Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CHUYÊN ĐỀ SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.21 KB, 22 trang )


1
Chuyên đề:
SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN VIỆC LÀM
CỦA NGƯỜI DÂN
KHU VỰC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT


PGS.TS Nguyễn Chí Dũng
Viện Xã hội học
Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh





1. Vài nét về địa bàn khảo sát
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong
8 t
ỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có diện tích tự nhiên khoảng
1.371km
2
, dân số gần 1,2 triệu người và bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thành
phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc,
Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo và Lập Thạch
1
. Một trong những ưu thế của
Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi rộng, rất
thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị. Bên
cạnh đó nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng
dân số


2
, trong đó chủ yếu là lao động trẻ

1
Nguồn: Website tỉnh Vĩnh Phúc
2
Nguồn: Website tỉnh Vĩnh Phúc

2
Năm 1997, sau khi tách khỏi tỉnh Vĩnh Phú, đặc biệt là từ đầu những năm
2000 trở lại đây, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn Vĩnh
Phúc được đẩy lên với tốc độ nhanh hơn. Đến nay, Vĩnh Phúc đã được coi là một
trong những địa phương điển hình về “thu hồi đất”
3
. Trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều Khu công nghiệp được thành lập như KCN Kim Hoa, KCN Quang Minh
và 01 KCN đã có chủ trương thành lập (Bình Xuyên). UBND tỉnh đã có văn bản
trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thành lập thêm 02 KCN là Khai
Quang và Chấn Hưng. Ngoài ra còn có 6 KCN khác là: Hương Canh (Bình
Xuyên), Lai Sơn (Vĩnh Yên), Đạo Tú và Hợp Thịnh (Tam Dương), Xuân Hoà
(Phúc Yên) và Tân Tiến (Vĩnh Tường). Vĩnh Phúc có lợi thế trong phát triển
công nghiệp ở diện rộng vì nằm gần Thủ đô Hà nộ
i, có nhiều thuận lợi về cơ sở
hạ tầng cho nên quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp
sang công nghiệp, cũng diễn ra nhanh hơn so với một số tỉnh khác.
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 588 dự án đầu tư còn
hiệu lực với tổng số vốn là 28.800 tỷ đồng và 2.034 triệu USD. Nhờ thu hút được
nhiều d
ự án đầu tư nên tổng thu ngân sách của tỉnh hàng năm tăng cao, dự kiến
năm 2008 đạt xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Năm 2008, tốc độ tăng GDP của tỉnh ước đạt

18%. Để đạt được những thành tựu này, tỉnh Vĩnh Phúc đã coi khâu giải phóng
mặt bằng là then chốt. Toàn tỉnh đã chuyển gần 7.000 ha đất dành cho công
nghiệp và phát triển đô thị. Với phương châm "có công nghiệp vào, đờ
i sống
nhân dân phải tốt hơn khi chưa có", Vĩnh Phúc tạo cơ chế cấp đất cho người dân
bị mất 30% đất sản xuất trở lên ở những vị trí thuận lợi để họ làm dịch vụ; có
chính sách ràng buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tạo việc làm cho con em
nông dân trong các doanh nghiệp trên địa bàn
4
.

3
Nguồn: Kiều Minh- Báo ĐT VnExpress (11/2006).
4
Nguồn: www.ASSET.vn l Nguyễn Văn Chữ - Bộ Tài nguyên và Môi trường

3
Thị xã Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên là hai địa bàn đang diễn ra tốc độ
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng
nên đã được chọn làm địa bàn khảo sát. Đặc biệt, tại huyện Bình Xuyên – hệ
thống chính trị đã vào cuộc, góp phần thiết thực trong công tác đền bù GPMB.
Khu công nghiệp Bình Xuyên và Khu công nghiệp Bá Thiện với tổng diện tích
trên 600 ha được giải phóng mặt bằng nhanh. Đồng chí Bí thư
huyện uỷ trực tiếp
làm Trưởng ban chỉ đạo GPMB, chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương chung về GPMB. Gia đình
cán bộ, đảng viên gương mẫu nhận tiền, giao trả mặt bằng trước. Hai xã đông
đồng bào công giáo là Bá Hiến và Thiện Kế vốn có tập quán chỉ chôn người chết
một lần "nhất táng thiên thu", nhưng hưởng ứng "cu
ộc vận động vì công nghiệp

hoá" của địa phương, mọi người đều tự nguyện di chuyển trên 1.300 mồ mả để
dành đất làm công nghiệp. Các xã, phường được khảo sát là phường Đồng Tâm
và phường Khai Quang (Tp Vĩnh Yên); xã Bá Hiến và thị trấn Hương Canh
(huyện Bình Xuyên).
Khai Quang là một phường nằm ở phía Đông Nam thị xã Vĩnh Yên, diện
tích tự nhiên là 1.117,17 ha và được phân chia thành 12 tổ dân phố. Dân số của
phường tính đến năm 2009 là 16.661 kh
ẩu, 1832 hộ. Trong những năm qua, thực
hiện quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi đất phục vụ cho quy
hoạch các KCN và xây dựng hạ tầng, đến nay trên địa bàn phường đã có 141 cơ
quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng diện tích
đất bị thu hồi năm 2005 là 33.67 ha; năm 2006 là 65.2 ha; năm 2007 là 20.8 ha;
năm 2008 là 48 ha với 74 dự án. Do sự thu hẹp đất đai canh tác, cơ cấu kinh tế
c
ủa phường hiện nay là: công nghiệp – xây dựng – thương mại – du lịch và nông
nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 33.988.000đ/người.

