I. Tên chuyên đề
MỘT VÀI BIỆN PHÁP DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH TRONG HỌC TẬP
MÔN HOÁ HỌC
II. Sự cần thiết phải thực hiện chuyên đề
Dạy-học tích cực trong bộ môn hoá học cũng như
các bộ môn khác trên cơ sở lấy học sinh làm trung
tâm là quá trình dạy học tích cực; với mục tiêu đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, theo kịp
các nước có nền giáo dục tiến bộ trên thế giới đồng
thời đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực trong cơ
chế thị trường và lợi ích quốc gia.
Dạy học tích cực bộ môn Hoá học có những đặc
điểm chung và có đặc thù của bộ môn Hoá học.
1. Tổ chức các hoạt động nhận thức giúp phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
trong giờ học tập Hoá học.
2. Chú ý đến phương pháp nhận thức tích cực của
học sinh, hình thành kĩ năng học tập Hoá học tích
cực, bồi dưỡng kĩ năng tự học để các học sinh đều
được tham gia hoạt động tìm tòi phát hiện kiến
thức và lĩnh hội kiến thức.
3. Tạo điều kiện để các học sinh đều được vận dụng
kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn có
liên quan đến hoá học, thông qua giải các dạng bài
tập đã được quy định trong chuẩn kiến thức và kĩ
năng thực hành
4. Thực hiện cho các em tự kiểm tra đánh giá bản
thân, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau đồng thời kết
hợp với đánh giá của giáo viên, từ đó rút ra kiến thức
đúng để các em cùng nhau lĩnh hội
5. Học sinh có kiến thức cơ bản của hóa học nhằm
bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn
Do vậy, để đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học
trong điều kiện hiện nay tôi xây dựng chuyên đề,
“Một vài biện pháp dạy học phát huy tính tích
cực của học sinh trong học tập môn hóa học”
nhằm giúp các em học tập như: các em tự tham
gia làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của thầy
cô; học trên bạn bè làm tiết học nhẹ nhàng, dễ
dàng tiếp thu kiến thức tạo điều kiện bài học gần
gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh ham thích
học để môn Hóa học không còn mang tính đặc
thù khó hiểu.
III. Nội dung thực hiện
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 8 và 9
học môn Hóa học các em thường gặp rất nhiều
những khó khăn buộc các em phải nhớ những
ký hiệu hóa học, công thức hóa học, hóa trị của
các nguyên tố, PTHH các công thức Toán, Lý
vận dụng vào giải bài tập, nhiều em cảm thấy rất
khó khăn và không tự tin hứng thú học tập. Đây
thực sự là nỗi trăn trở của những người đứng
lớp
Để giảng dạy cho học sinh tiếp thu dễ dàng và
hứng thú đối với môn Hóa học trước hết chúng ta
phải biết được những ưu và nhược điểm của mỗi
phương pháp dạy học, để vận dụng một cách phù
hợp như luôn quan tâm đến phương pháp phát huy
tính tích cực học tập của học sinh bằng những việc
làm cụ thể; như ông cha ta ngày xưa có câu:
“Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một làm”
Do vậy việc giáo dục phát huy tính tích cực học tập
của học sinh là phương pháp dạy học mà bản thân
tôi luôn vận dụng vào trong các tiết học, tiết thực
hành; nhằm nâng cao kết quả học tập của môn hóa
học ngày một cao hơn. .
Để đạt được những kết quả đó, bản thân tôi đã vận
dụng phương tiện dạy học sẵn có như: dụng cụ thí
nghiệm chứng minh, thí nghiệm thực hành ở phòng
thí nghiệm, tranh ảnh trực quan, bài giảng điện tử,
bảng phụ .v.v… Được thực hiện qua các hoạt động
của thầy và trò như sau:
1. Hoạt động dạy tích cực của GV
Dạy hoá học không phải chỉ quá trình dạy
truyền thụ kiến thức với hình thức thông báo, thông
tin với những lời nói suông thiết giảng cho HS mà
chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều chỉnh
các hoạt động nhận thức tích cực của HS để đạt
được các mục tiêu cụ thể của từng chương, từng
phần, từng bài hoá học cụ thể.
