MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chúng ta đang sống trong một thế giới rộng lớn với nhiều mối liên hệ khác
nhau. Giống như một mạng lưới, càng có nhiều mối liên hệ thì nó càng bền vững.
Chúng ta cũng biết tất cả những mối liên hệ trong sự sống sẽ không tồn tại và
phát triển được nếu không đươc hỗ trợ bởi môi trường. Tuy nhiên, hiện nay môi
trường của chúng ta đang bị phá hoại, tình trạng ô nhiễm xảy ra làm phá vỡ dần các
mối liên kết .Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời
sống của người dân song mặt khác nó đang gây một sức ép rất lớn lên môi trường tự
nhiên. Để có được những kết quả về kinh tế trước mắt thì mỗi nước phát triển đều
phải trả một cái giá nào đó.
1
Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để phát triển, nhưng nếu chỉ
phát triển mà bỏ qua các vấn đề về môi trường thì sự không hoàn hảo của tăng
trưởng kinh tế sẽ bộc lộ. Vì thế tôi muốn làm rõ về vấn đề nghiên cứu “Phép biện
chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” – một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Hiện nay, ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng cũng đã dẫn đến hàng loạt vấn
đề: ô nhiễm môi trường tự nhiên, sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội …tìm hiểu
về vấn đề nêu trên, tôi muốn góp một phần sức nhỏ của mình vào việc tìm kiếm
con đường phát triển của nước ta trong những năm tới.
Để giải quyết vấn đề, bài tiểu luận gồm những nội dung sau:
1.Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến; sự ra đời, nội dung, ý nghĩa về phương
pháp luận.
2.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trong đó có hiện trạng
môi trường đang bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế trên thế giới, đăc
biệt là ở Việt Nam; hậu quả của ô nhiễm môi trường và đưa ra giải pháp giải quyết.
Rất mong được sự đóng góp của các bạn!
NỘI DUNG
1.Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến :
1.1 Sự ra đời của phép biện chứng:
Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời. Trải qua hàng nghìn năm
tồn tại và phát triển có phồn vinh và suy vong. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát
cổ đại, thể hiện trong “thuyết âm dương”, “thuyết Ngũ hành”, trong các hệ thống
triết học Hi Lạp cổ đại. Đến khoảng thế kỉ 17 nửa đầu thế kỉ 18, phương pháp siêu
hình thống trị trong tư duy triết học. Trong khoảng nửa sau thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19
là thời kì tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó là
2
phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là ông Hêgen, ông được coi là tiền đề
của phương pháp biện chứng duy vật sau này.
Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó,dựa trên cơ
sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học và thực tiễn lịch sử loài người,
Mác và Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biên chứng về
duy vật, về sau được Lênin phát triển. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ
một loạt những phạm trù, những nguyên lí, những quy luật được khái quát từ hiện
thực phù hợp với hiện thực. Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận
biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau trong phép biện chứng ấy. Chính vì
vậy nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác cổ đại và
những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái
quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của
thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học.
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành một hệ thống các nguyên lí, qui luật, phạm trù khoa học nhằm xác lập hệ
thống các nguyên tắc, phương pháp luận của nhận thức, thực tiễn. Trong đó, phép
biện chứng duy vật là hình thức biện chứng cao nhất.
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
1.2.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ
và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ
phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn
được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất. Nó cho rằng các
sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có
sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác
động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau,
là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các thuộc
3
tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ngoài ra những người
theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa
các sự vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan
điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như
thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một
thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa
các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan
điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của
sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà nó còc nêu rõ tính đa
dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự
tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có
mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai
trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ
bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó
không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên
trong mà phát huy. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng quan trọng, đôi khi còn
giữ vai trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu, có mối liên hệ
chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một
số lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp
mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu
trung gian. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ
tất yếu và mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có
mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động
và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên
hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình
tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính
tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho
4
nhau. Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem
xét hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản
ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới
dù có đa dạng như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng khác nhau
của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất. Xét dưới góc độ nhận thức lí luận,
nó là cơ sơ lí luận của quan điểm toàn diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương
pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi
để có nhận thức đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là : trong mối liên hệ
qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật
đó, hai là : trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác, kể cả
trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn thế nữa quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức đúng
sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con
người. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và
phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Nhưng quan điểm toàn diện không đồng
nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay
hiện tượng đó, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất của
sự vật hay hiện tượng đó. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt
động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật,
chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại
của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn
vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau. Bên
cạnh đó, quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhân thức về sự vật phải chú
ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và
phát triển. Phải xem xét sự vật, hiên tượng trong không gian, thời gian khác nhau và
đưa ra kết luận đúng đắn khi giải quyết mọi vấn đề thưc tiễn đặt ra.