4
Phường Đồng Tâm nằm ở phía Tây thành phố Vĩnh Yên, diện tích tự
nhiên là 7.52 km2, 2815 hộ và 14500 khẩu. Cơ cấu kinh tế của phường là thương
mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp, thủy sản. Năm 2008,
phường đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng với 8 dự án, tổng
diện tích 345.182,4m2, giá trị bồi thường hơn 6 tỷ đồng với hơn 360 lượt hộ có
đất thu hồi. Công tác xây dựng h
ạ tầng cơ sở trên địa bàn phường được triển khai
tốt, các thiết chế văn hóa – giáo dục và y tế được đầu tư đồng bộ và hiện đại.
Thị trấn Hương Canh có diện tích tự nhiên là 1006,42 ha với 3818 hộ và
14499 khẩu. trong đó, hộ sản xuất nông nghiệp là 1670 hộ và hộ phi nông nghiệp
là 2148 hộ. Trong tổng số 7670 lao động của thị trấn thì có tới 2537 người đang
làm việc cho các doanh nghi

ệp, cơ quan trên địa bàn. Diện tích đất nông nghiệp
của thị trấn chỉ có 543,1 ha, đất phi nông nghiệp có 445,05 ha. Thời gian qua,
quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng được thực hiện trên địa bàn thị
trấn nhưng tốc độ chậm vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như giá đền bù chưa
hợp lý, ý thức trách nhiệm một số người chưa cao.
Xã Bá Hiến nằm ở phía Bắc huy
ện Bình Xuyên với 3216 hộ, 14 216 khẩu
(khoảng 35% số khẩu là đồng bào theo đạo Thiên chúa). Cơ cấu kinh tế của xã là
nông nghiệp, thủy sản – thương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản. Những năm
qua, thực hiện chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính quyền địa
phương đã tiến hành thu hồi và bàn giao hàng trăm ha đất cho các doanh nghiệp
và cơ quan trên địa bàn. Riêng năm 2008, địa phương
đã giao 83 ha cho tập đoàn
Hồng hải, 0.77 ha cho KCN Bá Thiện xây nhà máy nước. Hiện nay, chính quyền
xã vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách thu hồi và đền bù, giải phóng mặt bằng
cho các hộ dân trong xã. Những năm sắp tới, việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất sẽ giúp Bá Hiến trở thành một địa bàn có nhiều KCN với nhiều doanh nghiệp
cả trong và ngoài nước.

5
2. Sự thay đổi quan niệm và cách thức lựa chọn việc làm của người
dân khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
2.1. Chuyển đổi đất và lựa chọn nghề nghiệp:
Các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự hình thành
các mô thức sống của người dân, trong đó đặc biệt quan trọng là các quan niệm
và việc lựa chọn nghề nghiệ
p. Bởi lẽ, chuyển đổi nghề nghiệp là vấn đề nổi bật,
là sự biến đổi xã hội trực tiếp và dễ thấy nhất dưới tác động của chính sách
chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam thời gian qua. Cũng chính bởi vậy
mà vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học

(chẳng hạn như Nguyễn H
ữu Minh, 2003; Ngô Văn Giá, 2005-2006; Nguyễn
Văn Đáng, 2003…vv). Tuy nhiên, dưới góc độ lối sống, nhóm nghiên cứu không
chỉ quan tâm xem người dân đã chuyển sang làm những công việc gì mà còn tìm
hiểu động lực sâu sa khiến họ chuyển đổi nghề nghiệp, nơi làm việc mới, tính
chất công việc và quan niệm của người dân đối với các loại hình công việc cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của h
ọ. Nhóm nghiên cứu cùng
các điều tra viên đã tiến hành phỏng vấn 400 chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ tại
Vĩnh Phúc trong năm 2009 và có được kết quả như sau:
Bảng 1: Nghề nghiệp chính của người được hỏi tại hai thời điểm
(Tỷ lệ %).

Trước khi bị
thu hồi đất
Hiện nay
(2009)
1 Nông dân
91.2 51.4
2 Công nhân 1.0 2.8
3 Cán bộ công chức
2.8
3.8

6
4 Buôn bán 0.5
5.8
5 Lao động tự do 2.0
30.9
6 Tiểu thủ CN 0.3 0.5

7. Chủ cơ sở SX 0.0 0.5
8. Nội trợ 0.0 0.8
9 HS-SV 0.5 0.5
10 LL vũ trang 0.8 0.3
11 Hưu trí 1.0 2.0
12. Khác 0.0 0.8
Tổng 100.0 100.0

