Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận tài chính công QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC: MỘT PHÂN TÍCH THEO BẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP















8/2013







TIỂU LUẬN:
[ GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT
AND REAL ECONOMIC GROWTH: A
PANEL ANALYSIS ]
Nhóm 12:
1. Nghiêm Phúc Hiếu


2. Nguyễn Thị Thu Hà
3. Tôn Thất Khánh
Hoàng
4. Lê Thị Hữu
5. Đặng Phương Thảo
GVHD: PGS.TS
Sử Đình Thành
Lĩnh vực: Tài chính công
Tác giả: William R. DiPeitro & Emmanuel Anoruo

08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
2

Nội dung

Tóm tắt 3
Giới thiệu 4
1. Tổng quan nghiên cứu 6
2. Khung lý thuyết 8
3. Nguồn dữ liệu 11
4. Kết quả thực nghiệm 11
5. Kết luận và hàm ý 14
Tài liệu tham khảo 17













08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
3

QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
THỰC: MỘT PHÂN TÍCH THEO BẢNG
William R. DiPeitro
Đại học Daemen , Amherst, New York, Mỹ, và
Emmanuel Anoruo
Khoa kế toán, tài chính và quản trị kinh tế,
Đại học Coppin State, Baltimore, Maryland, Mỹ
Tóm tắt
Mục đích – Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định ảnh hưởng của quy mô chính
phủ và nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thực, với mẫu 175 quốc gia trên thế giới.
Thiết kế/ Phương pháp/ Hướng tiếp cận nghiên cứu – Nghiên cứu sử dụng phương
pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên để ước lượng mô hình hồi quy bảng.
Kết quả - Các kết quả cho thấy cả quy mô chính phủ lẫn quy mô nợ công chính phủ có
tương quan âm đối với tăng trưởng kinh tể.
Hàm ý thực tiễn – Các kết luận chỉ ra rằng các nhà cầm quyền nên thực hiện cắt giảm các
khoản chi tiêu chính phủ không cần thiết và các khoản nợ công, để thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế.
Đóng góp/ Giá trị - Đóng góp của nghiên cứu đó là việc ứng dụng phương pháp tác động
cố định và tác động ngẫu nhiên khi xây dựng mô hình mối tương quan giữa tốc độ tăng
trưởng kinh tế thực với quy mô chính phủ và nợ công, với bảng dữ liệu gồm 175 quốc gia
trên toàn thế giới.
Từ khóa Economic growth, Government, Public finance, Real economic growth, Public
debt, Fixed effects, Random effects.
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
4

Thể loại Nghiên cứu học thuật
Giới thiệu
Từ thế kỉ trước xuất hiện xu hướng gia tăng quy mô của chính phủ. Tiếp theo đó, trong
những năm gần đây, quy mô của nợ công cũng có chiều hướng gia tăng. Nợ đã trở thành
mối lo lắng chủ yếu đối với các quốc gia trên toàn thế giới, và các cuộc tranh luận bắt đầu
nổi lên về một mức quy mô phù hợp của chính phủ. Hy Lạp đã bị gần như sụp đổ và theo
đó các quốc gia khác cũng xảy ra vấn đề sức khỏe tài chính của mình. Mỹ, một trong
những chủ nợ lớn nhất trên thế giới, ngay cả bây giờ cũng mắc nợ nặng nề. Có một sự lo
ngại rằng khoản nợ đội trên đầu chính phủ Mỹ thậm chí có thể ngăn cản các khu vực phát
triển kinh tế của Mỹ, và các chính phủ khác cũng vậy, xuất phát do quá trình theo đuổi
chính sách tài khóa tối ưu.
Sự gia tăng quy mô chính phủ và nợ công có vẻ như gây ra nhiều hậu quả cho hiệu quả
kinh tế. Điểm nhấn của bài viết trước hết đó là kiểm định mối tương quan âm giữa tăng
trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ, và thứ hai là kiểm định mối tương quan âm giữa
quy mô của nợ công và tăng trưởng kinh tế. Hai mối tương quan này có liên quan lẫn
nhau. Có khả năng là về mối tương quan âm giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế có thể
giải thích mối tương quan âm giữa quy mô chính phủ và tang trưởng kinh tế.