5
2.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
2.1 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường:
“Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có được phát triển, nhưng
bản thân nó chỉ là một đại diện rất không hoàn hảo của tiến bộ xã hội”.
Điều rất dễ nhận thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế và hệ thống môi
trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh
tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường được thông qua một thực thể là con người là
một mối liên hệ biện chứng chặt chẽ, chúng tác động qua lại lẫn nhau
Thật vậy, môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ,hữu cơ của các hệ
sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài
người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật
tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải
thiện và phát triển đời sống con người. Vì thế giữa môi trường sinh thái và tăng
trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Môi trường sống được sinh ra và
tồn tại trong tự nhiên nên nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con
người. Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức
của con người, con người có thể làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Mặt khác,
tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con
người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người,
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người,
tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào con người.Từ đó ta có thể thấy môi trường sẽ
chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được
thông qua một thực thể đó là con người. Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh
tế hoạt động và tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài
nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Trong khi đó nguồn tài
nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, nếu khai thác một cách quá mức sẽ dẫn
đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Lúc đó
6
con người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra. Một sản phẩm do con
người tạo ra lại phá hủy cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con người
không thể sống mà không chịu sự tác động của môi trường. Ngược lại, nếu tăng
trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường thì không những nó cải thiện cả môi
trường mà nó còn làm làm cho đời sống của con người ngày càng được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế một cách mù quáng, đạt bằng được các mục tiêu kinh tế mà
bỏ qua mối liên quan về môi trường, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự
nhiên và khoa học kỹ thuật, khai thác nguồn tài nguyên quá mức sẽ huỷ hoại môi
trường sinh thái. Song, phát triển một nền kinh tế với phương châm công nghiệp
hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của
toàn thể xã hội thì sẽ đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.
2.2 Môi trường đang bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế:
2.2.1 Môi trường đang bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế trên thế
giới nói chung:
Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như hiện nay, trong số các tài
nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than
được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm; các nguồn tài nguyên sinh
vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện
nay trên trái đất không còn một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô
nhiễm môi trường tạo ra khủng hoảng sinh thái và cả khủng hoảng sinh tồn.
Đã có nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh,
tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song
đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường.
Trung Quốc – quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh
nặng cho môi trường…Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế
giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng
của Trung quốc lấy từ than đá). Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ
7
để nuôi súc vật và canh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc.
Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm
khoảng nửa triệu héc ta. 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc. Cục Lâm vụ
Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc
thành người tị nạn phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về
an toàn thực phẩm. Sông Dương Tử và Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan
trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước
cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150
triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước
sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng
mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng
xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng
lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc
phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản và 6 lần so với Hoa Kỳ.
Tại Nga, rất nhiều thành phố đã cho xây dựng những nhà máy sản xuất chất dẻo
formaldehyde. Tại Ryazan chẳng hạn, ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới đời
sống con người, các chủ trang trại gần khu vực nhà máy mới đây cũng đã phàn nàn
chuyện gia cầm bị biến dạng…
Còn nhiều ví dụ thực tế trên thế giới thể hiện tình trạng ô nhiễm môi trường
hiện nay, đó là minh chứng xác đáng nhất chứng minh những mặt trái của tăng
trưởng kinh tế.
2.2.2 Môi trường đang bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi
trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi. Theo
đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành
cho Việt Nam rằng chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà
8
bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, Sự
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đang hủy hoại mộ trường.
Môi trường sinh thái ở Việt Nam đang bị hủy hoại trên nhiều lĩnh vực do các
chính sách phát triển kinh tế.
Năm 1986, nước ta bước vào công cuộc đổi mới, trong lĩnh vực kinh tế, Việt
Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong gần hai thập kỉ thực hiện chủ
trương và đường lối đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.
Cùng với sự phát triển của kinh tế là sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa,
một mặt là động lực thúc đẩy, nâng cao chất lương cuộc sống nhưng mặt khác nó đã
bộc lộ những mặt trái… Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương
nhiên kéo theo đô thị hoá. Điều đó đẫn đến tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường .
