Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

ảnh hưởng của canxi đến năng xuất, phẩm chất và thời gian bảo quản thanh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.71 KB, 14 trang )

I. GIỚI THIỆU

Thanh long Hylocereus undatus (Haw.) là loại trái nổi
tiếng của Việt Nam đã có thương hiệu và thị trường từ
nhiều năm nay.

Tại Việt Nam, thanh long được trồng với diện tích khá
lớn, chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền
Giang và Tây Ninh; đã tạo ra khối lượng nông sản hàng
hóa khá lớn phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu (Đỗ Minh
Hiền, 2006).

Tuy thanh long có màu sắc và hương vị hấp dẫn nhưng
thịt quả mềm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian bảo
quản, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và xuất khẩu thanh
long.

Để đạt được hiệu quả xuất khẩu cao, trái thanh long
phải đảm bảo các yêu cầu về màu sắc, độ lớn và chất
lượng thịt, thời gian bảo quản mà phần lớn các yêu cầu
này đều chịu tác động của phân bón.

Nhằm nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản
thanh long để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chuyên đề
“Ảnh hưởng của canxi đến năng suất, phẩm chất và
thời gian bảo quản thanh long (Hylocereus undatus)”
được thực hiện.
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục đích và yêu cầu



Xác định ảnh hưởng của canxi đến năng suất, phẩm
chất, thời gian bảo quản thanh long, làm cơ sở cho việc
sử dụng hợp lý canxi để nâng cao năng suất và phẩm
chất thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.3. Giới hạn chuyên đề

Chuyên đề chỉ tập trung vào nghiên cứu yếu tố canxi.
1.4. Phương pháp thực hiện chuyên đề

Tham khảo, tổng hợp tài liệu từ sách, báo, và các đề tài
nghiên cứu trước đó.
II. TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu về cây thanh long



Thanh long (
Thanh long (
Hylocereus undatus
Hylocereus undatus
(Haw.) Britt. et Rose)
(Haw.) Britt. et Rose)
có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit,
có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit,
thuộc họ xương rồng (
thuộc họ xương rồng (
Cactaceae
Cactaceae
), có nguồn gốc ở các

), có nguồn gốc ở các
vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.
vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.



Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô
Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô
cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất
cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất
đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét.
đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét.



Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao, đất
Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao, đất
phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ
phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ
hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 đến 6,5;
hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 đến 6,5;
hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.
hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.
II. TỔNG QUAN

Đặc điểm thực vật của cây thanh long

Rễ

Thanh long có hai loại rễ. Rễ địa sinh là loại rễ chính

phát sinh từ phần lõi của gốc hom, có nhiệm vụ bám
vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ khí
sinh là loại rễ mọc từ phần đoạn thân cây trên mặt đất,
có nhiệm vụ giữ cho cây bám chặt vào giá đỡ, góp phần
vào việc hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.

Thân, cành

Theo Nguyễn Văn Kế (2005), thanh long trồng ở nước
ta có thân, cành bò trên trụ đỡ. Thân cành thường có ba
cánh dẹp, xanh, hiếm khi bốn cánh. Mỗi cánh chia làm
nhiều thùy có chiều dài 3 – 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3
đến 5 gai ngắn.

Hoa thanh long
Hoa thanh long là hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài
trung bình 25 – 35 cm. Hoa thường nở tập trung từ 20 đến
23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Thời gian từ hoa nở
đến tàn trong vòng 2 – 3 ngày, từ khi xuất hiện nụ đến hoa
tàn khoảng 20 ngày. Hoa xuất hiện rộ nhất từ tháng 5 – 8
dương lịch, trung bình có 4 – 6 đợt hoa rộ mỗi năm
(Nguyễn Văn Kế, 2005).

Trái thanh long

Trái thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh do
phiến hoa còn lại, đầu trái lõm sâu tạo thành “hốc mũi”.
Khi còn non vỏ trái màu xanh, lúc chín vỏ chuyển sang
màu đỏ tím rồi đỏ đậm (Nguyễn Văn Kế, 2005).


Thịt trái xen những hạt nhỏ màu đen như mè. Trọng
lượng trái trung bình từ 200 đến 700 g, hiện nay do bà con
nhà vườn thâm canh cao nên có nhiều trái lớn trên 1 kg
(Lê Thị Điểu, 2007).
2.3.Vai trò của canxi đối với cây trồng

Vai trò sinh lý của canxi

Đối với dinh dưỡng cây trồng, nhìn chung Ca ít được
quan tâm hơn so với phân đạm, lân và kali nhưng Ca có
vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cây.

Ca là nó liên kết với pectin tạo thành calcium pectate
trong phiến giữa của vách tế bào, rất cần cho sự vững chắc
của vách tế bào và mô thực vật.