Bài viết xây dựng khung lý thuyết dựa trên một số các kết quả hợp lôgic mà bài viết
muốn nhắc đến. Đầu tiên, kết quả cho thấy rằng có một mối tương quan hình chữ U ngược
(hoặc V ngược) (gọi là tương quan Armey) giữa quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, bài viết bảo vệ quan điểm rằng sự gia tăng thực tế về quy mô của chính phủ trong
suốt thế kỉ trước và trong các thập kỉ gần đây đã thúc đẩy quy mô của chính phủ của hầu
hết các quốc gia vượt qua cả giá trị tối đa của chúng đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên
cứu đưa ra giả thuyết rằng, có một mối tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô
của chính phủ. Tương tự như vậy, nghiên cứu cũng giả thuyết rằng có một mối tương quan
âm giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô nợ công. Chỉ xét trong trường hợp quy mô chính
phủ, dù tăng trưởng kinh tế và quy mô nợ công thực sự có mối tương quan dạng chữ U
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
5

ngược (hoặc V ngược), thì sự tích lũy chồng chất của nợ công, khiến cho các quốc gia đã
đạt tới ngưỡng tối đa của nợ. Với các lý do tương tự, có một mối tương quan âm có thể
tồn tại hiện nay giữa thuế và tăng trưởng kinh tế. Đường cong Laffer có dạng chữ U
ngược (hoặc chữ V ngược) về mối quan hệ giữa quy mô của thuế và tăng trưởng kinh tế,
và ông cũng cho rằng thuế cũng có ngưỡng tối đa của nó. Kết quả là, thêm một lần nữa,
xuất hiện mối tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và thuế.
Khi vượt ngưỡng tối đa quy mô chính phủ và ngưỡng tối đa nợ công có thể có tương
quan với nhau. Hai trong số nguồn tài chính chủ yếu của chính phủ, bên cạnh tiền in trực
tiếp, đó là thuế và sự phát hành nợ (ví dụ ở đây là trái phiếu). Muốn được nhiều tiền hơn,
chính phủ cần tự tìm các nguồn tài trợ. Nếu cả thuế hoặc nợ vượt quá ngưỡng các ngưỡng
tăng trưởng tối đa, thì sẽ xuất hiện một lý do về sự xuất hiện mối tương quan âm giữa tăng
trưởng kinh tế và quy mô chính phủ. Khi thuế vượt ngưỡng tối đa của nó, thì sau đó sự gia
tăng quy mô chính phủ thông qua thuế làm giảm động lực cho công việc, năng suất lao
động, và sức sáng tạo, dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp. Khi nợ vượt qua giá trị tối đa, việc

gia tăng quy mô chính phủ thông qua nợ dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp do lấn át đầu tư.
Nhìn chung, các tác động tích cực của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế, ví dụ như
sự cung ứng hàng hóa công, nguồn cung ứng cơ sở hạ tầng cơ bản, sự bảo hộ tài sản, và
luật pháp, bị lấn át bởi các nhân tố tăng trưởng tiêu cực khi quy mô chính phủ vượt quá
một ngưỡng nhất định. Một số các nhân tố tăng trưởng tiêu cực bao gồm – chi phí cơ hội
cao hơn trong quá trình phân bổ nguồn lực từ khu vực tư sang chính phủ, theo đó nó bắt
đầu sử dụng các nguồn lực từ các dự án đầu tư với lợi nhuận càng ngày càng cao, nó làm
tiêu biến tính chủ động và óc sáng tạo bởi vì sự phụ thuộc càng nhiều vào chính phủ và
thói phụ thuộc bám rễ sâu hơn, sự bất hiệu quả hơn do sự thiếu rõ ràng của chính sách,
hiệu quả sử dụng vốn thấp, nạn tham nhũng gia tăng trong các hoạt động tập thể, và sự
tăng cao thói quan liêu thiếu hiệu quả và không cần thiết.
Nghiên cứu sắp xếp chia bố cục theo năm phần. Phần thứ nhất nêu lên một số nghiên
cứu trước đây xem xét sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính phủ. Phần
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
6

thứ hai giới thiệu một mô hình lý thuyết chính thức. Phần thứ ba đưa ra nguồn dữ liệu của
các biến khác nhau trong bảng. Phần thứ tư dẫn ra các kết luận ước lượng từ các hồi quy
bảng về tăng trưởng kinh tế thực đối với quy mô của chính phủ và đối với quy mô nợ
công. Và phần thứ năm cũng là cuối cùng, đó là kết luận.
1. Tổng quan nghiên cứu
Phần này tóm tắt ngắn gọn một số bài viết quan trọng trong tổng quan nghiên cứu vấn đề
về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính phủ để đưa ra một số điểm nhấn
về nội dung. Tổng quan nghiên cứu tổng thể về quy mô chính phủ và tăng trưởng có thể
tìm thấy trong phụ lục nghiên cứu của Chobanov và Mladenova (2009).
Đối với Mỹ, Vedder và Gallaway (1998) đưa ra bằng chứng hỗ trợ mối tương quan
hình chữ U ngược của Armey giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính phủ. Hai ông sử