Thật vậy, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân
khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ
23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có
thể tăng lên gấp 2,4 lần so với năm 2007.
Ước tính năm 2009, nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và doanh nghiêp tư
nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Nhưng cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh
đó, trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính có khoảng 49.000 tấn/ngày, trong
đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000 tấn/ngày. Không có đủ kho chứa
đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí.
Khí thải công nghiệp cũng là vấn đề cần bàn tới. Ô nhiễm môi trường không khí
chủ yếu do các nghành nhiệt điện, công nghiệp hóa chất gây nên. Ví dụ nhà máy
điện Phả lại, nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo đều vượt quá tiêu chuẩn cho
9
phép từ 1 đến 6 lần. Điều này đã gây tác động xấu tới mùa màng và sức khỏe nhân
dân xung quanh khu vực nhà máy….
Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì nhu
cầu khai thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động
sản xuất ngày càng gia tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát
triển và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức
tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, mất cân bằng
sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Nạn khai thác gỗ trái phép gây ra sự
suy giảm nghiêm trọng của độ che phủ rừng. Năm 1945 độ che phủ nước ta đạt 43%
nhưng đến năm 2000, độ che phủ rừng chỉ còn 29,8% và đang ngày càng thu hẹp…
Mặt khác, nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và
cho đến nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên,
nông sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và hàng hóa nông lâm,
thủy hải sản chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nước ta đang
trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho Việt Nam
đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường quốc tế. Tuy nhiên đi
đôi với sự gia tăng này của các hoạt động sản xuất là nguy cơ hủy hoại môi trường
ngày càng lớn. Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái
tạo được có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta trong tương lai.
Các ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để thâm
canh, gia tăng sản lượng dẫn đến việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên do khai thác,
trồng trọt, chăn nuôi không hợp lí. Để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả…người
nông dân phun các loại chất kích thích, thuốc trừ sâu… nhưng họ không ý thức
được hậu quả sau này. Đó là các loại hóa chất đó sẽ gây nguy hiểm cho người sử
dụng các loại rau, củ, quả đó. Các hoạt động kinh tế ớ các nông trại nếu không quan
tâm đến môi trường cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ gây ô nhiễm môi trường. Thực
phẩm bị thối rữa, chất thải nông nghiệp như lá cây, rơm rạ, xác gia súc, thức ăn gia
10
súc thừa …chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu được thải ra cùng
với bao bì đựng hoá chất đó không xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự phát triển du lịch cũng tạo nên mối đe dọa tới các hệ sinh thái như phá
những khu rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất nơi cư trú của các
loại sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản phẩm
phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú rừng, tắc kè, đồi mồi, san hô…
Còn nhiều vấn đề ô nhiễm do tăng trưởng kinh tế gây ra như việc nhập khẩu
các thiết bị lạc hậu từ nước ngoài hay tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất, ô nhiễm môi
trường do hoạt động khai thác dầu hay do sự gia tăng mức tiêu thụ… mà trong
phạm vi bài tiểu luận triết học của mình tôi không thể trình bày hết được, trên đây là
những vấn đề mà theo tôi là cấp thiết và cần có hướng giải quyết kip thời.
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường:
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm khác về
môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm sức khỏe và gây
ra các bệnh tật liên quan. Theo tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng hơn 2
triệu người chết vì các căn bệnh liên quan đến môi trường. Ngày 5/12/1952 tại
Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “ làn khói giết người”. Người ta đo được
hàm lượng khí Sunfua trong không khí đã cao tới 3,8mg/m
3
- gấp 6 lần so với
bình thường. Nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m
3
cao gấp 10 lần so với thường
ngày. Dân trong thành phố đều cảm thấy khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng
4,5 ngày đã có hơn 4000 người chết, hai tháng sau có thêm 8000 người chết.
Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại những hậu
quá lâu dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự bùng nổ làng ung thư ở
Thạch Sơn – Phú Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở
Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là ở Thuỷ Nguyên - Hải phòng.
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm
năng suất lao động. Mặt khác, sự suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm
11
giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất như sự tổn thất trong nghề
cá(do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do đất bị xói mòn… Mặt khác,
chi phí dành cho y tế và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường không
ngừng tăng. Ở Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường năm 1955 là
132 triệu USD, đến năm 1970 là 13 tỷ USD(tăng 174 lần).Ước tính thiệt hại kinh
tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở Tây Âu bằng 6% tổng thu nhập quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trở lại môi trường tự nhiên. Sự ô
nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống. Sự ô
nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các hiện tượng
chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit,sa mạc hoá v.v đó
chính là những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra cho toàn nhân loại. Một sự biến
đổi nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô nhiễm môi trường chính la sự biến
đổi khí hậu trên trái đất. Có thể coi sự biến đổi của khí hậu trên trái đất là hậu
quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây nên.