Có thể thấy, trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất – tức là khoảng 8
năm trước đây, tuyệt đại đa số những người được hỏi là nông dân (91.2%); chỉ
có tỷ lệ rất ít là cán bộ công chức (2.8%) hoặc làm lao động tự do (2.0%). Số liệu
này cho thấy địa bàn khảo sát trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một
địa bàn thuần nông v
ới cơ cấu nghề nghiệp khá đơn điệu. Tuy nhiên, đến thời
điểm khảo sát (tháng 5/2009), tình trạng trên đã thay đổi căn bản. Tỷ lệ cư dân
làm nông nghiệp tại 4 xã, phường khảo sát đã giảm gần một nửa, xuống còn
51.4%. Trong khi đó, số người làm lao động tự do tăng lên đáng kể, chiếm
30.9% số người được hỏi; số người chuyển sang buôn bán chiếm 5.8%. Đi
ều
đáng ngạc nhiên là, địa bàn khảo sát là nơi diễn ra quá trình CNH rất mạnh mẽ
với rất nhiều khu công nghiệp và đô thị mới nhưng số người làm công nhân công
nghiệp và công chức nhà nước lại gia tăng không đáng kể, tương ứng là 2.8% và
3.8% vào thời điểm năm 2009. Theo lý giải của người dân, thực trạng này có thể

7
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: trình độ học vấn, tay nghề, tuổi
tác, giới tính vv của người lao động khu vực chuyển đổi không đáp ứng được
yêu cầu của các công việc mới.
“ Các cháu trẻ, còn tuổi thì vào khu công nghiệp. Tuổi tôi làm sao vào
được? Đi chợ cũng khó khăn, tranh mua tranh bán, mỗi ngày may thì được 15-

20 nghìn, không may thì lỗ. Giờ chẳng biết làm gì Chỉ được mấy ngày mùa bận
rộn rồi lạ
i thôi. Lại chờ gặt ” (Nữ, 45tuổi, nông dân).
“ Một năm 2 vụ, mỗi vụ được 1 tạ bảy. Chăn nuôi, trồng thêm rau ăn.
Thu nhập chủ yếu là ruộng, ngoài ra chẳng có gì. Thỉnh thoảng đi làm thuê, thợ
xây… Nhưng không thường xuyên. Ra Tết đã hết cả lúa rồi. Mỗi năm thiếu ăn 4
tháng. Việc gì cũng làm, miễn là có thu nhập ” (Nam, 39 tuổi, làm thuê tự do).
Thực tế này cho thấy xu hướng tham gia thị trườ
ng lao động tự do vốn còn
rất nhiều bấp bênh thay vì tham gia vào khu vực lao động chính thức của người
dân vùng chuyển đổi. Theo số liệu khảo sát, có tới 49.8% số người được hỏi đã
trả lời là họ phải chuyển đổi nghề nghiệp là do không có đất canh tác; 33.2% do
thiếu đất. Đây là bằng chứng cho thấy, nhiều người dân buộc phải tìm nghề mới
dù họ không hẳn đã muốn vậ
y.Cùng với sự lựa chọn việc làm mới, nơi làm việc
cũng có thể phản ánh suy nghĩ, quan niệm của người dân, thể hiện khả năng
thích ứng của người dân vào một bối cảnh mới (xem bảng 2). Số liệu khảo sát
cho thấy, tại cả hai thời điểm, đa số người dân vẫn chỉ làm việc tại nhà hoặc tại
cộng đồng quen thuộc c
ủa mình.
Tuy nhiên, có một chút thay đổi đáng chú ý là số người lựa chọn các công
việc chính tại nhà đã giảm (từ 61.3% giảm xuống còn 33.8% vào năm 2009) và
số người lựa chọn các công việc ngoài gia đình đã tăng lên đáng kể (từ 35.9%
tăng lên 62.2% vào thời điểm khảo sát). Điều này cho thấy, sự di động nghề

8
nghiệp đã diễn ra nhưng mức độ và phạm vi di động vẫn còn hạn chế. Người dân
vẫn có xu hướng gắn bó với các công việc gần nhà thay vì phải đi làm ở những
nơi xa địa bàn cư trú. Đây là một phát hiện phản ánh tâm lý, lối sống khá truyền
thống của người dân tại các khu vực nông thôn của Việt Nam: họ chỉ rời nhà đi

nơi khác khi đó là điều bắt bu
ộc. Ngược lại, khi cơ hội vẫn còn thì họ luôn có xu
hướng gắn bó với gia đình và cộng đồng truyền thống của mình.
Bảng 2: Sự thay đổi về nơi làm việc của người được hỏi (Tỷ lệ %)
Nơi làm việc
Trước khi
bị thu
hồi đất
Hiện nay (2009)

1 Tại nhà 61.3 33.8
2 Trong xã 35.9 62.2
3 Trong huyện, khác xã 1.0 2.8
4 Trong tỉnh, khác
huyện
1.0 0.8
5 Tỉnh khác 0.5 0.3
6 Khác 0.3 0.3
Total 100.0 100

Để có thêm bằng chứng về sự thích ứng nghề nghiệp của người dân khu
vực chuyển đổi, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về phương tiện đi làm của
người được hỏi tại hai thời điểm khác nhau.
Bảng 3: Phương tiện đi làm của người dân tại hai thời điểm (Tỷ lệ %)

9
Thời điểm
Phương tiện đi làm
Trước khi
bị thu hồi đất

Hiện nay
(2009)
1 Đi bộ 21.5 12.9
2 Xe đạp 59.5 30.3
3 Xe máy 15.7 53.0
4 Xe buýt 0.3 0.3
6 Khác 3.0 3.5
Tổng 100,0 100