Ca ảnh hưởng đến tính thấm của màng, đến sự vận động
của tế bào chất, đến hoạt động của enzym, đến sự bài tiết,
sự phân bào và nhiều quá trình khác.

Ca có khả năng loại bỏ độc tính do nồng độ dư thừa của
các cation NH
4+
, Al
3+
, Mn
2+,
Fe
3+
, tăng tính chịu mặn của

cây, giảm độ chua của đất.

Ca làm giảm tính ưa nước của keo và mức độ chứa nước
của chất nguyên sinh, trung hòa axit hình thành trong hô
hấp.

Ca làm cho cân bằng tác dụng lẫn nhau của ion, tham gia
vào việc hình thành màng tế bào và bộ máy chứa diệp lục.
Tích lại trong các bộ phận già cỗi của cây, Ca ngăn cản
chúng mục nát.
2.3.Vai trò của canxi đối với cây trồng

Thiếu Ca

Ngưỡng thiếu hụt Ca trong cây biến động tùy theo loại
cây và thời kỳ sinh trưởng của cây.

Để xác lập ngưỡng thiếu Ca trong cây, ngoài việc dựa
vào hàm lượng Ca, nhiều tác giả còn dựa vào tỷ lệ
Ca/Mg. Tỷ lệ Ca/Mg trong cây thích hợp nhất là 1,0 –
1,5.

Khi thiếu Ca, các mô non đang phân chia và hệ rễ bị hư
hại. Không hình thành được vách tế bào mới ở các tế bào
đang phân chia.

Theo Lê Văn Dũ (2004), Ca có vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển và phân chia tế bào, thiếu Ca sẽ xuất
hiện sự thui chột các mầm trên thân và chóp rễ, làm
ngưng sự sinh trưởng của cây.


Cây trồng thiếu Ca có đặc điểm tiêu biểu là ở những
phần trên của chồi non có màu xanh vàng và ở những
phần thấp hơn có màu xanh đậm.

Sự dư thừa Ca trong đất được phát sinh ở điều kiện
không bình thường, có thể do bón phân hoặc cung cấp các
chất dinh dưỡng hòa tan không đúng qui trình.

Một số nghiên cứu về bón phân cho thanh long

Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (1999) bón phân với liều
lượng 500 g N – 500 g P
2
O
5
– 500 g K
2
O + 10 kg phân
Komix/gốc/vụ làm tăng năng suất.

Phun GA
3
nồng độ 30 ppm 7 ngày/lần bắt đầu sau khi đậu
trái 15 ngày có tác dụng nâng cao tỷ lệ trái ≥ 400g, khối
lượng trái và nâng cao năng suất một cách có ý nghĩa
(Nguyễn Như Hiến, 2000).

Bón phân KCl với lượng 800 g/trụ/vụ với có tác dụng
làm tăng hàm lượng TSS trái cao hơn so với không bón

(Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và Nguyễn Minh Châu, 2001).
2.4. Hiệu lực của phân canxi đối với năng suất và chất
lượng thanh long

Thanh long là cây trồng mới được quan tâm trong những
năm gần đây, vì vậy việc nghiên cứu hiệu lực của phân
bón có Ca đến năng suất và phẩm chất thanh long vẫn còn
ít.

Theo Lê Xuân Đính (2006), do cây thanh long ưa đất gần
trung tính nên vôi rất cần được bón cây thanh long để khử
chua đất và tăng cường nguyên tố Ca cho cây.

Liều bón có thể duy trì khoảng 300 kg vôi/ha mỗi năm,
sau đó cũng cần đo độ pH để điều chỉnh tăng giảm lượng
bón vôi (độ pH nên duy trì từ 6 đến 6,5 là tốt).

Phân bón Ca(NO
3
)
2
khi được phun ba lần với nồng độ Ca
là 380 ppm trên cây thanh long có tác dụng làm tăng độ
dày vỏ trái, tăng độ cứng thịt trái và làm tăng khả năng giữ
trái sau thu hoạch 8 ngày so với đối chứng trong điều kiện
nhiệt độ phòng 30
0
C (Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và Nguyễn
Minh Châu, 2001).


Theo Nguyễn Thị Phương Vinh (2011) bón phân Komix-
vôi xám 600 kg/ha đã làm vỏ thanh long dày và cứng hơn.
TNC Cal 9 và phân siêu canxi 20 S cho năng suất thương
phẩm cao nhất và chất lượng tốt.

Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv (2000), Ca rất cần
thiết cho sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, chất
lượng xoài; thiếu Ca (đặc biệt trong điều kiện thừa đạm và
kali) thường làm vỏ trái mềm, bị nứt, khó bảo quản và vận
chuyển.