Hoạt động của giáo viên là
- Thiết kế kế hoạch bài học (giáo án ) bao gồm các
hoạt động của HS theo những mục tiêu cụ thể của
mỗi bài học mà HS cần đạt được.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động
theo cá nhân hoặc theo nhóm như: Nêu vấn đề cần
tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện tri
thức và hình thành kĩ năng về hoá học.v.v…
- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh
chính xác hoá các khái niệm hoá học, các kết luận về
các hiện tượng, bản chất hoá thông qua các hoạt
động học ở trên lớp.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương
tiện trực quan hiện có bằng giáo án điện tử, thực
hành thí nghiệm hoá học, mô hình mẫu vật như là
nguồn để học sinh khai thác, tìm kiếm, phát hiện
những kiến thức kĩ năng về hoá học.
- Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kĩ năng
học tập tích cực, vận dụng sáng tạo nhiều hơn
những tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề
có liên quan tới hoá học trong đời sống sản xuất.
- Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức mọi hoạt động
của học sinh hướng dẫn giúp các em thảo luận làm
thí nghiệm, hay tìm hiểu kiến thức mới hoặc giải một
số bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
-
Vì môn hóa học nhiều bài nó gắn liền với đời sống
của chúng ta, giáo viên thường liên hệ thực tế bên
ngoài vào bài học giúp các em dễ tiếp thu và không
bị nhàm chán trong giờ học.
Ví dụ: Khi dạy đến phần sự cháy nổ của khí mêtan
tôi đưa tranh ảnh sự cháy nổ xảy ra ở hầm lò, qua
đó các em thấy được nguy hiểm của chất dễ cháy
nổ trong đời sống và biết cách phòng tránh những
nguy hiểm đó.
Ví dụ:
- Dạy bài Prôtein đến phần tính chất ở mục sự
đông tụ Prôtein tôi liên hệ thực tế đến công việc
làm đậu khuôn
- Phần sản xuất rượu êtylic tôi đưa hình ảnh qui
trình sản xuất rượu êtylic v.v
Giúp các em dễ hiểu dễ nhớ và nhớ lâu.
2. Hoạt động học tập tích cực của học sinh
- Học hoá học không chỉ là quá trình nghe thầy
cô truyền đạt kiến thức bằng lý thuyết, tiếp nhận một
cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là
quá trình học sinh tự nghiên cứu, qua sự giúp đỡ
hướng dẫn của giáo viên mà tự nhận thức, tự khám
phá tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động,
tích cực, qua quá trình tự phát hiện và giải quyết các
vấn đề dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên.
Học sinh tiến hành các hoạt động sau:
- Trong các bài học có những thí nghiệm chứng
minh, qua sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên, các
em tự làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét
rút ra kết quả thí nghiệm và viết phương trình phản
ứng.
Ví dụ: GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
chứng minh trong giờ học, tìm hiểu kiến thức mới
- Sau khi làm thí nghiệm cho học sinh nhận xét hiện
tượng và viết phường trình phản ứng trên bảng
- Học sinh tự phát hiện các vấn đề hoặc nắm bắt vấn
đề do giáo viên nêu ra
- Hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để
tim tòi, giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Các hoạt động có thể là:
+ Dự đoán hiện tượng tính chất hoá học
+ Làm thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng giải
thích và rút ra kết luận
+ Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân hoặc nhóm lên,
tập thể lớp nhận xét – kết luận
+ Phán đoán suy luận
+ Trả lời câu hỏi
+ Giải bài toán hoá học
+ Tham gia làm việc hợp tác theo nhóm
+ Nêu câu hỏi những vướn mắc mà trong quá trình
học tập hoặc làm thi nghiệm của các em nếu gặp trở
ngại không thành công, tìm ra nguyên nhân và khắc
phục không thành công đó.
Rút ra kết luận nhận xét về hiện tượng, tính chất ứng
dụng, điều chế, và bảo vệ môi trường sống của
chúng ta
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã biết để giải thích một
số hiện tượng hoá học xảy ra trong đời sống và sản
xuất
- Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của nhóm này với
nhóm khác cùng nhau rút ra kết quả chung để tiếp
thu kiến thức một cách hoàn chỉnh làm các em dễ
hiểu dễ nhớ và nhớ lâu hơn
- Tự học thông qua việc tham khảo thông tin từ sách
giáo khoa, các tài liệu tham khảo, các phượng tiện
thông tin đại chúng thực tiễn đời sống
- Chú ý rèn cách học tập chủ động sáng tạo.