Kết quả cho thấy, trước khi bị thu hồi đất, phương tiện đi làm chủ yếu của
người dân là đi bộ và xe đạp, tương ứng là 21.5% và 59.5% số người được hỏi sử
dụng. Tuy nhiên, hiện nay, xe máy đã trở thành phương tiện đi lại chủ đạo của
người dân, được sử dụng bởi 53% số người được hỏi. Tuy nhiên, một dịch vụ đi
lại gắn liền với các cộng đồng đô thị là xe buýt thì lại chỉ được sử dụng rất hạn
chế, chỉ với 0.3% số người được hỏi tại cả hai thời điểm. Thực tế này phù hợp
với mức sống cũng như tính chất các công việc của người dân khu vực chuyển
đổi. Hơn thế, nó cũng cho thấy mức độ đô th
ị hóa của địa phương là đang còn
thiên về hạ tầng cơ sở chứ chưa có nhiều thay đổi mạnh mẽ về chiều sâu lối sống
(xem bảng 3 ở trang 36).
2.2. Chuyển đổi đất và mong muốn nghề nghiệp:
Sự thay đổi bối cảnh xã hội (sinh sống và làm việc) tất yếu làm thay đổi
quan niệm, nhận thức của người dân về giá trị của các loại hình công việ
c cũng

10
như các yếu tố có vai trò quan trọng đối với công việc chính của họ. Nếu như
trong xã hội nông nghiệp truyền thống, các yếu tố như sức khỏe, kinh nghiệm, sự
cần cù chăm chỉ, số lượng lao động đông…luôn được người dân đề cao thì trong
xã hội hiện đại, bối cảnh CNH và ĐTH, rất có thể những quan niệm phổ biến đó

của người dân đã thay
đổi. Kết quả khảo sát cho bảng số liệu sau:
Bảng 4: Các yếu tố quan trọng đối với công việc chính của người được hỏi
(Tỷ lệ %; 1-2-3 là mức độ quan trọng, trong đó 1 là quan trọng nhất)
Năm bị thu hồi đất Hiện nay (2009)

Các yếu tố
1 2 3 1 2 3
1. Vốn
45.3
11.3 10.2
47.5 16.8
11.8
2. Kiến thức, kỹ năng 8.9 12.3 7.1
6.3 16.1
7.1
3. Kinh nghiệm SX, KD 7.9
16.6 12.0
3.8 13.8
13.6
4. Quan hệ xã hội 0.3 2.3 1.0 1.8 3.0 3.8
5. Sức khỏe
24.9 33.5
10.7
31.9 26.1
8.8
6. Diện tích đất SX, KD
9.9 13.9
7.9 1.0 5.3 3.8
7. Vị trí đất SX, KD 0.3 2.5 9.7 2.0 8.3

14.9
8. Sự chủ động, năng động
của bản thân
1.3 3.0
21.4
2.8 7.8
20.2
9. Cần cù, chăm chỉ 1.0 4.3
16.5
0.0 2.3 4.3
10. Vị trí nơi ở 0.3 0.3 3.6 3.0 0.5 11.8
Tổng 100 100 100 100 100 100


11
Bảng số liệu trên cho thấy, trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các
yếu tố quan trọng đối với công việc chính của người được hỏi được xác định là:
vốn, sức khỏe, diện tích đất để sản xuất kinh doanh. Rất ít người đánh giá cao
mức độ quan trọng của yếu tố “sự chủ động, năng động của bản thân’ (chỉ
chiếm
21.4%); thậm chí không ai coi “kiến thức, kỹ năng” và “vị trí đất sản xuất kinh
doanh” là một trong ba yếu tố quan trọng nhất đối với công việc chính của mình.
Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2009, mặc dù các yếu tố truyền thống như “sức
khỏe” vẫn được coi trọng nhưng các yếu tố mới đã được đề cao hơn rất nhiều,
chẳng hạn như
“kiến thức kỹ năng” được 6.3% số người được hỏi cho là yếu tố
có ảnh hưởng quan trọng nhất đến công việc hiện tại; 16.1% đánh giá ở mức độ
quan trọng thứ 2. Đặc biệt, vị trí đất sản xuất kinh doanh đã được 14.9% số
người trả lời coi là một trong ba yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến công việc
của họ hi

ện nay.
Như vậy, có thể thấy sự chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các
nghề phi nông nghiệp đã làm thay đổi nhận thức, thái độ của người dân đối với
các yếu tố liên quan đến công việc chính của họ. Để có một công việc ổn định
với thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sống thì rõ ràng người dân khu vực chuyển đổi
đã phải đề cao các yế
u tố mới như: kiến thức, kỹ năng, sự năng động của bản
thân, địa điểm sản xuất kinh doanh…chứ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố
truyền thống và phổ biến như sức khỏe, kinh nghiệm và diện tích đất. Sự thay
đổi về nhận thức như vậy chắc chắn có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng
thích ứng của người dân vào cộng đồng xã hội mới với tính chất công nghiệp và
đô thị ngày càng rõ.
Mong muốn về nghề nghiệp cho các thành viên trong gia đình khi đến tuổi
lao động là một chỉ báo có thể cho thấy định hướng giá trị, quan niệm của người
dân khu vực chuyển đổi về vấn đề lao động – việc làm. Kết quả khảo sát cho