dụng bình phương nhỏ nhất với dữ liệu theo năm của Mỹ về quy mô chính phủ và bình
phương quy mô của chính phủ làm các biến phụ thuộc. Theo dự báo dựa trên cơ sở của
đường cong phi tuyến Armey, họ nhận thấy hệ số hồi quy của biến quy mô chính phủ có ý
nghĩa thống kê và mang dấu dương, và hệ số quy mô chính phủ bình phương có ý nghĩa
thống kê và mang dấu âm.
Ghali (1998) sử dụng dữ liệu theo quý từ quý đầu năm 1970 cho đến quý ba năm 1994
đối với 10 nước OECD để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa quy mô chính phủ và
tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng quy mô chính phủ Granger – dẫn tới tăng trưởng kinh
tế. Ông cũng tìm thấy quy mô chính phủ tác động gián tiếp lên tăng trưởng thông qua đầu
tư và thương mại quốc tế.
Pevcin (2004) dùng dữ liệu của 12 quốc gia Châu âu trong giai đoạn 1950-1960 kiểm
định mối quan hệ giữa quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Pevcin chạy hồi quy
bảng đối với 12 quốc gia, và các hồi quy theo thời gian cho riêng từng quốc gia với 8
trong số 12 nước. Cũng giống với các nghiên cứu khác, ông sử dụng quy mô chính phủ và
bình phương của nó là cơ sở trong các hồi quy tăng trưởng của ông. Kết quả từ hai hồi
quy cả dạng bảng lẫn riêng cho mỗi quốc gia cho thấy sự hiện hữu của các chính phủ có
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
7

quy mô quá khổ. Kết quả từ các phương trình riêng cho mỗi quốc gia chỉ ra rằng quy mô
thực tế của chính phủ thực sự lớn hơn so với quy mô tối đa đối với 7 trong số 8 trong mẫu
nghiên cứu.
Cho dù như vậy, nhìn chung, có sự gia tăng quy mô chính phủ trung bình trong giai
đoạn thế kỉ 20 và cho đến nay, thì các nền kinh tế quá độ đại diện cho một nhóm duy nhất
các quốc gia được đặt trong trường hợp đặc biệt đó là quy mô của chính phủ giảm dần.
Gupta và cộng sự ghi nhận xu hướng và sự thay đổi quy mô chính phủ đối với các quốc
gia trong thời kì quá độ. Họ cho rằng xu hướng giảm quy mô chính phủ đối với các quốc

gia quá độ thì không phải do các chính sách chủ định, mà thay vào đó, là việc kém hiểu
biết ngày càng cao hơn khi dùng các nguồn tài trợ để duy trì mức chi tiêu chinh phủ.
Theo Chen và Lee (2005), bên cạnh viêc đưa ra tổng quan nghiên cứu hoàn hảo về mối
tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính phủ, sử dụng các hồi quy ban đầu
dữ liệu theo quý của Đài Loan trong giai đoạn từ quý đầu năm 1979 cho đến quý thứ ba
năm 2003 để kiểm định sự hiện hữu của quy mô chính phủ vượt ngưỡng khi không còn
tác động tích cực mà ngược lại có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Hai ông
sử dụng ba phương pháp đo lường khác nhau về quy mô chính phủ trong hồi quy của họ
và dựa trên các đặc điểm phương trình của họ trong mô hình lý thuyết mà nó có tính đến
các yếu tố ngoại tác sản xuất tích cực từ khu vực công sang khu vực tư. Nhìn chung, họ
tìm được bằng chứng vê sự hiện hữu của một ngưỡng trong quy mô chính phủ, và hỗ trợ
cho mối tương quan chữ U ngược của Armey giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính
phủ với một mối tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính phủ vượt
ngưỡng.
Về mặt lý thuyết, đặt theo quan điểm mô hình chữ U ngược của Armey, Chobanov và
Mladenova (2009) ước lược thực nghiệm quy mô tối đa của chính phủ đối với tăng trưởng
kinh tế (cụ thể hơn quy mô chính phủ làm tối đa hóa tăng trưởng kinh tế). Hai ông ước
lượng hồi quy riêng hai bảng. Trong mỗi hồi quy, hai ông sử dụng mỗi một phương pháp
đo lường quy mô chính phủ khác nhau. Mẫu dữ liệu trong hồi quy bảng đầu tiên bao gồm
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
8

