷ lệ là 21,6% trong khi đó vớ
i chú rể thì yêu cầu khiêm tốn
hơn rất nhiều với 10,8%. Hay với tiêu chí có “quan hệ xã hội rộng” thì với chú
rể là 8,8% còn cô dâu chỉ 2,0% (xem bảng 3). Tất cả những số liệu này đều


14
phản ánh khuôn mẫu truyền thống về vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới
trong xã hội vẫn được duy trì- Sự định kiến giới này cho đến nay vẫn được
duy trì và theo chúng tôi đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự
thăng tiến về vị thế xã hội của phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Nếu theo như thanh niên bây giờ thì 3 cái tiêu chí quan trọng nhất đối v
ới
cô dâu là: một là phải có công ăn việc làm, hai là cũng phải ưa nhìn, ba là
cũng phải có học vấn. Đối với chú rể thì con gái nó cũng nhìn chú rể: một
là kinh tế phải ổn định tức là nó cũng phải có một cái tài sản gì đấy đất
đai hay bất kể một tài sản gì, hai là nó cũng phải có công ăn việc làm, ba
nữa là nó cũng phải có hình thức và cái nữa là phải có cái đạo đức.
Yếu tố tác
động lớn nhất là yếu tố xã hội. Thanh niên kiếm tiền dễ hơn.
Cái tôi cá nhân thanh niên dám khẳng định hơn. Quan điển giữa con và
cha khác nhau. Không còn nhất nhất trên bảo dưới nghe. Tình dục trước
hôn nhân thay đổi. Giáo dục giới tính đưa vào nhà trường. Trước đây, nói
đến là xấu hổ. (Thảo luận nhóm, Khai Quang)
Bảng 3: Tỷ lệ tán thành với các yếu tố được quan tâm đối với cô dâu và chú rể
ở địa phương hiện nay (%)
Các tiêu chí Chú r
ể Cô dâu
1. Sức khỏe tốt 70,2 82,0
2. Việc làm ổn định 72,9 0
3. Tính cách 22,1 48,1
4. Nguồn gốc gia đình 22,8 25,3
5. Ngoại hình 8,8 9,8
6. Uy tín xã hội 4,0 0

15

7. Tài sản 4,8 2,0
8. Chức vụ 10,8 2,3
9. Cần cù, chăm chỉ 10,8 21,6
10. Sự năng động, tháo vát 23,1 18,8
11. Trình độ học vấn 25,6 4,8
12. Cùng quê (làng,xã, huyện) 2,5 4,0
13. Quan hệ xã hội rộng 8,8 2,0

Nơi kết hôn - nội hôn cùng làng đã giảm xuống
Do những khuôn mẫu văn hóa quy định, cũng như bối cảnh kinh tế - xã
hội thời bấy giời nên trong truyền thống chủ yếu là nội hôn cùng làng. Chúng
ta không xa lạ với những quan niệm “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao
nhà vẫn hơn” hay “con gái lấy chồng gần có bát canh cần mẹ cũng mang cho”.
Quan niệm này phản ánh bối cảnh xã hội truyền thống chủ
yếu tự túc và khép
kín. Nam nữ thanh niên ít có cơ hội hẹn hò, gặp gỡ, tìm hiểu nhau trước kết
hôn. Hầu như sự di động xã hội của mỗi cá nhân chỉ giới hạn trong dòng họ và
làng xã. Cùng với quá trình hiện đại hóa thì khuôn mẫu hôn nhân theo mô
hình này đã hoàn toàn thay đổi và có bước đột phá. Quá trình chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa theo hướng hiện đại hóa
đã kéo theo sự thay đổi nghề nghi
ệp khá năng động và đa dạng của người dân
nơi đây. Người dân từ làm nghề nông chuyển sang phi nông và tỷ lệ nam nữ
thanh niên được tuyển vào làm việc tạc các nhà máy, các khu công nghiệp
chiếm một tỷ lệ đáng kể. Chính vì bối cảnh làm việc cùng nhau cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho họ mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình và sự nẩy nở

16
của những mối tình mới cũng được phát triển theo. Bởi vậy, trong nhận thức
của thanh niên của như người dân ở đây về tiêu chuẩn nội hôn giữa những