12
thấy, về tổng thể, lĩnh vực làm việc và các loại công việc mà những người được
hỏi mong muốn lần lượt là: cán bộ, công chức nhà nước (51.1%); Làm cho
doanh nghiệp nước ngoài (17.7%); Làm cho doanh nghiệp trong nước (16.5%);
Tự tổ chức sản xuất kinh doanh (7.1%) và Làm thuê tự do (7.6%). Kết quả khảo
sát cũng cho thấy một mâu thuẫn đáng chú ý, đó là: đa số người được hỏi hiện tại
đang làm nông nghiệp và lao động t
ự do nhưng chỉ rất ít trong số họ mong muốn
thành viên trong gia đình tham gia vào thị trường lao động tự do (chỉ 7.6% số
người trả lời); thậm chí không ai trong số họ mong muốn thành viên gia đình làm
việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Trong khi đó, làm việc trong khu vực nhà nước vẫn chiếm ưu tiên hàng
đầu, kế đó là khu vực doanh nghiệp, cả doanh nghiệp trong nước và liên doanh.
Bảng số liệu dưới đây cho th

ấy chi tiết hơn về mối quan hệ giữa diện tích đất bị
thu hồi và mong muốn nghề nghiệp/lĩnh vực làm việc của người được hỏi. Theo
đó, diện tích đất bị thu hồi không phải là yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến mong
muốn nghề nghiệp của người dân. Dù bị thu hồi nhiều hay ít thì thứ tự ưu tiên
vẫn là: khu vực nhà nước, khu vực liên doanh với n
ước ngoài, khu vực doanh
nghiệp trong nước…
Bảng 5: Diện tích đất bị thu hồi và mong muốn nghề nghiệp (Tỷ lệ: %)
Diện tích đất bị thu hồi

Mong muốn nghề nghiệp/nơi làm
việc
Dưới
35% DT
Từ 35%
- 70%
DT
Trên
70% DT
Tổng
1 Cán bộ/công chức NN 19.3 23.3 57.4 100
2 Làm cho DN nước ngoài 32.9 21.4 45.7 100
3 Làm cho DN trong nước 30.8 24.6 44.6 100

13
4 Tự tổ chức SXKD 17.9 28.6 53.6 100
5 Làm thuê tự do 36.7 13.3 50.0 100

Thực tế này có thể phần nào phản ánh thực trạng lao động – việc làm tại
khu vực chuyển đổi hiện nay. Đó là việc người dân chỉ có thể tham gia vào thị

trường lao động tự do, vốn rất bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định. Bởi
vậy, mong muốn cho các thành viên gia đình được làm việc trong khu vực chính
thức, ổn định (nhà nước, doanh nghiệp) là có phần hợp lý. Đồng thời, nó cũng
cho th
ấy những khó khăn của người dân trong quá trình thích ứng vào một hệ
thống kinh tế mới, đòi hỏi nhiều yếu tố mà người lao động ở khu vực nông
nghiệp truyền thống không dễ có được.
2.3. Chuyển đổi đất và hành vi tiêu dùng:
Cách thức tiêu dùng hay thói quen chi tiêu phản ánh rõ nét phần nào lối
sống của một cá nhân hoặc gia đình trên bình diện kinh tế. Từ kết quả khảo sát,
nhóm nghiên cứu nhận thấy có một m
ối liên hệ mật thiết giữa quá trình chuyển
đổi đất và hành vi tiêu dùng trong các hộ gia đình được nhận tiền đền bù. Trong
đó, tổng diện tích đất bị thu hồi có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rõ rệt hơn
thời gian gia đình bị thu hồi đất. Diện tích đất bị thu hồi càng lớn, số tiền được
đền bù càng nhiều thì càng có nhiều ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của các hộ
gia đình. Kết quả khả
o sát mục đích việc sử dụng tiền đền bù đất cho thấy rõ
điều này:
Bảng 6: Diện tích đất bị thu hồi và hành vi chi tiêu tiền đền bù(Tỷ lệ %)

Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi

14
Mục đích chi tiêu tiền đền bù
Dưới
35%
diện tích
Từ 35%
– 70%

DT
Trên
70% DT
Tổng

17.2 19.3 63.5 100

1. Xây, sửa nhà
Không
36.1 30.3 33.3 100

19.0 19.0 62.0 100

2. Mua phương tiện sinh
hoạt
Không
30.2 28.1 41.7 100

0.0 20.0 80.0 100

3. Thuê đất SXKD
Không
25.5 23.7 50.8 100

21.7 20.0 58.3 100

4. Mua thiết bị SXKD
Không
25.1 24.2 50.7 100


4.8 15.2 80.0 100

5. Cho vay lãi
Không
33.6 27.4 39.1 100

22.6 25.8 51.6 100

6. Đầu tư GD và việc
làm
Không
27.8 19.9 52.3 100

Bảng số liệu trên cho thấy, với những gia đình bị thu hồi nhiều đất và nhận
được nhiều tiền đền bù thì hành vi mua sắm được thực hiện nhiều hơn. Trong khi
tổng số hộ bị thu hồi trên 70% diện tích chỉ chiếm khoảng 50% số gia đình được
khảo sát thì có tới 63.5% số hộ này dùng tiền đền bù để xây, sửa nhà và 62.0%
dùng nguồn tiền đó để mua sắm phương ti
ện sinh hoạt. Ngược lại, cùng với hai
hoạt động nêu trên thì các hộ bị thu hồi ít đất lại thực hiện rất hạn chế: lần lượt là
17.2% và 19.0% số hộ bị thu hồi dưới 35% diện tích đất thực hiện xây, sửa nhà