Vùng trồng đậu phộng có đất chua nên bón vôi để cung
cấp Ca và giảm độ chua cho đất; khi tia quả hình thành và
tia quả bắt đầu cắm xuống đất cần với lượng bón 300 –
500 kg/ha thạch cao (CaSO
4
), đôlômit hay vôi bột để tăng
năng suất, tăng tỷ lệ nhân và hàm lượng dầu của đậu
phộng.

Nghiên cứu trên cây trồng khác

Ở cây táo, khi phun Ca(NO
3
)
2
trong giai đoạn phát triển
tế bào để cây tăng trưởng đã làm giảm Nitrogen và tăng Ca
ở cây khi thu hoạch, làm trái cứng hơn khi thu hoạch và
trong quá trình bảo quản.


Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi phun CaCl
2

Boron có hoạt tính bề mặt thích hợp cho cây dâu tây trong
5 ngày từ khi cánh hoa rụng và có trái, làm trái cứng và
tăng sức đề kháng với tình trạng thối rữa (David và
Philips, 2007).

Phun qua lá Ca
3
(PO
4
)
2
với liều lượng 120 g/8 lít nước/cây
vào các tuần thứ 11, 12 và 13 sau khi hoa nở có tác dụng
làm giảm tỷ lệ sượng phần thịt trái sầu riêng giống
Monthong (Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu, 2003).

Việc sử dụng các muối Ca có thể giúp cà chua chống
chịu được với bệnh thối cuống hoa. Việc sử dụng Ca cũng
làm kéo dài thời hạn sử dụng và chất lượng của trái cây
sau thu hoạch. Nhúng những trái cà chua chín vào 25 mM
CaCl
2
sau thời gian thu hoạch làm gia tăng hàm lượng Ca
trong vỏ và giảm tỷ lệ nứt trái.

Ca

2+
thấm vào trái đào đặt trong môi trường chân không
đã kéo dài thời gian chín của trái đào, vì vậy chúng có thể
được bảo quản trong thời gian dài trước khi đem ra bán.
Các muối Ca cũng được sử dụng trong bảo quản cà chua,
xoài và bơ.

Nguồn nguyên liệu chính để làm phân bón Ca là các vật
liệu chứa vôi như CaCO
3
, CaMg(CO
3
)
2
, và các vật liệu
khác dùng để trung hòa độ chua của đất.

Ca thường hiện diện như thành phần phụ của các loại
phân khác, đặc biệt là phân P. Super lân đơn (SSP) và
super lân kép (TSP) đều có chứa 18 – 21 và 12 – 14 % Ca.

Calcium carbonate trong đá vôi là dạng ứng dụng phổ
biến nhất của Ca đối với đất, có chức năng chính là làm
cho đất sét xốp hơn, tăng khả năng thoát nước và giảm độ
chua của đất.
2.5. Các nguồn phân canxi

Calcium clorua rắn hoặc trong dung dịch, các phân bón
lá chứa Ca có tác dụng nhanh, không làm tăng pH.


Hiện nay có nhiều loại phân chứa Ca được sản xuất. Các
loại phân chứa lượng Ca lớn là phân lân nung chảy Văn
Điển chứa 28 – 32 % Ca; phân NPK Văn Điển chứa 13 –
14 % CaO; phân supe lân chứa 22 – 23 % CaO; vôi và
thạch cao chứa 1 lượng Ca lớn; Komix – vôi xám chứa 64
% CaCO3.

Một số loại phân bón lá chứa Ca như caltrac, calmax,
calcium and amino acids, NaturCal (6% CaO); siêu calci
20 S (20 % CaO); calspray (3,5 % Ca); TNC Cal 9 (9 %
Ca); phân bón lá siêu canxi (17 % Ca); calcium –
sicogreens (24 % Ca).

Ngoài ra phân Ca còn có các dạng CaCl
2
(95 % CaCl
2
.
2H2O); calcium nitrate Bo (18 % Ca); Ca(NO
3
)
2
(19 %
Ca).
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận

Đối với dinh dưỡng cây trồng, nhìn chung Ca ít được
quan tâm hơn so với phân đạm, lân và kali nhưng Ca có
vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cây.


Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành trái, tăng độ chắc trái, kéo dài thời gian bảo quản,
và nâng cao phẩm chất trái.
3.2. Đề xuất

Xác định liều lượng canxi nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất. Đây là cơ sở để thực hiện đề tài sắp tới “Ảnh hưởng
của canxi và GA
3
lên năng suất và chất lượng thanh long”.

Xác định ảnh hưởng của từng dạng phân canxi đến năng
xuất và phẩm chất thanh long.

×