người cùng làng không còn là tiêu chuẩn quan trọng như trước đây nữa, mà
ngoại hôn - kết hôn với những người ngoài làng, cùng xã, khác xã, khác huyện
thậm chí là khác tỉnh có xu hướng ngày càng được mở rộng hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy so với thờ
i điểm họ kết hôn (trước đây) thì tỷ
lệ lấy người cùng làng rất cao, chiếm tới 44,4%, khác làng cùng xã là 34,1%
trong khi đó theo họ tại thời điểm hiện nay thì tỷ lệ này có sự biến đổi rất lớn,
người cùng làng chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là 14,3% và người cùng xã,
khác làng là 28,1%. Bên cạnh đó thì việc lựa chọn bạn đời ở huyện khác, tỉnh
khác cũng tăng lên đáng kể
(xem biểu 2). Đặc biệt, khi xem xét tương quan
nghề nghiệp trong việc lựa chọn bạn đời là người cùng làng, cùng xã hay khác
xã cho thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ. Số liệu cho biết, đối với nghề nghiệp
tự do thì tỷ lệ kết hôn với người khác huyện chiếm tỷ lệ cao nhất, có tới
71,4%; nghề công nhân là 33,3% và nghề nông chiếm tỷ lệ thấp nhất 19,1%.
Theo chúng tôi lý do khiến nam nữ thanh niên làm nghề nông có xu hướng
ngo
ại hôn thấp nhất là xuất phát từ không gian làm việc của họ thường chỉ gắn
với làng xã nên sự giao lưu, cơ hội gặp gỡ với bạn khác giới ngoài làng bị thu
hẹp hơn nên không gian kết hôn của họ không đa dạng, ít được mở rộng hơn
so với những nhóm nghề nghhiệp khác cũng là điều dễ giải thích.

Biểu 2: Thanh niên địa phương hiện nay thường lấy v
ợ/chồng ở đâu.


17
44.4
14.3
34.1

28.1
8.8
26.1
6.5
17.8
3.5
4.5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Cùng làng Cùng xã,
khác làng
Cùng huyện Cùng tỉnh Tỉnh khác
Thanh niên địa phương hiện nay thường lấy vợ/chồng ở đâu
Bản thân Thanh niên hiện nay


Xét theo giới tính, kết quả xử lý cho thấy tại thời điểm họ kết hôn thì tỷ
lệ kết hôn với người cùng làng không có chênh lệch đáng kể (nam 45,6% và
nữ là 47,7%), tuy nhiên so với thời điểm hiện tại thì ý kiến trả lời nam nữ
thanh niên hiện nay kết hôn người cùng làng thì tỷ lệ nữ trả lời cao hơn chiếm
20% trong khi đó nam giới tán thành với quan niệm này 14,5%. Học vấn cũng
là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn người bạn đời có cùng làng hay

không. Số liệu cho thấy những người có học vấn tiểu học trở xuống có 16,3%
tán thành với quan niệm thanh niên nên lấy kết hôn với người cùng làng trong
khi đó đối với người có học vấn THPT trở lên chỉ chiếm 4,3%. Điều này đã
phán ánh yếu tố học vấn có ảnh hưởng quan tr
ọng đến quan niệm lựa chọn bạn
đời thuộc không gian nào.
Như vậy, cùng với quá trình đô thị hoá và chuyển đổi việc làm đã tạo ra
nhiều cơ hội và môi trường gặp gỡ, giao lưu giữa nam nữ thanh niên bởi vậy
việc lựa chọn bạn đời cũng được mở rộng cả không gian lựa chọn bạn đời.

18
Tuy nhiên bên cạnh đó thì việc chi phí cho đám cưới cũng tốn kém hơn so với
giai đoạn trước đây, 82,2% số người được hỏi đồng ý với nhận định này. Thủ
tục đám cưới cũng trở nên đơn giản hơn, có tới 82% khẳng định điều này.
Nếu mà đứng về tổ chức đám cưới nói chung bây giờ các thủ tục nó đã
giảm so với m
ấy năm trước, mấy năm trước nó còn rườm rà hơn, bây
giờ nó cải tiến rất nhiều, nói chung là nó cũng có vấn đề gì rườm rà
lắm (Phỏng vấn sâu, Nam, Khai Quang)
Tuổi kết hôn cũng được xác định là có sự biến đổi quan trọng. Nhiều
nghiên cứu trước đây đều cho thấy trước độ tuổi kết hôn ngày càng tăng. Có
tới 79,4% số người được hỏi đồng ý với quan niệm thanh niên ngày này k
ết
hôn muộn hơn so với trước đây, tỷ lệ không đồng ý chỉ chiếm 13% và khó
đánh giá là 3,5%. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu
của Vũ Tuấn Huy 1996. Nghiên cứu này đã chỉ ra tuổi kết hôn trung bình lần
đầu đối với nam giới là 25,9 tuổi so với 22,6 tuổi so với nữ giới.
Thủ tục cưới hỏi cũng là một trong những tiêu chí phản ánh sự biến
đổi
của hôn nhân qua các thời kỳ của địa phương. Trong xã hội truyền thống thủ

tục cưới hỏi hết sức rườm rà, phải trải qua nhiều thủ tục, nghi lễ rườm rà như
lễ vật chạm ngõ, ăn hỏi, dẫn cưới và đi cùng với nó là sự chi phí rất tốn kém
về mặt kinh tế - vật chất. Tuy nhiên những nghi thức rườm rà, phức tạp, những
quan h
ệ gia tộc nặng nề, nhiều tầng bậc cũng như chi phí cho các thủ tục cổ
bàn tốn kém của mô hình truyền ngày càng được giản lược qua các thời kỳ và
thay vào đó là những mô hình mới có nội dung và hình thức lành mạnh, trang
trọng, vui vẻ và hướng tới tiết kiệm. Những mô hình mới đã đáp ứng được nhu
cầu và nguyện vọng chung của nhiều nhóm xã hội khác nhau chấp nhận và
ủng hộ (Mai Vă
n Hai, 2003:2).