28 quốc gia trong khối OECD trong giai đoạn từ năm 1970 cho đến 2007. Chobanov và
Mladenova ước lượng hồi quy bảng đầu tiên bằng cách sử dụng quy trình bình phương
nhỏ nhất phổ biến với các tác động cố định theo thời kì khi xây dựng mô hình mà họ lấy
nguồn gốc từ hàm sản xuất Cobb-Douglas mà nó xem quy mô chính phủ như một biến
giải thích. Kết quả của họ cho thấy quy mô tối đa trong của chi tiêu chính phủ so với GDP

nằm trong khoảng 25%. Trong bảng chi tiết này, tổng chi tiêu chính phủ được sử dụng là
công cụ đo lường quy mô chính phủ. Đây là một phương pháp toàn diện mà nó bao gồm
tất cả các chi phí của các mức độ chính phủ khác nhau. Trong hồi quy thứ hai , họ sử dụng
một bảng gồm các dữ liệu theo năm của 81 quốc gia trong giai đoạn từ 1961-2005. Họ
kiểm ước lượng phương trình hồi quy sử dụng bình phương nhỏ nhất dạng bảng với các
tác động chéo hoặc theo thời kì cố định khi xây dựng phương trình bậc hai mà trong đó nó
bao gồm quy mô chính phủ và bình phương quy mô chính phủ làm biến giải thích. Họ
thấy rằng quy mô chính phủ tối đa (đo lường bởi tỉ lệ phần trăm mức chi tiêu chính phủ so
với GDP) rơi vào khoảng 10,8%.
2. Khung lý thuyết
Mô hình bao gồm một phương trình đi kèm với các dấu kì vọng của hai trong số các
đạo hàm riêng của nó. Phương trình với đạo hàm riêng được cho dưới đây, gọi đó là
phương trình (1):
R = f(S, L, D), δR / δS < 0, δR / δD < 0 và δR/ δL > 0 (1)
Trong phương trình (1), R đo lường tăng trưởng kinh tế thực, S dùng để đo lường quy mô
của chính phủ, L dùng để đo lường quy mô của phát triển kinh tế, và D dùng để đo lường
mức độ của nợ công. Theo đó, mô hình đơn giản chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
vào quy mô chính phủ, quy mô nợ công và mức độ phát triển kinh tế.
Đạo hàm riêng của hai biến quy mô chính phủ và quy mô nợ công với tăng trưởng
được kì vọng mang giá trị âm. Nguyên nhân bao gồm có hai lý do chính. Thứ nhất là với
mức tối đa quy mô chính phủ với mức tối đa nợ chính phủ, khi vượt quá ngưỡng này quy
mô chính phủ và quy mô nợ chính phủ có tác động nghịch đối với nền kinh tế. Thứ hai là
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
9

có một khuynh hướng phổ biến đối với các chính phủ ngày nay khi vượt quá giới hạn tối
đa quy mô chính phủ và giới hạn nợ chính phủ tối đa. Các chính trị gia được nhìn nhận

rằng khi họ chi tiêu thoải mái trong các cuộc bầu cử, đùn đẩy tiền bạc cho các thế hệ
tương lai thông qua nợ để tạo thuận lợi cho sự nghiệp chính trị của họ. Hệ quả tăng trưởng
tiêu cực của chính sách như vậy có thể gây chút lo ngại cho cộng đồng. Hoặc tác động
tăng trưởng tiêu cực có thể cộng đồng cũng nhận biết được, hoặc là do giá trị mà xã hội
đánh giá lợi ích hiện tại, cộng đồng cũng không muốn biết. Hơn nữa, trong một hệ thống
xã hội phức tạp, thật quá khó để thấy ngay tầm quan trọng đối với nhiều nhân tố tiềm tàng
phức tạp đến tới sự thay đổi tăng trưởng kinh tế.
2A. Xây dựng mô hình Kinh tế lượng
Nghiên cứu này sử dụng hai mô hình fixed-effect và random-effect để ước ước lượng
phương trình (1). Các mô hình được mô tả như sau:
Y
it
= χ’
it
γit

+ μit (2)
Trong đó Y là biến phụ thuộc ( tốc độ tăng trưởng kinh tế thực), χ’ là danh sách các biến
giải thích (trong nghiên cứu của chúng tôi đó là quy mô chính phủ, phát triển kinh tế và
quy mô nợ công), i đại diện cho các quốc gia trong mẫu (i = 1, 2, 3, …, 175), t là thời kì
điều tra (t = 1997, 1998, 1999, … 2008) và μit là phần sai số. Mô hình tác động cố định
được xuất phát từ phương trình (2) liên quan tới lời giải thích như sau:
R
it
= β
1
S
it
+ β
2

