Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ảnh hưởng của rừng đến sản xuất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.38 KB, 4 trang )

Ảnh hưởng của rừng đến sản xuất nông nghiệp



Nguồn: diendan.camau.gov.vn
Rừng và nông nghiệp đều có những đặc điểm tương đối giống nhau như: đất
đai và nước là điều kiện sản xuất chủ yếu không thể thay thế.

Cây trồng, vật nuôi là cơ thể sống, là đối tượng sản xuất cơ bản.
Chu kỳ sản xuất của cây rừng và cây lâu năm của nông nghiệp (cây ăn quả, cây
công nghiệp dài ngày) rất dài.
Quá trình sản xuất chịu tác động trực tiếp của thời tiết, khí hậu, lượng mưa, bão lũ,
sâu rầy.

Sản phẩm của rừng và nông nghiệp đều phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của
con người và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Xuất phát từ những đặc điểm đó, ảnh hưởng của rừng đối với sản xuất nông
nghiệp là tất yếu. Dưới đây là những ảnh hưởng chủ yếu của rừng đối với sản xuất
nông nghiệp.

Rừng là yếu tố giữ nước, điều hòa nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ đất, cây
trồng vật nuôi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi đều
cần phải có nước. Ngày nay và cả sau này, dù qui trình sản xuất nông nghiệp có
thay đổi do ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,
nước vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ảnh hưởng của yếu tố này thể hiện rõ nét
nhất trong mùa mưa lũ. Rừng đầu nguồn, nếu được bảo vệ tốt sẽ trở thành những
lá chắn vững chắc ngăn dòng nước lũ đầu nguồn do các sông suối tạo nên, vừa giữ
nước cho cây lâm nghiệp, vừa làm giảm dòng chảy của mưa lũ đối với vùng đồng
bằng, giảm bớt thiệt hại do úng ngập ngây ra cho cây trồng nông nghiệp và môi
trường sống của đàn gia súc gia cầm. Thực tế trong những năm qua cho thấy,
những vùng, những địa phương làm tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, chăm sóc


tốt rừng tự nhiên và rừng trồng, thì tình trạng thiệt hại do mưa lũ, nhất là lũ quét ở
miền núi, vùng đất dốc giảm; đất nông nghiệp không bị xói mòn, sa mạc hóa, cây
trồng vật nuôi được bảo vệ. Ngược lại, những vùng những địa phương có nhiều
diện tích rừng đầu nguồn bị tàn phá, rừng trồng không bị được chăm sóc đúng kỹ
thuật, khả năng giữ nước và đìêu hòa nước bị hạn chế, dẫn đến đất nông nghiệp bị
xói mòn, thậm chí sa mạc hóa, cây trồng, vật nuôi luôn bị đe dọa bởi lũ lụt trong
mùa mưa và khô hạn trong mùa khô.

Rừng có vai trò chắn gió, chắn sóng ven biển, góp phần bảo vệ đất đai, cây trồng,
vật nuôi, hạn chế thiệt hại do bão, lũ, cát gây ra. Vai trò này được thể hiện rõ nét
rừng phòng hộ vùng ven biển, vừa bảo vệ làng xóm ven biển, vừa bảo vệ độ phì
nhiêu của đất đai, cây trồng vật nuôi, bảo vệ các công trình thủy lợi phục vụ nông
nghiệp. Để phát huy vai trò đó, những năm qua nhà nước đã quy hoạch, đầu tư xây
dựng và bảo vệ rừng phòng hộ chắn sóng ven biển để hạn chế sự tàn phá của bão
lũ, cát bay, vệ sinh biển vào mùa bão lũ, mùa hè.

Rừng có vai trò bảo vệ hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện khai thác, sử
dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Vai trò này được thể hiện rõ
nét ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau, như rừng tràm U Minh hạ, U Minh thượng,
rừng đước Năm Căn, rừng sác Cà Mau… (đứng thứ 2 thế giới về tầm quan trọng
và diện tích). Trong rừng ngập mặn, có nhiều loại cây trồng lâm nghiệp xen kẽ,
thảm thực vật quý hiếm, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái theo mô
hình nông lâm ngư kết hợp, tạo ra lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản, quy mô lớn tốc độ nhanh.

Rừng và đất rừng là yếu tố thiên nhiên thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
cơ cấu lao động nông nghiệp, phân bố lại dân cư giữa các vùng theo hướng hàng
hóa lớn. Nước ta có trên 12,4 triệu ha đất lâm nghiệp có rừng. Ngòai ra còn có 8,8
triệu ha đất chưa sử dụng, trong đó có một số diện tích đất có khả năng trồng rừng
và trồng cây nông nghiệp, chủ yếu là núi đá, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven

sông, ven biển chua phèn mặn… Mật độ dân số ở các vùng rừng, và đất chưa có
rừng thấp nên có điều kiện để xây dựng các vùng kinh tế mới, thu hút lao động dư
thừa ở vùng đồng bằng. Đây cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đất rào, cây ấy nhằm tăng nông sản hàng
hóa, tăng giá trị xuất khẩu trên một đơn vị diện tích đất. Tây Nguyên là vùng đất
đỏ bazan rộng lớn, rất thích hợp với các cây nông nghiệp lâu năm như cà phê,
cacao, cao su, chè và nuôi gia súc quy mô lớn. Vì vậy, trong 32 năm sau giải
phóng, Tây Nguyên đã trở thành địa bàn thu hút hàng triệu dân của hầu hết các
vùng trong nước đến khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới. Hàng loạt nông lâm
trường trang trại và hộ gia đình đã biến vùng đất lâm nghiệp Tây Nguyên, thành
các vùng sản xuất cà phê, cao su, chè, mía, nuôi bò đàn. Tương tự như vậy, vùng
đất rừng ngập mặn ven biển Cà Mau, trong những năm gần đây, cơ cấu sản xuất
trong khu vực nông lâm ngư nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch nhanh theo hướng
tăng tỷ trọng thủy sản lên từ 60,58% năm 1995 đến 84,41% năm 2005.

Rừng đóng góp quan trọng trong điều hòa không khí, tạo môi trường thuận lợi cho
cây trồng vật nuôi phát triển. Không chỉ thể hiện ở vùng rừng núi ven biển mà còn
phát huy tác dụng ở các vùng đồng bằng và đất lâm nghiệp. Hệ thống cây xanh
trồng ven đường giao thông nông thôn, ven bờ mương thủy lợi, ven bờ đê, bở
ruộng, ven các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm tập trung ở vùng đồng bằng
không có rừng tự nhiên không chỉ cung cấp nguồn gỗ và lâm sản khác cho nền
kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong điều hòa không khí, tạo môi trường
thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển và tăng trưởng. Chính vì lợi ích đó,
trong những năm qua, hiện nay sau này Nhà nước đã đang và sẽ tăng cường chỉ
đạo và hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cây giống để phát triển mạnh phong trào trồng cây
phân tán khắp các vùng, các địa phương, nhất là vùng đồng bằng để hỗ trợ cho sản
xuất nông nghiệp và điều hòa không khí.

Vai trò của rừng và đất rừng đối với sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng và
không thể thiếu. Quá khứ, hiện tại và tương lai của sản xuất nông nghiệp Việt

Nam phụ thuộc rất lớn vào quy mô và tốc độ trồng rừng, nuôi rừng và bảo vệ các
loại rừng, đất rừng và trồng cây phân tán của các vùng địa phương. Có thể khẳng
định rừng, đất rừng là tiền đề, là điều kiện không thể thiếu để ngành nông nghiệp
phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững, phù hợp với yêu cầu CNH-
HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

×