15
và mua sắm phương tiện sinh hoạt (trong khi tỷ lệ các hộ diện này là 24.6%).
Cũng vậy, chỉ những hộ bị thu hồi nhiều đất mới có điều kiện chuyển hướng đầu
tư với quy mô lớn hơn như thuê đất để sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm thiết
bị sản xuất kinh doanh.
Cũng liên quan đến hành vi chi tiêu, kết quả khảo sát cho thấy mối quan
hệ nhân quả
giữa diện tích đất chuyển đổi và việc mua sắm, sử dụng các phương

tiện sinh hoạt thiết yếu. Theo đó, hành vi mua sắm có thể được thực hiện trước
hoặc sau khi thu hồi nhưng số lượng các hộ mua sắm phương tiện sinh hoạt sau
khi thu hồi đất luôn chiếm tỷ lệ cao hơn (xem bảng 7). Cụ thể, hành vi mua sắm
một số loại tiện nghi đắt tiền được th
ực hiện chủ yếu bởi các hộ gia đình bị mất
nhiều đất. Chẳng hạn: sau khi chuyển đổi đất, có 17.3% số hộ bị thu hồi dưới
35% diện tích mua sắm tivi màn hình phẳng; tỷ lệ này đối với nhóm hộ bị thu
hồi từ 35% đến 70% và nhóm trên 70% diện tích lần lượt là 24.0% và 58.75.
Tương tự như vậy, đối với xe máy, tỷ lệ tương ứng giữa ba nhóm hộ là: 19.9%;
26.1% và 54.0%.
Đối với điều hòa nhiệt độ là: 12.5%; 25.0% và 62.5%. Đối với
tủ lạnh là: 12.3%; 24.6% và 63.1% vv.
Bảng 7: Diện tích đất bị thu hồi và hành vi mua sắm phương tiện sinh hoạt
(Tỷ lệ %)
Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi
Hành vi mua sắm, sử
dụng một số thiết bị sinh
hoạt
Thời
điểm sử
dụng
Dưới
35%
diện tích
Từ 35%
– 70%
DT
Trên
70% DT
Tổng

Trước
T.H
24.8 23.6 51.6 100
1. Tivi thường
Sau T.H 52.6 10.5 36.8 100

16
Tổng 26.4 22.8 50.7 100
Trước
T.H
12.2 12.2 75.6 100
Sau T.H 17.3 24.0 58.7 100

2. Tivi màn hình phẳng
Tổng 16.5 22.1 61.4 100
Trước
T.H
18.4 17.0 64.5 100
Sau T.H 23.2 26.5 50.3 100

3. Đầu đĩa
Tổng 21.1 22.4 56.5 100
Trước
T.H
20.0 10.0 70.0 100
Sau T.H 15.2 30.4 54.3 100

4. Máy tính
Tổng 16.1 26.8 57.1 100
Trước

T.H
25.5 17.3 57.3 100
Sau T.H 19.9 26.1 54.0 100

5. Xe máy
Tổng 21.7 23.2 55.1 100
Trước
T.H
23.5 12.9 63.5 100
Sau T.H 17.8 27.0 55.2 100

6. Bếp gas
Tổng 19.4 23.2 57.5 100
Trước 25.0 75.0 0.0 100

17
T.H
Sau T.H 9.6 26.0 64.4 100
7. Bình tắm nóng, lạnh
Tổng 10.4 28.6 61.0 100
Trước
T.H
100.0 0.0 0.0 100
Sau T.H 12.5 25.0 62.5 100

8. Điều hòa nhiệt độ
Tổng 22.2 22.2 55.6 100
Trước
T.H
24.1 17.2 58.6 100

Sau T.H 12.3 24.6 63.1 100

9. Tủ lạnh
Tổng 13.8 23.7 62.5 100
Trước
T.H
100.0 0.0 0.0 100
Sau T.H 10.0 30.0 60.0 100

10. Máy giặt
Tổng 12.9 29.0 58.1 100
Ghi chú: Trước T.H: Trước khi bị thu hồi
Sau T.H: Sau khi bị thu hồi đất
3. Kết luận:
Có thể thấy rõ một thực tế là quá trình chuyển đổi đất là nguyên nhân trực
tiếp khiến đa số người dân phải thay đổi việc làm. Xu hướng chung là họ lựa
chọn những công việc thuộc khu vực lao động tự do, gần nhà. Phổ biến nhất là
việc chuyển sang kinh doanh một số dịch vụ
đơn giản, buôn bán nhỏ và đặc biệt
là làm thuê tự do. Cũng giống như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh

18
(2003), Nguyễn Văn Đáng (2003), Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), người dân khu
vực chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới phi
nông nghiệp. Tâm lý chung, đa số người dân vẫn muốn các thành viên trong gia
đình có được việc làm trong khu vực nhà nước vốn mang tính chất ổn định hơn
các khu vực khác.
Các thông tin về nơi làm việc và phương tiện đi làm cho thấy người dân
vẫn có xu hướng muốn tìm kiếm công việc gần nhà, nhất là nhóm tuổ
i trung niên

trở lên. Điều này cho thấy về cơ bản người dân vẫn mang tâm lý của cư dân
nông nghiệp truyền thống, vẫn bị ảnh hưởng bởi tư duy “ly nông” nhưng không
muốn “ly hương”. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng hệ
quả trước mắt là nó dẫn đến tình trạng dôi dư lao động, thất nghiệp gia tăng.
Mặc dù vậy, một bộ phận dân cư
vẫn phải chấp nhận thực tế này bởi họ
cũng không biết giải quyết bằng cách nào. Những khó khăn trong quá trình
chuyển đổi nghề nghiệp cùng với những bất hợp lý trong quá trình thu hồi và đền
bù đất khiến cho một bộ phận dân cư giảm niềm tin vào các chính sách của nhà
nước. Điều này đã được cụ thể hóa một phần thành các phản ứng tiêu cực của
mộ
t bộ phận dân chúng, chẳng hạn như không chấp nhận mức đền bù, trì hoãn
thời gian giải phóng mặt bằng, thậm chí là khiếu kiện.
Mặt khác, dưới sức ép của cuộc sống trong bối cảnh chuyển đổi, một bộ
phận nhỏ dân cư đã lựa chọn những biện pháp không được xã hội ủng hộ để
thích ứng vào cộng đồng xã hội mới. Đó là tình trạng m
ột số cá nhân sẵn sàng
thực hiện những hoạt động bất hợp pháp để kiếm sống như ghi lô đề, mở điểm cá
cược bóng đá, kinh doanh nhà nghỉ cùng với tệ nạn xã hội, cho vay nặng lãi vv.
Đây là những phản ứng xã hội rất cần sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà
nước.

19
Nét mới trong nghiên cứu này là đã nhận thấy sự thay đổi trong suy nghĩ,
quan niệm của người dân đối với các yếu tố ảnh hưởng đến công ăn việc làm.
Theo đó, người dân khu vực chuyển đổi đã ý thức hơn về các yêu cầu như: tính
năng động xã hội, nguồn lực tài nguyên như đất đai, kiến thức chuyên môn để
có được một công việc tốt. Tỷ lệ cao các h
ộ gia đình dùng tiền đền bù đất đầu tư
cho học tập, chuyển đổi nghề nghiệp là thông tin đáng mừng nhưng thực tế,

nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả của các hoạt động đó vẫn chưa cao do
người dân chưa nhận được sự giúp đỡ cần thiết của các cơ quan quản lý nhà
nước.
Nói cách khác, sự thích ứng của người dân vào thị trường lao động m
ới
diễn ra một cách tự phát, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ từ các cơ quan chức
năng. Bởi vậy, nhiều hộ gia đình tốn kém tiền của nhưng các thành viên vẫn
chưa thể có được công ăn việc làm, chưa hòa nhập được vào với cộng đồng xã
hội mới. Với tâm lý thất bại, những người như vậy rất dễ có những phản ứng
không tích c
ực với xã hội.
Chuyển đổi đất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen tiêu dùng của
người dân. Theo đó, nếu gia đình bị thu hồi càng nhiều đất, được đền bù càng
nhiều tiền thì họ càng chi tiêu nhiều cho xây, sửa nhà và mua sắm đồ dùng sinh
hoạt. Kết quả khảo sát cho thấy, hành vi chi tiêu của người dân trong diện
chuyển đổi đất còn mang tính tự phát, thiếu căn cơ do chủ yếu
đầu tư cho tiêu
dùng trong sinh hoạt trong khi đầu tư cho sản xuất, kinh doanh còn hạn chế.
Phản ứng này trước mắt tạo ra sự phồn thịnh nhưng về lâu dài rất dễ để lại hậu
quả tiêu cực khi nguồn tiền từ đền bù đất được sử dụng hết và không phát huy
được hiệu quả thiết thực, bền vững./.


20
Tài liệu tham khảo


1. Mai Huy Bích (2003): “Xã hội học gia đình”. NXB KHXH, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Đáng (2003): “Chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân
trong quá trình đô thị hóa”. Tạp chí Lý luận chính trị.

3. Evans, Grant (2001): “Bức khảm văn hóa châu Á: Tiếp cận nhân học”.
Người dịch: Cao Xuân Phổ. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Ngô Văn Giá (2006): “Những biến đổi về giá trị văn hóa của các làng ven
đô Hà Nội Nội trong thời kỳ đổi mới”. Đề tài cấp Bộ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
5. Mai Văn Hai – Mai Kiệm (2003): “Xã hội học văn hoá”. NXB KHXH, Hà
Nội.
6. Vũ Tuấn Huy (2003): “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố
ảnh hưởng”. NXB KHXH, Hà Nội 2003.
7. Vũ Tuấn Huy (2004): “Xu hướng gia đình ngày nay”. NXB KHXH, Hà
Nội.
8. Tương Lai (chủ biên, 1996): “Những nghiên cứu v
ề xã hội học gia đình Việt
Nam”. NXB KHXH, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008): "Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ
cấu lao động và việc làm của hộ gia đình". Tạp chí Xã hội học số 1
10. Hoa Hữu Lân (2007)“Xây dựng một số giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết
vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá nhanh ở một số địa bàn
thuộc thành phố Hà Nội”. Đề tài khoa học cấp Bộ.
11. Tô Duy Hợp (2007): "Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình xã hội
hoá tam nông Việt Nam". Tạp chí Xã hội học số 4.
12. Trần Thị Lan Hương(2000) : "Tác động cuả phân tầng mức sống vào quá
trình phát triển văn hoá nông thôn", Nxb Văn hoá- Thông tin Hà Nội.
13. Phạm Thị Mai Hương (2006) : "Những biến đổi cơ bản về
mặt tâm lý của
cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa". Đề tài khoa học cấp bộ , Viện
Tâm lý học.
14. Bùi Thị Ngọc Lan (2007): “Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc
thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển khu công
nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”. Đề tài cấp Bộ, Học viện

CT-HCQG HCM.