L
it
+ β
2
D
it
+ α
i
+ δ
i
+ μ
it
(3)
Trong đó R đặc trưng cho tốc độ tăng trưởng kinh tế; S là giá trị đo lường quy mô chính
phủ, L là giá trị đo lường quy mô phát triển kinh tế, và D là giá trị đo lường quy mô nợ
công, và μ là phần sai số. Trong phương trình (3), α
i
ghi nhận các tác động riêng đối với
từng quốc gia không quan sát được mà được cho rằng là cố định theo thời gian. Các tác
động theo thời gian đại diện bởi δ
i
nhằm tính đến các cú sốc chung đối với tất cả các quốc
gia trong mẫu nghiên cứu.
Từ phương trình (2) chúng tôi xây dựng mô hình tác động ngẫu nhiên theo sau:
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
10


R
it
= β
1
S
it
γ
i
+ β
2
L
it
γ
i
+ β
3
D
it
γ
i
+ δ
i
+ μ
it
,, γ
i
= +
i
(4)
Các biến R, S và L vẫn còn được giữ như phương trình (3). Trong phương trình (4) μ là

phần sai số,
i
đại diện cho tác động ngẫu nhiên các nước trong khi là trung bình của các
hệ số. Các hệ số độ dốc khác biệt giữa các quốc gia trong mô hình tác động ngẫu nhiên.
Hầu hết các nghiên cứu đều ứng dụng quy trình OLS chuẩn để kiểm định ảnh hưởng
của quy mô chính phủ và nợ công đối với tăng trưởng kinh tế. Bằng việc sử dụng các kĩ
thuật OLS, các nghiên cứu này giả định rằng các biến bỏ sót không phụ thuộc vào biến
giải thích và không phân bố đồng nhất với nhau. Tuy nhiên giả định này có thể gây ra các
kết luận lệch lạc nếu với các đặc trưng cụ thể từng quốc gia, ví dụ như chiến tranh, sự thay
đổi chính sách; hệ thống chính trị và chính sách thuế mà chúng có thể tác động đến tăng
trưởng kinh tế mà lại không được xem xét đến. Hsiao (1996) cho rằng quy trình OLS ước
lượng bị lệch và không bền, đặc biệt khi biến bỏ sót đặc trưng từng quốc gia có mối tương
quan với biến giải thích.
Việc sử dụng dữ liệu bảng cung cấp một cách thức thông qua đặc điểm cụ thể từng
quốc gia (kể cả quan sát hoặc không quan sát được) có thể được đưa vào trong các nghiên
cứu giữa các quốc gia để tránh gây ra kết quả bị lệch xuất phát từ sự thiếu các biến biến
quan. Nghiên cứu này sử dụng cả hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên.
Sử dụng mô hình tác động cố định ước lượng bền và không bị lệch khi các biến bị bỏ sót
riêng cho từng quốc gia có tương quan với biến giải thích. Tuy nhiên, mô hình tác động
ngẫu nhiên thì lại thích hợp khi xem xét mẫu hơn là tổng thể. Quy mô bảng của chúng tôi
(175 quốc gia) đủ lớn để đảm bảo ứng dụng cả hai phương pháp. Tuy vậy, quy trình kiểm
định Hausman (1978) lại chọn mô hình thích hợp nhất trong hai mô hình, quy trình kiểm
định Hausma kiểm định giả thiết không bằng cách cho trung bình có điều kiện của phần
dư nhiễu bằng không. Việc sử dụng hướng tiếp cận phương pháp tác động cố định được
ưu tiên hơn mô hình tác động ngẫu nhiên nếu giả thiết không bị bác bỏ. Tuy nhiên, ngược
lại phương pháp tác động ngẫu nhiên được ưu tiên so với phương pháp tác động cố định
nếu giả thiết không chấp nhận.
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]


| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
11

3. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu về tỉ lệ phần trăm nợ công trên GDP (D) được lấy từ bộ dữ liệu mới của
Jaimovich và Panizza (2010). Dữ liệu về tỉ lệ phần trăm chi tiêu chính phủ trên GDP (S),
và tổng sản lượng quốc nội trên đầu người thực theo đô la Mỹ năm gốc 2000 (L) được lấy
từ dữ liệu của World Bank và World Development Indicators (The World Bank, 2009).
Tốc độ tăng trưởng thực hàng năm đối với các quốc gia theo năm, tỉ lệ thay đổi hàng năm
trong tổng sản phẩm quốc nội thực theo đô la Mỹ năm gốc 2000, được tính dựa trên các số
liệu tổng sản phẩm quốc nội thực trên đầu người của World Bank. Dữ liệu bảng bao gồm
175 quốc gia từ năm 1997 cho đến 2008.
4. Kết quả thực nghiệm
Phần này thảo luận về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành phân
tích thực nghiệm bằng cách kiểm định kết quả từ kiểm định Hausman test về cách lựa
chọn mô hình thích hợp nhất giữa tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. Thống kê
kiểm định Hausman được thể hiện trong Bảng 1 cho biết mô hình tác động cố định được
ưu tiên hơn so với mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong từng trường hợp, thống kê kiểm
định cho rằng giả thiết không về trung bình của các nhiễu có điều kiện bằng không nên bị
bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Dù cho mô hình tác động cố định là mô hình ưu tiên hơn,
chúng tôi cũng thể hiện kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên để tiện so sánh.
Bảng I trình bày kết quả từ mô hình tác động cố định của tăng trưởng kinh tế thực
hàng năm theo đô là Mỹ năm gốc 2000 đối với quy mô chính phủ được xác định theo tỉ lệ
phần trăm chi tiêu chính phủ trên GDP. Bảng bao gồm dữ liệu hàng năm của 175 quốc gia
từ năm 1997 đến 2008. Cột đầu tiên của bảng I liệt kê các biến giải thích kèm theo một số
các thống kê. Thống kê chuẩn đoán bao gồm (R
2
), thống kê Durbin Watson (DW), F-stat
(dùng để đánh giá sự phù hợp tổng thể của mô hình), thống kê kiểm định Hausman test, số
lượng quốc gia (countries) trong bảng, kiểm định χ

2
-test (cross-section) cho các tác động
chéo, và tổng số các quan sát vừa theo quốc gia và vừa theo thời gian (observations). Ba
cột còn lại mỗi cái thể hiện kết quả chạy hồi quy. Để dễ quan sát, ba phương trình hồi qui
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
12

được đánh số ở trên dòng đầu tiên. Con số đầu mỗi ô trong phần chính của bảng là các hệ
số ước lượng cho một biến trong phương trình. Các con số trong ngoặc đơn đại diện cho
thông kê t-statistic đối với các hệ số hồi quy. Nếu như chỉ có một dấu hoa thị thì biến có ý
nghĩa tại mức ý nghĩa 10% hoặc thấp hơn trong phương trình. Nếu có hai dấu hoa thị thì
biến có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 5% hoặc thấp hơn.

Bảng I: Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định (Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh
tế thực)
Phương trình dầu tiên ở trong bảng, phương trình (1), chỉ là hồi quy giữa tăng trưởng
kinh tế thực đối với quy mô chính phủ được tính bằng tỉ lệ phần trăm chi tiêu chính phủ
trên GDP (S). Phương trình thứ hai điều chỉnh thêm mức độ phát triển kinh tế bằng cách
thêm lôgarít của GDP thực trên đầu người theo 2000 đô la Mỹ (L). Phương trình thứ ba
thêm sự mắc nợ chính phủ, được tính bằng tỉ lệ phần trăm nợ chính phủ trên GDP (D). Có
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
13

điều cần ghi nhận rằng bảng không cân bằng bất ổn khi có nhiều giá trị bị thiếu sót. Khi

biến nợ trong phương trình có một sự rút gọn đáng kể trong số lượng các quốc gia và số
lượng tổng số quan sát do nguồn dữ liệu không hoàn chỉnh.
Kết quả cho biết rằng quy mô chính phủ có tác động âm đối với tăng trưởng. Tỉ lệ
phần trăm chi tiêu chính phủ trên GDP là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê trong cả ba
phương trình ở bảng I. Ví dụ, trong phương trình (3) cứ 1% gia tăng trong quy mô chính
phủ trung bình làm giảm khoảng 22.71%. Các kết quả cung cấp bằng chứng cho thấy rằng
nợ chính phủ có tương quan âm đối với tăng trưởng kinh tế thực. Hệ số hồi quy tỉ lệ phần
trăm nợ chính phủ trên GDP (-0.000985) mang dấu âm ở trong phương trình (3)và có ý
nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này cho thấy cứ trung bình tăng 1% quy mô nợ chính
phủ thì làm giảm tăng trưởng kinh tế thực xuống khoảng 0.0985%. Đúng như kì vọng, hệ
số hồi quy của biến đo lường phát triển kinh tế (lôgarít của GDP thực trên đầu người)
mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong cả phương trình (2) và (3). Điều
này cho biết rằng mức độ tăng trưởng kinh tế càng cao khi phát triển kinh tế càng cao. Kết
quả kiểm định tương quan chuỗi DW nêu lên vấn đề tương quan chuỗi được giảm bớt do
có các biến điều kiện độc lập được thêm vào trong mô hình. Các số thống kê DW là
1.582856, 1.587604, và 1.746290 tương ứng với các phương trình từ 1 đến 3. Thống kê
kiểm định phương trình (3) khá gần với việc xuất hiện tối thiểu của tương quan chuỗi
dương. Thống kê F-statistics bằng 5.499418, 6.282854 và 4.535390 tương ứng với các
phương trình từ 1 đến 3 cho thấy giả thiết không về các hệ số hồi quy không có ý nghĩa
cùng nhau nên bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả từ χ
2
-test cho biết rằng giả thiết
không về tác động chéo không cần thiết nên bị bác bỏ. Trong mỗi trường hợp, thống kê
kiểm định đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Có thể thấy ngay ở bảng I, khả
năng giải thích của mô hình (R
2
) được cải thiện khi thêm các biến độc lập có điều kiện vào
mô hình. Tóm lại, các kiểm định chuẩn đoán khác nhau được thể hiện ở bảng I là tăng
thêm độ vững chắc cho các kết quả của mô hình tác động cố định (mô hình được ưu tiên
hơn).