3. Các hình thức tổ chức dạy học tích cực
- Các hình thức tổ chức dạy học cần tạo ra một môi
trường đảm bảo được mối liên hệ tương tác giữa các
hoạt động giáo viên, hoạt động của học sinh và môi
trường an toàn để học sinh tiến hành các hoạt động
học tập có hiệu quả, chất lượng.
- Học tập trên lớp:
+ Học tập cá nhân;
+ Học tập hợp tác theo nhóm ( nhóm 2, nhóm 4);
- Học tập ở nhà, trong thư viện, trên mạng,…
4. sử dụng thiết bị dạy học Hoá học theo hướng
tích cực
- Giáo viên phải chuẩn bị dụng cụ và hóa chất đảm
bảo chính xác; không được sai sót những thí nghiệm
biểu diễn.Vì đây là chỗ tin cậy của các em tiếp thu
kiến thức nếu thí nghiệm không thành công thì việc
truyền thụ kiến thức cũng không đạt hiệu quả.
- Tích cực sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các đồ
dùng dạy học Hoá học tối thiểu: tranh ảnh, dụng cụ,
hoá chất.v.v…
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin góp phần
tích cực hoá hoạt động của học sinh.
- Thực hiện sử dụng thiết bị dạy học theo định
hướng tích cực: thiết bị dạy học được sử dụng
như là phương tiện hỗ trợ nguồn kiến thức để HS
tìm tòi, nghiên cứu rút ra kiến thức, kiểm tra, vận
dụng kiến thức và kĩ năng giúp HS hiểu sâu, nhớ
lâu kiến thức đã học.
- Không sử dụng thiết bị một cách hình thức, hời
hợt thiếu hiệu quả như: Chỉ xem lướt qua, chỉ nhìn
mà không có yêu cầu học sinh thu thập thông tin,
rút ra nhận xét hoặc kết luận cần thiết.
5.Một số định hướng phương pháp dạy học
Hóa học theo hướng tích cực được chú ý như:
a/ Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hoá học theo định
hướng chủ yếu là để học sinh tự làm thí nghiệm
theo hướng dẫn giáo viên ở bài học nhằm để
nghiên cứu, khai thác tìm tòi kiến thức hoá học. Hạn
chế sử dụng chúng để minh hoạ hình ảnh, kết quả
thí nghiệm mà không có tác dụng khắc sâu kiến
thức.
b/ Sử dụng câu hỏi và bài tập hoá học như là nguồn
để học sinh tích cực chủ động nhận thức kiến thức,
hình thành kĩ năng, vận dụng tích cực các kiến thức
và kĩ năng đã học.
c/ Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học
theo hướng giúp HS không tiếp thu kiến thức một
chiều, Thông qua các tình huống có vấn đề trong
học tập hoặc vấn đề thực tiễn giúp HS phát triển tư
duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề
d/ Sử dụng sách giáo khoa Hoá học như là nguồn
tư liệu để học sinh tự đọc tự nghiên cứu, tích cực
nhận thức, thu thập thông tin và xử lí thông tin có
hiệu quả.
e/ Tự học với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập
Hoá học theo hướng giúp HS cùng nghiên cứu để
giải quyết một số vấn đề trong học tập hoá học và
một số vấn đề thực tiển đơn giản có liên quan đến
hoá học; Đồng thời tạo cho HS tính dạn dĩ hơn, giúp
cả 4 đối tượng học tập đều đươc tham gia hoạt
động.
g/ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để
đổi mới phương pháp dạy học
h/ Áp dụng đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học
theo hướng sử dụng hệ thống bài tập đa dạng: bài
tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm, TNKQ và tự
luận giúp HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, kết
hợp đánh giá của GV và đánh giá của HS trong quá
trình dạy học Hoá học.
6.Giảng dạy hóa học lồng ghép bảo vệ môi trường
Hóa học có liên quan nhiều đến cuộc sống của
chúng ta việc thải chất thải các nhà máy, khói bụi và
các rác thải người dân ngày càng nhiều, học sinh là
lớp kế thừa sự nghiệp đó và cũng là người tiếp nhận
những kết quả đó, giáo dục các em hiểu được điều
đó mà thực hiện tốt bảo vệ môi trường: tạo cho môi
trường xanh - sạch - đẹp.(thể hiện qua hình ảnh cụ
thể sau).