21
15. Văn Thị Ngọc Lan (1998), "Sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp ở khu vực đô
thị mới ven đô thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Xã hội học số, (2).
16. Michael Leat (2000), "Vùng ven đô của Việt Nam: Việc quản lý hành chính
sự phát triển đô thị của Hà Nội". Tạp chí Xã hội học, Số 3.
17. Nguyễn Thu Linh (2008): “Văn hoá doanh nghiệp - cách tiếp c
ận hiện đại
về doanh nghiệp”. />.
09:45, 7/7/2008 (GMT+7)
18. Trịnh Duy Luân (2008): “Biến đổi tâm lý-xã hội của cộng đồng dân cư đô
thi dưới tác động của đô thị hoá”, Tạp chí Xã hội học số 1.
19. Trần Lê (2007): “Quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất”. Nguồn:
vneconomy ngày 6/7/2007).
20. Nguyễn Hữu Minh (2003), "Đô thị hoá và sự phát triển nông thôn Việt Nam-
Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu", Tạ
p chí Xã hội học, (3).
21. Nguyễn Hữu Minh (2003), "Những biến đổi kinh tế -xã hôi ở vùng ven đô
Hà Nội trong quá trình đô thị hóa", Đề tài cấp Viện.
22. Mai Quỳnh Nam (chủ biên, 2002): “Gia đình trong tấm gương xã hội học”.
NXB KHXH, Hà Nội.
23. Trần Ngọc Thêm (2001): “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”. NXB Thành
phố Hồ Chí Minh.
24. Trương Xuân Trường: “Động thái của mô hình văn hoá gia đ
ình nông thôn
những năm đầu thập kỷ 90” in trong Mai Quỳnh Nam (2002: 311 - 326):
“Gia đình trong tấm gương xã hội học”. NXB KHXH, Hà Nội.
25. Nguyễn Hữu Tiến: “Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nông
trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá”. Tạp chí Cộng sản điện tử

ngày 4/7/2007).
26. Lê Du Phong (2007): “Thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người
dân bị thu h
ồi đất để xây dựng khu công nghiệp, đô thị và cho nhu cầu
công cộng, lợi ích quốc gia” sgtt.com.vn ngày 30/12/2007.
27. Lê Du Phong, Nguyễn V. áng, Hoàng V.Hoa (2002): “ảnh hưởng của đô thị
hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội- Thực trạng và giải pháp”. Nxb
CTQG, H N.
28. Ngô Thị Phượng (2008): “Những biến đổi xã hội ở nông thôn Việt Nam do
quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp”. Kỷ yếu Hội thảo
Việt Nam h
ọc lần 3, HN.
29. Vũ Ngọc Khánh: “Văn hoá gia đình Việt Nam”. Nxb Thanh niên

22
30. Đặng Phương Kiệt (2006): “Gia đình Việt Nam-Các giá trị truyền thống và
những vấn đề tâm bệnh lý xã hội”. Nxb Lao động, Hà Nội.
31. Trần Đan Tâm và Nguyễn Vi Nhuận (2000), "Những biến đổi xã hội ở vùng
ven đô Hà Nội dưới áp lực đô thị hoá". Tạp chí Xã hội học, (1).
32. Nguyễn Hữu Thắng (2004): "Đô thị hóa, phân tầng xã hội và nghèo khổ:
nghiên cứu trườ
ng hợp ở vùng ven Hà Nội", Tạp chí Xã hội học, (3).
33. Hoàng Bá Thịnh (2008): “Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia
đình nông thôn Việt Nam” Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần 3, H.2008.
34. Nguyễn Đức Truyến (1998), "Biến đổi xã hội và ý thức xã hội qua quá trình
hình thành ý thức pháp luật của nhóm nông dân thuộc một xã đồng bằng
sông Hồng", Tạp chí Xã hội học, số 2.
35. Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thuỷ (2001): “Thực
trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưưỏng chính trị, lối sống cho
thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con

người Việt Nan trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”. Nxb VHTT, H.2001.
36. Đỗ Văn Quân (2006) : “Biến đổi mức sống hộ gia đình đình ở nông thôn
vùng phụ cậ
n Hà Nội , Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội.
37. Đình Quang (2005) : “Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt
nam. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
38. Trần Văn Thạch (2005), Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định
cư ở Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội.
39. Nguyễn Đứ
c Truyến (2003): ‘‘Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở
nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới’’, Nxb. Khoa học
xã hội, HN.
40. UBND xã Bá Hiến (2008) : Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, phương
hướng nhiệm vụ năm 2009.
41. UBND thị trấn Hương Canh (2008) : Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
42. UBND phường Khai Quang (2008) :
Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
43. UBND phường Đồng Tâm (2008) : Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
44. Lê Ngọc Văn (2002), "Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông
nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hoá", Tạp chí Khoa học về
Phụ nữ, (1).

×