08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
14

Bảng II: Kết quả ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (Biến phụ thuộc: Tăng trưởng
kinh tế thực)
Để tiện so sánh, chúng tôi cũng thể hiện trong bảng II các kết quả của mô hình tác
động ngẫu nhiên. Các kết quả này cũng tương đồng với các kết quả ở mô hình tác động cố
định được thể hiện trong bảng I. Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa ở mức 10% hoặc
thấp hơn trong mỗi phương trình. Tóm lại, các kết quả ở cả hai mô hình tác động cố định
lẫn tác động ngẫu nhiên đều hỗ trợ cho giả thiết cả quy mô chính phủ và và quy mô nợ
chính phủ có mối tương quan âm đối với tăng trưởng kinh tế. Các hệ số hồi quy tỉ lệ phần
trăm chi tiêu chính phủ trên GDP (S) và tỉ lệ phần trăm nợ chính phủ (D) đều mang dấu
âm trong mỗi phương trình chúng xuất hiện.
5. Kết luận và hàm ý
Nghiên cứu này sử dụng hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên để kiểm
định ảnh hưởng của quy mô chính phủ và nợ công đới với tăng trưởng kinh tế thực với
một mẫu gồm 175 quốc gia. Các kết quả từ hai mô hình hỗ trợ cho giả thiết rằng quy mô
chính phủ có tương quan âm đối với tăng trưởng kinh tế thực. Cho dù chỉ hồi quy tỉ lệ
phần trăm chi tiêu chính phủ với GDP, hay là điều chỉnh thêm mức độ phát triển kinh tế,
hay điều chỉnh thêm cả mức độ phát triển kinh tế và quy mô nợ chính phủ thì biến quy mô
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
15


chính phủ đều có ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế thực trong các mô hình
hồi quy bảng.
Ngoài ra, phân tích bảng trong bài nghiên cứu cũng khác vững quan điểm là nợ công
có tác động tiêu cực đối với hiệu quả kinh tế. Bất kể mô hình nào được thực hiện đi nữa
thì tỉ lệ phần trăm nợ chính phủ được nhận thấy có tương quan âm đối với tăng trưởng
kinh tế.
Nếu như các kết quả được giữ chính xác, thì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần có
một sự cần thiết thực sự về việc cắt giảm quy mô chính phủ và quy mô nợ công, và có các
chiến lược hiệu quả để giảm thiểu các động cơ làm gia tăng quy mô chính phủ và quy mô
nợ công. Ví dụ, các biện pháp viện trợ các quốc gia đang phát triển thay cho việc tái cấu
trúc nợ và miễn nợ mà không cho các quốc gia đang phát triển có thêm động cơ để gia
tăng chi tiêu và mắc nợ nhiều hơn thì nên được tìm hiểu và khuyến khích.
Trong dài hạn, nếu mà đúng là các chính phủ ngày nay có xu hướng thiên về việc đẩy
quy mô và nợ chính phủ vượt quá ngưỡng tối đa của chúng so với tăng trưởng kinh tế, thì
có khả năng sẽ xuất hiện yêu cầu thiết lập một số cơ quan để giám sát quy mô chính phủ
và nợ công, nó có chức năng giữ quy mô và nợ thấp dưới mức mà tại đó chúng bắt đầu tác
động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế, và giúp cộng đồng nhận thức được cái giá phải trả của
tăng trưởng khi gia tăng quy mô chính phủ và quy mô nợ công. Cơ quan như thế sẽ phải
độc lập và tách biệt khỏi áp lực chính trị, giả dụ như cục dự trữ liên bang Hoa Kì. Tuy
nhiên, khi không nhắc tới chính trị, nhiệm vụ của tổ chức này vẫn không đơn giản chút
nào. Điều kiện tốt nhất có thể là các mục tiêu linh động thay đổi theo thời gian.
Cuối cùng, chúng ta nên nhớ rằng quy mô chính phủ tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế
và quy mô chính phủ tối ưu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thật quan trọng khi xã
hội và đặc biệt là các nhà kinh tế học phân biệt được sự khác nhau giữa chúng và không bị
nhẫm lẫn quy m6o chính phủ tối ưu mà khi chỉ tính đến tăng trưởng kinh tế và quy mô
chính phủ tối ưu khi căn nhắc đến tất cả các nhiệm vụ và mục tiêu của chính phủ. Vai trò
của chính phủ rất khó hiểu, đa hướng, phức tạp, và quan điểm về vai trò của nó trong xã
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]


| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12
16

hội được trải ra với một loạt các hệ tư tưởng đối lập nhau mà giá trị vận dụng cũng khác
nhau. Cho dù một quy mô chính phủ lớn hơn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, cũng có
khả năng rằng nó có thể đem tới công bằng hơn, hay là giảm tham nhũng hơn, hay là kinh
tế và chính trị ổn định hơn. Xét mặt ngược lại khi quy mô chính phủ lớn hơn, định hướng
hàng đầu của tất cả các chính phủ (trong quá khứ lẫn hiện tại) là luôn luôn mở rộng quyền
lực, bên cạnh tác động tăng trưởng tiêu cực của nó, quy mô chính phủ lớn hơn hầu như
chắc chắn kèm theo việc giảm tự do cá nhân và sự mở rộng giả tạo các nhu cầu và sự phụ
thuộc ngày càng nhiều hơn của người dân đối với chính phủ.
Nghiên cứu này nói rõ rằng có một hệ quả tăng trưởng nghịch khi quy mô chính phủ
ngày càng lớn hơn. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế là một nhân tố cần được căn nhắc khi
quyết định một quy mô chính phủ tối ưu. Tuy vậy, nên nhớ rằng không chỉ có mỗi nhân tố
đó mà thôi.











08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12

17

Tài liệu tham khảo
Chen, S.T. and Lee, C. (2005), “Government size and economic growth in Taiwan: a
threshold regression approach”,Journal of Policy Modeling, Vol. 27, pp. 1051-66.
Chobanov, D. and Mladenova, A. (2009), What is the Optimum Size of Government,
Institute for Market Economics, available at:
OptimalSizeOfGovernment.pdf (accessed June 2010).
Ghali, K.H. (1998), “Government size and economic growth: evidence from a
multivariate cointegration analysis”,Applied Economics, Vol. 31, pp. 975-87.
Gupta, S., Leruth, L., De Mello, L. and Chakravarti, S. (2003), “Transition economies:
how appropriate is the size and scope of government?”,Comparative Economic Studies,
Vol. 45 No. 4, pp. 554-61.
Hausman, J.A. (1978), “Specification tests in econometrics”,Econometrica, Vol. 46
No. 6, pp. 1251-71.
Hsiao, C. (1996),Analysis of Panel Data, Cambridge University Press, Cambridge.
Jaimovich, D. and Panizza, U. (2010), “Public debt around the world: a new data set of
central government debt”,Applied Economics Letters, Vol. 17 No. 1, pp. 19-24, Inter-
American JES 39,4 418
Development Bank, January, available at: www.iadb.org/research/pub_desc.cfm?pub_
id¼dba-005
Pevcin, P. (2004),Does Optimal Size of Government Spending Exist?, available at:
(accessed February 2010).
Vedder, R.K. and Gallaway, L.E. (1998),Government Size and Economic Growth,
Joint Economic Committee, US House of Representatives, pp. 1-15, available at:
www.house.gov/jec/growth/govtsize/govtsize.pdf
08.2013
[GOVERNMENT SIZE, PUBLIC DEBT AND REAL ECONOMIC GROWTH: A PANEL ANALYSIS]

| TCDN NGÀY 4 K22 NHÓM 12

18

World Bank (2009), “World development indicators online”, available at: http://ddp-
ext.worldbank.org.ezp.lib.rochester.edu/ext/DDPQQ/member.do?method¼getMembers&
userid¼1&queryId¼6 (accessed June 13, 2009).

×