19
Kết quả số liệu của đề tài cho biết có 82% số người được hỏi đều cho
rằng thủ tục cưới hỏi ngày càng đơn giản hơn và chỉ có 14% không đồng tình
với nhận định này. Tương tự 81,7% ý kiến cho rằng sử dụng dịch vụ trong
cưới hỏi đang là hiện tượng phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên cũng có
82,2% số người được hỏi đánh giá là tuy th
ủ tục cưới đơn giản, gọn nhẹ và
việc sử dụng các dịch vụ tiện lợi cho đám cưới ngày càng nhiều hơn nhưng chi
phí cho đám cưới theo đó cũng tăng lên (xem bảng 4).
Bảng 4: Mức độ tán tán thành của người dân về các thủ tục,chi phí
và hình thức tổ chức đám cưới hiện nay (%)
TT Các nhận định Đồng ý Không
đồng ý
Khó trả lời
1 Thủ tục cưới đơn giản hơn 82,0 14,3 3,0
2 Chi phí đám cưới nhiều hơn 82,2 11,3 5,8
3 Sử dụng dịch vụ đám cưới
nhiều hơn

81,7 14,3 2,5

3. Nhận xét chung:
Tương đồng với những kết quả nghiên cứu trước đây, vấn đề hôn nhân
của Vĩnh Phúc dưới tác động của quá trình đô thị hóa đã có một số thay đổi
một cách căn bản. Xu hướng vai trò cá nhân tự quyết định hôn nhân của mình
ngày càng chiếm ưu thế cùng với nó là sự giảm sút đáng kể về vai trò của cha
mẹ họ hàng. Điều này đã phả
n ánh xu thế của bối cảnh kinh tế-xã hội dưới tác
động của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa. Vị thế, vai trò của cá nhân ngày
càng được khẳng định, đặc biệt trong các vấn đề riêng tư của cá nhân.

20
Vấn đề nội hôn cùng làng đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay, việc lựa
chọn bạn đời của thanh niên địa phương đa dạng hơn. Không gian kết hôn đã
vượt ra khỏi phạm vi cùng làng, xã. Việc kết hôn với người cùng làng hay ở
nơi khác chủ yếu phục thuộc vào môi trường công tác cũng như đặc điểm
nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Rõ ràng, quá trình đô thị hóa đã và đang mở ra
nhiề
u cơ hội giao tiếp cho thanh niên và họ gần như hoàn toàn giữ quyền chủ
động trong gặp gỡ và hẹn hò bạn khác giới bên ngoài gia đình. Cùng với sự
biến đổi về quyền quyết định kết hôn, tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên, thì
cũng có nhiều vấn đề xã hội khác đang tác động tiêu cực đến lĩnh vực hôn
nhân như xu hướng ly hôn ngày càng gia tăng, quan hệ tình dục trước hôn
nhân trở nên phổ bi
ến hơn, tình trạng bạo lực gia đình, trẻ em bị ảnh hưởng
tiêu cực từ phía xã hội cũng đang là vấn đề đáng lo ngại./.




21
Tài liệu tham khảo


1. Lê Bạch Dương, Nguyễn Thị Vân Anh và nhóm nghiên cứu (2001).
Tổng quan về nghiên cứu tình dục ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu phát triển xã hội
2. Danieele Belanger và Khuất Thu Hồng. 1995. Một số biến đổi trong
hôn nhân về gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965-1992. Tạp chí Xã hội
học, số 4.
3. Goode, William J. 1963. World Revolutation and family Parterns.
Glencoe, Free Press.
4. Khuất Thu Hồng. 1996. Các mô hình hôn nhân ở đồng bằng song
Hồng từ truyền thống
đến hiện đại. Luận án Phó tiến sĩ khoa học. Hà Nội
5. Mai Huy Bích. 1993. Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng. Hà
Nội. Nxb Văn hóa thong tin.
6. Mai Văn Hai và cộng sự. 2003. Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn
nhân ở châu thổ sông Hồng qua mấy thập niên gần đây. Tạp chí Xã hội học số 2.
7. Nguyễn Hữu Minh. 1995. Tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam. Tạp chí Xã
hội học. số 4
8. Nguyễn Hữu Minh. 1999. Quyền tự do lựa chọn bạn đời ở một số tỉnh
đồng bằng sông Hồng: truyền thống và biến đổi. Tạp chí Xã hội học. số 1
9. Nguyễn Hữu Minh .2009. Biến đổi quyền quyết định hôn nhân ở Việt
Nam và các yếu tố tác động. Tạp chí Gia đình và Giới. số 4
10. Đòan Văn Chúc, Văn hóa học, Nhà xu
ất bản Văn hóa Thông tin, Hà
Nội 1997, tr.119.

×