2.4 Giải pháp giải quyết vấn đề:
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm ảnh
hưởng đến khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên của thế hệ tương lai là một yêu
cầu bức thiết của phát triển bền vững. Để thực hiện phát triển bền vững, cần phải:
Một là, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới về phát
triển kinh tế trong việc ngăn cản sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh
thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư duy: một nền kinh tế hài hòa với môi
trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế là vấn đề trọng
tâm cần làm trước còn việc bảo vệ môi trường thì sẽ thực hiện sau và có thừa tiền
để khắc phục ô nhiễm môi trường…Xã hội hoá giáo dục môi trường cần được thực
hiện và triển khai nhanh chóng đối với các chủ thể kinh tế và người dân.
12
Hai là, việc đưa các vấn đề môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát
triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một giải
pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường; cần sớm đưa bảo vệ môi
trường thành chính sách kinh tế điều tiết hoạt động phát triển kinh tế. Đó vừa là
mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Do vậy, bên cạnh
việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân cần có sự kết hợp việc khai thác
tiềm năng với việc bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Ba là, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái
thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu cầu
sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên, hệ
thống tái tạo trong tăng trưởng kinh tế. Cần nắm vững quy luật của sự phát triển đều
có giới hạn trong mỗi hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền
vững. Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường bằng cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ,
thực hiện công nghệ “xanh và sạch”… trong hoạt động kinh tế.
Bốn là, áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: đánh thuế các sản
phẩm có thể gây ô nhiễm môi trường, phạt các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi
trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, kiên
quyết xử lý các vi phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi
trường ban hành; Khuyến khích các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường.
Kết luận
Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sự sống rộng lớn, một thế giới tồn tại
khách quan với nhiều mối liên hệ. Nhưng tất cả những mối liên kết ấy sẽ không tồn
tại và phát triển được nếu không được sự hỗ trợ của môi trường. Với tốc độ phá
hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần suy
thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng
13
kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân nhưng mặt
khác nó đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên.
Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh tế trong
giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là sự mất đi sự bền vững của các nguồn
tài nguyên về lâu dài. Một thập kỉ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến sự
gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là gia tăng mức tiêu thụ,
phân hóa giàu nghèo…mạng lưới đang dần mất đi sức mạnh của nó.
Phát triển kinh tế mù quáng sẽ huỷ hoại môi trường. Song, phát triển một nền
kinh tế với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, có sự
kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thể xã hội thì việc bảo vệ môi trường sẽ
được đảm bảo. Đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường chính
là thực hiện sự phát triển bền vững về tăng trưởng kinh tế và về bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo
G.s Lê Quý An, Du lịch và môi trường, tạp chí du lịch số 12, 1999.
Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học về môi trường chuyên ngành mỏ, luyện kim,
hóa chất, tạp chí Công nghiệp, số 19, 1999.
14
Th.s Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Đặng Thị Thu Hoài, Hội nhập kinh tế thế giới với
bảo vệ môi trường ở Việt Nam, tạp chí chuyên đề môi trường kinh tế.
Nhiều tác giả, Môi trường, quá khứ,tương lai, tạp chí Khoa học công nghệ và
môi trường, số 7, 2002.
T.s Danh Sơn, Các lợi ích về bảo vệ môi trường ở nước ta, tạp chí Bảo vệ môi
trường, số 2, năm 2001.
Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng phát triển thế giới về Môi
trường và Phát triển (WCED) của LHQ, năm 1992.
Ngân hàng thế giới, Phát triển và Môi trường, Báo cáo phát triển thế giới năm
1992, Hà Nội, 1993.
PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nxb
CTQG, H, 2006.
Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 39, ngày 29-9-2007.
Khoa học và đời sống, số 20, ngày 31/3/2003) Tạp chí ban tuyên giáo.
Minh Nguyễn (theo pradva, BBC), báo An ninh thế giới, Vấn đề ô nhiễm môi
trường ở Nga, 20/4/2010.
Giáo trình Triết học Mác – LêNin, Bộ giáo dục và đào tạo, 2003.
15